Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và kết quả. Hãy vận dụng quan hệ trên để phân tích những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng một số sinh viên lười học hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.01 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN

Tên đề tài: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và kết quả. Hãy vận dụng
quan hệ trên để phân tích những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng một số sinh viên lười học
hiện nay.

Tên sinh viên:
Mã Sinh viên
Lớp NH24.04

1|Tra n g


MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………………………………………………………………
NỘI DUNG………………………………………………………………………………………………………………………………
I.

Nội dung và ý ngĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả ……..
1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả……………………………………………………………………………..
1.1. Định nghĩa……………………………………………………………………………………………………………..
1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện………………………………………………..
1.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả………………………………………………………………………
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả…………………………………………………………
2.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả……………………………………………………………………….


2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân……………………………………………
2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau……………………………………….
3. Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………………………………………………………

II. Sự biểu hiện của nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm…………………………….
trù nguyên nhân kết quả qua hiện tượng một số sinh viên lười học hiện nay…………………………..
1. Giải thích hiện tượng lười học của sinh viên………………………………………………………………
2. Thực trạng của sinh viên lười học hiện nay………………………………………………………………..
3. Sự biểu hiện nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân,
kết quả qua thực trạng sinh viên lười học hiện nay…………………………………………………..
3.1 Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề lười học của sinh viên……………………………………
3.2 Phạm trù kết quả trong vấn đề lười học của sinh viên………………………………………………
3.3 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả qua
vấn đề lười học của sinh viên…………………………………………………………………………………….
PHẦN KẾT………………………………………………………………………………………………………………………………….

LỜI NÓI ĐẦU
2|Tra n g


Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN và dduowjcj tiếp lối cho đến ngày nay với những thành
tự rực rỡ. Triết học là hình thái xã hội , vì thế từ khi ra đời triết học Mác-Leenin đã trở thành cơ sở lí luận
cho mọi khoa học khác và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tích cực của xã hội. Những quy luật triết lí
mà triết học Mác Leenin phát hiện đã giúp con người ta nhận thức đúng đắn hơn về thế giới khách quan
từ đó tích cực thay đổi, làm việc, hoàn thiện bản thân.
Một trong những quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác Leenin đưa ra phải kể đến mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, môi liên
hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất. Bởi trong mọi sự
vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả, như Lô mô
nô xốp đã từng khẳng định bằng quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: “ năng lượng không tự

nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác…” Do đó có
thể nói, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào đầu óc con người.
Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được các hiện tượng đó. Từ những lý do trên, em đã mạnh dạn
chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vận dụng quan hệ trên để
phân tích những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng một số sinh viên lười học hiện nay” Dù đã cố gắng
song bài làm khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cô. Sau đây em xin trình bày nội dung của đề tài.

NỘI DUNG
3|Tra n g


I.

Nội dung và ý ngĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
1.1. Định nghĩa

Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sựtác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng,
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt các yếu tố trong
một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ
bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
Điều kiện là hiện tượng cần thiết đểnguyên nhân phát huy tác động, trên cơ sở đó gây ra một biến đổi
nhất định.
1.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất

yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ
thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sựvật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất
định sinh ra.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ
gây ra kết quả nhưnhau.
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
2.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã
xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ những mối liên hệ có tính sản sinh ra nhau thì mới là liên hệ nhân quả.
Trong thực tiễn thì mối liên hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều
điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả. Mặt khác, một
kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì sẽ đẩy nhanh
sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu những nguyên nhân tác động theo các hướng khác nhau, thì sẽ
cản trở hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả.
2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả là do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với
nguyên nhânđã sinh ra nó. Sự ảnh hưởng có thể diễn ra theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạtđộng của
nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
4|Tra n g


2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Cái trong quan hệ này là nguyên nhân nhưng vẫn là nó trong quan hệ khác lại đóng vai trò là kết quả.
Vì vậy, mối liên hệnhân quả chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong những trường hợp cụ thể. Trong sựchuyển
hóa vô tận của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất thì liên hệ nhân quả là một chuỗi vô tận,
chúng xoắn xuýt lẫn nhau không có điểm đầu tiên, không có điểm cuối cùng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan, tất yếu của mối liên hệ nhân quả. Muốn

cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo điều kiện cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn
cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.
Phải biết xác định đúng nguyên nhânđể giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không
như nhau. Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác tận
dụng những kết quả đãđạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực.
II.

Sự biểu hiện của nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
qua hiện tượng một số sinh viên lười học hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học của sinh viên
Lười học ở sinh viên là tâm lý không muốn học, lười biếng trong học tập. Vì sinh viên lười nên đâm
ra chán nản, không muốn và cũng không cần nghe giảng viên giảng bài. Về nhà không học bài, làm
bài tập. Đã lười thì chẳng thể nào siêng lên được. Vì thế người lười học khó có thể học tốt.

Lười học thực chất là một “bệnh” rất nguy hiểm. Nó kéo theo nhiều hiện tượng tiêu cực khác ảnh
hưởng đến bản thân gia đình và ngoài xã hội.
Với sự lười biến đó, với việc không cần nghe giảng học bài và làm bài, dễ thấy đầu tiên ở sinh viên là
một lỗ hỏng kiến thức khó lòng bù đấp được.
Như vậy trong các bài kiểm tra sao sinh viên ấy hoàn thành tốt, sao có thể qua môn và tốt nghiệp đại
học? Thế là nảy sinh những hiện tượng tiêu cực : học vẹt; học đối phó; quay cóp, mua phao thi…. để
được điểm, qua môn dễ dàng. tTình trạng này kéo dài cả 4 năm vì ” căn bệnh ” lười vốn ” nam y ” khó
chữa. Học như thế, sao gọi là học, sao gọi là láy kiến thức? Rồi mai này tốt nghiệp thử hỏi người lười
biếng đó có thể sống tốt, có thể có việc làm và giúp ích cho xã hội? Đấy có phải đã phí công cha mẹ, gia
đình bao năm lo cho ăn học? Xã hội những không tốt hơn mà còn tệ hơn bỡi những con người lười học
ấy. Vì đã lười học thì trong công việc, họ cũng lười biếng. Và người không có kiến thưc họ lại càng khó
tìm việc. Để có thể tồn tại trong xã hội, họ sẽ thực hiện những hành quy phạm pháp, sa vào tệ nạn xã
hội là điều không tránh khỏi. Thế mới thấy, ” Lười học ” là vấn đè tuy quen mà không nhỏ, cần phải loại
trừ sớm khỏi ở giảng đường.

Để “chữa” căn bệnh này quan trọng nhất là ý thức của sinh viên. Cần xác định mục tiêu học tập đe có

động lực phấn đấu và tìm hứng thú trong học tập. Ngoài trách nhiệm của sinh viên, phụ huynh và gia
đình cũng phải động viên và ủng hộ, tìm ra những phương pháp mới để cùng nhau đẩy lùi ” căn bệnh”
này.
5|Tra n g


2. Thực trạng của sinh viên lười học hiện nay
Tại sao trong hàng trăm nước, chúng ta vẫn mãi đứng trong top nước nông nghiệp đang phát
triển mà không có một dấu hiệu đi lên. Trong khi tất cả các cường quốc đều cố gắng góp sưc mình kéo
đất nước đi lên thì chúng ta lại đang cố dìm xuống vì sự lười nhác của thế hệ trẻ. Chúng ta chỉ suốt ngày
nằm trong nhà và đổ lỗi cho chính phủ cho nhà nước. Trong khi mình chả làm gì được cho tổ quốc.
Chuyện lười biếng đã không còn là điều xa lạ ở đất nước chúng ta, nhất là thế hệ trẻ sinh viên. Chúng
ta có phê bình, có chỉ trích, có kêu gọi nhưng chưa đẩy lùi được sự lười biếng trong mỗi con người. Có
thể bạn đang ở 18 tuổi hay 20 tuổi hoặc hơn, rồi có lúc chúng ta cũng phải trưởng thành không thể mãi
núp dưới cái bóng của bố mẹ và nhà trường.
Sinh viên chiếm mất một nửa dân số, các bạn chính là trụ cột nước nhà. Là nguồn tài nguyên dồi dào
và phong phú. Nhưng hết đợt sinh viên này đến đợt sinh viên khác đua nhau ra đời để cống hiến cho xã
hội mà nước nhà vẫn trì trệ đến vậy.
Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“Số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều, có trường chỉ dưới 10%. Đa số
sinh viên mờ nhạt về lý tưởng, không có sự phấn đấu.” [1]
Thực trạng một bộ phận sinh viên nghiện mạng xã hội, lười đọc sách, lười học tập đã không còn xa lạ.
Trong 5 năm trở lại đây, các trường cao đẳng, đại học dần thay đổi phương thức dạy và học, từ niên chế
sang tín chỉ. Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là cá thể hóa việc học tập nhằm phát huy
tối đa khả năng tự học và tư duy sáng tạo của sinh viên. Sinh viên có thể học theo năng lực và điều kiện
của riêng mình. Đồng thời buộc sinh viên phải chủ động, không lệ thuộc vào thầy cô trên lớp cũng như
khả năng tự thích nghi và có tinh thần tự học cao. Tuy nhiên, thực tế sinh viên Việt Nam hiện nay không
mấy mặn mà gì với việc “tự học” mà thay vào đó là “tự chơi” nhiều hơn. Mỗi khi đến mùa thi cử, các
quán photo gần những trường cao đẳng, đại học lại rất đắt hàng với việc cung cấp đề cương ôn tập cho
sinh viên. Chuyện sinh viên không chịu đọc sách, trước khi thi một hai tuần, thậm chí là một vài ngày đến

các quán photo để “tìm kiến thức” đã không còn xa lạ. Đáng lo hơn, nhiều người cho rằng việc học lại, thi
lại là tất yếu đối với sinh viên. Với tư tưởng như vậy, một số sinh viên trở nên lười tư duy, lười tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu, thụ động trong học tập dẫn đến chây ì, hổng kiến thức.
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của
cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của
Việt Nam.
Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người ta thường đổ lỗi
do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học
thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn ... mà quên đi thái độ của SV trong việc học của mình. Theo số liệu
khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong số những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học
tập, trong khi có đến 60% chọn giải pháp học đối phó.
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một chiếc
ghế lên giảng đường Đại học thì không ít Sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để
tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không
ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do
là khả năng tiếp cận thông tin của SV ta còn kém. Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học
6|Tra n g


sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đại học. Nhưng bản thân
những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn
có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã
đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ
không phải đạt được ước mơ của chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học
tập.
Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướng dẫn” của
các anh chị đi trước. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu
đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn.
Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ
xả hơi” rất có tình, có lý. Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố

gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì. “Thả phanh” ung dung
suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp
khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, còn không
thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và
đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới biết. May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại
lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không,
chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt
nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp
chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy
chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội vã gấp gáp
để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi chương trình học
ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những sinh
viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao. sinh viên không chịu tìm tòi sách,
tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy ĐH nhiều thầy cô lên
lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo.
Trong khi đó, ở Việt Nam, thầy giáo phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên từng ý bài học cho sinh viên vì
sợ họ quên. Có những sinh viên không chịu đọc giáo trình trước khi đến lớp khiến thầy phải ghi chú gạch
từng ý trong trang giáo trình cho sinh viên. Thầy phải “cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên...
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập ĐH hiện nay đã nặng nề, thì công cụ để truyền
tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Nhân viên quản lý thư viện cho biết, một ngày bình
quân chỉ có khoảng chục em đến đây ngồi học, tìm tòi tư liệu. Có điều một số sinh viên đến mượn hai ba
cuốn sách rồi đánh bài “chuồn” luôn, hết học kỳ mà vẫn không thấy bóng dáng các bạn đến thư viện để
trả sách lại!
3. Sự biểu hiện nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả qua thực trạng sinh viên lười học
hiện nay
3.1. Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề sinh viên lười học
Phạm trù nguyên nhân trong hoạt động thực tiễn về tai nạn lao động là sự tác động lẫn nhau giữa sinh
viên, gia đình, trường đại học, đồng thời là sự tác động giữa các mặt về đời sống học đường của sinh
viên… gây ra hiện trạng sinh viên lười học hiện nay. Cụ thể là:

7|Tra n g


Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tình trạng lười học là do sinh viên không làm chủ được cuộc sống tự
do. Giảng đường đại học không quá bắt buộc phải đến lớp đầy đủ như cấp 3, ở giảng đường đại học giáo
viên cũng sẽ không thông báo đến phụ huynh hôm nay bạn cúp học hay bỏ tiết vì số học sinh có thể lên
đến hàng trăm… Nếu bạn không tự giác, không thấy được tầm quan trọng của việc học thì sẽ dễ dàng
"tự cho phép" mình cúp tiết đôi khi không vì lý do gì cả! Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kiến thức, hạ điểm
chuyên cần của bản thân. Và kết quả sẽ ra sao? Sẽ chẳng ai thúc ép bạn học và bạn có thể không nỗ lực
trước những kì thi nhưng phải đối mặt với những lần học lại và thi lại, trì hoãn việc ra trường. Vậy mới
nói, dù là tân sinh viên hay sắp rời xa cánh cổng đại học, đừng bao giờ ngừng học hỏi nâng cao tri thức
của bản thân để không phải hối tiếc rằng: "Giá như trước kia mình chăm chỉ học hành hơn thì…"!
Nguyên nhân của tình trạng lười học là xuất phát từ lý do chủ quan ở chính sinh viên. Nhiều bạn coi
đại học là bến đỗ xả hơi, điểm nghỉ ngơi sau 12 năm phổ thông miệt mài cố gắng để thi đỗ đại học.
Nhiều học sinh đỗ vào trường đại học với điểm số khá cao, nhưng sau một thời gian học đại học lại tụt
dốc bởi sự chủ quan và lơi là trong học tập. Họ cho rằng những kiến thức có được đã đủ, nhưng đang
quên mất rằng xã hội luôn phát triển, những kiến thức mà họ có chỉ như một hạt cát trên sa mạc tri
thức, phải luôn trau đồi, vận dụng kiến thức vào thực tế để rút ra cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm
sống.
Và sự tác động của bạn bè, của sinh viên với nhau cũng là một nguyên nhân rất lớn trong tình trạng
lười học. Và có một nguyên nhân không thể không nhắc đến, đó là tính tự giác của sinh viên càng ngày
càng thấp. Trong một lớp học có hàng chục đến hàng trăm sinh viên nhưng số lượng sinh viên chủ động
trong học tập lại chiếm phần nhỏ hơn so với đại bộ phận cả lớp.
Trong thực tế, một bộ phận sinh viên chỉ học đối phó, sức học có thể rất tốt nhưng không nỗ lực, tập
trung vào học tập, coi chuyện học lại, thi lại là điều bình thường, thậm chí là tất yếu của sinh viên. Với tư
tưởng như vậy, sinh viên lười tư duy, lười tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thụ động trong học tập, trong việc
tiếp nhận những kiến thức mà thầy cô truyển tải, dẫn tới cạn kiệt dần sức sáng tạo. Trong xã hội phát
triển hiện nay, sự cạnh tranh trong năng lực, sức sáng tạo là rất khốc liệt, nó quyết định tới vị trí của sinh
viên trong mắt nhà tuyển dụng.
3.2. Phạm trù kết quả trong vấn đề lười học của sinh viên

Phạm trù kết quả trong tình trạng lười học của sinh viên là bắt đầu từ hậu quả học kém dẫn đến
nợ môn học lại tốn thời gian công sức và tiền bạc của bản thân và gia đình. Sự lười học còn khiến
cho sinh viên mất đi kiến thức chuyên môn để phục vụ cho kiếm việc làm tương lai sau này. Thực
trạng lười học xảy ra trong quá trình học tập, gắn liền với việc học tập mà do những nguyên nhân từ
bản thân của sinh viên .
3.3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả qua vấn đề lười học của sinh viên
• Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian, như nguyên nhân sinh viên không có ý
thức học tập và lười học mới dẫn đến kết quả là sinh viên mất kiến thức, mất thời gian tiền bạc
từ việc thi lại, nợ môn hoặc là do gian lận trong thi cử, học tập. Những mối liên hệ ấy có tính sản
sinh ra nhau, như do thiếu động lực học tập mà sinh viên lười học.
Nguyên nhân sinh ra sự lười học rất đa dạng: như không có ý thức học, không có động lực cố
gắng, đi làm thêm, bị lôi kéo đến các tệ nạn xã hội… hoặc có thể là do từ gia đình chưa quan tâm
8|Tra n g


đến con cái hoặc tạo áp lực trong học tập cho con. Cũng có thể là do chương trình học nặng nề,
chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với sinh viên…
Những nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ nhanh dẫn tới sự hình thành kết quả. Thật vậy, từ
nguyên nhân của của gia đình, môi trường sống kết hợp với tư tưởng lười học của bản thân thì
sự mất kiến thức, không có tương lai và sa đà vào các tệ nạn là khó tránh khỏi. Người lại, nếu
gia đình không quan tâm hoặc xã hội có nhiều cám dỗ, chương trình học nặng… nhưng sihnh
viên có ý thức học tập thì có thể cản trở hậu quả xảy ra. Đây là dẫn chứng của việc những nguyên
nhân tác động người chiều thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí cản trở sự hình thành kết
quả.

PHẦN KẾT
Từ phân tích mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả chúng ta đã hiểu rõ những nguyên
nhân cơ bản của hiện tượng một số sinh viên lười học hiện nay. Lười học, lười vận động làm cho sinh
viên dần trở nên chây ì, dậm chân tại chỗ. Nhưng sự phát triển của xã hội, của thế giới lại không ngừng

vận động, thậm chí là với tốc độ chóng mặt. Nếu sinh viên Việt Nam cứ mãi chậm chạp, cứ mãi thụ động,
cứ mãi đứng yên một chỗ thì sẽ bị thụt lùi, bị bỏ lại sau lưng, mãi mãi không theo kịp sự phát triển của
9|Tra n g


thế giới. Vì vậy, căn bệnh lười đang trở thành một vật cản, làm cho chúng ta thụt hậu, thua trong cuộc
chạy đua của tri thức, nhất là khi lớp trẻ là thế hệ tương lai, quyết định vận mệnh, sự phát triển của đất
nước.

Tài liệu tham khảo:
(1). />
10 | T r a n g



×