Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

G57 1 r PP biện hộ trong CTXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.42 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á

LƯU HÀNH NỘI BỘ
1


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn
hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
 Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội
dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu
học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người
học cần có được khi hoàn thành môn học.
 Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung
trọng tâm.
 Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và
lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể
được đánh giá cao trong bài làm.


Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và


đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung
yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
PHỤ TRÁCH KHOA XHH – CTXH - ĐNA
Lâm Thị Ánh Quyên

2


Phần 1

CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ BIỆN HỘ/ VẬN
ĐỘNG: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ “BIỆN HỘ” VÀ
CÁC KIỂU BIỆN HỘ
- Các khái niệm/ định nghĩa về biên hộ/ vận động
- Các yếu tố liên quan đến hoạt động biện hộ/ vận động
- Các kiểu biện hộ/ vận động
Chương 2: BIỆN HỘ TRONG CTXH: NHỮNG KIẾN THỨC
CƠ BẢN VỀ BIỆN HỘ TRONG CTXH
- Định nghĩa về biện hộ/ vận động trong CTXH
- Các bước để phát triển một chiến lược vận động/ biện hộ
trong CTXH
- Các kiểu biện hộ khác nhau trong CTXH
Chương 3: KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ LÀM
CÔNG VIỆC BIỆN HỘ/ VẬN ĐỘNG TRONG CTXH
- Những kiến thức chung cần thiết cho công việc biện hộ.
- Những kỹ năng cần thiết để làm được công việc biện hộ
- Những vấn đề khác cần biết để chuẩn bị thực hiện biện hộ/
vận động có hiệu quả


3


Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CÔNG VIỆC BIỆN
HỘ TRONG CTXH
- Những hướng dẫn cho công tác biện hộ/ vận động
- Các bước thực hiện công việc biện hộ
Tài liệu tự học
- Phương pháp biện hộ/ vận động trong CTXH, tập bài giảng
Powerpoint, biên soạn: Tôn Nữ Ái Phương, Khoa XHHCTXH và ĐNA học, Đại học Mở Tp HCM
- Tài liệu hướng dẫn kỹ năng biện hộ, tác giả Lê Thị Mỹ Hương,
biên soạn cho tổ chức SDRC-CFSI (2013)

4


Phần 2

CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ BIỆN HỘ/ VẬN
ĐỘNG: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ “BIỆN HỘ” VÀ
CÁC KIỂU BIỆN HỘ
 Các khái niệm cần nắm vững:
1.1 . Các khái niệm/ định nghĩa về biên hộ/ vận động: so sánh
các định nghĩa về hoạt động biện hộ và ý nghĩa của biện bộ
trong cuộc sống.
1.2 . Các yếu tố liên quan đến hoạt động biện hộ/ vận động:
môi trường thực hiên biện hộ/ vận động, lý do thực hiện
biện hộ, đối tượng cần có sự biện hộ/ vận động, người thực
hiện công việc biện hộ/vận động, vai trò và những công

việc mà những người này phải làm.
1.3 . Các kiểu biện hộ/ vận động: 8 kiểu biện hộ/ vận động tiêu
biểu, đặc điểm và cách thức hoạt động của 8 kiểu này.
 Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1 Phương pháp biện hộ/ vận động trong CTXH:
2 Tài liệu hướng dẫn kỹ năng biện hộ:
3 Những ghi chép tại lớp của sinh viên về những ví dụ cụ
thể và những thông tin liên hệ với thực tế do giảng viên
cung cấp (đối với những người có tham dự trực tiếp và đầy
đủ trong các buổi học)
5




Bài tập:
1 Sinh viên tự ôn tập kỹ về những định nghĩa tìm ra những
điểm chung và những điểm khác nhau trong các định
nghĩa về công tác biện hộ.
2 Sinh viên suy nghĩ và ghi lại những hoạt động thường xảy
ra trong cuộc sống hàng này mà sinh viên cho rằng đó là
hoạt động biện hộ, giải thích quan điểm của sinh viên tại
sao cho đó là hoạt động biện hộ.
3 Sinh viên xem kỹ về những điểm đặc trưng của 8 kiểu biện
hộ, và liên hệ với thực tế về những hoạt động có liên quan
đến 8 kiểu biện hộ này. Trình bày những trường hợp thực
tế đó, cách làm của những người thực hiện công việc đó và
giải thích tại sao sinh viên cho rằng các trường hợp có thể
phân loại theo các kiểu biện hộ đó.


Chương 2: BIỆN HỘ TRONG CTXH: NHỮNG KIẾN THỨC
CƠ BẢN VỀ BIỆN HỘ TRONG CTXH
 Các khái niệm cần nắm vững:
2.1. Định nghĩa về biện hộ/ vận động trong CTXH: các định
nghĩa khác nhau về biện hộ/ vận động trong CTXH, những
điểm quan trọng phải nhớ trong các định nghĩa này là biện
hộ cho sự công bằng xã hội, và bảo vệ quyền con người và
những lợi ích của các cá nhân theo luật định, phân biệt
được sự khác nhau giữa biện hộ trong CTXH với các hoạt
động biện hộ khác như biện hộ trước tòa án, vai trò của
người làm công việc biện hộ trong CTXH
2.2 Các bước để phát triển một chiến lược vận động/ biện hộ
trong CTXH: phương pháp và kỹ năng phân tích vấn đề,
những vấn đề cần tập trung tìm hiểu và phân tích, phương

6


pháp phát triển một kế hoạch chiến lược cho các cuộc biện
hộ.
2.3 Các kiểu biện hộ khác nhau trong CTXH: các định nghĩa
về các kiểu biện hộ khác nhau trong CTXH và các hoạt
động thường được thực hiện trong quá trình biện hộ trong
CTXH
 Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1 Phương pháp biện hộ/ vận động trong CTXH:
2 Tài liệu hướng dẫn kỹ năng biện hộ:
3 Những ghi chép tại lớp của sinh viên về những ví dụ cụ
thể và những thông tin liên hệ với thực tế do giảng viên
cung cấp (đối với những người có tham dự trực tiếp và đầy

đủ trong các buổi học)
 Bài tập:
Sinh viên học kỹ các định nghĩa về phương pháp biện hộ
trong CTXH, thảo luận về ý nghĩa của hoạt động biện hộ trong
CTXH, rút ra những điểm khác nhau khi so sánh biện hộ trong
CTXH với các kiểu biện hộ khác là như thế nào?
Sinh viên tự chọn một vấn đề trong cuộc sống cần biện hộ và
dựa trên những kiến thức đã học thực hiện các công việc sau đây:
1/ Nêu rõ tên của vấn đề cần biện hộ, và nhóm khách hàng
cần được giúp biện hộ về vấn đề đó.
2/ Xác định xem trong tình huống đó: khách hàng đang gặp
khó khăn gì? Các quyền hay lợi ích nào của khách hàng
đang bị xâm hại hoặc vi phạm hoặc chưa được thực hiện
đúng đắn?

7


3/ Áp dụng các bước phân tích chiến lược ở mục 2.2 của chương
2 để phân tích các yếu tố liên quan đến vấn đề của khách
hàng và lập kế hoạch chiến lược cho hoạt động biện hộ
4/ Xác định kiểu biện hộ nào là phù hợp cho công việc biện hộ
của sinh viên đối với vấn đề của khách hàng được chọn để hỗ
trợ này? Suy nghĩ xem các hoạt động nào cần được thực hiện
và những kỹ năng nào là cần thiết trong các hoạt động này?
Chương 3: KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ LÀM
CÔNG VIỆC BIỆN HỘ/ VẬN ĐỘNG TRONG CTXH
 Các khái niệm cần nắm vững:
3.1. Những kiến thức chung cần thiết cho công việc biện hộ:
hiểu biết về các cơ quan cung cấp dịch vụ, chính sách và

các quy định liên quan đến các vấn đề xã hội, các quyền
của con người và phương thức đáp ứng các quyền đó, và
các bộ luật quan trọng như: luật dân sự, hình sự, lao động,
giáo dục, bảo vệ trẻ em, bất bình đẳng giới, phòng chống
bạo lực gia đình và luật về bảo hiểm y tế, xã hội….
3.2. Những kỹ năng cần thiết để làm được công việc biện hộ:
các kỹ năng phỏng vấn, thu thập thông tin và nhận diện
vấn đề, thu hút sự tham gia của khách hàng, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày vấn đề,
kỹ năng làm việc với nhóm, kỹ năng thương lượng, kỹ
năng truyền thông/ vận động… ,
3.3- Những vấn đề khác cần biết để chuẩn bị thực hiện biện
hộ/ vận động có hiệu quả: xác định mục tiêu cho hoạt động
biện hộ, lịch sử phát triển của vấn đề cần được biện hộ và
những ảnh hưởng của nó với khách hàng hoặc với những
khác có liên quan, những nỗ lực biện hộ trong quá khứ và
những kinh nghiệm học được từ thành công và thất bại của
8


những nỗ lực này, tự đánh giá khả năng của NVXH về việc
có thể tạo ảnh hưởng hoặc tạo sự thay đổi cho tình hình
của vấn đề hay không, cách đánh giá những vấn đề liên
quan đến khách hàng?


Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1 Phương pháp biện hộ/ vận động trong CTXH: trang 46-55
2 Tài liệu hướng dẫn kỹ năng biện hộ: trang 5-6, 7-14
3 Những ghi chép tại lớp của sinh viên về những ví dụ cụ

thể và những thông tin liên hệ với thực tế do giảng viên
cung cấp (đối với những người có tham dự trực tiếp và đầy
đủ trong các buổi học)



Bài tập:
Sinh viên tiếp tục với bài tập đã làm ở chương 2 và thực hiện
tiếp các công việc sau đây:
1/ Xác định các văn bản pháp luật, chính sách nào có thể áp
dụng trong việc phân tích vấn đề và quyền lợi của khách
hàng cũng như có thể sử dụng để bênh vực và biện hộ cho
các quyền của khách hàng.
2/ Xác định mục tiêu để biện hộ cho quyền lợi trong trường
hợp được chọn là gì? Sinh viên muốn tạo sự thay đổi như
thế nào cho vấn đề muốn biện hộ? Trả lời tất cả những câu
hỏi liên quan trong mục 3.3 đối với trường hợp này.
3/ Thảo luận xem những hoạt động nào sẽ là những hoạt động
thiết thực mà sinh viên sẽ chọn để thực hiện việc biện hộ/
vận động? Đối tượng nào sẽ được sinh viên nhắm tới để
tạo sự thay đổi đã đề cập ở câu 2?
4/ Xác định những kỹ năng nào là cần thiết để thực hiện các
hoạt động đề ra ở câu 3.
9


Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CÔNG VIỆC BIỆN
HỘ TRONG CTXH
 Các khái niệm cần nắm vững:
4.1-Những hướng dẫn cho công tác biện hộ/ vận động:

những hướng dẫn cho người làm công tác biện hộ/ NVXH:
xác định vai trò người biện hộ, phương pháp làm việc và
phương pháp xác định mục tiêu cần tác động của công tác
biện hộ, phương pháp lưu trữ thông tin.
4.2- Các bước thực hiện công việc biện hộ: chu kỳ lập kế
hoạch và thực hiện một cuộc biện hộ/ vận động, nội dung
thực hiện ở các bước trong chu kỳ, cách trình bày tóm tắt
một kế hoạch biện hộ
 Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1 Phương pháp biện hộ/ vận động trong CTXH:
2 Tài liệu hướng dẫn kỹ năng biện hộ:
3 Những ghi chép tại lớp của sinh viên về những ví dụ cụ
thể và những thông tin liên hệ với thực tế do giảng viên
cung cấp (đối với những người có tham dự trực tiếp và đầy
đủ trong các buổi học)
 Bài tập:
1 Sinh viên sử dụng những thông tin có được ở bài tập của
chương 2 và 3, một lần nữa kiểm tra lại các vấn đề một cách
tổng quát bằng cách trả lời tất cả các câu hỏi đã nêu trong
mục 3.3 của Chương 4: Những câu hỏi phải nghĩ đến trước
khi thực hiện biện hộ/ vận động
2 Cuối cùng là sinh viên dựa vào chu kỳ lập kế hoạch và
những hướng dẫn ở mục 4.2 của chương 4 để lập một kế
hoạch biện hộ hoàn chỉnh (theo 6 bước trong bài giảng) cho
vấn đề của khách hàng
10


Phần 3
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA


a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra áp dụng cho hoạt động bài tập cá nhân và nhóm
trong lớp được phân phối như sau:
a.1/ Dạng bài tiểu luận:
Áp dụng cho các bài tập nhóm tại lớp để lấy điểm giữa kỳ hoặc
điểm chuyên cần để được cọng vào điểm thi cuối kỳ.
Các sinh viên vắng mặt ở các buổi học sẽ không được tham gia
làm các bài tiểu luận này.
Bài tập nhóm: để lấy điểm giữa kỳ hoặc để được tính cộng như
là điểm chuyên cần vào điểm thi cuối kỳ:
Nội dung các bài tiểu luận này thường là các nội dung đã được
giảng viên giao cho hoặc do sinh viên tự chọn để làm bài tập
nhóm tại lớp, và sau khi được sửa và góp ý, sinh viên sẽ về nhà
và tiếp tục hoàn chỉnh bài để nộp.
o Các nhóm gửi bài tập nhóm qua email cho giảng viên theo
thời gian thỏa thuận với giảng viên nhưng phải gửi trước
ngày thi cuối môn học và gửi theo đúng quy cách đặt tên tài
liệu và ghi dòng chủ đề của email đã được hướng dẫn tại lớp.
a.2/ Dạng đề tự luận: áp dụng cho các đề kiểm tra giữa kỳ hoặc
đề thi tự luận cuối kỳ.

11


Các đề tự luận thường có 2 phần: phần lý thuyết và phần ứng
dụng.
Thời gian làm bài thường là 75 phút hoặc 90 phút (tùy theo đề)
Phần lý thuyết: 2 -3 câu với tổng số điểm là từ 3-6 điểm (tùy theo
từng đề)

Nội dung các câu hỏi lý thuyết: mỗi câu hỏi lý thuyết luôn luôn
gồm có 2 vế:
- Vế thứ nhất: hỏi về bất kỳ một kiến thức nào đã có trong các
tài liệu nói trên hoặc đã được giảng viên truyền đạt trong quá
trình lên lớp
- Vế thứ hai: yêu cầu cung cấp những ví dụ trong thực tế có liên
quan đến các kiến thức lý thuyết đó
=> nếu sinh viên không trả lời đủ hai vế này của câu hỏi thì sẽ
không đạt yêu cầu.
Phần ứng dụng: sẽ có khoảng 3-5 câu hỏi với tổng số điểm từ 57 điểm (tùy theo từng đề riêng lẻ).
 Sinh viên sẽ được cho một tình huống cụ thể về một trường
hợp cần được biện hộ sẽ được yêu cầu thực hiện các công việc
cần thiết cho công việc biện hộ để bảo vệ quyền lợi hoặc
những lợi ích của khách hàng
 Nôi dung của các công việc sẽ được yêu cầu cụ thể trong các
câu hỏi, nhưng chủ yếu là:
- xác định cho được vấn đề cần biện hộ là gì? (quyền nào của
khách hàng bị vi phạm hoặc chưa được thực hiện?)
- phân tích các yếu tố mang tính chiến lược để chuẩn bị cho
một kế hoạch biện hộ

12


- xác định đối tượng mà hoạt động biện hộ sẽ nhắm đến để
tạo sự thay đổi có lợi cho khách hàng
- xác định mục tiêu biện hộ và lập kế hoạch hoạt động chi
tiết cho cuộc biện hộ (tương tự cách làm của các bài tập
nhóm ở trên)
Các yêu cầu của phần bài ứng dụng này là nhằm mục đích

kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên về các kiến thức đã được
học thông qua việc áp dụng những kiến thức đó vào một
công việc cụ thể, và những tiến bộ (nếu có) sau khi sinh
viên đã tham gia các hoạt động thảo luận nhóm và làm bài
tập nhóm tại lớp và đã được nghe nhận xét và góp ý.
b/ Hướng dẫn làm bài phần tự luận
 Trước hết sinh viên phải tìm hiểu yêu cầu của đề bài, gạch
dưới và đọc thật kỹ để làm đúng và vừa đủ theo yêu cầu của
bài, nếu làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính điểm,
mất thời gian vô ích.
 Nên phân bố thời gian phù hợp cho tất cả các câu hỏi để bảo
đảm rằng các câu hỏi đều có điểm. Nếu tập trung vào 1 -2 câu
hỏi quá hoàn chỉnh mà không còn thời gian để làm các câu hỏi
khác thì sẽ mất điểm các câu đó.
 Đối với các câu hỏi trong phần lý thuyết:
- Không cần làm bài theo thứ tự. Câu nào dễ làm trước, câu
nào khó thì làm sau. Tuy nhiên, nếu làm được các câu lý
thuyết thì các bạn sẽ có được định hướng rõ ràng khi làm
qua phần bài tập ứng dụng bởi vì chúng có mối quan hệ
mật thiết với nhau.

13


- Thông thường thì trong các câu lý thuyết sẽ có một câu có
liên quan trực tiếp đến phần bài thi về ứng dụng. Sinh viên
phải làm được câu này thì các câu trong bài ứng dụng mới
có thể làm theo đúng yêu cầu của đề bài. Sinh viên nào bỏ
qua câu này thì bài ứng dụng sẽ dễ bị mất điểm hoàn toàn
do lạc đề.

- Các câu hỏi phần lý thuyết nên trả lời ngắn gọn, đủ ý và
không nên dài quá một trang giấy, nếu câu trả lời ngắn gọn
và súc tích, cô đọng trong 1/2 trang giấy thì càng tốt. Nêú
có thể đưa vào những ví dụ thực tế phù hợp có liên quan
đến nội dung câu hỏi thì sẽ được điểm cao. Tuy nhiên nếu
câu trả lời chỉ là một câu, hoặc một đoạn văn ngắn ngủi 23 dòng viết tay thì chắc chắn là không đạt yêu cầu. Sinh
viên nào chịu khó đọc tài liệu nhiều, ghi chép bài giảng tại
lớp đầy đủ và biết cách tổng hợp và tóm tắt nội dung các
tài liệu sẽ có lợi thế khi làm các câu hỏi này.
- Các nội dung trả lời nếu trùng với bài của người khác, chép
bài người khác sẽ không được tính điểm. Tất cả các câu trả
lời kiểu này của những người có liên quan (người chép và
người cho chép) đều không có điểm, tức là sẽ bị điểm 0.
- Mặc dù đề thi là đề mở, nhưng sinh viên không nên quá
chăm chú và lệ thuộc vào tài liệu, chỉ nên sử dụng tài liệu
để giúp gợi nhớ về một vài điểm quan trọng. Tuyệt đối
không chép nguyên bài trong sách. Nếu sinh viên không
tuân thủ theo khuyến cáo này mà chép nguyên bài trong
tài liệu ra thì bài làm sẽ không có điểm và có khả năng sẽ
bị đi thi lại nhiều lần.
Lưu ý: Sai lầm thường gặp ở phần lớn sinh viên khi thi đề mở là
cứ thấy cái gì có trong sách hoặc do ai đó soạn sẵn mà có những
14


từ liên quan là cứ chép bừa mà không biết chọn lựa thông tin nào
đúng thông tin nào sai, để rồi toàn bộ thời gian chỉ chép được
một câu trả lời dài 6-7 trang giấy mà không trả lời được những
điểm quan trọng của câu hỏi. Do vậy, có rất nhiều tình huống
sinh viên làm tới 6-8 trang giấy những vấn bị điểm 0,1,2,3. Sinh

viên nên lưu ý để tránh điều này và nên nghe theo những khuyến
cáo này của giảng viên để có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ
bài học đầu tiên
 Đối với các câu hỏi trong phần ứng dụng:
- Sinh viên phải làm theo đúng trình tự các câu hỏi, vì tính
logic của đề bài: chỉ khi làm được bước này mới làm được
bước kia và các bước tiếp theo. Đây cũng là cách để bài làm
của sinh viên không bị lạc đề và đi đúng hướng theo yêu
cầu của bài tập.
- Nếu các câu hỏi không được làm đúng thứ tự thì toàn bộ
các câu trả lời cho phần bài tập ứng dụng sẽ không có điểm
bởi vì chúng sẽ không có cơ sở hợp lý và dễ đi lạc hướng
so với yêu cầu của bài kiểm tra.
- Có một số sai lầm mà phần lớn sinh viên thường mắc phải
làm bài thi của môn CTXH với cá nhân mà cần phải lưu ý
để tránh là:
1/ nhầm lẫn giữa hoạt động biện hộ với hoạt động hỗ trợ trục
tiếp cho các cá nhân giải quyết vấn đề trong môn học công tác
xã hội với cá nhân. => việc lập kế hoạch hoàn toàn bị lệch
hướng và không đúng yêu cầu của bài thi và thường bị sa lầy
vào những hỗ trợ về vật chất cho khách hàng thay vì đi bênh
vực / bảo vệ cho quyền lợi và bảo vệ sự công bằng xã hội của
khách hàng theo đúng tinh thần của môn học biện hộ này .

15


2/ mục tiêu giải quyết vấn đề cho khách hàng không được xác
định đúng do không phân tích được các vấn đề một cách rõ
ràng => kế hoạch được vạch ra không đi đúng cách thức thực

hiện một cuộc biện hộ/ vận động trong công tác xã hội.
3/ không chịu đọc tài liệu hoặc không đọc kỹ đề bài thi, do vậy
làm theo đúng yêu cầu
Những sai lầm này là hậu quả không tránh khỏi của phần lớn
những sinh viên không chịu đi học, hoặc có đi học nhưng
không tập trung nghe giảng và không tham gia các cuộc thảo
luận nhóm tại lớp, không chịu đọc tài liệu hoặc đợi đến ngày
thi mới đến trung tâm nhận sách để ôm vào phòng thi.

Phần 4
16


ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
MÔN: PHƯƠNG PHÁP BIỆN HỘ TRONG CÔNG TÁC XÃ
HỘI
HỆ: TỪ XA

Thời gian làm bài: 90 phút

Sinh viên KHÔNG ĐƯỢC chép bài của nhau hoặc chép bài từ
tài liệu ra.
(Tài liệu chỉ được sử dụng để tham khảo)
CÂU HỎI:
PHẦN 1: Lý thuyết:
1. Bạn hiểu như thế nào là công việc biện hộ/ hoặc vận động? (2
điểm)
2. Công việc vận động hoặc biện hộ trong CTXH có những điểm

gì giống nhau và khác nhau so với biện hộ trước tòa án? (3
điểm)
PHẦN 2: Ứng dụng
Có hai quan điểm khác nhau về việc chăm sóc cho trẻ em mồ côi:
a/ Nên đưa vào các trung tâm nuôi dưỡng/ hoặc các cơ sở xã hội
để các em có thể nhận được sự chăm sóc tốt hơn
b/ Nên để trẻ em ở chung với người thân hoặc tìm gia đình thay
thế (gia đình muốn nhận nuôi) trong cộng đông để gia đình
chăm sóc thì sẽ tốt hơn.

17


3/ Là một nhân viên xã hội, bạn hãy cho biết bạn sẽ ủng hộ quan
điểm nào trong 2 quan điểm trên và lý do tại sao bạn ủng hộ nó
mà không ủng hộ quan điểm còn lại? (2 điểm)
4/ Hãy trình bày tóm tắt kế hoạch chiến lược biện hộ/ vận động
cho quan điểm mà bạn đang ủng hộ để bào vệ tốt nhất quyền của
các trẻ em mồ côi này! (3 điểm)
YÊU CẦU: các câu 3, 4 phải được làm theo đúng thứ tự. Nếu không
làm theo đúng thứ tự thì toàn bộ các câu này sẽ không có điểm

ĐÁP ÁN
PHẦN 1: Lý thuyết:
Câu 1: 2 điểm
o Nêu được định nghĩa của biện hộ, mục đích của biện hộ,
người thực hiện biện hộ, môi trường biện hộ, ý nghĩa thực tế
của hoạt động biện hộ (1 điểm)
o Nêu được 1 hoặc 2 ví dụ cụ thể của hoạt động biện hộ (1 điểm)
Câu 2: 3 điểm

o Nêu được từ 3-5 điểm giống nhau (1,5 điểm)
o Nêu được từ 3-5 điểm khác nhau (1,5 điểm)
PHẦN 2: Ứng dụng
Câu 3: 2 điểm
o Phân tích được những điểm lợi và bất lợi của hai quan điểm
đối với những đứa trẻ này và đối với cộng đồng, xã hội , so
sánh được những điểm tốt và xấu của 2 quan điểm (1 điểm)
o Chọn được quan điểm mà sinh viên ủng hộ và đưa ra những
giải thích phù hợp dựa trên những phân tích về quyền lợi của
nhóm trẻ, những điều luật liện quan và những gì cần làm để đáp
18


ứng nhu cầu của trẻ trên cơ sở tiếp thu ý kiến của trẻ và của cộng
đồng, chứ không phải từ suy nghĩ cá nhân của sinh viên.
Câu 4: 3 điểm
Trình bày được kế hoạch thực hiện một cuộc biện hộ/vận động
đúng nghĩa của nó với đầy đủ các thông tin:
- phân tích được về các yếu tố chiến lược liên quan đến hoạt
động biện hộ (1 điểm)
- mục tiêu, đối tượng muốn tác động, đối tượng sẽ được bênh
vực/ bảo vệ quyền lợi, (1 điểm)
- các hoạt động cụ thể cần phải làm theo quy trình 6 bước trong
chu kỳ thực hiện kế hoạch biện hộ, kế hoạch thời gian, …(1 điểm)

19


MỤC LỤC
Phần 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM .................................... 3

Phần 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP ..................................................... 5
Phần 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA.......................... 11
Phần 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN ........................................... 17

20



×