Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tạo dựng mối quan hệ với sếp mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.21 KB, 2 trang )

Tạo dựng mối quan hệ với sếp mới
(Dân trí) - Công ty bạn vừa thay đổi người quản lý. Vậy là bạn sẽ phải gặp gỡ và làm
việc với một sếp mới. Liệu có giống như với ông chủ cũ hay không? Bạn phải làm gì để
tạo được một mối quan hệ tốt đẹp với sếp?
Nói chung khó có thể nói trước được điều gì. Trước một người mới mọi người trong công ty
đều có những phản ứng giống nhau: dò xét và dè chừng.
Nếu bạn đã từng nghe những điều tốt đẹp về người giám sát thì điều đó thật đáng nghi ngờ.
Liệu bạn có thể làm việc một cách hoà hợp với người ấy được không? Điều mà người quản
lý mới mong muốn ở bạn là gì? Cách làm việc của người này khác với sếp cũ của bạn thế
nào?
Trong khi càng có nhiều sự thay đổi ra ngoài sự kiểm soát của mình thì bạn phải có trách
nhiệm làm cho nó trôi qua một cách yên ả. Ngoài ra mục đích và cách việc làm của bạn sẽ
quyết định tới sự phát triển của mói quan hệ.
Sau đây là cách để có một sự khởi đầu tuyệt với với sếp mới:
Hành động trước tiên: Hãy sắp xếp một cuộc gặp chỉ có hai người, bạn và người giám sát
bạn, để hai người có thể hiểu về nhau. Hãy tận dụng thời gian này để bàn về vai trò của bạn,
tìm hiểu những mong muốn của người giám sát và làm sao để giành được sự ủng hộ từ sếp.
Cuộc trao đổi có thể là tiền đề cho sự phát triển mối quan hệ giữa hai người.
Hãy là nguồn thông tin cho sếp: Cho sếp biết bất cứ thông tin nào làm cho công việc của
sếp trở nên dễ dàng hơn như cung cấp địa chỉ của những văn phòng ở bộ phận khác trong
công ty. Rất nhiều nhân viên đã khó chịu trước những lời nhận xét hay khuyên bảo từ sếp
mới. Nhưng theo thống kê của Robert Half International, 40% uỷ viên ban quản trị cho rằng
người quản lí có trách nhiệm giám sát những dự án mà họ đang làm. Vì vậy, bạn nên đưa ra
ý kiến của mình một cách khéo léo, lịch sự. Và khi sếp đưa ra những lời khuyên bạn nên
chú ý lắng nghe. Nếu không phù hợp với tình hình của công ty, bạn nên nhẹ nhàng giải
thích. Còn nếu đúng, thì đây quả là là ông sếp tốt và tài năng.


Đừng cư xử giống như với chủ cũ: Nếu không được yêu cầu thì cách tốt nhất là nên tránh
làm theo những cách mà đã làm với chủ cũ. Sếp mới của bạn có thể có những ý tưởng và
cách giải quyết mới phù hợp với mọi người.


Hãy làm vui lòng sếp: Hãy chú ý tới những sở thích của sếp. Sếp hài lòng hơn khi bạn kết
thúc công việc bằng những câu hỏi hay là khi bạn gửi email? Sếp muốn liên tục cập nhật về
dự án hay muốn cho nhân viên nhiều quyền quản lý hơn? Hãy điều chỉnh cách làm việc của
bạn, nếu cần hãy thống nhất với sếp. Chắc chắn bạn ghi điểm trong mắt sếp mới.
Hãy có một tầm nhìn thoáng: Trên tất cả nên nhớ rằng sếp của bạn đang ở một vị trí mới,
và công ty rất cần sự đoàn kết. Giống như bất cứ nhân viên mới nào thì người ấy cần có thời
gian để thích nghi với vai trò mới của mình. Và thậm chí khi mọi việc không trôi chảy như ý
mình thì bạn đừng nên phán xét gì cả và hãy tỏ thái độ không tin cậy.
Làm việc với sếp mới có thể gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có hi vọng cho những thay đổi
xác định. Hãy chào đón sếp mới bằng tâm hồn rộng mở và sự ủng hộ chân thành, và chắc
chắn bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp trong suốt quá trình làm việc với sếp mới.
Vũ Vũ (Theo Yahoo)



×