Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.04 KB, 60 trang )

QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM ĐỢT 1
(Từ ngày 04/11/2013 đến ngày 29/11/2013 (04 tuần))
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHƯƠNG CHÂM
1. Mục tiêu
- Nắm được các hoạt động của trường phổ thông, về các mối quan hệ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội, các hoạt động của học sinh trong lớp, ở trường và ở gia
đình.
- Nắm được các hoạt động giáo dục và dạy học của người giáo viên phổ thông.
- Vận dụng các tri thức khoa học cơ bản, các phương pháp giảng dạy, các kiến
thức về tâm lý học, giáo dục học trong việc tổ chức giáo dục và dạy học.
2- Yêu cầu
a) Hình thành các kỹ năng dạy học
- Phân tích nội dung chương trình môn học, nội dung bài học, từ đó xác định
được mục tiêu dạy học của bài.
- Xác định được các kiến thức trong bài, chọn được các kiến thức cơ bản, trọng
tâm, kiến thức cơ sở, kiến thức bổ trợ
- Lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học cho từng bài phù hợp, hiệu quả, đặc
biệt sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, phát huy
tính tích cực của học sinh.
- Tổ chức các hình thức dạy học, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm qua từng
giờ giảng.
b) Hình thành các kỹ năng giáo dục
- Nắm được các hoạt động học tập, sinh hoạt của học sinh, từ đó phân loại được
các đối tượng theo các nhóm cần giáo dục.
- Thiết kế, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, vạch ra được chiến lược phát triển
của tập thể lớp, tổ nhóm, cá nhân học sinh trong sự phát triển chung của nhà trường,
tối ưu hoá các kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành các hoạt động
của giáo viên chủ nhiệm và của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động của tập thể lớp, cá nhân học sinh, tổ chức hoạt động


của giáo viên chủ nhiệm một cách chính xác, khoa học giúp giáo viên thực hiện các kế
hoạch đã xây dựng một cách hiệu quả.
1
- Giao tiếp, ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống có tác dụng giáo dục cao
trong dạy học, tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn đồng nghiệp, với phụ huynh học
sinh và nhân dân trong cộng đồng xã hội.
- Hoạt động công tác Đoàn, Đội, hoạt động ngoại khóa, văn thể, qua đó nhằm
giúp giáo viên có khả năng làm quen, dễ dàng chiếm được cảm tình, tạo được ấn tượng
tốt đẹp trong việc giáo dục học sinh và tổ chức các hoạt động tập thể có hiệu quả.
3. Phương châm
Thực tập sư phạm đợt này, nhà trường chú trọng cho sinh viên học nghề dạy
học, tập việc và rèn luyện các kỹ năng, từng bước hình thành các năng lực sư phạm
giúp sinh viên có đủ điều kiện hoàn thành tốt đợt thực tập sư phạm cuối khoá.
Giáo viên phổ thông là người cố vấn, hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên thực tập
trên đối tượng học sinh và đánh giá kết quả của sinh viên sau đợt thực tập tại trường
phổ thông.
II. NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM
Sinh viên thực tập sư phạm đợt 1 sẽ tiến hành thực tập hai nội dung sau:
- Thực tập giảng dạy (TTGD) ;
- Thực tập chủ nhiệm (TTCN).
1. Thực tập giảng dạy
Để tìm hiểu các hoạt động giảng dạy của giáo viên phổ thông, sinh viên về thực
tập sẽ được nghe báo cáo kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi, được tham gia các hoạt
động chuyên môn của tổ bộ môn.
- Mỗi sinh viên phải tham gia kiến tập 1 tiết dạy mẫu của giáo viên bộ môn,
thực hiện ở tất cả các khâu:
+ Soạn giáo án theo quy định của giáo viên hướng dẫn (phân tích được các
đơn vị kiến thức, xác định được các kiến thức cơ bản, kiến thức đã học, chuẩn bị
phương tiện dạy học, các phương pháp thể hiện, phân bố thời lượng cho từng phần nội
dung giảng, dự kiến và xử lý các tình huống trong dạy học ).

+ Dự giờ dạy phải có giáo án đã soạn, phải ghi biên bản đầy đủ, nhận xét các
hoạt động dạy học ).
+ Rút kinh nghiệm giờ giảng: Sinh viên đối chiếu giáo án đã soạn, so sánh với
bài giảng, nhận xét và rút ra bài học về cái được và chưa được trong việc soạn giảng
của mình.
+ Ngoài dự tiết dạy mẫu của giáo viên bộ môn, sinh viên phải dự đầy đủ các
tiết dạy của giáo viên bộ môn và của các bạn trong nhóm lên lớp (trừ các tiết trùng giờ
2
dạy). Cuối đợt sinh viên nộp đủ số giáo án, biên bản dự giờ có nhận xét, bản thu hoạch
cá nhân cho giáo viên hướng dẫn để giáo viên hướng dẫn đánh giá cho điểm.
- Mỗi sinh viên soạn, giảng và được đánh giá 3 tiết chính thức trên đối tượng
học sinh theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn, riêng sinh viên các ngành:
+ Sư phạm Thể dục Thể thao - Giáo dục Quốc phòng trong 3 tiết được đánh giá
trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau:
a) Giảng dạy 2 tiết môn Thể dục Thể thao và 1 tiết môn Giáo dục Quốc phòng.
b) Giảng dạy 3 tiết môn Thể dục Thể thao hoặc 3 tiết môn Giáo dục Quốc
phòng.
+ Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp - Kỹ thuật Công nghiệp - Kinh tế Gia đình
trong 3 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau:
a) Giảng dạy 1 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp, 1 tiết Kỹ thuật Công nghiệp và 1 tiết
Kinh tế Gia đình.
b) Giảng dạy 3 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp hoặc 3 tiết Kỹ thuật Công nghiệp
hoặc 3 tiết Kinh tế Gia đình.
+ Sinh viên ngành Giáo dục Công dân - Giáo dục Quốc phòng trong 3 tiết được
đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau:
a) Giảng dạy 2 tiết môn Giáo dục Công dân và 1 tiết môn Giáo dục Quốc
phòng.
b) Giảng dạy 3 tiết môn Giáo dục Công dân hoặc 3 tiết môn Giáo dục Quốc
phòng.
+ Ngành Giáo dục Tiểu học: Đánh giá 03 tiết (1 Toán + 1 Tiếng Việt + 1 tiết tự

chọn trong các môn chuyên biệt cho các khối lớp 2; 3; 4).
+ Ngành Giáo dục Mầm non: Đánh giá 03 tiết được chọn trong các tiết qui định
sau:
 Tổ chức hoạt động với các đồ vật : 1 tiết
 Tổ chức hoạt động vui chơi : 1 tiết
 Hình thành các biểu tượng về toán : 1 tiết
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ : 1 tiết
 Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh : 1 tiết
 Hát, múa, nhạc : 1 tiết
 Tổ chức các hoạt động tạo hình : 1 tiết
 Phát triển thể chất cho trẻ : 1 tiết
3
+ Các bước tiến hành: Sinh viên soạn giáo án, nộp cho giáo viên hướng dẫn
trước ít nhất 3 ngày để góp ý, chỉnh sửa, tập giảng, lên lớp, rút kinh nghiệm theo
nhóm.
- Đánh giá công tác giảng dạy: Căn cứ vào giáo án, kết quả lên lớp của sinh
viên, giáo viên hướng dẫn dự và đánh giá, cho điểm thực tập giảng dạy vào phiếu của
mỗi sinh viên lên lớp :
+ Cấp THPT: Mẫu số 3.
+ Cấp GDTH: Mẫu số 5
+ Cấp GDMN : Mẫu số 6, mẫu số 7.
Căn cứ vào kết quả thực tập công tác giảng dạy của sinh viên, giáo viên hướng
dẫn tổng hợp đánh giá thực tập giảng dạy (theo Mẫu số 4B).
2. Thực tập giáo viên chủ nhiệm (Mỗi sinh viên sẽ thực tập và được đánh giá 3 tuần
chủ nhiệm)
Nhằm giúp sinh viên hiểu và nắm bắt được các hoạt động của giáo viên chủ
nhiệm trong một ngày và cả tuần, thông qua quan sát và tham gia một số hoạt động tổ
chức lớp học, các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tại trường phổ thông theo
các nội dung sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu trường phổ thông, tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ

nhiệm qua việc đoàn thực tập được nghe các báo cáo:
- Báo cáo của Hiệu trưởng.
- Báo cáo của giáo viên về công tác giảng dạy.
- Báo cáo của giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp.
- Báo cáo công tác Đoàn, Đội.
Nội dung 2: Nắm tình hình lớp được phân công thực tập chủ nhiệm:
- Tập tìm hiểu qua hồ sơ, giáo viên, cha mẹ học sinh, dự giờ nhận xét về trình
độ, thái độ trong học tập, trong quan hệ thầy trò, bạn bè, trong công tác của trường,
lớp, của giáo viên chủ nhiệm.
- Dự giờ của giáo viên bộ môn.
- Ghi đặc điểm của lớp, học sinh.
Nội dung 3: Công tác trực trường (giám thị)
Tìm hiểu công việc của người trực trường trong một ngày.
Nội dung 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (một mặt đề ra các kế hoạch cụ thể về thời
gian, công việc, mặt khác cần đưa ra biện pháp thực hiện )
4
- Tổ chức hoạt động văn thể, chào mừng ngày lễ
- Tham dự các buổi sinh hoạt lớp.
Nội dung 5: Công tác Đoàn, Đội
- Tìm hiểu hoạt động của Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM ở trường và
lớp chủ nhiệm.
- Tìm hiểu sinh hoạt của chi đoàn thanh niên, đội thiếu niên, gắn hoạt động
Đoàn, Đội với công tác chủ nhiệm lớp.
- Tham gia các hoạt động của Đoàn và Đội.
* Đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm: Căn cứ vào kết quả thực tập công
tác chủ nhiệm của sinh viên, giáo viên hướng dẫn đánh giá cho điểm theo tuần thực
tập chủ nhiệm vào phiếu của sinh viên (theo Mẫu số 4A).
* Ngành Giáo dục Mầm non đánh giá theo tiêu chuẩn riêng (theo Mẫu số 8)
+ Công tác hoạt động của Trưởng đoàn TTSP được Trưởng Ban chỉ đạo trực

tiếp hướng dẫn, đánh giá là điểm thực tập chủ nhiệm.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
Sinh viên thực tập sư phạm đợt 1 sẽ tiến hành 4 tuần theo kế hoạch sau:
Tuần 1:
- Ổn định nơi ăn, ở, nhận giáo viên hướng dẫn, nhận lớp chủ nhiệm. Nghe 04
báo cáo của nhà trường:
1 - Báo cáo của Hiệu trưởng.
2 - Báo cáo của giáo viên về công tác giảng dạy.
3 - Báo cáo của giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp.
4- Báo cáo công tác Đoàn, Đội.
- Kiến tập giờ dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn.
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch chung, soạn
giáo án bài dạy.
Tuần 2 đến tuần 4: Sinh viên tiến hành TTSP theo kế hoạch xây dựng và nội
dung qui định trong văn bản.
- Triển khai công tác chuyên môn (soạn bài, tập giảng, dự giờ, lên lớp).
- Triển khai công tác chủ nhiệm, hoạt động chuyên môn, ngoại khoá, công tác
Đoàn, Đội ).
- Sau mỗi tuần thực tập, Trưởng đoàn TTSP có trách nhiệm họp đoàn sơ kết các
hoạt động thực tập, đánh giá kết quả, những mặt làm được và tồn tại, hướng khắc phục
và báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo.
5
- Ban chỉ đạo trường phổ thông tổng kết chia tay. Sinh viên trở về trường ĐHSP
Hà Nội 2 theo kế hoạch.
Trong đợt TTSP sinh viên phải ghi nhật ký TTSP (ghi chép trao đổi với giáo
viên, học sinh, phụ huynh, các hoạt động xã hội, tham gia lao động sản xuất, ).
IV. TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ, HOÀN THIỆN HỒ SƠ
1. Tổng kết đối với các đoàn TTSP cả 02 đợt
1.1. Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông
- Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông sẽ tổng kết toàn bộ quá trình TTSP

của giáo sinh đợt 1 trên cơ sở báo cáo kết quả TTSP của các tổ bộ môn.
- Công bố kết quả TTSP cho giáo sinh, đánh giá những mặt được và những mặt
chưa được của đợt TTSP, đồng thời kiến nghị với trường ĐHSP Hà Nội 2 về công tác
đào tạo giáo viên hiện nay.
- Công nhận và lưu kết quả của giáo sinh TTSP đợt 1 ở trường TTSP.
1.2. Ban chỉ đạo của trường ĐHSP Hà Nội 2
Căn cứ vào ý kiến đề nghị, qua các đợt kiểm tra công tác TTSP đợt 1 của sinh
viên tại các trường phổ thông để triển khai tốt hơn trong TTSP đợt 2.
2. Tổng kết đối với các đoàn chỉ TTSP 01 đợt
2.1. Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông
- Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông sẽ tổng kết toàn bộ quá trình TTSP
của giáo sinh trên cơ sở báo cáo kết quả TTSP của các tổ bộ môn.
- Công bố kết quả TTSP cho giáo sinh, đánh giá kết quả đợt 1 TTSP (những
mặt được và những mặt chưa được), đồng thời kiến nghị với trường ĐHSP Hà Nội 2
về công tác đào tạo giáo viên hiện nay.
- Kết thúc đợt TTSP, Ban chỉ đạo sẽ tập hợp toàn bộ hồ sơ thực tập của giáo
sinh, báo cáo tổng kết của trường phổ thông giao cho Trưởng đoàn TTSP nộp về
trường ĐHSP Hà Nội 2.
2.2. Ban chỉ đạo của trường ĐHSP Hà Nội 2
- Căn cứ vào kết quả đánh giá công tác thực tập sư phạm của các Ban chỉ đạo
TTSP các trường phổ thông quy đổi điểm cho sinh viên sang thang điểm 10, tập hợp
các nhận xét, ý kiến đề nghị, qua các đợt kiểm tra công tác TTSP của sinh viên tại các
trường phổ thông, xây dựng báo cáo tổng kết đánh giá công tác TTSP hàng năm để
điều chỉnh công tác đào tạo giáo viên sao cho ngày càng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay.
- Tiến hành Hội nghị tổng kết TTSP toàn trường hàng năm sau khi tập hợp đầy
đủ các kết quả, dữ liệu báo cáo về công tác TTSP.
6
- Chuẩn bị đầy đủ các văn bản tổng kết để thông báo trong Hội nghị triển khai
công tác TTSP cho các Ban chỉ đạo trường phổ thông hàng năm.

3. Đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP
Theo Quy định về đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP.
7
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM ĐỢT 2
(Từ ngày 17/02/2014 đến ngày 28/03/2014 (06 tuần))
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHƯƠNG CHÂM
1. Mục tiêu
- Tập dượt toàn bộ công việc của người giáo viên.
- Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản, các phương pháp dạy học, các kiến
thức về tâm lý học, giáo dục học vào việc triển khai các nội dung TTSP.
- Phát triển và nâng cao các năng lực sư phạm, các kỹ năng dạy học và kỹ năng
giáo dục học sinh phổ thông.
- Từ thực tiễn sinh động của trường phổ thông, đối chiếu, so sánh, liên hệ, rút ra
những nhận xét, đề xuất ý kiến với trường ĐHSP Hà Nội 2 về công tác đào tạo.
- Thấy được phương hướng tự hoàn thiện mình, nhằm đáp ứng ngày càng hiệu
quả hơn những yêu cầu của trường phổ thông trong thời kỳ đổi mới.
2. Yêu cầu
- Phát triển, hoàn thiện những kỹ năng sư phạm đã được hình thành ở trường
ĐHSP, đặc biệt là kỹ năng dạy học và kỹ năng nghiệp vụ chủ nhiệm.
- Tận tình với nghề, làm việc có kế hoạch khoa học và có khả năng nhận xét,
đánh giá các hoạt động dạy học.
- Phải phát huy cao độ tinh thần tự giác, độc lập, tự chủ, sáng tạo của giáo sinh
trong mọi hoạt động ở trường phổ thông.
3. Phương châm
- Thực tập toàn diện nhưng đi sâu vào hai công tác trọng tâm là giảng dạy và
chủ nhiệm.
- Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất chặt chẽ giữa nhà trường sư phạm và trường
phổ thông để công tác TTSP đạt hiệu quả cao.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

- Tuần 1:
+ Ổn định nơi ăn, ở, nhận giáo viên hướng dẫn, nhận lớp chủ nhiệm.
+ Kiến tập giờ dạy của giáo viên hướng dẫn.
+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch chung. Soạn
giáo án theo bài dạy.
- Tuần 2 đến tuần 5:
8
Sinh viên tiến hành TTSP theo kế hoạch (triển khai soạn giảng, thực tập công
tác chủ nhiệm, hoạt động chuyên môn, ngoại khoá, công tác Đoàn, Đội ).
+ Sau mỗi tuần, Trưởng đoàn TTSP họp đoàn sơ kết công tác TTSP, báo cáo
Trưởng Ban chỉ đạo.
+ Sau tuần thứ 3: Ban chỉ đạo sơ kết đợt 1 (từ tuần 1 đến tuần 3) các hoạt
động TTSP. Các Trưởng đoàn TTSP có trách nhiệm báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo
trường TTSP, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (phòng Đào tạo).
+ Ban chỉ đạo TTSP Trường ĐHSP Hà Nội 2 thăm làm việc với các trường
và đoàn TTSP.
- Tuần 6:
Các đoàn tổng kết, hoàn thành các văn bản, hồ sơ TTSP, đánh giá các mặt
hoạt động của đoàn TTSP. Ban chỉ đạo trường phổ thông tổng kết chia tay. Sinh viên
trở về trường ĐHSP Hà Nội 2 theo kế hoạch.
III. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Thực tập giảng dạy (TTGD);
2. Thực tập chủ nhiệm (TTCN).
1. Thực tập giảng dạy
Giảng dạy là hoạt động chủ yếu của người giáo viên bộ môn ở trường phổ
thông, là loại lao động vừa có tính chất khoa học vừa có tính chất nghệ thuật, có yêu
cầu rất cao đối với người giáo viên.
Hoạt động thực tập giảng dạy cần tiến hành thông qua các khâu: Chuẩn bị bài
giảng (soạn giáo án) tập giảng, lên lớp, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn học sinh tự
học, rút kinh nghiệm giờ giảng.

Giáo sinh thực tập phải đảm nhiệm được nội dung chương trình bộ môn trong
thời gian TTSP.
Trước khi lên lớp giảng dạy (giờ thực tập) giáo sinh phải nghiên cứu kỹ
chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trao đổi ở nhóm chuyên môn để
chuẩn bị bài cho tốt, đồng thời phải tiến hành dự tất cả các giờ dạy của giáo viên
hướng dẫn và của giáo sinh cùng nhóm chuyên môn của mình (những tiết không trùng
giờ lên lớp). Trước khi lên lớp giảng dạy, giáo án phải được giáo viên hướng dẫn góp
ý và được dạy thử trước nhóm.
- Trong công tác chỉ đạo hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn tập trung vào việc
kiểm tra các việc làm của giáo sinh ở các khâu soạn giáo án, tập giảng, lên lớp, dự giờ,
rút kinh nghiệm.
* Đánh giá, nhận xét, số tiết đánh giá:
9
Dự giờ, đánh giá: Mọi giáo sinh đều phải dự giờ của giáo viên hướng dẫn giảng
dạy quy định và của bạn cùng nhóm thực tập giảng dạy (những tiết không trùng giờ
lên lớp ).
- Số tiết đánh giá :
+ Giáo sinh được đào tạo thành giáo viên dạy một môn (như Toán, Lý, Hoá,
Sinh, Ngữ văn, Tin học, Giáo dục Công dân, Sư phạm Kỹ thuật, ) được đánh giá cho
điểm 5 tiết, riêng giáo sinh các ngành:
+ Sư phạm Thể dục Thể thao - Giáo dục Quốc phòng trong 5 tiết được đánh giá
trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau:
a) Giảng dạy 3 tiết môn Thể dục Thể thao và 2 tiết môn Giáo dục Quốc phòng.
b) Giảng dạy 5 tiết môn Thể dục Thể thao hoặc 5 tiết môn Giáo dục Quốc
phòng.
+ Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp - Kỹ thuật Công nghiệp - Kinh tế Gia đình
trong 5 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau:
a) Giảng dạy 3 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp, 1 tiết Kỹ thuật Công nghiệp và 1 tiết
Kinh tế Gia đình.
b) Giảng dạy 5 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp hoặc 5 tiết Kỹ thuật Công nghiệp

hoặc 5 tiết Kinh tế Gia đình.
+ Sinh viên ngành Giáo dục Công dân - Giáo dục Quốc phòng trong 5 tiết được
đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau:
a) Giảng dạy 3 tiết môn Giáo dục Công dân và 2 tiết môn Giáo dục Quốc
phòng.
b) Giảng dạy 5 tiết môn Giáo dục Công dân hoặc 5 tiết môn Giáo dục Quốc
phòng.
+ Ngành Giáo dục Tiểu học: Đánh giá 05 tiết (2 Toán + 2 Tiếng Việt + 1 tiết tự
chọn trong các môn chuyên biệt cho các khối lớp 2; 3; 4).
+ Ngành Giáo dục Mầm non: Đánh giá 05 tiết được chọn trong các tiết qui định
sau:
 Tổ chức hoạt động với các đồ vật : 1 tiết
 Tổ chức hoạt động vui chơi : 1 tiết
 Hình thành các biểu tượng về toán : 1 tiết
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ : 1 tiết
 Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh : 1 tiết
 Hát, múa, nhạc : 1 tiết
 Tổ chức các hoạt động tạo hình : 1 tiết
10
 Phát triển thể chất cho trẻ : 1 tiết
- Đối với giáo viên hướng dẫn, khi dự giờ, đánh giá giáo sinh viên phải làm
theo quy định sau:
+ Kiểm tra việc soạn giáo án và duyệt giáo án. Thời hạn nộp cho giáo viên
đúng quy định (ít nhất trước 03 ngày lên lớp), kiểm tra việc tập giảng của giáo sinh.
+ Lên lớp dự khi giáo sinh giảng bài.
+ Rút kinh nghiệm, đánh giá đối với mỗi tiết lên lớp của giáo sinh.
Các giáo sinh thực tập có thể được giao lên lớp với số tiết nhiều hơn và không
đánh giá những tiết này.
- Về đánh giá: (Có văn bản cụ thể in kèm vào phiếu đánh giá giảng dạy của
sinh viên).

+ Đánh giá việc soạn giáo án, tập giảng (đảm bảo yêu cầu soạn bài theo giáo
viên hướng dẫn, đúng thời gian qui định, tập giảng trước khi lên lớp).
+ Đánh giá giờ giảng trên lớp.
+ Đánh giá tư thế tác phong của giáo sinh khi đứng lớp.
Căn cứ vào giáo án, trình độ nắm vững nội dung giảng dạy, vận dụng các
nguyên tắc và phương pháp giảng dạy hiệu quả trong giờ giảng, kết quả tiếp thu bài
giảng của học sinh thể hiện qua các khâu kiểm tra và các hoạt động thực hành. Tinh
thần, thái độ học hỏi, tác phong làm việc khi lên lớp cũng như trong việc hướng dẫn
học sinh học tập. Trong đợt thực tập, giáo sinh có thể đăng ký một tiết dạy tốt. Mỗi tiết
dạy của giáo sinh được đánh giá theo thang điểm 20.
Điểm thực tập giảng dạy là điểm trung bình cộng của các tiết giảng được đánh
giá theo qui định và ghi vào phiếu đánh giá giảng dạy:
+ Cấp THPT: Mẫu số 3.
+ Cấp GDTH: Mẫu số 5
+ Cấp GDMN: Mẫu số 6, mẫu số 7.
Căn cứ vào kết quả thực tập công tác giảng dạy của sinh viên, giáo viên hướng
dẫn tổng hợp đánh giá thực tập giảng dạy (theo Mẫu số 4B).
2. Thực tập chủ nhiệm
Công tác thực tập giáo viên chủ nhiệm đối với giáo sinh là thực tập toàn diện.
Giáo sinh có thể nhận một lớp chủ nhiệm và quản lý lớp đó trong suốt thời gian thực
tập dưới sự hướng dẫn có tính chất cố vấn của giáo viên chủ nhiệm ở phổ thông.
Yêu cầu đối với mỗi giáo sinh là nắm được toàn bộ công việc của người giáo
viên chủ nhiệm.
11
Giáo sinh thực tập sẽ hoàn thiện một số kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của người
giáo viên chủ nhiệm: Cách giao tiếp với học sinh, tìm hiểu (nghiên cứu) học sinh nhất
là học sinh cá biệt, kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kỹ năng tổ chức, quản lý
học sinh, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, lao động, sản xuất, văn thể, hoạt động xã
hội
- Nội dung thực tập công tác chủ nhiệm:

+ Tìm hiểu tình hình lớp, tình hình học sinh.
+ Nghiên cứu kế hoạch của trường phân cho lớp mình trong thời gian TTSP,
từ đó xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, trên cơ sở đó tiến hành giáo dục tư tưởng,
chính trị, đạo đức.
+ Tổ chức, quản lý lớp một cách toàn diện, xây dựng nề nếp học tập, xây dựng
tập thể lớp và giáo dục học sinh cá biệt, giáo dục ý thức lao động, ý thức lựa chọn
nghề nghiệp.
+ Tổ chức phát huy tác dụng của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia
đình, xã hội.
+ Tổ chức cho học sinh lao động, sản xuất, hoạt động xã hội.
+ Tổ chức hoạt động Đoàn, Đội.
- Công tác chỉ đạo: Giáo sinh dạy ở khối lớp nào thì phân công chủ nhiệm ở
khối lớp đó. Những giáo sinh được phân công chủ nhiệm cùng một lớp hợp thành
nhóm chủ nhiệm. Nhóm chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch thống nhất cho toàn đợt và
theo từng tuần. Trong bản kế hoạch cần ghi rõ nội dung của các mặt công tác cụ thể,
những biện pháp giáo dục chính sẽ được vận dụng và những mục tiêu cần phải đạt
theo từng thời gian. Giáo sinh làm việc dưới sự chỉ đạo, kiểm tra của giáo viên hướng
dẫn.
- Những căn cứ để đánh giá thực tập chủ nhiệm:
+ Có phương pháp trong việc tổ chức, xây dựng nề nếp học tập, tu dưỡng của
lớp.
+ Xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
+ Giáo dục học sinh cá biệt hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng
khiếu.
+ Kết quả cụ thể các nội dung thực tập chủ nhiệm.
Hàng tuần giáo viên hướng dẫn họp với giáo sinh chủ nhiệm để nhận xét, rút
kinh nghiệm, đánh giá, cho điểm. Ghi vào phiếu đánh giá chủ nhiệm của mỗi giáo sinh
theo từng tuần thực tập chủ nhiệm (theo mẫu số 4A).
Ngành Giáo dục Mầm non: Đánh giá theo qui định riêng (mẫu số 8).

12
- Công tác hoạt động của Trưởng đoàn TTSP được Trưởng Ban chỉ đạo trực
tiếp hướng dẫn đánh giá là điểm thực tập chủ nhiệm.
Trong đợt TTSP sinh viên phải ghi nhật ký TTSP (ghi chép trao đổi với giáo
viên, học sinh, phụ huynh, các hoạt động xã hội, tham gia lao động sản xuất, ).
IV. TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ, HOÀN THIỆN HỒ SƠ
1. Tổng kết đối với các đoàn TTSP cả 02 đợt
1.1. Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông
- Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông tổng kết toàn bộ quá trình TTSP của
giáo sinh trên cơ sở báo cáo kết quả TTSP của các tổ bộ môn.
- Công bố kết quả TTSP cho giáo sinh, đánh giá kết quả toàn đợt TTSP (những
mặt được và những mặt chưa được), đồng thời kiến nghị với trường ĐHSP Hà Nội 2
về công tác đào tạo giáo viên hiện nay.
- Kết thúc cả hai đợt TTSP, Ban chỉ đạo tập hợp toàn bộ hồ sơ thực tập của giáo
sinh, báo cáo tổng kết của trường phổ thông giao cho Trưởng đoàn TTSP nộp về
trường ĐHSP Hà Nội 2.
1.2. Ban chỉ đạo của trường ĐHSP Hà Nội 2
- Căn cứ vào kết quả đánh giá công tác thực tập sư phạm của Ban chỉ đạo TTSP
các trường phổ thông quy đổi điểm cho sinh viên sang thang điểm 10, tập hợp các
nhận xét, ý kiến đề nghị, qua các đợt kiểm tra công tác TTSP của sinh viên tại các
trường phổ thông, xây dựng báo cáo tổng kết đánh giá công tác TTSP hàng năm để
điều chỉnh công tác đào tạo giáo viên sao cho ngày càng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay.
- Tiến hành Hội nghị tổng kết TTSP toàn trường hàng năm sau khi tập hợp đầy
đủ các kết quả, dữ liệu báo cáo về công tác TTSP.
- Chuẩn bị đầy đủ các văn bản tổng kết để thông báo trong Hội nghị triển khai
công tác TTSP cho các Ban chỉ đạo trường phổ thông hàng năm.
2. Đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP
Theo Quy định về đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP.
13

QUY ĐỊNH
VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN HỒ SƠ TTSP
1. ĐÁNH GIÁ
Kết hợp với các hoạt động khác, tổ trưởng chuyên môn đưa kết quả dự kiến ra
tổ thảo luận với sự có mặt của giáo sinh. Nhận xét đánh giá những thành công đồng
thời cũng chỉ ra thiếu sót, những điều giáo sinh cần rèn luyện, tu dưỡng thêm.
Sau khi đã có kết quả điểm trung bình của thực tập giảng dạy, điểm trung bình
của thực tập chủ nhiệm cộng với những nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động khác, tổ
trưởng chuyên môn dự kiến đánh giá chung kết quả toàn đợt thực tập sư phạm.
Cuối cùng kết quả đánh giá điểm TTSP của mỗi giáo sinh được ghi vào phiếu
đánh giá tổng hợp. Tổ trưởng chuyên môn ký xác nhận. Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn ký vào chỗ Ban chỉ đạo, đóng dấu của trường phổ thông.
Phiếu đánh giá và hồ sơ của giáo sinh gửi về trường ĐHSP Hà Nội 2 để làm thủ tục
xét tốt nghiệp, nghiên cứu và lưu trữ.
1.1. ĐỐI VỚI ĐOÀN CHỈ TTSP TRONG ĐỢT 1
- Điểm thực tập giáo viên chủ nhiệm toàn đợt là điểm trung bình cộng của 03
tuần thực tập giáo viên chủ nhiệm, có nhận xét đánh giá tổng quát và ghi vào phiếu
đánh giá thực tập chủ nhiệm.
- Điểm thực tập giảng dạy toàn đợt là điểm trung bình cộng của 03 tiết thực tập
giảng dạy, có nhận xét đánh giá tổng quát và ghi vào phiếu đánh giá thực tập giảng
dạy.
- Điểm thực tập sư phạm sẽ được đánh giá theo thang điểm 20 và theo công
thức sau:
(Điểm TTGD x 2) + Điểm TTCN
Điểm TTSP = (1)
3
+ Điểm TTSP đợt 1 được tính 3 tín chỉ.
+ Điểm TTGD bằng trung bình cộng điểm 3 tiết lên lớp được đánh giá.
+ Điểm TTCN bằng trung bình cộng điểm 3 tuần TTCN.
1.2. ĐỐI VỚI ĐOÀN TTSP TRONG CẢ 02 ĐỢT

- Điểm thực tập giáo viên chủ nhiệm toàn đợt là điểm trung bình cộng của 08
tuần thực tập giáo viên chủ nhiệm, có nhận xét đánh giá tổng quát và ghi vào phiếu
đánh giá thực tập chủ nhiệm.
14
- Điểm thực tập giảng dạy toàn đợt là điểm trung bình cộng của 08 tiết thực tập
giảng dạy, có nhận xét đánh giá tổng quát và ghi vào phiếu đánh giá thực tập giảng
dạy.
- Điểm thực tập sư phạm sẽ được đánh giá theo thang điểm 20 và theo công
thức sau:
(Điểm TTGD × 5) + (Điểm TTCN × 2)
Điểm TTSP = (2)
7
+ Điểm TTSP cả 2 đợt được tính 7 tín chỉ.
+ Điểm TTGD bằng trung bình cộng điểm 8 tiết lên lớp được đánh giá.
+ Điểm TTCN bằng trung bình cộng điểm 8 tuần TTCN.
2. HOÀN THIỆN HỒ SƠ TTSP
Sau khi kết thúc các nội dung thực tập, các đoàn tổng kết, hoàn thành các văn
bản, hồ sơ TTSP, đánh giá các mặt hoạt động của đoàn TTSP báo cáo Trưởng Ban chỉ
đạo.
Đối với sinh viên TTSP chỉ trong đợt 1 sau khi kết thúc đợt TTSP sẽ phải hoàn
thiện hồ sơ ngay; đối với sinh viên TTSP trong cả 02 đợt thì sau khi kết thúc TTSP đợt
2 mới phải hoàn thiện hồ sơ. Trưởng đoàn TTSP có nhiệm vụ tập hợp đầy đủ hồ sơ
của đoàn nộp về phòng Đào tạo Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Hồ sơ TTSP của sinh viên cần nộp về trường ĐHSP Hà Nội 2 gồm các văn
bản sau:
- Hồ sơ của đoàn TTSP gồm có:
+ Phiếu nhận xét kết quả học tập (Mẫu số 09).
+ Bản tổng kết TTSP (mẫu số 11).
+ Bảng thống kê kết quả TTSP (Mẫu số 12).
+ Danh sách đề nghị khen thưởng sinh viên TTSP ( Mẫu số 13).

+ Bản nhận xét về công tác của đoàn TTSP ( Mẫu số 14).
- Hồ sơ của từng sinh viên trong đoàn TTSP gồm có:
+ Phiếu đánh giá thực tập giảng dạy.
+ Phiếu đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.
+ Bản thu hoạch công tác TTSP.
Sinh viên nào nộp không đầy đủ những văn bản quy định trên sẽ không được
công nhận kết quả thực tập sư phạm.
15
QUY ĐỊNH
QUY ĐỔI ĐIỂM TỪ THANG ĐIỂM 20 SANG THANG ĐIỂM 10
Tính điểm TTSP theo thang điểm 20 ở công thức (1), (2) và làm tròn đến một
số thập phân. Điểm TTSP ở thang điểm 20 được quy đổi sang thang điểm 10 như sau:

THANG ĐIỂM 20 THANG ĐIỂM 10
Từ 19,0 10
Từ 17,0 đến dưới 19,0 9
Từ 15,0 đến dưới 17,0 8
Từ 13,0 đến dưới 15,0 7
Từ 11,0 đến dưới 13,0 6
Từ 9,0 đến dưới 11,0 5
Từ 7,0 đến dưới 9,0 4
Từ 5,0 đến dưới 7,0 3
Từ 3,0 đến dưới 5,0 2
Từ 1,0 đến dưới 3,0 1
Dưới 1,0 0

* Ghi chú: Việc quy đổi điểm TTSP từ thang điểm 20 sang thang điểm 10
sẽ do Trường ĐHSP Hà Nội 2 thực hiện theo quy định.
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN;

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT SINH VIÊN;
TRONG TTSP ĐỢT 1 VÀ TTSP ĐỢT 2
I. QUI ĐỊNH VỀ CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TTSP
16
Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức cho sinh viên TTSP theo hình thức “gửi
thẳng” nhằm đạt được mục đích đã đề ra: Đào tạo đội ngũ giáo viên có tính năng động
tích cực, độc lập công tác cao, có khả năng nhanh chóng thích ứng với môi trường của
nhà trường phổ thông. Trường ĐHSP Hà Nội 2 và Sở Giáo dục - Đào tạo đã thống
nhất quy định sau:
1. Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thành lập Ban chỉ đạo TTSP (gồm lãnh đạo nhà trường, trưởng các khoa có
sinh viên TTSP, tổ trưởng bộ môn trực thuộc trường và một số phòng, ban, có liên
quan).
Ban chỉ đạo TTSP trường ĐHSP Hà Nội 2 có trách nhiệm:
- Để công tác TTSP của giáo sinh đạt kết quả cao, Ban chỉ đạo trường ĐHSP
Hà Nội 2 chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi các khoa hoàn thành công tác rèn nghề, thực
hành nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên (soạn bài giảng và bồi dưỡng
nghiệp vụ chủ nhiệm).
- Hướng dẫn, theo dõi, đánh giá công tác tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm của các
khoa, đồng thời tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm toàn trường cho sinh viên trước
khi xuống các trường phổ thông thực tập.
- Tìm hiểu thực tế các trường phổ thông, các yêu cầu trong công tác giáo dục
hiện nay để có biện pháp chỉ đạo, tổ chức các đoàn TTSP phù hợp với các trường phổ
thông, giúp cho sinh viên tiến hành tốt việc TTSP.
- Đề nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương giúp đỡ lựa chọn các
trường có chất lượng giáo dục tốt, đủ điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất
để sinh viên đến TTSP.
- Thường xuyên liên hệ với các Sở Giáo dục và Đào tạo có sinh viên TTSP,
phối hợp với Ban chỉ đạo TTSP các trường phổ thông hướng dẫn, tổ chức cho các sinh
viên thực tập bảo đảm đúng nội dung, đúng yêu cầu và đạt kết quả cao.

- Nghiên cứu, qui định các chế độ về kinh phí thực tập, tạo điều kiện cho các
đoàn và sinh viên thực tập tốt.
Các khoa và tổ bộ môn Tâm lý - Giáo dục:
- Tổ chức công tác rèn nghề và thực hành thường xuyên theo qui định trước khi
cho sinh viên xuống trường phổ thông.
- Phân công sinh viên về các đoàn TTSP theo qui định.
- Cử sinh viên làm Trưởng đoàn TTSP , nhóm trưởng nhóm thực tập.
- Đánh giá, xét điều kiện cho sinh viên đi TTSP.
Đối với sinh viên : Được tổ chức thành đoàn TTSP theo qui định.
17
- Mỗi đoàn có một sinh viên làm trưởng đoàn TTSP, mỗi nhóm (theo khoa) có
một sinh viên làm nhóm trưởng.
- Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nội dung, công việc theo qui định trong
đợt thực tập sư phạm.
- Sau đợt TTSP sinh viên được đánh giá, cho điểm theo qui định.
Nhiệm vụ của trưởng đoàn TTSP :
- Trưởng đoàn TTSP là những sinh viên có năng lực, phẩm chất tốt do các khoa
đề xuất, nhà trường xét duyệt ra quyết định. Trưởng đoàn có trách nhiệm quản lý đoàn
TTSP và thực hiện tốt các yêu cầu của Ban chỉ đạo TTSP trường phổ thông và các qui
định về công tác TTSP của trường ĐHSP Hà Nội 2 trong thời gian TTSP.
- Tiền trạm trường phổ thông theo sự phân công của nhà trường, liên hệ chỗ ở
cho sinh viên của đoàn theo hướng dẫn của trường phổ thông và địa phương.
- Phổ biến, đề xuất nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch TTSP cho đoàn, tổ
chức, triển khai các công việc cho đoàn.
- Tổ chức cho từng nhóm và từng sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch
công tác trong đợt TTSP.
- Báo cáo Ban Chỉ đạo TTSP Trường ĐHSP Hà Nội 2 về tình hình của đoàn,
sau khi đoàn đến trường phổ thông, sơ kết sau 3 tuần TTSP đối với đợt TTSP 2 và
tổng kết TTSP theo qui định từng đợt.
- Nhận tạm ứng và giải quyết kinh phí cho đoàn với phòng Tài vụ, giao kinh

phí cho trường phổ thông và lập các chứng từ thanh toán hợp lệ.
- Theo dõi, quán xuyến công việc của đoàn, quản lý, đôn đốc sinh viên thực
hiện đầy đủ nội dung TTSP.
- Hàng tuần họp đoàn rút kinh nghiệm công tác, báo cáo trưởng Ban chỉ đạo
truờng phổ thông (khi có vướng mắc cần báo ngay với truởng Ban chỉ đạo đề xử lý).
- Kết thúc đợt TTSP, giúp trưởng Ban chỉ đạo trường phổ thông tổng kết, hoàn
thiện hồ sơ cho đoàn, niêm phong và chuyển ngay về phòng Đào tạo trường ĐHSP Hà
Nội 2.
Nhiệm vụ của nhóm trưởng:
- Quản lý sinh viên nhóm mình về mọi mặt trong đợt TTSP, đảm bảo hoàn
thành tốt các nội dung thực tập và công việc của nhóm.
- Tổ chức cho nhóm dự các giờ dạy của giáo viên theo qui định, giờ tập giảng
và các giờ dạy chính thức của các thành viên trong nhóm.
- Tổ chức cho nhóm dự các hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm.
- Tổ chức rút kinh nghiệm các hoạt động giảng dạy và giáo dục của sinh viên
trong nhóm ngay sau mỗi giờ dự để giúp đỡ nhau cải tiến phương pháp công tác.
18
Nhiệm vụ của sinh viên:
- Nghiêm chỉnh chấp hành qui định hướng dẫn TTSP của Trường ĐHSP Hà
Nội 2, của trường phổ thông, nội qui của đoàn, của nhóm.
- Có mặt thường xuyên tại trường thực tập, tham gia đầy đủ, nghiêm túc các
hoạt động của nhóm, của đoàn và của trường thực tập.
- Trong thời gian thực tập, nếu có lý do chính đáng cần vắng mặt, sinh viên phải
xin phép và chỉ được ra khỏi trường khi đã được sự đồng ý bằng văn bản của trưởng
Ban chỉ đạo trường thực tập, phải nhanh chóng trở về trường khi đã giải quyết xong
công việc.
- Đoàn kết, thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn trong nhóm, trong đoàn.
- Phải có quan hệ tốt với học sinh, giữ đúng tác phong gương mẫu của người
giáo viên.
- Khiêm tốn, học hỏi, kính trọng, lễ phép đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên

của trường và nhân dân địa phương.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, hành vi phải văn minh, lịch sự trước nơi đông
người, đặc biệt là trước học sinh và giáo viên của trường thực tập.
- Phải xây dựng đầy đủ kế hoạch thực hiện của đoàn và từng tuần phải thông
qua giáo viên hướng dẫn, nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch đã đuợc phê duyệt.
- Phải soạn giáo án cẩn thận, giáo án phải được giáo viên hướng dẫn phê duyệt
ít nhất 3 ngày trước khi lên lớp.
- Phải tập giảng nhiều lần để rút kinh nghiệm về mặt phương pháp và điều
chỉnh giáo án. Cần tranh thủ ý kiến giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các bạn cùng
nhóm để các giờ dạy đạt kết quả tốt nhất, tránh thái độ chủ quan, vội vàng.
- Phải dự tất cả các giờ dạy của giáo viên hướng dẫn và phải soạn giáo án các
bài dạy đó.
- Phải dự đầy đủ các giờ dạy của bạn cùng nhóm và tham gia các buổi rút kinh
nghiệm để học tập và giúp đỡ nhau cùng thực tập. Tranh thủ các giờ tập giảng để học
hỏi lẫn nhau.
- Phải tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bằng các hình
thức phong phú, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi như văn nghệ, thể dục, thể thao, vui
chơi, cắm trại
- Phải làm bản thu hoạch cuối đợt TTSP theo qui định.
2. Trường phổ thông có sinh viên thực tập
Mỗi trường phổ thông sẽ thành lập một Ban chỉ đạo TTSP gồm có:
- Trưởng Ban chỉ đạo TTSP là Hiệu trưởng.
19
- Phó Ban chỉ đạo TTSP là các Phó Hiệu trưởng.
- Các uỷ viên Ban chỉ đạo TTSP: Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng
Bộ môn hoặc khối lớp có sinh viên.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm :
- Bố trí nơi ở cho giáo sinh.
- Quyết định giáo viên hướng dẫn giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm.
- Lập kế hoạch TTSP, phân công giáo sinh thực tập.

- Hàng tuần trao đổi, góp ý với đoàn thực tập, xử lý giáo sinh vi phạm kỷ luật.
- Sơ kết và tổng kết, đánh giá kết quả TTSP của giáo sinh và nêu những ý kiến
đề xuất với trường ĐHSP Hà Nội 2 về công tác đào tạo.
- Tổ chức cho giáo sinh nghe 4 báo cáo (Chỉ báo cáo 01 lần/02 đợt TTSP):
+ Báo cáo của Hiệu trưởng về tình hình trường phổ thông.
+ Báo cáo về công tác Đoàn TNCS HCM hoặc Đội TNTP HCM.
+ Báo cáo của giáo viên về công tác giảng dạy.
+ Báo cáo của giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp.
- Ban chỉ đạo TTSP trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra tổ bộ môn trong việc tổ chức,
quản lý, hướng dẫn TTSP cho giáo sinh. Chỉ đạo giáo sinh phải thực hiện các qui
định của trường về chuyên môn cũng như nề nếp ăn, ở, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi
trường, giao tiếp với giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân địa phương.
- Về mặt tổ chức: Quản lý toàn diện đối với từng giáo sinh, coi giáo sinh là
thành viên mới của nhà trường, của bộ môn, giáo sinh được tham gia mọi sinh hoạt
của trường và tổ bộ môn, được sinh hoạt đoàn thể (riêng công đoàn có thể cho sinh
hoạt dự thính).
Tổ trưởng bộ môn có trách nhiệm:
- Đề xuất với Trưởng Ban chỉ đạo TTSP để Hiệu trưởng ra quyết định phân
công giáo viên hướng dẫn giáo sinh TTSP.
- Quản lý giáo sinh, coi giáo sinh là thành viên của tổ, bố trí cho sinh viên được
sinh hoạt chuyên môn, được dự giờ của giáo viên dạy giỏi và giáo viên hướng dẫn.
- Trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với giáo viên hướng dẫn theo dõi kiểm tra, đánh
giá giáo sinh.
Giáo viên hướng dẫn :
 Về giảng dạy:
- Trao đổi tình hình giảng dạy, kinh nghiệm giảng dạy với giáo sinh.
20
- Chỉ đạo các hoạt động thực tập giảng dạy của giáo sinh theo đúng hướng dẫn
trong văn bản của trường sư phạm.
- Dự một số giờ dạy thử, giờ lên lớp tập giảng của giáo sinh.

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn và duyệt giáo án của giáo sinh trước khi lên lớp.
- Hướng dẫn giáo sinh soạn bài, góp ý giáo án, duyệt giáo án, qui định giáo sinh
tập giảng trước nhóm (chỉ cho giáo sinh lên lớp sau khi duyệt giáo án và tập giảng đạt
yêu cầu).
- Tổ chức cho giáo sinh rút kinh nghiệm bài dạy.
 Về chủ nhiệm:
- Trao đổi tình hình lớp, tình hình học sinh cho giáo sinh.
- Hướng dẫn việc lập kế hoạch chủ nhiệm trong từng tuần, từng tháng.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của giáo sinh.
- Đánh giá, cho điểm công tác chủ nhiệm lớp, nhận xét năng lực tổ chức, quản
lý, chỉ đạo lớp của giáo sinh.
- Đề xuất với trường ĐHSP Hà Nội 2 bồi dưỡng thêm những năng lực còn yếu.
II. QUI ĐỊNH VỀ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT SINH VIÊN
1. Khen thưởng (Chỉ áp dụng với sinh viên TTSP cả 02 đợt)
Sinh viên thực hiện tốt công tác TTSP, có nhiều thành tích đóng góp cho đoàn,
cho trường phổ thông trong đợt TTSP được tặng giấy khen và khen thưởng như sau:
1.1. Khen thưởng cấp khoa
a) Ban chỉ đạo của trường TTSP đề nghị khen thưởng;
b) Đoàn TTSP họp bình xét đề nghị khen thưởng và bỏ phiếu kín.
1.2. Khen thưởng cấp trường
a) Kết quả TTSP của sinh viên đạt loại giỏi trở lên trong các đợt;
b) Sinh viên được khen thưởng cấp khoa các đợt TTSP.
Số lượng sinh viên được khen thưởng cấp trường và mức khen thưởng theo
quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường.
2. Kỷ luật
Sinh viên vi phạm làm ảnh hưởng xấu đến kết quả thực tập của đoàn sẽ bị xử lý
kỷ luật các mức sau:
- Khiển trách: Trừ 25% số điểm kết quả tổng hợp đối với sinh viên vi phạm
một trong các lỗi sau:
+ Vắng mặt ngày đầu tiên của đợt TTSP mà không được sự đồng ý của Ban

chỉ đạo TTSP trường phổ thông.
+ Vắng mặt 3 ngày trong đợt TTSP.
+ Vắng mặt 2 buổi sinh hoạt của nhóm, đoàn không có lý do chính đáng.
21
+ Có thái độ sai trái với giáo viên hướng dẫn và học sinh trường thực tập, gây
mất đoàn kết nội bộ.
- Cảnh cáo : Trừ 50% số điểm, áp dụng đối với sinh viên vi phạm một trong
các lỗi sau đây:
+ Bị khiển trách lần thứ 2.
+ Vắng 1/4 tổng số buổi sinh hoạt nhóm, đoàn.
+ Vi phạm các quy định của trường thực tập, nội quy của đoàn hoặc không
hoàn thành các công việc mà nhóm và đoàn giao cho.
- Đình chỉ thực tập: Áp dụng đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau
đây:
+ Bị cảnh cáo lần thứ 2.
+ Vắng 1/3 tổng số buổi sinh hoạt của nhóm và đoàn.
+ Vắng 1/5 tổng số thời gian thực tập.
+ Không thông qua giáo án hoặc kế hoạch công tác chủ nhiệm .
+ Vi phạm nghiêm trọng quy định của trường thực tập, nội quy của đoàn.
+ Có hành vi sai trái, gây hậu quả nghiêm trọng đối với giáo viên và học sinh
và nội bộ đoàn.
- Chú ý:
+ Sinh viên được Ban chỉ đạo trường phổ thông đề nghị Nhà trường khen
thưởng, trưởng đoàn TTSP có bản nhận xét về mức độ thực hiện nhiệm vụ của sinh
viên đó đối với đoàn thực tập để Ban chỉ đạo trường phổ thông có cơ sở đánh giá, đề
nghị.
+ Các mức độ khiển trách, cảnh cáo, trừ điểm do Ban chỉ đạo trường phổ
thông ra quyết định, sau đó gửi văn bản về Ban chỉ đạo của trường ĐHSP Hà Nội 2.
+ Riêng mức độ đình chỉ thực tập, Ban chỉ đạo của trường thực tập gửi báo
cáo bằng văn bản về Trưởng Ban chỉ đạo của trường ĐHSP Hà Nôị 2 ra quyết định.


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
( MẪU SỐ 01A )
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐOÀN TTSP: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÁO ÁN
22
(Dùng cho giáo sinh TTSP tham khảo)
Tên bài:
Tiết: Chương :
Soạn ngày tháng năm
Dạy ngày tháng năm
Tên giáo sinh: Lớp dạy:
Tên giáo viên hướng dẫn:
I. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Kỹ năng:
- Thái độ:
II. Phương tiện, Phương pháp dạy học:
- Phương tiện, công cụ (Kiến thức liên quan, đồ dùng dạy học, sách tham
khảo ).

- Phương pháp dạy học chủ yếu:
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp (Kiểm tra sĩ số, sơ đồ học sinh )
2. Kiểm tra bài cũ (ghi câu hỏi cụ thể, thời gian thực hiện, dự kiến đối tượng
cần kiểm tra, các tình huống cần xử lý ).
3. Tiến trình bài học (cấu trúc từng phần theo nội dung, phương pháp thể hiện,
hoạt động cụ thể của thầy và trò, thời gian dự kiến )
23

Ph©n bè
thêi gian
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn Ho¹t ®éng cña häc sinh
(1) (2) (3)
4. Luyện tập, củng cố
5. Ra bài tập về nhà
6. Dặn dò/ Chuẩn bị bài học tiếp theo
, Ngày tháng năm 201
Ý kiến của gi¸o viªn híng dÉn
(MẪU SỐ 01B)

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐOÀN TTSP: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÁO ÁN
(Dùng cho giáo sinh TTSP tham khảo)
Tên bài :
Tiết : Chương :
24
So¹n ngµy th¸ng n¨m
D¹y ngµy th¸ng n¨m
Tên giáo sinh : Lớp dạy:
Giáo viên hướng dẫn :
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
II. Chuẩn bị bài học :
1. Giáo viên (Phương pháp, Phương tiện dạy học…)
2. Học sinh (Bài soạn, đồ dùng học tập…)
III. Tiến trình hoạt động dạy học :

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
4. Nội dung bài học
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
(1) (2) (3) (4)
5. Luyện tập, củng cố
6. Ra bài tập về nhà
7. Dặn dò/ Chuẩn bị bài học tiếp theo
, Ngày tháng năm 201
Ý kiến của gi¸o viªn híng dÉn
Ghi chó :
Cột 1: Ghi thời gian theo thứ tự bố cục bài giảng.
Cột 2: Ghi tóm tắt nội dung bài học.
- Những định nghĩa, định luật, kết quả bộ phận
- Những hình vẽ , những sơ đồ, những bảng tóm tắt, số liệu thí nghiệm
Ghi rõ những chi tiết hoạt động của giáo viên
- Giảng
- Phát vấn
- Trình bày biểu bảng
- Viết dàn ý ở bảng
- Các phương tiện dạy học ứng với từng phần nội dung bài giảng
- Tiểu kết
- Hình thức kiểm tra, liên hệ
25

×