Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY
DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY
DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PSG.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển
đến khả năng sinh lời của các công ty nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên TTCK
Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010-2018” là công trình nghiên cứu do tôi
thực hiện. Các số liệu phân tích và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực,
đáng tin cậy và được công bố rộng rãi trên các Website
Tác giả

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................v
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................v
TÓM TẮT........................................................................................................... vi
ABSTRACT ...................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu: .....................................................................................1
1.2 Ý nghĩa của đề tài: .........................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................2
1.5 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: ...........................................................3
Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................3
Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3
1.6 Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................3
1.7 Dữ liệu nghiên cứu: .......................................................................................3
1.8 Bố cục của bài nghiên cứu:............................................................................3
PHẦN KẾT CHƯƠNG 1 .....................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN .............................................................................................5
2.1 Tổng quan lý thuyết, các biện pháp quản trị vốn luân chuyển: .....................5
2.1.1 Tổng quan lý thuyết vốn luân chuyển: .......................................................5
2.1.2 Các giải pháp quản trị vốn luân chuyển: ....................................................8
2.1.3 Lý thuyết về khả năng sinh lời: ................................................................10
2.2 Các mô hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan: ..............11
2.3 Vài nét về nguồn gốc và sự phát triển ngành dược: ....................................24
2.4 Đặc thù ngành dược phẩm tại Việt Nam: ....................................................25
2.5 Vài chỉ tiêu tài chính của ngành Dược: .......................................................26
PHẦN KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................29
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................30


iii
3.1 Dữ liệu và mô hình nghiên cứu: ..................................................................30
3.1.1

Phương pháp thu thập dữ liệu: ..............................................................30

3.1.2


Phương pháp xử lý dữ liệu:...................................................................30

3.1.3

Cơ sở lựa chọn mô hình: .......................................................................30

3.1.4

Mô hình nghiên cứu: .............................................................................31

3.2 Mô tả các biến và giả thuyết trong mô hình nghiên cứu: ............................32
3.2.1

Biến phụ thuộc: .....................................................................................32

3.2.2

Biến độc lập: .........................................................................................32

3.2.3

Biến kiểm soát: .....................................................................................35

3.2.4

Kỳ vọng về tác động của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời: ......37

3.3 Các bước phân tích định lượng: ..................................................................37
PHẦN KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................40

4.1 Tổng quan ngành dược phẩm : ....................................................................40
4.2 Kết quả nghiên cứu: .....................................................................................40
4.2.1 Thống kê mô tả: .........................................................................................40
4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến: ........................................................45
4.2.3 Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu: ......................................47
4.3 Kiểm định hồi quy: ......................................................................................53
4.3.1 Kiểm định phương sai thay đổi: ...............................................................53
4.3.2 Kiểm định tự tương quan: ..........................................................................53
PHẦN KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................59
5.1 Kết luận chung: ............................................................................................59
5.2 Đề xuất khuyến nghị: ...................................................................................59
5.2.1 Quản trị khoản phải thu: ...........................................................................60
5.2.2 Quản trị hàng hóa lưu kho: ........................................................................61
5.2.3 Quản trị khoản phải trả .............................................................................61
5.3 Hạn chế của đề tài:.......................................................................................62


iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1: Kỳ vọng về tác động của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời ..........37
Bảng 4. 1: Bảng thống kê mô tả các biến được sử dụng ...........................................41
Bảng 4. 2: Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu ........................................45
Bảng 4. 3 Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Pooled OLS ......................48

Bảng 4. 4 :Kết quả hồi quy các mô hình theo mô hình FEM ...................................50
Bảng 4. 5: So sánh mô hình Pooled OLS và mô hình FEM .....................................52
Bảng 4. 6: Kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình tác động cố định FEM ..53
Bảng 4. 7: Kiểm định tự tương quan .........................................................................53
Bảng 4. 8: Kết quả mô hình GLS khắc phục phương sai thay đổi và .......................54
Bảng 4. 9: Bảng tổng hợp kết quả các biến độc lập và biến kiểm soát .....................57

DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền và hoạt động kinh doanh ..........8
Hình 2. 2 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ hàng, chi phí mua
hàng, tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho ....................................................9
Hình 2. 3: Tỷ suất lợi nhuận gộp của một số doanh nghiệp dược ............................27
Hình 2. 4: Giá vốn hàng bán trên doanh thu một số doanh nghiệp dược phẩm........28
Hình 2. 5: Vòng quay hàng tồn kho của một số doanh nghiệp dược ........................29
Hình 3. 1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm .....................................................36
Hình 4. 1: Thống kê mô tả các biến độc lập .............................................................42
Hình 4. 2: Thống kê mô tả các biến kiểm soát ..........................................................44


vi

TÓM TẮT
Quản trị vốn luân chuyển chiếm vị trí hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. Các nhà quản trị tài chính
luôn tìm kiếm những phương pháp phù hợp về cách sử dụng các thành phần vốn luân
chuyển giúp tăng thêm khả năng sinh lời. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh
giá tác động của các thành phần vốn luân chuyển đến các chỉ số khả năng sinh lời của
các công ty dược phẩm ở Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng nguồn dữ liệu từ báo cáo
tài chính của hai mươi công ty dược phẩm được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Nghiên cứu được phân tích dựa trên

các mô hình hồi quy đa biến theo các phương pháp Pooled OLS, FEM và GLS. Các
biến đưa vào nghiên cứu trong mô hình bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động gộp
(GOP) là biến phụ thuộc để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền
bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ trả tiền bình quân (AP) và
chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) là biến độc lập đo lường quản trị hiệu quả vốn
luân chuyển. Ngoài ra, mô hình còn sử dụng các biến kiểm soát là tỷ số thanh toán
hiện hành (CR), tỷ số nợ (DEBT), quy mô công ty (SIZE) và tốc độ tăng trưởng GDP
hằng năm. Kết quả các thành phần của vốn luân chuyển bằng phương pháp hồi quy
GLS tồn tại mối tương quan âm với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bài nghiên
cứu này đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn
luân chuyển đến khả năng sinh lời, để từ đó các nhà quản trị có thể đưa ra một số đề
xuất để tăng cường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển, giúp công ty thuộc nhóm ngành
dược phẩm cải thiện khả năng sinh lời.

Từ khóa: vốn luân chuyển, chu kỳ luân chuyển tiền mặt, lợi nhuận, chu kỳ
hàng tồn kho, chu kỳ khoản phải thu, chu kỳ khoản phải trả, ngành dược phẩm.


vii

ABSTRACT
Management of working capital has an leading position in improving the
efficiency and profitability of the company. Financial managers are always looking
for appropriate methods on how to use working capital components to increase
profitability. The purpose of the article is to assess the impact of working capital
components on profitability of pharmaceutical companies in Vietnam. The study used
financial data of twenty pharmaceutical companies listed on the Vietnamese stock
market over the period from 2010 to 2018. The article uses multivariate regression
model according to: Pooled OLS, FEM and GLS. The Gross operating profit (GOP)
is a dependent variable to measure the coporate profitability. The number of days

accounts receivable (AR), number of days inventories (INV), number of days
accounts payable (AP) and cash conversion cycle (CCC) are independent variables
to measure governance efficiency working capital. In addition, the model uses control
variables as the current ratio (CR), debt ratio (DEBT), firm size (SIZE) and annual
GDP growth rate. The results of components of working capital by GLS regression
are negative correlated with profitability. This article is an empirical evidence on the
impact of working capital management on profitability, so that managers can have
solutions to improve management efficiency of working capital, helping
pharmaceutical companies to increase profitability.

Keywords: Working capital, cash conversion cycle, profitability, Inventories
turnover, accounts receivable, accounts payable, pharmaceutical.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1

Bối cảnh nghiên cứu:
Hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải đối mặt với những thách

thức trong quản lý, buộc các doanh nghiệp phải tìm cho mình những hướng đi mới.
Trong quá trình đối phó với những thách thức này, việc kiểm soát tài chính trong
doanh nghiệp nói chung và quản trị vốn luân chuyển nói riêng là yếu tố quan trọng
trong quyết định tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị vốn luân chuyển chiếm vị trí hàng đầu trong việc kiểm soát tài chính
và được nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau. Quản trị vốn luân chuyển là kiểm
soát tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Chẳng hạn như một công ty tập trung chủ yếu
nguồn vốn vào tài sản cố định mà không quan tâm đến nhu cầu vốn ngắn hạn thì có

thể gặp phải tình trạng ngưng trệ trong sản xuất hoặc mất khả năng thanh toán trong
ngắn hạn. Do đó, việc cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là cực kỳ quan
trọng nhằm duy trì tốt chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, tận dụng hết nguồn vốn
sẵn có và giảm thiểu chi phí.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu chuyển có vai trò đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, nếu vốn luân chuyển
không được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ làm ngưng trệ trong kinh doanh ảnh hưởng
trực tiếp đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Horne và Wachowicz,
2004).
Xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp, tiếp tục duy trì tính
thanh khoản của công ty. Do đó, cần có các biện pháp để quản trị vốn luân chuyển
hiệu quả nhằm cân bằng hai mục tiêu này.
Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề nêu trên, qua quá trình tìm hiểu các
công ty trên TTCK thì ngành dược phẩm là yếu tố hàng đầu đối với cuộc sống của
chúng ta, nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và là sản phẩm cần
thiết đối với người dân nên thị trường này không có nhiều biến động luôn ổn định.
Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, công nghệ và xã hội nhưng
ngành dược phẩm luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và là ngành đang trong


2
giai đoạn phát triển, cổ phiếu của những công ty thuộc nhóm ngành này luôn được
xem là có khả năng phát triển và thu hút sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Bằng
nghiên cứu “Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của các
công ty ngành dược phẩm trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 20102018” giúp giải thích rõ hơn vai trò của quản trị vốn luân chuyển, đồng thời thấy
dược mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển với khả năng sinh lời của các công
ty thuộc nhóm ngành dược phẩm ở Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp có góc nhìn
toàn diện hơn về quản trị vốn luân chuyển và đề ra các chính sách quản lý hiệu quả
cho đầu tư và tài trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp mình.
1.2


Ý nghĩa của đề tài:
Thứ nhất, vốn luân chuyển đã tác động như thế nào đến khả năng sinh lời của

doanh nghiệp, để các nhà quản trị xem xét, cân nhắc kỹ hơn khi đưa ra các phương
án về kiểm soát dòng tiền, giúp công ty sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn ngắn
hạn, nâng cao khả năng sinh lời.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu
tư để đưa các quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm
ngành dược phẩm hay không.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời

của các công ty ngành dược phẩm được niêm yết trên hai sàn HNX và HOSE.
- Phân tích, kiểm chứng mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả
năng sinh lời của các công ty ngành dược phẩm được niêm yết sàn HOSE và HNX.
- Từ kết quả đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản trị vốn
luân chuyển và khả năng sinh lời cho các công ty ngành dược phẩm.
1.4

Câu hỏi nghiên cứu:
Căn cứ mục tiêu nghiên cứu, người viết đặt ra một số câu hỏi sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các thành phần của vốn luân chuyển đã tác động đến khả

năng sinh lời của các công ty nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên TTCK như thế
nào?



3
Thứ hai, đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao khả năng quản trị vốn luân
chuyển nhằm gia tăng khả năng sinh lời của các công ty dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam.
1.5

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu vốn luân chuyển tác động đến khả

năng sinh lời của các công ty thuộc nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu 20 công ty thuộc nhóm ngành dược
phẩm trong khoảng thời gian chín năm từ năm 2010 đến năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, công cụ sử dụng phân
tích là phần mềm phân tích thống kê Stata 12.0 với phương pháp phân tích hồi quy
dữ liệu bảng bằng mô hình bình phương bé nhất (Pooled Ordinary Least Square –
Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed effecttive model-FEM) và mô hình
bình phương bé nhất tổng quát (Generalized Least Square – GLS)
1.6

Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị vốn luân chuyển tác động đến khả năng

sinh lời của các công ty cổ phần dược phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán
HOSE và HNX.
1.7

Dữ liệu nghiên cứu:

Dữ liệu nghiên cứu dựa trên báo cáo tài chính của 20 công ty1 thuộc nhóm

ngành dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010
đến năm 2018.
1.8
-

1

Bố cục của bài nghiên cứu:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

: Phụ lục 1


4
-

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trên thế giới và

Việt Nam có liên quan
-

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

-


Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

PHẦN KẾT CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1: Giới thiệu nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu về “Tác động của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời” của các
công ty ngành dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam. Qua đó, thấy được ý nghĩa
của đề tài và làm nền tảng cho các chương tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1 Tổng quan lý thuyết, các biện pháp quản trị vốn luân chuyển:
2.1.1 Tổng quan lý thuyết vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển được sử dụng để đo lường khả năng thanh khoản, là toàn bộ
giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, là những tài sản tham gia vào chu kỳ kinh
doanh của công ty. Vốn luân chuyển với tên gọi khác là vốn luân chuyển ròng.
Vốn luân chuyển ròng = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
Tài sản ngắn hạn là tài sản có thể tạo ra tiền mặt trong khoảng thời gian một năm, bao
gồm các khoản: vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng
tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán trong vòng
một năm (Baveld, 2012), bao gồm các khoản: nợ phải trả cho nhà cung cấp, vay ngắn
hạn, ký quỹ, thuế và khoản phải trả cho người lao động.
Quản trị vốn luân chuyển rất quan trọng đối với một công ty, đặc biệt là các
công ty trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối. Đối với các công ty này,
vốn luân chuyển có giá trị chiếm hơn một nửa tổng giá trị tài sản của họ (Raheman

& Nasr, 2007). Quản trị vốn luân chuyển là quản trị dòng tiền vào và dòng tiền ra của
doanh nghiệp, đảm bảo công ty có đủ dòng tiền để quá trình hoạt động kinh doanh
được diễn ra liên tục trên cơ sở giảm thiểu rủi ro và có khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn. Do đó, khả năng của quản trị vốn luân chuyển tùy thuộc vào sự cân đối
giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Filbeck, Krueger &
Preece, 2007; Faulkender & Wang, 2006).
Để duy trì các hoạt động kinh doanh của mình, công ty cần phải có nguồn vốn
để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình. Khoản đầu tư thường tập trung vào lượng
hàng hóa lưu kho (kể cả nguyên liệu thô dùng cho quá trình sản xuất hoặc các sản
phầm hàng hóa dùng để bán), các khoản thu của khách hàng và khoản tiền mặt tối
thiểu để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động một cách bình thường, đó chính là tài sản
ngắn hạn và có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Các khoản đầu tư này được tài


6
trợ từ các khoản nợ ngắn hạn và khoản tín dụng nhận được từ nhà cung cấp (A.Preve
& Sarria-Allende, 2010).
Đối với những công ty có tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn tức là vốn luân
chuyển dương. Điều này nghĩa là công ty sẵn có một lượng tiền mặt nhiều hơn lượng
tiền mặt mà công ty cần để chi trả trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, việc thặng dư vốn
luân chuyển sẽ không đem lại kết quả cao vì tài sản ngắn hạn có khả năng sinh lời
thấp.
Đối với những công ty có tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, lúc này vốn
luân chuyển bị âm tức là công ty gặp trở ngại về khả năng thanh toán, không có đủ
vốn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn buộc công ty phải vay nợ hay bán tài
sản để trang trải các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán (A.Preve & SarriaAllende, 2010).
2.1.1.1 Kỳ thu tiền khoản phải thu (hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân):
Kỳ thu tiền khoản phải thu được tính từ khi sản phẩm hàng hóa của công ty
được bán cho đến khi thu được tiền của khách hàng. Khi công ty áp dụng biện pháp
thắt chặt tín dụng bằng cách thu hẹp kỳ thu tiền bình quân sẽ giúp công ty hạn chế rủi

ro, thu được tiền nhanh chóng, cải thiện được tính thanh khoản. Nhưng nếu công ty
thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng tức kéo dài kỳ thu tiền thì sẽ làm cho doanh
thu và khả năng sinh lời của công ty tăng, thu hút thêm lượng đông đảo khách hàng,
có thêm nhiều đơn hàng mới, giúp công ty tiếp tục giữ mối quan hệ lâu dài với khách
hàng. Bên cạnh đó, có khả năng xảy ra trường hợp không thu hồi được nợ, các khoản
nợ xấu tăng lên, công ty gặp phải khó khăn về dòng tiền và tính thanh khoản làm tăng
rủi ro trong kinh doanh. Theo Wort và Zumwalt (1985) cho rằng các chương trình
chiết khấu khi bán hàng sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán sớm cho dù công ty
sẵn sàng chấp nhận doanh thu thấp nhưng công ty sẽ thu được tiền mặt nhanh hơn,
cải thiện tình hình thanh toán và giảm khả năng không thu được nợ từ khách hàng khi
đến hạn thanh toán. Theo lý thuyết quản trị dòng tiền, kỳ thu tiền của khách hàng
càng ngắn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ tốt hơn (Churchill and
Mullins, 2001; Farris and Hutchison, 2002, 2003; Stewart, 1995)


7
2.1.1.2 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:
Là thời gian trung bình cần thiết để đưa nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm cuối cùng và bán cho người tiêu dùng (A.Preve &
Sarria-Allende, 2010). Hàng tồn kho là tài sản mà công ty dự trữ để cung cấp kịp thời
cho khách hàng. Tuy nhiên, khi lượng hàng hóa tồn kho vẫn giữ ở mức cao sẽ giúp
doanh nghiệp tránh được ngưng trệ trong quá trình sản xuất, tránh những khoản lỗ
trong kinh doanh do thiếu hụt hàng hóa, chi phí vận chuyển giảm, giảm rủi ro và tránh
được sự biến động về giá nhưng sẽ phát sinh các chi phí như chi phí bảo quản, chi
phí lưu kho. Nếu hàng tồn kho giữ ở mức thấp sẽ giúp công ty giảm bớt chi phí quản
lý, giải phóng được lượng tiền mặt để có thể tái đầu tư nhằm gia tăng doanh thu. Mặc
dù giảm lượng hàng tồn kho có thể có lợi và cũng có hại, nhưng các tác giả nghiên
cứu trước cho rằng khi công ty lưu giữ ít hàng tồn kho thì sẽ cải thiện được tính thanh
khoản cũng như khả năng sinh lời của công ty (Capkun et al, 2009); (Chen et al,
2005); (Koumanakos, 2008); (Swamidass, 2007). Ngày nay, có nhiều biện pháp để

kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả, tính toán mức tồn kho hợp lý đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng (Milgrom and Roberts, 1988).
2.1.1.3 Kỳ thanh toán khoản phải trả (hay gọi là kỳ trả tiền bình quân):
Kỳ thanh toán khoản phải trả là thời gian tính từ khi công ty mua hàng hóa,
nguyên liệu, vật liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh cho cho đến khi công ty
thanh toán cho người bán. Kỳ trả tiền cho người bán càng dài, thời gian nắm giữ tiền
mặt lâu hơn sẽ cải thiện được tính thanh khoản (Stewart, 1995). Ngoài ra, nếu chu kỳ
thanh toán dài, nhà cung cấp sẽ bị thiếu tiền và ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa
(Raghavan and Mishra, 2011). Tuy nhiên, khi công ty được mở rộng chu kỳ thanh
toán, công ty sẽ không nhận được khoản chiết khấu thanh toán sớm vả sẽ ảnh hưởng
đến vị thế và uy tín của công ty (Fawcett et al., 2010). Theo Deloof (2003), GarciaTeruel và Martinez-Solano (2007) cho rằng kỳ phải trả người bán càng ngắn thì hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty cao hơn.
2.1.1.4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt:
Một chỉ tiêu dùng để đo lường khả năng quản trị vốn luân chuyển là chu kỳ
luân chuyển tiền mặt (cash conversion cycle – CCC) do (Richards & Laughlin, 1980)


8
đưa ra. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt gồm kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ luân chuyển
hàng tồn kho và kỳ thanh toán khoản phải trả
Chu kỳ luân
chuyển tiền mặt

=

Kỳ thu tiền khoản
+
phải thu

Kỳ luân chuyển

hàng tồn kho

-

Kỳ thanh toán
khoản phải trả

Các nhà quản lý sử dụng chu kỳ luân chuyển tiền mặt để đánh giá khả năng
quản trị vốn luân chuyển trong chu kỳ hoạt động kinh doanh của công ty. Chu kỳ luân
chuyển tiền mặt bắt đầu khi công ty mua nguyên liệu, vật liệu dùng để sản xuất, bán
sản phẩm và đến khi thu tiền của khách hàng (Sathyamoorthi và Walley-Dima, 2008).
Mua hàng lưu kho
(NVL, hàng hóa)

Bán hàng lưu
kho

Thời gian lưu
kho

Kỳ thu tiền
khoản phải thu

Thời gian
Kỳ thanh toán
khoản phải trả
Trả tiền mua hàng

Chu kỳ luân
chuyển tiền mặt

Thu tiền bán hàng

Chu kỳ hoạt động kinh doanh

Hình 2. 1: Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền và hoạt động kinh doanh
ngắn hạn của doanh nghiệp
(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp, Vũ Việt Quảng, 2017, Trang 884)

2.1.2 Các giải pháp quản trị vốn luân chuyển:
2.1.2.1

Quản trị hàng tồn kho:

Công việc kiểm soát hàng tồn kho thực sự là công việc quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, bởi lẽ giá trị tồn kho chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị
tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Mục đích kiểm soát hàng tồn kho là kiểm soát và
đầu tư vào hàng tồn kho có hiệu quả. Các nhà quản lý cần lập kế hoạch rõ ràng, cụ
thể nhu cầu của từng loại hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu tồn kho phù hợp với từng
nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Bởi vì khoản dự trữ đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh được liên tục, nhằm phòng ngừa rủi ro khi có biến cố bất
thường xảy ra.


9
Một trong những mô hình kiểm soát hàng tồn kho mang lại hiệu quả cho doanh
nghiệp chính là mô hình EOQ (Economic Order Quantity).
Mô hình EOQ được thể hiện ở hình 2.2 trong đó:
C: chi phí tồn trữ
Q: số lượng hàng hóa tồn kho
S: số lượng hàng hóa phân phối, tiêu thụ

O: chi phí cho mỗi lần mua hàng
Chi phí

Q* (mức hàng hóa tối ưu)

Qui mô mua hàng

Hình 2. 2 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ hàng,
chi phí mua hàng, tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho
(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Trần Ngọc Thơ, 2005, Trang 749)
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑚𝑢𝑎 ℎà𝑛𝑔 =
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ư𝑢 𝑘ℎ𝑜 =

𝑆
𝑄
𝑄
2

xO
xC

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑚𝑢𝑎 ℎà𝑛𝑔 + 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ư𝑢 𝑘ℎ𝑜
=

𝑆
𝑄

xO+

𝑄

2

xC

Gọi Q* là lượng hàng tối ưu, tại mức sản lượng tối ưu Q* để tổng chi phí là thấp
nhất ta có:
Chi phí mua hàng = Chi phí lưu kho


10
𝑆
𝑄

xO=

𝑄
2

Suy ra Q* = √

xC
2𝑆𝑂
𝐶

Do đó, doanh nghiệp cần phải tính toán lượng hàng tồn kho tối ưu Q* để tại
đó công ty có thể giảm chi phí lưu kho ở mức tối thiểu.
2.1.2.2 Quản trị khoản phải thu hay quản trị tín dụng:
Khi công ty bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, công ty có thể yêu cầu khách
hàng thanh toán trước hoặc cho phép khách hàng thanh toán chậm được gọi là cấp
chính sách bán hàng tín dụng cho khách hàng.

Việc cấp chính sách bán hàng tín dụng cho khách hàng của mình cũng là một
cách nhằm tăng thêm doanh thu bán hàng nhưng công ty cũng phải gánh chịu các chi
phí phát sinh khi công ty thực hiện mở rộng các chính sách tín dụng cho khách hàng.
Trước khi quyết định cấp chính sách bán hàng tín dụng cho khách hàng của
mình. Công ty cần thiết lập các điều khoản cấp tín dụng, chính sách thu hồi nợ thông
qua:
-

Thực hiện đánh giá tình hình thanh toán của khách hàng: cần phải phân biệt

những khách hàng tiềm năng, có uy tín trong thanh toán, khách hàng chậm thanh toán
và những khách hàng không có khả năng trả nợ để từ đó có thể đưa ra các chính sách
tín dụng hợp lý.
-

Thỏa thuận bán hàng: các thỏa thuận này được thiết lập thông qua các hợp

đồng kinh tế trong đó nêu rõ về kỳ hạn thanh toán, lãi suất chiết khấu, kỳ hạn chiết
khấu …
-

Hoạch định chính sách thu hồi nợ: Mỗi khi công ty đã cấp tín dụng cho khách

hàng, công ty phải thiết lập chính sách thu hồi nợ đối với các khoản phải thu phát
sinh.
2.1.3 Lý thuyết về khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời hay tỷ suất sinh lời (Profitability) phản ảnh mối quan hệ
giữa lợi nhuận và qui mô của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời cho chúng ta biết hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định để các nhà quản lý và
nhà đầu tư ra quyết định một cách tốt nhất.

Một số chỉ số về khả năng sinh lời của doanh nghiệp:


11


Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA = Return on Assets): là tỷ số giữa lợi

nhuận đạt được so với tổng tài sản trong kỳ. Tỷ suất sinh lời trên tài sản được xác
định như sau:
Lợi nhuận ròng
ROA =
Tổng tài sản

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời so với tài sản, tức là một
đồng tài sản bỏ ra thì khả năng thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ số này càng cao
tức là tài sản của doanh nghiệp sử dụng càng hiệu quả.


Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE = Return on Equity): là tỷ số giữa

lợi nhuận đạt được và vốn chủ sở hữu trong kỳ. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
có công thức là:
Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ảnh mức sinh lời của vốn kinh doanh, tức là cứ một
đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng

vốn của doanh nghiệp là tốt.


Theo Ukaegbu (2014), chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời

hoạt động gộp (GOP = Gross Operating Profit) được xác định bằng chênh lệch giữa
doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chia cho tổng tài sản không bao gồm tài sản tài
chính.
Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
GOP =
Tổng tài sản - Tài sản tài chính

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời so với tổng tài sản trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nhưng không bao gồm tài sản tài chính. Chỉ số này cũng
đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
2.2

Các mô hình nghiên cứu trước trên thế giới và Việt Nam có liên quan:
Tác động của vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp đã thu

hút sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài nước. Các tác giả xem xét mối tương


12
quan giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của doanh nghiệp tức là
nghiên cứu mối tương quan giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và khả năng sinh lời.
Đa số các nghiên cứu cho thấy nếu rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt thì sẽ tăng
khả năng sinh lời tức hai biến này có mối tương quan âm với nhau.
2.2.1 Kỳ thu tiền khoản phải thu tác động đến khả năng sinh lời của doanh
nghiệp:

Kỳ thu tiền khoản phải thu là thời gian trung bình từ khi bán hàng cho đến khi
thu được tiền của khách hàng hoặc thời gian trung bình doanh nghiệp bị khách hàng
chiếm dụng vốn.
Doanh nghiệp càng rút ngắn kỳ thu tiền thì càng thắt chặt các chính sách tín
dụng, sẽ đảm bảo doanh nghiệp thu được tiền thu được tiền về nhanh chóng, gia tăng
các hoạt động đầu tư sinh lời.
Ngược lại, nếu kéo dài kỳ thu tiền thì có khả năng thu hút được thêm nhiều
khách hàng và sẽ có nhiều đơn hàng mới nhưng bên cạnh đó có khả năng phát sinh
thêm nhiều khoản nợ phải thu của khách hàng có khả năng không thu hồi được nợ,
nợ xấu phát sinh. Doanh nghiệp sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc duy trì
khoản phải thu như chi phí do khối lượng công việc gia tăng, chi phí tìm thêm nguồn
tài trợ, chi phí cho các khoản nợ xấu.
Theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, kỳ thu tiền có mối tương quan
ngược chiều với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng các nhà
quản lý có thể cải thiện khả năng sinh lời bằng việc giảm thời gian khoản phải thu
khách hàng. Kết quả này được thể hiện ở những nghiên cứu về quản trị vốn luân
chuyển tác động đến khả năng sinh lợi của công ty của các tác giả sau:
Ukaegbu (2014) đã xem xét ảnh hưởng của vốn luân chuyển với khả năng
sinh lời của những công ty ở các quốc gia có trình độ công nghiệp khác nhau, thì có
nhu cầu vốn luân chuyển khác nhau. Tác giả dùng nguồn dữ liệu thứ cấp gồm 102
công ty trong đó mỗi nước tác giả chọn ra 20 công ty đó là: Ai Cập, Nigeria, Kenya
và 42 công ty ở Nam Phi vào khoảng thời gian năm 2005 đến năm 2009. Biến đại
diện cho khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời hoạt động gộp (GOP). Các biến độc lập
gồm kỳ thu tiền (AR), kỳ phải trả (AP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt (CCC). Các biến kiểm soát: qui mô công ty (SIZE) được đo lường


13
bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản, qui mô hội đồng quản trị (CR) được đo lường
số lượng giám đốc.

Nghiên cứu đã đưa ra kết quả là hệ số của khoản phải thu là âm ở cả bốn quốc
gia: Ai Cập, Nigeria, Kenya và Nam Phi và có mức ý nghĩa 1% cho các công ty ở
Nigeria và Nam Phi, các công ty ở Ai Cập thì không có ý nghĩa. Điều này cũng là kết
quả nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007). Ông cho rằng, nếu kỳ phải thu càng dài
thì khả năng sinh lời của công ty càng giảm và công ty muốn gia tăng khả năng sinh
lời thì phải có chính sách tăng cường thu hồi nợ. Do đó, việc kiểm soát các khoản
phải thu là rất quan trọng, nếu công ty hạn chế chính sách bán hàng tín dụng thì dòng
tiền giảm dẫn đến khả năng thanh khoản kém. Do đó, công ty cần phải có chính sách
bán hàng tín dụng phù hợp để đảm bảo khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời.
Như được trích dẫn trong nghiên cứu của Ukaegbu (2014):
Theo Deloof (2003) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển
và khả năng sinh lời của mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính ở Bỉ từ năm 1992 đến
năm 1996 với biến phụ thuộc là tổng thu nhập hoạt động (GOI) để đo lường khả năng
sinh lời của doanh nghiệp. Các biến độc lập: chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ các
khoản phải thu, kỳ khoản phải trả, kỳ hàng tồn kho được dùng làm thước đo quản trị
vốn luân chuyển.
Bằng phương pháp phân tích hồi quy và phân tích tương quan. Tác giả cho
thấy có tồn tại một mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ suất sinh lời hoạt động gộp và kỳ
khoản phải thu, kỳ hàng tồn kho và kỳ khoản phải trả.
Deloof đưa ra kết luận rằng việc giảm kỳ các khoản phải thu xuống đến mức
hợp lý thì cũng có thể giúp cải thiện giá trị của cổ đông.
Theo Haq và cộng sự (2011) cho rằng quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng sinh lời của công ty. Mục tiêu quản trị vốn luân chuyển là quản
lý tài sản ngắn hạn sao cho công ty có thể trang trải được các chi phí cho hoạt động
kinh doanh và có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Nếu quản lý
không tốt vốn luân chuyển sẽ dẫn đến giảm khả năng thanh khoản và giảm khả năng
sinh lời.
Nghiên cứu Smith và Begermann (1997) ở các công ty thuộc lĩnh vực công
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Johannesburg (JSE), tác giả nhấn



14
mạnh rằng quản trị vốn luân chuyển đạt hiệu quả là tạo ra sự cân bằng giữa khả năng
sinh lời và khả năng thanh khoản. Khi công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận thì có thể
đe dọa nghiêm trọng đến tính thanh khoản và việc theo đuổi tính thanh khoản có xu
hướng làm giảm khả năng sinh lời.
Kết quả nghiên cứu của Gill và cộng sự (2010) về mối quan hệ giữa vốn luân
chuyển và khả năng sinh lời trên mẫu gồm 88 công ty ở Hoa Kỳ từ năm 2005 đến
2007. Khả năng sinh lời được đo lường bằng tổng lợi nhuận hoạt động. Tác giả sử
dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất và cho rằng mối tương quan âm giữa
kỳ thu tiền khoản phải thu với khả năng sinh lời nhưng lại tồn tại mối tương quan
dương giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Theo Mona (2012) đã nghiên cứu tác động của chính sách vốn luân chuyển
năng động và bảo thủ lên giá trị của công ty cho mẫu gồm 57 công ty Jordan giai
đoạn 2001-2009. Chính sách vốn luân chuyển bảo thủ được đo lường bằng tỷ lệ tài
sản ngắn hạn so với tổng tài sản, tỷ lệ này đã tác động cùng chiều đến khả năng sinh
lời và giá trị của công ty. Chính sách vốn luân chuyển năng động được đo lường bằng
khoản đầu tư dài hạn có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời và giá trị công
ty.
Cũng được trích dẫn trong nghiên cứu của Pais và Gamma (2015):
Silva (2011) và Gomes (2013) tìm thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa
mức vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, các công ty có mức vốn
luân chuyển tối ưu thì sẽ tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của họ
Trích dẫn tại nghiên cứu của Raheman và cộng sự (2010):
Shah và Sana (2006) sử dụng mẫu rất nhỏ của bảy công ty ngành dầu khí để
điều tra mối quan hệ này trong giai đoạn 2001-2005. Họ cũng cho ta kết luận rằng
bằng biện pháp quản lý hiệu quả vốn luân chuyển thì các nhà quản trị có thể tạo ra
lợi nhuận thêm cho các cổ đông.
Hai nhà nghiên cứu Dong và Su (2010) dựa trên dữ liệu được thu thập từ 130
công ty với 390 quan sát niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2006-2008. Hai nhà

nghiên cứu đã dùng biến chu kỳ luân chuyển tiền mặt là thước đo chủ đạo trong các
biện pháp quản lý vốn luân chuyển, xem xét mối liên hệ giữa khả năng sinh lời và


15
chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của vốn luân chuyển cho các công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Tác giả dùng biến lợi nhuận gộp (GROSSPR) là biến phụ thuộc để đo lường
khả năng sinh lời của doanh nghiệp, kỳ thu tiền khoản phải thu (AR), kỳ thanh toán
khoản phải trả (AP), kỳ tồn kho (INV), chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) là các
biến độc lập. Biến kiểm soát gồm: Qui mô công ty được tính bằng logarit tự nhiên
của doanh số (LOS), tỷ lệ nợ (DR), tài sản tài chính cố định (FATA). Bốn mô hình
được nghiên cứu:
GROSSPRit = 𝛽0 + 𝛽 1ARit + 𝛽 2DRit + 𝛽 3LOSit + 𝛽 4FATAit + ε
Bằng phương pháp phân tích hồi quy cho thấy hệ số khoản phải thu là âm có nghĩa
khi khoản phải thu tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh lời
của công ty. Biến DR là biến kiểm soát đại diện cho đòn bẩy tài chính, từ phân tích
hồi quy cho thấy các biến DR, LOS, FATA có mối quan hệ dương với khả năng sinh
lời.
Nhìn chung, các yếu tố của vốn luân chuyển có tương quan âm với khả năng
sinh lời. Tuy nhiên, khuyết điểm của nghiên cứu này là thời gian nghiên cứu ngắn,
do đó mẫu không có ý nghĩa, không là mẫu chung cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu
chỉ đề cập đến các yếu tố nội bộ chứ chưa xem xét đến ảnh hưởng các yếu tố từ bên
ngoài chẳng hạn như mức độ hoạt động của nền kinh tế.
Nghiên cứu tác động giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời được
ThS. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) của 208 công ty được
niêm yết trên HOSE và HNX trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012 bằng
các phương pháp khác nhau. Mô hình được hai tác giả nghiên cứu:
GOP = β0 + β1RPit + β2SIZEit + β3LEVit +β4FARit + β5CRit + ε
Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phân tích tương quan, phân

tích hồi quy và thống kê mô tả, hai tác giả chứng minh rằng chu kỳ luân chuyển tiền
mặt (CCC), kỳ thu tiền (RP), kỳ lưu kho (IP) và kỳ phải trả (PP) đều có quan hệ ngược
chiều đến khả năng sinh lời và có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghĩa là công ty có thể


16
khuếch đại khả năng sinh lời bằng cách hạn chế kỳ thu tiền, kỳ lưu kho và kỳ phải
trả.
Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi thời gian ngắn và tác giả cũng
chưa nghiên cứu mối quan hệ vốn luân chuyển với giá trị thị trường cũng như khả
năng thanh khoản của các công ty này.
Nghiên cứu của (Baveld, 2012) nhấn mạnh mối liên hệ cùng chiều của khoản
phải thu và tỷ suất sinh lời gộp (GOP). Do đó, những công ty hoạt động với quy mô
lớn sẽ gia tăng khả năng sinh lời thông qua việc kéo giãn khoản phải thu và khuếch
đại chính sách bán chịu.
Khác với các nghiên cứu trên về kỳ thu tiền khoản phải thu thì nghiên cứu của
nhóm tác giả Islam và cộng sự (2018) về ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến
khả năng sinh lời thuộc lĩnh vực dược phẩm ở Bangladesh. Dữ liệu nghiên cứu của
chín công ty dược phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán (DSE) ở Bangladesh
giai đoạn 2011-2015.
Biến phụ thuộc:
Lợi nhuận trên tài sản (ROA) để đo lường khả năng sinh lời

Lợi nhuận trước thuế
ROA =
Tổng tài sản
Biến độc lập:

Hàng tồn kho
Số ngày tồn kho (IV)


=

x 365
Giá vốn hàng bán
Các khoản phải thu

Số ngày khoản phải thu (AR)

=

x 365
Doanh thu thuần
Các khoản phải trả

Số ngày khoản phải trả (AP)

=

x 365
Giá vốn hàng bán

Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) =
Biến kiểm soát:

AR + IV - AP


×