Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giải thích những kết quả xử lý thống kê trong việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu hoặc trong việc giải thích các câu hỏi nghiên cứu.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.44 KB, 17 trang )

Creative Climate and Learning Organization GVHD : ThS. Nguyễn Hùng Phong
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu là một quá trình thu thập thông tin có hệ thống, khoa học về đối tượng
nghiên cứu; là lý giải bản chất quy luật vận động của hiện tượng; là dự báo về sự vận động
trong tương lai. Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa
học một cách có hệ thống. Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học giúp cho chúng ta
nắm được các quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ cần thiết để thực hiện một đề
tài nghiên cứu khoa học. Với tầm quan trọng đó, môn học này đã đưa vào giảng dạy trong
chương trình đào tạo hệ Cao học nhằm trang bị cho học viên những nền tảng vững chắc
nhất để có thể thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học đúng phương pháp và có chất
lượng.
Với phương châm “học đi đôi với hành”, nhóm đã tiến hành đọc và phân tích bài báo
khoa học của tác giả Meriam Ismail (Private Education Department, Ministry of Higher
Education, Malaysia), có tựa đề là: “CREATIVE CLIMATE AND LEARNING
ORGANIZATION FACTORS: THEIR CONTRIBUTION TOWARDS INNOVATION”
được đăng trên tạp chí “Leadership & Organization Development Journal”, năm 2005.
Quá trình phân tích bài báo gồm những nội dung sau:
- Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
- Nhận dạng mô hình lý thuyết của đề tài.
- Việc đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có đủ độ tin cậy
thống kê hay không.
- Những cơ sở lý thuyết để lập mô hình lý thuyết của đề tài.
- Giải thích những kết quả xử lý thống kê trong việc kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu hoặc trong việc giải thích các câu hỏi nghiên cứu.
- Những phát hiện mới của đề tài cũng như những hạn chế của đề tài này, từ đó
đề xuất những đề tài nghiên cứu mới để giải quyết những hạn chế.
NỘI DUNG
Nhóm 5 – Đêm 6 – K20 Trang 1
Creative Climate and Learning Organization GVHD : ThS. Nguyễn Hùng Phong
I - Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài
1. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung của cuộc nghiên cứu là xác định mức độ tác động của các nhân tố tổ
chức học hỏi và môi trường sáng tạo dựa trên sự tiếp thu của các nhân viên tham gia vào
cuộc nghiên cứu, để quan sát mối liên hệ giữa chúng và điều tra sự tác động của các nhân tố
này đối với việc giải thích những sự khác biệt được tìm thấy trong quá trình cải tiến tại các
tổ chức tham gia. Điều này bao gồm cả các tổ chức địa phương và các tổ chức đa quốc gia ở
Malaysia.
2. Các câu hỏi nghiên cứu
RQ1 : Mỗi nhân tố trong mười nhân tố của biến môi trường sáng tạo liên quan đến sự đổi
mới cấu trúc trong các tổ chức mẫu như thế nào?
RQ2 : Mỗi khía cạnh trong bảy khía cạnh của biến tổ chức nghiên cứu liên quan đến sự đổi
mới thực hiện thế nào trong các tổ chức mẫu?
RQ3 : Nhận thức của các thành viên về môi trường sáng tạo, văn hóa tổ chức học hỏi và sự
đổi mới khác nhau như thế nào giữa các tổ chức địa phương và các tổ chức đa quốc gia?
RQ4 : Sự khác biệt trong nhận thức của các thành viên về môi trường sáng tạo, văn hóa học
hỏi và đổi mới giữa ba cấp độ của các nhóm nhân viên trong các tổ chức đã được chọn
mẫu?
RQ5 : Có sự khác biệt trong nhận thức của các thành viên về môi trường sáng tạo, văn hóa
tổ chức học hỏi và sự đổi mới giữa các tổ chức nhỏ, vừa, lớn và rất lớn trong các tổ chức
được chọn mẫu?
RQ6 : Các nhân tố trong cả hai biến tổ chức nghiên cứu và môi trường sáng tạo cùng giải
thích về việc nhận thức của các thành viên trong các phương sai đã được quan sát trong sự
đổi mới ở các tổ chức được chọn mẫu tới mức độ nào?
RQ7 : Có bao nhiêu phương sai quan sát được trong cấu trúc đổi mới tổng thể được giải
thích bởi các nhân tố dự đoán cao được xác định theo các mô hình giảm và mô hình giảm
phù hợp thế nào so với mô hình đầy đủ?
RQ8 : Các nhân tố từ môi trường sáng tạo, văn hóa tổ chức học hỏi cùng nhau giải thích
phương sai được quan sát trong nhận thức của các thành viên về đổi mới trong các tổ chức
địa phương như thế nào?
Nhóm 5 – Đêm 6 – K20 Trang 2
Creative Climate and Learning Organization GVHD : ThS. Nguyễn Hùng Phong

RQ9 : Các nhân tố từ môi trường sáng tạo, văn hóa tổ chức học hỏi cùng nhau giải thích
phương sai được quan sát trong nhận thức của các thành viên về đổi mới trong các tổ chức
đa quốc gia như thế nào?
II - Mô hình lý thuyết của đề tài
III – Xác định độ tin cậy thống kê của các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần
Biến tiềm ẩn thường là các khái niệm nghiên cứu trong ngành khoa học xã hội. Để
đo lường các biến này chúng ta thường dùng một tập biến quan sát hay biến đo lường, tập
biến quan sát này được gọi là thang đo và trong bài báo này biến tiềm ẩn là khám phá tác
Nhóm 5 – Đêm 6 – K20 Trang 3
thử thách/động lực
tự do
ý tưởng hỗ trợ
sinh động/năng động
khôi hài/hài hước
các cuộc tranh luận
tin tưởng/cởi mở
mâu thuẫn
rủi ro
ý tưởng thời gian
môi trường sáng tạo
liên tục học hỏi
đối thoại và yêu cầu
học tập theo nhóm
hệ thống nhúng
sự ủy quyền
kết nối hệ thống
cung cấp lãnh đạo
tổ chức học hỏi
đổi mới tổ chức
Creative Climate and Learning Organization GVHD : ThS. Nguyễn Hùng Phong

động của 2 nhân tố độc lập là môi trường sáng tạo và văn hóa học hỏi trong sự đổi mới diễn
ra một cách riêng rẽ và đồng thời với nhau. Các biến tiềm ẩn này được đo lường bằng các
yếu tố thành phần (các biến quan sát hay các biến đo lường) ở trong bài báo này dùng thang
đo likert và các biến quan sát hay các yếu tố thành phần là: bao gồm bốn thành phần. Phần
thứ nhất bao gồm tổng số 50 items, có báo cáo liên quan đến nhận thức của người trả lời về
môi trường sáng tạo. Phần thứ hai có chứa các items đo lường nhận thức của người trả lời
đến việc học hỏi các khía cạnh văn hóa. Có 43 items bao gồm bảy khía cạnh. Phần thứ ba có
những items đo lường nhận thức của người trả lời của mức độ đổi mới. Cấu trúc này có
tổng số 32 items. Cuối cùng, phần thứ tư là tìm kiếm thông tin tiểu sử của người trả lời.
Phần đo lường các nhân tố môi trường sáng tạo trong tổ chức là một bảng câu hỏi
môi trường sáng tạo (Creative climate questionnaire - CCQ) được phát triển bởi Ekvall và
cộng sự (1983). Mười nhân tố của CCQ là:
(1) thử thách / động lực;
(2) tự do;
(3) ý tưởng hỗ trợ;
(4) sinh động / tính năng động;
(5) khôi hài / hài hước;
(6) các cuộc tranh luận;
(7) tin tưởng / cởi mở;
(8) mâu thuẫn;
(9) rủi ro, và
(10) ý tưởng thời gian.
Các items trong các báo cáo đó yêu cầu người trả lời phải xác định mức độ của sự
trình bày là đúng đối với môi trường sáng tạo đang xảy ra trong tổ chức đó. Thang đo đo
lường thể hiện trong mỗi báo cáo được chia từ 0 đến 3. Điểm "0" thể hiện cho một mức độ
tương đương "không áp dụng cho tất cả", "1" thể hiện "có thể áp dụng cho một số mức độ",
"2" thể hiện "có thể áp dụng được" và "3" thể hiện "áp dụng đối với mức độ cao”.
Phần đo lường các khía cạnh của bảng câu hỏi về tổ chức học hỏi (dimensions of
learning organization questionnaire - DLOQ) được phát triển bởi Watkins và Marsick
(1996). Bảy khía cạnh của tổ chức học tập với các items có liên quan là:

Nhóm 5 – Đêm 6 – K20 Trang 4
Creative Climate and Learning Organization GVHD : ThS. Nguyễn Hùng Phong
(1) liên tục học hỏi;
(2) đối thoại và yêu cầu;
(3) học tập theo nhóm;
(4) hệ thống nhúng;
(5) sự ủy quyền;
(6) kết nối hệ thống; và
(7) cung cấp lãnh đạo.
Tổng cộng có 43 items cho bảy khía cạnh. Trong những items này, công cụ yêu cầu
để người trả lời xác định mức độ mà báo cáo này phản ánh việc tiếp cận trong tổ chức. Mỗi
câu được đo lường theo mức từ 1-6 với "1" là "gần như không bao giờ" đến "6" là "gần như
luôn luôn".
Phần thứ ba tập trung vào sự đổi mới và có hai phần chính là:
(1) TI (chuyển giao công nghệ, và phổ biến của đổi mới)
(2) sự đổi mới tổ chức tập trung vào yếu tố cơ bản của TQM và chương trình đảm
bảo chất lượng như chứng nhận ISO 9000.
Có 32 items nằm trong hai phần này. 32 items có trong hai phần đổi mới công nghệ
(TI) (24 items) và đổi mới tổ chức (8 items) đã được phát triển cho nghiên cứu này dựa trên
các hướng dẫn được cung cấp bởi OECD (1997) và MASTIC (1996). Các báo cáo yêu cầu
người trả lời xác định mức độ của báo cáo này là đúng. Tất cả các items có thang đo đánh
giá từ 1-6.
Phần đo lường các khía cạnh của bảng câu hỏi về tổ chức học hỏi (dimensions of
learning organization questionnaire - DLOQ) được phát triển bởi Watkins và Marsick
(1996). Bảy khía cạnh của tổ chức học tập với các items có liên quan là:
(1) liên tục học hỏi;
(2) đối thoại và yêu cầu;
(3) học tập theo nhóm;
(4) hệ thống nhúng;
(5) sự ủy quyền;

Nhóm 5 – Đêm 6 – K20 Trang 5

×