Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

G13 1 r hành vi con người và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 48 trang )

GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN HÀNH VI CON NGƯỜI (HVCN) VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
1/ CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
CHƯƠNG 1: HÀNH VI CON NGƯỜI, CON NGƯỜI TRONG MÔI
TRƯỜNG, CÁI TÔI
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Con người trong môi trường (PIE)
Tại sao chúng ta cần tìm hiểu HVCN
Hành vi con người là gì?
Các loại HVCN
Mô tả HVCN
Khám phá cái tôi/khái niệm bản thân: Lý thuyết Soi gương của
Charles Horton Cooley (1864-1929)
Cái tôi của Hutchison (2008)-tự học nhưng vẫn thi và kiểm tra

CHƯƠNG 2: NHỮNG CHIỀU KÍCH CỦA HVCN: CON NGƯỜI, MÔI
TRƯỜNG, & THỜI GIAN
Các chiều kích của HVCN:
▪ Chiều kích con người
▪ Chiều kích môi trường
▪ Chiều kích thời gian
CHƯƠNG 3: CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT ĐỐI VỚI HÀNH VI CON
NGƯỜI
Tám quan điểm đa chiều cho một cách tiếp cận đa chiều


o Quan điểm của xã hội học
▪ Quan điểm hệ thống
▪ Quan điểm xung đột
▪ Quan điểm kiến tạo xã hội
▪ Quan điểm lựa chọn lý trí
o Quan điểm của tâm lý học
▪ Quan điểm tâm động học
▪ Quan điểm phát triển
▪ Quan điểm hành vi xã hội
▪ Quan điểm nhân văn
CHƯƠNG 4: CON NGƯỜI SINH HỌC
1


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
• Hệ thống sinh học như là một phương pháp tiếp cận hòa nhập
• Sáu hệ sinh học: hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ cơ
xương khớp, & hệ sinh sản.
CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT TÂM ĐỘNG HỌC
• Lý thuyết Tâm Động Học cua Sigmund Freud
CHƯƠNG 6: LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ XÃ HỘI SUỐT ĐỜI
CỦA ERIK ERIKSON
CHƯƠNG 6: LÝ THUYẾT SINH THÁI
• Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội suốt đời của Erik Erikson
SINH VIÊN TỰ HỌC CÁC LÝ THUYẾT DƯỚI ĐÂY:
• Lý thuyết gắn bó,
• Lý thuyết của Havighurst,
• Lý thuyết của Levinson
• Lý thuyết sinh thái
• Lý thuyết hệ thống

• Quan điểm thế mạnh
• Lý thuyết đa thông minh
• Lý thuyết nhu cầu
• Lý thuyết vai trò
• Lý thuyết hỗn loạn
• Lý thuyết hành vi học tập
• Lý thuyết nữ quyền
• Lý thuyết xung đột
• Lý thuyết kiến tạo xã hội
• Lý thuyết cái tôi
• Lý thuyết lực chọn lý trí
• Lý thuyết chức năng
• Lý thuyết tương tác biểu tượng
• Lý thuyết về hệ thống gia đình
• Lý thuyết phát triển nhận thức
• V.v.
2/ CÁCH THỨC ÔN TẬP
2


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
CHƯƠNG 1: HÀNH VI CON NGƯỜI, CON NGƯỜI TRONG MÔI
TRƯỜNG (PIE), CÁI TÔI
1.
2.
3.
4.
5.
6.


Con người trong môi trường (PIE)
Tại sao chúng ta cần tìm hiểu HVCN
Hành vi con người là gì?
Các loại HVCN
Mô tả HVCN
Khám phá cái tôi/khái niệm bản thân

Tóm tắt: Người học sẽ học ở slide bài giảng + bài học Chương 1+ bài giảng của
giảng viên trên lớp và các nguồn tài liệu tham khảo trong slide
1. Quan điểm con người trong môi trường (PIE): là PIE trong mối quan hệ
tương tác hỗ tương trong ngoài giữa cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội,
cộng đồng, xã hội. Môi trường ảnh hưởng lên con người và con người cũng
ảnh hưởng ngược lại môi trường. Từ cách nhìn này, con người/cá nhân sẽ
gặp vấn đề khi nhu cầu của bản thân họ và nguồn lực trong xã hội (gia đình,
cộng đồng, xã hội) không tương thích nhau.
2. Chúng ta học môn HVCN nhằm mục đích:
• Để hiểu người khác, cụ thể hiểu hành vi của người khác
• Để xác định như thế nào và tại sao mọi người hành xử theo cách mà họ
làm.
• Một hiện tượng phức tạp ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
• Các hành vi bị ảnh hưởng bởi các chiều kích/yếu tố như: sinh học, tinh
thần, gia đình, cộng đồng, nhóm nhỏ, văn hóa-XH-KT-CT, phong trào xã
hội, thái độ, tình cảm-cảm xúc, giá trị, đạo đức, thẩm quyền, mối quan
hệ, thôi miên, thuyết phục và cưỡng chế v.v
3. Định nghĩa: Các nhà khoa học hành vi cho rằng HVCN bao gồm toàn bộ
những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài, mà còn bao gồm cả
phạm trù bên trong-tâm trí và nhận thức, trí nhớ, tưởng tượng
Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010), trang 11-12 về định nghĩa
HVCN*
4. PHÂN LOẠI HÀNH VI CON NGƯỜI:

• Hành vi có ý thức (conscious)- là trang thái nhận thức hiện tại về suy
nghĩ, tư tưởng, tình cảm, nhận thức và những gì đang diễn ra trong môi
trường (Freud). >< Hành vi vô thức – theo Freud, vô thức (unconscious)
tồn tại bên ngoài nhận thức mọi lúc mọi nơi . Vô thức là phạm trù chủ
3


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
yếu trong đời sống tâm lý con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt
nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những động cơ thôi
thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý
thức.
• Hành vi công khai (overt) – mọi người đều quan sát được >< Hành vi
không công khai (Covert) – mọi người không quan sát được như: suy
nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng mà không dễ dàng nhìn thấy.
• Hành vi lý trí (Rational) - Liên quan đến lý trí, bị ảnh hưởng hoặc được
hướng dẫn bởi lý trí chứ không phải là cảm xúc. >(tình cảm) – đánh giá, suy xét không dựa vào cơ sở hợp lý.
• Hành vi tự nguyện - có chủ đích >< Hành vi không tự nguyện - Làm
một cái gì đó trái với ý muốn của bạn
• Hành vi đơn giản: Những gì bạn thấy là những gì bạn hiểu>< Hành vi
phức tạp, ví dụ hành vi uống rượư.
5. MÔ TẢ CÁC HÀNH VI NGƯỜI:
• Hành vi con người bị thúc đẩy bởi các động cơ. Động cơ là những động lực
đứng đằng sau tất cả các hành động của một con người hay sinh vật.
• Hành vi con người có nhiều nguyên nhân và chịu sự chi phối tác động bởi
văn hóa và môi trường họ đang sống.
• Hành vi con người có thể được thích nghi hoặc thích nghi không tốt. Con
người là sinh vật xã hội. Bất kỳ người nào cũng phụ thuộc vào nhau để tồn
tại. Con người luôn cần sự tương tác với những người xung quanh.

• Con người đóng một phần không thể thiếu trong việc tạo ra những kinh
nghiệm cuộc sống của chính họ.
• Cuộc sống của con người là quá trình thay đổi liên tục.
• Mỗi người là khác nhau nhưng giống nhau.
• Mỗi cá nhân là một con người độc đáo.
6. Khám phá cái tôi/Tôi là ai –cá nhân học hỏi và xây dựng cái tôi của mình
suốt đời, luôn thay đổi qua quá trỉnh xã hội hóa, điều chỉnh phù hợp với môi
trường và phản ứng từ những người xung quanh
Hình ảnh cái tôi là hình ảnh chủ quan của mỗi người về bản thân mình,
nhưng để định hình được hình ảnh chủ quan đó, thì mỗi người lại quan tâm
đến việc người khác nhìn nhận và đánh giá mình như thế nào để điều chỉnh
cho thích hợp. Cái tôi của một người được lớn lên trong quá trình tương tác
với người khác và những đánh giá từ người khác (Viện Tâm Lý học, 2014)
4


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
Tôi là ai: chú ý trả lời theo những câu hỏi của giảng viên cho trong slide
tuần 1.
Tìm hiểu sâu các lý thuyết về cái tôi: Thuyết phân tâm học của Sigmind
Freud, thuyết phát triển tâm lý tính dục, thuyết tương tác biểu tượng, lý
thuyết “Soi gương = The looking-glass self” của Charles H. Cooley (18241929), thuyết nhân văn …
LÝ THUYẾT SOI GƯƠNG
Hình ảnh cái tôi là hình ảnh chủ quan của mỗi người về bản thân mình, nhưng để
định hình được hình ảnh chủ quan đó, thì mỗi người lại quan tâm đến việc người
khác nhìn nhận và đánh giá mình như thế nào để điều chỉnh cho thích hợp. Cái tôi
của một người được lớn lên trong quá trình tương tác với người khác và những
đánh giá từ người khác.
Soi gương, ta thấy mình trong đó. Mình thích hình ảnh của mình thế nào thì sẽ
chỉnh sửa thế đó sao cho có một hình ảnh bản thân ưng ý nhất. Nói rộng ra, đó là

hình ảnh cái tôi của mỗi người. Vậy dựa vào đâu mà ta chỉnh sửa hình ảnh của bản
thân mình?
Trong tâm lý học, hình ảnh cái tôi là khái niệm nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học. Mỗi người đều có những cách tiếp cận khác nhau đến khái niệm
này. Ở đây, bài viết đề cập đến cách tiếp cận đến cái tôi từ tâm lý học xã hội – một
phân ngành nghiên cứu các ảnh hưởng xã hội đến tâm lý con người.
Có khi nào chỉ cần sự hiện diện của người khác thôi cũng đủ khiến bạn thấy khó
chịu và căng thẳng ? Khi không biết chính xác những gì người khác đánh giá về
mình, bạn có thể dễ dàng tự nghi ngờ bản thân và kích hoạt cảm xúc bất an. Theo
nhà xã hội học người Mỹ Charles Horton Cooley (1864-1929), mức độ bất an cá
nhân biểu hiện trong các tình huống xã hội được xác định bởi những gì bạn tin
rằng người khác sẽ nghĩ về bạn.
Khái niệm của Cooley về cái tôi trong gương (Looking-glass self 1902) phát biểu
rằng sự trưởng thành của con người được phát triển thông qua tương tác xã hội
giữa bản thân người đó với những cá nhân xung quanh. Góc nhìn của mỗi chúng ta
xuất phát từ sự ngưỡng mộ những phẩm tính cá nhân và ấn tượng từ việc người
khác quan sát ta ra sao. Hay nói cách khác, trên thực tế cách ta nhìn nhận bản thân
mình không phụ thuộc vào bản chất thật sự của ta là ai, mà là từ cách ta tin rằng
những người khác sẽ đánh giá bản thân ta như thế nào.
5


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
Điểm mấu chốt là ở chỗ con người tự định nghĩa bản thân họ dựa trên những điều
họ hiểu về cách người khác cảm nhận chúng. Chúng ta xây dựng hình ảnh bản
thân dựa trên sự phản chiếu từ những hồi đáp hay đánh giá của người khác trong
môi trường sống. Khi còn là một đứa trẻ ta được dạy dỗ theo nhiều cách khác
nhau. Nếu cha mẹ, họ hàng hay những người quan trọng nhận thấy một đứa trẻ là
thông minh, họ sẽ có xu hướng khuyến khích nó phát triển với một số loại kỳ
vọng. Kết quả là, rốt cuộc đứa trẻ đó tự bản thân nó sẽ tin rằng nó là đứa thông

minh. Quá trình tiếp diễn khi chúng ta trưởng thành. Một ví dụ khác, nếu bạn tin
rằng người bạn thân nhất của mình nhìn nhận bạn như một siêu anh hùng, bạn có
khả năng sẽ phóng chiếu hình ảnh đó lên bản thân, mặc dù điều đó chả có ý nghĩa
thực tế nào.
Khái niệm cái tôi trong gương trở thành nền tảng của lý thuyết xã hội học trong
quá trình xã hội hóa loài nguời. Quan niệm cho rằng trong môi trường thân cận,
con người hoạt động như một tấm gương nhằm phản ánh chính mình.
Theo Cooley, quá trình này có ba bước:
Đầu tiên, chúng ta tưởng tượng ra mình hiện diện ra như thế nào trong mắt người
khác. Đôi lúc sự liên tưởng này là chính xác, nhưng cũng có thể là sai vì nó đơn
giản chỉ dựa trên các giả định của chúng ta.
Sau đó, ta hình dung ra những gì người khác sẽ đánh giá dựa trên cách chúng ta
thể hiện bản thân mình.
Cuối cùng, ta phỏng đoán người khác cảm thấy như thế nào về ta, dựa trên những
gì mà họ đánh giá. Kết quả sau cùng là ta điều chỉnh hành vi dựa trên những gì
mọi người nhìn nhận về bản thân ta.
Trong khuôn khổ giả thuyết của Cái tôi trong gương, Cooley nói, " tâm trí là tinh
thần " bởi vì " tâm trí con người là xã hội". Nói cách khác, khả năng tinh thần của
tâm trí là kết quả trực tiếp của sự tương tác xã hội của con người. Từ khi còn nhỏ,
đứa trẻ bắt đầu xác định mình trong bối cảnh của quá trình xã hội hóa. Đứa trẻ học
được rằng tiếng khóc của nó sẽ dẫn đến phản ứng mà nó mong muốn từ cha mẹ
hoặc ông bà, không chỉ khi chúng cần ăn (họ sẽ cho bé ăn khi bé khóc) mà còn khi
chúng muốn nhận được sự chú ý từ họ (họ sẽ bế và dỗ dành bé khi bé khóc). Tiếng
khóc trở thành một biểu tượng xã hội phản ánh nhu cầu tâm lý của đứa trẻ. Vậy là
tiếng khóc sẽ được trẻ sử dụng để tương tác với người khác. George Herbert Mead
mô tả cái tôi là tiền đề của "giữ vai trò của người khác" mà qua đó cái tôi được
hiện thực hóa. Thông qua sự tương tác với người khác, chúng ta bắt đầu phát triển
6



GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
bản sắc mình là ai, cũng như sự đồng cảm với người khác.
Một ví dụ về khái niệm cái tôi trong gương được phát triển thông qua mạng xã hội.
Trên mạng xã hội, người dùng có thể tạo ra hình ảnh đại diện (avatar), một biểu
tượng tùy chỉnh đại diện cho bản thân mình. Hình ảnh đại diện đó có thể phản ánh
chủng tộc, tuổi tác, diện mạo bên ngoài, địa vị … mà người đó thích. Bằng cách
chọn các đặc điểm hình thể hoặc biểu tượng nhất định, hình ảnh đại diện phản ánh
cách mà tác giả tìm kiếm sự chấp nhận trong thế giới ảo và cách mà những biểu
tượng được sử dụng trong việc tạo ra hình ảnh đại diện ảnh hưởng đến hành động
của người khác đối với mình.
Có thể thấy, hình ảnh cái tôi là hình ảnh chủ quan của mỗi người về bản thân
mình, nhưng để định hình được hình ảnh chủ quan đó, thì mỗi người lại quan tâm
đến việc người khác nhìn nhận và đánh giá mình như thế nào để điều chỉnh cho
thích hợp. Một hình ảnh cái tôi không dung hợp với xã hội xung quanh sẽ khiến
con người trở nên cô đơn hơn. Mỗi người sống trong xã hội chẳng phải là đều
mong muốn mình được người khác nhìn nhận, được người khác yêu thương hay
sao?
Không cảm nhận được những đánh giá của người khác về mình, con người sẽ khó
điều chỉnh để có được một hình ảnh cái tôi thích hợp trước mắt người khác trong
cộng đồng văn hóa của mình. Nhưng quá nhạy cảm với các đánh giá của người
khác, con người sẽ trở nên stress, lo âu và dần dần mất bản sắc cá nhân.
Xây dựng hình ảnh bản thân lành mạnh
Vậy câu hỏi đặt ra là: làm sao ta hoặc bất kỳ một ai khác biết được bản chất đích
thực về bản thân mình ? Bạn có thật sự chắc chắn về "con người thật của bạn",
phân tách với mọi ảnh hưởng từ môi trường xã hội bên ngoài. Hẳn là bạn đã từng
trải nghiệm điều này: bạn có dự cảm mạnh mẽ cho rằng người đó không thích bạn,
để rồi sau đó phát hiện ra điều đó không đúng, và rằng người đó thực sự thích
bạn. Thực ra mà nói, "xã hội thực" mà ta nhận thức, không chỉ thường là sai mà nó
còn có thể thậm chí vận hành như một ảo tưởng.
Tất cả mọi người đều mong muốn được yêu thích hay được đánh giá cao cho tài

năng hoặc nhân cách của họ. Nhưng nếu chúng ta có một hình ảnh cá nhân yếu
kém, hay cho rằng ý kiến của người khác quan trọng hơn nhận định riêng của bản
thân thì ta sẽ sống trọn đời theo mong đợi của kẻ khác. Đôi lúc sự nhận xét của
người khác có ý nghĩa với bản thân ta hơn ý kiến của chính chúng ta. Đây hẳn là
7


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
một lối suy nghĩ áp lực, vì nó ngụ ý rằng sự phán xét của người khác có thể điều
hành cuộc sống của bạn.
Quá trình xây dựng "hình ảnh bản thân tưởng tượng" của mỗi cá nhân diễn ra một
cách vô thức. Bạn không hề để ý rằng bạn cố gắng hành xử một cách phù hợp với
mẫu hình tượng mà bạn cho rằng người khác luôn kỳ vọng ở bạn. Nếu một người
phát triển một hình ảnh bản thân tiêu cực thì lòng tự trọng ở người đó sẽ có xu
hướng thấp. Lòng tự trọng thấp và hình ảnh bản thân nghèo nàn từ lâu đã được liên
kết đến một loạt các vấn đề tâm lý, và điều cần làm là đối phó với các cá nhân thụ
động phụ thuộc quá mức vào đời sống xã hội để xây dựng hình ảnh bản thân. Do
vậy, ta nên phát triển một hình ảnh bản thân chủ yếu dựa trên những gì ta tự nhìn
nhận hơn là theo cách ta tin rằng mọi người sẽ đánh giá ta.
Khái niệm về cái tôi trong gương cung cấp cái nhìn sâu sắc không chỉ trong suy
nghĩ của riêng mỗi người, mà nó còn cho ta biết làm thế nào con người hình thành
cá tính dựa trên sự phản hồi, đánh giá từ người khác. Chừng nào ta còn tương tác
với những người xung quanh chừng đó ta còn phải chấp nhận chịu tổn thương để
thay đổi hình ảnh cá nhân - một quá trình diễn ra xuyên suốt trong cuộc sống của
mỗi chúng ta.
Quote:Dựa trên lí thuyết về tương tác biểu tượng, có thể giải thích được về cách
thức cá nhân học hỏi để đáp ứng lại các kì vọng của người khác và cách thức họ
đánh giá bản thân mình mỗi khi họ đáp ứng. Hệ thống các hành động và các phản
ứng đó của cá nhân cũng có thể được coi như một quá trình xã hội hóa. Chính hệ
thống đó làm hình thành nên cái tôi. Cái tôi được phát triển thông qua sự tác động

qua lại với những người khác, họ được đánh giá, hướng dẫn. Như vậy, cái tôi
mang tính chất phản ánh.
Tính chất phản ánh của cái tôi đã được Cooley (1902) nêu ra khi ông đưa ra khái
niệm "cái tôi trong gương". Theo ông cá nhân thực hiện một hành vi nào đó và cơ
thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của những cá nhân khác
xung quanh. Sau đó, cá nhân lí giải phản ứng đó về những hành vi của mình. Nhờ
vậy, cá nhân hiểu được cái tôi của mình và có phản ứng tương ứng đối với những
đánh giá (dù có chính xác hay không) bằng sự xấu hổ (khi nhận được những phản
ứng tiêu cực) hoặc tự hào (khi nhận được những phản ứng tích cực. Những phản
ứng của người khác là một sự phản chiếu trở lại đối với cá nhân và những phản
ứng đó là cơ sở cho sự đánh giá. Khả năng lí giải và phản ứng với những đánh giá
của người khác là cơ sở của quan niệm cho rằng cái tôi chính là ý thức của cá nhân
về bản thân mình và hành vi của mình. Khi các lí giải không đúng, cái tôi sẽ phản
8


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
ánh kém chính xác hơn đối với môi trường xã hội. Như vậy quan niệm về cái tôi
của một cá nhân không chỉ được định hình bởi sự tác động qua lại với những cá
nhân khác mà còn đóng vai trò qua trọng trong việc quyết định các ứng xử trong
các quan hệ xã hội. Cái tôi là kết quả của tương tác xã hội đồng thời cũng tác động
lên những tư
Huong PM dịch -Tham khảo từ
/>NguỒn: /> />Cái tôi của Hutchison (2008)-Slide bài giảng.
Sáu khái niệm ý thức về cái tôi
• là một linh hồn,
• là một hoạt động tổ chức,
• là một cấu trúc nhận thức,
• là một hoạt động bằng lời nói,
• là một kinh nghiệm của sự cố kết, hoặc

• là một dòng chảy của kinh nghiệm.
Cái tôi là một linh hồn:
• là lương tâm, là cái tôi bất biến, không thay đổi, hiện diện ngoài môi
trường vật chất và ngoài cơ thể vật chất, có lẽ vượt trên cả đời sống của
cơ thể vật chất.
Cái tôi là một hoạt động tổ chức,
• là người khởi xướng hoạt động, người tổ chức những hành động, và là
người trung gian hòa giải những xung đột bên con người/môi trường;
• là một thực thể phát triển trong việc tổng hợp những kinh nghiệm.
Cái tôi là một cấu trúc nhận thức:
• là nhà tư tưởng và nhà định nghĩa về thực tế thông qua các hoạt động có ý
thức, mà những hoạt động này hỗ trợ tính ưu việt của tư duy nhận thức.
Cái tôi là một hoạt động bằng lời nói,
9


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
là sản phẩm của độc thoại bên trong và trò chuyện chia sẻ với những người
khác, sản phẩm của những gì chúng ta nói về chúng ta là ai.
Cái tôi là một kinh nghiệm của sự cố kết, hoặc
• Ý nghĩa của sự gắn kết đạt được thông qua hành động và phản chiếu;
• Ba yếu tố của cái tôi gồm: thành phần vĩ đại, lý tưởng hóa, và song bản ngã
• Cái tôi vĩ đại (Grandiose self)
• Cái tôi về hình ảnh lý tưởng (Idealized parent image)
• Cái tôi về song bản ngã (Twinship)
• 1. Cái tôi vĩ đại (Grandiose self) bắt nguồn từ những điều tích cực mà
chúng ta có được từ những người khác. Nó làm gia tăng lòng nhiệt huyết và
mong muốn, khát vọng làm những gì cao cả và tốp đẹp.
• 2 . Cái tôi về hình ảnh lý tưởng (Idealized parent image) là sự hướng dẫn
từ những người khác, và từ đó đưa đến khả năng tự định hướng và thiết lập

mục tiêu.
• 3 . Cái tôi về song bản ngã (Twinship) là khuynh hướng xã hội tự nhiên
của chúng ta kết nối với những người khác và thông qua quá trình này,
chúng ta phát triển kỹ năng và tài năng cá nhân.
Cái tôi là một dòng chảy của kinh nghiệm.
Theo quan điểm nhân văn, khái niệm về cái tôi như là một quá trình tích lũy
liên tục của kinh nghiệm có thể gần gũi hơn với những gì chúng ta đang
thực sự sống hơn là bất kỳ khái niệm nào khác. Ý thức là dòng chảy có quan
liên với triết lý và lý thuyết thực hành của chủ nghĩa hiện sinh (Krill, 1996).
• Quan điểm hiện sinh tin rằng không có bản chất con người tiêu chuẩn hay
"đúng".
• Tất cả con người là độc đáo, một mình, và không thể phân loại.
• Chúng ta là ai là một khái niệm chủ quan và luôn thay đổi.
• Cái tôi luôn trong trạng thái đang vận hành (in process).
• Tự do để được lựa chọn và nhu cầu được khám phá hoặc tạo ra ý nghĩa cho
chính mình.
Nguồn: Hutchison, 2008, trích từ Frankl (1988)
CHƯƠNG 2: NHỮNG CHIỀU KÍCH CỦA HÀNH VI CON NGƯỜI
(HVCN): CON NGƯỜI, MÔI TRƯỜNG, & THỜI GIAN
• Các chiều kích của HVCN:
▪ Chiều kích con người
▪ Chiều kích môi trường
10


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
▪ Chiều kích thời gian
• Các cách hiểu về hành vi con người
Tóm tắt: Slide bài giảng + Mô hình phân tích hành vi con người ĐA CHIỀU
KÍCH + một số GIẢ ĐỊNH lý thuyết và nghiên cứu về hành vi con người

Khi xem xét, đánh giá, phân tích, lý giải… một hành vì thì phải xem HVCN
là một hiện tượng phức tạp và bị tác động bởi nhiều chiều kích/yếu tố như: sinh
học, tâm lý, tâm lý xã hội, tinh thần, môi trường vật lý, văn hóa, gia đình, nhóm
nhỏ, tổ chức chính thức, cộng đồng, thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội, phong trào
xã hội, v.v. Những chiều kích này đan cài vào nhau một cách phức tạp; vì vậy, đòi
hỏi NVXH phải có kiến thức, lý thuyết đa ngành và các phương pháp khoa học để
hiểu về HVCN và MTXH.
• Xem mô hình tiếp cận đa chiều kích: Con người, môi trường, thời gian –
slide bài giảng

11


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015

• Chiều kích con người gồm 4 chiều kích:
o Con người sinh học
o Con người tâm lý
o Con người tâm lý xã hội
o Con người tinh thần
• Chiều kích môi trường gồm 9 chiều kích
o Môi trường vật lý
o Văn hóa
o Các thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội
o Gia đình
o Nhóm nhỏ
o Các tổ chức chính thức
o Cộng đồng
o Phong trào xã hội,
o Mối quan hệ cặp đội

• Chiều kích thời gian
o Xu hướng
o Chu kỳ
12


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
o Đột biến
o Thời gian tuyến tính
CHIỀU KÍCH CON NGƯỜI
1.1 Con người sinh học: Gồm các hệ sinh học, cơ quan, tế bào, và sinh hóa của
cơ thể.
• hệ thần kinh,
• hệ nội tiết,
• hệ miễn dịch,
• hệ tim mạch,
• hệ thống cơ xương,
• hệ sinh sản.
1.2 . Con người tâm lý: các tiến trình tinh thần và tâm trí.
• Nhận thức:quá trình tư duy có ý thức, LT Jean Piaget, LT học tập XH,
LT tư duy đạo đực, LT thông minh của Gardner, LT của Kohlberg về
PT đạo đức.
• Cảm xúc: cảm giác/nhận, (LT sinh lý về cảm xúc, LT phân tâm học,
LT bản ngã, LT quy kết, LT trí tuệ cảm xúc, LT XH về cảm xúc,
• Cái tôi (bản sắc/căn tính).
1.3. Con người tâm lý xã hội: Cái tôi trong mối quan hệ, sự căng thẳng, khả năng
ứng phó và tính thích nghi.
• LT quan hệ chủ thế
• LT nữ quyền về mối quan hệ
• LT căn tính XH

• Các khái niệm về căng thẳng
1.4 . Con người tinh thần: các khía cạnh tinh thần của con người: tìm kiếm ý
nghĩa sống và mục đích trong cuộc sống.
CHIỀU KÍCH MÔI TRƯỜNG: gồm 9 chiều kích
2.1.Môi trường vật lý: các khía cạnh vật chất tự nhiên và nhân tạo của môi trường.
Ví dụ: nước, mặt trời, cây cối, nhà cửa, cảnh quan
2.2 . Văn hóa: Một tập hợp các hiểu biết thông thường, hiển nhiên trong cả hành
vi và các vật chất tác tạo.
2.3 . Thiết chế xã hội và cơ cấu xã hội:
• TCXH: là những kiểu tổ chức quan hệ xã hội trong một lĩnh vực cụ thể của
đời sống xã hội. Ví dụ: gia đình , tôn giáo, kinh tế, giáo dục, …
• Cơ cấu xã hội: Một tập hợp các tổ chức xã hội do con người đặt ra nhằm áp
đặt những hạn chế nên sự tương tác của con người vì mục đích của sự sống
còn và hạnh phúc của tập thể . Ví dụ: tầng lớp xã hội.
13


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
2.4. Môi trường Gia đình : những nhóm từ hai hay nhiều người trở lên được gọi là
gia đình và chịu trách nhiệm với nhau. Ví dụ: gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng,
thân nhân không quan hệ máu mủ.
2.5 . Nhóm nhỏ: Tập hợp những người tương tác với nhau, tự cảm thấy mình
thuộc về một nhóm, phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau tham gia hoàn thành mục tiêu,
thực hiện một nhu cầu thông qua tham gia hội đoàn, hoặc bị ảnh hưởng bởi một số
quy tắc và chuẩn mực. Ví dụ: nhóm bạn bè, nhóm tự lực, nhóm công tác, nhóm
liên ngành.
2.6. Các tổ chức chính thức: tập thể người có hình thức cấu trúc ở mức độ cao,
làm việc cùng nhau để đáp ứng một mục tiêu hay nhiều mục tiêu.
2.7. Cộng đồng: con người bị ràng buộc bởi mặt địa lý hoặc bởi mạng lưới nối kết
(lưới thông tin liên lạc), chia sẻ các mối quan hệ chung, và tương tác với nhau.

2.8. Phong trào xã hội: hành động tập thể quy mô nhắm thay đổi, hoặc chống lại
sự thay đổi, trong các tổ chức xã hội cụ thể.
2.9 . Bộ đôi (Dyads): Hai người liên kết với nhau theo một cách nào đó. Ví dụ :
cha mẹ và con cái, một cặp vợ chồng lãng mạn, nhân viên xã hội và khách hàng.
CHIỀU KÍCH THỜI GIAN:
Là những sự kiện biến cố xảy ra trong suốt đời một con người và chúng ảnh hưởng
sâu sắc đến hành chi của con người.
3.1. Xu hướng: Kiểu thay đổi lâu dài và đi theo một xu hướng.
Ví dụ: Xu hướng về đa sắc tộc ở Hoa Kỳ.
3.2. Chu kỳ : Kiểu thay đổi ngắn và có xu hướng đảo ngược, lặp đi lặp lại.
Ví dụ :
• Một chu kỳ làm việc hàng tuần mà được xen kẽ với nghỉ ngơi và thư giãn.
• Chu kỳ suy thoái và phục hồi kinh tế.
3.3. Đột biến (shifts): thay đổi hướng một cách đột ngột.
• Ví dụ : thay đổi về cách sống sau một mất mát lớn. Những thay đổi về môi
trường vật lý và xã hội sau một thảm họa tự nhiên (ví dụ:Vụ sập cầu Cần
Thơ năm 2007,
3.4. Thời gian tuyến tính: thời gian theo một đường thẳng: Quá khứ, hiện tại và
tương lai
• Theo thời gian tuyến tính, phạm vi của một số sự kiện là ngắn, chẳng hạn
như một tai nạn xe cộ, thôi việc, trúng số, hoặc một thảm họa tự nhiên
• Mặc dù biến cố cuộc sống là ngắn về phạm vi, nhưng chúng có thể tạo ra
những đột biến và những ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài
Tóm lại: Chiều kích là gì?

14


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
CHIỀU KÍCH (dimension) là một đặc tính/yếu tố/khía cạnh mà nó có thể

được đề cập một cách riêng lẻ, nhưng để hiểu HVCN trong MTXH đòi hỏi
phải xem xét cả những yếu tố khác nữa.
Các chiều kích có thể tập trung nghiên cứu riêng rẽ tại một thời điểm cụ thể
nào đó nhằm giải thích rõ những câu nói/lập luận (statement) trừu tượng hoặc
chung chung về những cấu hình thay đổi của con người và môi trường. Tuy nhiên
HVCN bị tác động bởi nhiều yếu tố, hoặc khó tách biệt đâu là yếu tố nguyên nhân
hay hậu quả của vấn đề. Trong thực hành CTXH cần phải xem xét làm sao những
đặc tính này ảnh hưởng lẫn nhau, làm sao chúng đan cài với nhau và làm thế nào
có nhiều khả năng mở ra cho thực hành CTXH khi chúng ta nghĩ về HVCN theo
cách tiếp cận đa chiều.
ỨNG DỤNG chương 2 TRONG THỰC HÀNH CTXH:
Phương pháp tiếp cận đa chiều được nêu trong chương này cho thấy có
nhiều nguyên tắc để đánh giá và can thiệp trong thực hành công tác xã
hội, vừa phòng ngừa và vừa trị liệu:
• Trong quá trình đánh giá, thu thập thông tin về tất cả các khía cạnh
quan trọng về cấu hình thay đổi của con người và môi trường.
• Trong quá trình đánh giá, cố gắng xem tình huống từ nhiều quan
điểm. Sử dụng nhiều nguồn dữ liệu như: những người xung quanh,
người thân yêu, và quan sát trực tiếp
• Khuyến khích mọi người kể những câu chuyện của chính họ, và chú ý
đến cách họ diễn tả các kiểu mà họ đối phó trong các chuỗi sự kiện của
các cấu hình con người - môi trường của họ.
• Sử dụng cơ sở dữ liệu đa chiều để phát triển một hình ảnh năng động
về cấu hình con người - môi trường
Liên kết các chiến lược can thiệp với các chiều kích đánh giá
• Nhìn chung, mong đợi kết quả hiệu quả hơn từ can thiệp đa chiều, bởi
vì mỗi tình huống câu chuyện là đa chiều kích.
• Đặc biệt chú ý đến tác động của tính đa dạng và sự bất bình đẳng về
những câu chuyện và tình huống độc đáo mà NVXH gặp phải.
• Xem những lý thuyết và nghiên cứu nào phù hợp với các câu chuyện,

tình huống độc đáo được kể.
• Sử dụng kiến thức tổng quát để đưa ra các giả thuyết tạm thời để
khám phá các tình huống độc đáo.
• Hãy suy nghĩ về thực hành công tác xã hội như là một sự vận động
một liên tục, biện chứng giữa kiến thức độc đáo và kiến thức tổng quát .
15


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
CHƯƠNG 3: CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT ĐỐI VỚI HÀNH VI CON
NGƯỜI
• Tám quan điểm đa chiều cho một cách tiếp cận đa chiều kích ĐỐI VỚI
HVCN
o Quan điểm của xã hội học
▪ Quan điểm hệ thống
▪ Quan điểm xung đột
▪ Quan điểm kiến tạo xã hội
▪ Quan điểm lựa chọn lý trí
o Quan điểm của tâm lý học
▪ Quan điểm tâm động học
▪ Quan điểm phát triển
▪ Quan điểm hành vi xã hội
▪ Quan điểm nhân văn
Tóm tắt: Slide bài giảng
Hiểu 8 quan điểm: Hệ thống, xung đột, lựa chọn lý trí, kiến tạo xã hội, phân
tâm, phát triển, hành vi xã hội và nhân văn,
Áp dụng kiến thức của 8 quan điểm này vào phân tích các trường hợp điển
cứu,
Áp dụng kiến thức của 8 quan điểm này và kết hợp với các kiến thức đã và
đang học vào thực hành các qui trình nhận diện, đánh giá, can thiệp và lượng giá,

• Quan điểm của xã hội học
o Quan điểm hệ thống
✓ Hệ thống gồm các thành viên (bộ phận) liên quan với nhau, hình
thành một tổng thể có liên kết.
✓ Mỗi bộ phận của hệ thống đều tác động lên tất cả các bộ phận khác và
toàn hệ thống.
✓ Tất cả hệ thống đều có hệ thống con.
✓ Hệ thống duy trì ranh giới và ranh giới tạo ra những bản sắc riêng.
✓ Sự tương tác năng động bên trong, giữa các hệ thống tạo ra sự ổn
định và thay đổi, và thậm chí sự thay đổi nhanh chóng.
o Quan điểm xung đột
✓ Nhóm và cá nhân cố gắng để thúc đẩy lợi ích của mình lên trên lợi ích
của người khác.
✓ Quyền lực phân chia không đồng đều, và một số nhóm xã hội này
thống trị nhóm XH khác.
16


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
✓ Trật tự xã hội do nhóm có quyền, thao túng, và kiểm soát của các
nhóm không có quyền.
✓ Thiếu các cuộc xung đột mở là dấu hiệu của sự khai thác, bóc lột.
✓ Các nhóm yếu thế cảm thấy xa lạ với xã hội.
✓ Thay đổi xã hội bắt nguồn từ xung đột, giai đoạn thay đổi làm gián
đoạn khoảng thời gian ổn định lâu dài.
o Quan điểm lựa chọn lý trí
✓ Con người có lý trí và có mục tiêu.
✓ Hành động của cá nhân là dựa vào chọn lựa nào mang lại lợi ích nhất,
cũng như con người cố gắng tối đa hóa lợi ích & chi phí tối thiểu.
✓ Giá trị, tiêu chuẩn, kỳ vọng, và lựa chọn thay thế ảnh hưởng đến việc

đánh giá phần thưởng và chi phí.
✓ Sự trao đổi có đi có lại là cần thiết trong đời sống xã hội.
✓ Quyền lực bắt nguồn từ phân chia, trao đổi tài nguyên không đồng
đều.
✓ Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang 121-122
o Quan điểm kiến tạo xã hội
Thomas & Thomas (1928) cho rằng:
✓ Ý thức con người và ý thức về cái tôi được hình thành thông qua sự
tương tác xã hội.
✓ Thực tại xã hội được tạo ra khi con người phát triển một cách hiểu
biết chung về thế giới của họ thông qua tương tác xã hội,
✓ Người ta hành động cho ngưới khác xem, nhưng họ cũng là tự do,
năng động, và sáng tạo.
✓ Tương tác xã hội là có căn cứ trong tập quán ngôn ngữ, cũng như bối
cảnh văn hóa và lịch sử.
✓ Mọi người có thể thay đổi ý nghĩa trong quá trình tương tác.
✓ Xã hội bao gồm các quá trình xã hội, không phải cấu trúc xã hội.
• Quan điểm của tâm lý học
o Quan điểm tâm động học
✓ Cảm xúc có một vị trí trung tâm trong HVCN.
✓ Vô thức, ý thức, hoạt động tinh thần đều là động cơ/lực của HVCN.
Ví dụ: học tập
✓ Kinh nghiệm thời thơ ấu là trung tâm trong việc thể hiện cảm xúc của
một cá nhân, và do đó, trọng tâm của các vấn đề của cuộc sống diễn
ra suốt cuộc đời.
✓ Cá nhân có thể trở nên quá tải bởi nhu cầu đòi hỏi bên trong và/hoặc
bên ngoài.
17



GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
✓ Cá nhân thường xuyên dùng cơ chế bảo vệ cái tôi để tránh bị choáng
ngợp bởi nhu cầu bên trong và/hoặc bên ngoài.
✓ Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang101-109.
o Quan điểm phát triển
✓ Phát triển con người xảy ra trong những giai đoạn tuổi tác rõ ràng.
✓ Mỗi giai đoạn của cuộc đời là khác nhau về chất lượng.
✓ Mỗi giai đoạn được xây trên các giai đoạn trước đó.
✓ Phát triển con người là một sự tương tác phức tạp bởi các yếu tố sinhtâm-xã hội.
✓ Di chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo liên quan đến
nhiệm vụ mới và những thay đổi về vị thế và vai trò.
✓ Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang112-115.
o Quan điểm hành vi xã hội
✓ HVCN được học khi con người tương tác với môi trường.
✓ Quá trình học tập diễn ra trong các môi trường khác nhau tạo ra sự
khác biệt trong HVCN.
✓ Các vấn đề của con người được hình thành như là hành vi không
mong đợi.
✓ Tất cả hành vi có thể được định nghĩa & thay đổi.
✓ HVCN được học thông qua sự liên kết với các kích thích thuộc môi
trường, bằng cách tăng cường hành vi, và bằng cách bắt chước, và
bằng các ý nghĩa và kinh nghiệm cá nhân.
o Quan điểm nhân văn
✓ Mỗi người đều độc đáo và có giá trị.
✓ Mỗi người có trách nhiệm với sự lựa chọn trong giới hạn tự do.
✓ Con người luôn có khả năng thay đổi chính bản thân, thậm chí có thể
tự thay đổi nhanh và triệt để.
✓ HVCN chỉ có thể được hiểu từ chính hiện tượng tự thân – từ khung
tham chiếu bên trong của từng cá nhân
✓ HVCN được thúc đẩy bởi một sự mong muốn phát triển, ý nghĩa cá

nhân, và năng lực, và bởi một nhu cầu trải nghiệm một mối quan hệ
với những người khác.
✓ Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang 115-120.
Ứng dụng 8 quan điểm trên trong thực hành CTXH:
Tám quan điểm về HVCN được học và thảo luận trong chương này đề xuất
một loạt các nguyên tắc cho can thiệp và đánh giá CTXH :
18


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
• Trong đánh giá CTXH, cần phải xem xét quá trình chuyển đổi vai trò
gần đây của thân chủ có thể ảnh hưởng đến họ. Hỗ trợ gia đình và
nhóm nhìn lại và dàn xếp lại các cấu trúc vai trò không như ý. Phát
triển mạng lưới hỗ trợ cho những người trải qua thách thức trong giai
đoạn chuyển đổi vai trò.
• Trong đánh giá, xem xét việc sắp xếp quyền lực, những lực áp bức, và
sự xa lạ từ chính thân chủ và những người xung quanh. Khi có thể, hỗ
trợ sự phát triển những cách hành động để đối phó với những hình
thức thống trị. Phải ý thức được năng động quyền lực (power
dynamics) trong mối quan hệ với thân chủ, khi làm việc với những thân
chủ không tình nguyện, nói thẳng về những giới hạn và việc dùng
quyền lực.
• Trong đánh giá, xem xét các hình thức tương tác trong mạng lưới hỗ
trợ xã hội của thân chủ, gia đình, và các tổ chức, dùng biểu đồ sinh thái
để lập bản đồ mạng lưới sẽ rất hữu ích. Khi có thể, hỗ trợ cá nhân, gia
đình và tổ chức dàn xếp lại hình thức tương tác không suôn sẻ. Xem xét
làm thế nào mà chính sách xã hội có thể giúp họ gia tăng những hành vi
phù hợp với XH.
• NVXH bắt đầu công việc bằng cách tìm hiểu tình hình của thân chủ ra
sao. Giúp thân chủ suy nghĩ về môi trường mà trong đó có việc xây

dựng hình ảnh bản thân và những tình huống được phát triển. Khi làm
việc trong các tình huống đặc trưng bởi sự khác biệt trong hệ thống
niềm tin, hỗ trợ các thành viên tham gia vào các cuộc thảo luận chân
thành và sắp xếp cách hành động.
• Khi thích hợp, hỗ trợ thân chủ trong việc thể hiện cảm xúc xung đột và
với sự hiểu biết là những cảm xúc này có liên quan đến những sự kiện
đã qua. Giúp họ phát triển sự tự nhận thức và tự kiểm soát khi cần
thiết. Hỗ trợ thân chủ trong việc định vị và sử dụng tài nguyên môi
trường.
• Trong đánh giá, xem xét bối cảnh gia đình, văn hóa và lịch sử theo thời
gian và kinh nghiệm của các giai đoạn phát triển. Nhận diện sự phát
triển của con người là độc đáo và suốt đời.
• Trong đánh giá, xem xét họ học cách ứng xử ra sao trong tiến trình học
tập. Nhanh nhạy nắm bắt cách họ đã học trở nên người vô dụng khi họ
thiếu động lực thay đổi. Xem xét những vấn đề công lý xã hội và công
bằng trước khi tham gia vào thay đổi hành vi.
• Phải nhận thức được rằng có thể có sự đánh giá khác biệt nhất định
giữa NVXH và thân chủ về tình hình của thân chủ. Tôn trọng giá trị tự
19


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
quyết. Tập trung vào những điểm mạnh chứ không phải là bệnh lý hay
vấn đề.
CHƯƠNG 4: CHIỀU KÍCH CON NGƯỜI SINH HỌC
• Hệ thống sinh học như là một phương pháp tiếp cận hòa nhập
• Sáu hệ sinh học: hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ cơ
xương khớp, & hệ sinh sản.
Tóm tắt: Slide bài giảng
Hành vi con người rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều chiều kích/yếu tố.

Trong những điều kiện và tình huống đặc biệt, chúng ta có thể chỉ tập trung nghiên
cứu một chiều kích, ví dụ như: chiều kích sinh học, nhưng để hiểu hành vi con
người một cách toàn diện, đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều chiều
kích/yếu tố. Vì vậy, NVXH cần hiểu sâu những mối quan hệ giữa sức khỏe thể
chất, sức khỏe tâm lý, và điều kiện môi trường bên ngoài.
Một trong những chiều kích quan trọng của con người là chiều kích sinh
học. Chức năng sinh học là kết quả của sự tương giao phức tạp trong tất cả các hệ
thống sinh học. Không có hệ thống sinh học nào hoạt động trong cô lập. NVXH
cần hiểu các chức năng của 6 hệ sinh học và áp dụng các kiến thức sinh học vào
việc phân tích, đánh giá, can thiệp các trường hợp điển cứu trong thực hành
CTXH.
1. Hệ thống sinh học là một phương pháp tiếp cận hòa nhập với hành
vi con người
Theo WHO (1948), sức khỏe KHÔNG phải là tình trang không có bệnh
tật hoặc đau ốm mà đó là một tình trạng an lạc (well-being) toàn diện về
thể lý, tâm thần và xạ hội (Ngô Minh Uy, báo Tuổi Trẻ, 2014)
◦ Sự khỏe mạnh về thể lý
◦ Sự khỏe mạnh về tinh thần
◦ Sự khỏe mạnh về xã hội
Theo quan điểm hệ thống, chức năng sinh học:
▪ Có thể hiểu bằng những lý thuyết về nội môi, có liên quan đến việc
mô tả và giải thích hoạt động của các cơ quan, chẳng hạn như hệ
thống cơ quan nội tạng, di truyền, cấu trúc tâm lý nội tâm, quy trình,
v.v
▪ Kết quả từ sự tương tác phức tạp giữa tất cả các hệ thống sinh học
• Được đan xen với nhau và không thể tách rời với các chiều kích tâm
lý, xã hội và tinh thần
20



GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
• Nằm trong một mô hình sức khỏe xã hội, được quan niệm rằng sức
khỏe là một kinh nghiệm cá nhân nằm trong bối cảnh sống của cộng
đồng, nhóm, tổ chức, xã hội.
Theo quan điểm nhân văn, chức năng sinh học:
◦ Không được xem hành vi con người trong một khuôn khổ bệnh tật
◦ Xem xét sự độc đáo và điểm mạnh của cá nhân.
Theo quan điểm kiến tạo xã hội, chức năng sinh học:
◦ HVCN bị ảnh hưởng bởi văn hóa chung về “vai trò mong đợi” đối với
người có những khiếm khuyết về sinh học nhất định
◦ Có thể là một chức năng của môi trường bên ngoài, chứ không phải
chức năng sinh học, ví dụ: đặc điểm của công việc, thái độ cá nhân,
và nguồn lực sẵn có, sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hay người sử dụng
lao động, sự tiếp cận với phương tiên giao thông, v.v
2. Sáu hệ sinh học, cụ thể:
2.1. Hệ Thần Kinh
 Đ/n: Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa,
kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ thể
thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh.
 Hệ thần kinh ngoại vi: Gồm rất nhiều dây thần kinh chạy khắp cơ
thể và liên kết HTKTU với các cơ quan và chi. Có 2 chức năng: 1)
Dây thần kinh cảm giác: nhận thông tin đưa đến não, ví du khi chúng
ta nếm cái gì đó. 2)Dây thần kinh vận động: mang thông tin từ não
xuống cơ thể & hướng dẫn cơ thể hành động.
 Hệ thần kinh trung ương: não bộ và xương sống. Não bộ gồm: Vỏ
não, đại não, tiểu não, trụ não, & não giữa. Chức năng của các thùy và
rối loạn chức năng.
 Các loại bệnh về tâm thần, căng thẳng, trầm cảm v.v
2.2. Hệ Nội Tiết
• Sinh ra các hormone

• Đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển, sự trao
đổi chất, học tập, và ghi nhớ
• Kiểm soát nhiệt, cảm xúc, hoạt động tình dục và sinh sản,
• Giúp cơ thể đáp ứng trong những trường hợp khẩn cấp như đói,
nhiễm trùng, chấn thương, stress tâm lý.
21


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
• Các loại bệnh: Tiểu Đường, Tuyến Giáp, Stress v.v ảnh hưởng tới
HVCN
2.3. Hệ Miễn Dịch
• Một hệ thông gồm các cấu trúc, mô, tế bào, &các bộ phận khác cùng
làm việc với nhau để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh
• Tạo ra các kháng thể và các tế bào để tấn công các yếu tố lạ xâm nhập
vào cơ thể
• Phát triển mạnh trong suốt thời thơ ấu và giảm hiệu quả khi lớn tuổi
• Trục trặc khi mục tiêu nhầm lẫn các bộ phận của môi trường bên
trong
• Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể gây ra các bệnh tự miễn, viêm
nhiễm và ung thư.
• Bệnh tự miễn là do hệ miễn dịch tấn công mô thường do nhầm tưởng
là sinh vật bên ngoài.
• Các bệnh tự miễn hay gặp bao gồm HIV/AIDs, viêm tuyến giáp
Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường type 1,
và lupus ban đỏ hệ thống v.v ảnh hưởng tới HVCN
2.4. Hệ Tim Mạch
▪ Gồm tim và hệ tuần hoàn máu.
Tim có nhiệm vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và
đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ

tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí
O2.
▪ Bị điều kiển bởi hệ thần kinh tự trị
▪ Bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh trung ương:
▪ Nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong số 1 trên TG
▪ Theo Tổ chức Y tế thế giới:
o 17,5 triệu người/năm trên toàn Thế giới
o Nguyên nhân tử vong do bệnh lý tim mạch nhiều hơn gấp 4 lần
tổng số người tử vong do 3 loại bệnh lý là HIV/AIDS, sốt rét và
lao.
▪ Cứ 3 phụ nữ tử vong thì có 1 người tử vong là do bệnh lý tim mạch.
▪ Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trẻ em sinh ra bị mắc các
bệnh tim bẩm sinh.
▪ Ở VN hiện nay, các bệnh tim mạch đang có khuynh hướng tăng
lên rõ rệt:

22


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015


2.5.






o Những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là: bệnh lý tim mạch đặc

biệt là THA (Tăng huyết áp), bệnh động mạch vành, tai biến mạch
mạch não.
o 25,1% từ 25 tuổi trở lên
o Biến chứng: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ
tim, phình tách thành động mạch chủ…
Các bệnh liên quan như Tăng Huyết Áp, Tiểu Đường, Tim Mạch
Hệ Cơ Xương Khớp
Hỗ trợ và bảo vệ cơ thể và các cơ quan của cơ thể
o Bộ xương bảo vệ các bộ phận cơ thể mềm
o Hộp sọ bảo vệ não
o Lồng ngực bảo vệ tim và phổi
o Xương sống bảo vệ và hỗ trợ cột sống
Tạo sự chuyển động
o Sự co và thư giãn của cơ bắp gắn liền với các bộ xương là cơ sở
cho các cự động tự nhiên
Cả hai sử dụng quá mức và không sử dụng đúng mức đều làm hỏng
hệ thống cơ xương

2.6. Hệ Sinh Sản
• Duy trì giống nòi
• Bao gồm cả cấu trúc bên trong và bên ngoài và có sự khác nhau giữa
nam và nữ
• Trước dạy thì (bất hoạt)-dạy thì (hoạt động) – mãn kinh (suy kiệt)
• Nam tạo tinh trùng, nữ tạo trứng
• Được điều kiển bởi hormones sinh dục
▪ Androgen và testosterone ở nam giới
▪ Progesterone và estrogen ở phụ nữ
▪ Điều kiển bởi thần kinh tự chủ
▪ Kích thích bởi xúc giác-tâm lý
• Giới tính và xu hướng tình dục là nhiều mặt

▪ Văn hóa ảnh hưởng đến các định nghĩa về giới, niềm tin, tín
ngưỡng, và thái độ về xu hướng tình dục và hành vi tình dục
CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT TÂM ĐỘNG HỌC
• LÝ THUYẾT TÂM ĐỘNG HỌC
23


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
Tóm tắt: Slide bài giảng
LÝ THUYẾT TÂM ĐỘNG HỌC CỦA Sigmund Freud(1856-1939)
Lý thuyết tâm động học của Sigmund Freud giải thích rằng hành vi của con
người được thúc đẩy bởi một động lực bên trong, được gọi là nội tâm của con
người (human mind).
Freud là một bác sĩ thần kinh người Áo. Trong sự nghiệp đầu đời của mình,
ông đã sử dụng thuật thôi miên để điều trị cho những người có vấn đề về thể chất
và tình cảm. Từ công việc này, ông bắt đầu khái niệm hóa một lý thuyết về hành vi
con người.
• Freud là học giả đầu tiên áp dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên
cứu tâm lý con người.
• Ông cẩn thận ghi chép công trình nghiên cứu về bệnh nhân, viết những
trường hợp điển cứu, đưa ra những giả thuyết về hành vi con người.
• Ông phát triển lý thuyết Phân Tâm Học-psychoanalysis để nghiên cứu và
giúp bệnh nhân về các vấn đề cảm xúc-tình cảm, dùng những kỹ thuật
như sự tự do liên tưởng-free association & phân tích giấc mơ để xâm nhập
vào những suy nghĩ có ý thức trong đầu.
• Những khái niệm và thuật ngữ như “vô thức-unconscious,” “rối loạn thần
kinh-neurosis,” & “cơ chế bảo vệ-defense mechanism” vẫn tiếp tục được sử
dụng cho tới ngày nay.
Freud hỏi cái gì thúc đẩy hành vi của chúng ta? Câu trả lời là chúng ta bị
thúc đẩy bởi bản năng.

Freud mô tả hai loại bản năng: Bản năng sống và bản năng chết . Bản năng
sống là một loại động lực. Freud cũng sử dụng thuật ngữ “ham muốn tình dục”,
hoặc “năng lượng tình dục” cho bản năng sống.
Bản năng sống phục vụ mục đích sống còn và khuyến khích tăng trưởng,
phát triển và sáng tạo. Freud cho rằng tất cả các hành động ham muốn là bản năng
sống.
Bản năng chết là một loại động lực khác. Bản năng chết giải thích hành vi
có khuynh hướng hung hăng, gây hấn. Freud tin rằng quản lý được hành vi hung
hăng, gây hấn là một thách thức lớn của bản chất con người .
24


GV Biên Soạn: Doãn Thi Ngọc 2015
Freud cho rằng hai bản năng sống và chết cơ bản không phải lúc nào cũng
được xã hội chấp nhận. Khi mọi người thể hiện hành vi đó thì không được chấp
nhận, họ thường bị trừng phạt, cảm giác tội lỗi và lo lắng.
Lý thuyết của Freud mô tả một cuộc xung đột giữa nhu cầu bản năng của
một người để thỏa mãn và những nhu cầu của xã hội đối với quá trình xã hội hóa.
Đối với Freud, xu hướng cốt lõi của một người là tối đa hóa sự thỏa mãn bản năng
trong khi giảm thiểu hình phạt và tội lỗi. Freud nhấn mạnh mối quan hệ giữa kinh
nghiệm nội tâm, hành vi, vai trò-chức năng xã hội. Lý thuyết này cho rằng sự
xung đột giữa các yếu tố động cơ vô thức ảnh hưởng đến hành vi
CẤP ĐỘ Ý THỨC:THEO FREUD CÓ 3 CẤP ĐỘ Ý THỨC
• CẤP ĐỘ CÓ Ý THỨC (conscious): là trạng thái nhận thức hiện tại, tiếp xúc
với thực tế. Nó hoạt động chỉ khi cá nhân đó tỉnh táo.
• CẤP ĐỘ TIỀM THỨC (preconscious), trong đó bao gồm tất cả các thông
tin mà bạn hiện không nhận thức được nhưng có thể được nhớ lại. Có những
kỷ niệm lãng quên một phần có thể được nhắc lại theo ý muốn, như lỡ lời,
nhớ mặt quên tên và quên lời hứa. Tiềm thức phục vụ như là "người canh
gác" bằng cách ngăn chặn tạo những ký ức không thể chấp nhận hay lo âu

nhằm đạt đến nhận thức có ý thức.
• CẤP ĐỘ VÔ THỨC (unconscious):Vô thức là phần lớn nhất của tính cách
mà thường được so sánh với các tảng băng chìm dưới nước có chứa bộ nhớ
bị lãng quên và không thể mang lại ý thức theo ý muốn.
Mô hình 3 cấu trúc tâm trí về nhân cách
Theo lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud trong TÂM TRÍ có ba
phần nhân cách, bao gồm: xung động bản năng (Id), siêu ngã (Superego), và bản
ngã (Ego). Id phát triển đầu tiên, rồi đến bản ngã, và cuối cùng là siêu ngã sẽ phát
triển.
Id là thành phần sinh học của tính cách và bao gồm các bản năng. Id hoạt
động trong vô thức. Nó hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc hay thỏa mãn.
Nguyên tắc khoái lạc/thỏa mãn này cho rằng tất cả các nhu cầu của bạn cần được
đáp ứng ngay lập tức bất kể tình hình hiện tại ra sao (Ví dụ: đói phải ăn ngay.
Nhưng muốn có thức ăn phải có tiền. Muốn có tiền phải làm việc).
• Đòi hỏi đáp ứng nhu cầu mà không quan tâm đến đạo đức, đến xã hội,
đến những người khác.
25


×