Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

C37B r luật tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.38 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

LƯU HÀNH NỘI BỘ
1


LƯU HÀNH NỘI BỘ
In tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế - tháng 07/2019
279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10

2


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa
nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn
học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình
đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội
dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học
tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người học cần
có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và
đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về
những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể được đánh


giá cao trong bài làm.
Phần 3: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp
án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu
kiểm tra và cách thức làm bài thi.

3


PHẦN 2
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Tổng quan về Luật Tố tụng dân sự
- Kiến thức cần nắm vững:
+ Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của
ngành luật tố tụng dân sự. Phân biệt được các khái niệm
“vụ án dân sự”, “việc dân sự” và “vụ việc dân sự”.
+ Địa vị pháp lý của cơ quan tiến hành, người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng dân sự-đặc biệt là đương
sự và đại diện của đương sự
+ Các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự.
- Cách thức ôn tập:
+ Đọc TLHT Luật tố tụng dân sự Việt Nam -Đại Học Mở
TPHCM, năm 2017, Chương 1.
+ Đọc Phần thứ nhất-Chương I,II, IV,V và VI Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015
Chương 2: Thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân
- Kiến thức cần nắm vững:
+ Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc phân định thẩm quyền
dân sự của Tòa án.
+ Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc, theo cấp,
theo lãnh thổ.

+ Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các vụ
việc dân sự cụ thể.
4


+ Phân biệt thẩm quyền của Tòa án với các cơ quan, tổ chức
khác khi giải quyết một số vụ việc dân sự.
- Cách thức ôn tập:
+ Đọc TLHT Luật tố tụng dân sự Việt Nam -Đại Học Mở
TPHCM, năm 2017, Chương 2.
+ Đọc Phần thứ nhất-Chương III Bộ luật Tố tụng dân sự
2015.
Chương 3: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
- Kiến thức cần nắm vững:
+ Các qui định về cung cấp & giao nộp chứng cứ của đương
sự.
+ Xác định chủ thể có nghĩa vụ chứng minh.
+ Các biện pháp thu thập chứng cứ và thủ tục áp dụng
trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
- Cách thức ôn tập:
+ Đọc TLHT Luật tố tụng dân sự Việt Nam -Đại Học Mở
TPHCM, năm 2017, Chương 3.
+ Đọc Phần thứ nhất-Chương VII Bộ luật Tố tụng dân sự
2015.
Chương 4: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
- Kiến thức cần nắm vững:
+ Khái niệm, ý nghĩa và phân loại biện pháp khẩn cấp tạm
thời.
+ Thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời.


5


+ Nghĩa vụ bảo đảm và trách nhiệm bồi thường khi áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Cách thức ôn tập:
+ Đọc TLHT Luật tố tụng dân sự Việt Nam -Đại Học Mở
TPHCM, năm 2017, Chương 4.
+ Đọc Phần thứ nhất-Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự
2015.
Chương 5: Án phí – lệ phí và chi phí tố tụng
- Kiến thức cần nắm vững:
+ Các qui định về nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí và các chi phí
khác trong tố tụng dân sự.
+ Cách tính tạm ứng án phí và án phí.
- Cách thức ôn tập:
+ Đọc TLHT Luật tố tụng dân sự Việt Nam -Đại Học Mở
TPHCM, năm 2017, Chương 5;
+ Đọc Phần thứ nhất-Chương IX Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 , Nghị Quyết 326/2017/UHTVQH.
+ Thực hành tính tạm ứng án phí và án phí.
Chương 6: Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
- Kiến thức cần nắm vững:
+ Thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm( khởi
kiện& thụ lý, hòa giải và chuẩn bị xét xử, phiên tòa sơ
thẩm).
+ Thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm( kháng
cáo& kháng nghị, thụ lý, chuẩn bị xét xử, phiên tòa phúc


6


thẩm). Phân biệt được những điểm khác biệt giữa thủ tục
giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
+ Thủ tục rút gọn khi giải quyết vụ án dân sự(cấp sơ thẩm&
cấp phúc thẩm). Phân biệt được những điểm khác biệt
giữa thủ tục rút gọn và thủ tục thông thường.
+ Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực.
Phân biệt được những điểm khác biệt giữa thủ tục giám
đốc thẩm và tái thẩm.
+ Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTP
TANDTC
- Cách thức ôn tập:
+ Đọc TLHT Luật tố tụng dân sự Việt Nam -Đại Học Mở
TPHCM, năm 2017, Chương 6.
+ Đọc Phần thứ hai, phần thứ ba, phần thứ tư và phần thứ
năm Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Chương 7: Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Kiến thức cần nắm vững:
+ Thủ tục giải quyết việc dân sự ở 2 cấp sơ thẩm và phúc
thẩm. Phân biệt được những điểm khác biệt giữa thủ tục
giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự
+ Thủ tục giải quyết một số việc dân sự cụ thể
- Cách thức ôn tập:
+ Đọc TLHT Luật tố tụng dân sự Việt Nam -Đại Học Mở
TPHCM, năm 2017, Chương 7 ;
+ Đọc Phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

7



PHẦN 2
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI
1/ Hình thức đề thi
Đề thi có thể có dạng sau:
* Phần 1 (4điểm): gồm 04 câu hỏi nhận định, mỗi câu 01 điểm
* Phần 2 (2 điểm): gồm 01 câu hỏi lý thuyết.
* Phần 3 (4 điểm): gồm 01 bài tập tình huống.
Lưu ý: Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật khi làm bài.
Thời gian làm bài: 90 phút
2/ Hướng dẫn cách làm bài
- Đọc kỹ đề bài. Làm đúng và đủ theo yêu cầu hoặc câu hỏi.
Không làm dư vì mất thời gian, không được tính điểm hoặc bị
mất điểm vì lan man chứng tỏ không hiểu vấn đề. Ví dụ: chỉ
cần sử dụng khoản 1, Điều 99, Bộ luật tụng dân sự 2015 để trả
lời nhưng lại chép hết 3 khoản của Điều 99.
- Sử dụng văn bản pháp luật hiện hành (đang có hiệu lực).
Không dùng các tài liệu khi chưa kiểm tra các qui định pháp
luật trong tài liệu còn hiệu lực hay không.
- Các phần giải thích, nhận xét, đánh giá trình bày ngắn gọn
bằng hiểu biết của mình. Các phần so sánh, phân biệt phải nêu
rõ từng mục hoặc vấn đề tương ứng. Không chép toàn văn từ
giáo trình hoặc văn bản pháp luật theo kiểu liệt kê vì sẽ không
có điểm.
- Chép bài người khác sẽ không có điểm. Các bài giống nhau đều
bị trừ điểm.
8



PHẦN 3
ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
1/ Đề thi mẫu (Lưu ý: Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp
luật khi làm bài. Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần 1 (4 điểm):
Cho biết nhận định sau đúng hay sai, giải thích ngắn gọn
và nêu căn cứ pháp lý
1. Đĩa ghi âm là chứng cứ
2. VKS tham gia tất cả các phiên họp giải quyết VDS
3. Đương sự có quyền thay đổi toàn bộ yêu cầu của mình tại
phiên tòa.
4. Chỉ có Tòa án có quyền trưng cầu giám định.
Phần 2 (2 điểm):
Phân biệt “vụ án dân sự” với “việc dân sự”?
Phần 3 (4 điểm):
Ngày 01/07/2014, anh A và anh B lập văn bản thỏa thuận
như sau: anh A cho anh B vay 01 tỷ đồng để kinh doanh vật liệu xây
dựng, thời hạn vay 02 năm, không tính lãi suất với điều kiện trong năm
2014 anh A sẽ mua vật liệu xây dựng của anh B để xây nhà trong phạm
vi số nợ 01 tỷ. Hai bên thống nhất đến ngày 01/07/2016 sẽ thanh toán
dứt nợ với nhau.
9


Đến thời hạn đã thỏa thuận, do hai bên không thống nhất
trong việc thanh toán nợ, anh A đã khởi kiện ra Tòa. Theo đơn
khởi kiện, anh A trình bày: Trong năm 2014, anh A đã mua vật liệu
xây dựng của anh B làm nhiều đợt, tổng cộng là 300 triệu. Ngày
15/9/2014, anh B có viết giấy vay tiếp của anh A số tiền 200 triệu đồng,
không lãi suất, thời hạn thanh toán chậm nhất vào ngày 01/07/2016.

Như vậy, anh B nợ anh A tổng cộng là 1 tỷ 200 triệu, anh A nợ anh B
tổng cộng 300 triệu. Nay anh A khởi kiện, yêu cầu anh B trả cho anh số
tiền 1 tỷ 200 triệu, anh A đồng ý trả anh B số tiền 300 triệu.
Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, anh B có văn bản trình bày ý
kiến: anh B chỉ thừa nhận khoản vay 1 tỷ, không thừa nhận khoản vay
200 triệu vì anh B cho rằng giấy vay tiền này do anh A tự viết ra, giả
chữ ký, chữ viết của anh B. Ngoài ra, anh B cũng yêu cầu Tòa án xét xử
buộc anh A trả lại anh 300 triệu tiền mua vật liệu xây dựng. Hỏi:
1. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án?
2. Anh A, anh B cần tiến hành thủ tục gì đối với giấy vay tiền
ngày 15/9/2014?
2/ Đáp án (tóm tắt)
Phần 1 (4 điểm):
Cho biết nhận định sau đúng hay sai, giải thích ngắn gọn
và nêu căn cứ pháp lý
1. Sai. Đĩa ghi âm là nguồn chứng cứ, theo Điều 94 Bộ luật
tụng dân sự 2015.
2. Đúng, theo Điều 21 Bộ luật tụng dân sự 2015.
10


3. Sai. Đương sự chỉ có quyền thay đổi yêu cầu của mình tại
phiên tòa nếu sự thay đổi không vượt quá phạm vi yêu
cầu ban đầu, theo Điều 244 Bộ luật tụng dân sự 2015.
4. Sai, theo Điều 102 Bộ luật tụng dân sự 2015.
(mỗi nhận định được 1 điểm)
Phần 2 (2 điểm):
+ Nêu sự khác biệt về yêu cầu , chủ thể, hậu quả pháp lý,
thành phần giải quyết…
(mỗi ý phân tích được 0, 5 điểm)

Phần 3 (4 điểm):
1. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ
án?(3 điểm. Mỗi ý 1 điểm)
Trách nhiệm chứng minh của Tòa án:
+ Xác định thực tế anh A và anh B có giao dịch vay tiền và
mua bán vật liệu xây dựng không. Giao dịch có hiệu lực
hay không.
+ Xác định thực tế số tiền anh A cho anh B vay là bao nhiêu,
số tiền anh A mua vật liệu xây dựng của anh B là bao nhiêu.
+ Xác định giá trị chứng minh của các giấy thỏa thuận, giấy
vay tiền, các biên nhận thanh toán về việc mua bán vật
liệu xây dựng.
+ Có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của anh A, anh B không.

11


Nghĩa vụ chứng minh của anh A(nguyên đơn): Anh A cho
rằng anh B vay của anh A tổng cộng 01 tỷ 200 triệu làm hai đợt
nên anh A phải cung cấp cho Tòa án giấy thỏa thuận ngày
01/07/2014 và giấy vay tiền ngày 15/9/2014 (theo khoản 1 Điều 6,
khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).Do anh B thừa nhận
khoản vay 01 tỷ nên anh A không phải chứng minh đối với khoản
vay này (theo khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).Anh A
chỉ tập trung chứng minh về khoản vay 200 triệu ngày 15/9/2014.
Nghĩa vụ chứng minh của anh B (bị đơn): Do anh B phản đối
không đồng ý trả khoản vay 200 triệu ngày 15/9/2014 nên anh phải
chứng minh mình không có vay số tiền này(theo khoản 1 Điều 6,
khoản 2 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Do anh A thừa
nhận khoản mua vật liệu xây dựng 300 triệu đồng nên anh B

không phải chứng minh đối với khoản tiền này (theo khoản 2 Điều
92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).Anh B chỉ tập trung chứng minh
về khoản vay 200 triệu ngày 15/9/2014.
2. Anh A, anh B cần tiến hành thủ tục gì đối với giấy vay
tiền ngày 15/9/2014?(1điểm)
Anh A và anh B hoặc một trong hai bên có quyền yêu cầu
(bằng văn bản) để Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định
chữ viết, chữ ký trong giấy vay tiền ngày 15/9/2014. Hoặc anh A có
quyền rút yêu cầu đối với việc yêu cầu anh B trả lại số tiền vay 200
triệu theo giấy vay tiền ngày 15/9/2014 nếu thấy chứng cứ không
xác thực.( theo Điều 102, 103 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

12



×