Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

F71 1 r tin học chuyên ngành cấp thoát nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA

TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH CẤP
THOÁT NƯỚC

LƯU HÀNH NỘI BỘ

1


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn
hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
• Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội
dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu
học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người
học cần có được khi hoàn thành môn học.
• Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung
trọng tâm.


• Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và
lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể
được đánh giá cao trong bài làm.
• Phần 4: Hướng dẫn làm báo cáo.
• Phần 5: Đề thi, Đề báo cáo mẫu và đáp án. Cung cấp một đề
thi, đề báo cáo mẫu và đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm
giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm
bài thi.
• Phần 6. Các tiêu chuẩn xây dựng cần tham khảo.
PHỤ TRÁCH KHOA XÂY DỰNG
Trần Tuấn Anh
2


Phần 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: PHẦN MỀM TÍNH TOÁN CẤP NƯỚC EPANET
• Tóm tắt lý thuyết
• Hướng dẫn sử dụng phần mềm EPANET
• Khai thác kết quả
Chương 2: PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THOÁT NƯỚC SWMM
• Tóm tắt lý thuyết
• Hướng dẫn sử dụng phần mềm SWMM
• Khai thác kết quả

3


Phần 2


CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: PHẦN MỀM TÍNH TOÁN CẤP NƯỚC EPANET
• Tóm tắt lý thuyết
o Khái niệm EPANET
o Các khả năng ứng dụng của mô hình EPANET
o Các khái niệm cần nắm vững: tổn thất năng lượng, lưu
lượng trong đường ống, lưu lượng cấp vào, lưu lượng tiêu
thụ…
▪ Đọc TLHT
o Phác họa sơ đồ mạng lưới cấp nước gồm các nút và đường
ống.
o Xác định được : lưu lượng trung bình yêu cầu trong ngày
cho nút (sinh hoạt, tưới cây, tưới đường, thất thoát…), hệ
số không điều hòa giờ, nhu cầu lưu lượng chữa cháy.
▪ Đọc TCXD 33:2006« Cấp nước – Mạng lưới đường ống
và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế »; TCVN 2622:1995
« Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu
cầu thiết kế »
o Làm bài báo cáo mẫu số 1A.
• Hướng dẫn sử dụng phần mềm EPANET
o Hướng dẫn điều chỉnh các đại lượng, thông số phù hợp với
việc mô phỏng: định nghĩa đơn vị sử dụng.
4


o Thiết lập bản vẽ vùng nghiên cứu
o Vẽ các đối tượng
o Hướng dẫn nhập số liệu vào EPANET: nhập đơn vị sử
dụng, nhập số liệu nút, nhập Pattern, nhập số liệu đường

ống, nhập số liệu đài nước, nhập số liệu đường đặc tính
bơm…
o Chạy mô phỏng
▪ Đọc TLHT
o Làm bài báo cáo mẫu số 1B.
• Khai thác kết quả
o Xem kết quả: dạng đồ thị, dạng Animation.
o Một số kết quả: lưu lượng trong các đường ốngtheo thời
gian, lưu lượng bơmtheo thời gian, chiều sâu nước trong
đài theo thời gian, vận tốc đường ống theo thời gian, áp
suất trong các nút theo thời gian,
▪ Đọc TLHT
o Khai thác kết quả từbáo cáo mẫu số 1B.
Chương 2: PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THOÁT NƯỚC SWMM
• Tóm tắt lý thuyết
o Khái niệm SWMM
o Các khả năng của mô hình SWMM
o Các ứng dụng của SWMM
o Các khái niệm cần nắm vững: lưu vực, trạm mưa, nút,
điểm thoát nước khu vực, cường độ mưa, hệ số thấm,
▪ Đọc TLHT

5


o Phác họa sơ đồ mạng lưới thoát nước gồm các hố ga và
tuyến cống.
o Xác định được:hệ số dòng chảy Ci, diện tích đảm nhận của
hố ga, cường độ mưa thiết kế trên lưu vực …
▪ Đọc TCVN 7957-2008: Thoát nước – Mạng lưới và Công

trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế
• Hướng dẫn sử dụng phần mềm SWMM
o Hướng dẫn điều chỉnh các đại lượng, thông số phù hợp với
việc mô phỏng: định nghĩa đơn vị sử dụng.
o Thiết lập bản vẽ vùng nghiên cứu
o Vẽ các đối tượng
o Thiết lập các thuộc tính của đối tượng
o Chạy mô phỏng
▪ Đọc TLHT
o Làm bài báo cáo mẫu số 2.
• Khai thác kết quả
o Xem kết quả: dạng đồ thị, dạng Animation.
o Một số kết quả: đường mặt nước trắc dọc, chiều sâu nước
theo thời gian tại nút
o Đọc TLHT
o Khai thác kết quả từ báo cáo mẫu số 2.

6


Phần 3

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Hình thức kiểm tra tự luận
• Gồm3 bài tập :
o Bài 1 bao hàm các kiến thức về tính toán cấp nước theo
chương 1, điểm cho phần này là 6 điểm.
o Bài 2 bao hàm kiến thức về nhận xét, phân tích kết quả từ
EPANET, điểm cho phần này là 2 điểm.

o Bài 3 bao hàm kiến thức về nhận xét, phân tích kết quả từ
SWMM, điểm cho phần này là 2 điểm.
b. Hướng dẫn làm bài kiểm tra
• Trước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ
để làm đúng và vừa đủ theo yêu cầu của bài. Làm thừa so với
yêu cầu sẽ không được tính điểm, mất thời gian vô ích.
• Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
• Các yêu cầu tính toán cần làm cẩn thận theo một thứ tự để
tránh bỏ sót.
• Chú ý đơn vị của các đại lượng phải thống nhất để tránh
nhầm lẫn, chú ý các đơn vị phải chính xác theo công thức.
• Phần nhận xét, phân tích viết súc tích, đầy đủ và trình bày
theo hiểu biết của mình. Không chép từ sách vào, nếu chép sẽ
không được tính điểm.
• Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

7


Phần 4

HƯỚNG DẪN LÀM BÁO CÁO
a. Nội dung báo cáo
Đề báo cáo bao gồm hai phần cho 2 phần mềm: EPANET và
SWMM
• Phần 1: Ứng dụng EPANET
o Tính toán các thông số cần thiết.
o Khai báo, mô phỏng hệ thống bằng phần mềm EPANET
dựa trên các số liệu đã tính toán.
o Khai thác kết quả.

o Nhận xét.
• Phần 1: Ứng dụng SWMM
o Tính toán các thông số cần thiết.
o Khai báo, mô phỏng hệ thống bằng phần mềm SWMM dựa
trên các số liệu đã tính toán.
o Khai thác kết quả.
o Nhận xét.
b. Hướng dẫn làm báo cáo
• Trước hết phải tìm hiểu yêu cầu của bài, làm tuần tự từng
bước theo hướng dẫn của tài liệu để mô phỏng đúng với yêu
cầu của bài.
• Các yêu cầu tính toán cần phải làm cẩn thận, chính xác.
8


• Chú ý đơn vị của các đại lượng phải thống nhất để tránh
nhầm lẫn.
• Phần nhận xét viết ngắn gọn và trình bày theo hiểu biết của
mình. Không chép từ sách vào, nếu chép sẽ không được tính
điểm.
• Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

9


Phần 5

ĐỀ THI, ĐỀ BÁO CÁO MẪU
VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI SỐ ………

MÔN: TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH CẤP THOÁT NƯỚC
HK …./NH.20….-20….
LỚP: …………………………….
HỆ: TỪ XA
Thời gian làm bài: 90 phút
SV được sử dụng tài liệu.

Câu 1 (5 điểm): SV nộp báo cáo (đề nghị giám thị thu báo cáo).
Câu 2 (3 điểm):
Hãy tính lưu lượng nước cấp cho khu dân cư sau:
Khu dân cư có số dân là 15000 người, tiêu chuẩn cấp nước sinh
hoạt q = 200 lít/người.ngày, tỷ lệ dân số được cấp nước 95%,

K ng , max =1,1 ; max = 1,2; max = 1,25
Diện tích tưới cây: 4 ha; thời gian tưới cây từ 18h đến 24h (6h); 1
lần tưới ; qt,cây = 4 (l/m2.lần),

10


Diện tích rửa đường: 16 ha; thời gian rửa đường từ 5h đến 8h (3h)
và từ từ 15h đến 18h (3h); 1 lần rửa; qt,đường = 1,2 (l/m2.lần)
Lượng nước thất thoát bằng 20% tổng (lượng nước sinh hoạt +
rửa đường + tưới cây).
a. Hãy tính: Lưu lượng trung bình dùng nước cho sinh hoạt
trong ngày, lưu lượng dùng nước cho sinh hoạt lớn nhất trong
ngày, lưu lượng giờ tính toán trung bình, lưu lượng giờ tính
toán lớn nhất.
b. Hãy tính: Lưu lượng tưới cây (theo ngày và theo giờ).
c. Hãy tính: Lưu lượng rửa đường cây (theo ngày và theo giờ).

d. Hãy tính: Lượng nước thất thoát (theo ngày và theo giờ).
e. Hãy tính: Lưu lượng nước sinh hoạt giờ thứ i (Qi). Ghi chú:
cho hệ số không điều hòa giờ Ki ở bảng 1 bên dưới.
f. Hãy tính: Hệ số Pattern cho từng loại nhu cầu dùng nước
(sinh hoạt, tưới cây, tưới đường, thất thoát).

11


Bảng 1: Hệ số không điều hòa giờ Ki
Giờ

Ki

0_1

1,50

1_2

1,50

2_3

1,50

3_4

1,50


4_5

2,50

5_6

3,50

6_7

4,50

7_8

5,50

8_9

6,50

9_10

6,25

10_11

6,25

11_12


6,25

12_13

5,00

13_14

5,00

14_15

5,50

15_16

6,00

16_17

6,00

17_18

5,50

18_19

5,00


19_20

4,50

20_21

4,00

21_22

3,00

22_23

2,00

23_24

1,25

Tổng (%)

100,0
12


Câu 3 (1 điểm):
Hãy nhận xét biểu đồ sau (hình 1):
Từ biểu đồ ta đọc được những giá trị gì?
Từ biểu đồ này cho thấy việc mô phỏng có như mong muốn

không? Nếu không, hãy nêu cách khắc phục.

Hình 1: Biểu đồ áp suất nước trong đài nước

13


Câu 4 (1 điểm):
Hãy nhận xét hình sau (hình 2):
Từ biểu đồ ta đọc được những giá trị gì?
Từ biểu đồ này cho thấy vấn đề gì? Nếu không đúng yêu cầu
kỹ thuật đối với hệ thống, hãy nêu cách khắc phục.

Hình 2: Chiều sâu mực nước trong cống thoát nước

14


ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm): SV nộp báo cáo (đề nghị giám thị thu báo cáo).
Câu 2 (3 điểm):
a. Nước sinh hoạt :
Lưu lượng trung bình dùng nước cho sinh hoạt trong ngày :

Qng ,tb =

qsh N f 200 15000  95%
=
= 2850 (m3 / ng )
1000

1000

Lưu lượng dùng nước cho sinh hoạt lớn nhất trong ngày :

Qng ,max = Kng ,max  Qng ,tb = 1,1 2850 = 3135 (m3 / ng )
Hệ số dùng nước không điều hòa giờ:
Kh,max =

max .

max

= 1,2 x 1,25 = 1,5

Lưu lượng giờ tính toán lớn nhất:

Qh ,max = K h ,max 

Qng ,max
24

= 1,5 

3135
= 195,94 (m3 / h)
24

Lưu lượng giờ tính toán trung bình:

Qh ,tb =


Qng ,max
24

=

3135
= 130, 63 (m3 / h)
24

15


b. Nước tưới cây:
Tiêu chuẩn tưới cây: qt,cây = 4 (l/m2.lần), diện tích Ft,cây = 4 ha
Lưu lượng tưới cây: Qt,cây,ng = 10nqtFt = 10.1. 4. 4 = 160 (m3/ng)
Qt,cây,h =

Qt ,cay ,ngay
T

=

160
= 26, 67 (m3 / h)
6

c. Nước rửa đường:
Tiêu chuẩn rửa đường: qt,đường = 1,2 (l/m2.lần), diện tích Ft,đường =
16 ha

Lưu lượng rửa đường: Qt,đường,ng = 10nqtFt = 10. 1. 2. 16 = 192
(m3/ng)
Qt,đường,h =

Qt ,duong ,ng
T

=

192
= 32 (m3 / h)
6

d. Nước thất thoát:
Tổng lưu lượng sinh hoạt, tưới cây và rửa đường: Qsh + Qt,cây +
Qt,đường = 3135 + 160 + 192 = 3487 (m3/ng)
Lượng nước thất thoát trong ngày: Qthất thoát = 20% (Qsh + Qt,cây +
Qt,đường ) = 20% x 3487 = 697,4 (m3/ng)
Lượng nước thất thoát theo giờ: Qthất thoát,h =

Qt ,ng
T

=

697, 4
= 29, 06 (m3 / h)
24

16



e. Lưu lượng nước sinh hoạt giờ thứ i (Qi):
Giờ

Nước sinh hoạt
Ki (%)

Qi (m3/h)

0_1

1,50

47,03

1_2

1,50

47,03

2_3

1,50

47,03

3_4


1,50

47,03

4_5

2,50

78,38

5_6

3,50

109,73

6_7

4,50

141,08

7_8

5,50

172,43

8_9


6,50

203,78

9_10

6,25

195,94

10_11

6,25

195,94

11_12

6,25

195,94

12_13

5,00

156,75

13_14


5,00

156,75

14_15

5,50

172,43

15_16

6,00

188,10

16_17

6,00

188,10

17_18

5,50

172,43

18_19


5,00

156,75

19_20

4,50

141,08

20_21

4,00

125,40

21_22

3,00

94,05

22_23

2,00

62,70

23_24


1,25

39,19

TỔNG

100

3135,00
17


f. Hệ số Pattern:
Giờ

Pattern
sinh hoạt

Pattern
tưới cây

Pattern
tưới đường

0_1

0,36

1


1_2

0,36

1

2_3

0,36

1

3_4

0,36

1

4_5

0,6

1

5_6

0,84

1


1

6_7

1,08

1

1

7_8

1,32

1

1

8_9

1,56

1

9_10

1,5

1


10_11

1,5

1

11_12

1,5

1

12_13

1,2

1

13_14

1,2

1

14_15

1,32

1


15_16

1,44

1

1

16_17

1,44

1

1

17_18

1,32

1

1

18_19

1,2

1


1

19_20

1,08

1

1

20_21

0,96

1

1

21_22

0,72

1

1

22_23

0,48


1

1

23_24

0,3

1

1

TỔNG

24

6

6

18

Pattern
thất thoát

24


Câu 3 (1 điểm):
Mực nước max trong đài: 7 m

Mực nước min trong đài: 2,6 m
Mực nước ban đầu trong đài: 7 m
Vào những giờ cao điểm, mực nước trong đài xuống giá trị min.
Vào những giờ ít dùng nước, mực nước trong ở giá trị max.
Biểu đồ này cho thấy đài nước điều hòa trong khoảng thời gian
mô phỏng là 72h (3 chu kỳ), như vậy việc mô phỏng như mong
muốn.
Câu 4 (1 điểm):
Chiều sâu mực nước trong cống vào thời điểm 1h sau mưa có giá
trị ước lượng vào khoảng 1,5m.
Chiều sâu mực nước lúc này nhỏ hơn đường kính cống, do đó
đảm bảo khả năng thoát nước nên thỏa yêu cầu kỹ thuật đối với
hệ thống.

19


ĐỀ BÁO CÁO MẪU VÀ ĐÁP ÁN
BÀI 1: ỨNG DỤNG PHẦM MỀM EPANET
1A. Hãy tính lưu lượng nước sinh hoạt cấp cho khu dân cư và
lưu lượng tưới cây và rửa đường dựa theo TCXDVN 33:2006
“CẤP NƯỚC - MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÔNG TRÌNH
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ” cho khu dân cư sau :
Khu dân cư nằm trong nội đô của khu đô thị loại 1 với số dân là
27480 người, K ng , max =1,1 ; max = 1,2
Diện tích tưới cây: 5,28 ha; thời gian tưới cây từ 19h đến 24h; 1
lần tưới ; qt,cây = 4 (l/m2.lần),
Diện tích rửa đường: 17,1 ha ; thời gian rửa đường từ 6h đến 8h
và từ 16h đến 18h; 1 lần rửa ; qt,đường = 1,2 (l/m2.lần)
Hãy tính lưu lượng trung bình dùng nước cho sinh hoạttrong

ngày, lưu lượng dùng nước cho sinh hoạt lớn nhất trong ngày,
lưu lượng giờ tính toán, lưu lượng tưới cây và rửa đường, lượng
nước thất thoát (20% tổng lượng nước sinh hoạt + rửa đường +
tưới cây).
Hãy tính hệ số Pattern cho từng loại nhu cầu dùng nước (sinh
hoạt, tưới cây, tưới đường, thất thoát)
Hãy vẽ biểu đồ chế độ dùng nước trong ngày.

20


ĐÁP ÁN
Nội đô của khu đô thị loại 1(năm 2015) => có thể lấy tiêu chuẩn
cấp nước sinh hoạt q = 180 lít/người.ngày, tỷ lệ dân số được cấp
nước 92%.
1. Nước sinh hoạt :
Lưu lượng trung bình dùng nước cho sinh hoạt trong ngày :

Qng ,tb =

qsh N f 180  27480  92%
=
= 4550, 69 (m3 / ngđ )
1000
1000

Lưu lượng dùng nước cho sinh hoạt lớn nhất trong ngày :

Qng ,max = Kng ,max  Qng ,tb = 1,1 4550,69 = 5005,76 (m3 / ngđ )
Hệ số dùng nước không điều hòa giờ:

Kh,max=

max .

Chọn

max

max

= 1,2; dân số 27480 =>

max

= 1,19

 Kh,max = 1,2 x 1,19 = 1,428
Lưu lượng giờ tính toán lớn nhất:

Qh ,max = K h,max 


Qng ,max
24

= 1, 428 

Qs,max = 82,75 (l/s)

Lưu lượng giờ tính toán trung bình:


Qh ,tb =

Qng ,max
24

=

5006
= 208, 6 (m3 / h)
24
21

5006
= 297,9 (m3 / h)
24


2. Nước tưới cây, rửa đường:
Lưu lượng tưới cây và rửa đường:
Qt,ngd = 10qtFt (m3/ngđ)
Qt,h =

Qt , ngd 3
(m / h)
T

Trong đó:
Tiêu chuẩn tưới cây:
qt,cây = 4 (l/m2.lần), diện tích Ft,cây = 5,28 ha

Tiêu chuẩn rửa đường:
qt,đường = 1,2(l/m2.lần), diện tích Ft,đường = 17,1 ha
Lưu lượng tưới cây:
Qt,cây,ngđ = 10nqtFt = 10.4. 5,28 = 211,2(m3/ng)
Qt,cây,h =

Qt ,ngay
T

=

211, 2
= 35, 2 (m3 / h)
6

Lưu lượng rửa đường:
Qt,đường,ngđ = 10nqtFt = 10. 1,2. 17,1 = 205,2(m3/ng)
Qt,đường,h =

Qt ,ngay
T

=

205, 2
= 34, 2 (m3 / h)
6

22



Tổng lưu lượng tưới cây và rửa đường:
Qt,ngđ = 211,2 + 205,2 = 416,4 (m3/ng)
Qt,h = 35,2 + 34,2 = 69,4 (m3/h)
Qt,s = 19,3 (l/s)
3. Nước thất thoát:
Tổng lưu lượng sinh hoạt, tưới cây và rửa đường: Qsh + Qt =
5005,76 + 416,4 = 5422,16 (m3/ng)
Lượng nước thất thoát trong ngày: Qthất thoát = 20% (Qsh + Qt) = 20%
x 5422,16= 1084,43 (m3/ng)
Lượng

Qt ,ngay
T

nước

=

thất

thoát

1084, 43
= 45,18 (m3 / h)
24

23

theo


giờ:

Qthất

=

thoát,h


BẢNG TÍNH TỔNG HỢP

Nước sinh hoạt
Giờ
(1)

Ki (%) Qi (m3/h)
(3)

Nước tưới
(m3/h)
Cây

Đường

(4)

(5)

Nước thất thoát

(m3/h)
(6)

Qtổng
(m3/h)
(7)

%Qngà
(8)

Pattern
sinh
hoạt
(9)

y

Patter
tưới
cây
(10)

Pattern
tưới
đường
(11)

Pattern
thất
thoát

(12)

1

(2)
2.25

112.63

45.18

157.81

2.64

0.54

1

2

2.35

117.64

45.18

140.23

2.34


0.56

1

3

2.00

100.12

45.18

122.71

2.05

0.48

1

4

2.05

102.62

45.18

125.21


2.09

0.49

1

5

3.00

150.17

45.18

172.77

2.89

0.72

1

6

3.80

190.22

34.20


45.18

247.01

4.13

0.91

1

1

7

4.50

225.26

34.20

45.18

282.05

4.71

1.08

1


1

8

5.20

260.30

34.20

45.18

317.09

5.30

1.25

1

1

9

5.70

285.33

45.18


307.92

5.14

1.37

1

10

5.93

296.84

45.18

319.43

5.34

1.42

1

11

5.57

278.82


45.18

301.41

5.03

1.34

1

12

5.47

273.81

45.18

296.41

4.95

1.31

1

13

4.70


235.27

45.18

257.86

4.31

1.13

1

14

4.55

227.76

45.18

250.35

4.18

1.09

1

15


4.80

240.28

45.18

262.87

4.39

1.15

1

24


16

5.20

260.30

34.20

45.18

317.09


5.30

1.25

1

1

17

5.15

257.80

34.20

45.18

314.59

5.25

1.24

1

1

18


4.80

240.28

34.20

45.18

297.07

4.96

1.15

1

1

19

4.75

237.77

35.20

45.18

295.57


4.94

1.14

1

1

20

4.50

225.26

35.20

45.18

283.05

4.73

1.08

1

1

21


4.25

212.74

35.20

45.18

270.54

4.52

1.02

1

1

22

3.90

195.22

35.20

45.18

253.02


4.23

0.94

1

1

23

3.30

165.19

35.20

45.18

222.98

3.72

0.79

1

1

24


2.28

114.13

35.20

45.18

171.92

0.55

1

1

5005.76

211.2

1084.43

5986.96

2.87
100.0
0

TỔNG 100.00


205.20

24.00

Chú thích:

Qthat thoat ,ng
❖ Cột (2): tra Bảng 6 (slides bài giảng) ứng với
❖ Cột (6): Qthất thoát,h =
Kh,max =1,428 (theo đề bài)
24
❖ Cột (3): Qi = Ki x Qng,max (= (2) x Qng,max )
❖ Cột (7) = (3) + (4) + (5) + (6)
Qt ,ng
❖ Cột (8) = (7) x 100% / (7)
❖ Cột (4): Qt,cây,h =
❖ Cột (9) = (3) / trung bình(3) (hay Cột (9) = (3) / Qh,tb)
T (đã tính ở trên)
❖ Cột (5): Qt,đường,h =

Qt ,ng
T

(đã tính ở trên)
25


×