Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích ảnh hưởng của già hóa dân số tới thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.03 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI THẢO LUẬN MÔN DÂN SỐ PHÁT TRIỂN

Tên đề tài: Phân tích ảnh hưởng của già hóa dân số tới thị trường dịch
vụ chăm sóc sức khỏe

Lớp: Dân số và phát triển (118)_11
Sinh viên thực hiện: Bùi Ngọc Anh 11150033
Nguyễn Thị Cẩm Vân 11175254
Phạm Thị Vân Anh 11170362
Lê Bùi Ngọc Mai 11172974

Hà Nội, 2018


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN SỐ, GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ NGUYÊN
NHÂN
1. Khái niệm dân số
Dân số là “Tổng số người sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ, một quốc gia,
thành phố hay quận huyện, khu vực”1
Như mọi người đã biết hiện nay Dân số thế giới rơi vào khoảng 7,627,734,398
(Năm 2018) trong đó dân số hiện tại của Việt Nam là 96.792.789 người vào ngày
26/10/2018

2

đứng thứ 15 trên top 20 nước có dân số đông nhất thế giới và chiếm

1.27% dân số thế giới.3
2. Sự già hóa dân số là gì?


Trong thực tế xã hội chúng ta vẫn thường nghe đến Già hóa dân số, sự ảnh
hưởng Già hóa dân số hay Nhật Bản là nước có tốc độ già hóa cao… Vậy thì già hóa
dân số là gì?
Già hóa dân số là hiện tượng tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số dân có xu
hướng liên tục tăng so với các nhóm dân số trẻ sau các năm.
* Chỉ tiêu quan trọng dung để biểu thị xu hướng của già hóa dân số gồm :
 Tỷ lệ dân số cao tuổi (từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên) trong tổng dân số
 Chỉ số già hóa dân số (Ai) là tỉ số giữa dân số từ 60 hoặc 65 tuổi trở
lên so với dân số dưới 15 tuổi

1 Macquarie Dictionary 2014
2 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc
3 Báo Dân số: />

Theo quy ước của Liên Hợp Quốc một quốc gia có tỉ lệ người trên 60 tuổi
chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỉ lệ người trên 65 tuổi trở lên đạt mức 7% gọi là
quốc gia có cơ cấu dân số già. Như Nhật Bản) đang có độ già hóa dân số cao đáng
kinh ngạc dự tính cho đến năm 2050 thì dân số Nhật Bản là 81,36 triệu người trong đó
tỉ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi đạt mức 40,4% và theo biểu đồ thì tỉ lệ này đang
không ngừng tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. 4

4 TTXVN. Tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản; infographics.vn, />

Ở Việt Nam theo thống kê thì tỉ lệ người cao tuổi chiếm 10,01% vào năm
2011 – đây chính là sự đánh dấu mốc Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa
dân số. Hiện nay Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số.
Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là hai triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng
người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Vì vậy chuyển từ giai đoạn
già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì với tốc độ già hóa như hiện nay, Việt Nam
chỉ mất 15 năm trong khi các nước có nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí

hàng thế kỷ để chuyển sang gia đoạn dân số già.5( Theo Thiên Lam. Báo Nhân Dân
3. Nguyên nhân của sự già hóa dân số
Theo“Lý thuyết quá độ dân số cổ điển” thì già hóa dân số là do
Quá trình giảm mức chết và gia tăng tuổi thọ của người dân: Xã hội ngày càng
phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện một cách rõ rệt từ “ ăn no mặc ấm”
sang “ăn ngon mặc đẹp”. Đặc biệt các dịch vụ y tế phát triển người cao tuổi được
chăm sóc tốt hơn và các ‘ông bà nhà ta’ bớt lo nghĩ về từng ‘ miếng cơm’ bởi họ được

5 Thiên Lam,( 17/07/2017), Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh, Báo Nhân Dân.
/>

chăm lo bằng chế độ dinh dưỡng vô cùng khoa học. Chính vì thế tuổi thọ người cao
tuổi được gia tăng đáng kể.
Giảm mức sinh: Ở các nước phát triển như Mỹ, Nga các nhóm tuổi trẻ có xu
hướng sống độc thân, hoặc các cặp vợ chồng ‘ ngại sinh con’ bởi họ thích tự do tự tại
có không gian riêng không muốn bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì.
Vì chỉ xem xét một dân số đóng nên Lý thuyết quá độ dân số cổ điển chưa đề câp đầy
đủ các nguyên nhân nên còn một số nguyên nhân khác như:
Sự chuyển dịch các đoàn hệ từ nhóm tuổi trẻ sang nhóm tuổi già hơn: do giảm
mức sinh và giảm mức chết nên sự chuyển dịch đoàn hệ chỉ khiến nhóm người cao
tuổi ngày càng tăng còn nhóm tuổi trẻ thì có xu hướng giảm đáng buồn thay Việt Nam
cũng nằm trong số đó.
Do sự di dân: phần lớn từ nông thôn lên thành thị: việc người trẻ chủ yếu trong
độ tuổi 18-25 sẽ di lên thành thị kiếm việc làm và học tập đã làm mất cân bằng giữa
các nhóm tuổi trong vùng , hoặc từ các nước đang phát triển di cư sang các nước phát
triển như Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản hay Hàn Quốc đây
chính là một trong những lí do khiến già hóa ở Việt Nam tăng nhanh.

PHẦN 2: ẢNH HƯỚNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ TỚI KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội

- Lực lượng sản xuất: dân số, lực lượng lao động, tỷ lệ người trong độ tuổi lao
động, chất lượng lao động là yếu tố quan trọng đến sự phát triển kinh tế.
- Quan hệ sản xuất: quan hệ sản xuất cần phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất thì nó tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất và ngược lại.
- Cơ chế kinh tế: cơ chế hoạt động của thị trường có tác động lớn đối với sự
phát triển kinh tế- xã hội


- Kiến trúc thượng tầng: bao gồm các quan điểm chính trị pháp quyền, triết
học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với thiết chế xã hội tương ứng của chúng như
Nhà nước, Đảng phái, các đoàn thể xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Từ các yếu tố trên, có thể thấy dân số là một phần cấu thành nên lực lượng sản
xuất. Chúng có vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Hơn nữa, tình trạng già hóa dân số có tác động lớn hơn cả, trở thành một vấn đề của
xã hội được cả thể giới quan tâm.
2. Ảnh hưởng của già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội
a) Ảnh hưởng tích cực
Thế hệ người lao động có trình độ, kỹ năng, có đủ việc làm và thu nhập, tham
gia các chương trình an sinh hưu trí, tương lại họ sẽ trở thành thế hệ người cao tuổi
khỏe mạnh và giàu có, có cơ hội làm gia tăng tiết kiệm, đầu tư6. Từ đó có thể đóng góp
cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Chuyển đổi cơ cấu tuổi còn tác động về cung lao động về ngành dịch vụ. Số
lượng người cao tuổi tăng lên thì nhu cầu về dịch vụ y tế như bệnh viện, viện dưỡng
lão, điều dưỡng,… cũng tăng lên. Điều này khiến cầu lao động về dịch vụ y tế tăng, tỷ
lệ thất nghiệp giảm.
GDP/ người tăng do tỷ lệ sinh giảm.
HDI tăng do độ tuổi trung bình tăng.
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đối với các quốc gia đang phát triển, xu hướng sử dụng lao động chân tay lớn,
già hóa dân số sẽ là một vấn đề nan giải về sự thiếu hụt lao động do mức sinh giảm.


6 PGS. TS. Nguyễn Nam Phương & TS. Ngô Quỳnh An, Giáo trình Dân số và phát triển với quản lý, Nxb. ĐH Kinh tế
Quốc Dân, 2016


Chi phí chăm sóc sức khỏe cao sẽ khó khăn cho một bộ phận người cao tuổi
không có thu nhập ổn định.
Chi phí phúc lợi xã hội tăng do già hóa dân số. Gánh nặng sẽ đặt lên vai
những người trong độ tuổi lao động.
PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ TỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH
VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
1. Phân tích sự biến động của già hóa dân số trên thế giới+Việt Nam và so sánh
1.1. Thế giới
1.1.1. Thực trạng
Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ 21. Già hóa
dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia với các tốc độ khác nhau.
Già hóa dân số đang gia tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm các
nước có nhóm dân số trẻ đông đảo. Hiện nay, có 7 trong số 15 nước có hơn 10 triệu
người già là các nước đang phát triển.
1.1.2. Quá trình biến động
-Khái quát chung: Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới. Giai đoạn
năm 2010-2015, tuổi thọ trung bình của các nước phát triển là 78, và của các nước
đang phát triển là 68 tuổi. Đến những năm 2045 – 2050, dự kiến tuổi thọ trung bình sẽ
tăng lên đến 83 tuổi ở các nước phát triển và 74 tuổi ở các nước đang phát triển.
Tuổi thọ TB
Giai đoạn
2010-2015
2045 – 2050

Các nước đang phát triển


Các nước phát triển

68
74

78
83

- Cụ thể: Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012,
số người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ


người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người. Có
sự khác biệt lớn giữa các vùng.
+) Năm 2012, Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở Châu
Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dương là 15%,
Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%.
+) Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng
lên chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dương, 25% ở
Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu.
Khu vực

Châu Phi Châu Mỹ Châu

Châu Đại Nam Mỹ Châu

(%)
Năm


La

Tinh Á(%)

dương(%



vùng

)

(%)

Âu(%)

19
27

22
34

biển
2012
2050

Caribe(%)
10
11
25

24

6
10

15
24

Tỉ lệ người trên 60 tuổi ở các khu vực trên thế giới năm 2012, 2050
40
35
30
25
20
15
10
5
0

34

19

25

22

24

24


15
10

11

10

6

2012

Châu Phi(%)
Châu Á(%)
Nam Mỹ(%)

2050

Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe(%)
Châu Đại Dương(%)
Châu Âu(%)

27


- Dự báo dân số của Liên hợp quốc (2008) cũng cho thấy, gắn liền với quá trình già
hóa dân số nhanh chóng này là sự gia tăng của tuổi trung vị từ 28,5 tuổi (2010) lên
36,7 tuổi (2030) và 42,4 tuổi (2050)
- Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi. Hiện nay trên thế giới, cứ
100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới. Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên

thì chỉ có 61 nam giới. Nam giới và phụ nữ trải qua giai đoạn tuổi già một cách khác
nhau.
=> Già hóa có xu hướng tăng nhanh đặc biệt ở các nước đang phát triển, có sự khác
biệt lớn giữa các vũng và khác biệt ở nam giới-phụ nữ.
Số người từ 60 tuổi trở lên trên toàn thế giới bao gồm các nước phát triển và các
nước đang phát triển (1950-2050)

Nguồn: UNDESA, Báo cáo thế giới về già hóa dân số năm 2011 (2012; sắp xuất bản),
dựa trên dự báo trung bình của UNDESA, Dự báo dân số thế giới : Bản sửa năm 2010.
1.2. Việt Nam
1.2.1. Thực trạng
Trong ba thập kỷ qua, dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ về quy mô và
cơ cấu tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong thời gian này
là do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng lên.
1.2.2. Quá trình biến động


- Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 5,25 vào năm 1975 xuống 3,8 vào năm 1989 và
2,03 vào năm 2009.
-Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2009 chỉ là 16‰, giảm 20 điểm phần nghìn so
với năm 1999.
-Tuổi thọ trung bình của dân số là 72,8 tuổi vào năm 2009, tăng 4,6 tuổi và 8 tuổi so
với năm 1999 và 1989.
-Tốc độ tăng dân số giảm từ mức trung bình 2,4%/năm giai đoạn 1975-1989 xuống
mức 1,7% giai đoạn 1989-1999 và 1,2% giai đoạn 1999-2009.
=>Do đó, trong những thập kỷ qua, cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến động mạnh theo
hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
(15-59) tăng lên; và tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 trở lên) cũng tăng nhanh.

Bảng 1. Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam, 1979-2009

Số người (triệu người)

Tỷ lệ % tổng dân số

Năm Tổng

0-14

15-59

60+

0-14

15-59

60+

1979 53,74

23,40

26,63

3,71

41,80

51,30


6,90

1989 64,38

24,98

34,76

4,64

39,20

53,60

7,20

1999 76,33

25,56

44,58

6,19

33,00

58,90

8,10



2009 85,79

21,45

56,62

7,72

25,00

66,00

9,00

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009.
Bảng 1 cho thấy, nếu lấy năm 1979 là năm cơ sở thì trong giai đoạn 1979-2009, tổng
dân số tăng 1,6 lần; dân số trẻ em giảm gần một nửa; dân số trong độ tuổi lao động
tăng 2,08 lần, còn dân số cao tuổi tăng 2,12 lần.

Bảng 2 . Chỉ số già hóa và tỷ số hỗ trợ tiềm năng ở Việt Nam,
1979-2049
Năm
Chỉ số già
hóa

1979 1989 1999 2009 2019 2024 2029 2034 2039 2044 2049
16

17


24

36

50

65

85

107

124

141

158

Tỷ số hỗ
trợ tiềm 7,44 7,43 7,33 7,27 5,29 4,60 3,83 3,27 2,88

2,51 2,20

năng
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, chỉ số già hóa sẽ vượt ngưỡng 100 vào khoảng năm 2032.
Đây là thời điểm Việt Nam bắt đầu có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số trẻ em. Dự báo
dân số cũng cho thấy tỷ số hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng (từ 7.44 xuống 2.2)
trong thời gian tới khi tốc độ tăng cuẩ dân số cao tuổi ngày càng lớn (từ 16 lên đến
158). Xét thời điểm năm 2009, cứ hơn 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1

người cao tuổi thì đến năm 2049, tỷ số này chỉ là 2:1, tức là giảm hơn 3 lần.
1.3. So sánh Việt Nam và thế giới
- Tuổi thọ trung bình trên thế giới tăng từ 75,4 tuổi (2010) lên tương ứng 78 (2030) và
80,4 (2050).


Bảng 3. Tuổi thọ dân số ở tuổi 60 của Việt Nam và một số nước khu vực
Tuổi thọ ở tuổi 60
Nước

Nữ

Nam

Inđônêxia

18

16

Malaysia

19

17

Philippin

19


17

Singapo

23

20

Thái Lan

20

17

Việt Nam

20

18

Nguồn: Liên hợp quốc (2008)
Bảng 4: Dân số Việt Nam “già ở nhóm già nhất”
Nhóm

tuổi

(%
tổng dân số)1979

1989 1999


2009

2019

2029 2039

2049

60-64

2,28

2,40

2,31

2,26

4,29

5,28 5,80

7,04

65-69

1,90

1,90


2,20

1,81

2,78

4,56 5,21

6,14

70-74

1,34

1,40

1,58

1,65

1,67

3,36 4,30

4,89

75-79

0,90


0,80

1,09

1,40

1,16

1,91 3,28

3,87

80+

0,54

0,70

0,93

1,47

1,48

1,55 2,78

4,16

Tổng


6,96

7,20

8,11

8,69

11,78

16,66 21,37 26,10

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Dự báo Dân số
của GSO (2010)
Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng
và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày lớn (Bảng


4). Số liệu dự báo của GSO (2010) cho giai đoạn 2009-2049 cho thấy, khi Việt Nam
bước vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ
cao nhất.
Hình 1. Thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang “già” của
một số nước

Nguồn: Kinsella và Gist, 1995; U.S. Census Bureau, 2005; Việt Nam: GSO (2010)
So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát triển hoặc có
mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao.
Cụ thể, số năm để dân số quá độ từ giai đoạn ‘già hóa’ sang ‘già’: Pháp mất 115 năm;
Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất 20

năm (ngắn hơn so với nhiều nước). Với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội như hiện
nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với một dân
số ‘già hóa’ nhanh.
2. Phân tích thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện nay


2.1. Khái niệm
Hệ thống y tế, đôi khi được gọi là hệ thống chăm sóc sức khỏe, là việc tổ chức con
người, tổ chức và tài nguyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu
sức khỏe của quần thể mục tiêu.
2.2. Trên thế giới (Ví dụ ở Canada)
2.2.1. Tổng quan
Canada xếp hạng 16 quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt nhất trên thế giới
theo đánh giá của Viện nghiên cứu Legatum, Anh năm 2018.7
Canada là một trong những quốc gia có tuổi thọ người dân cao nhất thế giới (trung
bình khoảng 80 tuổi) và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp nhất trong các nước công
nghiệp. Thành tích này có sự đóng góp rất lớn của ngành y tế nói chung và các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe nói riêng.
Canada có hệ thống y tế liên bang khá toàn diện, dễ dàng tiếp cận và phần lớn dịch vụ
đều miễn phí cho người dân. Tính chất phổ thông, dễ dàng tiếp cận và toàn diện của hệ
thống y tế Canada được đảm bảo thông qua nguyên tắc tất cả “người được bảo hiểm”
(là cư dân trong một tỉnh) sẽ được hưởng các dịch vụ y tế cần thiết dựa trên nhu cầu
của mỗi bệnh nhân hơn là khả năng chi trả của họ. Theo Đạo luật Y tế Canada, chính
phủ liên bang sẽ trợ cấp chi phí y tế cho các tỉnh bang tỷ lệ nghịch với tình hình kinh
tế của địa phương đó.
Các tỉnh bang có thể bổ sung ngân sách cho y tế bằng phí bảo hiểm (như tỉnh British
Columbia), thuế thu nhập, thuế doanh thu hoặc các khoản thu khác nhưng vẫn phải
đảm bảo hỗ trợ tài chính cho những người có thu nhập thấp để họ có thể trả phí bảo
hiểm hoặc miễn trừ phí bảo hiểm cho đối tượng này. Y tế Canada hoạt động theo mô
hình tư nhân, bác sĩ tư được chính phủ hỗ trợ để thực hiện việc thăm khám cho người

dân.
7


Hệ thống y tế Canada là tập hợp của các chương trình y tế tại 13 tỉnh bang và vùng
lãnh thổ. Mỗi khu vực có chương trình bảo hiểm riêng. Chính quyền các tỉnh bang và
vùng lãnh thổ có trách nhiệm quản lý ngân sách y tế, đánh giá các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và thỏa thuận chi phí khám chữa bệnh với các bác sĩ. Như vậy, bên cạnh một
số tiêu chuẩn thống nhất, lịch khám chữa bệnh cũng như cách tiếp cận các phòng
khám tư giữa các tỉnh bang là hoàn toàn khác nhau.
2.2.2. Về bảo hiểm y tế ở Canada
Bảo hiểm Y tế tỉnh bang
Bảo hiểm y tế của Canada được quản lý bởi từng tỉnh bang và vùng lãnh thổ riêng
biệt. Tất cả người nhập cư mới đều phải đăng ký bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm sẽ được
cấp trong vòng 3 tháng và chỉ được sử dụng trong phạm vi của tỉnh bang hoặc vùng
lãnh thổ đã đăng ký.
Bên cạnh các dịch vụ y tế tiêu chuẩn được quy định trong Đạo luật Y tế Canada, các
tỉnh bang thường cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung, bao gồm vật lý trị liệu, bảo hiểm
nha khoa và kê đơn theo toa.
Bảo hiểm y tế tư nhân
Nhiều công ty ở Canada có chính sách cấp bảo hiểm y tế tư nhân cho nhân viên,
thường bao gồm các gói chăm sóc nhãn khoa và nha khoa. Ngoài ra, người dân
Canada có thể mua gói bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm tư nhân để bổ sung thêm các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe như chăm sóc mắt đặc biệt, thuốc men hoặc chăm sóc tại
gia.
Một vài số liệu về hệ thống y tế Canada


Chi phí cho dịch vụ y tế chiếm khoảng 9,5% tổng sản phẩm quốc nội của


Canada. Ước tính trung bình mỗi người dân Canada chi khoảng 3.300 CAD cho các
dịch vụ y tế.




Kinh phí cho dịch vụ y tế chiếm khoảng ½ ngân sách của các tỉnh bang dành

cho các chương trình xã hội.


Khoảng ¾ kinh phí tài trợ cho y tế đến từ các nguồn thu của nhà nước, phần còn

lại đến từ các nguồn tư nhân như doanh nghiệp và bảo hiểm tư nhân.
2.3. Ở Việt Nam
2.3.1. Tổng quan
Được tài trợ bởi Quỹ Bill & Melinda Gates, hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi
trên thế giới đã cùng làm việc để đưa ra bảng xếp hạng hệ thống chăm sóc sức khỏe
của 195 quốc gia.
Trên The Lancet, nhóm tác giả cho biết đã tính toán chỉ số tiếp cận và chất lượng
chăm sóc sức khỏe (HAQ) từ 0 đến 100 dựa trên tỷ lệ tử vong do 32 nguyên nhân
phòng tránh được như bệnh đã có văcxin, bệnh tim mạch, ung thư từ năm 1990 đến
2016. Kết quả cho thấy Iceland sở hữu nền y tế tốt nhất hành tinh với điểm HAQ 97
còn Cộng hòa Trung Phi có nền y tế tệ nhất với điểm HAQ 19. Việt Nam xếp thứ 104
với điểm HAQ 60, thua một số nước như Peru, Venezuela, Syria, Iran và đứng trên Ai
Cập, Triều Tiên, Bhutan.
2.3.2. Cụ thể
Thị trường chăm sóc sức khỏe có 2 thị trường lớn chủ yếu: dịch vụ chăm sóc sức khỏe
trực tiếp và dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua di động.
-


Thứ nhất về thị trường chăm sóc sưc khỏe trực tiếp
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Y tế thế giới WHO (5/1950) và thị trường

dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp vẫn không ngừng phát triển mọi mặt ở Việt Nam:
đó là các dịch vụ khám chữa bệnh của bộ Y tế tại khu vực.Trong nhiều năm qua công
tác khám chữa bênh trong các năm qua được cải thiện: Các hệ thống bệnh viện được


củng cố, công nghệ mới áp dụng cho khám chữa bệnh luôn được cải thiện thay thế tiên
tiến hơn, trình độ và kĩ thuật đang dần tiến bộ ngang với các nước trong khu vực góp
phần cứu và chữa trị được nhiều căn bệnh hiểm nghèo… Hơn hết ước tính đến hết thời
điểm 30/6/2018, số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 81,59 triệu người, tỷ
lệ bao phủ BHYT là 86,9%, đạt 100,2% so với chỉ tiêu Chính phủ giao tại Quyết định
1167/QĐ-TTg (theo Cơ quan Bảo hiểm Việt Nam cung cấp) Có thể thấy tỉ lệ người
dân có ý thức hơn về sức khỏe của mình và tham gia bảo hiểm ý tế ngày càng nhiều.
Đặc biệt trong thị trường chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Theo thống kê cho
thấy cả nước có 106 khoa Lão gần 30 nhà dưỡng tư nhân, hơn 900 khoa khám bệnh có
buồng riêng cho người cao tuổi, trên 10000 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người
cao tuổi và có 1791 nhân viên ý tế đào tạo về lão khoa. Hơn thế nữa đối với người trên
80 tuổi thì sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí ( theo điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi
năm 2014).. Như vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam ngày càng được chú trọng
hơn
- Thứ hai về thị trường chăm sóc sức khỏe qua di động
Thế giới đang ngày càng phát triển đạt tới công nghệ 4.0 vì thế vấn đề khám chữa
sức khỏe qua di động cũng được nghiên cứu và áp dụng Hãy biến chiếc điện thoại
thành những công cụ y tế và “bác sỹ cá nhân” là cách mà các nhà khoa học đang giúp
con người giảm các chi phí dành cho y tế đang ngày càng tăng cao. Theo nghiên cứu
cho thấy tỉ lệ người dân Việt Nam dùng smartphone chiếm tỉ lệ rất cao thê nhưng tỉ lệ
chăm sóc sức khỏe qua di động rất ít thế nên chúng ta cần phát triển thêm lĩnh vực

chăm sóc y tế này.

3. Sự tác động qua lại của “già hóa dân số” với “thị trường dịch vụ sức khỏe”
3.1. Đặc điểm của người già


- Một đặc điểm tất yếu của con người khi già đi là sức khỏe yếu đi cộng với bệnh tật
kéo đến. Vì vậy, người cao tuổi cần được tiếp cận với các dịch vụ y tế thường xuyên,
các thực phẩm bổ dưỡng phù hợp để kéo dài tuổi thọ.
- Thu nhập thấp hơn so với độ tuổi lao động. Đối với những người cao tuổi có học
thức, làm công việc thiên về đầu óc thì sự già đi không phải là nỗi lo quá lớn vì họ vẫn
có thể làm việc, cống hiến khi đầu óc còn minh mẫn. Tuy nhiên, có một bộ phận
không nhỏ những người lao động chân tay, những người này già yếu đi sẽ bị mất thu
nhập rất lớn do họ không thể tiếp tục lao động chân tay. Điều này dẫn đến gánh nặng
cho con cái của chính họ và cho xã hội.
- Người già có xu hướng thích được phụng dưỡng, thích sum họp gia đình.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2016 trên 610 cụ
trên 80 tuổi tại Sóc Sơn, trung bình 1 NCT mắc 6,9 bệnh; 33,6% lâm vào cảnh góa
bụa, 8,2% cụ phải sống một mình, chỉ 17,7% sống với vợ hoặc chồng. Thu nhập trung
bình của các cụ là 537,9 nghìn đồng/tháng, chủ yếu từ nguồn bảo trợ xã hội hoặc
lương hưu.8
Trong số này, chỉ gần 63% số cụ có bảo hiểm y tế, gần 28% cần sự trợ giúp
trong các hoạt động cơ bản như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển,
đại tiểu tiện không tự chủ, ăn uống. Cũng theo nghiên cứu này, có đến 90% số NCT
cần sự trợ giúp trong các hoạt động có sử dụng công cụ, dụng cụ như sử dụng điện
thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, sử dụng phương tiện giao
thông. Kèm theo đó, nhóm tuổi này cũng thường gặp các vấn đề về bệnh mạn tính
cũng như tăng nguy cơ tàn phế. Trong đó, người già thường dễ mắc các bệnh như tăng
huyết áp, đái tháo đường, ung thư... phải điều trị suốt đời.
3.2. Liên hệ với thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe

3.2.1. Dịch vụ y tế
8 Báo Pháp Luật Việt Nam; />

Tốc độ già hóa nhanh dẫn đến nhu cầu được chăm sóc y tế cũng tăng lên, điều
này đòi hỏi các bệnh viện công phải đầu tư thêm vốn và nhân lực cho mảng này, các
bệnh viện tư hiện nay cũng đã và đang đầu tư thêm về dịch vụ y tế cho người già như
khoa khám bệnh riêng, người chăm sóc có trình độ, được đào tạo bài bản. Tuy nhiên
vẫn còn khá nhiều bất cập như kết quả khảo sát thực trạng nhà dưỡng lão và trung tâm
bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (năm 2016-2017) cho thấy mô hình trung tâm bảo
trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội hiện
có 3 trung tâm bảo trợ xã hội. Không chỉ thiếu về nhân lực (10 người bệnh mới có 1
nhân viên chăm sóc), cơ sở vật chất tại các trung tâm cũng nghèo nàn, thiếu dụng cụ
tập phục hồi chức năng.
Nhu cầu về nhân lực chăm sóc người cao tuổi tại nhà cũng tăng cao, thực tế
cho thấy người cao tuổi ở Việt Nam vẫn thường được con cái thuê người chăm sóc tại
nhà và chỉ chuyển người già vào viện khi bệnh trở nặng. Tuy nhiên, đa số những người
được thuê chăm sóc người cao tuổi đều không được đào tạo bài bản mà chỉ là lao động
chân tay chuyển sang.
Sau chiến tranh, người ta có xu hướng sinh ít con nên khi về già, cơ hội được
sống cùng con cái cũng ít đi do con cái họ bận làm việc, do đó nhu cầu về viện dưỡng
lão cũng tăng lên khá đáng kể. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài các cơ sở dưỡng lão truyền
thống thì còn tồn tại mô hình khu du lịch sinh thái cũng đầu tư xen lẫn giữa mô hình
dưỡng lão và khu nghỉ dưỡng cao cấp như Khu Nghỉ dưỡng Vười Xoài (Đồng Nai)
hay Khu Điều dưỡng Medicoast (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ðối với tâm lý người Việt Nam
chưa quen với “dưỡng lão”, mô hình “nghỉ dưỡng” sẽ có nhiều lợi thế để quảng bá và
phát triển hơn.
Dịch vụ xét nghiệm, khám chữa bệnh tại nhà. Đây là một dịch vụ đã xuất
hiện từ lâu nhưng trong những năm gần đây được nhiều người cao tuổi sử dụng hơn,
đặc biệt là ở thành thị. Bệnh viện hiện nay, đặc biệt các bệnh viện tư đã và đang kinh
doanh rất thành công dịch vụ này. Với giá cả từ 500.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ,



người già không cần đến bệnh viện, sẽ được các nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu
xét nghiệm và được trả kết quả mang đến nhà.

3.2.2. Thị trường tiêu dùng
Dược phẩm là một trong những mặt hàng không thể thiếu trong số những mặt
hàng tiêu dùng của người cao tuổi. Chi phí y tế cho người già cao gấp 7 - 10 lần người
trẻ. Thống kê cho thấy, NCT sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc và xu hướng tử vong
trong các cơ sở y tế cũng rất cao. Hầu hết bệnh nhân là NCT mắc từ 3 đến 4 bệnh trở
lên, bình quân mỗi NCT từ 70 tuổi trở lên phải sử dụng từ 3 - 5 loại thuốc, có những
bệnh nhân phải dùng đến 8 loại thuốc để điều trị nhiều bệnh phối hợp 9. Ngoại trừ các
loại thuốc đặc trị về bệnh mà khó có thể mua được ngoài bệnh viện thì các mặt hàng
như vitamin, thực phẩm chức năng, … được bày bán rất nhiều tại các hiệu thuốc tư
nhân mà có thể dễ dàng mua được.
Một trong những sản phẩm mà rất nhiều người già có hiện nay chính là máy đo
huyết áp. Thị trường máy đo huyết áp tại Việt Nam hiện nay rất sôi động với nhiều
hãng nhưng chủ yếu vẫn là máy đo huyết áp điện tử. Người cao tuổi có thể dễ dàng tự
sử dụng để tự kiểm tra thường xuyên sức khỏe của mình.
Các mặt hàng khác dành cho người cao tuổi như bỉm cho người già, sữa bột, xe
lăn, … cũng là những mặt hàng thiết yếu cho người cao tuổi.

9 Báo Tin tức; “Thiếu dịch vụ chăm sóc người cao tuổi”; />

4. Một số gợi ý các vấn đề chính sách và một số giải pháp để khắc phục, cải thiện về
gánh nặng già hóa dân số đối với xã hội nói chung và thị trường dịch vụ sức khỏe
nói riêng
4.1. Trên góc độ chính sách vĩ mô
Một là, nâng cao nhận thức và thái độ của các nhà hoạch định chính sách và
của toàn xã hội về các thách thức liên quan đến vấn đề già hóa dân số một cách

nhanh chóng, bao gồm cả sự khác biệt đáng kể trong mức sống của người cao tuổi
và sự căng thẳng mà hệ thống chăm sóc sức khỏe phải đương đầu. Nâng cao vai trò
của các hiệp hội, tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp trong xây dựng và tuyên
truyền để các chính sách và các chương trình được thiết kế phù hợp nhằm đáp ứng
nhu cầu cụ thể của người cao tuổi.
Hai là, tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội cùng với tăng trưởng và phát
triển kinh tế nhằm bảo đảm và nâng cao thu nhập cho người cao tuổi thông qua
tạo việc làm và phúc lợi hưu trí.
Ba là, tăng cường dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao
tuổi với sự tham gia tích cực của mọi ngành nhằm mục tiêu nâng cao năng lực quốc
gia trong việc chăm sóc người cao tuổi. Kết hợp chăm sóc người già tại cộng đồng
và chăm sóc tại nhà với chăm sóc tại cơ sở theo yêu cầu. Đẩy mạnh truyền thông
để nâng cao nhận thức và kiến thức về tuổi già khỏe mạnh. Tăng cường quản lý và
kiểm soát các bệnh mãn tính lão khoa với mục đích tăng số năm sống mạnh khỏe.
Dần dần phát triển và quản lý một mạng lưới thống nhất các cán bộ xã hội, các nhà
cung cấp chăm sóc lão khoa và các viện dưỡng lão dựa trên nhu cầu và điều kiện
thực tế của từng địa phương. Đưa các nguyên tắc cơ bản và cách tiếp cận chăm sóc
sức khoẻ người cao tuổi vào chương trình đào tạo cho sinh viên y khoa, điều dưỡng
viên và các nhân viên y tế khác. Về lâu dài, Việt Nam có thể theo đuổi việc cấp
nguồn nhân lực chăm sóc hỗ trợ cho người cao tuổi ở các quốc gia khác.


Bốn là, cải thiện hoạt động nghiên cứu chính sách và xây dựng các số liệu có
chất lượng về dân số cao tuổi nhằm đưa ra các bằng chứng khoa học cho các nhà
hoạch định chính sách nhằm thiết kế các kế hoạch chiến lược một cách có hiệu quả
với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi trong nhiều hoàn cảnh
khác nhau./.
-Thực hiện một chính sách “công bằng xã hội và tiền lương có hiệu quả” để giảm
thiểu gánh nặng tài chính cho các thế hệ tương lai.
Năm là, tăng cường phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe để ngày càng

nâng cao tuổi thọ dân cư => HDI tăng.

4.2. Trên góc độ tư nhân
Mở thêm các hệ thống bệnh, khoa lão của các bệnh viện (BV), hệ thống nhà
dưỡng lão có chăm sóc y tế và không có chăm sóc y tế… Thực tế, việc chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi tại bệnh viện có nhu cầu ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh già
hóa dân số như hiện nay. Khi vào viện, trung bình mỗi người cao tuổi lại có tới 5-6
bệnh. Họ rất cần những dịch vụ, đội ngũ có chuyên môn trong việc chăm sóc chuyên
biệt lão khoa. Chưa kể, họ cần cả những dịch vụ tư vấn tâm lý, giải thích bệnh tật cho
chính bản thân họ và người thân của họ.
Mở các cơ sở đào tạo nhân lực chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp. Tăng
lương cho các lao động để tạo động lực cho họ làm tốt công việc của mình.
Tạo thêm việc làm cho người cao tuổi. Tuy nhiên, đi kèm với nó chính là tạo ra
mạng lưới kết nối người cao tuổi với xã hội vì công việc dành cho người cao tuổi
nhưng người cao tuổi lại không tiếp cận được thì không thể có hiệu quả.
Ưu tiên dành các công viêc phù hợp cho người cao tuổi tại các doanh nghiệp tư
nhân.


Ưu tiên hỗ trợ người già tại các trung tâm tìm kiếm việc làm.
Dùng một phần ngân sách để hỗ trợ giảm giá, giảm thuế các mặt hàng như
thuốc, thực phẩm chức năng, sữa, … dành cho người cao tuổi để họ được tiếp cận với
chúng một cách dễ dàng nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Macquarie Dictionary 2014
2. Báo Dân số: />3. TTXVN. Tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản; infographics.vn,
/>4. Thiên Lam,( 17/07/2017), Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh, Báo
Nhân


Dân.

/>
dang-co-toc-do-gia-hoa-dan-so-nhanh.html
5. PGS. TS. Nguyễn Nam Phương & TS. Ngô Quỳnh An, Giáo trình Dân số và phát
triển với quản lý, Nxb. ĐH Kinh tế Quốc Dân, 2016
6. UNFPA (2011), Báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng,
dự báo và một số khuyến nghị chính sách”.
7. UNFPA (2012), Báo cáo “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức”
/>8. Báo Pháp Luật Việt Nam; />9. Báo Tin tức; “Thiếu dịch vụ chăm sóc người cao tuổi”; />


×