Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

00 GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.83 KB, 2 trang )

Tổng quan về giao tiếp
Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự trao đổi, truyền đạt giữa con người với con người các nội dung tư tưởng, tình
cảm, kinh nghiệm và các tri thức, thông tin khác nhờ ngôn ngữ và các quy tắc, quy ước hay
một hệ thống tín hiệu nào đó.
Nói cách khác, giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với
con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Giao tiếp là một quá trình phức tạp, đa dạng, diễn ra trong sự thiết lập và tiến hành những
cuộc tiếp xúc, giao dịch giữa các cộng đồng các cá nhân bắt nguồn từ nhu cầu phối hợp, kết
hợp hành động chung. Phải khẳng định sự thống nhất không thể chia cắt giữa giao tiếp và
hoạt động; giao tiếp được xác định thành ba phương diện: phương diện thông tin làm nổi bật
đặc điểm, đặc thù của quá trình thông tin giữa người với người; phương diện tác động qua
lại thường được phân tích qua việc tìm hiểu và nhận thức các kiểu loại tác động giữa người
với người; phương diện hình ảnh bao gồm quá trình tạo lập hình ảnh về xã hội khác, người
khác với những đặc điểm về thể chất, tri thức, tâm lí, hành vi, tức là nhận biết về xã hội và
người trong giao tiếp với mình.
Giao tiếp là một nhu cầu xã hội đầu tiên của con người, cũng là điều kiện quan trọng hình
thành, phát triển và tồn tại của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. Giao tiếp biểu hiện
văn hóa của con người cũng như văn minh của xã hội.
Lịch sử hình thành và phát triển giao tiếp
Lịch sử hình thành và phát triển giao tiếp cũng xưa như là lịch sử hình thành và phát triển
của con người.
Ở mọi thời đại, mọi xã hội, giao tiếp ứng xử giữa con người với con người diễn ra liên tục,
trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong sinh hoạt đời thường cũng như trong công việc. Khi
hình thái kinh tế xã hội loài người phát triển, thì các quy tắc giao tiếp cũng thay đổi theo
chiều hướng đơn giản hơn, nhưng theo các quy ước chặt chẻ hơn.
Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi con người, tổ chức và của cả
xã hội.



- Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội: giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát
triển xã hội.
- Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân:
+ Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển bình thường;
+ Qua giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức, được
hình thành và phát triển
+ Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người (nhu cầu thông tin, được quan tâm, được
thừa nhận, được hòa nhập, được cống hiến…)
- Vai trò của giao tiếp trong công sở: giao tiếp được xem là một trong các yếu tố thành công
quan trọng nhất trong kinh doanh.
Chức năng của giao tiếp
- Chức năng xã hội: thông tin; tổ chức, phối hợp hành động; điều khiển, phê bình và tự phê
bình
- Chức năng tâm lý: động viên, khích lệ; thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ; cân
bằng cảm xúc; hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách.
Phân loại giao tiếp
- Theo tính chất tiếp xúc: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
- Phân loại theo quy cách giao tiếp: chính thức và không chính thức
- Phân loại theo phương tiện giao tiếp: giao tiếp sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn
ngữ. Đối với giao tiếp sử dụng ngôn ngữ có thể phân biệt giao tiếp bằng lời nói và bằng văn
bản
- Phân loại theo vị thế: giao tiếp thế mạnh, giao tiếp cân bằng và giao tiếp thế yếu
- Phân loại khác: theo số lượng người tham gia, theo tính chất mối quan hệ…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×