Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

4 sai lầm lớn khi tìm việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.5 KB, 2 trang )

Bốn sai lầm lớn khi tìm việc làm
(Dân trí) - Bạn là sinh viên mới ra trường và nôn nóng muốn kiếm được việc làm thật
tốt? Tuy nhiên nếu tâm lí trước khi tìm việc không tốt, rất có thể sẽ trở thành chướng
ngại vật để thực hiện mục tiêu của bạn. Sai lầm đó là gì?
1. Ỷ lại quá nhiều
Thông thường khi bạn gần tốt nghiệp, các bậc cha mẹ luôn bận rộn lo lắng để tìm kiếm cho
bạn một chỗ làm ổn định dựa trên mối quen biết của mình. Tất nhiên bố mẹ sẽ không giấu
bạn điều đó và bạn cho rằng điều đó cũng là chuyện bình thường? Bạn đang ỷ lại vào bố mẹ
đấy.
Theo chuyên gia tư vấn cho biết những sinh viên vừa mới tốt nghiệp cần học được tính độc
lập, tự thân vận động thì ra ngoài xã hội mới có thể “lăn lộn” đối phó được những khó khăn
trong cuộc sống. Nếu sinh viên bỏ qua giai đoạn tự tìm kiếm cơ hội cho mình mà chờ đợi sự
sắp đặt của bố mẹ thì sau này rất khó có tính độc lập, tự chủ trong công việc của mình.
2. Đề cao lợi ích trước mắt
Một số sinh viên khác thì cứ thấy trước mắt các cơ quan hay doanh nghiệp nào thông báo
tuyển dụng là họ vội vàng nộp đơn xin việc ào ào như “ong vỡ tổ” mà không cần suy nghĩ,
tìm hiểu công việc có phù hợp với mình không. Cần chuẩn bị những gì để có được tấm vé
“đạt yêu cầu” của nhà tuyển dụng. Cũng không có nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ càng nếu
cùng một lúc xin nộp đơn ở nhiều công ty. Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp có tiếng
thì không vào được mà các kì thi công viên chức cũng chẳng dễ dàng gì để vượt qua.
Các chuyên gia tư vấn cảnh báo rằng những sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm nên có
tầm nhìn lâu dài, việc lựa chọn việc làm phải phù hợp với nền tảng kiến thức của mình để
đặt nền móng cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
3. “Lừa đi tìm ngựa”
Hiện nay đang rất phổ biến tình trạng “nhảy việc” để tìm kiếm cơ hội cho mình. Tuy nhiên,
nếu như bạn cứ đứng núi này trông núi nọ, có được công việc ưng ý yêu thích rồi vẫn không
chuyên tâm phát triển nó mà lại “ngó” mắt trông mong tìm kiếm một việc làm tốt hơn nữa


thì có thể sau những năm tháng “nhảy việc” bạn vẫn chẳng phát huy và đầu tư được công
việc của mình, thậm chí cũng không tích luỹ được kinh nghiệm làm việc.


Trước hết bạn cần xác định mục tiêu để tìm cho mình một vị trí tốt và sau đó tìm mọi cơ hội
để nâng cao kỹ năng kinh doanh, tích luỹ kinh nghiệm để có được nền tảng vững chắc cho
tương lai. “Chỉ cần tìm được hướng đi đúng” thì ngay cả khi bạn vẫn còn là sinh viên bạn
cũng sẽ tìm được cho mình một công việc như mong muốn.
4. Tâm lý sợ khổ, sợ mệt
Khi phỏng vấn không cần xem xét trước bản thân mình có thể mang đến những lợi ích gì
cho công ty mà chỉ quan tâm đến thù lao phần thưởng, khi nhà tuyển dụng thử đưa ra những
hoàn cảnh khó khăn lại sợ khổ sợ mệt thì những sinh viên kiểu này chẳng bao giờ có ai thích
cả.
Cần nhớ rằng mức lương không phải do ông chủ đưa ra cho bạn mà chính là do bạn đưa ra.
Chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm, tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp tự nhiên bạn sẽ tạo
cho mình có được cơ hội thăng tiến và sẽ nhận được mức lương xứng đáng.
Minh Anh
Theo 002net



×