Họ và tên học viên: Trương Thị Ánh Vân
Chủ đề nghiên cứu: tìm hiểu về vùng đất Phan Thiết, Bình Thuận và khu di tích
lịch sử Trường Dục Thanh (còn gọi là Dục Thanh học hiệu; viết tắt của: Giáo
dục Thanh Thiếu niên)
BÀI THU HOẠCH
Báo cáo chuyến đi thực tế tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận của lớp Sơ cấp
Lý luận chính trị (khóa 16/2018)
I. Phần mở đầu:Người ta vẫn thường nói: “Học phải đi đôi với hành”, điều
này theo em là rất đúng. Bởi nếu chỉ học lý thuyết mà không có thực hành
thì khi áp dụng lý thuyết đó vào thực tế sẽ rất khó khăn. “ Mọi lý thuyết chỉ
là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Tất cả lý thuyết đều phải dựa
vào thực tế, nếu không có thực tế thì lý thuyết mãi chỉ là những điều sáo
rỗng, không có tác dụng gì cả. Đặc biệt khi học nghề hướng dẫn viên du
lịch, em thấy thực hành vô cùng quan trọng. Vì vậy theo em việc thực tập là
rất cần thiết. Đây là một cơ hội tốt để em có thể áp dụng những điều đã
được thầy cô dạy ở trường vào thực tế. Bên cạnh đó, việc học ở trường thôi
là chưa đủ. ở trường chúng em được học những kiến thức để trở thành 1
hướng dẫn viên. Nhưng để có thể làm việc một cách thành thạo, chuyên
nghiệp thì cần môi trường ở doanh nghiệp. Chỉ có tiếp xúc và làm việc trực
tiếp với các công việc ở công ty, với môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ
giúp học sinh học hỏi được nhiều và trưởng thành trong công việc. Trong
thời gian thực tập vừa qua, em được nhà trường giới thiệu tới thực tập tại
Công ty cổ phần quảng cáo và du lịch Thăng Long. Sau 3 tháng thực tập tại
công ty em thấy mình chững chạc lên nhiều, học hỏi được thêm nhiều điều
mới, tự tin hơn, vững vàng hơn trong công việc. Các anh chị trong công ty
đã tạo điều kiện cho em được làm việc như một hướng dẫn thực thụ. Không
những em được đi dẫn khách mà còn được các anh chị tạo điều kiện cho em
học hỏi và làm quen với mét sè công việc khác của hướng dẫn như: đi
marketing, xây dựng các tour, tuyến du lịch, làm việc với khách hàng...
Không những vậy các anh chị trong công ty còn giúp đỡ em rất nhiều, chỉ
cho chúng em những thiếu xót của bản thân gặp phải trong quá trình làm
việc và giúp em hoàn thiện hơn kĩ năng nghề nghiệp của bản thân.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Công ty cổ phần quảng
cáo và du lịch Thăng Long. Chóc các anh chị trong công ty luôn mạnh khỏe,
gia đình hạnh phúc. Chúc công ty có được nhiều thành công và thắng lợi
mới trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành du lịch.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của trường Cao Đẳng Du Lịch Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản trị lữ hành- hướng dẫn đã tạo
cơ hội cho chúng em được thực tập và tiếp xúc với thực tế.
Nhằm nâng cao nhận thức, giúp đảng viên tiếp cận thực tế và có điều
kiện kiểm nghiệm lý thuyết đã học. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ cho đảng viên. Trung tầm Bồi dưỡng chính trị huyện Cái
Bè đã tổ chức chuyến đi thực tế cho đảng viên khóa lớp Sơ cấp Lý luận chính trị
khóa 16 năm 2018.
Phan Thiết là một thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm trên quốc lộ 1A
cách TP Hồ Chí Minh 183km về hướng Đông Bắc. Từ lâu Phan Thiết đã là một
địa điểm du lịch biển nổi tiếng ở Việt Nam với những bờ cát trắng trải dài, biển
xanh và những hàng dừa cong vút.
Không chỉ sở hữu những khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, vùng đất này
còn là một điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng đồng dân cư đa
dạng người Hoa, người Chăm… Du lịch Phan Thiết, bạn không chỉ được tham
quan, ngắm cảnh mà được thưởng thức rất nhiều những món ăn ngon được chế
biến từ hải sản tươi sống.
Dục Thanh học hiệu (viết tắt của: Giáo dục Thanh Thiếu niên) là một ngôi
trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm
1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và
Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà
Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời
gian trước khi vào Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước.
Thời gian nghiên cứu trong 02 ngày 11/7/2018 đến ngày 12/7/2018.
II. Phần nội dung:
1. Mô tả các hoạt động nghiên cứu thực tế:
Hành trình bắt đầu từ lúc 22 giờ 15 phút ngày 10/7/2018, 02 xe 45 chỗ ngồi
đến đón chúng tôi tại cổng Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Cái Bè gồm báo
cáo viên, quản lý lớp, cùng với học viên lớp Sơ cấp Lý luận chính trị khóa 16
năm 2018. Đến 22 giờ 30 phút xe bắt đầu xuất phát trong niềm hân hoan, háo
hức và vẻ mặt rạng ngời của tất cả các thành viên khi lần đầu tiên có một chuyến
đi dài cùng nhau. Cứ như thế xe đi, khi đi được khoảng hơn 01 giờ đồng hồ cũng
đã đến giờ ngủ, bác tài tắt đèn xe và chiếc xe im ắng, mọi người đi vào giấc ngủ
cho đến khi tỉnh thì đã có mặt ở Phan Thiết, Bình Thuận.
Vào ngày 11/7/2018, lúc 5 giờ sáng chúng tôi đón bình minh tại Đồi Cát
Mũi Né, còn gọi là Đồi Cát Bay - một trong những bãi cát trải dài nhiêu cây số
và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn. Nằm trải dài từ
tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và
được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né. Đến 7 giờ 00 phút, chúng tôi
đến ăn sáng tại nhà hàng và tắm biển tự do tại bải biển của nhà hàng. 10 giờ 30
phút đến tham quan khu du lịch Suối tiên tại Mũi Né, Phan Thiết. 11 giờ 30 phút
đến an trưa tại nhà hàng. 12 giờ 30 phút đến tham quan nơi làm ngọc trai Long
Beach Peatl. 2 giờ đến resort Thái Hòa nhận phòng nghỉ ngơi. Đến 18 giờ 30
phút đoàn dùng tiệc tại nhà hàng với những món an ngon miệng kết hợp tham
gia chương trình sân khấu “Gala Dinner hè 2018” với nhiều trò chơi hấp dẫn.
Sau đó là thời gian tự do khám phá biển đêm và nghỉ đêm.
Sáng ngày 12/7/2018, 7 giờ ăn buffet và tắm biển tại resort. Đến 9 giờ trả
phòng khách sạn và đến tham quan Trường Dục Thanh (nơi Bác Hồ từng dạy
học vào năm 1910), Bảo Tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận. 11 giờ 30
phút an trưa tại nhà hàng. Đến 12 giờ 30 phút bắt đầu khởi hành trở về Tiền
Giang.
2. Kết quả thu nhận qua nghiên cứu thực tế
Đồi cát Mũi né (còn gọi là Đồi cát bay)
Tên gọi bắt nguồn từ việc đồi cát có màu sắc chính là vàng, là mỏ sắt cổ
tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên. Gọi là đồi cát bay vì hình dáng của đồi Cát
thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng v..v và không có hình dáng nhất định.
Việc tạo nên hình dáng trăm hình, trăm dáng của cát là do gió bào mòn và thổi
bay lớp cát mỏng manh phía trên. Kết hợp với việc xâm thực của cát và hiện
tượng rạng của bờ biển khiến cho hiện tượng sa mạc hóa và sạt lở của bờ biển
diễn tiến vô cùng nghiêm trọng. Đây là điểm tham quan thu hút khá nhiều du
khách do hình dáng đẹp của cát và màu sắc cát.
Khu du lịch suối tiên - Phan Thiết - Bình Thuận
Suối cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 18 km về phía Đông
Bắc, nằm ở phường Mũi Né, dòng suối là một khe nước nhỏ chảy quanh năm
giữa một vùng đầy cát, dòng suối đã tạo ra muôn hình muôn vẻ, tạo ra sự lãng
mạn và bí ẩn thu hút du khách tìm đến.
Hai bên bờ suối, một bên là những dãy núi cát đầy màu sắc, đỏ, vàng,
trắng, đen,..tất cả xan lẫn nhau tạo ra khung cảnh kỳ vĩ, bên còn lại hàng cây dừa
và những lùm cây rậm bóng mát, dòng suối chảy qua những dãy cát đầy màu sắc
tạo uốn lượn như chốn Bồng Lai Tiên Cảnh.
Dòng suối có màu cam, không chảy xiết mà chạy nhẹ nhàng, dòng suối chỉ
cao tới mắt cá chân nơi cao nhất cũng sâu tới đầu gối nên du khách đến đây
thường đi dao dưới dòng suối tạo cảm giác rất thoải mái, dưới dòng suối là làn
cát trắng mịn nên đi dạo bằng chân trần rất êm chân và mát lạnh.
Suối Tiên là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng tại Mũi Né Phan Thiết, Suối
Tiên rất đẹp rất hấp dẫn bởi dòng suối đỏ kì lạ đầy quyền bí đã thu hút rất nhiều
du khách trong nước kể cả du khách nước ngoài là nơi lý tưởng để các bạn khám
phá và tận hưởng một phong cảnh tuyệt đẹp, là nơi đáng để bạn đến khi đi du
lịch Phan Thiết.
Khu di tích lịch sử Trương Dục Thanh
Trường Dục Thanh, nơi cách đây hơn 100 năm, Bác Hồ đã dừng chân dạy
học, mở đầu sự nghiệp trồng người, nay đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa
cấp quốc gia. Là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Bình Thuận nói riêng mà
của cả nước nói chung, Trường Dục Thanh là một điểm đến hết sức ý nghĩa đối
với các thế hệ hôm nay và mai sau.
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 trong khu đất nhà tự (nay
thuộc địa bàn phường Ðức Nghĩa, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) của anh em
cụ Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, là con của nhà thơ, nhà văn yêu
nước Nguyễn Thông (1827 – 1884). Trường dạy chữ Quốc ngữ là chính, bên
cạnh đó, trường dạy thêm Hán văn, Pháp văn. Trường mang tên Dục Thanh với
ý nghĩa giáo dục thanh niên lòng yêu nước, hưởng ứng truyền bá tư tưởng của
Phong trào Duy Tân. Ðây là trường tư thục được cho là có nội dung giảng dạy
vào loại tiến bộ nhất ở miền Trung lúc bấy giờ.
Tháng 9-1910, được sự giới thiệu của cụ Trương Gia Mô (bạn cũ của cụ
Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc), người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến Phan
Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh. Tham gia giảng dạy trong trường có bảy
thầy giáo, trẻ nhất là thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành
có phương pháp giảng dạy rất mới, rất tiến bộ. Thầy truyền đạt cho học sinh
không chỉ kiến thức mà còn khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, yêu thương
con người.
Tháng 2-1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Trường Dục Thanh vào Sài
Gòn. Rồi sau đó, ngày 5-6-1911, từ Bến Nhà Rồng, Người đã lên tàu ra đi tìm
đường cứu nước.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến năm 1978 – 1980 Trường Dục
Thanh đã được phục chế, tôn tạo như lúc thầy Thành dạy học. Những hiện vật
gốc được lưu giữ, những Di tích trong quần thể Khu Di tích Dục Thanh đều gắn
với những kỷ niệm sâu sắc về thời gian Người dạy học tại đây.
Bên cạnh Khu Di tích Dục Thanh, được công nhận là Di tích lịch sử văn
hóa cấp Quốc gia năm 1986, là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận.
Khu Bảo tàng hiện trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật, hình ảnh về cuộc đời và sự
nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Ðến với Khu Di tích Dục Thanh, hầu như tất cả đều giống nhau ở tâm trạng
bồi hồi cảm xúc và nỗi niềm khôn nguôi nhớ Bác. Mỗi người như đang được
nghe thầy giáo Nguyễn Tất Thành truyền đạt những bài giảng về tình yêu quê
hương đất nước, yêu thương con người, về trách nhiệm đối với non sông.
Ðược nghe, được nhìn thấy, được giới thiệu về những di tích, những hiện
vật cùng những sinh hoạt đời thường, chúng ta hiểu thêm về phong cách sống
giản dị, hòa mình với quần chúng nhân dân, yêu lao động, yêu thương chăm sóc
học sinh của thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Sau khi thăm Khu Di tích được tận
mắt nhìn thấy những hiện vật của Bác Hồ, được nghe giới thiệu một quãng thời
gian hoạt động của Bác, Đoàn hết sức xúc động, càng tưởng nhớ tới công ơn to
lớn, đạo đức trong sáng và cuộc đời hy sinh vì nước vì dân của Người.
Về Trường Dục Thanh trong những ngày tháng năm lịch sử này, chúng ta
như vẫn thấy hình ảnh người thầy giáo có dáng người thanh thanh, tóc hớt ngắn,
vầng trán cao, nét mặt tươi cười, đôi mắt long lanh, thầy đang dạy chúng ta bài
học về tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người… Thầy giáo Nguyễn
Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi ở trong tim của mỗi người dân Việt
Nam
* Cùng các hình ảnh hoạt động liên quan đến Bác Hồ tại Trường Dục
Thanh
Triển lãm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”
Cây khế được thầy giáo Nguyễn Tất Thành chăm sóc trong thời gian người
dạy học tại Trường Dục Thanh.
Giếng nước nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành thương múc nước sinh hoạt
và tưới cây khi người dạy học tại Trường Dục Thanh.