Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2011 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.02 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
MÔN: Kinh tế đầu tư
ĐỀ TÀI: Tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
2011-2013

Sinh viên thực hiện: Nhóm 5

Giảng viên hướng dẫn:
Th.s Hồ Tú Linh


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiên công
nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Vì để xây dựng và phát triển một nền
kinh tế ổn định, vững chắc, tốc độ phát triển nhanh đòi hỏi phải xác định được một cơ cấu
kinh tế hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các
vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa thiết thực
trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, tận dụng được tối đa lợi
thế so sánh của đất nước.
Hiện nay cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, lĩnh vực đầu tư ngày
càng được chú trọng và phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhờ đó
nền kinh tế có đà tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, đồng thời cơ cấu kinh tế đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực.
Vậy tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào trong giai đoạn
2011-2013? Thực trạng, giải pháp của vấn đề này như thế nào? Để giải quyết các vấn đề
trên nhóm em đã tìm hiểu đề tài: “ Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê


giai đoạn 2011-2013.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.
Mục tiêu chung:


Nghiên cứu tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam nhằm
đánh giá được tầm quan trọng của đầu tư đối với nền kinh tế nước ta. Từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư ở nước ta.
2.2.






Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư ở Việt Nam
Đánh giá được tình hình đầu tư ở Việt Nam.
Đánh giá được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Đánh giá tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội nước ta đến năm

2020, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để thu hút vốn đầu tư
3. Phạm vi nghiên cứu.
• Không gian: Tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt
Nam.
• Thời gian: Tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn
2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu.

• Thu thập số liệu
• Phân tích đánh giá

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ
1.1.
Cơ sở lý luận về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1.1. Cơ sở lý luận chung về đầu tư.
1.1.1.1.
Khái niệm đầu tư.

Hoạt động đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trọng tương lai lớn hơn
nguồn lực đã bỏ ra ở hiện tại để đạt được các kết quả đó.
1.1.1.2.

Phân loại đầu tư phát triển.

Theo từng tiêu chí và góc độ tiếp cận người ta tiến hành phân chia đầu tư thành nhiều
bộ phận khác nhau:


1.1.1.2.1.

Theo cách thức tiến hành đầu tư:

- Đầu tư phát triển: là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm làm tăng thêm hoặc tao ra những tài sản mới cho nền kinh tế (tài sản tài chính, tài
sản vật chất, tài sản trí tuệ), gia tang sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Đầu tư tài chính : là loại đầu mà ngườicó tiền bỏ tiền ra cho vay hay mua các chứng từ
có giá trên thị trường tiền tệ để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu
chính phủ..) hay lãi suất phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát
hành (cổ phiếu, trái phiếu công ty…). Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền
kinh tế mà chỉ làm tang giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư.
Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hóa sau đó
bán với giá cao hơn nhằm thu lơi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán, loại đầu tư
này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng tài sản tài chính cho
nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa người
bán với nhà đầu tư , với nhà đầu tư và khách hàng của họ.
1.1.1.2.2.

Theo tái cơ cấu sản xuất:

Đầu tư theo chiều rộng: là hình thức mở rộng quy mô, tăng sản lượng, tạo ra tài sản
mới cho nền kinh tế, nhưng năng suất lao động và sản lượng không đổi.
Đầu tư theo chiều sâu không mở rộng quy mô, tăng sản lượng hay tạo tài sản mới cho
nền kinh tế mà tập trung cho việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm trên cơ
sở áp dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ , nâng cao hiệu quả đầu tư.
1.1.1.2.3.

Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư:

Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều
hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản
lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.


Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế người ta còn

phân chia hoạt động đầu tư theo lĩnh vực hoạt động xã hội của các kết quả đầu tư, theo
đặc điểm hoạt động, theo thời gian, theo nguồn vốn, theo chủ thể, theo vùng lãnh thổ…
1.1.1.3.
Đặc điểm của đầu tư phát triển
- Thường đòi hỏi vốn lớn, vốn nằm khê đọng trong quá trình đầu tư.
- Hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài
- Với tính chất lâu dài như vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư chịu ảnh

hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và các điều kiện địa lý của
-

không gian
Các thành quả của hoạt động đầu tư nếu là các công trình xây dựng, vật liệu kiến
trúc như nhà máy, hầm mỏ, các công trình thủy lợi, đường sá sẽ vận động ở ngay

-

nơi mà nó được tạo dựng lên.
Với đặc điểm vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và kết quả đầu tư kéo dài, lao

-

động nhiều thì hoạt động đầu tư thường chịu mức rủi ro cao.
Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư phát triển đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao phải

làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư.
1.1.2. Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.2.1.
Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với

nhau và được biểu hiện bằng mặt chất và mặt lượng.
1.1.2.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tương quan của các bộ phận cấu thành nền
kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về
quy mô và tốc độ phát triển của các bộ phận cấu thành.
1.1.2.2.1.

Chuyển dịch cơ cấu ngành

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành
và làm thay đổi mối quan hệ trong tương quan giữa chúng so với các thời điểm trước và
sự thay đổi này có thể làm xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã
có tức là có sự thay đổi về số lượng cũng như các loại ngành trong nền kinh tế.


Cơ cấu ngành hợp lý phải tạo ra sự tăng trưởng cao trong nền kinh tế. Cơ cấu ngành
hợp lý là cơ cấu ngành đầu tư nhiều vào công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên tỉ trọng này
phụ thuộc vào đặc thù của từng quốc gia cũng như phụ thuộc vào môi trường của quốc
gia đó và môi trường thế giới trong từng giai đoạn cụ thể.
1.1.2.2.2.

Chuyển dịch cơ cấu vùng

Chuyển dịch cơ cấu vùng được xem là hợp lý khi:
Việc chuyển dịch này làm cho các vùng thịnh vượng, các vùng có điều kiện thuận lợi
bức phá lên. Nhưng đồng thời phải có chính sách phát triển các vùng còn lại của đất nước
để nhằm vực dậy, khôi phục và phát triển các vùng ngừng trệ, đồng thời mở mang các

vùng kinh tế mới nhằm xóa bỏ dần chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong
một nền kinh tế.
1.1.2.2.3.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế được coi là hợp lý khi tất cả các thành phần kinh tế đều phát huy
được thế mạnh của mình. Tuy nhiên nền kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế.
1.1.2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo hướng hợp lý hơn, sự thay đổi đó chính là sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước thường phụ
thuộc vào một số nhân tố bên trong và bên ngoài.


Nhân tố bên trong:

Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép phát triển ngành sản xuất nào một cách
thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trình độ nguồn nhân lực; những điều kiện kinh tế,
văn hóa của đất nước.


Nhu cầu xã hội, thị trường ở từng giai đoạn là cơ sở để sản xuất phát triển đáp ứng
nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chất lượng hàng hóa, từ đó dẫn đến sự thay đổi về
vị trí, tỉ trọng của các ngành trong nền kinh tế.
Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của từng quốc gia có tác động quan
trọng đến chuyển dịch cơ câu kinh tế.

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước cho phép sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả đến mức nào….


Nhân tố bên ngoài:

Xu hướng chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới. Sự biến động về chính
trị,kinh tế, xã hội của một nước hay một số nước nhất là nước lớn sẽ tác động mạnh mẽ
đến dòng chảy hàng hóa trao đổi, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu hút vốn đầu tư chuyển
giao công nghệ…buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
cơ cấu kinh tế của mình nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và sự phát triển trong động thái
chung của thị trường thế giới.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân công lao động diễn ra trên phạm vi
quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc và cơ hội thi trường rộng lớn được mở ra trong quá
trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế cho phép các nước có khả năng khai thác những thế
mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuât, hàng hóa và dịch cụ một cách có
hiệu quả. Qúa trình đó vừ bắt buộc, vừa tao điều kiện thuận lợi cho các nước thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp vơi sự phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới.
Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của
công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực sản xuất góp phần
đấy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước vì thông tin nhanh chóng
làm cho sản xuất kinh doanh được điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản
xuất.


1.1.3. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.3.1.
Đầu tư là tác nhân thiết yếu tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


- Kinh nghiệm cũng như thực tiễn của nhiều nước cho thấy: nếu như có chính sách đầu
tư hợp lý sẽ tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách đầu tư bao gồm cải tạo
nguồn vốn và sử dụng vốn. Tỷ trọng phân bổ nguồn vốn cho các ngành khác nhau sẽ
mang lại những hiệu quả khác nhau.
- Vốn đầu tư cũng như tỉ trọng vốn đầu tư vào các ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến
chuyển dịch cơ cấu ngành, đồng thời có sự ảnh hưởng chung đến toàn bộ nền kinh tế.
- Đầu tư được đánh giá tốt khi có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng :
+ Hoạt động đầu tư phải làm đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng xuất hiện những ngành
công nghiệp mới, giảm tỉ trọng những ngành không phù hợp, tăng tỉ trọng những ngành
có lợi thế, thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận của một ngành, của một nền kinh tế
ngày càng hợp lý hơn.
+ Sử dụng các nguồn lực ngày càng hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của
từng bộ phận cũng như hiệu quả kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.3.2.


Các chỉ số đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỉ trọng các ngành:

Tỉ trọng ngành công nghiêp =
Tỉ trọng ngành nông nghiệp =
Tỉ trọng ngành dịch vụ =
Ý nghĩa :cho biết đóng góp về mặt lượng của mỗi ngành vào tổng sản lượng của nền kinh
tế trong mỗi thời kỳ.Xét trong một thời kỳ chỉ số này phản ánh vai trò của mỗi ngành
trong nền kinh tế. Nếu xét nhiều thời kỳ liên tiếp chỉ số này thể hiện sư thay đổi vai trò
của các ngành qua thời gian. Công thức tính tỉ trọng này cũng áp dụng tính tỉ trọng đầu tư


của mỗi vùng, của các thành phần kinh tế. Khi đó nó dùng để đánh giá sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vùng, thành phần kinh tế.



Độ lệch tỉ trọng ngành:

Ý nghĩa: đánh giá hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành trong thời kỳ nghiên cứu.

1.1.3.3.


Các hệ số đánh giá tác động của đầu tư đến sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với việc thay đổi cơ cấu ngành:

α=
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỉ trọng GDP của ngành trong tổng GDP thì
cần phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu. Qua đó để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của đầu tư đến chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế.


Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi cơ cấu GDP

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để góp phần đưa vào tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì
tỉ trọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu. Cũng giống như hệ số trên hệ số
này là thước đo độ nhạy cảm của tăng trưởng kinh tế nói chung với thay đổi tỉ trọng đầu
tư mỗi Đầu tư có tác động quan trọng, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp
quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự
cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực
của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.
1.3.4. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng con đường tăng trưởng nhanh với tốc độ mong
muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ.
1.3.4.1. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành:


Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và
dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, cùng với việc áp dụng đồng
bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này qua trạng thái khác,
hợp lý và hiệu quả hơn.
Việc đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử dụng như
thế nào… đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của ngành nói riêng và của
cả nền kinh tế nói chung.
- Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành: Đây là hệ quả
tất yếu của đầu tư. Đầu tư vào ngành nào càng nhiều thì ngành đó càng có khả năng đóng
góp lớn hơn vào GDP.
- Như đã nói, đầu tư đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cả nền kinh tế. Sự thay
đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành hay nói cách khác, sự
phân hóa cơ cấu sản xuất trong mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu tư.
+ Đối với các ngành nông nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa và
hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết cấu kinh tế xã
hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ…
+ Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển
các ngành kinh tế theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng
điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất
khẩu.
+ Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại, dịch vụ vận tải
hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư còn tạo nhiều thuận
lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển du lịch,
mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ.
- Nhờ có đầu tư mà quy mô, năng lực sản xuất của các ngành cũng được tăng cường. Mọi
việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc, trang thiết bị… suy



cho cùng đều cần đến vốn. Một ngành muốn tiêu thụ rộng rãi sản phẩm của mình thì phải
luôn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng, nghiên cứu
chế tạo các chức năng, công dụng mới cho sản phẩm. Do đó việc đầu tư để nâng cao hàm
lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm là điều kiện không thể thiếu được nếu muốn
sản phẩm đứng vững trên thị trường.
1.3.4.2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ:
Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng
đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những vùng có khả năng phát triển
nhanh hơn.
+ Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung tại những vùng kinh tế trọng điểm của đất
nước. Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tư phát huy thế mạnh của mình, góp phần
lớn vào sự phát triển chung của cả nước, làm đầu tàu kéo kinh tế chung của đất nước đi
lên, khi đó những vùng kinh tế khác mới có điều kiện để phát triển, làm bàn đạp thúc đẩy
cho các vùng khác phát triển.
+ Nguồn vốn đầu tư cũng thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát triển,
giúp họ có đủ điều kiện để khai thác, phát huy tiềm năng của họ, giải quyết những vướng
mắc tài chính, cơ sở hạ tầng cũng như phương hướng phát triển, tạo đà cho nền kinh tế
vùng, giảm bớt sự chênh lệch kinh tế với các vùng khác.
Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư thích hợp đều có điều
kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình. Những vùng tập trung nhiều khu
công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát triển của một quốc gia. Những vùng có điều
kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển. Những vùng kém phát
triển có thể nhờ vào đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng cách với các
vùng khác.


Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và nông thôn thì đầu tư là yếu tố bảo đảm

cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng các khu đô thị dựa trên các quyết định của
chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm với các khoản đầu tư hợp lý. Đô thị hoá
không thể gọi là thành công thậm chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng không
đáp ứng được các nhu cầu của người dân.
1.3.4.3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào chiến
lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phần nào là chủ
đạo, thành phần nào được ưu tiên phát triển, vai trò, nhiệm vụ của các thành phần trong
nền kinh tế… Ở đây đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện.
Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của các
thành phần kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự
chuyển dịch theo hướng tiến bộ.Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự
tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Đầu tư tạo ra sự phong phú, đa dạng về nguồn vốn đầu tư. Cùng với sự xuất hiện của
các thành phần kinh tế mới là sự bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào tổng vốn đầu tư
của toàn xã hội, tạo nên một nguồn lực mạnh mẽ hơn trước để nâng cao tăng trưởng và
phát triển kinh tế.Việc có thêm các thành phần kinh tế đã huy động và tận dụng được các
nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi cá nhân tham gia
đầu tư làm kinh tế ngành.
1.2.

Cơ sở thực tiễn về đầu tư và chuyễn dịch cơ cấu kinh tế
Sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng nhất từ

trước đến nay, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dừ chưa thật sự vững chắc
do Mỹ và khu vực EURO tiếp tục phải đối mặt với khó khan tài chính. Theo đánh giá đưa
ra vào tháng 11/2012 và thông tin cập nhật vào những ngày cuối năm của IMF và các tổ



chức tài chính khu vực cùng các báo cáo quốc gia kinh tế thế giới năm 2012 tiếp tục suy
giảm và chỉ tăng 3,3% năm, thấp hơn kết quả đạt được 6,2% năm 2011. Mặc dù có tín
hiệu phục hồi nhưng kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn thấp hơn so với những năm
trước.Nguyên nhân là do tăng trưởng thấp tại Mỹ và các nước Châu Âu. Tăng trưởng
thấp và bất ổn tại các nước đang phát triển đang tác động đến nền kinh tế các nước mới
nổi và đang phát triển thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư. Tuy nhiên bước
sang năm 2013, nền kinh tế Mỹ lại có một năm phục hồi vượt kỳ vọng, tăng trưởng GDP
đáng kể


Việt Nam
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.1. Thực trạng đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2011-2013
Sau gần 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, cơ cấu đầu tư ở nước ta đã có nhiều thay
đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Năm

2011

2012

2013

Đầu tư/GDP

34.6


33.5

30.4

Tỷ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 2011-2012
Trong giai đoạn 2011-2013, tỷ trọng vốn đầu tư/GDP có xu hướng giảm mạnh từ 36,4%
năm 2011 xuống 33,5% năm 2012 và năm 2013 giảm xuống còn 30,4%. Trong điều kiện
nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đổi mới, nguồn vốn đầu tư phát triển
của toàn xã hội còn hạn chế, nguồn vốn chủ đạo là nguồn vốn nhà nước tuy còn ít nhưng
bằng cách huy động hợp lý các nguồn vốn trong xã hội và sử dụng ngày càng hiệu quả
hơn thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư ở nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực, thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý, phù hợp để phát huy
ngày càng tốt hơn các tiềm lực của nền kinh tế.


2.1.1. Thực trạng đầu tư theo thành phần kinh tế

Giá thực tế (Tỷ đồng)
2011
2012
Sơ bộ 2013
Cơ cấu(%)
2011
2012
Sơ bộ 2013
Vốn đầu tư phát triển toàn xă hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế
Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đều có xu
hướng tăng lên, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 924.495 tỷ đồng năm 2011 lên
1.091.136 tỷ đồng năm 2013. Tỷ trọng của đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước có xu
hướng tăng lên, từ 37%% (2011) lên 40,3% (2012) và 40,4%%(2013). Tỷ trọng của khu

vực ngoài nhà nước lại giảm xuống 0,9% trong 3 năm (từ 38,5%% năm 2011 xuống
37,6% năm 2013) do niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng của nền kinh tế trọng
tương lai chưa được cũng cố; Tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng
giảm không ổn định, từ năm 2011 đến 2012, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực này giảm
2,9% (từ 24,5% năm 2011 xuống 21,6% năm 2012) nhưng đến năm 2013 lại tăng lên
22%.
2.1.2. Thực trạng đầu tư theo ngành kinh tế

Năm
2011
2012
2013

Giá trị vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (Tỷ đồng)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dich vụ
Tổng số
55.284
396.695
472.695
924.495
52.930
443.395
513.789
1.010.114
60.992
482.704
547.440
1.091.136

Tỷ trọng vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế(%)


Năm
2011
2012
2013

Nông nghiệp
6
5,2
5,6

Công nghiệp
42,9
43,9
44,2

Dịch vụ
51,1
50,9
50,2

Trong 3 năm qua, hầu hết vốn đầu tư vào các ngành kinh tế đều tăng lên đáng kể . Cụ thể:
cụ thể ngành nông nghiệp tăng 5.708 tỷ đồng (từ 55284 tỷ đồng năm 2011 lên 60.992 tỷ
đồng năm 2013); ngành công nghiệp là ngành tăng mạnh nhất, tăng 86.009 tỷ đồng ( từ
396.695 tỷ đồng (2011) lên 482.704 tỷ đồng (2013) ; ngành dịch vụ 74.745 tỷ đồng (từ
472.695 tỷ đồng năm 2011 lên 547.440 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư
cho khu vực nông nghiệp lại giảm xuống từ 6% năm 2011 xuống 5,6% năm 2013; tỷ
trọng vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp tăng lên 1,3% (từ 42,9% năm 2011 lên 44,2%

năm 2013);
2.1.3. Thực trạng đầu tư theo vùng kinh tế

Số dự án

Tổng vốn đăng
ký (Triệu đô la
Tỷ trọng FDI (%)
Mỹ)

CẢ NƯỚC

15.932,0

234.121,0

Đồng bằng sông Hồng

4.531,0

56.117,7

Trung du và miền núi phía
Bắc
442,0

100
23,98
3.36


7.856,5

Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
972,0

22,43
52.482,2

Tây Nguyên

137,0

785,9

Đông Nam Bộ

8.962,0

102.973,5

0.36
43,98


Đồng bằng sông Cửu Long

Số dự án

Tổng vốn đăng

ký (Triệu đô la
Tỷ trọng FDI (%)
Mỹ)

838,0

11.136,5

5,90

Như chúng ta thấy, đầu tư tập trung chủ yếu cho những vùng phát triển, vốn đầu tư cho
những vùng phát triển vẫn chiếm tỉ lệ cao như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2013, vốn đầu tư cho các vùng núi, vùng kém phát triển
có tăng lên nhiều so với giai đoạn trước. Do Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính
sách hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các vùng khó khăn, vùng
sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi, điện nước còn yếu kém nhằm tạo
điều kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư. Phần lớn dự án FDI tập
trung ở các vùng phát triển như khu vực Đông Nam Bộ tính đến 31/12/2013 đã thu hút
4.531 số dự án với tỏng vốn FDI là 102.973,5 triệu đô la Mỹ, chiếm 43,98% tổng vốn
FDI của cả nước, khu vực Đồng bằng sông Hồng thu hút 4.531,0 số dự án FDI vói tổng
số vốn đầu tư là

56.117,7 triệu đô la Mỹ, chiếm 23,98 tổng vốn FDI. Điều đó đã tác

động đến.Tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài
vùng phát triển, khu vực Trung Bộ và duyên hải miền Trung và khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long đang ngày càng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Thực hiện đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng, cơ cấu của nền kinh tế
đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ
trong ngành nông nghiệp.
Tỷ trọng các ngành trong GDP


Cơ cấu GDP (%)
Nông nghiệp
2011 20,1
2012 19,67
2013 18,39

Công nghiệp
40,79
38,63
38,3

Dịch vụ
39,11
41,7
43,31

Trong giai đoạn 2011-2013, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo tích cựu. Tăng tỉ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ,giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Tỉ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ tăng luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu GDP và có xu hướng tăng
lên từ 79,9% năm 2011 lên 81,61% năm 2013, Trong khi đó ngành nông nghiệp thì ngược
lại, nông nghiệp chỉ chiếm 20,1% năm 2011 và năm 2013 giảm xuống còn 18,39%. Năm
2011, ngành công nghiệp năm là ngành dẫn đầu trong cơ cấu GDP cả nước nhưng sang
năm 2012 và 2013 thì thì dịch vụ đã phát triển vượt bậc và trở thành ngành kinh tế chiếm
ưu thế. Tỉ trọng GDP của ngành công nghiệp tăng cao trong 3 năm từ 39,11% năm 2011

lên 43,31% năm 2013, tăng 4,2%.
2.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

2011

73,4

25,3

1,3

2012

71,4

26,9

1,7

Sơ bộ 2013

71,5

26,3


2,2

Cơ cấu - %

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động
Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng
đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế


cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm
(khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có
giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng.Nhìn chung trong giai đoạn 20112013, ngành trồng trọt luốn chiếm phần lớn trong cơ cấu sản xuất của ngành. Tuy năm
2012 tỉ trọng của ngành trồng trọt (71,4%) có giảm xuống 2% so với năm 2011(73,4%)
nhưng đến năm 2013 nó đã có xu hướng tăng nhẹ lên 71,5%. Trong khi đó ngành dịch vụ
lại có tỉ trọng thấp trong 3 năm, năm 2011 chỉ chiếm 25,3% ,năm 2012 có tăng lên 26,9%
nhưng sang năm 2013 lại giảm xuống 26,3%.
2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

2011 2012 Sơ bộ 2013
Khai khoáng

8,0

8,5

7,6

Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên

5,0


6,0

5,3

Khai khoáng khác

0,9

0,6

0,5

Công nghiệp chế biến, chế tạo

87,2 87,0 88,1

Dệt

4,1

3,6

3,2

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

0,9

0,9


1,0

4,3

3,9

3,8

0,5

0,5

0,6

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hoà không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành của một số ngành công nghiệp
Khu vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn, tăng tỷ
trọng của ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị


trường trong nước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là ngành chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong cơ cấu GDP của ngành công nghiệp và có xu hướng tăng lên trong 3 năm,tăng
từ 87,2% năm 2011 lên 88,1% năm 2013. Tỉ trọng ngành khai khoáng, dệt, khai thác dầu
thô và khí đốt,lại có xu hướng giảm xuống . Ngành điện, ga, nước giữ ở mức tỷ trọng ổn
định trong 3 năm qua.

2.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ

Khách sạn, nhà Du lịch và dịch
Tổng số Thương nghiệp hàng

vụ

2011

100,0

73,9

12,5

13,6

2012

100,0

73,5

12,9

13,6

Sơ bộ 2013 100,0

73,7


12,7

13,6

Cơ cấu (%)

Trong lĩnh vực dịch vụ, từng ngành và doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo hướng
nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi
thế, có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin,
truyền thông, tài chính - ngân hàng, vận tải, logistics, du lịch, thương mại, phân phối...
Tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khá cao liên tục trong 3 năm qua.Tuy nhiên cơ cấu GDP
trong nội bộ ngành trong giai đoạn 2011-2013 có sự chuyển dịch không rõ rệt. Thương
nghiệp trong 3 năm có giảm xuống nhưng chỉ giảm 0,3% ,giảm không đáng kể (từ 73,9%
năm 2011 xuống 73,7% năm 2013).Ngành khách sạn,nhà hàng tuy tỉ trọng có tăng lên
nhưng cũng chỉ tăng 0,2%. Còn ngành du lịch và dịch vụ thì không thay đổi trong cả 3
năm.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
-

Chuyển dịch theo cơ cấu GDP


Tỷ trọng khu vực Nhà nước đã giảm xuống còn dưới 1/3 GDP; khu vực kinh tế ngoài
nhà 3 năm qua đã vươn lên chiếm gần 1/2 trong cơ cấu GDP và trở thành thành phần
kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của cả nước. Tuy nhiên, tỉ GDP của khu vực
kinh tế ngoài nhà nước lại có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2011-2013 (49,27%
năm 2011- xuống 48,25% năm 2013). Tỉ trọng GDP của khu vực tập thể còn rất thấp chỉ
chiếm 5,05% vào năm 2013; tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm gần
20%; còn khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 11%...

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng
Các vùng kinh tế trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, ta xem xét 6 vùng
kinh tế: đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc, Trung bộ và Duyên hải
miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, có 4 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Đó là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ ,vùng kinh tế
trọng điểm Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
Các vùng kinh tế trọng điểm thường có sức thu hút vốn đầu tư lớn, do vậy vùng ngày
càng phát huy được thế mạnh và tiềm năng của vùng, nền kinh tế có điều kiện phát triển
mạnh hơn. Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được thế mạnh và tiềm năng của
vùng. Hiện nay 4 vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 70% GDP, gần 3/4 sản
lượng công nghiệp, thu ngân sách và xuất khẩu.

Biểu đồ : Gía trị sản xuất và xây dựng tính theo giá thực tế của các vùng kinh tế trên cả
nước


Biểu đồ: cơ cấu giá trị sản xuất và xây dựng theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2013
Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, nếu tính theo giá thực tế thì giá trị sản xuất và
xây dựng của các vùng đều tăng lên trong 3 năm qua .Tuy nhiên nếu xét về cơ cấu thì
trong 3 năm qua, Đồng bằng sông Hồng luôn là khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất (chiếm
hơn 1/3) trong cơ cấu giá trị sản xuất và xây dựng cả nước và đang có xu hướng giảm
xuống ( từ 43,8% xuống 34%) . Trong khi đó khu vực Tây Nguyên luôn là khu vực chiếm
tỉ trọng thấp nhất và vẫn giữ mức 4,2% trong cả 3 năm; khu vực Bắc trung bộ và duyên
hải miền trung và khu vực Đông Nam Bộ đang trên đà tăng trưởng, cơ cấu sản xuất và
xây dựng của 2 khu vực này tăng lên đáng kể trong 3 năm qua, cả hai khu vực đều chiếm
trên 1/ 5 cơ cấu giá trị sản xuất và xây dựng của cả nước. Còn hai khu vực Trung du và
miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng kinh tế có cơ cấu thấp
nhưng đang dần tăng trưởng.

2.3. Đánh giá tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
2011-2013
2.3.1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.3.1.1. Đầu tư làm thay đổi cơ cấu GDP tính theo ngành
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, sau
gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật. Cơ cấu đầu tư của nền
kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng cho đầu tư phát triển ngành công nghiêp và
dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lý vì nước ta hiện nay nông dân vẫn
chiếm một lượng đông trong dân số và nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm một vị trí quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng
cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo
hướng tích cực. Có thể nói vai trò của các ngành kinh tế thay đổi theo thời gian, trong đó


ngành nông nghiệp từ chỗ ngành quan trọng nhất (chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu
GDP giai đoạn 1986-1990) đã dần nhường chỗ cho các ngành công nghiệp và dịch vu.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế:
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dich vụ
Tổng

2011
55.284
396.695
472.695
924.495

2012

52.930
443.395
513.789
1.010.114

2013
60.992
482.704
547.440
1.091.136

Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 3: Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của
ngành (H1) giai đoạn 2011-2013

Năm
2011
2012
2013
Tỷ trọng vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế(%)
Nông nghiệp
6
5,2
5,6
Công nghiệp
42,9
43,9
44,2
Dịch vụ
51,1

50,9
50,2
Tỷ trọng GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế(%)
Nông nghiệp
20.08
19.67
18.38
Công nghiệp
37.9
38.63
38.31
Dịch vụ
42.02
41.70
43.31
Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của
ngành (H1)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

/
/
/

7,38
1,205
0,512

-1,02

-0.486
-0,375

Hệ số co giãn của các ngành trong năm 2011 đều mang giá trị dương, điều này có nghĩa
là việc giảm hoặc tăng tỉ trọng đầu tư đã có tác động thuận làm làm giảm hoặc tăng tỉ
trọng của các ngành kinh tế. Còn năm 2012 là tác động ngược chiều. Cụ thể xu hướng tác
động như sau:


- Đối với ngành nông nghiêp: Hệ số co giãn năm 2012 là 7,83 có nghĩa là khi giảm tỉ
trọng đầu tư cho nông nghiệp 7,38% thì tỉ trọng nông nghiệp sẽ giảm 1% .Nhưng năm
2013 tác động này là ngược chiều. Hệ số co giãn trong năm 2013 là -1,02 điều này có
nghĩa là khi giảm tỉ trọng đầu tư cho nông nghiệp 1,02% thì tỉ trọng nông nghiệp sẽ tăng
1%.
- Đối với ngành công nghiệp: Để tăng tỉ trọng ngành công nghiệp lên 1% thì chỉ cần tăng
tỉ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp lên 1,205% vào năm 2012 .Tuy nhiên,năm 2013 lại
có tác động ngược trở lại, để tăng tỉ trọng ngành công nghiệp lên 1% thì cần phải giảm tỉ
trọng đầu tư công nghiệp 0,486%
- Đối với ngành dịch vụ: Hệ số co giãn năm 2012 là 0,512% điều này có nghĩa là để tăng
tỉ trọng dịch vụ lên 1% thì cần tăng tỉ trọng đầu tư lên 0,512%. Năm 2013 lại có tác động
ngược trở lại ,tức là khi tỉ trọng đầu tư cho dịch vụ tăng lên 0,375% thì tỉ trọng dịch vụ
giảm 1%.
Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy trong giai đoạn 2011-2013 , tỷ trọng vốn đầu tư
cho phát triển ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tuy giá trị vốn thì vẫn tăng dần
theo các năm: từ 55.284 tỷ đồng, chiếm 6% trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội năm
2011, đến năm 2013 là 52.930 tỷ đồng, chiếm 5,2%, và năm 2013 chiếm 5,6% với giá trị
vốn là 60.922 tỷ đồng. Do đó tỷ trọng đóng góp cho GDP của ngành này cũng giảm rõ
rệt: 20,08% năm 2011 xuống còn 19,67 năm 2012 và 18,38% năm 2013.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên, trung bình chiếm
43,66% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội trong giai đoạn này. Tỷ trọng vốn đầu tư cho

ngành này tăng lên cũng đã tác động làm tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành
mình: từ 37,9% năm 2011 lên 38,6% năm 2012 nhưng năm 2013 lại có tác động ngược
trở lại tỉ trọng vốn đầu tư tăng từ 43.9% năm 2012 lên 44,2% nhưng tỉ trọng GDP lại
giảm xuống từ 38,63% xuống 38,31%.
Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ đã chiếm hơn 1/2 tổng vốn đầu tư của xã hội. Tuy nhiên
trong giai đoạn 2011-2012, tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ lại có xu hướng giảm xuống


từ 51,1% năm 2011 xuống 50,9% năm 2012 và năm 2013 là 50,2%.Tỷ trọng vốn đầu tư
lớn (trên 50% tổng vốn đầu tư) và có xu hướng giảm xuống nhưng tỷ lệ đóng vào GDP
của ngành dịch vụ lại tăng lên 1,29% trong giai đoạn 2011-2013, cụ thể tỷ lệ đóng góp
vào GDP năm 2011 là 42,02% nhưng năm 2013 tăng lên là 43,31%, điều này chứng tỏ
vốn đầu tư đã được sử dụng bước đầu có hiệu quả.
2.3.1.2. Đầu tư làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành
2.3.1.2.1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Trước thời kỳ đổi mới nền nông nghiệp nước ta hết sức lạc hậu, đó là một nền nông
nghiệp độc canh sản xuất lúa gạo. Đường lối đổi mới kinh tế đất nước theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đã làm thay đổi bộ mặt của nền nông nghiệp nước ta, nền nông
nghiệp phát triển mạnh hơn đa dạng hơn với nhiều ngành nghề mới, khai thác được
những lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, đầu tư tác động giúp đẩy nhanh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây dựng hợp lý, phát triển mạnh
công nghiệp và dịch vụ nông thôn…
Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ


2011

73,4

25,3

1,3

2012

71,4

26,9

1,7

Sơ bộ 2013

71,5

26,3

2,2

Cơ cấu - %

Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động


Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp ,nông thôn đã có sự chuyển dịch ngày càng tích

cực hơn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi thì chưa thật rõ nét. Cơ cấu đầu tư cho
nông nghiệp đã thay đổi rất nhiều trong giai đoạn vừa qua về cả quy mô đầu tư và sự
chuyển dịch cơ cấu đầu tư tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực trong nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Tỉ trọng của ngành trồng trọt luôn lớn hơn chăn nuôi. Ngành
trồng trọt chiếm đến 71,5% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,còn ngành chăn nuôi
chi chiếm 26,3% giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, một tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm
năng sẵn có, do chăn nuôi vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán khó phòng chống được
dịch bệnh và áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến. Cơ cấu của ngành trồng trọt
và chăn nuôi có xu hướng giảm qua 3 năm.

2.3.1.2.2. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành của một số ngành công
nghiệp trọng điểm.

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân của một số ngành công nghiệp trọng
điểm
Trong 3 năm qua, vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp đều có xu hướng tăng lên.
Ngành công nghiệp chế và chế tạo luôn là ngành công nghiệp có tổng vốn đầu tư lớn
nhất, năm 2011 với tổng vốn đâu tư là 186008 tỷ đồng đến năm 2013 tăng lên 250517 tỷ
đồng. Điều đó đã có tác động thúc đẩy ngành này phát triển mạnh nhất; năm 2011 GDP
của ngành này là 500900 tỷ đồng nhưng năm 2013 đã tăng lên 627007 tỷ đồng. Tổng vốn
đầu tư của các ngành công nghiệp còn lại cũng tăng lên; tổng vốn đầu tư của ngành khai
khoáng tăng 5699 tỷ đồng đã tác động làm cho GDP của ngành này tăng 124271 tỷ đồng;


×