Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phát triển thương hiệu hàng thủ công, mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.96 KB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU HÀNG THỦ CÔNG,
MỸ NGHỆ Ở HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU HÀNG THỦ CÔNG,
MỸ NGHỆ Ở HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS. Nguyễn Thị Nhung



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị
Nhung, ngƣời đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô giáo trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2; đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị đã
giảng dạy em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia
đình cũng nhƣ bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến
thức của bản thân, nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
sự chỉ bảo của các thầy, cô cũng nhƣ các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô
giáo ThS. Nguyễn Thị Nhung. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền



MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG
HIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ........................................................ 6
1.1 Cơ sở lý luận về thƣơng hiệu ............................................................... 6
1.2 Vai trò của việc phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ ....... 11
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN
NAY ............................................................................................................. 17
2.1 Tình hình thực hiện chính sách phát triển nghề và làng nghề ........... 17
2.2 Thực trạng phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện
Quốc Oai hiện nay .................................................................................... 27
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN QUỐC OAI TRONG THỜI
GIAN TỚI .................................................................................................... 37
3.1 Một số giải pháp phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ ..... 37
3.2 Một số đề xuất, kiến nghị ................................................................... 44
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay vấn đề thƣơng hiệu đang trở thành một vấn đề nóng bỏng đang
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang bị rơi
vào những vụ tranh chấp, kiện cáo, mua bán chuyển nhƣợng thƣơng hiệu.
Trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, thì vấn đề thƣơng hiệu càng phải
quan tâm một cách rõ ràng hơn đặc biệt là trong các doanh nghiệp ở địa
phƣơng bây giờ.
Thƣơng hiệu đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với hàng hóa của
doanh nghiệp, với sự phát triển của các doanh nghiệp, với cả nền kinh tế đất
nƣớc. Phát triển thƣơng hiệu là một việc làm cần thiết đối với mọi doanh
nghiệp để có thể cạnh tranh có hiệu quả trên thị trƣờng nội địa và cạnh tranh
trên thị trƣờng quốc tế. Có thể nói thƣơng hiệu là một tài sản vô cùng quý giá
của doanh nghiệp, là niềm tự hào dân tộc, là biểu tƣợng cho tiềm lực kinh tế
quốc gia.
Ở Việt Nam, có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu đƣợc nƣớc ngoài ƣa
chuộng do mang nhiều nét đặc tính phƣơng Đông, đƣợc sản xuất theo phƣơng
thức thủ công truyền thống. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này
chƣa cao, tốc độ phát triển vẫn chậm. Một trong những nguyên nhân là do các
doanh nghiệp Việt Nam chƣa ý thức đƣợc tác dụng của thƣơng hiệu trong
cạnh tranh. Do đó chúng ta cần coi trọng đầu tƣ đúng mức để phát triển
thƣơng hàng thủ công, mỹ nghệ.
Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội nổi tiếng với làng nghề truyền
thống từ bao đời nay. Những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ ở đây đã đóng góp
vào GDP cho địa phƣơng và tạo nên niềm tự hào Quốc gia và địa phƣơng.
Tuy nhiên mặt hàng thủ công mỹ nghệ chƣa đƣợc quan tâm đến xây dựng
thƣơng hiệu.


1


Mặt khác thƣơng hiệu ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai trong
năm 2013, 2014 đã bị nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc vi phạm, và do
đó mất cơ hội cạnh tranh trên thị trƣờng tiềm năng. Đã đến lúc các doanh
nghiệp của làng nghề truyền thống ở huyện Quốc Oai cần phải chú ý quan
tâm đến việc bảo hộ và phát triển thƣơng hiệu của mình nếu muốn đứng vững
trên thị trƣờng trong nƣớc, từng bƣớc vƣơn ra chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới.
Hiện nay, hầu hết các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu ở huyện
Quốc Oai còn thô hoặc sơ chế, khi xuất khẩu phải thông qua các thƣơng hiệu
trung gian của nƣớc ngoài. Điều đó khiến cho mặt hàng này không thể phát huy
lợi thế trên thị trƣờng. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải xây dựng và phát triển
thƣơng hiệu cho mặt hàng thủ công, mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai thì mới có tính
cạnh tranh cao và tạo lập đƣợc thƣơng hiệu vững chắc. Xuất phát từ tình hình
thực tế trên, em đã chọn đề tài: “Phát triển thương hiệu hàng thủ công, mỹ
nghệ ở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở trong nƣớc và trên thế giới, đã có khá nhiều các nghiên cứu về các vấn đề
liên quan đến thƣơng hiệu có thể kể đến một số nghiên cứu trong nƣớc, nhƣ:
* Các công trình nghiên cứu về thƣơng hiệu nói chung:
TS. Nguyễn Quốc Thịnh và Ths. Lê Thị Thuần (2003) với cuốn sách “Một
số giải pháp chủ yếu xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho hàng Việt Nam xuất
khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về
xây dựng, bảo vệ thƣơng hiệu hàng hóa, phân tích thực trạng xây dựng và bảo vệ
thƣơng hiệu hàng hóa tại các doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất giải pháp nhằm
giúp các doanh nghiệp trong xuất khẩu, phát triển, khai thác và bảo vệ thƣơng
hiệu hàng hóa xuất khẩu.
KS. Doãn Công Khánh (2005) với cuốn sách “Các giải pháp xây dựng và


2


bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam” đã hệ thống những vấn đề lý
luận và thực tiễn về thƣơng hiệu, nêu thực trạng và bảo vệ thƣơng hiệu, vai trò
thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
* Các công trình nghiên cứu về thƣơng hiệu của một ngành, một địa phƣơng:
Ths. Phạm Thị Phƣơng Thanh (2015) với cuốn “Nghiên cứu xây dựng
thương hiệu du lịch tỉnh Bình Định” đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng thƣơng hiệu điểm đến du lịch. Đồng thời tác giả đã nghiên cứu điều kiện
và thực trạng phát triển du lịch và xây dựng thƣơng hiệu du lịch Bình Định.
Ths. Nguyễn Văn Lƣợng (2010) trong cuốn “Giải pháp xây dựng thương
hiệu sản phẩm các làng nghề ở huyện Quảng Bình” đã hệ thống cơ sở khoa học
về thƣơng hiệu và xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề. Nghiên cứu thực
trạng xây dựng thƣơng hiệu làng nghề và đƣa ra các giải pháp phát triển làng
nghề ở huyện Quảng Bình.
Ths. Đặng Thanh Liêm với công trình “Nghiên cứu xây dựng maketing địa
phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” đƣa ra cơ sở lý luận maketing ở
địa phƣơng. Nghiên cứu thực trạng phát triển maketing địa phƣơng đối với phát
triển du lịch tỉnh Bến Tre.
Tóm lại, các các trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề chung nhất của
thƣơng hiệu đó và vai trò của thƣơng hiệu ở Việt Nam. Các công trình đã nêu lên
đƣợc thực trạng và các giải pháp định hƣớng nhằm phát triển thƣơng hiệu trong
thời gian qua.
Tuy nhiên có thể nói chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về việc phát
triển thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai dƣới góc độ kinh
tế chính trị. Vì thế việc nghiên cứu đề tài vẫn là cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn lý luận quan trọng.


3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về việc phát triển thƣơng hiệu huyện
Quốc Oai. Và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thƣơng hiệu cho hàng
thủ công mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thƣơng hiệu hàng thủ
công mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, khóa luận sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về phát triển thƣơng hiệu và phát triển
thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phân tích thực trạng về phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công, mỹ nghệ
huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện
Quốc Oai, Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công
mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai trong giai đoạn hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển thƣơng
hiệu đối với hàng thủ công mỹ nghệ huyện Quốc Oai.
Về mặt thời gian, hoạt động sản xuất và phát triển thƣơng hiệu đƣợc giới
hạn từ 2015 đến nay. Quá trình và các giải phát xây dựng đƣợc đề xuất cho
giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

4



5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận đƣợc
góc độ kinh tế chính trị, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy
nạp để nghiên cứu. Bên cạnh đó, khóa luận sử dụng phƣơng pháp sử dụng các
tri thức của các môn khoa học kinh tế liên quan, kế thừa và sử dụng có chọn
lọc những kết quả của một số công trình khoa học liên quan đến đề tài.
Đề tài cũng tiến hành điều tra xã hội học đối với ngƣời tiêu dùng nhận
thức của họ về thƣơng hiệu và hàng thủ công mỹ nghệ.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã hệ thống hóa lý luận chung về thƣơng hiệu, phát triển
thƣơng hiệu và đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời khóa luận đã
nghiên cứu thực trạng phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công, mỹ nghệ ở huyện
Quốc Oai trong những năm gần đây, chỉ ra đƣợc những thành công và hạn chế
trong quá trình phát triển, đăng ký thƣơng hiệu hàng thủ công, mỹ nghệ ở
huyện Quốc Oai. Khóa luận đã đƣa ra những giải pháp để phát triển hàng thủ
công, mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai đứng vững trên thị trƣờng trong nƣớc và thị
trƣờng nƣớc ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nƣớc.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài lời nói đầu, danh mục và các mục lục, nội dung chính của đề tài
đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Những lý luận chung về phát triển thƣơng hiệu và phát
triển hàng thủ công mỹ nghệ.
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ ở
huyện Quốc Oai hiện nay.
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công
mỹ nghệ ở huyện Quốc Oai – TP.Hà Nội trong thời gian tới.


5


NỘI DUNG
Chƣơng 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG
HIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1 Cơ sở lý luận về thƣơng hiệu
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Ở Việt Nam, thuật ngữ thƣơng hiệu đƣợc sử dụng khá rộng rãi và phổ
biến. Đó là do tác động của kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt
giữa các doanh nghiệp, công ty. Từ đó, đòi hỏi mỗi một công ty phải chú
trọng hơn đến hình ảnh của mình, chú trọng hơn về thuật ngữ thƣơng hiệu về
phát triển thƣơng hiệu, quảng bá, tạo hình ảnh, đăng ký…
Thƣơng hiệu đƣợc coi là một lời hứa cho doanh nghiệp, hứa hẹn cho sự
thành công của doanh nghiệp, một thƣơng hiệu tốt sẽ đƣa đến những nhìn
nhận tốt về phía ngƣời tiêu dùng. Đây là một định nghĩa về thuật ngữ thƣơng
hiệu rất sâu sắc và tinh tế.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: „„Thương hiệu được
hiểu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,…
hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch
vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các
đối thủ cạnh tranh”[7].
Nhƣ vậy với các khái niệm này, cho thấy đƣợc rằng khi nói đến thƣơng
hiệu chính là những đặc điểm dẫn dắt dễ nhớ, dễ thấy khi biết đến.
Theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (World
Itellectual Proprety Organization): “Thương hiệu là một dấu hiệu (vô hình
và hữu hình) đặc điểm để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ
nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ
chức”[7].
Trong cuốn sách: “Building Strong Brands”, David Aaker đã định


6


nghĩa: “thương hiệu là một bất động sản giá trị nhất trên thế giới, đó là một
góc tâm tưởng trong mỗi khách hàng” và định nghĩa giá trị thƣơng hiệu là:
“một tổ hợp tài sản (hay nợ nần) của công ty gắn kết với tên, biểu tượng
thương hiệu và cộng thêm hoặc bớt đi vào giá trị của hàng hóa hay dịch
vụ”[7].
Cách tiếp cận này lại cho thấy thƣơng hiệu mang giá trị to lớn vì nó tác
động đến khách hàng.
Đó là những định nghĩa rất hay nhƣng có lẽ chính xác nhất vẫn là định
nghĩa “một thương hiệu là một tổ hợp những nhận thức trong tâm trí khách
hàng”. Định nghĩa này có nhiều ƣu điểm vì:
Thứ nhất, nó chỉ rõ ràng một thƣơng hiệu rất khác với một sản phẩm hay
dịch vụ. Một thƣơng hiệu là một mảng hình tồn tại trong tâm trí khách hàng.
Thứ hai, định nghĩa cho ta hiểu ý nghĩa của khái niệm “nấc thang trung
thành” với thƣơng hiệu của khách hàng. Mỗi ngƣời khác nhau sẽ có những
nhận thức khác nhau về một sản phẩm, dịch vụ và do đó họ ở những nấc
thang khác nhau của chiếc thang trung thành.
Thứ ba, định nghĩa này chỉ ra cách thức xây dựng một thƣơng hiệu. Một
thƣơng hiệu không chỉ đƣợc tạo dựng qua các biện pháp quảng cáo hiệu quả
hay các logo đẹp mắt mà nó đƣợc tạo dựng qua toàn bộ những gì sản phẩm
đem đến cho khách hàng. Cuối cùng, định nghĩa này rất ngắn gọn và dễ nhớ,
tập hợp đầy đủ những kiến thức về thƣơng hiệu một cách sâu sắc.
Hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc hiểu là các đồ vật đƣợc làm bằng tay
không phải làm bằng máy, dƣợc tạo nên bằng đôi bàn tay khéo léo của ngƣời
nghệ nhân.
Thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc hiểu là một hình ảnh, một dấu
ấn của hàng thủ công mỹ nghệ trong con mắt ngƣời tiêu dùng, đƣợc biết đến

thay cho lời quảng cáo của doanh nghiệp.

7


1.1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu
Nhƣ các bạn đã biết thƣơng hiệu là một yếu tố quan trọng mà bất cứ
doanh nghiệp, công ty nào cũng cần phải quan tâm đến. Khi có một thƣơng
hiệu tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tiến một bƣớc quan trọng đến
thành công.
* Các yếu tố cấu thành thƣơng hiệu bao gồm những yếu tố nhƣ sau:
Tên thương hiệu: đƣợc biết đến nhƣ là một từ hay một cụm từ nho nhỏ
nhƣng tên thƣơng hiệu lại là một phần quan trọng của bất cứ thƣơng hiệu
doanh nghiệp nào. Đây là yếu tố đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, giúp gợi
những hình ảnh liên quan đến sản phẩm. Tên thƣơng hiệu hay luôn giúp cho
khách hàng có những ấn tƣợng tốt.
Logo: logo là một trong những yếu tố đầu tiên của doanh nghiệp mà
khách hàng tiếp xúc. Điểm khác biệt duy nhất là logo và tên thƣơng hiệu chỉ
là nếu tên thƣơng hiệu dùng ngôn ngữ thì logo sử dụng hình ảnh. Hình ảnh
này không chỉ là một biểu tƣợng đơn thuần mà nó có mang theo những ý
nghĩa cụ thể, gửi tới khách hàng những thông điệp đầy cảm hứng từ nhà sản
xuất.
Khẩu hiệu (hay còn gọi là slogan): là một câu nói hay đôi khi chỉ đơn
thuần là một cụm từ dễ nhớ, dễ đọc miêu tả sâu hơn về sản phẩm hay thƣơng
hiệu của doanh nghiệp. Những khẩu hiệu hay, có sức ảnh hƣởng lớn khiến
ngƣời đọc chỉ cần nghe thôi cũng có thể nhớ đến doanh nghiệp là những khẩu
hiệu thành công nhất.
Nhãn hiệu hàng hóa: Trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam đã quy định:
“Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ
cùng chủng loại của cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là

từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp của các yếu tố đó đƣợc thể hiện bằng nhiều
màu sắc”.

8


Nhạc hiệu là một yếu tố cấu thành của thƣơng hiệu, đƣợc thể hiện bằng
âm nhạc. Đây là một hình thức mở rộng câu khẩu hiệu. Chỉ cần nghe đoạn
nhạc, có thể nhận biết đó là thƣơng hiệu gì, vậy nên đoạn nhạc cũng là một
đặc điểm nhận biết thƣơng hiệu.
Dấu hiệu, biểu tượng (Brand mark) là một phần của thƣơng hiệu nhƣng
không đọc đƣợc, chẳng hạn nhƣ một biểu tƣợng, mẫu vẽ, hoặc một kiểu chữ
và màu sắc riêng biệt, nhƣ hình con sƣ tử của xe hơi Peugeot Pháp, hay logo
hình con thỏ của tạp trí Playboy…
Chỉ dẫn địa lí, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định:
“Chỉ dẫn địa lí được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lí của hàng hóa
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu
biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ
hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc
tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lí tạo
nên‟‟. Ví dụ nhƣ Phú Quốc (nƣớc mắm), Tân Cƣơng (chè)…
1.1.3 Quy trình phát triển thương hiệu
Vấn đề phát triển thƣơng hiệu hiện cũng có những quan điểm không
hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, quan điểm phổ biến hơn cả cho rằng: "phát
triển thƣơng hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm gia tăng sức mạnh và khả
năng bao quát, tác động của thƣơng hiệu đến tâm trí và hành vi của khách
hàng, công chúng". Phát triển thƣơng hiệu, theo đó là gia tăng các giá trị cảm
nhận của khách hàng về thƣơng hiệu và sản phẩm mang thƣơng hiệu; làm
tăng thêm mức độ bao quát, khả năng chi phối của thƣơng hiệu trong nhóm
sản phẩm cạnh tranh, làm cho thƣơng hiệu ngày càng mạnh hơn cả về giá trị

tài chính và khả năng chi phối thị trƣờng, uy tín và những hình ảnh tốt đẹp
của các sản phẩm mang thƣơng hiệu.
Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế của

9


đất nƣớc, quy trình phát triển thƣơng hiệu gồm các bƣớc nhƣ sau:
Quảng bá thương hiệu: Hiện nay có rất nhiều công cụ để góp phần
quảng bá thƣơng hiệu, điển hình nhƣ là trong việc xây dựng và quảng bá hàng
hóa, trong đó nổi trội một số công trình sau: xây dựng webiste, quảng cáo,
quan hệ công chúng.
Bảo vệ và phát triển thương hiệu: Thƣơng hiệu luôn gắn liền với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế khi thƣơng hiệu đã đƣợc đăng ký
bảo hộ, doanh nghiệp vẫn phải nỗ lực triển khai doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và quảng bá
thƣơng hiệu. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng, doanh nghiệp phải
thƣờng xuyên cải tiến, tìm ra đặc điểm mới, khác biệt cho sản phẩm có thể
đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng nếu không doanh nghiệp
sẽ bị tụt hậu và kém phát triển. Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cƣờng quảng
bá cho thƣơng hiệu bằng việc phối hợp với tất cả các kênh, nguồn nhân lực,
tài chính một cách hợp lí.

Hình 1.1: Hàng thủ công mỹ nghệ trƣng bày
(Nguồn: baoxaydung.com.vn)

10


1.2 Vai trò của việc phát triển thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ

1.2.1 Đối với Nhà nước
Thƣơng hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Nhà nƣớc
và ổn định chính trị quốc gia.
Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong định hƣớng và dẫn dắt, bảo
chứng cho các doanh nghiệp có sản phẩm chất lƣợng tốt, uy tín đồng thời
doanh nghiệp cần chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới
sáng tạo không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm của chính mình.
Thƣơng hiệu tạo niềm tin và uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là
một bƣớc đệm đánh dấu sự phát triển của Nhà nƣớc trong việc quản lí các
doanh nghiệp theo đúng hệ thống pháp luật, ngăn chặn mọi hành vi có ý đồ
xấu trong sản xuất kinh doanh sản phẩm.
Khi phát triển thƣơng hiệu Nhà nƣớc sẽ có đƣợc những bƣớc phát triển
mới về mọi mặt đời sống và xã hội. Sẽ không còn tình trạng lạm phát, đẩy lùi
tham ô tham nhũng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng về giá trị cũng nhƣ chất
lƣợng mà thƣơng hiệu đem lại thì Nhà nƣớc đã có những chính sách khuyến
khích, động viên ngƣời dân cùng chung tay phát triển hơn nữa thƣơng hiệu,
để từ đó đƣa đất nƣớc lên đà phát triển và cạnh tranh lành mạnh với các nƣớc
láng giềng.
Thƣơng hiệu tạo nên sức mạnh bền vững cho Nhà nƣớc, chỉ khi có
thƣơng hiệu Nhà nƣớc mới có cơ hội để hội nhập và phát triển. Một thƣơng
hiệu tốt sẽ đem đến những lợi thế cho đất nƣớc và ngƣợc lại. Bản chất của
thƣơng hiệu đó là tạo niềm tin và hy vọng, là ngọn lửa tâm hồn của Nhà nƣớc,
khi thiếu đi thƣơng hiệu thì Nhà nƣớc sẽ bị tụt hậu, kém phát triển hay nói
cách khác sẽ chẳng có sự cạnh tranh nào ở đây cả.
Nhà nƣớc vừa là cầu nối, vừa là động lực cho sự phát triển thƣơng hiệu
và đồng thời thƣơng hiệu cũng có một vai trò, trách nhiệm đối với Nhà nƣớc.

11



Mọi sự đóng góp, sự sáng tạo, sự thành công của thƣơng hiệu doanh nghiệp
đều qua việc thừa nhận của Nhà nƣớc.
1.2.2 Đối với doanh nghiệp
Thƣơng hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Khi một thƣơng
hiệu đã đƣợc khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những
lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trƣờng dễ dàng và
sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới ; tạo ra cơ hội
thâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng đối với các thƣơng hiệu mạnh. Hàng thủ
công mỹ nghệ mang thƣơng hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các
hàng hóa tƣơng tự nhƣng mang thƣơng hiệu xa lạ. Ngoài ra một thƣơng hiệu
mạnh sẽ giúp bán đƣợc nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ
biến kinh nghiệm của chính những ngƣời tiêu dùng).
Thu hút đầu tƣ: Thƣơng hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế
nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà
còn tạo điều kiện và nhƣ là một sự đảm bảo thu hút đầu tƣ và gia tăng các
quan hệ bán hàng. Khi đã mang thƣơng hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tƣ sẽ
không còn e ngại khi đầu tƣ vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp.
Điều này sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh,
góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa
và doanh nghiệp.
Thƣơng hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thƣơng
hiệu là tài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những
thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng đƣợc trong suốt quá trình hoạt động của
mình. Chính sự nổi tiếng của thƣơng hiệu nhƣ là một đảm bảo cho lợi nhuận
tiềm năng của doanh nghiệp.
Thƣơng hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí
ngƣời tiêu dùng: Thông qua định vị thƣơng hiệu, từng nhóm khách hàng đƣợc

12



hình thành, các giá trị cá nhân ngƣời tiêu dùng đƣợc khẳng định. Khi đó, giá
trị của thƣơng hiệu đƣợc định hình, ghi nhận thông qua các biểu hiện nhƣ tên
gọi, logo, khẩu hiệu, … của thƣơng hiệu sẽ tạo sự kích thích, lôi cuốn khách
hàng, nó chứa đựng một nội dung nhƣ những cam kết ngầm định nào đó của
doanh nghiệp về chất lƣợng hàng hoá hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử
dụng hàng hoá. Ngƣời tiêu dùng tin ở thƣơng hiệu vì tin vào chất lƣợng tiềm
tàng và ổn định của hàng hoá mang thƣơng hiệu mà họ đã sử dụng hoặc tin
tƣởng ở những dịch vụ vƣợt trội hay một định vị rõ ràng của doanh nghiệp khi
cung cấp hàng hoá, đều dễ dàng tạo ra cho ngƣời tiêu dùng một giá trị cá nhân
riêng biệt.
Thƣơng hiệu nổi tiếng không chỉ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình
bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện nhƣ một sự đảm bảo thu
hút đầu tƣ và gia tăng các quan hệ khách hàng. Khi đã có đƣợc thƣơng hiệu
nổi tiếng, các nhà đầu tƣ không còn sợ khi đầu tƣ vào doanh nghiệp, cổ phiếu
của doanh nghiệp sẽ đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm hơn, bạn hàng của doanh
nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp. Nhƣ vậy sẽ tạo ra
môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá
thành và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Ngƣợc lại, khi thƣơng hiệu
của một công ty bị suy giảm thì ngay lúc đó các nhà đầu tƣ lo rút chân khỏi
công ty dẫn đến giá cổ phiếu của công ty bị sụt giảm theo, ngƣời tiêu dùng sẽ
ngày càng ít dùng sản phẩm của công ty.
Thƣơng hiệu là thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng đƣợc trong suốt
cả quá trình hoạt động của mình. Do đó một thƣơng hiệu sẽ giúp cho doanh
nghiệp có đƣợc lợi nhuận tiềm năng.
Khi một thƣơng hiệu đã đƣợc chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh
nghiệp những lợi ích nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng một cách dễ dàng hơn
kể cả nó là loại sản phẩm mới. Một thƣơng hiệu mạnh sẽ giúp cho doanh

13



nghiệp có thể bán đƣợc nhiều hàng hơn.
Một sản phẩm mang thƣơng hiệu nổi tiếng có thể bán đƣợc với giá cao
hơn so với các hàng hoá tƣơng tự mang thƣơng hiệu lạ. Ngƣời tiêu dùng có
thể bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua một hàng hoá mang thƣơng hiệu nổi
tiếng, quen thuộc vì họ cảm thấy đƣợc bảo đảm hơn, tin cậy hơn.
1.2.3 Đối với người tiêu dùng
Thƣơng hiệu đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà
cả đối với ngƣời tiêu dùng khi quyết định có nên sử dụng sản phẩm của doanh
nghiệp đó hay không.
Mỗi sản phẩm sẽ mang một tên gọi hay một dấu hiệu khác để phân biệt
với nhau. Việc sử dụng một thƣơng hiệu đã đƣợc đăng ký bảo hộ là cần thiết
để phân biệt một hàng hóa hay dịch vụ của từng doanh nghiệp. Đăng ký bảo
hộ thƣơng hiệu thƣờng bao gồm cả việc đăng ký bảo hộ logo, tên thƣơng mại,
và Slogan. Vì thế thông qua thƣơng hiệu ngƣời tiêu dùng có thể nhận dạng
đƣợc từng loại sản phẩm của từng doanh nghiệp.
Thực tế thì ngƣời tiêu dùng luôn quan tâm đến công dụng và lợi ích
thực mà sản phẩm mang lại cho sau đó mới đến thƣơng hiệu của sản phẩm.
và cuối cùng là những đánh giá của những ngƣời tiêu dùng khác về sản
phẩm đó nhƣ nào?
Có thể phân loại thành 3 nhóm sản phẩm căn cứ vào thuộc tính và lợi ích
nhƣ sau:
Sản phẩm tìm kiếm: Các lợi ích của hàng hóa có thể đƣợc đánh giá
bằng mắt.
Sản phẩm kinh nghiệm: Các lợi ích của sản phẩm không dễ đánh giá
bằng mắt thƣờng mà phải trực tiếp thử trên sản phẩm mẫu và dựa vào kinh
nghiệm cần thiết.(độ bền, độ dễ sử dụng, chất lƣợng dịch vụ gia tăng nhƣ bảo
hành, bảo trì,…)


14


Sản phẩm tin tưởng: Các thuộc tính và lợi ích của hàng hóa đó rất khó có
thể biết đƣợc.
Vì vậy thƣơng hiệu càng trở thành dấu hiệu đặc biệt quan trọng đảm bảo
cho chất lƣợng và các đặc điểm khác để khách hàng dễ nhận biết.
Nhờ những kinh nghiệm có sẵn đối với một sản phẩm mà ngƣời tiêu
dùng biết đến thƣơng hiệu. Từ đó họ lựa chọn ra những thƣơng hiệu nào phù
hợp với nhu cầu của mình nhất. Do vậy có thể coi thƣơng hiệu là công cụ
nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hóa đối với quyết định sử dụng sản phẩm
của ngƣời tiêu dùng. Đây cũng chính là điều quan trọng nhất mà một thƣơng
hiệu cũng nhƣ một doanh nghiệp đƣợc gắn với thƣơng hiệu đó cần vƣơn tới.
Ngƣời tiêu dùng dựa vào thƣơng hiệu hoặc hình ảnh của doanh nghiệp
nhƣ một sự bảo đảm cho chất lƣợng của hàng hoá hay dịch vụ mà họ sử dụng.
Vì thế thƣơng hiệu quen thuộc hay nổi tiếng sẽ làm giảm lo lắng về rủi ro khi
mua hàng của khách hàng tiềm năng.
Các rủi ro có thể gặp phải là:
Sản phẩm không đƣợc nhƣ mong muốn.
Sản phẩm đe dọa sức khỏe hoặc thể lực của ngƣời sử dụng.
Sản phẩm không tƣơng xứng với giá đã trả.
Sản phẩm không phù hợp với văn hóa, tín ngƣỡng hoặc chuẩn mực đạo
đức của xã hội.
Sản phẩm không nhƣ mong muốn dẫn đến mất đi thời gian, chi phí, cơ
hội để tìm mua những sản phẩm khác.
Khi khách hàng nhận thấy nguy cơ rủi ro cao và muốn phòng tránh các
nguy cơ này thì cách tốt nhất là họ sẽ chọn mua sản phẩm của những nhà
cung cấp nổi tiếng. Vì vậy thƣơng hiệu là công cụ xử lý rủi ro rất quan trọng.
Mỗi thƣơng hiệu không chỉ thể hiện cho những tính năng và giá trị sử
dụng của sản phẩm, dịch vụ mà còn đại diện cho một dòng sản phẩm cung


15


ứng cho những ngƣời có địa vị xã hội.
Thƣơng hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho ngƣời tiêu dùng,
một cảm giác sang trọng và đƣợc tôn vinh. Thực tế, một thƣơng hiệu nổi tiếng
sẽ mang đến cho khách hàng một giá trị cá nhân nào đó trong cộng đồng, nó
làm cho ngƣời tiêu dùng có cảm giác đƣợc sang trọng hơn, nổi bật hơn, có
đẳng cấp hơn và đƣợc tôn vinh khi tiêu dùng hàng hoá mang thƣơng hiệu đó.
Thƣơng hiệu giúp cho ngƣời tiêu dùng xác định nguồn gốc xuất xứ của
sản phẩm qui trách nhiệm cho nhà sản xuất về sản phẩm, tạo lòng tin cho
ngƣời tiêu dùng về giá cả, chất lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Nhờ biết đƣợc nguồn
gốc của sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng, tiết
kiệm chi phí tìm kiếm, khẳng định giá trị bản thân, yên tâm về chất lƣợng.
Đối với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thƣơng hiệu là có thể làm thay đổi
nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Với ngƣời tiêu dùng,
thƣơng hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng nhƣ cuộc sống của họ trở nên
thuận tiện và phong phú hơn. Hơn nữa thƣơng hiệu góp phần vào bảo vệ lợi
ích chính đáng của ngƣời tiêu dùng. Thƣơng hiệu đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ sẽ
ngăn ngừa tình trạng sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhằm lừa gạt ngƣời tiêu
dùng. Thƣơng hiệu khuyến khích tâm lí tiêu dùng hàng có uy tín, thỏa mãn sự
hài lòng của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm.

16


Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1 Tình hình thực hiện chính sách phát triển nghề và làng nghề
2.1.1 Khái quát thực trạng làng nghề của địa phương.
Quốc Oai là huyện nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội có diện tích đất tự nhiên
147 km2; dân số 166,3 nghìn ngƣời, có 20 xã, 1 thị trấn; 101 thôn. Toàn
huyện có 61/101 làng có nghề, trong đó 17 làng đƣợc công nhận làng nghề
truyền thống, Trong đó: 14 làng đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận làng
nghề Từ năm 2001- 2008, 03 làng đƣợc UBND thành phố Hà Nội công nhận
năm 2011 và 2015.
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tên làng nghề truyền thống
Làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ
Làng Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ
Làng Văn Quang, xã Nghĩa Hƣơng

Làng Thế Trụ, xã Nghĩa Hƣơng
Làng Văn Khê, xã Nghĩa Hƣơng
Làng Đại Phu, xã Liệp Tuyết
Làng Thông Đạt, xã Liệp Tuyết
Làng Bái Nội, xã Liệp Tuyết
Làng Bái Ngoại. xã Liệp Tuyết
Làng Vĩnh, xã Liệp Tuyết
Làng Muôn, xã Tuyết Nghĩa
Làng Ro, xã Tuyết Nghĩa
Làng Cộng Hòa
Làng Đồng Lƣ, xã Đồng Quang
Làng Tân Hòa
Làng Yên Quán, xã Tân Phú

17

Làng nghề Ngô Sài

17

Ngành nghề
Mộc dân dụng và đồ gỗ cao cấp
Nón, mũ lá
Cót, nan

Mây, tre, giang đan

Chế biến nông lâm sản.
Tăm tre, chổi chít
Chế biến nông lâm sản.

Mộc dân dụng và đồ gỗ cao cấp.
Mộc dân dụng và chế biến lâm
sản


Trong 4 năm gần đây các làng nghề cót, nan tại xã Nghĩa Hƣơng có
phần bị suy giảm cả về doanh thu và số hộ hoạt động sản suất sản phẩm làng
nghề do thị trƣờng đầu ra của các sản phẩm ngày càng bị thu hẹp, các hộ làm
nghề trƣớc đây đang phải chuyển nghề tiểu thủ công nghiệp khác. Theo tổng
hợp hiện ở 17 làng nghề truyền thống có 3.487 hộ làm nghề, 8.241 lao động.
Lực lƣợng lao động chủ yếu là phụ nữ và các lao động phụ để tận dụng thời
gian sản xuất nông nghiệp nhàn rỗi ở địa phƣơng. Thu nhập bình quân của lao
động từ 2,5– 3 triệu đồng/ ngƣời/tháng. Các làng nghề khác cơ bản vẫn đang
mở rộng hoạt động, góp phần ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống của
nông dân trong huyện, một số làng đang phát triển nghề mới nhƣ chế biến lâm
sản ở Nghĩa hƣơng, Cấn hữu, Thị trấn; dệt len ở Cộng Hòa, Đại thành...
Nhìn chung hình thức sản xuất của các làng nghề chủ yếu là các hộ gia
đình, phát triển theo nhu cầu đặt hàng từng thời điểm, quy mô sản xuất nhỏ,
mặt bằng sản xuất chật hẹp, công nghệ sản xuất còn giản đơn, thiếu đồng bộ,
trình độ tay nghề lao động không đồng đều, hệ thống hạ tầng chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu phát triển của thị trƣờng. Trên địa bàn huyện Quốc Oai chƣa có
cụm tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng hóa tập chung.
Cơ sở hạ tầng làng nghề:
Mặt bằng sản xuất: Hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề sản xuất trên
diện tích đất ở của gia đình, tận dụng diện tích đất công nhƣ đƣờng làng, ngõ
xóm để tập kết vật liệu sản xuất nên ảnh hƣởng lớn đến giao thông nông thôn
và ô nhiễm môi trƣờng.
Điện sản xuất, sinh hoạt, thông tin liên lạc cơ bản đảm bảo và đáp ứng
đƣợc nhu cầu sử dụng tại các làng nghề.


18


Môi trƣờng làng nghề: Do chƣa có khu sản xuất tập chung nên các cơ sở
sản xuất vẫn tận dụng đất ở của gia đình để làm mặt bằng sản xuất. Ở các làng
nghề sản xuất đồ mộc nhƣ Ngọc Than, Yên Quán trong quá trình sản xuất sử
dụng máy móc gây tiếng ồn lớn và bụi mùn cƣa ảnh hƣởng đến đời sống sinh
hoạt của ngƣời dân quanh khu vực sản xuất.
2.1.2 Kết quả đạt được
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của cấp ủy, chính quyền về thực hiện
các chính sách phát triển làng nghề của Thành phố, Trung ƣơng.
Trên cơ sở các chính sách của Trung ƣơng, Thành phố nhƣ: Nghị định số
45/2012/NĐ-CP ngày 09/6/2012 của Chính phủ về khuyến công; Quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. UBND huyện Quốc
Oai đã tổ chức triển khai tới các ban ngành, đoàn thể của huyện; UBND các
xã, thị trấn, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đồng thời giao cho các ngành
chuyên môn nhƣ phòng Kinh tế, phòng Lao động TB&XH huyện, căn cứ tình
hình thực tế triển khai thực hiện các dự án, các lớp dạy nghề, truyền nghề,
nhân cấy nghề cho ngƣời lao động.
Ngày 09/4/2011 huyện Ủy Quốc Oai ban hành Nghị quyết số 11-NQ/HU
về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đến năm 2015;
Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 28/7/2011 về lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào
tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn giai đoạn 2011-2015, định hƣớng
2020; Nghị Quyết số 12-NQ/HU ngày 15/5/2017 của Ban Thƣờng vụ Huyện
ủy Quốc Oai về việc phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề trên địa bàn
Huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo;

19



UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số giao nhiệm vụ cho các phòng, ban,
cơ quan và UBND các xã thị trấn phối hợp với các cơ quan của thành phố, các
tổ chức đoàn thể, tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, Nhà
nƣớc, Thành phố về phát triển nghề, làng nghề, tổ chức tập huấn kiến thức
cho làng nghề về công tác khuyến công, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao trình
độ sản xuất mộc cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống.
Trƣớc năm 2008, huyện Quốc Oai đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận
14 làng nghề truyền thống. Từ năm 2011 đến năm 2015 đƣợc UBND Thành
phố Hà Nội công nhận thêm 03 làng nghề truyền thống, cụ thể:
Làng nghề truyền thống “ Đục, chạm, gỗ cao cấp và mộc dân dụng” thôn
Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ đƣợc công nhận năm 2011;
Làng nghề truyền thống “Mộc dân dụng và đục, chạm, gỗ cao cấp thôn Yên
Quán, xã Tân Phú”, đƣợc công nhận năm 2013;
Làng nghề truyền thống “mộc dân dụng và chế biến lâm sản” Ngô Sài, thị
trấn Quốc Oai; năm 2015.
Huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2010-2015 và định hƣớng đến năm 2020; quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2010-2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 trên địa bàn huyện. Quy hoạch
phát triển nghề ở nông thôn đã đƣợc phát triển theo định hƣớng của Đề án xây
dựng nông thôn mới huyện Quốc Oai giai đoạn 2011-2020. Căn cứ vào đặc
điểm địa hình, đất đai, khu vực nông thôn của huyện đƣợc chia thành 3 vùng
sản xuất chính:
Vùng 1: Gồm các xã ven sông Đáy là các xã: Tân Phú, Tân Hòa, Cộng
Hòa, Đồng Quang đƣợc quy hoạch sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là

20



×