Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Nhóm 15 hiện trạng chặt phá rừng ở việt nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


BÁO CÁO BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: “HIỆN TRẠNG CHẶT PHÁ RỪNG Ở VIỆT NAM
VÀ THẾ GIỚI”

GVHD: TS LÊ QUỐC TUẤN
Sinh viên thực hiên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Ngọc Tiến
Trần Văn Điền
Trần Quang Triệu
Nguyễn Minh Hưng
Ngô Gia Lâm
Lê Anh Tuấn

Tp.HCM, tháng 04/2014

1

13114150
13114026
13114162


13114067
13149199
13149461


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:...........................................................................................4
II.

NỘI DUNG:............................................................................................5

a) Khái niệm:..............................................................................................5
b) Hiện trạng:..............................................................................................6


Việt Nam..............................................................................................6



Thế giới..............................................................................................10

c) Nguyên nhân.........................................................................................16
 Chiến tranh:........................................................................................16
 Cháy rừng:..........................................................................................18
 Khai thác lâm sản quá mức:................................................................20
 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:.....................................................24
 Nghèo đói:..........................................................................................25
 Gia tăng dân số và tập quán du cư:.....................................................27
d) Ảnh hưởng............................................................................................30

1. Về khí hậu:..........................................................................................31
2. Về nước:.............................................................................................32
3. Về đất:.................................................................................................34
4. Về hệ sinh thái:...................................................................................36
5. Về kinh tế:..........................................................................................37
6. Đối với Việt Nam:...............................................................................37
e) Giải pháp:.............................................................................................39
 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý
bảo vệ rừng..............................................................................................39

2




Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định...................40



Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật..................................40

 Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự
tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng..............41


Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm.......44



Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân...............................................45




Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng..........45



Ứng dụng khoa học công nghệ........................................................46



Hợp tác quốc tế.................................................................................46



Phòng cháy chữa cháy rừng.............................................................47

III. KẾT LUẬN:.........................................................................................47
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:..................................................................48

3


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Việt Nam của chúng ta là một nước nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều

kiện cho sự phát triển đa dạng sinh học, thảm thực vật đa dạng phong phú, hơn thế
nữa với những điều kiện như vậy thuận lợi cho sự phát triển của những cánh rừng
nhiệt đới với hệ sinh thái nhiều tầng. Vì thế, ở nước ta rừng được xếp vào loại tài
nguyên vô cùng quí giá, như ông bà ta đã nói: “ Rừng vàng biển bạc”. Ngay từ khi
con người ở trong xã hội nguyên thủy chủ yếu kiếm sống bằng săn bắt, hái lượm thì
rừng thành môi trường, ngôi nhà, nguồn sống của họ rừng cung cấp lương thực để
con người tồn tại và phát triển, tiến hóa từ nguyên thủy đến văn minh. Rừng còn
song hành với người dân trong suốt thời kì chống giặc ngoại xâm, cùng người dân
tham gia đánh giặc, bảo vệ nhân dân ta khỏi bom đạn, tàn phá của kẻ thù. Ngày nay,
rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà rừng còn giữ chức năng
sinh thái hết sức quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, duy trì
tính ổn định của đất, làm giảm ô nhiễm không khí và sự tàn phá của thiên nhiên như
lũ lụt, xạt lỡ đất, xói mòn đất. Bước vào thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, chất
thải công nghiệp đã làm mất cân bằng sinh thái, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm
thủng tần ozon và các hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống
của con người. Rừng chính là vị cứu tinh của con người, rừng giúp hấp thu khí
cacbonic và nhã ra khí oxi, thanh lọc không khí trả lại bầu không khí trong lành cho
hành tinh, chính vì thế rừng được xem là “ Lá phổi của Trái Đất”. Rừng còn cung
cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý như: đinh, lim, sến,…nhiều thảo dược quan
trọng giúp kéo dài tuổi thọ cho con người như: sâm, sa nhân, tam thất…và rừng là
nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm như: tê giác, bò tót, voi, gấu, sao la,
hổ...
Mặc dù rừng có nhiều lợi ích cho con người như vậy nhưng con người vẫn
chưa nhận thức được hết điều đó. Một thực tế dễ dàng nhìn thấy là nạn phá rừng
bừa bãi khiến cho diện tích đất trống đồi trọc tăng lên, môi trường bị ô nhiễm, nhiều
loại lâm sản quý bị khai thác quá mức, các loại động vật quý hiếm đang đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng, khí hậu nóng lên và hệ sinh thái bị suy giảm trầm trọng.
Chúng tôi chọn đề tài nạn phá rừng ở Việt Nam và Thế giới vì đây là vấn đề bức
xúc, vô cùng nhức nhối đặt ra cho toàn thể nhân loại bởi khí hậu của chúng ta đang
ngày một nóng lên, nguyên nhân cũng là do rừng bị chặt phá bừa bãi, vô tổ chức

làm mất cân bằng sinh thái. Phân tích vấn đề này, chúng tôi sẽ đưa ra những hiện
trạng của rừng, những nguyên nhân rừng ngày càng mất đi, bên cạnh đó chúng tôi
cũng góp ý những giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi để
làm cho nước ta và toàn Trái Đất mãi có màu xanh của rừng, màu xanh của sự sống.

4


II.

NỘI DUNG:
a) Khái niệm:
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựa

vào
phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lí:
- Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm
vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm
phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
- Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của
mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên
ngoài (M.E.Tcachenco 1952).
- Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh
quyển địa cầu (I.S.Mê lê Khôp 1974).
- Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là đất đủ rộng có cây cối mọc
lâu năm.
- Rừng tự nhiên 9,77 triệu ha,chiếm 84,37%.
- Rừng trồng 1,81 triệu ha, chiếm 14,63%.
- Rừng có sự cân bằng đặc biệt về trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn

tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật; đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất
và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác.Rừng là một tổng hợp
phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể
trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó,
rừng luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống
lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật. Những
khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và của chọn lọc tự
nhiên ở tất cả các thành phần rừng.
- Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ
rừng sang các trạng thái khác (Palo et al., 1987; Turner & Meyer, 1994).
- Phá rừng là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất từ
rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô
thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác (thậm chí chặt trắng) và để cho tự tái
sinh (WRI, 1992:118).

5


- Phá rừng mang ý nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây, từ mất hoàn toàn
hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái
( Angelsen, 1995).
b) Hiện trạng:
Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4
triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với
Việt Nam, trong nữa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên
bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 100.000 hecta.

 Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích
lãnh thổ khoảng 331.700 km2, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20 triệu ha,

chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc (Tổng cục thống kê năm 1994).
Nếu như vào khoảng thế kỷ XX ở nước ta độ che phủ của rừng còn lại 43%
diện tích đất tự nhiên. Thì sau 30 năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng
Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn
bom đạn với 25 triệu hố bom đạn, bom cháy rừng cùng với đội xe ủi đất khổng lồ
đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại và diện tích rừng chỉ còn khoảng
9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước.
Việt Nam cũng có tình trạng như những nước đang phát triển khác, diện tích
rừng đang bị thu hẹp nhanh chóng. Theo bản đồ rừng của Maurand vào năm 1945
thì nước ta có 14,352 triệu ha rừng, chiếm tỉ lệ 43,8% so với diện tích tự nhiên.
Theo số liệu điều tra của viện qui hoạch rừng thì đến năm 1975 còn 9,5 triệu
ha rừng, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đến năm 1981 còn 7,4 triệu chiếm 24%,
đến năm 1989 có 9,3 triệu, trong đó có những rừng mới trồng.
Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943-1995). Rừng
ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển
đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu qui hoạch.
Gần đây diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỉ lệ rừng
nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu
vực.

6


Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí
hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ước đa dạng sinh
học nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong
giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải khí cacbonic.
Trong vòng 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên bị mất đi hơn 5 triệu ha
ở cả vùng cao lẫn vùng ven biển, trung bình mỗi năm mất khoảng 250.000 ha.
Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% theo thống kê

đến năm 2004 thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến 36,7% (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Diễn biến về diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị tính:
1.000.000ha)
Năm

1945

Tổng diện 14,3
tích (ha)
0
Rừng trồng 0,00
(ha)

1976

1980

1985

1990

1995

1999

2002

11,16 10,60 9,89

9,17


9,30

0,01

0,74

1,05

10,9
9
1,52

11,78 12,3
0
1,91 2,21

9,47

9,86

0,42

0,58

Rừng
tự 14,30 11,07 10,18 9,30 8,43
nhiên (ha)
Độ che phủ 43,00 33,80 32,10 30,00 27,80
(%)


8,25

2004

10,89

28,20 33,20 35,80 36,70

(nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Phần đa dạng sinh học,
2005)
“Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chuyển sang nguồn gỗ từ trồng rừng
trong một tương lai không xa, chưa đầy 10 năm nữa thôi, do trữ lượng rừng tự nhiên
của Việt Nam hiện đã cạn kiệt” đó là lời của ông Nguyễn Văn Thu ( giám đốc xí
nghiệp chế biến gỗ nội thất Pisico ở Bình Định). Thậm chí các doanh nghiệp này
còn phải nhập khẩu gỗ từ nước khác để chế biến, phải phụ thuộc vào sự bất ổn của
thị trường gỗ nguyên liệu trên thế giới.
Trong 60 năm qua, việc phá rừng đã trở thành một hiểm họa nghiêm trọng
cho rừng rậm ở Việt Nam.. Dựa theo các nguồn tin được trích dẫn nhiều nhất, từ
năm 1963 đến năm 1993, phần lãnh thổ quốc gia được rừng bao phủ giảm từ 43%
xuống còn 20% (tác giả Võ Quý 1996) hoặc 16% mà thôi. Nhiều quan sát viên đi
xa hơn còn cho rằng phần lãnh thổ Việt Nam được bao phủ bởi rừng rậm đã xuống
7


thấp hơn 10%, có ước tính cho thấy diện tích rừng Việt Nam đã bị thu hẹp 200.00
ha. Như vậy, phần lãnh thổ quốc gia được bao phủ bởi rừng rậm chỉ còn khoảng 1020% tức là 3,3 đến 6,6 triệu ha.
Việc phá rừng ở Việt Nam dường như vẫn tiếp diễn ở mức báo động. Riêng
tỉnh Daklak ở cao nguyên miền Trung, diện tích rừng nhiệt đới giảm với mức độ
trung bình 4,5% năm, từ 1.219.848 ha (1995) còn khoảng 1.000.000 (2000).


Bên cạnh ý thức của người dân, phá rừng làm nơi ở hay đốt rừng làm rẫy, hệ
thống rừng Việt Nam còn phải đối diện với hiểm họa mới “Phá rừng để trồng cao
su…” hay là phá rừng ngập mặn nuôi tôm. Việc phát triển nhanh chóng nghề nuôi
tôm đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với rừng ngập mặn ở Việt Nam. Trong 50
năm qua, Việt Nam mất khoảng 220.000 ha rừng ngập mặn - hơn 80% diện tích
nguyên thủy đã bị phá hủy. Trong năm 2000 chỉ còn khoảng 110.680 ha. Trong tỉnh
Cà Mau ở vùng ĐBSCL diện tích dung cho việc nuôi tôm đã tăng lên gấp 3 lần
trong vòng 12 tháng cho đến năm 2001 , và đến năm 2002 lớn lên 202.000 ha, các
ước tính cho thấy diện tích rừng ngập mặn trong tỉnh giảm từ 200.000 ha trước
1975 xuống còn 60.000-70.000 ha và hầu như tất cả việc phá rừng này là để nuôi
tôm. Nguy cơ mất rừng và tài nguyên thiên nhiên đang đe dọa cả nước. Tai họa mất
rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở rất nhiều nơi.

8


Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào
loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của
thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có
khoảnggần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta
và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45%
của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong
việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích
rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng
1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn
lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy
giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn
về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất

hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ
lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán. Tính đến năm
2010 nước ta có tổng diện tích rừng là 13.388.075 ha, trong đó rừng tự nhiên là
10.304.816 ha và rừng trồng là 3.083.259 ha.Độ che phủ rừng toàn quốc là 39,5%
(Theo Quyết định số 1828/QĐ – BNN – TCLN ngày 11 tháng 8 năm 2011).
 Thế giới:
Như chúng ta đã biết: Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện đang là
vấn đề gay gắt, ngày càng trở thành vấn đề quản ngại không chỉ đối với riêng một
9


quốc gia nào. Mà hiện nay nó đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới. Ngày
càng có nhiều hơn các tổ chức, cộng đồng liên quốc gia tham gia vào công việc
chung tay bảo vệ môi trường, vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người
dân. Các tổ chức chính phủ, các quốc gia cũng phối hợp cùng thực hiện, đã có
những hành động nhằm chung tay vào bảo vệ mội trường. Một trong những vấn đề
được đặt ra và được đánh giá là quan trọng hàng đầu trong việc từng bước cải thiện
lai môi trường, bảo vệ môi trường sống của mỗi chúng ta đó là bảo vệ rừng, phát
triển nguồn tài nguyên rừng đang có và tái tạo lại nguồn tài nguyên rừng đã mất.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được những tác dụng, lợi ích mà rừng mang lại
cho môi trường, đặc biệt là cho chính con người. Rừng thực hiện nhiều chức năng,
cung cấp các dịch vụ thiết yếu và duy trì sự sống trên hành tinh. Rừng là hệ sinh
thái có giá trị đa dạng lớn nhất và là nơi sinh sống của hơn một nửa các loài động
vật, thực vật và côn trùng trên cạn. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ
nước cho các dòng sông, là nguồn cung cấp nước cho gần 50% các thành phố lớn
nhất thế giới. Rừng tạo ra và duy trì độ phì nhiêu cho đất; giúp điều chỉnh tác động
tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ và hạn hán….Quan trọng
hơn, rừng tạo kế sinh nhai cho 1,6 tỷ người trên Trái đất. Những giá trị của rừng đối
với cuộc sống là rất to lớn. Mặc dù vậy, bất chấp những lợi ích vô giá của rừng về
kinh tế, xã hội, sinh thái và sức khỏe, con người vẫn đang tàn phá rất nhiều các khu

rừng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng hiện nay vấn đề khai thác rừng
vẫn diễn ra vô cùng phức tạp. Tuy tốc độ chặt phá rừng có giảm so với trước đây,
nhưng tỉ lệ đồi đất trống do khai thác rừng để lại còn khá cao. Một số liệu thống kê
cho thấy rằng:
+ Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990: Trên thế giới là
0,8% tương đương 15,4 triệu hecta/năm. Trong đó Châu Á có tỷ lệ chặt phá rừng
cao nhất với 1,2%; cao hơn gấp 1,5 lần so với mức trung bình của thế giới. Riêng
đối với Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ năm 1943 đến năm 1993 có khoảng 5
triệu hecta rừng tư nhiên(rừng nguyên sinh) bị tàn phá trái phép, nghĩa là tốc độ phá
rừng hàng năm Việt Nam vào khoảng 100.000 hecta/năm.
Trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rằng: Hiện tượng chặt phá rừng
bừa bãi đã manh nha, bắt đầu gây tổn hại đến rừng tự nhiên trên thế giới. Trước đây,
chặt phá rừng chưa được gọi là hiện tượng chung của cả thế giới. Mà đó chỉ là hiện
tượng tự phát, nhỏ lẻ; khai thác rừng chỉ với mục đích phục vụ cho nhu cầu thiết
yếu của cộc sống như làm nhà, bàn ghế, canh tác nông nhgiệp . Ví dụ, ở Amazon
khoảng 17 % diện tích rừng đã bị mất trong vòng 50 năm, chủ yếu là do chuyển đổi
rừng chăn thả gia súc và khai thác gỗ cho sinh hoạt.
10


Nhân dân phá rừng để chăn nuôi tại Brazill

Đốt rừng làm nông nghiệp

11


Và hậu quả là:

+ Do đặc điểm cuộc sống đang còn phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên,

trình độ khoa học- công nhệ, kinh tế, kỹ thuật chưa phát triển. Đặc biệt là khu vực
các nước nghèo, trình độ dân trí thấp. Và lợi dụng những điều kiện đó, cùng những
kẽ hở trong quản lý của nhà nước, chưa có những quy định cụ thể và rõ ràng. Đến
giai đoạn này đã xuất hiện mục đích phá rừng vì thương mại, kinh doanh gỗ nói
riêng và các mặt hàng lâm sản nói chung. Bằng chứng là rừng trên thế giới đã bắt
đầu bị tàn phá ở khắp mọi nơi, tốc độ phá rừng bắt đầu gia tăng nhanh chóng và
đáng báo động.

12


Khai thác gỗ để chế biến giấy
+ Trong giai đoạn 2000-2005, diện tích rừng thực tế bị mất hàng năm là 7,3
triệu ha/năm bằng diện tích của Panama. Con số này đã giảm so với giai đoạn 1990
–2000 từ ước tính là khoảng 8,9 triệu ha/năm, tương đương với tốc độ mất rừng
thực trên thế giới là 0,18%/năm.
+ Từ năm 2000 – 2005, tốc độ mất rừng thực ở Nam Mỹ là lớn nhất - khoảng
4,3 triệu ha/năm. Xếp thứ 2 là châu Phi mất 4,0 triệu ha/năm. Cũng trong giai đoạn
này, châu Đại Dương mất 356000 ha/năm trong khi cả Bắc Mỹ và Trung Mỹ là
333000 ha/năm.
+ Trong những năm 1990, tốc độ mất rừng là Châu Á khoảng 800 000
ha/năm, đến giai đoạn từ 2000 – 2005, con số này là 1 triệu ha/năm. Theo báo cáo,
Trung Quốc là nước có tốc độ phá rừng cao nhất. Các khu rừng ở châu Âu vẫn tiếp
tục được mở rộng mặc dù tốc độ có chậm hơn những năm 1990.
+ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho biết: Đây là số liệu
quan trọng trong đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu năm 2005 bao gồm đất rừng,
việc sử dụng và giá trị của rừng ở 229 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 1990 –
2005. Song 10 nước là Ôxtrâylia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ
nhân dân Côngô, Ấn Độ, Inđônêxia, Pêru, Nga và Hoa Kỳ chiếm 2/3 tổng diện tích
rừng, 84% diện tích rừng trên thế giới thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng

quyền sở hữu tư nhân đang tăng lên. Và hơn 300 triệu ha rừng phục vụ cho mục
đích bảo tồn đất và nước.

13


+ Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012: Số liệu thống kê của Google, theo
trang mạng www.globalforestwatch.org và Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy trong
khoảng thời gian từ 2000- 2012, có khoảng 2,3 triệu km2 rừng trên Trái Đất đã biến
mất, gần bằng diện tích của Argentina. Nhưng trong khi đó chỉ có khoảng 0,8 triệu
km2 được phủ xanh trở lại. Đi vào cụ thể, Indonesia là nước có tốc độ mất rừng
nhanh nhất thế giới, tăng hơn 50% lên tới 20.000km2/năm, trong khi diện tích của
Indonesia là 1.919.440 km2, vào thời điểm năm 2011. Tốc độ trung bình rừng bị tàn
phá là 1,04%/năm. Con số rất đáng báo động, khi vần đề môi trường ngày nay ngày
càng trở lên gay gắt hơn.

Phá rừng ở Inđônêsia

Tuy nhiên, Brazil lại là quốc gia có diện tích rừng mất đi hàng năm lớn nhất,
giảm tới 50% từ mức 40.000km2 của năm 2002 xuống còn 20.000km2 vào năm
2010.Nghiên cứu xác nhận rằng những nỗ lực giảm phá rừng nhiệt đới của Brazil
với số liệu rõ ràng- nơi lâu nay được cho là chịu trách nhiệm cho phần lớn nạn phá
rừng nhiệt đới trên thế giới - đã có ảnh hưởng đáng kể.Nạn phá rừng là một mối
quan tâm đặc biệt trong rừng mưa nhiệt đới vì các khu rừng này là nơi có nhiều đa
dạng sinh học của thế giới.Mặc dù vậy, nhưng tỉ lệ phá rừng giảm ở Brazil với số
14


liệu rõ ràng trong thập kỷ qua không thể bù đắp lượng mất rừng tăng lên ở
Indonesia, Malaysia , Paraguay, Bolivia, Zambia, Angola và các nơi khác.Tình trạng

phá rừng, hoặc bị suy thoái trên quy mô toàn cầu đã đến mức báo động.

Rừng rậm nhiệt đới ở Brazil

+ Những cánh rừng nguyên sinh chưa có dấu hiệu tàn phá rõ ràng từ các hoạt
động của con người, hiện nay chiếm 36% tổng diện tích rừng của thế giới, song
những cánh rừng này đang biến mất hoặc đang bị thay đổi với tỷ lệ 6 triệu ha/năm
vì nạn chặt phá rừng hoặc khai thác gỗ chọn lọc. Trong khi phần lớn những cánh
rừng được quản lý phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì Đánh giá về
Tài nguyên Rừng năm 2005 nêu rõ 11% diện tích rừng được quy hoạch cho bảo tồn
đang dạng sinh học và ước tính diện tích các khu vực này đang tăng lên 96 triệu ha
kể từ năm 1990.
+ Đánh giá này cho phép chúng ta xác định vai trò quan trọng của tài nguyên
rừng trên thế giới trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đặc
biệt là trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm nghèo đói và đảm bảo môi trường
toàn cầu bền vững.

15


Mô hình sự phát triển bền vững, tương tác giửa con người và thiên nhiên.

c) Nguyên nhân
 Chiến tranh:
Chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu
xa gây suy thoái đất đai. Trong giai đoạn năm 1945 đến 1990 nước ta trải qua 2
cuộc chiến tranh hết sức khốc liệt
Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc
hóa học do Mỹ rãi xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã hủy diệt khoảng 4,5
triệu ha rừng. Sau khi kết thúc chiến tranh diện tích rừng cả nước chỉ còn lại khoảng

9,5 triệu ha – với 10% rừng nguyên sinh chiếm khoảng 28% diện tích cả nước

16


Trong những cuộc chiến tranh tàn ác khốc liệt đó điển hình có cuộc chiến tranh
hoá học chính là những cuộc chiến tranh bằng chất độc da cam/đioxin mà quân đội
Hoa Kỳ đã sử dụng và rải lên đất nước Việt Nam trong các cuộc chiến tranh. Với số
lượng rất lớn chát độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quãng thời
gian dài với nồng độ cao, chúng ngấm và dần phân huỷ trong đất, không những đã
làm chết cây cối mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo
lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Những hậu quả tức thời và lâu dài của chất độc hoá
học đối với tài nguyên và môi trường rừng là rất rõ ràng. Trong quá trình bị tác
động, hàng trăm loài cây đã bị trút lá, đáng quan tâm nhất là những cây gỗ lớn thuộc
tầng nhô và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu ( Dipterocarpaceae), họ đậu
( Fabaceae). Nhiều loài cây gỗ quý hiếm như giáng hương ( Pterocarpus
macrocarpus), gụ ( Sindora siamensis), sao đen ( Hopea odorata)… và một số cây
họ dầu thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết dẫn đến khan hiếm nguồn hạt giống của
một số loài cây quý. Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng,
những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các loài cây gỗ ưa ánh sáng mọc
nhanh, kém giá trị kinh tế thì chúng xuất hiện và lấn át cây gỗ bản địa. Nhiều khu
rừng đã bị phá huỷ nặng nề do quy mô phá hoại rộng lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần,
kéo dài trong nhiều năm, kèm theo với các tác động khác của bom đạn… Hậu quả
là cây rừng bị chết đi, các loài cây cỏ dại như cỏ Mỹ ( Pennisetum polystachyon),
cỏ tranh(Imperate cylindrica), lau lách xâm lấn và đến nay rừng vẫn chưa được
phục hồi. Ngoài ra, chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các
loại tài nguyên khác ngoài gỗ chưa được tính đến như dầu nhựa, cây thuốc, song
mây và các loài động vật rừng

17



 Cháy rừng:
Hiện nay nước ta có trên 6 triệu ha rừng dễ cháy, nhất là rừng thông, rừng
tràm, rừng khộp rụng lá… một phần cũng do thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khó
lường của Việt Nam đã làm tăng nguy cơ cháy rừng cao. Ngày nay cháy rừng cũng
do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: hiện
tượng el-nino (Theo một định nghĩa đơn giản nhất El nino là hiện tượng phá vỡ điều
kiện bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình
Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu. Hay theo một
định nghĩa khác El nino là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình
Dương ấm lên một cách bất thường) gây ra, do các hoạt động khai thác của con
người như đốt lửa tìm mật ong, tìm mật gấu hay đốt hương tìm mộ liệt sĩ trong
chiến tranh, do hoạt động đốt nưong làm rẫy của người dân tộc miền núi… những
nguyên nhân này đều có thể khiến rừng bị cháy. Và hầu hết các diện tích rừng bị
cháy đều nằm trong những vùng nhạy cảm như rừng đầu nguồn, đất dốc, vùng sinh
thái đất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng chống cát di động nên dễ gây lũ quét, xói
lở, đất dễ bị khô hạn và thoái hoá. Cháy rừng sẽ nhanh chóng lan ra trên một diện
tích rộng lớn và rất khó dập tắt cho nên thiệt hại cũng rất nghiêm trọng. Sự phục hồi
và tái tạo lại rừng trong điều kiện này là rất chậm vì thế mà tài nguyên rừng đang
cạn kiệt dần đi.

18


Theo số liệu thống kê đầy đủ của Cục kiểm lâm về cháy rừng và thiệt hại do
cháy rừng gây ra trong 42 năm qua (1963 - 04/2005) tổng số vụ cháy rừng là trên
49.600 vụ, diện tích thiệt hại trên 646.900 ha rừng (chủ yếu là rừng non), trong đó
có 274.251 ha rừng trồng và 377.606 ha rừng tự nhiên. Riêng năm 2002 đã xảy ra
1.098 vụ cháy, năm 2003 xảy ra 642 vụ cháy, trong đó vụ cháy rừng tram U Minh là

nghiêm trọng nhất

Cháy rừng ở U Minh
Sự kiện cháy rừng vào tháng 3,4 năm 2002 tại vườn quốc gia U Minh –
Thượng là một tai họa điển hình về cháy rừng đối với tài nguyên động thực vật. Tại
19


U Minh – Thượng trước khi xảy ra cháy rừng đã thống kê được 32 loài thú. Sauk hi
bị cháy có ít nhất 25 loài thú (78,2%) bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Một
số loài có nguy cơ không còn gặp lại ở nơi có hệ sinh thái độc đáo này: Dơi ngựa
lớn Pteropus vampyrus; Sóc lừa Calossiurus finlaysoni; Rái cá long mũi Lutra
sumatrana; Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea; Mèo cá Drionailurus viverrinus; Tê tê
Manis javanica; Cầy giông đốm lớn Viverra megasphila… (nguồn cục kiểm lâm,
2005)
 Khai thác lâm sản quá mức:
Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài
nguyên rừng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị
suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự
phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng trên toàn cầu. Khai thác rừng
là hành động do chính con người tạo ra là phần lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau
mà con người đã sử dụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên
rừng.
Trong giai đoạn từ năm 1986-1991, bình quân lượng gỗ bị khai thác là 3,5
triệu m3/năm và khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch (khoảng 80.000 ha bị mất mỗi
năm); giai đoạn 1992-1996 khoảng 1,5 m3 khối gỗ/năm; từ năm 1997 tới nay
khoảng 0,35 triệu m3 gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch từ rừng tự nhiên ở Việt
Nam


Khai thác tài nguyên rừng quá mức
Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khu rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng cũng làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân
20


chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép nghiêm trọng như vậy vì nhu cầu dung gỗ
trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng. Ngày nay, khi giá gỗ tăng cao, con người
đã không ngừng tiến hành khai thác các loài nhóm gỗ trên theo các mục đích của
mình. Họ khai phá để phục vụ cho các công trình xây dựng như làm giàn giáo,
cốppha. Đối với loài gỗ bền chắc thì họ khai thác để xây dựng nhà ở, đối với loài gỗ
quý hiếm thì họ khai thác nhằm để bán và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xa
xỉ của con người. Việc khai thác các loài gỗ quý hiếm để phục vụ mục đích kinh
doanh xuất khẩu hiện nay đang là một nguồn lợi tức đáng kể cho quốc gia có trữ
lượng lớn gỗ quý như Việt Nam.Với tốc độ đáng lo ngại nạn khai thác rừng chủ yếu
diễn ra ở các khu rừng nhiệt đới đang dần đưa đến nguy cơ mất rừng. Như rừng
Amazône là khu rừng nguyên sinh lớn nhất hành tinh hiện nay cũng đang bị khai
phá nghiêm trọng cũng với tốc độ khai phá này thì chỉ trong vài mươi năm nữa thì
khu rừng sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn và lúc đó con người sẽ nhận những hậu quả khó
lường xảy ra do sự biến đổi khí hậu trên trái đất.
Hơn thế nữa, nhiều người dân còn khai thác gỗ để làm nhiên liệu, củi đốt. Đối
với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh
doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai
thác với mục đích là làm củi đốt. Nhiều người dân ở vùng miền núi và nông thôn
chiếm một phần dân số đông so với cả nước, đã theo thói quen trong sinh hoạt họ
chỉ dùng củi để làm nguyên liệu đốt và dùng với lượng củi khá cao. Những hộ gia
đình nghèo không có đất sản xuất, vốn đầu tư đã vào rừng khai thác củi bán đều có
thêm thu nhập. Trước năm 1995, có khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác hàng
năm, bên cạnh đó còn có nạn đốt than. Khai thác củi và đốt than là nghề kiếm sống
khó thay thế của nhiều người vùng núi.


21


Đốt cây làm than
Ngoài khai thác gỗ quý hiếm còn khai thác củi thì khai thác lâm sản ngoài gỗ
cũng là một sự tàn phá đến tài nguyên rừng. Đây có thể xem là nguyên nhân tác
động làm suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các loài
động vật quý, động vật hoang dã… và các loại thực vật mà cho các sản phẩm ngoài
gỗ. Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật nhóm lâm sản ngoài gỗ như song
mây, lá nón, tre, nứa, và cây thuốc (khoảng 1.000 loài)… Tất cả các loài trên có thể
được sử dụng trong gia đình, bán và xuất khẩu cho nên tình trạng khai thác, buôn
bán trái phép, xuất khẩu các loài động vật thực vật đang được diễn ra mạnh mẽ. Giá
trị xuất khẩu cao của các loài nói trên cùng với sự kém hiểu biết, hám lợi nhuận đã
thúc đẩy con người tìm cách săn bắt chúng ở khắp mọi nơi, có khoảng 70 loài thuộc
các lớp chim thú bò sát bị khai thác thường xuyên để khai thác sử dụng cho các loại
mục đích khác, việc kinh doanh các loài hoang dã nhất là rắn, rùa, baba, tắc kè… để
làm các món ăn đặc sản, làm thuốc, đồ lưu niệm…và xuất khẩu bất hợp pháp ngày
càng tăng. Các hoạt động khai phá trái phép này kéo dài âm ỉ, liên tục, tốc độ của sự
phục hồi rừng không kịp với tốc độ phá rứng cho nên rừng đang bị suy thoái. Cần
có các biện pháp tích cực để ngăn chặn và làm giảm các hoạt động trái phép này.
22


Nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép

Voi bị giết để lấy ngà

 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:


23


Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất
sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là
nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh
học. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái rừng. Do chưa hiểu
hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế
trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập mặn Việt Nam
đã bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn lấy đất nuôi tôm
một cách bừa bãi như hiện nay là huỷ hoại môi trường, làm suy giảm mức sống của
nhiều người dân nghèo ven biển, ảnh hưởng xấu đến chủ trương xoá đói giảm
nghèo và phát triển bền vững của Chính phủ. Nhiều cơ quan quản lý ở Trung ương
và địa phương chưa đánh giá đúng vai trò to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn;
buông lỏng quản lý trong việc sử dụng tài nguyên vùng ven biển có rừng ngập mặn;
không kiên quyết xử lý việc phá rừng để nuôi tôm. Nhiều địa phương chỉ chú trọng
đến lợi ích trước mắt là tôm xuất khẩu mà chưa tính đến hậu quả lâu dài do thiên tai
và suy giảm tài nguyên khi không còn rừng, nên rừng bị tàn phá khắp nơi. Vì mất
nguồn sinh sống, một số người có thể biết là sai nhưng vẫn phải làm để nuôi gia
đình, đó là dùng lưới mắt nhỏ, đăng bắt hết tôm tép hoặc dùng chất nổ, xung điện để
huỷ diệt nguồn lợi.
Ngoài khai phá rừng để làm đầm tôm người dân còn phá rừng để trồng cà phê.
Mặt khác, do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thuỷ sản và lâm nghiệp nên
không những mất rừng, mà sự cân bằng sinh thái suy giảm và cuộc sống của cộng
đồng ven biển bị xáo trộn. Có thể khẳng định, việc nuôi tôm và trồng cà phê không
có quy hoạch là mối đe doạ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và làm
giảm diện tích rừng.

24



Phá rừng phòng hộ nuôi tôm

Phá rừng làm rẫy trồng cà phê
 Nghèo đói:
Việt Nam được xếp loại là một trong những nước nghèo trên thế giới với 80%
dân số sống ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư ngiệp, đời
25


×