Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nhận định các câu sau là đúng hay sai và giải thích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.47 KB, 8 trang )

Nhận định các câu sau là đúng hay sai và giải thích:

I.

Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B xảy ra tranh chấp
thương mại. Trong hợp đồng giữa hai doanh nghiệp
này không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại mà sau khi tranh chấp xảy ra,
hai doanh nghiệp mới thỏa thuận sử dụng phương
thức này để giải quyết. Có ý kiến cho rằng, do không
thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại tại hợp đồng nên hai bên sẽ không được
sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp.

Sai. Vì theo khoản 1, Điều 5 Luật trọng tài thương mại
năm 2010 .
Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu
các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài


có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp.

II.

Doanh nghiệp A có trụ sở tại Việt Nam ký kết 1
hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp
B có trụ sở tại Singapore, Trong hợp đồng các
bên thỏa thuận như sau: " Mọi tranh chấp phát


sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết bằng các biện pháp thương
lượng, nếu bất thành, tranh chấp sẽ được giải
quyết bằng Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
theo quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL có
hiệu lực tại thời điểm đó. Nếu các bên không
đồng ý với phán quyết của trọng tài thì tranh
chấp sẽ được giải quyết chung thẩm tại Tòa án
có thẩm quyền của Việt Nam.” Có ý kiến cho
rằng thỏa thuận trên không phải là " thỏa thuận
trọng tài".

Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 2 Luật Trọng tài thương
mại 2010 quy định:


2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các
bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có
thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Theo quy định trên thì thỏa thuận trọng tài được
hình thành dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, có
sự thống nhất giữa ý chí (mong muốn bên trong) và
sự thể hiện ý chí (hình thức bên ngoài) về việc sử
dụng hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Điều này được đưa ra xuất phát từ bản chất của sự
thỏa thuận. Các bên lựa chọn Trọng tài để giải quyết
tranh chấp nếu có phát sinh. Do đó đối với trường
hợp của bạn, đây là thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận
này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp theo quy định tại Điều 5 LUật Trọng tài thương

mại 2010.

III.

Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B xảy ra tranh chấp
thương mại. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận
rằng mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan
đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thỏa
thuận trọng tài. Nếu các bên không đồng ý với
phán quyết của trọng tài thì tranh chấp sẽ được
giải quyết chung thẩm tại Tòa án có thẩm quyền


của Việt Nam. Nhưng khi có tranh chấp hợp
đồng, doanh nghiệp B không gửi đơn kiện lên
trọng tài như đã thỏa thuận mà gửi lên Tòa án
nhân dân TP. Hà Nội nơi có trụ sở của doanh
nghiệp A. Hành vi trên của doanh nghiệp B có
được Tòa án chấp nhận không vì sao?
Tòa án sẽ từ chối thụ lý vì theo Điều 6 Luật Trọng
tài thương mại 2010 quy định:
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp
có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả
thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì
Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận
trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể
thực hiện được.
Bổ sung thêm quy định khi thỏa thuận trọng
tài vô hiệu

Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không
thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2
của Luật này.


2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng
lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân
sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp
với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có
yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp
luật.

IV.

Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B khi xảy ra tranh
chấp thương mại có giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài vụ việc. Sau khi giải quyết xong trọng tài vụ
việc giải thể. Nhưng sau đó trọng Trọng tài viên đã
bán thông tin về vụ hòa giải cho công ty C là đối thủ
của công ty A để thu lợi. Hành vi trên là đúng hay
sai? Giải thích.



Sai. Vì theo các khoản 3 và 5 của Điều 21 Luật Trọng
tài thương mại 2010 quy định:

Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ
tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải
quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh
chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

V.

Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B khi xảy ra tranh
chấp thương mại có giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài. Nhưng nhận thấy phán quyết của trọng tài
là bất lợi cho mình doanh nghiệp B sau đó đã không


thực hiện theo các phán quyết của trọng tài và lý do
là đó không phải là quyết định của Tòa án nhân dân.
Hành vi trên là đúng hay sai? Giải thích.
Hành vi trên của doanh nghiệp B là không được phép
vì theo khoản 5 của Điều 4 Luật Trọng tài thương

mại 2010 quy định:
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Tức là
trong tố tụng trọng tài lại có nguyên tắc đặc
trưng là xét xử một lần,tố tụng một cấp tức là
phán quyết của trọng tài là chung thẩm các bên
phải thi hành trừ trường hợp Tòa án tuyên hủy
quyết định trọng tài. Nguyên tắc này bắt nguồn
từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý
chí và quyền tự định đoạt của đương sự. Các
bên đương sự đã lựa chọn và tín nhiệm người
phán xử cho mình thì phải phục tùng quyết định
đó.
Với nguyên tắc này, một phán quyết trọng tài sẽ
nhanh chóng được thực thi trong thực tiễn,


tránh được tình trạng bên phải thực hiện nghĩa
vụ cố tình dây dưa kéo dài thời gian thi hành
đồng thời giúp bên kia có thể sớm khắc phục
những thiệt hại về tiền, tài sản do bên vi phạm
gây ra.



×