Báo cáo tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
HÀNG HẢI QUẢNG NINH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần
Hàng hải Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng
TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock
Bank (viết tắt là Maritime Bank hoặc là MSB )
• Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 12/07/1991 đến năm 07/07/2003)
Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhu cầu vốn đầu tư để phát
triển ngành Hàng hải rất lớn. Nguồn vốn đầu tư cho ngành Hàng hải của Nhà nước
không đáng là bao, tài sản của Đội tàu biển Việt Nam chủ yếu hình thành từ hình
thức thuê mua, vay mua mà có. Ý tưởng xin thành lập ngân hàng để tạo vốn và
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho hoạt động của ngành Hàng hải nói
riêng và các ngành kinh tế của đất nước đã hình thành.
Với sự ủng hộ nhiệt thành của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải và sự
tin tưởng của các cơ quan quản lí nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần h lập
theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08 tháng 06 năm 1991 cuả thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12 tháng 07 năm 1991 Ngân hàng Hàng hải chính
thức khai trương và đi vào hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng với các
cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông,
Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…tại thành phố Hải Phòng, “thủ phủ” của ngành
Hàng hải trong thời gian đó. Ngân hàng Hàng hải được biết đến là ngân hàng
TMCP đầu tiên tại Việt Nam được thành lập ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng,
Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực với số vốn điều lệ ban đầu là
40 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 25 năm.
Nguyễn Thị Nga - Lớp Ngân hàng K36
1
Báo cáo tổng hợp
Đây là giai đoạn triển khai mô hình mới nên hệ thống văn bản pháp lý về cơ
chế hoạt động kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, cơ sở vật chất kỹ thuật
kém, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, hoạt động kinh doanh thuần tuý là tín dụng
bằng tiền đồng Việt Nam.
Năm 1997 MSB được vay 28 triệu USD qua BOA
Năm 2001 MSB được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong sáu NHTM
của Việt Nam tham gia dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán.
• Giai đoạn thứ hai (từ tháng 07 năm 2003 đến nay)
Đến tháng 7 năm 2003, theo quyết định số 719 QĐ-NHNN ngày 07 tháng 07
năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn hoạt động của MSB tăng
lên 99 năm.
Được sự chấp thuận của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải Phòng
tại văn bản số 673/NHNN-HAP7 ngày 27 tháng 12 năm 2004, vốn điều lệ của
MSB tăng từ 160,2 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Theo đó, Ngân hàng Hàng hải được tổ
chức theo mô hình một Tổng công ty Nhà nước.
Năm 2005 MSB chuyển trụ sở chính lên Hà Nội và cơ cấu lại tổ chức vào
năm 2006.
Ngay trong những ngày đầu thành lập, Ngân hàng đã xây dựng chiến lược
phát triển hoạt động của mình phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường chung, trong đó có chiến lược tạo dựng thương hiệu Ngân hàng.
Qua gần 17 năm hoạt động, MSB đã có những bước phát triển vượt bậc trên
mọi mặt. MSB đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách phục vụ và góp phần tích
cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong nền kinh tế thị trường
và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới. Ngân hàng Hàng hải đã không ngừng phấn
đấu vươn lên, hỗ trợ tích cực vào sự phát triển của ngành hàng hải nói riêng và nền
kinh tế Việt Nam nói chung; có những bước tiến nhanh, đạt được nhiều thành tựu
to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng, phát triển đồng đều
Nguyễn Thị Nga - Lớp Ngân hàng K36
2
Báo cáo tổng hợp
cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại. Từ xuất phát điểm là một ngân
hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu về vốn cho ngành Hàng hải, MSB đã góp phần đắc
lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho người dân.
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hàng hải được trải khắp trên toàn quốc
với Trụ sở chính, Sở giao dịch tại Hà Nội, các chi nhánh tại Hải Phòng, Quảng
Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang -
những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng Hàng hải đã
thiết lập quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
ở nhiều nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán
quốc tế. Với lý do đó, MSB là ngân hàng TMCP có thế mạnh trong hoạt động tài
trợ thương mại (thư tín dụng-LC, nhờ thu, bảo lãnh) và thanh toán quốc tế, xứng
đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thương mại quốc tế.
Sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập,
MSB đã và đang trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng
dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế. Trong xu thế nâng cao vị thế trong
lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và hội nhập môi trường ngân hàng toàn cầu, hiện
tại MSB đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội ngân hàng
Đông Nam Á, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT,
MASTER CARD, đại lý chuyển tiền thanh toán toàn cầu Money Gram. Bên cạnh
đó, với việc triển khai thành công Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống
thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, MSB đang không ngừng đẩy nhanh việc
đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho
khách hàng theo chiến lược khách hàng là trung tâm. Với hệ thống tin học quản lý
Nguyễn Thị Nga - Lớp Ngân hàng K36
3
Báo cáo tổng hợp
tập trung - sử dụng mạng diện rộng (WAN) trên toàn hệ thống và việc thực thi
chính sách giao dịch một cửa (uni-teller), nhu cầu của khách hàng sẽ được phục vụ
nhanh chóng và an toàn theo chuẩn của một ngân hàng tiên tiến hiện nay. Vừa qua,
Maritime Bank tiếp tục vượt qua các đối thủ khác để trở thành Ngân hàng TMCP
duy nhất của Việt Nam được World Bank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án Hiện
đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank
sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế
nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa nhu
cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Với khẩu hiệu: “Tạo lập giá trị bền vững” Maritime Bank cam kết hành động:
- Với khách hàng: cung cấp dịch vụ với sự linh hoạt và chất lượng cao; đáp
ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng; đảm bảo tuyệt đối an toàn
và bảo mật.
- Với nhân viên: thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn
nhau; phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi; tạo cơ hội cho sự phát
triển của mọi thành viên MSB.
- Với cổ đông: đem lại giá trị ngày càng cao cho cổ đông; đảm bảo sự tăng
trưởng bền vững của Ngân hàng; đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Quảng Ninh
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển MSB Quảng Ninh
Ngân hàng TMCP Hàng hải Quảng Ninh (MSB Quảng Ninh) là Chi nhánh
thuộc Ngân hàng Hàng hải Việt Nam được thành lập từ ngày 27 tháng 11 năm
1992. Từ đó cho đến nay, MSB Quảng Ninh đã phát triển và đứng vững trên thị
trường, là ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất tại Quảng Ninh. Lúc đầu thành lập,
Ngân hàng chỉ có 15 cán bộ công nhân viên với số vốn ít ỏi cho hoạt động kinh
doanh bước đầu khoảng hơn 9 tỷ đồng. Đến nay, MSB Quảng Ninh đã có một đội
ngũ cán bộ công nhân viên hùng hậu trên 60 người, có độ tuổi trung bình là 25,
Nguyễn Thị Nga - Lớp Ngân hàng K36
4
Báo cáo tổng hợp
trình độ đại học là 95%, lãnh đạo chủ chốt đều là cán bộ Đảng viên có đủ năng lực,
trình độ triển khai thực hiện nhiệm vụ trong toàn Chi nhánh. Tổng tài sản của MSB
Quảng Ninh đạt trên 500 tỷ đồng. Các sản phẩm dịch vụ ban đầu mới chỉ huy động
vốn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, cho vay, chiết khấu thì nay đã có thêm rất nhiều
sản phẩm như tài trợ thương mại, hùn vốn đầu tư vào các dự án kinh tế, cho vay
hợp vốn, các hình thức bảo lãnh, mở L/C, rồi các sản phẩm qua internet,
homebanking,.. Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện với hệ thống trang thiết
bị hiện đại, hệ thống máy tính nối mạng 24/24, trụ sở khang trang.
Cùng với việc phát triển và khẳng định thương hiệu, hình ảnh của Maritime
Bank, trong những năm gần đây, tại khu vực Quảng Ninh đã thành lập thêm 2 chi
nhánh cấp II là chi nhánh Bãi Cháy (tháng 11 năm 2005), Chi nhánh Cẩm Phả
(tháng 10 năm 2007)và phòng giao dịch Hồng Hải.
Sự biến động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng như
ảnh hưởng của lạm phát (đồng tiền mất giá, giá cả leo thang… ) và phần nào chịu
sự tác động của nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt
động của toàn ngành Ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Chiến lược của
toàn Chi nhánh là phát triển phải gắn liền với bền vững. Do vậy, MSB Quảng Ninh
tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động cả về chiều sâu lẫn bề rộng với mục tiêu
tăng vốn điều lệ, duy trì khách hàng truyền thống và tiếp thị những khách hàng mới
thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban MSB
Quảng Ninh
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Với chiến lược hoạt động ngân hàng hướng tới khách hàng, tổ chức bộ máy
của MSB Quảng Ninh được cơ cấu trên cơ sở các mục tiêu sau:
- Cơ cấu tổ chức hướng tới khách hàng phù hợp nhu cầu của từng loại hình
khách hàng
Nguyễn Thị Nga - Lớp Ngân hàng K36
5
Báo cáo tổng hợp
- Quản lý quan hệ khách hàng tập trung
- Phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trực tiếp kinh doanh, bộ
phận quản lý, giám sát và bộ phận tác nghiệp
- Thực hiện các kênh phân phối thương mại
1.2.2.2 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban
Nguyễn Thị Nga - Lớp Ngân hàng K36
BAN GIÁM ĐỐC
Chi nhánh Bãi Cháy Chi nhánh Cẩm Phả
6
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
Phòng
kế toán
tài chính
Phòng
hành
chính
tổng hợp
PGD
Hồng
Hải
Phòng
tín
dụng
Tổ
kế toán
Tổ
tin học