Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

QUY CHE CHUYEN MON TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.5 KB, 19 trang )

PHÒNG GD&ĐT LÂM HÀ
TRƯỜNG THCS TÂN THANH
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do- Hạnh phúc

/QĐ-TT

Tân Thanh, ngày 10 tháng 9 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH
Về Ban hành Quy chế Chuyên môn
Năm học 2018 – 2019
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS TÂN THANH
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung
học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;
Căn cứ Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học và Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm
theo Thông tư số 29 và 30/2009/TT-BGDĐTngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Xét đề nghị của Bộ phận Chuyên môn của nhà trường.

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Quy chế chuyên môn của trường trung học cơ sở Tân
Thanh (văn bản đính kèm).


Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Tổ trưởng các tổ, và các cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường chịu
trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT.TĐ

HIỆU TRƯỞNG


PHÒNG GD&ĐT LÂM HÀ
TRƯỜNG THCS TÂN THANH
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc

/QC-TT

Tân Thanh, ngày 10 tháng 9 năm 2018

QUY ĐỊNH
Về việc thực hiện Qui chế chuyên môn
của trường trung học cơ sở Tân Thanh
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……./QĐ-TT, ngày 10 tháng 09 năm 2018)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Văn bản này quy định về hồ sơ sổ sách chuyên môn; quy trình, nội dung tổ chức

thực hiện các hoạt động; quản lý, khai thác sử dụng, lưu giữ các loại hồ sơ của nhà trường
trung học cơ sở Tân Thanh.
Quy định áp dụng cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường trung học
cơ sở và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Mục đích
Làm căn cứ để tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác quản lý của Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng; việc thực thi nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên nhà
trường. Tạo động lực phát huy tinh thần chủ động, tích cực trong công tác; thực hiện dân
chủ, công bằng và công khai; hạn chế các tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy
và học. Đồng thời là cơ sở để đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại công chức hàng năm.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN TỔ CHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG
I Nhiệm vụ :
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều
20 của Điều lệ này;


c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và
các cấp có thẩm quyền;
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp
có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm
tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với
giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao
động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt
kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương
trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và
quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học
sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công
tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực
hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng
các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng
phân công;
b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu
trưởng uỷ quyền;
d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng
các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đồng chí Thư ký hội đồng:
- Xếp thời khoá biểu, làm báo cáo, thống kê hàng tháng, báo cáo định kỳ, đột xuất,
báo cáo năm học.
- Ghi nghị quyết hội đồng trường, họp lãnh đạo, kiểm diện nề nếp hội họp.
- Cùng BGH đôn đốc, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn.
- Cùng BGH làm hồ sơ kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện.


- Thông báo lịch tuần.
- Làm nhiệm vụ thư ký các Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, tuyển sinh.

- Làm các công việc khác khi BGH trực tiếp phân công.
- Cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách các kỳ thi; kiểm tra, tổng kết điểm,
phê học bạ;
- Cùng các đồng chí lãnh đạo làm các loại báo cáo, công văn.

4. Nhiêm vụ của Tổ trưởng
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và
quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và
các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy
định khác hiện hành;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu
công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.. Nội dung SH được HPCM duyệt vào sáng thứ 2
của tuần có sinh hoạ CM. HP chưa duyệt coi như không có buổi họp tuần đó, Tổ trưởng
chịu trách nhiệm trước HT. HPCM báo HT về việc duyệt nội dung họp của Tổ Cm)
Nội dung sinh hoạt gồm: Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Thống nhất
phương pháp giảng dạy cho những bài, những vấn đề hay, khó; những tiết dạy chuyên đề;
nội dung ôn tập, kiểm tra cuối chương, cuối kì; nội dung dạy học tự chọn; dạy HSG, HS
yếu, nâng cáo chất lượng lớp.....
- Hoàn thành và lưu hồ sơ, sổ sách (được quy định ở mục I.1 của quy chế này).
- Phân công dạy thế, dự giờ.
- Tổ chức ngoại khóa, thao giảng, chuyên đề (giáo viên phải chịu sự phân công của
T.Trưởng).
- Phân công và quản lí việc kiểm tra tập trung theo kế hoạch kiểm tra của nhà
trường.
- Dự giờ xếp loại, hoặc rút kinh nghiệm.
- Tổ trưởng CM phải nộp báo cáo hoạt động của tổ hàng tháng, kế hoạch tháng vào
ngày 28 hàng tháng. Nộp toàn bộ hồ sơ tổ khi BGH yêu cầu.

- Nộp đề kiểm tra về Chuyên môn trước khi kiểm tra 3 ngày để duyệt và sao in.


- Chịu trách nhiệm kiểm tra kế hoạch giảng dạy theo tuần, thường xuyên theo dõi
việc sử dụng ĐDDH của thành viên trong tổ. .
- Tổ chuyên môn cần có đủ hồ sơ sổ sách theo qui định.
- Tổng hợp báo cáo của tổ viên về BGH chính xác, đúng thời gian quy định.
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án tổ viên định kì 1 lần/tháng. Có thể kiểm tra đột
xuất nếu cần.
5. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học
của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia
các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục;
tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng
cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của
học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự
kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh;
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập
và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy
học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

6. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này,
còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn
cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội
có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học
sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển
nhà trường;


d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen
thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra
lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi
sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
e) Trường hợp học sinh bỏ học phải tổ chức vận động học sinh ra lớp.
7. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo
viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có
nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
8. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo
hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh
để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

B. QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG HỒ SƠ, SỔ SÁCH HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. CÁC LOẠI HỒ SƠ SỔ SÁCH
1. Hồ sơ nhà trường

1.1. Sổ đăng bộ;
1.1. Sổ gọi tên, ghi điểm;
1.3. Sổ ghi đầu bài;
1.4. Học bạ HS;
1.5. Sổ cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ;
1.6. Hồ sơ phổ cập giáo dục;
1.7. Hồ sơ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến;
1.8. Sổ Nghị quyết nhà trường;
1.9. Sổ Nghị quyết của Hội đồng trường;
1.10. Hồ sơ thi đua của nhà trường;
1.11. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên;
1.12. Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật HS;
1.13. Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi – đến;
1.14. Sổ quản lý tài sản;
1.15. Sổ quản lý tài chính;
1.16. Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm;
1.17. Hồ sơ quản lý thư viện;


1.18. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ HS;
1.19. Sổ kế hoạch của nhà trường: KHNH, KHKTNB, các KH khác;
1.20. Sổ điều hành các hoạt động của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;
1.21. Hồ sơ quản lý cán bộ, GV;
1.22. Sổ bồi dưỡng cán bộ, GV;
1.23. Hồ sơ tuyển sinh và tốt nghiệp của HS;
1.24. Hồ sơ lên lớp và không được lên lớp của HS;
1.25. Sổ tiếp công dân, sổ theo dõi giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
2. Hồ sơ của giáo viên
2.1. Đối với giáo viên
1. . Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn;

2. Kế hoạch giảng dạy bộ môn (chính khóa, tăng cường), giáo án dạy học tự chọn,
giáo án dạy nghề, giáo án hướng nghiệp; giáo án Hoạt động NGLL;
3. Sổ điểm cá nhân;
4. Sổ dự giờ;
5. Sổ ghi chép
2.2. Đối với GVCN
1. Kế hoạch chủ nhiệm;
2. Sổ chủ nhiệm;
3. Sổ biên bản họp lớp;
4. Sổ báo cáo thi đua tuần;
5. Sổ liên lạc;
3. Hồ sơ của tổ trưởng chuyên môn
1. Kế hoạch chuyên môn.
2. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của tổ.
3. Kế hoạch dạy thêm.
4. Kế hoạch sử dụng TBDH.
5. Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém.
6. Kế hoạch bồi dưỡng HSG.
7. Kế hoạch giang dạy chương trình địa phương..
8. Kế hoạch hội giảng cấp tổ.
9. Kế hoạch tích hợp bộ môn.


10. Sổ công tác tổ:
- Phân công công tác trong tổ.
- Theo dõi thực hiện chương trình, phân công dạy bù, dạy thay…
- Chấm công.
11. Sổ ghi biên bản họp Tổ; sổ ghi biên bản họp nhóm chuyên môn .
12. Hồ sơ lưu các văn bản quản lý – chỉ đạo chuyên môn liên quan, phân phối
chương trình. Các đề kiểm tra, đáp án môn học các khối lớp.

13. Sổ thống kê, gồm các loại thống kê theo mẫu của bộ giáo dục như:
- Thống kê khảo sát chất lượng đầu năm;
- Các biểu mẫu thống kê kết quả học kì I (chất lượng bộ môn, chất lượng giáo viên,
chất lượng giờ dạy của giáo viên);
- Các biểu mẫu thống kê kết quả học kì II (chất lượng bộ môn, chất lượng giáo
viên, chất lượng giờ dạy của giáo viên);
- Các biểu mẫu thống kê kết quả cuối năm (chất lượng bộ môn, chất lượng giáo
viên, chất lượng giờ dạy của giáo viên);

-

- Danh sách theo dõi học sinh giỏi, yếu kém (đầu năm, học kì I, cả năm);
14. Hồ sơ lưu:
Các công văn của trường, phòng, sở, bộ;
Kết quả đánh giá xếp loại (công chức, chuẩn NN) giáo viên hàng năm;
Đề kiểm tra từ 45 phút trở lên;
Ngoại khóa, Thao giảng/Bài học minh họa, chuyên đề; …
Ghi chú: Mỗi kế hoạch làm 02 bản như nhau có ký duyệt của nhà trường, 01 bản
nộp CM nhà trường, 01 bản lưu TT CM để thực hiện.
II. QUI ĐỊNH VỀ NỘI DUNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI HỒ
SƠ – SỔ SÁCH:
1. Những qui định chung
1.1. Việc ghi chép nội dung ở các loại hồ sơ sổ sách phải ghi bằng bút bi màu xanh.
Ghi đầy đủ, đúng thông tin nội dung theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ sổ sách. Những
cột, mục nào không có thông tin phải được ghi là “không”. Nếu sửa chữa thông tin phải
theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ sổ sách và các qui định hiện hành (Khi sửa chữa (nếu
có) các thông tin (điểm số, kết quả xếp loại,…) trong học bạ HS, sổ gọi tên và ghi điểm,
không được đóng dấu trùm lên phần thông tin đã sửa chữa, chỉ cần thống kê các lỗi sửa
chữa vào các mục được quy định trong sổ và có xác nhận của lãnh đạo nhà trường).
1.2. Các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn (trừ những loại sổ đóng dấu giáp lai theo

qui định của Sở) phải đóng dấu giáp lai của đơn vị quản lí trực tiếp trước khi sử dụng .
1.3. Tất cả các loại hồ sơ sổ sách của nhà trường khi đã sử dụng thì không được
đưa ra khỏi phạm vi nhà trường khi chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý có thẩm
quyền.


1.4. Các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường, tổ bộ môn và của GV, nhà trường đặt
mua theo mẫu của Bộ, Sở GD&ĐTQT và của trường .
2. Một số qui định cụ thể
2.1. Sổ gọi tên – ghi điểm, cập nhật điểm sổ điện tử
- Sổ gọi tên, ghi điểm được sử dụng ngay từ những ngày đầu của năm học do Văn
phòng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý.( Văn Thư)
- Phần Sơ yếu lý lịch HS phải ghi thống nhất với hồ sơ tuyển, phần sơ yếu lý lịch
HS được lập xong và ghi đầy đủ vào sổ. Việc này do chính giáo viên chủ nhiệm thực hiện
với yêu cầu chính xác, rõ ràng và sạch đẹp. Nội dung của các trang tiếp theo được thực
hiện đầy đủ, kịp thời theo tiến trình năm học.
- Điểm kiểm tra phải được cập nhật thường xuyên, điểm kiểm tra của môn học nào
phải do chính giáo viên đảm nhận môn học đó ghi vào sổ.
- Cuối mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm phải thống kê số nghỉ học có phép, không
phép của cả lớp.
- Sổ gọi tên, ghi điểm để ở văn phòng, giáo viên bộ môn cập nhật điểm thường
xuyên vào sổ gọi tên, ghi điểm.
- Cuối năm học, sổ gọi tên, ghi điểm phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ của nhà
trường.
2.2. Sổ ghi đầu bài
- Sổ ghi đầu bài do Tổ VP trực tiếp quản lý và được giao cho lớp phó học tập của
từng lớp các ngày trong tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn lớp phó học tập ghi các nội dung, thông tin vào
sổ đầu bài theo quy định, những nhận xét - đánh giá của giáo viên bộ môn về tiết học
phải chính xác, công bằng, khách quan và có tác dụng giáo dục.

- Các buổi, các tiết nghỉ theo kế hoạch trường hoặc của riêng giáo viên phải do
giáo viên chủ nhiệm ghi, ký tên và nêu rõ lý do. Các tiết dạy bù, dạy thay…vẫn phải ghi
đầy đủ các thông tin liên quan.
2.3. Sổ Đăng bộ
- Các thông tin qui định đối với mỗi học sinh do Văn Thư nhà trường trực tiếp ghi.
- Sổ đăng bộ không mang khỏi nhà trường nếu không có ý kiến của Hiệu trưởng và
sự giám sát của cán bộ làm nhiệm vụ quản lý. Không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ
sung khi chưa xác minh sự chính xác của thông tin, chưa báo cáo và được sự đồng ý của
Hiệu trưởng.
- Hàng năm, học sinh mới tuyển vào trường, học sinh chuyển trường hoặc đi
trường khác phải được kịp thời ghi tên hoặc xóa tên trong sổ đăng bộ.
2.4. Học bạ


- Đối với học sinh mới tuyển vào đầu cấp, học sinh mới chuyển trường sau khi đã
bố trí vào lớp ổn định, Văn Thư giao cho giáo viên chủ nhiệm tiến hành lập học bạ. Công
việc này phải hoàn tất chậm nhất là cuối tháng 10 của năm học đó.
- Cuối học kì và cuối năm học, nhà trường phải ghi chép đầy đủ kết quả học tập
của học sinh vào học bạ của tất cả các khối lớp để quản lý.
- Tất cả học bạ của học sinh do Học vụ nhà trường quản lý, Hiệu trưởng chịu trách
nhiệm kiểm tra việc sử dụng và bảo quản. Cách ghi và sử dụng học bạ theo đúng hướng
dẫn.
- Toàn bộ học bạ của học sinh phải hoàn tất trước ngày 31 tháng 5 hàng năm.
- Những học sinh sau khi thi lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm được xét lên lớp hay
phải học lại phải được ghi rõ và Hiệu trưởng ký xác nhận vào học bạ cuối tháng 8 hàng
năm.
2.5. Hồ sơ tuyển sinh: Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ sau:
2.5.1. Danh sách HS trúng tuyển vào lớp đầu cấp đã được Phòng Giáo dục và Đào
tạo phê duyệt (bản chính).
2.5.2. Danh sách HS chuyển đến vào đầu cấp học.

2.5.3. Danh sách phân bổ HS các lớp đầu cấp.
2.5.4. Khai sinh của HS (bản sao), đơn xin dự tuyển có ký xác nhận của Ban tuyển
sinh, của HT.
2.5.5. Các loại biên bản, quyết định liên quan công tác tuyển sinh.
2.5.6. Các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh năm học của cơ quan cấp trên.
2.6. Hồ sơ lên lớp – học lại
2.6.1. Biên bản của hội đồng nhà trường kèm theo danh sách xét HS lên lớp, thi lại,
lưu ban cuối năm học.
2.6.2. Biên bản xét duyệt HS thi lại hoặc đã rèn luyện trong hè - được xét lên lớp,
lưu ban sau khi tổ chức thi lại và kiểm tra rèn luyện trong hè.
2.7. Sổ theo dõi HS chuyển đi - chuyển đến: Khi thiết lập sổ theo dõi HS chuyển
đi, chuyển đến cần có những thông tin tối thiểu sau đây:
2.7.1. Danh sách HS chuyển đi: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, lớp đang học, ngày
chuyển đi, nơi chuyển đến, lý do, các hồ sơ chuyển đi, người nhận hồ sơ (họ tên, chữ ký),
người cấp, ngày cấp…
2.7.2. Danh sách HS chuyển đến: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, nơi học trước khi
chuyển đến ( lớp, trường, tỉnh thành phố…) ngày chuyển đến, người ký và cơ quan cấp
giấy chuyển đến, các hồ sơ chuyển đến gồm có (hồ sơ đã có, hồ sơ còn thiếu hoặc chưa
hợp lệ, ngày gia hạn bổ sung nếu có) người nhận hồ sơ ( họ tên và chữ ký), ngày nhận hồ
sơ, bố trí vào lớp nào…
C. QUY ĐỊNH VỀ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN


Quy định chung: GV phải học tập, nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đúng điều lệ
trường phổ thông, các thông tư, văn bản hướng dẫn đánh giá – xếp loại giờ dạy, đánh giáxếp loại HS ... của Ngành quy định (Điều lệ trường THCS, và trường phổ thông có nhiều
cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT); Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ GD& ĐT),….)
1. Soạn kế hoạch giảng dạy (kể cả CBQL)

Khâu soạn kế hoạch giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất
lượng và hiệu quả của giờ dạy, do vậy GV phải sắp xếp thời gian và đầu tư công sức
thích đáng cho khâu soạn bài.
- Tất cả GV lên lớp dạy học đều phải có kế hoạch giảng dạy theo mẫu hướng dẫn
của phòng Phòng GD&ĐT, của tổ, nhóm bộ môn.
- Mỗi kế hoạch giảng dạy của GV để thực hiện dạy một tiết (45 phút) phải có các
nội dung cơ bản được nêu dưới đây. Ở phần đầu mỗi chương, trong giáo án phải nêu mục
tiêu chung của toàn bài (chương nếu có). Những môn học, bài dạy không được phép soạn
gộp .
Theo hướng dẫn của Ban chuyên môn nhà trường, hình thức bài soạn như
sau:
Ngày soạn:...../……/……..
Ngày dạy:...../……/……..
Tiết thứ:…… (theo PPCT) TÊN BÀI DẠY
Rút kinh nghiệm: Tất cả các bài soạn đều phải được ghi lại những kinh nghiệm
được rút ra sau khi giảng. Rút kinh nghiệm cần tập trung vào các nội dung cơ bản: Thời
gian giảng toàn bài; thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động; nội dung kiến thức,
phương pháp giảng dạy,…Những nội dung rút kinh nghiệm này phải được áp dụng vào
các bài soạn, giờ giảng lần sau.
- Tiết luyện tập, ôn tập cũng phải đầy đủ các bước như kế hoạch thường, phải có
nội dung và phần họat động của thầy và trò, hướng dẫn và lời giải.
- Tiết kiểm tra: phải có ma trận đề, đề, đáp án biểu điểm, thống kê kết quả, đánh
giá, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra.
- Tiết thực hành: phải có kế hoạch và tổ chức thực hành khi có đủ điều kiện cần
thiết. Nếu không có thiết bị theo yêu cầu giáo viên có thể thay thế bằng các thiết bị có tính
năng tương tự.
- GV phải soạn kế hoạch mới trước khi lên lớp ít nhất 01 tuần ( Tổ trưởng, PHT
duyệt vào sáng thứ 2 đầu tuần). Các GV được phép sử dụng bộ phận CNTT trình chiếu thì
phải báo cáo HPCM và nộp bài cùng kế hoạch giảng dạy cho HP .
- Bài soạn phải tinh giản, phải thể hiện đủ các nội dung cơ bản, bám sát chuẩn kiến

thức kỹ năng và làm nổi bật được kiến thức trọng tâm. Xác định mục tiêu phù hợp với đối


tượng HS của nhà trường, lấy SGK làm tài liệu tham khảo chính thức trong dạy học, phù
hợp với đặc trưng bộ môn, đảm bảo yêu cầu về đổi mới phương pháp, thể hiện được sự
phân hóa trong dạy học (dạy học cá thể).
- Dạy học tự chọn và BDHSG, GV ay cần theo nội dung bám sát, chú ý rèn luyện
các kỹ năng tự học, thực hành cho HS và được soạn thành giáo án riêng.
- Thực hiện nghiêm túc tiết thực hành thí nghiệm. Mỗi giáo viên bộ môn phải lập
được kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học ngay từ đầu năm học và đăng ký với tổ chuyên
môn. Kế hoạch đó phải được Tổ chuyên môn và Phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt để
theo dõi và cùng thực hiện. (HP huyệt vào ngày 30 tháng 9). Các ĐDDH còn dùng được
trong trường thì nhất thiết phải sử dụng (đối với các tiết có sử dụng ĐDDH). Cuối mỗi
giai đoạn thi đua sẽ đưa việc sử dụng ĐDDH vào việc xếp loại thi đua của GV( CB thiết
bị báo cáo).
- Tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với nội dung chương
trình, về đổi mới PPDH được quy định khá chi tiết ở tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Kiên
quyết chống lối “đọc chép” dạy chay, thuyết trình lan man, thoát ly đối tượng. Mỗi GV
phải cố gắng tìm hiểu phương pháp khác nhau để làm hóa giải các vấn đề phức tạp, giúp
cho các em tiếp thu các kiến thức một cách dễ dàng. Mỗi tiết học cần có thời gian thích
hợp để kiểm tra và luyện tập cho HS. Thực hiện cách dạy theo hướng phát huy tích cực,
chủ động, tôn trọng những suy nghĩ độc lập, sáng tạo của HS, giúp các em tham gia có
hiệu quả vào hoạt động dạy và học, đồng thời coi trọng vai trò tổ chức, dẫn dắt và thuyết
giảng của GV.
- Thông qua các giờ lên lớp, GV phải hướng dẫn cho HS phương pháp tự học ở
nhà. Một GV giỏi, phải là GV biết dạy cho HS tự học có hiệu quả, biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo. Coi trọng việc hướng dẫn HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo ở tường, trên lớp cũng như ở nhà.
- Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, kiểm tra hồ sơ chuyên môn bất kỳ
lúc nào (Kể cả trong giờ làm việc) GV đều phải chấp hành.Khi kiểm tra kế hoạch giảng

dạy sẽ chất vấn và yêu cầu GV phải chỉ ra được dấu hiệu của việc đổi mới phương pháp
trong từng tiết dạy.
- Các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học
2. Nề nếp công tác
2.1. Lên lớp
- GV phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch giảng dạy, đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.
- Ra vào lớp đúng giờ. GV bộ môn TD phải dạy đúng nơi qui định.
- Trước mỗi tiết học GV phải ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số, trực nhật, vệ sinh và
các quy định khác của nhà trường.
- Cuối mỗi tiết học dành thời gian hợp lý để củng cố bài và hướng dẫn HS học bài
cũ, chuẩn bị trước bài mới ở nhà.


- Tư thế, trang phục chỉnh tề, xưng hô mô phạm, không sử dụng điện thoại di động;
không hút thuốc, không còn ảnh hưởng của rượu, bia khi lên lớp.( Điện thoại để chế dộ
im lặng khi lên lớp)
- Trong từng buổi lên lớp phải ghi sổ đầu bài đầy đủ các cột, mục theo yêu cầu,
nhận xét đánh giá và nhận xét cho điểm tiết học theo đúng quy định.
- Hoàn thành chương trình đúng thời gian quy định, tuyệt đối không được cắt xén
chương trình.
2.2. Nghỉ phép, bỏ tiết:

- GV khi nghỉ có lý do chính đáng (bao gồm nghỉ ốm có giấy của bệnh viện, đi
công tác, nghỉ có lý do chính đáng khác) phải viết giấy xin phép. Hiệu trưởng ký duyệt,
sau đó chuyển lại cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phân công, theo dõi. Các
GV được phân công dạy thay được chấm công giảng dạy cuối năm nếu thừa giờ được trả
tiền tăng giờ cho các tiết được bố trí dạy thay.
- Tổ trưởng chuyên môn lên lịch phân công dạy thay khi giáo viên trong tổ xin
nghỉ phép. Trường hợp tổ viên nghỉ đột xuất thì bên cạnh việc lên lịch dạy thay, tổ trưởng
cần liên hệ trực tiếp giáo viên được phân công để tránh trường hợp bỏ tiết vì lý do “không

hay được phân công”. Trường hợp phân công đột xuất mà không thông báo trực tiếp đến
người được phân công dẫn đến bỏ tiết thì trách nhiệm thuộc về Tổ trưởng (người phân
công).
- Giáo viên nghiêm túc chấp hành dạy thay theo sự phân công của Tổ trưởng, tránh
sự nhùng nhằng, tránh né. Giáo viên không thực hiện dạy thay theo phân công thì xem
như bỏ tiết của chính mình.
- Nghỉ phải xin phép Ban giám hiệu và báo Tổ trưởng chuyên môn trước 1 ngày
(có đơn, giáo án, SGK; ghi rõ lớp, tiết nghỉ).
- Giáo viên nghỉ đột xuất (trường hợp bất khả kháng) thì gọi điện báo Tổ trưởng,
đồng thời gởi giấy phép sau (để các đ/c dạy thay làm chiết tính (nếu có)).
- Tuyệt đối không được tự thỏa thuận dạy thay khi chưa có sự đồng ý của Ban
giám hiệu hoặc Tổ trưởng.
- Giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (hoặc đi tập huấn) mà
lịch học (hoặc lịch tập huấn) có điều chỉnh được nghỉ sớm hơn thì giáo viên đó phải về
đơn vị giảng dạy.
- Giáo viên tuyệt đối không được bỏ tiết dạy với bất cứ lý do nào, trừ trường hợp
đã xin phép Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn nhưng không bố trí dạy thay được.
- Giáo viên được phân công dạy thêm trong nhà trường, khi nghỉ phải xin phép
Ban giám hiệu, đồng thời tự thỏa thuận với giáo viên khác dạy thay. Đặc biệt lưu ý không
được nhờ (hoặc Tổ trưởng phân công) những giáo viên dạy không đúng chuyên môn.
Giáo viên dạy thay báo với Ban giám hiệu để được trả chiết tính dạy thay (báo ngay trong
tháng).
Lưu ý: Vi phạm quy định này, giáo viên làm bản tự kiểm nộp về Hiệu trưởng dù chỉ lần
đầu.


2.3. Hội họp
- Đi họp, sinh hoạt chuyên môn …đúng ngày giờ quy định. Nếu nghỉ phải làm đơn
xin phép trước 1 ngày. Nếu ốm đau đột xuất phải báo cáo kịp thời với HT.
- Trong buổi họp, buổi học chính trị … không nói chuyện, không làm việc riêng và

cần ghi chép nội dung họp hoặc học tập cẩn thận. Tích cực tham gia góp ý, đề xuất trong
quá trình thảo luận, góp ý (Ý kiến góp ý phải hướng vào nội dung cuộc họp; có tính chất
xây dựng cơ quan đoàn thể)
- Các GV bỏ dạy, bỏ họp, bỏ sinh hoạt chuyên môn không có lý do chính đáng
ngoài việc bị khiển trách, nhắc nhở trước hội đồng giáo dục, trừ điểm trong thi đua.
Trường hợp bỏ nhiều lần mà nhắc nhở, khiển trách không tiến bộ thì bị xử lý theo luật
viên chức và xử phạt theo quy định trong lĩnh vực giáo dục.
3. Kiểm tra, chấm bài, vào điểm
3.1. Kiểm tra:
- Tổ chức kiểm tra đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học
kỳ cả lý thuyết và thực hành, đúng tiến độ theo hướng dẫn của Bộ, của Sở GD&ĐT và
lịch chỉ đạo của nhà trường.
- Bài kiểm tra 45 phút của các bộ môn phải được Tổ trưởng chuyên môn duyệt
trước1 tuần ( đề và ma trận), và gửi cho Phó Hiệu trưởng. Mỗi đề được lưu lại bằng văn
bản ở Tổ CM, HPCM. Đề ra phải đảm bảo tính khoa học, sát, đúng trọng tâm chuẩn kiến
thức, phù hợp với trình độ thực tế của HS. GV phải tổ chức ôn tập cho HS trước khi kiểm
tra.
- Đối với đề kiểm tra từ 45 phút trở lên yêu cầu bắt buộc GV phải xây dựng ma
trận ,PHT phê duyệt trước khi kiểm tra.
- Riêng kiểm tra miệng (tính trong một học kỳ) quy định như sau:
+ Các môn từ 2 tiết/tuần trở lên bảo đảm mỗi em ít nhất 1 lần kiểm tra.
+ Các môn 1 tiết/tuần: Mỗi lớp kiểm tra được ít nhất 50% HS của lớp.
Tuyệt đối không được dùng bài kiểm tra viết để thay điểm miệng.
3.2. Chấm bài, trả bài:
- Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho HS. Bài kiểm tra 15 phút
trả sau 7 ngày, bài kiểm tra 45 phút trả sau 7 ngày. Riêng bài tập làm văn trả theo phân
phối của chương trình. HS vắng phải cho các em kiểm tra bù ngay cho đủ trong tuần sau
đó. Nghiêm cấm việc vào điểm khống cho HS.
- Kết quả làm bài của HS chỉ 1/3 số bài kiểm tra đạt điểm trung bình thì chưa được
vào sổ điểm. GV bộ môn phải tổ chức dạy lại và tổ chức kiểm tra lại tới khi nào thỏa mãn

yêu cầu đạt 50% trở lên.
3.3. Vào điểm và phê học bạ:
- Vào sổ điểm và sổ điểm điện tử VNPT school:


- GV nghiên cứu kĩ quy trình vào điểm sổ điểm và sổ điểm điện tử VNPT school
phải thật chu đáo, cẩn thận, đúng quy định, hạn chế việc vào điểm sai sót.
- Cập nhật điểm thường xuyên sau mỗi buổi học đã kiểm tra. Việc chữa điểm trên
sổ điểm và sổ điểm điện tử phải báo cáo HPCM, không được tuỳ tiện chữa điểm.
- Quan hệ giữa sổ điểm điện tử VNPT school và sổ điểm gọi tên ghi điểm kể cả sổ
điểm cá nhân phải chuẩn xác và theo điều lệ nhà trường;
- Tổ trưởng CM phải kiểm tra thường xuyên, đôn đốc GV vào điểm, nếu phát hiện
sai sót giữa sổ gọi tên ghi điểm và sổ điểm điện tử phải báo cáo PHT cho hướng giải
quyết Hồ sơ, sổ điểm GV tuyệt đối không để HS làm thay, nhằm tránh sai sót và đảm bảo
đúng quy chế chuyên môn; nếu vào sai phải thực hiện sửa chữa đúng theo quy định.
- Tất cả các điểm kiểm tra, thi, GV phải vào đầy đủ vào sổ điểm cá nhân; hàng tuần
GV phải vào điểm trong Sổ gọi tên ghi điểm.và sổ điểm điện tử;
- Dùng bút bi màu xanh để ghi điểm hoặc ghi nhận xét vào sổ điểm hay học bạ;
còn bút đỏ chỉ dùng để sửa điểm khi vào sai.
- Khi ghi điểm vào ô điểm, cần ghi vào vị trí bên trái phía dưới của ô. Mục đích
của kỹ thuật ghi này là khi cần sửa điểm dùng bút đỏ gạch ngang qua điểm cần bỏ và ghi
(bút đỏ) điểm mới lên phía trên góc phải của ô.Nhập điểm
- Điểm trong Sổ gọi tên ghi điểm và điểm trong học bạ, sổ điểm điện tử đều do
GV bộ môn tự ghi và cập nhật và vào điểm. Trừ trường hợp GVBM có đề nghị và GVCN
đồng ý ghi thay khi ốm đau đột xuất. Nhưng GVBM đó vẫn phải chịu trách nhiệm về
phần ghi điểm bộ môn mình.
- Nếu sửa điểm trong học bạ GVCN phải ghi rõ lỗi sửa điểm bộ môn, HKI hoặc
HKII hoặc CN bao nhiêu phẩy. Ghi ngày tháng năm sửa và ký tên. GVCN phải chốt lại
vào phần cuối của trang học bạ bên trái về tất cả các chỗ sửa điểm của các môn có sửa
điểm, và ký tên.

- Ngoài việc ghi điểm, sửa điểm, GVBM còn có trách nhiệm báo cáo điểm theo
định kỳ và thống kê điểm bộ môn của lớp, khối theo yêu cầu của nhà trường.Tổ CM( sổ
chất lượng)
- Quy định làm tròn điểm như sau:
+ Điểm M và 15’, 1 tiết: làm tròn (Vd: 6,5; 6,75 là 7 ; và 7,25 là 7). Không cho
điểm lẻ.
+ Điểm thi học kỳ làm tròn như sau: (Vd: 6,25 là 6,3 và 7,75 là 7,8).
4. Dự giờ Thao giảng - Hội giảng
- Thực hiện nghiêm túc quy định về việc dự giờ của Bộ GD&ĐT có ghi trong sổ
dự giờ. Bình quân, mỗi tuần GV dự ít nhất 2 tiết / tháng và rải đều trong năm.
- Thao giảng 4 tiêt năm.( 02 đợt:thi đua)
- Sau khi dự giờ cần có nhận xét, đánh giá theo quy định của Sở GD&ĐT.
- Sổ dự giờ sẽ được lưu ở bộ phận chuyên môn vào cuối năm.


5. Lịch báo giảng
- Lịch báo giảng đầy đủ, thường xuyên, đúng quy định, trùng khớp với sổ ghi đầu
bài, phân phối chương trình và giáo án. Vào buổi dạy cuối tuần phải lên lịch Lịch báo
giảng của tuần sau ( để CBTB có kế hoạch cho GV mượn TBDH).
- Cần ghi đầy đủ nội dung theo yêu cầu của sổ Lịch báo giảng
- Tất cả các tiết giảng của GV đều phải được thể hiện trong Lịch báo giảng (kể cả
dạy bù, GDHN, HĐ NGLL.
- Lịch báo giảng sẽ được lưu ở bộ phận chuyên môn vào cuối năm.
6. Thực hiện chương trình và thời khoá biểu
- Chương trình: đảm bảo đúng phân phối chương trình bộ môn mà Bộ, Sở GD&ĐT
đã ban hành và hướng dẫn giảng dạy bộ môn; đảm bảo tiến độ theo tuần.
- Thực hiện nghiêm túc các tiết dạy trong thời khoá biểu. GV không được phép tự
ý đổi tiết cho nhau. Trừ trường hợp đặc biệt có sự đồng ý của BGH nhà trường.
7. Tự bồi dưỡng
- Nghiêm túc thực hiện việc bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ, Sở, nhà trường, tổ

chuyên môn và tự bồi dưỡng của cá nhân.
- Tham gia viết SKKN và các đợt hội giảng, thi nghiệp vụ sư phạm, thi GV dạy
giỏi các cấp.
- Khuyến khích học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, …
8. Việc sử dụng đồ dùng và các thiết bị dạy học
- Vào tuần 4 hàng tháng GVBM cần lập kế hoạch sử dụng cho tháng sau (nộp cho
Cán bộ thiết bị).
- Cần phải sử dụng và khai thác triệt để các loại đồ dùng dạy học sẵn có tránh tình
trạng dạy chay (chú ý: chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp và bảo quản). Khuyến khích
GV sử dụng đồ dùng tự làm và các trang thiết bị hiện đại, phần mềm CNTT phục vụ cho
việc dạy học.
9. Ứng dụng CNTT vào bài giảng
Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy tùy đặc trưng bộ môn và thời gian phù hợp phải
lựa chọn bài phù hợp và dạy ít nhất10 tiết/năm. Kế hoạch thực hiện phải đăng ký vào sổ
theo dõi để nhà trường bố trí phòng học có thiết bị điện tử. Đây cũng xem là một chỉ tiêu
thi đua trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
10. Báo cáo chuyên đề
- Hàng năm vào đầu năm học mỗi GV, mỗi tổ đăng ký đề tài báo cáo chuyên đề,
đề tài được tổ xem xét, lựa chọn và tổng hợp đăng ký với Hiệu trưởng để xem xét.


- Tiêu chuẩn người báo cáo chuyên đề : phải là giáo viên có nghiệp vụ sư phạm
vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục và bồi dưỡng sinh giỏi; phẩm chất chính
trị tốt, có uy tín trong tập thể tổ chuyên môn và nhà trường.
- Quy trình: GV lập đề cương duyệt qua tổ hoặc nhóm và có ý kiến chính thức của
tổ hoặc nhóm bộ môn ; nội dung được đánh máy trên giấy A4 nộp cho Hiệu trưởng xem
xét trước khi báo cáo.
11. Về giờ giấc, báo cáo
- Thực hiện nghiêm túc thời gian ra vào lớp, các buổi sinh hoạt tập thể theo quy
định.

- Nộp các loại báo cáo đúng hạn, chính xác theo yêu cầu.. Khi có việc đột xuất, ốm
đau cần nghỉ phải báo cáo với Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn kèm theo nội dung
công việc cần giúp đỡ để kịp thời phân công người làm thay. Khi được điều động làm
thay các công việc của đồng nghiệp cần nghiêm túc thực hiện một cách có hiệu quả.
12. Định mức lao động
- Mỗi CBQL-GV, mỗi năm phải thực hiện giảng dạy theo Thông tư 35, được cụ thể
qua Thời khóa biểu hàng tuần. Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của
mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể là 19 tiết. Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần.
Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
- Định mức lao động của các đối tượng khác như: Giáo viên được tuyển dụng bằng
hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở
xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết.
- Số tiết tính định mức = (Số tiết thực dạy + Số tiết kiêm nhiệm +Số tiết dạy thay
cho người khác)
- Số tiết dạy thay được tính = (Số tiết dạy thay thực tế - Số tiết được người khác
dạy thay vì ốm đau hoặc vì việc riêng). Nếu được người khác dạy thay do đi công tác,
không phải trừ.
14. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc
chuyên môn
- Giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, được
tính giảm 2 tiết/tuần. Ngoài ra tùy tình hình thực tế của nhà trường, tùy khối lượng công
việc,một số công việc khác sẽ do Hiệu trưởng quyết định.


- Tổ trưởng tổ chuyên môn được giảm 3 tiết/tuần.
- BCH Công đoàn, Tổ trưởng CĐ được giảm 1 tiết /tuần
- Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2
tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2tiết/tuần.
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh dạy 1/3
định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.
15.. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những
hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. Việc
quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được
thực hiện như sau:
a) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra thì thời gian làm
việc một buổi được tính bằng 5 tiết định mức.
b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức thì 1 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức.
c) Báo cáo ngoại khóa cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án hoặc đề
cương báo cáo) thì số tiết báo cáo thực tế được tính tương đương số tiết định mức.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy định nầy có thể bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Được thông qua trong HĐSP trước khi thực hiện.Các nội dung trước đây trái với các nội
dung Qui chế mày đều bãi bỏ.
2. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các Tổ trưởng chuyên môn triển khai
nghiên cứu ở các tổ và tổ chức thực hiện trong năm học 2018-2019.
3. Định kỳ nhà trường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Hiệu trưởng;


- Tổ trưởng CM;
- Giáo viên;

- Lưu: VT.



×