Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

De cuong on thi GPBI HKI 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.25 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIẢI PHẨU BỆNH I – HKI 2017.2018
1. Định nghĩa bệnh học: khái niệm bệnh học, bệnh học đại cương, bệnh học chuyên
biệt, bệnh học đại thể, bệnh học vi thể, bệnh tích, bệnh tích chủ yếu hay bệnh
trưng?
 Bệnh học (Pathology): Là sự khảo sát những thay đổi của các mô, cơ quan về
phương diện cơ thể học, hóa học và sinh lý học trong cơ thể con vật gây ra bởi
bệnh tật.
 Bệnh học đại cương (Generalpathology): Là sự khảo sát những thay đổi căn
bản thông thường trong các mô hay cơ quan.
 Bệnh học chuyên biệt (Specialpathology): Là môn học áp dụng những thay
đổi căn bản trong Bệnh học đại cương vào những bệnh riêng biệt của con vật,
bao gồm sự khảo sát có hệ thống từng cơ quan và ghi nhận những thay đổi
bệnh lý gây ra bởi những bệnh cảm nhiễm, ký sinh trùng, thiếu dinh dưỡng,
thương tích...
 Bệnh học đại thể (MacroscopichayGross pathology): Là sự khảo sát một con
vật bằng cách mổ xẻ có hệ thống và khôngcần có những kính phóng đại.
 Bệnh học vi thể hay mô bệnh học, tế bào bệnh học (Microscopicpathology,
Histopathology): Là sự khảo sát các mô, tế bào trên tiêu bản vi thể và nhuộm
các loạimàu khác nhau.
 Bệnh tích (Lesion): Là những thay đổi trong mô và cơ quan trong cơ thể thú
do bệnh tấn công và tạo nên.
 Bệnh tích chủ yếu hay bệnh trưng (Pathognomonic lesion): Là những bệnh
tích xác định bệnh một cách chắc chắn.
2. Những xáo trộn trong sự tuần hoàn:
 Cương mạch tích cực định vị:
 Định nghĩa: Là sự tăng lượng máu tỏng hệ động mạch ở những vùng nhất
định (chân, dạ dày, phổi,…).
 Căn nguyên:
 Sinh lý: dạ dày, ruột au bữa ăn, vú đang có sữa, bộ phận sinh dục ở thời
kỳ rửa đực, người đỏ mặt.
 Bệnh lý: ở các ổ viêm, các tác nhân kích thích (vật lý, hóa học, nhiệt, ký


sinh trùng, siêu vi trùng).
 Bệnh tích đại thể: Vùng bị cương mạch phình to có máu đỏ, nặng hơn. Các
mạch máu nở lớn. Nếu cương mạch bên ngoài sẽ thấy nóng, và khi cắt máu
sẽ chảy ra nhiều.
 Bệnh tích vi thể: Các động mạch, tiểu động mạch và mao quản ở mô bị
cương mạch đều căng và chứa đầy hồng cầu. Ở thú đã chết, khó thấy cương
mạch tích cực.
 Tầm quan trọng: Rất hữu ích cho mô bị viêm, gúp chống các kích thích
gây xót, những cặn bã được thoát ra đi mau hơn. Những chất độc được pha


loãng trở thành chất kích thích nhẹ hay mất độc tính. mang lại nhiều kháng
thể và bạch huyết cầu thực bào để chống các yếu tố gây viêm.
 Cương mạch thụ động cấp tính toàn diện:
 Định nghĩa: Là sự tăng lượng máu trong phần tĩnh mạch của hệ tuần hoàn
do sự tắc nghẽn lưu thông của máu trong tim và phổi.
 Căn nguyên: Những căn nguyên chính có liên hệ với phổi và tim:
 Thoái hóa và hoại tử cơ tâm.
 Tai nạn bất thần xảy ra cho cơ tâm.
 Viêm phổi nặng.
 Huyết khối hay tắc mạch ở phổi.
 Màng bao tim/ Lồng ngực có nước, máu hay mủ.
 Bệnh tích đại thể: Các tĩnh mạch nhất là các tĩnh mạch lớn căng đầy máu.
Các cơ quan trong cơ thể có màu đỏ xanh hay tím, nặng và lớn hơn bình
thường. Khi cắt, máu chảy ra thành dòng và có màu đen.
 Bệnh tích vi thể: Tĩnh mạch và mao quản căng đầy hồng cầu.
 Tầm quan trọng:
+ Nếu thay đổi trong tim và phổi nhẹ, cương mạch này sẽ biến đi nhanh.
+ Nếu thay đổi trong tim và phổi nặng và không sửa chữa được, sẽ thiếu
dưỡng khí và chất dinh dưỡng cùng với sự tích tụ các chất thải sẽ làm cho

con vật chết.
+ Nếu tình trạng ứ huyết kéo dài sẽ chuyển sang mãn tính gây hư hại
nhiều mô và cơ quan.
 Xuất huyết
 Định nghĩa: Là sự thoát ra khỏi mạch máu tất cả những thành phần của
máu. Có 2 hình thức xuất huyết:
 Qua chỗ vỡ của thành mạch máu (rhexis).
 Đi qua thành mạch máu còn nguyên vẹn (diapedesis).
 Căn nguyên:
 Sinh lý: sinh con, kinh nguyệt - nang Graff bể.
 Chấn thương cơ lực.
 Bệnh do vi trùng và siêu vi trùng.
 Tân bào.
 Hóa chất độc.
 Cương mạch thụ động.
 Hoại tử và xáo trộn biến dưỡng ở thành huyết quản.
 Bệnh tích đại thể: không có.
 Bệnh tích vi thể: Có hồng cầu nằm ngoài mạch máu (còn nguyên vẹn, có
thể có những nguyên sợi bào)
 Tầm quan trọng: tùy thuộc mức độ và vị trí:
 Não: chết.
 Xuất huyết bao tim rất quan trọng vì cản trở thời kỳ trương tâm.
 Xuất huyết trong dạ dày và ruột gây thiệt mạng.
 Phù thủng:


Định nghĩa: Là tình trạng có những lượng chất lỏng quá nhiều trong
khoảng gian bào hay ở những xoang cơ thể.
 Căn nguyên:
 Thiếu protein trong máu: do xuất huyết, thận gan bị hư hại.

 Cương mạch thụ động định vị hay toàn diện: Gây phù thủng nhẹ ở từng
vùng, VD: bào thai đè lên tĩnh mạch đùi ở người mang thai.
 Tăng tính thẩm thấu của nội bì mao mạch: Gây ra bởi chất Histamine
 Mạch bạch huyết bị tắc nghẽn.
 Bệnh tích đại thể:
 Vùng mô phù thủng sưng lên (vùng bụng, ức, yếm bò).
 Đuôi, chân, tay: nhiệt độ thấp.
 Không đau vì không có chất gây xót.
 Khi dùng ngón tay ấn vào mô phù thủng, chỗ mô đó sẽ lõm xuống, khi
bỏ tay ra phải một lúc sau vết lõm mới mất đi.
 Khi cắt, dịch phù thủng trong mô sẽ chảyra (rất dễ phát hiện ở phổi).
 Hóa sợi: sự thiếu dưỡng khí và tích tụ chất bã sẽ gây ra tăng sinh quá
mức của mô liên kết, các sợi tạo keo làm biến đổi hình dạng của cơ
quan.
 Bệnh tích vi thể:
 Khoảng gian bào và xoang: căng lớn.
 Tăng số lượng nước có chứa chất có hạt mịn, nhuộm màu hồng rất nhạt
của Eosin. Lượng chất đạm trong dịch phù càng cao thì màu hồng càng
đậm.
 Tăng sinh tế bào sợi liên kết, tích tụ sợi tạo keo.
 Tầm quan trọng:
 Nếu căn nguyên được loại bỏ sớm, nước phù thủng rút đi và không để
lại thay đổi nào.
 Nếu phù thủng kéo dài, nước phù thủng sẽ tác dụng như một chất gây
tăng sinh quá mức mô liên kết và tích tụ sợi tạo keo, bất dưỡng của nhu
mô.
 Sự tích tụ sợi keo là một thay đổi vĩnh viễn.
 Shock:
 Định nghĩa: Là sự rối loạn đột ngột của sự mất cân bằng của cơ thể có thể
đe dọa tính mạng thú bệnh một cách nhanh chóng.

 Căn nguyên: Do nguồn cung cấp không đủ oxy.
 Định nghĩa: cương mạch, cương mạch động huyết nằm, chứng huyết khối,
nhồi máu
 Cương mạch: Là sự tăng lượng máu ở trong bất kỳ phần nào của hệ tuần
hoàn.
 Cương mạch động huyết nằm: Là sự tích tụ máu ở phần (thấp) của cơ thể
do ảnh hưởng của trọng lực, là một loại cương mạch thụ động cấp tính định
vị.



Chứng huyết khối: Là sự tạo thành một cục huyết khối từ những phần tử
của máu nằm trong mạch máu.
 Nhồi máu: Là một vùng mô hoại tử đông đặc gây ra bởi tình trạng thiếu
máu do tắc nghẽn động mạch gây ra.
 Phân biệt cục máu đông sau khi chết và cục huyết khối?


Cục máu đông sau khi chết
- Là thành phần thuần nhất, phần
chính là sợi huyết.
- Được tạo ra ở con vật chết, không
dính vào thành mạch.
- Có cấu tạo ướt,bề mặt nhẵn, láng.
- Nội mạc mạch máu còn nguyên,
nhẵn, láng. Không được tổ chức
hóa

Cục huyết khối
- Là thành phần hỗn hợp nhưng chủ

yếu là tiểu cầu.
- Được tạo ra ở con vật sống, gây ra
bởi hư hại nội mạc mạch máu và
thường dính vào thành mạch.
- Có cấu tạo khô, mặt sần sùi có
hạt.
- Nội mạc bên dưới cục huyết khối
bị hư hại. Có thể được tổ chức hóa
một lần.

3. Những rối loạn trong dinh dưỡng và tăng trưởng tế bào
 Khái niệm, căn nguyên, đại thể, vi thể: bất triển, kém triển, bất dưỡng, triển dưỡng,
bội triển, thoái triển và biến triển
 Bất triển:
 Khái niệm: Là sự không phát triển hoàn toàn của một cơ quan hay mô xảy
ra ở giai đoạn phôi hay bào thai trong tử cung.
 Căn nguyên:
 Khiếm khuyết di truyền.
 Chết do tai nạn của một tế bào, nhất là trong phôi.
 Bệnh tật của thú mẹ có mang xâm nhập vào bào thai (siêu vi).
 Đại thể: Mô hay cơ quan biến mất một phần hoặc toàn thể
 Vi thể: không có.
 Kém triển:
 Khái niệm: Là tình trạng tế bào hay cơ quan không đạt đến kích thước bình
thường của chúng.
 Căn nguyên:
 Quái trạng bẩm sinh.
 Thiếu cung cấp thần kinh vận động.
 Dinh dưỡng sai lạc.
 Đại thể:

 Kích thướcnhỏ,nhẹ.
 Màu sắc bình thường hay nhạt như cá.
 Cơ quan kém triển yếu ớt.
 Vi thể:


 Tb nhỏ hơn, hoặc số lượng ít hơn.
 Có rất ít nhu mô.
 Nhiều mô mỡ và mô liên kết.
 Tồn tại vĩnh viễn.
 Bất dưỡng
 Khái niệm: Là sự giảm kích thước của tế bào sau khi đã đạt đến sự phát
triển đầy đủ hay trưởng thành.
 Căn nguyên:
 Sinh lý: cơ quan sinh dục già,…
 Thiếu ăn, thần kinh, nội tiết.
 Không sử dụng: gãy xương (không cử động).
 Thuộc huyết quản: có thể do thiếu máu hay cương mạch thụ động mãn
tính.
 Sức ép: mô gần bướu, bọng mủ.
 Đại thể:
 Teo nhỏ, nhão, mềm và mất cường tính.
 Màu sắc nhạt như khi bị thiếu máu.
 Ở những cơ quan có bao (lách): bao sẽ nhăn lại. Các bắp cơ bất dưỡng
thường có mô liên kết sợi xâm nhập.
 Vi thể: không có.
 Triển dưỡng:
 Khái niệm: Là sự gia tăng kích thước của mô hay cơ quan mà không gia
tăng số lượng tế bào.
 Căn nguyên:

 Sinhlý: sự lớn lên của tử cung có mang.
 TD bù đắp, hậu quả của những diễn tiến bệnh lý, thường thấy khi một cơ
quan của cơ quan đôi bị hư hại (thận).
 Đại thể: Mô hay cơ quan lớn và nặng hơn bình thường.
 Vi thể:
 Số tế bào trong một vi trường có thể giảm đi.
 Có thể không ảnh hưởng đến mô khác trong cơ quan.
 Bội triển:
 Khái niệm: Là sự gia tăng kích thước của mô, hay cơ quan do gia tăng bất
thường số lượng tế bào.
 Căn nguyên:
 Kích thích kéo dài và lặp đi lặp lại: cơ học, nhiệt…
 Xáo trộn nội tiết: tăng sinh biểu mô tuyến tiền liệt ở chó già.
 Xáo trộn dinh dưỡng: thiếu iod.
 Cảm nhiễm:đậu bò, đậu gia cầm.
 Đại thể: Mô bội triển gia tăng kích thước và trọng lượng, có thể méo mó
khi một phần cơ quan bị bội triển, màng niêm bội triển có màu trắng, xám
hay hơi vàng.
 Vi thể:


 Số tế bào gia tăng.
 Mô tăng sinh có thể ép vào mô và những cấu tạo kế cận.
 Biểu mô tăng sinh có nhiều tầng hơn.
 Thoái triển:
 Khái niệm: Là sự đảo ngược của một loại tế bào chuyên hóa cao thành một
loại tế bào biệt hóa thấp hơn, mô bình thường thành một loại mô phôi thai
hơn và đâylàmột loại thay đổi thấy trong các tế bào khối u (tumors).
 Căn nguyên:
 Đại thể:

 Vi thể:
 Biến triển:
 Khái niệm: Là sự biến đổi của một loại mô thành một loại mô khác như mô
liên kết sợi thành xương hay biểu mô trụ thành biểu mô vảy kép.
 Căn nguyên:
 Xáo trộn nội tiết: VD: Bướu ở nhũ tuyến của chó. Trong tân bào này,
biểu mô nang tuyến và mô liên kết của tuyến biến triển và tạo ra biểu bì
vẩy tầng, sụn, xương, cơ.
 Xáo trộn dinh dưỡng: VD: Thiếu sinh tố A, biểu mô khối đơn trong các
tuyến thực quản gia cầm biến đổi thành biểu bì vẩy tầng.
 Đại thể: Sự xuất hiện của các loại mô (xương sụn) ở những vị trí bất
thường, hay qua màu sắc.
 Vi thể: Tìm thấy một loại tế bào ở vị trí bất thường.
4. Rối loạn chuyển hóa
 Định nghĩa và căn nguyên: trương đục, thoái hóa trương nước, thoái hóa dạng bột,
thoái hóa nhầy trong rối loạn chuyển hóa protein, thoái hóa mỡ.
 Trương đục:
 Định nghĩa: Là sự xáo trộn biến dưỡng protein, trong đó tế bào trương lên
và tế bào chất có hạt mịn nhiều hơn bình thường.
 Căn nguyên: Bởi những kích thích rất nhẹ: độc tố vi trùng của các bệnh
cảm nhiễm, gia tăng thân nhiệt, bệnh về biến dưỡng (tiểu đường, aceton
huyết), xáo trộn tuần hoàn: thiếu máu, cương mạch thụ động…
 Thoái hóa trương nước
 Định nghĩa: Là sự xáo trộn biến dưỡng protein. Tế bào thâu nhận nước rất
nhiều, chúng trương lên và có thể vỡ.
 Căn nguyên:
 Tổn thương do cơ năng. VD: Bóng nước ở chân người mang giày chật.
 Tổn thương do nhiệt, vết phỏng.
 Tác nhân cảm nhiễm: vi trùng bệnh trái, LMLM.
 Tân bào: những vị trí có thoái hóa trương nước đặc biệt ở cổtử cung

 Thoái hóa dạng bột
 Định nghĩa: Là sự lắng tụ một chất bên ngoài tế bào gọi là dạng bột (bản
chất là protein) nhưng cho phản ứng hóa học giống như tinh bột.


Căn nguyên: chưa rõ, giả thiết là chất kết tủa được tạo ra từ phản ứng KNKT. Đến sau bệnh kéo dài (nhiễm khuẩn, lao…) thường gặp ở các cơquan:
lách, thận, gan, hạch…
 Thoái hóa nhầy
 Định nghĩa: Khi chế tiết quá mức, tích lũy bên trong tế bào hay giải phóng
ra bên ngoài làm cản trở hoạt động và biến dạng tế bào gọi là thoái hóa
nhầy.
 Căn nguyên: …
 Thoái hóa mỡ
 Định nghĩa: Là sự biến dưỡng của mỡ: mỡ trung tính được thú ăn vào 
tiêu hóa trong ruột non  hấp thụ qua màng niêm dưới hình thức của một
hợp chất hòa tan trong nước chứa các muối mật  gan (tích trữ tạm thời,
biến thành phospholipid để phân phối tới các cơ quan và mô, cần có
Choline).
 Căn nguyên:
 Thiếu oxygen.
 Đốc chất hóa học.
 Xuất hiện như tình trạng kế phát của thú tiểu đường, bệnh ketosis,…


 Hoàng đản là gì? So sánh các loại hoàng đản?
 Định nghĩa: Là tình trạng tích tụ quá nhiều hemobilirubin hay
cholebilirubin hoặc cả hai trong máu lưu thông vào các dịch mô làm chúng
có màu vàng.
 Có 3 loại hoàng đản:
 Hoàng đản tiêu huyết (Hemolytic icterus) hay hoàng đản trước gan.

 Hoàng đản nhiễm độc (Toxic icterus) hay hoàng đản do tổn thương gan.
 Hoàng đản tắc nghẽn (Obtructive icterus) hay hoàng đản sau gan.
 So sánh các loại hoàng đản:
Màu mô và
huyết tương
Màu phân
Tính chất phân
Màu nước tiểu

HĐ tiêu huyết
Nhạt hay hơi
vàng
Vàng đậm
Bình thường
Hơi vàng

HĐ nhiễm độc

HĐ tắc nghẽn

Trung bình

Đậm

Bình thường
Bình thường
Vàng đậm

Xám nhạt
Nhớt

Vàng đậm

 Căn nguyên và cơ chế sinh bệnh của các loại hoàng đản?
 Hoàng đản tiêu huyết
 Căn nguyên:
 Nguyên sinh động vật đường máu gây tiêu huyết.
 Siêu vi (bệnh thiếu máu truyền nhiễm của ngựa).
 Độc tố của vi trùng Clostridium hemolyticus bovis.


Cơ chế sinh bệnh: Bilirubin tự do tăng cao trong máu, không có trong
nước tiểu vì bilirubin tự do không tan trong nước. Gan làm việc tối đa nên
bilirubin kết hợp tăng làm cho phân sậm màu, lượng urobilinogen tăng.
 Hoàng đản nhiễm độc
 Căn nguyên:
 Vi trùng: Leptospira, Salmonella.
 Siêu vi trùng: viêm gan TN của chó.
 Độc tố của thực vật: Senecio, Crotalaria và Astragalus.
 Độc chất vô cơ: phosphor.
 Các hợp chất hữu cơ..
 Cơ chế sinh bệnh:
 Những thay đổi thoái hóa hoặc hoại tử trong tế bào gan là những bệnh
tích mô học làm cho lượng cholebilirubin trong máu gia tăng qua lọc
nước tiểu. Mô gan hoại tử không chống đỡ được các vi quản mật nên
mật đã thấm vào máu.
 Sắc tố hóa toàn diện cho thú kể cả nước tiểu nhưng không gây sự đổi
màu của phân.
 Hoàng đản tắc nghẽn
 Căn nguyên:
 Ký sinh trùng: Ascaris suum ở heo, Thysanosoma tinoides ở cừu,

Fasciola hepatica trong cừu, trâu bò.
 Sạn mật (người).
 Bướu ở vách ống mật hay ở các cơ quan kế cận.
 Viêm ống mật, viêm túi mật, viêm tụy tạng.
 Cơ chế sinh bệnh:
 Cholebilirubin (không vào ruột được) sẽ hòa tan rất dễ vào các dịch mô
=> Phân tán vào mô chung quanh và các tế bào gan kế cận => Hệ thống
huyết và bạch huyết => Làm cơ thể thú và nước tiểu có màu vàng.
 Phân có màu xám trắng, nhờn (mỡ).


5. Sự chết và hoại tử tế bào
 So sánh sự chế tế bào theo chương trình (apotosis) và hoại tử (necrosis)
Apotosis
Nguyên nhân
Sinh lý hoăc bệnh lý
Quy mô
Từng tế bào
Màng tế bào
Còn
Hình thái
Ngắt từng tế bào
Phản ứng viêm Không
Tiêu biến
Do các tế bào lân cận

 Hoại tử: căn nguyên, đại thể và vi thể?
 Căn nguyên:

Hoại tử (Necrosis)

Thường là bệnh lý
Nhóm tế bào
Mất
Trương to, vỡ

Đại thực bào, BCTT




+ Độc chất: hóa chất, độc chất thực vật, vi trùng, độc chất động vật
+ Xáo trộn tuần hoàn: cương mạch thụ động kéo dài, thiếu oxy, dưỡng
chất; thiếu máu toàn diện; thiếu máu định vị gây nhồi máu và hoại tử cục bộ
+ Nguyên nhân khác: mô bị nghiền nát, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh,
dòng điện cao thế, tia X…
Đại thể:
+ Phân cách rõ rệt với mô chung quanh bởi một vùng màu đỏ do phản
ứng viêm xảy ra trong mô sống kế cận
+ Màu trắng, xám, vàng hay nâu
+ Mềm, dễ vỡ
+ Vi trùng sinh mủ xâm nhập: xuất hiện bọng mủ trong mô hoại tử
+ Vi trùng hoại sinh, yếm khí: mô bị hoại tử gangrence và có màu xanh,
vàng cam hay đen



Vi thể:
+ Cấu tạo mô hoại tử có còn nguyên hay không còn tùy loại hoại tử
+ Màng tế bào mờ đi hay biến mất
+ Những tế bào hoại tử trương lên

+ Nhân teo, Nhân phân, Nhân vỡ, Nhân tan biến, Tiêu nhiễm sắc thể

 Định nghĩa, đại thể, vi thể các loại hoại tử: hoại tử đông đặc, hoại tử hóa lỏng,
hoại tử bả đậu, hoại tử gangrene.
_ Hoại tử đông đặc
+ ĐN: là sự chết định vị của mô, có đặc điểm là hình thái về cấu trúc của mô
còn nhưng các chi tiết về tế bào biến mất.
+ Đại thể: Giống như lòng trắng trứng đông đặc dưới sức nóng, đặc tính hóa
học và vật lý của mô thay đổi và tạo thành một khối đục, hơi dai hoặc cứng và có màu
trắng.
+ Vi thể: Cấu trúc của mô hay cơ quan còn duy trì nhưng chi tiết tế bào bị mất,
không thấy chi tiết tế bào chất và nhân.
_ Hoại tử hóa lỏng
+ ĐN: Cấu trúc của mô hay cơ quan còn duy trì nhưng chi tiết tế bào bị mất,
không thấy chi tiết tế bào chất và nhân.
+ Đại thể: Lỏng, có ánh trắng vàng, xanh hay đỏ.
-Có thể có viêm mãn/cấp tính trong vùng tiếp cận mô hoại tử, hoặc có
bao liên kết quanh khối hoại tử.
-Xuất huyết: thường thấy trong hệ TK trung ương.
+ Vi thể: Mô chết đồng nhất và bắt màu hồng với Eosin
- Nếu có vi trùng: có BC trung tính đang tan rã ở các mức độ khác nhau
trong khối hoại tử.


- Ở TK trung ương: có nhiều tiểu thực bào thần kinh dọc theo rìa của
khối hoại tử
_ Hoại tử bã đậu
+ ĐN: Mất cả chi tiết lẫn cấu trúc nên tế bào và mô hòa tan thành một khối hạt
đồng nhất giống như bã đậu.
+ Đại thể:

- Giống như bả đậu, Cóthể mềm như kem, Kết tụ Calcium.
- Màu trắng/xám, có thể có ánh vàng hay màu cam, được bao bằng bao
mô liên kết.
+ Vi thể:
- Chỉ thấy một số hạt trong mô, không thấy chi tiết tế bào.Tình trạng hóa
calci thường xảy ra.
- Đại thực bào, những tế bào khổng lồ, lympho bào hiện diện với số
lượng lớn trong vùng mô tiếp cận khối hoại tử.
- Bạch cầu trung tính ít khi gặp trừ khi có vi trùng sinh mủ hiện diện.
- Mô chết kích thích các sinh sợi bào bao bọc tạo thành nang.
_ Hoại tử gangrene
+ ĐN: Là sự xâm nhập và gây thối rữa mô hoại tử bởi những loại vi trùng hoại
sinh và yếm khí.
+ Đại thể:
- Gangrene khô: màu sắc: hơi nâu đỏ, xanh, xám hay đen, mùi khó ngửi.
- Gangrene ướt: mô hoại tử ướt và bở, ánh đỏ xanh, xám hay đen, mùi
hôi thối.
+ Vi thể:
- Gangrene khô: trong viền viêm mạch máu xung huyết, có bạch cầu
trung tính, các đại thực bào.
- Gangrene ướt: …
6. Viêm
 Các nguyên nhân gây viêm?
_Nguyên nhân bên ngoài:
• Cơ học: sây xát, chấn thương
• Vật lý:

nhiệt độ, tia xạ

• Hóa học: acid, kiềm mạnh, thuốc trừ sâu, các độc tố …

• Sinh học: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đơn bào, đa bào hay nấm …
_Nguyên nhân bên trong: thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, rối loạn thần kinh
dinh dưỡng gây tắc mạch, phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể (viêm cầu
thận).
 Phân biệt thấm dịch và tiết chất viêm?
Thấm dịch
1. Trong

Tiết chất viêm
1. Đục


2. Nhẹ, loãng, giống bạch huyết và
không chứa các mảnh mô
3. Không mùi
4. Màu giống nước và vàng lợt
5. Kiềm ( bazơ)
6. Tỷ trọng 1,015 hay thấp hơn
7. Chứa ít đạm, dưới 3%
8. Không đông đặc hoặc chỉ chứa vài sợi
huyết
9. Số tế bào máu ít
10. Không có vi trùng
11. Chứa ít men
12. Không liên hệ với viêm

2. Đặc như kem và chứa các mảnh mô
3. Có thể có mùi
4. Màu trắng, vàng hay đỏ xanh
5. Toan(acid)

6. Tỷ trọng 1,018 hay cao hơn
7. Chứa nhiều đạm, trên 4%
8. Đông dặc cả trên thú lẫn trong ống
nghiệm
9. Số tê bào máu cao
10. Có thể có vi trùng
11. Chứa nhiều men
12. Liên hệ với viêm

 Xếp loại viêm theo thời gian và cường độ, mức độ phản ứng?
_ Theo mức độ phản ứng:
a. Phản ứng đủ: Nguyên nhân gây viêm được tiêu diệt sớm và sự lành lặn của
mô ngay sau đó.
b. Phản ứng thiếu: Không đủ sức tiêu diệt nguyên nhân gây viêm và mô không
lành lại: lao, nhiễm trùng Staphylococcus trên chó, biên trùng (Anaplasnosis) trên
trâu, bò, sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis) ở heo, bò...
c. Phản ứng quá mức: Phản ứng viêm mảnh liệt có thể làm thú chết: chứng
viêm phổi của thú non
_ Theo thời gian và cường độ:
a. Viêm tối cấp (peracute): Chất gây viêm mạnh, tiến trình bệnh nhanh, chỉ
trong vài giờ. VD: bệnh thán thư, bệnh phù thủng độc…
b. Viêm cấp tính (acute): Viêm nhiều ngày, dấu hiệu viêm có chậm và có nhiều
bạch cầu trung tính xuất hiện.
c. Viêm bán cấp (subacute): Thời gian viêm kéo dài hơn và sự lành bệnh xảy ra
rất chậm trong nhiều tuần. Dấu hiệu viêm không rõ ràng như viêm cấp.
d. Viêm mãn tính (chronic): Tác nhân gây bệnh yếu, kích thích không đủ mạnh
để tiêu diệt. Bệnh rất daidẳng và có thể không bao giờ chấm dứt.
 So sánh đặc điểm của các loại viêm: viêm xuất huyết, viêm nhầy, viêm có mủ,
viêm thanh dịch, viêm sợi huyết?
Viêm xuất

huyết
_ Là thể quá
của viêm sung
huyết, ngoài
hiện tượng

Viêm nhầy

Viêm có mủ

_ Tiết chất
viêm có nhiều
chất nhầy.

_ Tiết chất
viêm có chứa
nhiều đa hạch
bào trung tính

Viêm thanh
dịch
_ Tiết chất
viêm có nhiều
dịch lỏng,
trong màu

Viêm sợi huyết
_ Tiết chất
viêm có rất
nhiều sợi

huyết làm cho


sung huyết còn
có máu tràn ra
khỏi mạch.

và các dạng
vàng chanh
khối tiết chất
thoái hóa của
hay màu hổ
có vẻ đặc.
chúng, giúp
phách.
biến đổi chất
tiết thành mủ.
_ VD: ở đường _ VD: ở đường _ VD: mọi vị
_ VD: mô liên _ VD: phổi
tiêu hóa
tiêu hóa,
trí…
kết lỏng lẻo,
( phổi hóa
đường hô hấp
phế nang phổi gan), niêm
và đường sinh

mạc, xoang
dục thú cái.

bụng …
 Quan hệ phản ứng viêm và cơ thể?
_ Ảnh hưởng của cơ thể đối với phản ứng viêm
a. Ảnh hưởng của trạng thái thần kinh đối với phản ứng viêm
b. Ảnh hưởng của nội tiết đến phản ứng viêm: Tăng: STH, aldosterol
Giảm: cortison,hydrocortison
c. Ảnh hưởng của hệ liên võng đối với phản ứng viêm:
_Là nơi sinh tế bào chống lại viêm.
_Tăng sinh thực bào làm nhiệm vụ dọn dẹp, làm sạch ổ viêm, làm viêm
chóng thành sẹo.
_ Phản ứng viêm ảnh hưởng đến cơ thể
+ Tại chỗ: Gây đau, gây dính như viêm ruột thừa có mủ, gây tắc mạch như
viêm nội tâm mạc.
+ Toàn thân: gây các rối loạn thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu, điều hòa thân nhiệt,
tuần hoàn, thay đổi về máu: thay đổi số lượng và thành phần bạch cầu, nồng độ
protein huyết tương, tốc độ lắng máu, …
 Ý nghĩa của phản ứng viêm và nguyên tắc xử trí ổ viêm?
_ Ý nghĩa của phản ứng viêm
Viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể, vì viêm làm tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng
chuyển hóa tạo nhiều năng lượng cho phản ứng bảo vệ cơ thể, tăng thực bào, ẩm bào,
tăng sinh kháng thể, tăng nội tiết, tăng hoạtđộng của hệ liên võng, kích thích quá trình
thành sẹo... do đó về nguyên tắc cần tôn trọng phản ứng viêm.
_ Nguyên tắc xử trí ổ viêm
+ Không làm giảm phản ứng viêm bằng corticoid, chườm lạnh, chất ức chế
chuyển hóa glucid … nếu viêm không gây rối loạn nặng chức năng cơ quan.
+ Tạo điều kiện cho ổ viêm tiến triển theo hướng có lợi.
+ Điều trị nguyên nhân gây viêm hơn là điều trị triệu chứng viêm. Ví dụ trong
viêm do nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh thích hợp về chủng loại, liều lượng và thời
gian).
7. Sốt

 Định nghĩa và nguyên nhân gây sốt?


_ Định nghĩa: Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa nhiệt bị rối loạn
bởi các nhân tố gây bệnh, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn.
_ Nguyên nhân:
+ Do nhiễm khuẩn, nhiễm virut
• Độc tố của vi khuẩn: ngoại độc tố do vi khuẩn phân tiết hoặc nội độc tố lipopolysaccharite của thành tế bào vi trùng.
• Một số trường hợp nhiễm khuẩn lại không gây sốt như giang mai, lỵ amip,
hoặc một số lại làm giảm thân nhiệt như tả.
+ Không do nhiễm khuẩn
• Protein la: từ ngoài đưa vào, protein nội sinh: xuất huyết nội, vùng mô hoại tử
(bỏng, gảy xương…)
• Muối: tiêm vào dưới da hay bắp thịt – hủy hoại mô và gây sốt.
• Thuốc: kích thích sinh nhiệt (thyroxin), ức chế thải nhiệt (cafein, adrenalin,
phenamin).
• Thần kinh: phản xạ thần kinh đau đớn quá mức (sỏi) - bộ phận thụ cảm bị
kích thích, tổn thương hệ thần kinh (u não, xuất huyết não)
 Các loại hình sốt theo mức độ sốt?
_ Sốt nhẹ:
0,5-10C:
các bệnh nhẹ
0
_ Sốt trung bình:
1-2 C:
viêm họng, viêm phế quản, …
0
_ Sốt cao:
2-3 C:
bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa

0
_ Sốt rất cao:
>3 C:
bệnh truyền nhiễm cấp tính
 Ảnh hưởng sốt đối với hoạt động bình thường của cơ thể?
_ Rối loạn chuyển hóa:
+ Chuyển hóa năng lượng: nhiệt độ tăng 10C  chuyển hóa tăng 3,3%.
+ Chuyển hóa đường: tăng giáng hóa đường  lượng Glycogen dự trữ giảm,
glucoza máu tăng, có khi có đường niệu, acid lactic tăng gây nhiễm toan.
+ Chuyển hóa mỡ: chi tăng mạnh trong sốt cao kéo dài, lượng Glycogen giảm,
xuất hiện thể xêton trong máu.
+ Chuyển hóa protit: khi sử dụng hết Glycogen dự trữ, sẽ tự tiêu đạm  thú
gầy.
+ Nhu cầu sinh tố: tăng mạnh nhu cầu vitamin B1 và C.
+ Chuyển hóa nước muối và thăng bằng kiềm toan:
- Nước: ở giai đoạn đầu hơi tăng, sau tăng các nội tiết (ADH,
aldosterol…) để giữ nước. Sốt lui, đào thải nước tăng.
- Muối: khi sốt tăng giảm bài tiết NaCl, ngược lại K và photphat tăng.
Khi sốt lui, Na bị đào thải nhiều.
_ Rối loạn chức phận trong sốt:


+ Rối loạn thần kinh: lúc đầu hưng phấn, sau đó ức chế( nhức đầu, chóng mặt,
đau người, co giật và mê sảng), phụ thuộc vào phản ứng cơ thể và bản chất của chất
gây sốt.
+ Rối loạn tuần hoàn: tăng 10C  mạch tăng 10 nhịp. Huyết áp: tăng rồi sau đó
giảm.
+ Rối loạn hô hấp: tăng hô hấp do tăng nhu cầu oxy tăng.
+ Rối loạn tiêu hóa: giảm hoặc bỏ ăn, giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm tổng hợp
các men tiêu hóa  chướng bụng, táo bón.

+ Rối loạn tiết niệu: tăng bài tiết thời gian ngắn  giảm  tăng lại.
+ Rối loạn nội tiết: tăng tiết ADH, aldosterol, ACTH.
+ Tăng chức phận gan: chống độc, khử độc và tăng sức đề kháng.
+ Tăng chức phận miễn dịch: bạch cầu tăng khả năng thực bào, tăng tạo kháng
thể và bổ thể.
 Ý nghĩa của sốt và cách xử lý?
_ Là 1 phản ứng bảo vệ: tăng số lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào, tang
sản xuất kháng thể, bổ thể, tăng chức năng của gan: tổng hợp đạm, fibrinogen… tác
dụng ức chế sự sinh sản của một số virus.
8. Kết thạch
 Kết thạch là gì? Các loại kết thạch thường gặp?
_ ĐN: Kết thạch là các khối đặc cứng gồm nhiều chất dính chặt vào nhau. Bắt nguồn
trong cơ thể hay từ bên ngoài. Hình thành ở các cơ quan rỗng, các ống dẫn, các tuyến,
đôi khi xuất hiện ở trong mô hoặc xoang cơ thể.
_ Phân loại:
+ Sỏi sạn đường tiểu
+ Kết thạch mật
+ Kết thạch tuyến nước bọt
+ Kết thạch tụy tạng
+ Kết thạch ruột
+ Kết thạch phân
+ Kết thạch lông và kết thạch thực vật
 Các nguyên nhân hình thành kết thạch đường tiểu? hậu quả hình thành kết
thạch đường tiểu?
_ Nguyên nhân:
+ Khẩu phần: thiếu sinh tố A làm biểu mô biến triển.
+ Nước tiểu bão hòa: số lượng khoáng chất vượt quá giới hạn, tích tụ dần thành
sỏi.
+ Cảm nhiễm vi trùng E.coli, Streptococci dễ gây kết thạch.
+ Sử dụng thuốc: sulfamides

+ pH của nước tiểu: acid hoặc kiềm đều tạo nguy cơ hình thành sỏi.
+ Nguyên nhân khác: thú không được đi tiểu tự do,thiếu nước uống, stress…


9. Tân bào
 Khái niệm, đặc điểm sinh trưởng và tính chất của bướu?
_ KN: còn gọi là tân bào, là sự tăng trưởng của tế bào mới có đặc điểm:
+ Sự sinh sản không kiểm soát.
+ Sắp xếp hỗn độn.
+ Không có nhiệm vụ hữu ích.
_ Đặc điểm sinh trưởng:
+ Theo 2 hình thức:
-Bướu lành: Sinh trưởng theo hình thức bành trướng, chèn ép, phát triển
chậm, không xâm lấn, xen kẽ mô bình thường.
-Bướu độc: hình thức lan tỏa, xâm lấn, phát triển nhanh, xâm nhập sâu,
xen kẽ mô bình thường xung quanh, gây hoại tử, xuất huyết. Tế bào lan ra khắp
cơ thể, tạo ra các bướu thứ phát.
+ Bướu di căn giống bướu nguyên phát về hình thái và chức năng:
- Phát triển lan ra các tổ chức lân cận, gọi là di căn do tiếp xúc
- Theo các khe rãnh hoặc các xoang tự nhiên trong cơ thể
- Theo đường bạch huyết: quan trọng nhất
- Theo đường huyết quản
_ Tính chất:
+ Bướu sinh ra là tồn tại mãi mãi không bao giờ tự tan biến đi,trừ trường hợp
rất đặc biệt.
+ Tăng kích thước nhân
+ Tăng tỉ lệ nhân so với bào tương
+ Không được kiểm soát
+ Xâm lấn và di căn mạnh
+ Tế bào biệt hóa thấp, không làm được chức năng bình thường

+ Dễ bị hoại tử nếu thiếu dưỡng chất nhất là vùng trung tâm bướu
+ Đôi khi tiết ra những chấtlạ mà ta có thể gián tiếp thấy sự hiện diện tế bào
ung thư khá đặc hiệu
 So sánh bướu và viêm?
U
_ Tạo ra một mô mới
_ Không chịu sự chỉ huy của cơ thể

Viêm
_ Làm thay đổi một mô có sẵn
_ Chịu sự chỉ huy của cơ thể


_ Sinh sản tế bào không giới hạn về
không gian và thời gian
_ Không ngừng lại khi hết kích thích
_ Nguyên nhân chưa rõ, không thể ngăn
chặn được tiến triển

_ Sinh sản có giới hạn về không gian và
thời gian
_ Ngừng lại khi hết kích thích
_ Nhiều nguyên nhân đã rõ, có thể ngăn
chặn.

 Phân biệt bướu lành và bướu ác tính?
Đại thể

Bướu lành
_ Có vỏ bọc

_ Ranh giới rõ
_ Không xâm nhập hay chèn ép
_ Di động khi sờ nắn

Vi thể

Bướu ác
_ Không
_ Không
_ Xâm nhập sâu, có nhiều rễ ăn
vào mô xung quanh
_ Không

_ Cấu trúc giống mô lành, ngăn
cách rõ rệt với các mô kế cận
_ Khối bướu thoái triển ở mức tối
thiểu, các tế bào ở dạng trưởng
thành
_ Hiếm có phân bào
_ Không xuyên qua hay xâm nhập
bao mô liên kết
_ Không có sự xâm nhập của bộ
tiếp giáp.
_ Biến đổi thoái hóa và hoại tử
trong bướu nhẹ
_ Không có hay ít nhân chia

_ Không, cấu trúc xáo trộn, không
ngăn cách
_ Thoái triển rõ rệt, các tế bào còn

rất non( dạng phôi thai)

Tiến triển

_ Không có hình quái
_ Tiến triển chậm tại chỗ
_ Không làm chết cá thể, trừ
trường hợp ở vị trí nguy hiểm

_ Có
_ Nhanh
_ Làm chết cá thể( gây chảy máu
hoại tử)

Điều trị

_ Không di căn
_ Sau cắt bỏ: khỏi hẳn, ít ảnh
hưởng đến cơ thể
_ Cắt bỏ dễ dàng

_ Di căn
_ Dễ tái phát, ảnh hưởng nặng đến
cơ thể
_ Cắt bỏ, điều trị khó khăn

 Các phương pháp chẩn đoán bướu?
_ Chẩn đoán lâm sàng
+ Nổi u, cục cứng, phát triển nhanh


_ Luôn có gián phân
_ Xuyên thủng hay xâm nhập
_ Có
_ Xảy ra mãnh liệt
_ Có nhiều nhân chia không đều


+ Tiểu tiện khó khăn: nghi ngờ ung thư đại tràng, tiết niệu, sinh dục.
+ Xuất huyết, tiết dịch bất thường ở âm đạo, báo hiệu có khả năng ung thư cổ
tử cung; chảy dịch bất thường ở các núm vú báo động ung thư vú.
+ Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo động hạch ác tính. Triệu chứng biểu
hiện ung thư là sụt cân, đau khi sờ nắn, hội chứng bít tắt, chèn ép,di căn
_ Chẩn đoán cận lâm sàng
+ Chẩn đoán tế bào học: xét nghiệm tìm tế bào ung thư.
+ Chẩn đoán bằng giải phẫu bệnh lý: bấm sinh thiết, mổ sinh thiết, sinh thiết
kim.
+ Chẩn đoán bằng X quang
+ Siêu âm
+ Chẩn đoán nội soi.
+ Chụp cộng hưởng từ (IRM).
+ Chất chỉ điểm ung thư.



×