HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
THẠCH VĂN MẠNH
GIÁM SÁT HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ
HÔ HẤP Ở LỢN TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM
TỪ 2017 - 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Thạch Văn Mạnh
GIÁM SÁT HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ
HÔ HẤP Ở LỢN TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC
VIỆT NAM TỪ 2017 - 2018
Ngành: Thú y
Mã số: 8 64 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Phan
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Thạch Văn Mạnh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Lê Văn Phan - giảng viên Bộ môn Vi Sinh
Vật – Truyền Nhiễm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi Sinh Vật – Truyền Nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng xét nghiệm trung tâm chẩn đốn và cố vấn
Thú y – Cơng ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Học viên
Thạch Văn Mạnh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ảnh ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục tiêu của đề tài...........................................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tıễn của đề tàı ........................2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.
Lịch sử và tình hình nghiên cứu hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn...........3
2.1.1.
Khái quát về lịch sử Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine
Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS) ...........................................3
2.1.2.
Tình hình nghiên cứu PRRS trên thế giới và trong nước ..................................5
2.2.
Căn bệnh .........................................................................................................9
2.2.1.
Hình thái cấu trúc của PRRSV ....................................................................... 10
2.2.2.
Đặc tính sinh học của virus ............................................................................ 11
2.2.3.
Sức đề kháng của PRRSV .............................................................................. 12
2.2.4.
Những virus liên quan.................................................................................... 12
2.2.5.
Những vi khuẩn kế phát ................................................................................. 13
2.3.
Dịch tễ học của bệnh...................................................................................... 13
2.3.1.
Động vật cảm nhiễm ...................................................................................... 13
2.3.2.
Động vật môi giới mang và truyền PRRSV .................................................... 14
2.3.3.
Chất chứa mầm bệnh ..................................................................................... 14
2.3.4.
Đường truyền lây ........................................................................................... 15
2.3.5.
Điều kiện lây lan ............................................................................................ 17
iii
2.4.
Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................... 18
2.5.
Triệu chứng, bệnh tích ................................................................................... 19
2.5.1.
Triệu chứng ................................................................................................... 19
2.5.2.
Bệnh tích ....................................................................................................... 21
2.6.
Các phương pháp chẩn đoán PRRS ................................................................ 22
2.6.1.
Chẩn đoán lâm sàng ....................................................................................... 22
2.6.2.
Chẩn đoán bằng phương pháp giải phẫu bệnh ................................................ 23
2.6.3.
Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học .............................................. 23
2.6.4.
Kỹ thuật RT – PCR (Reverse transcriptase polymerase chain reaction) .......... 23
2.7.
Phòng và điều trị bệnh ................................................................................... 24
2.7.1.
Phòng bệnh .................................................................................................... 24
2.7.2.
Điều trị bệnh .................................................................................................. 26
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 28
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 28
3.2.
Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.3.
Đốı tượng, vật lıệu nghıên cứu ....................................................................... 28
3.3.1.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28
3.3.2.
Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 28
3.4.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 30
3.5.
Phương pháp nghıên cứu ............................................................................... 30
3.5.1.
Phương pháp thu thập và xử lý mẫu bệnh phẩm ............................................. 30
3.5.2.
Phương pháp RT – PCR................................................................................. 35
3.5.3.
Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 38
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 39
4.1.
So sánh hiệu quả sử dụng máy Pockit iiPCR so với PCR truyền thống
trong chẩn đốn PRRSV gây bệnh ở lợn ........................................................ 39
4.1.1.
Thí nghiệm so sánh hiệu quả Pockit iiPCR và PCR truyền thống ................... 39
4.1.2.
Kết quả tổng hợp so sánh giữa Pockit iiPCR và PCR truyền thống ................. 40
4.2.
Tỷ lệ lưu hành PRRSV trên lợn ni tại 3 tỉnh hịa bình, Bắc Giang và
Hà Nội ........................................................................................................... 41
4.2.1.
Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành PRRSV trên lợn ni tại 3 tỉnh Hịa
Bình, Bắc Giang, Hà Nội ............................................................................... 41
iv
4.2.2.
Kết quả tỷ lệ loại mẫu dương tính PRRSV tại 3 tỉnh Hịa Bình, Bắc
Giang, Hà Nội................................................................................................ 43
4.2.4.
Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành các chủng PRRSV tại tỉnh Bắc Giang ........... 45
4.2.5.
Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành các chủng PRRSV tại Hà Nội ....................... 46
4.2.6.
Tỷ lệ nhiễm PRRSV theo các lứa tuổi khác nhau của lợn ............................... 47
4.3.
Kết quả tổng hợp về triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh
tai xanh trên địa bàn tỉnh hịa bình, Bắc Giang, Hà Nội .................................. 49
4.3.1.
Tổng hợp về triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PRRS ................................... 49
4.3.2.
Tổng hợp về bệnh tích của lợn mắc PRRS ..................................................... 52
4.4.
Đề xuất biện pháp phòng prrsv ở lợn ............................................................. 55
4.4.1.
Biện pháp phòng bệnh ................................................................................... 55
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 62
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 62
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 63
Phụ lục ...................................................................................................................... 71
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Cs.
Cộng sự
ELISA
Enzyme Linked Immunosorbent Assay
H.E
Hematoxylin & Eosin
IPMA
Immuno – Peroxidase Monolayer Assay
NXB
Nhà xuất bản
OD
Optical Density (Mật độ quang)
OIE
Organisation of International Epidemiology (Tổ chức Dịch tễ Thế giới)
PBS
Phosphate Buffer Saline
PCR
Polymerase Chain Reaction
Pockit iiPCR
Pockit Insulated isothermal polymerase chain reaction
PRRS
Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
PRRS CN
Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome China
PRRS NA
Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome North American
PRRSV
Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus
RNA
Ribonucleic Acid
RT - PCR
Reverse Transcription - PCR
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chức năng các ORF của PRRSV ............................................................... 10
Bảng 4.1. Kết quả xét nghiệm PRRSV CN bằng Pockit iiPCR .................................. 39
Bảng 4.2. Kết quả tổng hợp so sánh giữa Pockit iiPCR và PCR truyền thống ........... 40
Bảng 4.3. Kết quả xác định tỷ lệ mẫu dương tính với PRRSV .................................... 41
Bảng 4.4. Tỷ lệ loại mẫu dương tính PRRSV tại 3 tỉnh Hịa Bình, Bắc Giang, Hà Nội ..... 43
Bảng 4.5. Tỷ lệ lưu hành các chủng PRRS CN và PRRS NA trên lợn tại Hịa Bình ........ 44
Bảng 4.6. Tỷ lệ lưu hành các chủng PRRS CN và PRRS NA trên lợn tại Bắc Giang....... 45
Bảng 4.7. Tỷ lệ lưu hành các chủng PRRS CN và PRRS NA trên lợn tại Hà Nội...... 46
Bảng 4.8. Tỷ lệ nhiễm PRRSV theo các lứa tuổi khác nhau của lợn ........................... 47
Bảng 4.9.
Một số biểu hiện lâm sàng ở lợn mắc PRRS trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình, Bắc Giang, Hà Nội........................................................................... 49
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu một số bệnh tích ở lợn mắc PRRS trên địa bàn
tỉnh Hịa Bình, Bắc Giang và Hà Nội ........................................................... 52
Bảng 4.11. Biện pháp kiểm sốt với từng nhóm lợn .................................................... 58
Bảng 4.12. Tỷ lệ chết đàn lợn từng lô theo các hướng xử lý khác nhau ........................ 60
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Bản đồ lịch sử xuất hiện PRRS trên thế giới ................................................4
Hình 2.2. Hình thái cấu trúc của PRRSV .................................................................. 10
Hình 2.3. Các phương thức truyền lây PRRSV ......................................................... 15
Hình 2.4. PRRSV xâm nhập và phá hủy tế bào đại thực bào ..................................... 18
Hình 2.5 . Mơ hình ngun lý của phản ứng RT-PCR ................................................ 24
Hình 3.1. Dịng nhiệt đối lưu trong iiPCR ................................................................. 33
Hình 3.2. Tách mạch (940C-980C .............................................................................. 33
Hình 3.3. Gắn mồi (300C-650C ................................................................................. 33
Hình 3.4. Kéo dài mạch (680C -720C) ....................................................................... 34
Hình 3.5. Hai mạch mới hình thành và bắt đầu chu kỳ mới ....................................... 34
Hình 3.6. Ly tâm khơ trong 3 phút ............................................................................ 34
Hình 3.7. Chuẩn bị eppendorf chứa Premix Bufer A ................................................ 34
Hình 3.8. Ống R-tube................................................................................................ 34
Hình 3.9. Máy Pockit iiPCR chạy trong vịng 1 giờ.................................................. 34
Hình 3.10. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Pockit iiPCR................................. 35
Hình 4.1. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Pockit iiPCR................................. 39
Hình 4.2. Kết quả xét nghiệm PCR truyền thống....................................................... 40
Hình 4.3. Tỷ lệ nhiễm PRRSV tại các tỉnh Hịa Bình, Bắc Giang, Hà Nội.................. 42
Hình 4.4. Tỷ lệ loại mẫu dương tính PRRSV tại tỉnh Hịa Bình, Bắc Giang, Hà Nội ....... 43
Hình 4.5. Tỷ lệ lưu hành chủng PRRS CN và PRRS NA trên lợn tại Hịa Bình ......... 44
Hình 4.6. Tỷ lệ lưu hành các chủng PRRS CN và PRRS NA trên lợn tại tỉnh
Bắc Giang ................................................................................................. 45
Hình 4.7. Tỷ lệ lưu hành các chủng PRRS CN và PRRS NA trên lợn tại Hà Nội...... 46
Hình 4.8. Tỷ lệ nhiễm PRRSV theo các lứa tuổi khác nhau của lợn ........................... 48
Hình 4.9. Một số hình ảnh triệu chứng lâm sàng lợn mắc PRRS ............................... 51
Hình 4.10. Một số hình ảnh bệnh tích lợn nhiễm PRRSV............................................ 54
Hình 4.11. Tỷ lệ chết đàn lợn từng lô theo các hướng xử lý khác nhau ........................ 61
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Thạch Văn Mạnh
Tên luận văn: Giám sát Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại một số tỉnh
miền Bắc Việt Nam từ 2017-2018.
Ngành: Thú y
Mã số: 8 64 01 01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng Pockit iiPCR trong chẩn đốn PRRSV gây bệnh ở lợn.
Điều tra được tỷ lệ lưu hành PRRS trên lợn ni tại tỉnh Hịa Bình, Bắc Giang
và Hà Nội.
Đề xuất được một số biện pháp chủ động phòng PRRS cho lợn.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập
và xử lý mẫu bệnh phẩm, phương pháp PCR dùng chẩn đốn PRRSV, phương pháp
xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Sử dụng Pockit iiPCR kiểm tra PRRSV cho kết quả chính xác tương tự máy PCR
truyền thống. Vì vậy máy Pockit iiPCR nên được sử dụng để chấn đoán nhanh lợn nhiễm
PRRSV tại trại và các loại virus khác.
Tỷ lệ nhiễm PRRSV ở lợn tại tỉnh Bắc Giang (46,00%) ở mức thấp hơn Hịa Bình
(50,67%). Hà Nội hiện có tỷ lệ nhiễm PRRS thấp nhất trong ba tỉnh (45,33%).
Tỷ lệ mẫu dương tính với PRRSV trên mẫu huyết thanh là cao nhất (64,67%). Tỷ lệ
nhiễm PRRSV trên mẫu nước bọt thấp nhất (28,00%). Mẫu bệnh phẩm từ các cơ quan có
tỷ lệ nhiễm ở mức (49,33%).
Tại tỉnh Hịa Bình sự lưu hành của PRRSV chủng Trung Quốc (PRRSV CN) ở mức
(61,84%) cao hơn gần hai lần PRRSV chủng bắc mỹ cổ điển (PRRSV NA) (38,16%).
Tỉnh Bắc Giang tỷ lệ lưu hành PRRSV CN trên đàn lợn là 65,22% cao hơn tỷ lệ lưu
hành PRRSV NA (34,78%) gần hai lần.
Tại Hà Nội tỷ lệ lưu hành PRRSV CN trên đàn lợn là 60,29% cao hơn tỷ lệ lưu
hành PRRSV NA (39,71%).
Tỷ lệ nhiễm PRRSV tại Hịa Bình, Bắc Giang và Hà Nội ở lợn con cai sữa và lợn
ix
thịt ở mức cao nhất cụ thể tỷ lệ nhiễm PRRSV ở lợn con cai sữa là 78,48%, lợn thịt là
76,47% sau đó đến giai đoạn lợn con theo mẹ (42,17%), lợn hậu bị (39,22%), lợn nái
(35,56%). Điều này cho thấy PRRSV có thể gây bệnh cho lợn ở mọi lứa tuổi.
x
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Thach Van Manh
Thesis title: Survey of Porcine reproductive and respiratory syndrome in pigs in some
northern provinces from 2017 to 2018
Major: Veterinary Medicine
Code: 8 64 01 01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Apply Pockit iiPCR for PRRSV diagnosis in pigs.
Investigation of prevalence of PRRS in pigs in Hoa Binh, Bac Giang and Hanoi.
Proposing some active PRRS prevention measures for pigs.
Materials and Methods
The following research methods were used: method of collecting and treating
specimens, PCR method using PRRSV diagnosis, data processing method.
Main findings and conclusions
Using Pockit iiPCR, PRRSV testing produces exactly the same results as
conventional PCR. Therefore, Pockit iiPCR should be used to quickly diagnose
PRRSV-infected pigs in farms and other viruses.
The prevalence of PRRSV infection in pigs in Bac Giang province was 46,00%
lower than in Hoa Binh (50,67%). Hanoi has the lowest prevalence of PRRS in the three
provinces (45,33%).
PRRSV-positive samples were highest in sera (64,67%). PRRSV prevalence was
lowest in the salivary sample (28,00%). Prevalence of other organs was about (49,33%).
In Hoa Binh province, the prevalence of PRRS CN strains 61,84% was almost
twice compared to that of PRRS NA (38,16%).
In Bac Giang province the prevalence of PRRS CN strains in pigs is 65,22%,
which is also nearly twice compared to that of PRRS NA (34,78%).
In Ha Nọi the prevalence of PRRS CN strains in pigs is 60,29% higher than that
of PRRSV NA (39,71%).
The prevalence of PRRSV infection in Hoa Binh, Bacgiang and Hanoi in pigs of
weaning and growing pigs was the highest. In detail PRRSV infection in weaning pigs was
78,48%, growing pigs were 76,47% and followed by piglets (42,17%), gilts (39,22%) and
sows (35,56%). This study suggests that PRRSV can cause disease in pigs of all ages.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ và
giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Do
nhu cầu xã hội phát triển nên số lượng lợn được nuôi ngày càng tăng cao. Chăn
nuôi lợn thực sự trở thành nguồn thu nhập quan trọng đối với các hộ nơng dân và
là một trong những nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của chăn nuôi, sự gia tăng sản lượng động vật, thì
ngành chăn ni cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn, đặc biệt là những bệnh
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, tăng trưởng của vật nuôi. Và một
trong số những bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi lợn trong những
năm gần đây là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine
reproductive and respiratory syndrome - PRRS).
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, hay bệnh Tai xanh là bệnh
truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, lợn nái thường truyền
mầm bệnh cho bào thai, gây sảy thai, thai chết lưu, lây sang lợn con theo mẹ làm
lợn yếu ớt, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, tỷ lệ chết cao; lợn sau cai sữa, lợn thịt viêm
phổi nặng, đực giống mất tính dục, chất lượng tinh kém. Bệnh lây lan nhanh và
có thể bội nhiễm với nhiều loại mầm bệnh khác như: Dịch tả, Phó thương hàn,
Tụ huyết trùng, Liên cầu khuẩn, Suyễn,... làm ốm chết nhiều lợn. Bệnh Tai xanh
cũng là một trong những bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch (
theo thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ
NN&PTNT).
Do tính chất nghiêm trọng và khả năng lây lan rộng của bệnh, việc chẩn
đoán và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, kỹ thuật sinh
học phân tử đã phát triển một cách mạnh mẽ và chứng minh được vai trò ưu việt, trong
đó kỹ thuật PCR ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn. Đây là một kỹ thuật có độ
chính xác cao, ít tiêu tốn thời gian và về mặt chi phí có thể chấp nhận được. Hiện tại
một số công ty đã sản xuất ra máy PCR di động có tính ứng dụng cao, chẩn đốn nhanh,
chính xác và kịp thời. Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ sử dụng máy PCR di động để
thực hiện giám sát sự lưu hành của virus tại các trang trại.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, để góp phần trong cơng tác chẩn đốn
1
bệnh nhanh, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế nhằm đánh giá được tình hình
hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) tại một số tỉnh miền Bắc từ năm
2017 - 2018 và nâng cao hiểu biết về bệnh Tai xanh cho người chăn nuôi và cán bộ
thú y cơ sở chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giám sát Hội chứng rối loạn sinh
sản và hô hấp ở lợn tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam từ 2017-2018”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Ứng dụng Pockit iiPCR trong chẩn đoán virus PRRS (PRRSV) gây bệnh
ở lợn.
- Điều tra được tỷ lệ lưu hành PRRS trên lợn ni tại tỉnh Hịa Bình, Bắc
Giang và Hà Nội.
- Đề xuất được một số biện pháp chủ động phòng PRRS cho lợn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên đối tượng lợn ở các lứa tuổi, nghi nhiễm PRRSV
được ni tại tỉnh Hịa Bình, Bắc Giang và Hà Nội. Các thí nghiệm được tiến
hành xét nghiệm và thí nghiệm tại trang trại và Phịng xét nghiệm PCR của Trung
tâm Chẩn đốn và Cố vấn Thú y, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp thêm các thơng tin mới về tình hình nhiễm PRRSV trên lợn ni
tại một số tỉnh phía Bắc và việc ứng dụng Pockit iiPCR trong chẩn đoán nhanh
tại trại.
Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý và chăn ni đưa ra các biện
pháp phịng chống bệnh có hiệu quả, góp phần khống chế PRRSV gây ra trên lợn.
Tạo cơ sở để giúp các nhà quản lý, hộ chăn ni đưa ra các biện pháp tái đàn
nhanh chóng và bền vững sau khi dịch xảy ra, giúp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
SINH SẢN VÀ HƠ HẤP Ở LỢN
2.1.1. Khái quát về lịch sử Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
(Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS)
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn là bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm của lợn mọi nòi giống, mọi lứa tuổi (lợn nái, lợn con theo mẹ, lợn con sau cai
sữa, lợn choai, lợn thịt và lợn đực giống). Triệu chứng lâm sàng đặc trưng ở cơ
quan hô hấp và sinh sản. Lợn nái chửa bị bệnh, dấu hiệu rõ nhất là sảy thai, đẻ non,
thai chết lưu, lợn sinh ra chết yểu, chậm động dục trở lại sau cai sữa (Đào Trọng
Đạt, 2008). Tỷ lệ bị bệnh, tỷ lệ chết cao hay thấp phụ thuộc vào lứa tuổi mắc, sức
đề kháng của con vật và điều kiện chăm sóc ni dưỡng. Bệnh có tốc độ lây lan
nhanh. Lợn bị bệnh thường kế phát các bệnh Dịch tả lợn, Phó thương hàn lợn, Tụ
huyết trùng lợn, bệnh do E.coli, Streptococcus suis, suyễn lợn....
Vào cuối những năm 80, những báo cáo về một bệnh còn chưa biết
nguyên nhân đã bắt đầu ở Mỹ và khởi đầu chỉ nói đến triệu chứng lâm sàng của
bệnh (Keffaber, 1989). Lúc đó, những nhà thú y và người nghiên cứu cho rằng
hội chứng này khác thường vì tính trầm trọng, kéo dài, kết hợp triệu chứng rối
loạn sinh sản, hô hấp và không biết được những trường hợp ở thể ẩn tính. Rất
nhanh chóng, năm 1988 bệnh lan sang Canada và vào tháng 11 năm 1990, một
hội chứng tương tự đã được báo cáo ở Munster - Đức. Sau đó, những thơng tin về
bệnh này ở Châu Âu bắt đầu tăng lên nhanh chóng (OIE, 2005): ở Hà Lan, Tây
Ban Nha, Bỉ, Anh năm 1991 và 1992 ở Pháp. Năm 1998, bệnh được phát hiện ở
Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Lúc đầu do căn nguyên chưa được biết nên hội chứng được đặt tên là
“bệnh thần bí ở lợn” (Mistery swine Disease - MSD). Về sau, bệnh lan trên toàn
thế giới và được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Hội chứng hô hấp và vô sinh của
lợn (Swine infertility and respiratory disease – SIRS). Bệnh thần bí của lợn được
dùng nhiều ở Mỹ. Ở Châu Âu phổ biến dùng tên: “Hội chứng hô hấp và sảy thai
ở lợn (Porcine Endemic abortion and Respiratory syndrome – PEARS); “Hội
chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn” (Porcine respiratory and reproductive
syndrome - PRRS) và “Bệnh Tai xanh của lợn” (Blue Ear disease – BED)
Đến năm 1992, tại Hội nghị Quốc tế về hội chứng này tổ chức tại
3
Minesota (Mỹ), tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng
rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine reproductive and respiratory syndrome PRRS). Kể từ đó cho đến nay, tên này đã trở thành tên gọi chính thức của bệnh
(William, 2001a).
Hình 2.1. Bản đồ lịch sử xuất hiện PRRS trên thế giới
Nguồn: Jose (2012)
Ở Trung Quốc, PRRS đã liên tục xảy ra, trong vòng hơn 3 tháng của năm
2006, chủng PRRS virus độc lực cao đã gây ra đại dịch lây lan ở hơn 10 tỉnh phía
Nam và làm hơn 2 triệu con lợn ốm, trong đó có khoảng hơn 400.000 con đã
chết. Đến tháng 7 năm 2007, dịch bệnh đã xảy ra ở 25 tỉnh với hơn 180.000 lợn
mắc bệnh và 45.000 con đã bị chết.
Ở Việt Nam, theo thông báo của Cục Thú y (2007) các kết quả điều tra
huyết thanh học tại một số trại lợn giống của các tỉnh phía Nam đã phát hiện có
sự lưu hành của PRRS virus chủng cổ điển, độc lực thấp. PRRS đã xuất hiện và
lưu hành tại nước ta từ năm 1997. Tuy nhiên sự bùng phát thành dịch và gây tổn
thất đáng báo động cho ngành chăn nuôi lợn thực sự mới bắt đầu từ tháng 3 năm
2007. Năm 2010, PRRSV lại gây ra đợt dịch lớn tại Việt Nam với diễn biến phức
tạp, dịch xảy ra trên diện rộng trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Dịch bệnh PRRS ở lợn không chỉ gây tổn thất cho nền kinh tế xã hội ở
nhiều địa phương trong cả nước, mà còn gây tâm lý hoang mang trong nhân dân
và ngành chăn nuôi truyền thống có tính chất nhỏ lẻ khơng tập trung của nước ta.
4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu PRRS trên thế giới và trong nước
2.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, căn bệnh, cơ chế sinh
bệnh, triệu chứng, bệnh tích của PRRS và biện pháp phòng chống.
Tác giả Nelson et al. (1993) trên cơ sở phân tích cấu trúc gen của các
chủng PRRSV phân lập từ các vùng địa lý khác nhau đã xác định được 2 nhóm
genotype là:
- Nhóm I: Gồm những virus thuộc dòng Châu Âu, đại diện bởi virus
Lelystad.
- Nhóm II: Gồm những virus thuộc dịng Bắc Mỹ, đại diện bởi virus VR - 2332.
Meng et al. (1995); Kapur et al. (1996), bằng kết quả phân tích trình tự
nucleotid và axit amin của virus VR-2332 và virus Lelystad cho rằng các virus
này đang tiến hoá do đột biến ngẫu nhiên và do tái tổ hợp trong gen.
Theo kết quả nghiên cứu của Thanawongnuwech et al. (1998) cho biết
thời gian nhiễm trùng huyết, tốc độ bài thải và tái sản trong đại thực bào của
PRRSV ở lợn 4 đến 8 tuần tuổi dài hơn so với lợn 16 đến 24 tuần tuổi.
Theo Wills et al. (1997) khi bị nhiễm PRRSV sẽ làm tăng tính mẫn cảm
của lợn đối với Streptococcus suis serotyp 2, và làm trầm trọng thêm tình trạng
bệnh do Salmonella choleraesuis trong cơ thể lợn khi có kế phát.
Rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến việc truyền lây của PRRSV. Theo
các tác giả, PRRSV có thể truyền lây trực tiếp và truyền lây gián tiếp.
* Truyền lây trực tiếp:
Các đường truyền lây trực tiếp của PRRSV trong và giữa các quần thể lợn
bao gồm cả lợn nhiễm bệnh và tinh dịch bị vấy nhiễm. PRRSV được phát hiện từ
nhiều loại chất tiết và các chất thải từ lợn, bao gồm máu, tinh dịch, nước bọt, dịch
họng, phân, nước tiểu, hơi thở ra, sữa và sữa đầu.
Sự truyền lây theo chiều dọc xảy ra trong suốt giai đoạn cuối của thời kỳ
mang thai. Qua nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cho rằng khả năng qua nhau thai
của virus phụ thuộc vào giai đoạn mang thai của lợn nái khi virus xâm nhập vào
cơ thể chúng. Nếu virus xâm nhập vào con nái đang chửa kỳ 1 hoặc đầu kỳ 2 thì
khả năng qua nhau thai của virus là rất thấp, thể hiện ở đàn con sinh ra tỷ lệ chết
thấp, tỷ lệ thai chết lưu cũng thấp, có con non hầu như khơng có triệu chứng
5
bệnh. Nếu virus xâm nhập vào những con nái đang chửa kỳ 2 thì khả năng qua
được nhau thai là rất cao. Chúng thường gây chết lợn mẹ, hoặc tăng tỷ lệ thai
chết lưu, đẻ non, con non chết yểu nhiều, tỷ lệ cai sữa thấp...Hiện tượng này được
giải thích là do tính thấm của nhau thai ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ
(Wills et al., 2003).
PRRSV có thể truyền ngang qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn
cảm nhiễm cũng như sự lây truyền qua tinh dịch của lợn đực nhiễm bệnh.
Yeager (1993) đã sử dụng tinh trùng lấy từ 2 lợn đực xác định có virus
huyết sau 5 ngày gây nhiễm, thụ tinh nhân tạo cho 2 nái tơ. Kết quả là 2 nái tơ
này đã có phản ứng huyết thanh dương tính với PRRSV.
Swenson (1994) đã gây bệnh thành công bằng cách lấy tinh trùng của 4
lợn đực nhiễm PRRSV tiêm vào xoang bụng lợn con từ 4-6 tuần tuổi.
Christopher (1998) dùng tinh dịch lấy từ lợn đực 43 ngày sau khi gây
nhiễm tiêm cho lợn mẫn cảm, đã làm thay đổi phản ứng huyết thanh của những
lợn này.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định, đặc trưng của PRRSV là nhiễm trùng
kéo dài. Đây là một đặc trưng của nhóm Arterivirus. Sự tồn tại dai dẳng của
PRRSV gây ra lây nhiễm "âm ỉ", virus hiện diện ở mức độ thấp nhất trong cơ thể
và giảm dần theo thời gian (Wills RW, 1997).
Cơ chế mà virus sử dụng để tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể
chưa được làm rõ. Thời gian tồn tại của virus được nói đến trong nhiều nghiên
cứu, nhưng kết quả khác nhau. Sử dụng phản ứng khuyếch đại gen (PCR) ARN
đã phát hiện ở lợn đực hậu bị (6 - 7 tháng tuổi) PRRSV tồn tại tới 120 ngày sau
khi gây nhiễm (Bautista, 2002) và bài thải virus sang động vật khác kéo dài đến
36 ngày (Bierk, 2001).
Về thời gian tồn tại của PRRSV trong quần thể: bằng gây bệnh thực nghiệm
(Horter, 2002) đã phát hiện được PRRSV trong 100% cá thể trong tổng số 60 lợn
3 tuần tuổi sau 63 ngày gây nhiễm và 90% sau 105 ngày gây nhiễm.
Nếu lợn mẹ bị nhiễm bệnh trong khoảng 85-90 ngày của giai đoạn mang
thai, PRRSV có thể nhiễm sang bào thai, lợn con sinh ra mắc bệnh bẩm sinh ngay
sau khi sinh. Trong những trường hợp này, ARN của PRRSV được phát hiện trong
huyết thanh vào ngày 120 sau khi đẻ. Lợn chỉ báo được nhốt lẫn với những lợn
mắc bệnh này (98 ngày sau khi sinh) đã phát hiện kháng thể PRRSV vào ngày 14
6
sau đó (Benfield D, 1992). Sự tồn tại dai dẳng của PRRSV trong từng cá thể dao
động trong khoảng thời gian từ 154 đến 157 ngày sau khi nhiễm.
* Truyền lây gián tiếp
Nhiều thông báo cho rằng dụng cụ, thiết bị, ủng và quần áo bảo hộ của
công nhân chăn nuôi là những nguồn mang PRRSV tiềm tàng lây nhiễm cho lợn
mẫn cảm (Otake et al., 2002).
Theo tác giả Dee et al. (2005) nếu sử dụng giầy, dép một lần, găng tay,
các dụng cụ hai lớp và ngâm chân vào hố sát trùng trước khi vào trại có thể làm
giảm tối đa mức độ vấy nhiễm PRRSV trên bề mặt của các vật dụng này và hạn
chế lây lan PRRSV theo phương thức cơ học.
Cũng theo Dee và cs., các phương tiện vận chuyển gần đây đã được khảo
sát là một trong những đường lây lan PRRSV theo phương thức cơ học.
Nghiên cứu của Otake (2002) cho rằng các loài côn trùng, muỗi – Aedes
vexans và ruồi nhà - Musca domestica tiếp xúc thường xuyên với các phương
tiện, dụng cụ, thiết bị dùng cho chăn nuôi lợn là một trong những nhân tố cơ học
mang PRRSV từ lợn nhiễm bệnh sang lợn mẫn cảm.
Wills RW et al. (1997) thông báo, các lồi động vật có vú: Lồi gặm
nhấm, gấu trúc Mỹ, chó, mèo, thú có túi, chồn hơi và các lồi chim (chim sẻ, sáo
ni) có vai trị quan trọng trong việc làm lây lan PRRSV. Khơng có lồi nào là
vector sinh học.
Zimmerman et al. (1997) đã gây bệnh qua đường miệng cho gà, ngan, gà
lôi với khoảng 104 TCID50 PRRSV. Không thấy xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở
bất cứ lồi chim nào và chúng khơng có sự thay đổi phản ứng huyết thanh đối với
PRRSV. Tuy nhiên có thể phân lập được PRRSV sau khi gây nhiễm 5 ngày trong
phân gà, 5-12 ngày trong phân gà lôi.
Cũng theo Zimmerman et al. (1997) các loài thuỷ cầm di trú (vịt trời) là
một trong những vector làm lây lan PRRSV trong các trang trại. Ông và các cộng
sự đã phân lập được virus này trong phân của vịt trời. Theo Dee et al. (2005) đó
là do bản năng di trú của chúng và khuynh hướng làm tổ ở các đầm phá gần các
trại lợn. Và vì PRRSV có thể sống sót trong nước đến 11 ngày và trong mương
chứa chất thải của lợn tới 7 ngày. Đây có thể là giả thuyết đáng tin cậy, tuy nhiên
hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này.
7
Một số nghiên cứu khác đã cho thấy rằng lợn gây bệnh thực nghiệm có thể
lây nhiễm cho lợn chỉ báo qua khơng khí ở khoảng cách 1m. Theo Torremorel et al.
(1997), hiện nay người ta đã chứng minh rằng virus sống có thể lây lan tới 105m qua
sử dụng mơ hình ống thẳng áp lực âm, dẫn tới lây nhiễm lợn chỉ báo mẫn cảm.
2.1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn đã được phát hiện
từ năm 1997 khi nhập 51 lợn giống từ Mỹ. Bằng phản ứng huyết thanh học đã xác
định được 10 trong số 51 lợn giống trên có phản ứng dương tính với PRRSV.
Trần Thị Bích Liên và Trần Thị Dân (2003) bằng kỹ thuật ELISA, khảo
sát 1.082 mẫu huyết thanh của lợn thu nhận từ 21 trại nuôi công nghiệp và hộ
chăn nuôi của các tỉnh thành thuộc miền Đông Nam Bộ cho thấy:
- 85,71% số cơ sở chăn nuôi phát hiện có lợn nhiễm PRRSV và 36,78%
số mẫu huyết thanh dương tính.
- Lợn hậu bị và lợn thịt lúc giết mổ có tỉ lệ nhiễm cao nhất: 51,24% và
49,25%.
- Khu vực chăn ni tập trung có tỷ lệ nhiễm (56,72%) cao hơn so với
khu vực chăn ni gia đình (29,98%).
- Trong 130 mẫu huyết thanh dương tính có 59,23% số mẫu nhiễm chủng
Bắc Mỹ, 36,92% số mẫu nhiễm cả hai chủng Bắc Mỹ và Châu Âu, chỉ có 3,8%
số mẫu nhiễm chủng Châu Âu.
Nguyễn Lương Hiền và cs. (2001) điều tra tình hình Hội chứng rối loạn
sinh sản và hơ hấp ở đàn lợn nuôi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận cho thấy trong số 2.036 mẫu huyết thanh của lợn được kiểm tra có
596 mẫu huyết thanh có kháng kháng thể PRRSV, chiếm tỷ lệ 29,27%; 5 trong số
15 trại lợn được lấy mẫu xét nghiệm có lợn bị nhiễm PRRSV, chiếm tỷ lệ 33%.
Tại Cần Thơ, kết quả xét nghiệm của La Tấn Cường (2005) cho biết tỷ lệ
nhiễm PRRSV của đàn lợn nuôi trên địa bàn là 66,86%.
Điều tra huyết thanh học của Kamakawa và Hồ Thị Việt Thu từ 1999 - 2003
cho thấy tỷ lệ nhiễm PRRSV của đàn lợn trên địa bàn tỉnh Cần Thơ là 7,7%.
Thông báo của Cục thú y (2007): Các kết quả điều tra huyết thanh học tại
một số trại lợn giống của các tỉnh phía Nam đã phát hiện có sự lưu hành của
PRRSV chủng cổ điển, độc lực thấp, gây bệnh với mức độ nhất định.
8
Kết quả khảo sát bước đầu của Lê Văn Năm (2007) về tình hình Hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn trong đợt dịch 2007 tại một số xã thuộc
vùng đồng bằng Bắc Bộ: Tỷ lệ lợn ốm, đối với lợn nái nuôi con là 74,86%; nái
hậu bị và nái chửa là 74,07%; lợn con theo mẹ là 89,10%; lợn choai là 80,07%;
lợn đực giống là 47,57%.
Lợn con bị bệnh, tỷ lệ bị tiêu chảy khá cao (83,25%); lợn ốm bị táo bón
50,50%; lợn con bị lạc giọng 60,50%.
2.2. CĂN BỆNH
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn do virus thuộc giống
Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn
ARN. Dựa vào phân tích cấu trúc gen người ta đã xác định được hai nhóm virus.
Nhóm I gồm các virus thuộc chủng Châu Âu (tên gọi phổ thông là virus
Lelystad) gồm nhiều phân nhóm đã được xác định. Nhóm virus này được Wensvoort
và cộng sự - Viện thú y Trung ương – Lelystad – Hà Lan phân lập được bằng tế bào
đại thực bào phế nang của lợn và được đặt tên là virus Lelystad – LV.
Nhóm II gồm các virus thuộc dòng Bắc Mỹ (với tên gọi là VR – 2332)
được Collins et al. phân lập được vào năm 1992. Về mặt di truyền và tính kháng
ngun, hai nhóm virus này hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau về cấu trúc chuỗi
nucleotide của virus thuộc hai chủng là khoảng 40% (Han J and Y.Wang, 2006),
do đó ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo giữa 2 chủng. Tại thực địa,
sự đa dạng cả về đặc tính di truyền và đặc tính kháng nguyên của các chủng
PRRSV là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vacxin không hiệu quả và đôi khi
xảy ra những ổ dịch PRRS lớn.
Qua nghiên cứu giải mã gen của virus tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy: các
mẫu virus gây ra các ổ dịch PRRS tại việt Nam có mức độ tương đồng về amino
acid từ 99 - 99,7% so với chủng PRRSV gây bệnh thể độc lực cao ở Trung Quốc
và đều mất 30 acid amin. Kết quả này cũng hoàn toàn giống với kết quả công
cường độc của Trung tâm chẩn đoán Thú y TW. Tất cả đều thống nhất chủng
virus gây ra các ổ dịch PRRS ở Việt Nam hiện nay thuộc dịng Bắc Mỹ, chủng
này có sự tương đồng về kháng nguyên với chủng có độc lực cao gây bệnh tại
Trung Quốc (Cục thú y, 2008).
Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Ngọc Hải và Võ Khánh Hưng (2012):
chủng virus gây Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại Việt Nam chiếm
9
đa số là chủng Trung Quốc (65%), kế đến là dịng NA (32%) và ít nhất là chủng
EU (1,3%).
2.2.1. Hình thái cấu trúc của PRRSV
Hạt virus có đường kính 50–70 nm, chứa nucleocapsid cùng kích thước có cấu
trúc đối xứng 20 mặt, đường kính 35 nm, được bao bọc bên ngồi bởi một lớp vỏ bọc
dính chặt với cấu trúc bề mặt giống như tổ ong. Bộ gen bao gồm 1 phân tử dạng chuỗi
đơn dương ARN kích thước từ 13 - 15 kb. Sợi ARN virus có 1 cổng 5’ và 1 dải cổng
đầu 3’. Gen ARN polymeraza chiếm khoảng 75% đầu 5’ của bộ gen, gen mã hoá cho
các protein cấu trúc của virus nằm ở đầu 3’ (Nguyễn Bá Hiên, 2007).
Hình 2.2. Hình thái cấu trúc của PRRSV
Nguồn : Hans (2012)
Genome PRRSV có kích thước khoảng 15 kilobase và bao gồm 9 khung đọc
mở (ORF) (Meulenberg et al., 1993), trong đó ORF1a và ORF1b chiếm 75% chiều
dài genome và mã hóa cho 14 protein phi cấu trúc khác nhau (NSP).
Các protein cấu trúc của PRRSV mã hóa bởi các ORF từ 2-7. Các ORF
mã hóa protein tương ứng được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Chức năng các ORF của PRRSV
Khung đọc mở ORF
ORF1a và ORF1b
ORF2a và ORF 2b
ORF3
ORF4
ORF5
ORF6
ORF7
ORF5a
Protein được mã hóa
Các enzyme sao chép RNA polymerase
Glycoprotein màng nhỏ GP2a và GP2b
Glycoprotein màng GP3
Glycoprotein màng GP4
Glycoprotein màng lớn GP5
Protein kết màng - M
Nucleocapsid protein - N
Chưa rõ
Chức năng protein
Protein phi cấu trúc
Protein cấu trúc
Chưa rõ
Nguồn: Nedzad and Gagnon (2010)
10
Tất cả các protein đều cần thiết cho quá trình sản xuất virus gây bệnh
nhưng chỉ cần GP5, M và N đã có thể sản xuất hạt virus. Chúng chiếm 90-95%
lượng protein cấu trúc của virus. Trong số đó, protein GP5 (glycoprotein 5) được
mã hóa bởi ORF5, là một protein được glycosyl hóa, gắn với màng bọc ngồi của
virus PRRRS, có tính kháng ngun mạnh và chịu trách nhiệm gây bệnh của
virus (Vũ Khắc Hùng và cs., 2015).
Protein GP5 cùng với protein N là đích chủ yếu của các kháng thể trung
hòa, tham gia vào cơ chế “lẩn tránh” đáp ứng miễn dịch cơ thể vật chủ của
PRRSV, do ngăn cản hiện tượng trình diện kháng nguyên virus của các đại thực
bào với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch trong cả đáp ứng miễn dịch dịch thể
và qua trung gian tế bào (CMI-cell mediated immunity) (Ansari et al., 2006).
Ngồi ra, GP5 cịn tham gia hiện tượng “chết theo chương trình”
(apoptosis) của các tế bào trong cơ thể bị nhiễm PRRSV. Sự biến đổi của GP5 là
một trong những nguyên nhân làm gia tăng khả năng lây nhiễm và gây bệnh của
PRRSV, làm cho dịch PRRS ngày càng phức tạp, do làm giảm hiệu quả phòng
bệnh của các vacxin phịng bệnh đang lưu hành. Chính vì vậy, nghiên cứu giải
mã gen kháng nguyên GP5 (ORF5) của PRRSV đương nhiễm hiện nay là thực sự
cần thiết, giúp cho chẩn đoán xác định bệnh nhằm sớm áp dụng các biện pháp
khống chế và khoanh vùng dịch tễ, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra (Tony L.
Goldberg et al., 2000). Ngoài ra, dữ liệu gen học và hiểu biết di truyền học của gen
ORF5 giúp cho việc nghiên cứu sản xuất các vacxin thế hệ mới phù hợp với PRRSV
đang lưu hành và còn cho phép xác định mức độ tiến hóa của virus đang nhiễm với
các chủng trước đó tại Việt Nam và trên thế giới (Vũ Khắc Hùng và cs., 2015).
2.2.2. Đặc tính sinh học của virus
Virus rất thích hợp với đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở
vùng phổi. Virus nhân lên ngay bên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết
chết đại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị giết chết nên sức đề kháng của lợn
mắc bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy lợn bị bệnh thường dễ bị nhiễm
khuẩn thứ phát.
Tuy có một số khác biệt về di truyền và kiểu hình nhưng các chủng virus
Bắc Mỹ và các chủng virus Châu Âu lại tạo ra các triệu chứng lâm sàng về hô
hấp và sinh sản ở lợn rất giống nhau.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu tổn thương đại thể và vi thể của tổ
chức phổi lợn mắc bệnh, người ta chia ra hai nhóm virus: nhóm virus có độc lực
11
cao và nhóm virus có độc lực thấp. Nhóm virus có độc lực cao thường gây ra các
tổn thương ở tổ chức phổi lợn bệnh nặng hơn nhóm virus có độc lực thấp.
Gần đây, tại Trung Quốc các nhà nghiên cứu với quy mô rộng lớn nhất từ
trước đến nay đã khẳng định là có sự biến đổi về độc lực của PRRSV, hậu quả
lợn nhiễm PRRSV có tỷ lệ chết rất cao, trên 20% trong tổng số nhiễm bệnh
(Kegong, 2007).
Virus không gây ngưng kết với các loại hồng cầu gà, dê, thỏ, chuột, hồng
cầu type O của người... Phát triển tốt trên môi trường tế bào đại thực bào phế
nang lợn, trên tế bào dòng CL 2621, tế bào MA 140 với bệnh tích phá huỷ tế bào,
sau 2-6 ngày tế bào co tròn, tập trung thành cụm dày lên, nhân co lại cuối cùng
bong ra (William, 2001b).
2.2.3. Sức đề kháng của PRRSV
Virus gây PRRS có thể tồn tại một năm ở nhiệt độ lạnh từ - 20oC đến 700C; trong điều kiện 4oC virus có thể sống một tháng. Với nhiệt độ cao cũng
như các virus khác PRRSV đề kháng kém; ở 37oC chịu được 48 giờ, 56oC chết
sau một giờ. Khoảng pH phù hợp là 6,5-7,5. Với các chất sát trùng thơng thường
và mơi trường có pH axit, virus dễ dàng bị tiêu diệt. Dưới tác động của ánh nắng
mặt trời hoặc tia tử ngoại vô hoạt virus nhanh chóng, các dung mơi hịa tan chất
béo cũng dễ dàng phá hủy virus (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2009).
2.2.4. Những virus liên quan
Họ Arteriviridae chỉ có một giống duy nhất, chứa tất cả 4 thành viên: virus
gây đông sữa ở chuột (Lactat dohydrogenase virus - LDV), virus viêm động
mạch ngựa (Equine arteritis virus – EAV), virus sốt xuất huyết khỉ (Simian
hemorrhagic fever virus – SHFV) và PRRSV. Các thành viên trong hộ
Arteriviridae có cấu trúc và sự nhân lên giống với virus họ Coronaviridae
(William, 2001b). Sự khác biệt giữa hai họ virus này chính là bộ gen của
Arteriviridae chỉ bằng ½ bộ gen của Coronaviridae và nét giống nhau đặc trưng
của chúng là bản sao mã giống nhau đặc trưng của lớp Nidoviral. Trong nhóm
virus này, PRRSV có quan hệ gần nhất với LDV dựa trên tính đồng đẳng.
Bên cạnh sự giống về tổ chức và cấu trúc gen, PRRSV cịn có chung các
đặc tính khác với virus LDV, EAV và SHFV. Đại thực bào là tế bào mục tiêu cho
tất cả 4 virus này. PRRSV, EAV và SHFV nhân lên trong đại thực bào phế nang,
LDV nhân lên hoàn toàn nghiêm ngặt trong phần lớn tế bào đại thực bào màng
bụng chuột nhắt. Sự phân giải diệt tế bào của các đại thực bào bị bệnh nhanh
12