Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CHUYỂN TRỌ CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.9 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở hình thành đề tài
2.Mục tiêu nghiên cứu
3.Phạm vi nghiên cứu
4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu
PHẦN 2:NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.Phương pháp nghiên cứu
2.Kế hoạch thu thập dữ liệu.
3.Phương pháp chọn mẫu.
4.Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
5.Tiến độ thực hiện
PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan kết quả nghiên cứu
2.Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển trọ
của của sinh viên trường Đại Học Thương mại hiện nay.
2.1 Giá thuê trọ
2.2 Diện tích phòng trọ
2.3 Tiện nghi phòng trọ
2.4 Môi trường của phòng trọ
2.5 Khoảng cách tới trường
2.6 An ninh của khu trọ
3.Đánh giá
PHẦN 4:BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP
1. Một số bất cập gặp phải trong quá trình chuyển trọ của sinh viên
2. Các giải pháp khắc phục vấn đề chuyển trọ của sinh viên
3.Kết luận
PHẦN 5:PHỤ LỤC
Bảng câu hỏi


1

Trang
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
10
10
11
12
13
13
14
`15
15
15
16
17


PHẦN 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở hình thành đề tài
Đối với sinh viên hiện nay, chuyển nhà trọ là một trong những nhu cầu cần

thiết. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sinh viên thường xuyên chuyển phòng
trọ. Bao gồm lý do về kinh tế, lý do địa điểm gần trường học, lý do ở cùng bạn bè
cho vui. Hoặc do mâu thuẫn với bạn cùng phòng, chi phí sinh hoạt và tiền điện
nước đắt đỏ, phòng trọ cách xa trường học hay chỗ làm thêm, không tiện điểm
buýt, và có thể do giờ giấc nhà trọ không ổn định phù hợp với thời gian đi làm
thêm yêu cầu về muộn, tình hình trật tự an ninh không đảm bảo,... Và còn rất nhiều
những nguyên nhân khác nữa khiến cho sinh viên thường xuyên đi tìm phòng trọ.
Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đi học đại học tại Hà Nội ngày
càng tăng cao, những sinh viên ở ngoại tỉnh, sinh viên xa nhà và cần tìm chỗ ở
thích hợp nên nhu cầu về nhà trọ, chỗ ở là một vấn đề vô cùng cần thiết đối với
sinh viên. Vì vậy việc lựa chọn chỗ ở ổn định là vấn đề được đặt ra đầu tiên và sẽ
có nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định của sinh viên. Mỗi một sinh viên
có điều kiện khác nhau nên có nhu cầu nhà trọ khác nhau, mặt khác chủ nhà trọ
cũng có những điều kiện về diện tích phòng, giá phòng, giá sinh hoạt điện nước,
thời gian quản lý khác nhau. Do đó những sinh viên cần dựa vào yếu tố nào để đưa
ra các quyết định hành vi thuê trọ của mình? Xuất phát từ những thắc mắc trên,
nhóm 2 chúng em xin thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
chuyển trọ của sinh viên
2.Mục tiêu nghiên cứu
-Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chuyển trọ của sinh viên.
-Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành vi chuyển trọ của
sinh viên.
-Tìm hiểu các ý kiến của các bạn sinh viên về lý do chuyển trọ và những bất cập
của nó.
3.Phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng điều tra:Sinh viên trường đại học Thương Mại
-Địa điểm:Trường đại học Thương Mại
-Thời gian:từ 16/10/2018 đến 27/10/2018
2



4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Kết quả của việc nghiên cứu chính là nề tảng và là nguồn thông tin hữu ích để hiểu
rõ hơn về các yếu tố tác động đến việc chuyển trọ của sinh viên từ đó đưa ra các
biện pháp để khắc phục.

PHẦN 2:NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn:
1. Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính.
2. Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp định lượng.
2.Kế hoạch thu thập dữ liệu.
- Bước 1:Tìm kiếm và đưa ra dàn bài thảo luận
- Bước 2:Thảo luận nhóm để cùng đưa ra bản câu hỏi
- Bước 3:Nghiên cứu định tính
- Bước 4:Đưa ra bản câu hỏi chính thức
- Bước 5:Nghiên cứu định lượng
- Bước 6:phân tích và xử lý số liệu
- Bước 7:tổng hợp và làm báo cáo
3.Phương pháp chọn mẫu.
Thị trường nghiên cứu là sinh viên Đại học thương mại và sinh viên các
trường lân cận. Mẫu cho nghiên cứu được lấy mẫu ngẫu nhiên. Do đó việc tiếp xúc
được một cách dễ dàng.
4.Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.
- Phân tích: sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp:
phân tích số liệu thu thập được từ các bảng hỏi.

3



- Xử lý: khi số liệu thu về, tiến hành mã hóa sau đó tổng hợp số liệu. Bước tiếp
theo sử dụng phần mềm excel để xử lý dữ liệu.

5.Tiến độ thực hiện
Công việc

4

5

6

Tuần thứ
7
8 9

10

11

Lựa chọn đề tài
Tham khảo các dữ liệu
Viết câu hỏi nháp
Viết các câu hỏi chi tiết
Viết câu hỏi cho bảng hỏi điều tra
Tiến hành điều tra
Hiệu chỉnh bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Xử lý dữ liệu thu được
Viết bản báo cáo

Tổng hợp bản word hoàn chỉnh

PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan kết quả nghiên cứu
1.Kết quả nghiên cứu
Nhóm thực hiện đã đưa ra 111 phiếu khảo sát. Đối tượng khảo sát là sinh viên
trường Đại học Thương mại. Sau khi loại bỏ những phiếu điều tra không phù hợp
thì số lượng phiếu điều tra hợp lệ là 100 phiếu.
- Biểu đồ thể hiện phạm vi nghiên cứu sinh viên tại Trường Đại học Thương mại:

4


Qua biểu đồ ta thấy được phạm vi nghiên cứu của nhóm đa dạng. Không chỉ có
các bạn cùng khóa k53 (khoảng 50%) mà còn có sự tham gia của các anh chị khóa
51,52 (chiếm khoảng 12%) và các em khóa dưới (khoảng 30%). Điều này góp
phần thể hiện sự khách quan trong nghiên cứu, giúp đánh giá hiệu quả hơn về việc
chuyển trọ của sinh viên.
- Biểu đồ thống kê loại hình chỗ ở mà sinh viên Trường Đại học Thương mại
đang ở:

Chỗ ở
Chung cư
Khu tập thể
Nhà dân
Ký túc xá
Khác

Số sinh viên
11

16
56
8
9

Phần trăm
11%
16%
56%
8%
9%

Bảng điều tra cho thấy sinh viên chủ yếu lựa chọn ở nhà trọ (chiếm khoảng 56%),
trong khi đó số lượng sinh viên ở chung cư, khu tập thể, ký túc xá hoặc gia đình…
thì ít hơn( khoảng 44%). Từ đó có thể thấy nhu cầu về nhà trọ với sinh viên rất cao.
5


- Biểu đồ thống kê số lần chuyển trọ của sinh viên Đại học Thương mại:

Dựa vào nhu cầu và độ phù hợp của phòng trọ mà các sinh viên chuyển trọ với số
lần khác nhau. Chủ yếu các sinh viên năm nhất mới lên đại học chưa quen môi
trường và chưa có kinh nghiệm, đồng thời mỗi lần thuê trọ đều cần hợp đồng kèm
theo nên sẽ chưa có nhu cầu chuyển trọ(chiếm 43%). Trong khi đó, sinh viên từ
năm hai trở đi sẽ có nhu cầu chuyển trọ cao hơn vì nhận thấy các yếu tố cần thay
đổi nên số lần chuyển trọ sẽ xuất hiện.
- Số liệu thống kê khoảng cách giữa chỗ ở của sinh viên đến trường và phương
tiện đi lại:
Khoảng cách từ chỗ ở đến trường (km)
0-1 km

1-2 km
2-3 km
>3 km

Phần trăm
36%
25%
21%
18%

Trong khi số sinh viên chọn chỗ ở cách trường lớn hơn 3km chỉ chiếm khoảng
18% thì đa số sinh viên chọn chỗ ở gần trường hoặc trong ký túc xá chiếm gần
80%. Chủ yếu sinh viên chưa có phương tiện đi lại riêng nên chọn chỗ trọ gần
trường là một phương án khá hợp lý, vừa tiện cho việc đi học, tham gia các hoạt
động của trường vừa giúp tiết kiệm chi tiêu. Vì thế phương tiện đi lại như xe máy,
xe điện hoặc xe đạp… sẽ phổ biến hơn ở sinh viên trọ xa hơn. Chúng ta có biểu đồ
thể hiện phương tiện đi lại của sinh viên Thương mại:

6


Số sinh viên chọn phương thức đi bộ chiếm phần lớn trong nghiên cứu của nhóm
(khoảng 53,5%). Tiếp theo cũng chiếm phần trăm khá lớn là xe bus vì số tiền bỏ ra
để đi bus khá rẻ, lại có thể làm vé tháng. Như thế có thể tiết kiệm chi phí cho sinh
viên. Xe đạp điện và xe máy là phương tiện chủ yếu cho các sinh viên trọ xa, gia
đình có điều kiện và với các sinh viên từ năm hai trở đi vì sẽ linh động hơn trong
việc đi học thêm Tiếng Anh cũng như việc làm thêm.
- Số liệu thống kê mức chi phí sinh hoạt trong một tháng của sinh viên Thương
mại:
Chi phí sinh hoạt trong thángSố sinh viên

của sinh viên (triệu đồng)
Dưới 1 triệu
7
Từ 1-2 triệu
36
Từ 2-3 triệu
40
Trên 3 triệu
17

Tỉ lệ (%)
7%
36%
40%
17%

Tùy theo điều kiện gia đình cũng như thu nhập của sinh viên mà mỗi sinh viên
sẽ có mức chi phí sinh hoạt khác nhau. Cụ thể là sinh viên có mức chi phí sinh hoạt
từ 1-2 triệu đồng/tháng và mức chi phí sinh hoạt 2-3 triệu đồng/tháng đều có tỷ lệ
khá cao là 36% và 40%. Mức chi phí trên 3 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 17%, số ít
còn lại là 7% tương ứng với tỉ lệ sinh viên chi tiêu dưới 1 triệu đồng/tháng. Có thể
thấy hiện nay chi phí sinh hoạt cũng như khả năng chi trả của sinh viên so với các
đối tượng xã hội khác vẫn còn ở mức trung bình.

7


- Số liệu thống kê giá phòng trọ của sinh viên Thương mại:
Mức giá (triệu đồng)
Dưới 1 triệu/tháng

Từ 1-1,5 triệu/tháng
Từ 1,5-2 triệu/tháng
Từ 2-2,5 triệu/tháng
Trên 2,5 triệu/tháng

Số lượng
6
15
57
25
12

Tỉ lệ (%)
6%
15%
57%
25%
12%

Vì vậy nhu cầu về giá thuê phòng trọ phù hợp với điều kiện kinh tế của sinh
viên cũng đặc biệt quan trọng. Các sinh viên được khảo sát có lựa chọn tương đối
rõ ràng về giá thuê trọ. Đa số sinh viên được khảo sát hiện đang thuê trọ với giá
1,5-2 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm tiền điện nước), tỉ lệ này chiếm 57% tỉ lệ thị
trường nhà trọ. Ngoài ra 25% số sinh viên đang thuê trọ với giá 2-2,5 triệu
đồng/tháng. Nhìn chung hầu hết sinh viên đều cho rằng nhà trọ ơ mức giá từ 1,5-2
triệu là hợp lí.
- Hiện nay phòng trọ cho thuê tại gần các trường đại học với giá khá cao, vì thế
nên số lượng sinh viên ở cùng nhau sẽ dao động từ 2-3 người để chia trả tiền phòng
trọ, cụ thể ta có biểu đồ thể hiện số người chung phòng trọ như sau:


Vì giá phòng trọ khá đắt đỏ, nhất là ở thủ đô cho nên sinh viên sẽ có xu hướng tìm
bạn ở cùng hoặc ở các khu chung cư, kí túc xá. Cụ thể là 35,4% sinh viên trọ ở khu
tập thể hoặc phòng trọ từ 3 người trở lên. Số lượng sinh viên ở một mình rất ít
(chiếm khoảng 3%) trong khi đó sinh viên trọ từ 2-3 người khá cao khoảng 28%33%.

8


- Số liệu thống kê việc lựa chọn nhà trọ có ảnh hưởng như thế nào đến việc học
tập của sinh viên:
Mức độ ảnh hưởng
Số lượng
Tỷ lệ
1
51
51%
2
28
28%
3
13
13%
4
8
8%
Ngoài giờ học trên lớp phần lớn thời gian sinh viên là ở nhà. Khoảng 80% sinh
viên cho rằng nhà trọ có ảnh hưởng đến học tập. Trong đó 51% sinh viên cảm thấy
nhà trọ rất ảnh hưởng đến việc học. Do vậy việc lựa chọn được nhà trọ phù hợp
bản thân là việc khá quan trọng đối với sinh viên.
- Số liệu thống kê yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phòng trọ:


Qua phỏng vấn, kết quả thu được thì yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh
viên lớn nhất là chi phí, tiếp theo đó là an ninh phòng trọ và việc đi lại (80 Sinh
viên lựa chọn).
2.Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển trọ của sinh viên
Trường Đại học Thương mại hiện nay
2.1 Giá thuê trọ
Mức độ ưu tiên
1
2
3
4
5

Số lượng
61
21
11
5
2

9

Tỉ lệ
61%
21%
11%
5%
2%



Phần lớn sinh viên học tập và sinh hoạt dựa vào chi phí bố mẹ chu cấp hàng
tháng vì thế có khảng 82% sinh viên quan tâm đến mức giá thuê phòng đầu tiên.
Do các chủ nhà trọ đua nhau dựng phòng và cho thuê với mức giá cạnh tranh, làm
cho chất lượng phòng trọ ngày càng giảm. Hơn nữa, càng gần trường Đại học và
các dịch vụ tiện ích khác… thì giá thuê càng cao còn những nhà trọn xa trung tâm
hoặc ở trong ngõ sâu thường có giá thấp hơn nên sinh viên thường xem xét rất kỹ
trước khi thuê để tránh mắc sai lầm. Theo khảo sát, mức giá vừa với khả năng chi
trả của sinh viên là 1,5-2 triệu/phòng/tháng chiếm tỷ lệ là 57% (thường sẽ ở 2
người).

2.2 Diện tích phòng trọ
Mức độ ưu tiên
1
2
3
4
5

Số lượng
27
30
31
9
3

Tỉ lệ
27%
30%
31%

9%
3%

- Số liệu thống kê diện tích phòng:
Diện tích
Dưới 15 m2
Từ 15-20 m2
Từ 20-30 m2
Trên 30m2

Số lượng
13
41
34
12

Tỉ lệ
13%
41%
34%
12%

Một số sinh viên do có hoàn cảnh khó khăn mà không vào ở được trong ký túc
xá thường chọn cho mình phòng trọ khá nhỏ với khoảng 2 người trong một phòng
với diện tích một phòng dưới 15m2 (khoảng 13%). Thông thường diện tích tối thiểu
cho một phòng đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày (2 người ) là 15m 2
(chiếm 41%) nên đa số sinh viên chọn diện tích này với chi phí không quá đắt. Một
số sinh viên có thu nhập cao hơn đã chọn cho mình phòng trọ có diện tích rộng hơn
là từ 20-310 m2 với giá khá cao (chiếm 34%) hoặc trên 30 m 2, nhưng thường với
diện tích tương đối rộng này thì số người ở cũng tăng lên (thường sẽ từ 3-4 người).


10


2.3 Tiện nghi của phòng trọ
Mức độ ưu tiên
1
2
3
4
5

Số lượng
18
33
35
6
8

Tỉ lệ
18%
33%
35%
6%
8%

+ Vệ sinh khép kín:

Trả lời


Không

Số lượng
88
11

Tỉ lệ
88,9%
11,1%

Nhu cầu của sinh viên ngày càng cao, đòi hỏi phòng trọ của mình đáp ứng được
các nhu cấu cơ bản. Đa phần sinh viện ở phòng trọ từ 15-20 m 2, với mức diện tích
này thường sinh viên sẽ ở được từ 2 người. Khoảng 89% sinh viên chọn nhà trọ
khép kín, đảm bảo quyền riêng tư, đồng thời tạo sự thoải mái hơn. Chính vì thế tìm
được nhà trọ đáp ứng được các nhu cầu trên thúc đẩy việc tìm trọ phù hợp hơn đối
với bản thân.

2.4 Môi trường của phòng trọ
- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường (yên tĩnh hay ồn ào):
Mức độ ảnh hưởng
1

Số lượng
16

Tỉ lệ
16%
11



2
3
4
5

13
34
26
11

13%
34%
26%
11%

Bầu không khí nhà trọ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của sinh viên
nhưng đa phần sinh viên không thể lựa chọn tiêu chí này vì lúc thuê phòng chưa
biết hết được biểu hiện của nó. Song 34% sinh viên cho rằng môi trường phòng trọ
ảnh hưởng ít đến cuộc sống cũng như việc học tập của mình, còn 16% cho rằng nó
rất ảnh hưởng đến chất lượng sống.

2.5 Khoảng cách tới trường
Số liệu thống kê mức độ ưu tiên cho việc chọn vị trí nhà trọ của sinh viên đến
trường Đại học Thương mại:
Mức độ ưu tiên
1
2
3
4
5


Số lượng
33
26
27
9
5

Tỉ lệ
33%
26%
27%
9%
5%

Đa phần sinh viên chọn nhà trọ ở gần trường dưới 1 km (chiếm 36%) để tiện
cho việc đi học và giảm bớt được chi phí gửi xe, nếu là xe gắn máy thì bớt được
tiền đổ xăng. Một số khác do không kiếm được chỗ phù hợp (do càng gần thì giá
càng cao và diện tích càng nhỏ) nên chọn nhà trọ xa hơn một chút từ 1-2 km
(chiếm 25%). 33% sinh viên đặt khoảng cách từ trọ tới trường là ưu tiên đầu khi
lựa chọn phòng trọ.Vì thế mong muốn tìm được chỗ trọ gần trường thúc đẩy nhu
cầu chuyển trọ của các sinh viên ở xa hơn.

2.6 An ninh của khu trọ
Mức độ ưu tiên

Số lượng

Tỉ lệ
12



1
2
3
4
5

50
26
11
7
4

51%
26,5%
11,2%
7,1%
4,2%

+ Giờ giấc đóng cổng:

Giờ đóng cổng
22h
23h
Không đóng cổng

Số lượng
15
55

28

Tỉ lệ
15,3%
56,1%
28,6%

Mỗi sinh viên khi đi tìm nhà trọ, ngoài giá thuê thì cái mà họ luôn lưu ý là an
ninh ở khu trọ như thế nào. 50% sinh viên luôn mong muốn tìm được chỗ trọ ở các
khu phố có ít tệ nạn xã hội. Theo khảo sát, 56,1% các khu nhà trọ đóng cửa lúc
23h, đây là điều thật sự cần thiết để giữ gìn an ninh trật tự cũng như để đảm bảo an
toàn về tài sản, con người, tạo tâm lý thoải mái và điều kiện học tập tốt nhất cho
sinh viên.

13


3.Đánh giá
Việc tìm kiếm nhà trọ phù hợp với điều kiện của mỗi sinh viên là điều không
dễ, 6 tiêu chí trên ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định thuê trọ cũng như chuyển
trọ của sinh viên. Theo họ, một nhà trọ thỏa mãn được những yếu tố trên thì giá thu
càng cao, vì thế sinh viên sẽ tìm đến những phòng trọ đáp ứng càng nhiều yếu tố
trên càng tốt. Do đó sinh viên sẽ thường cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định
chuyển trọ để không mất thời gian và chi phí cho việc này nữa.

PHẦN 4:BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP
1.Một số bất cập gặp phải trong quá trình chuyển trọ của sinh viên.
-Thích nghi với môi trường sống mới.
-Phải vận chuyển quá nhiều đồ đạc sang nơi ở mới.
-Tốn thời gian cho quá trình tìm nhà trọ mới.

2.Các giải pháp khắc phục vấn đề chuyển trọ của sinh viên.
1. Cần có những chính sách quản lý rõ ràng trong việc quy hoạch xây dựng nhà
trọ ở địa phương. Tránh tình trạng xây dựng nhà ồ ạt, kém chất lượng không đảm
bảo an toàn nhằm phục vụ tốt hơn về nơi ở cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh
viên học tập và góp phần xây dựng cho quê hương. Chẳng hạn như quy hoạch về
diện tích đất, tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng để có thể kinh doanh nhà trọ, vị trí xây
dựng nhà trọ, xây dựng ký túc xá tư nhân…
2. Chủ nhà trọ cần xây dựng những phòng trọ có diện tích thích hợp từ 2-5
người ở, diện tích từ 20-25m2, phòng được xây cao ráo thoáng mát.
3. Chủ nhà trọ chỉ can thiệp khi có chuyện bất thường xảy ra chứ không được
can thiệp vào đời sống riêng tư của sinh viên…
4. Khi tìm nhà trọ sinh viên cần tìm hiểu kỹ về vị trí nhà trọ có gần trường hay
thuận tiện cho việc đi lại hay không.
5. Cần tham khảo ý kiến của người khác chủ yếu là từ bạn bè than do cùng trang
lứa nên nhu cầu tương tự nhau và dễ chia sẻ thông tin.
6.

Đọc kỹ hợp đồng trước khi thuê phòng:
14


Khi thuê phòng trọ, nhất thiết cần phải có hợp đồng thuê nhà gồm 2 bản được 2
bên xác nhận và mỗi bên giữ 1 bản.
Trước khi ký vào bản hợp đồng đó, bạn cần đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng
về quyền lợi, trách nhiệm cũng như giá thuê phòng trọ, tiền đặt cọc, giá điện nước
cùng các dịch vụ internet, vệ sinh khác. Và chắc chắn rằng, bạn sẽ không bị thiệt
với bản hợp đồng này nhé.
7.

Kiểm tra vật dụng nhà trọ trước khi chuyển đến:


Trước khi chuyển đến ở, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống điện, đường ống
nước và các thiết bị trong phòng. Nếu có sự cố gì, bạn nên yêu cầu chủ nhà nhanh
chóng sửa chữa và thay thế.
Bạn cũng nên kiểm tra lại số điện và số nước của phòng trước khi chuyển
vào ở, để chắc chắn rằng tiền điện, nước tháng sau của bạn được tính đúng. 8.Cách
tránh bị nhà chủ ép giá điện, nước:
Trong thương thảo hợp đồng, bạn cần chắc chắn tiền điện, nước các phòng là như
nhau và không thay đổi theo thời gian nhất định.
Tốt nhất là bạn nên yêu cầu mỗi phòng có một đồng hồ đo điện, nước riêng để
tránh trường hợp bị câu trộm điện, nước. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi hàng xóm về
tiền điện, nước của các phòng tương quan với vật dụng trong phòng của mình để
xem xét liệu tiền điện, nước của mình có bị cao quá không. Nếu trường hợp bị cao
lên bất ngờ thì bạn nên yêu cầu xem xét lại.
3.Kết luận
Tóm lại, với một xã hội hiện đại và phát triển nhanh như hiện nay, nghiên cứu
khoa học như một lẽ tất yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới. Đối với
những nhà nghiên cứu lựa chọn phương khác nghiên cứu định lượng khi thực hiện
một nghiên cứu khoa học, việc lập bảng câu hỏi có thể coi như một nhiệm vụ trọng
yếu quyết định đến quá trình và kết quả hoàn thành. Qua bản báo cáo trên, người
đọc có thể hiểu được rõ nét tầm quan trọng và ý nghĩa của bảng câu hỏi trong
phương pháp nghiên cứu định tính. Không chỉ vậy, để giúp cho cơ sở lý luận hiện
ra sáng rõ và dễ hiểu, bản báo cáo còn có phần liên hệ thực tế một vấn đề nghiên
cứu cụ thể: các yếu tố tác động đến quá trình chuyển trọ của sinh viên.

15


PHẦN 5:PHỤ LỤC
Đề tài: Nghiên cứu về tình hình chi tiêu trong 1 tháng của sinh viên ngoại tỉnh đại

học Thương mại
Bảng câu hỏi này được thiết kế để thu thập thông tin về các yếu tố tác động đến ý
định chuyển nhà trọ của sinh viên.Mức độ thành thật trong câu trả lời của các bạn
sẽ rất hữu ích cho chúng tôi trong việc nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn trong cuộc khảo sát này.
Xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách kiểm tra đánh dấu (ο) lựa chọn
hoặc thêm câu trả lời (tùy từng trường hợp) dựa trên thực tế của cá nhân bạn.
- Phần 1:
1.Bạn có phải là sinh viên thương mại không ?
o Có
o Không
 Phần 2:
2. Chỗ ở hiện tại của bạn thuộc loại hình nào?
o Chung cư
o Khu tập thể
o 3,5 triệu
o Nhà dân
o Kí túc xá
o Khác
3.Nhà trọ của bạn hiện tại cách trường bao xa?
4.Bạn di chuyển bằng phương tiện gì?
o Xe điện
o Xe đạp
o Xe máy
o Xe bus
o Đi bộ
o Khác:...
5.Hàng tháng chi phí sinh hoạt của bạn là bao nhiêu?(bao gồm tiền phòng)
o
o

o
o
o

Dưới 1triệu
Từ 1 triệu-2 triệu
Từ 2 triệu-3 triệu
Trên 3 triệu
Khác:...
16


6.Hiện tại nơi ở của bạn có bao nhiêu người
o
o
o
o

1
2
3
Trên 3

7.Diện tích phòng trọ của bạn khoảng bao nhiêu?
o
o
o
o

Dưới 15 m2

Từ 15-20 m2
Từ 20-30 m2
Trên 30 m2

8.Bạn có thích phòng trọ có nhà vệ sinh bên trong không?
o Có
o Không
9.Nhà trọ của bạn đóng cửa lúc mấy giờ
o 22h
o 23h
o Không đóng cổng
10.Theo bạn việc lựa chọn nhà trọ có ảnh hưởng như thế nào tới việc học
o Không ảnh hưởng
o Ảnh hưởng
o Rất ảnh hưởng
11.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phòng trọ của bạn là gì?
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

Chi phí
Việc quản lý nhà trọ
Chỗ để xe

Diện tích phòng trọ
An ninh
Không gian xung quanh
Thuận tiện đi lại
Người ở cùng
Thời gian
Công việc
17


o Khác
12.Theo bạn giá phòng trọ bao nhiêu là hợp lý
13. Bạn hãy cho biết ý kiến về việc xây dựng nhà trọ cần dựa trên những
chuẩn gì để có thể thu hút sinh viên đến thuê phòng?
1.

Phần 3:Thông tin về người trả lời
Họ và tên (không bắt buộc:

2.
o
o
o
o

Hiện tại,bạn là sinh viên năm:
1
2
3
4


Nhóm chúng tôi xin hứa sẽ bảo mật thông tin cá nhân của anh(chị)
Xin cảm ơn anh chị rất nhiều và chúc anh(chị) thành công !

18

tiêu



×