Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

thực địa địa lý các tỉnh ven biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích
Thực địa kinh tế xã hội là một học phần quan trọng và bắt buộc đối với sinh
viên khoa Địa lí trường ĐH sư phạm Hà nội, chuyến thực địa Hà Nội – Quảng
Ninh là chuyến thực địa cuối cùng của sinh viên năm thứ 4. Để sinh viên tìm hiểu
khảo sát thực tế, hoàn thiện bài học của mình Thông qua việc khảo sát và nghiên
cứu không gian kinh tế - xã hội trong thực tế sinh viên có cơ hội để củng cố, cập
nhật và vận dụng những kiến thức đã được tích lũy qua giáo trình, thông tin đại
chúng vào trong thực tế. Qua đó sinh viên đưa ra những nhận định riêng về không
gian lãnh thổ nghiên cứu dựa trên kiến thức đã tích lũy.
Việc tiếp cận các đối tượng kinh tế - xã hội giúp cho sinh viên thấy được
mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế và xã hội
trong một không gian nhất định,
Thực địa giúp sinh viên làm quen với cách thu thập tài liệu, số liệu thông qua
việc tiếp cận, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời có thể lí giải
một cách khoa học sự phân bố, quá trình phát sinh, phát triển, biến đổi của các đối
tượng kinh tế - xã hội.
Cũng trong đợt thực địa này, tạo điều kiện cho sinh viên vửa rèn luyện làm việc tập
thể, sống tập thể vừa rèn luyện, phát huy tính độc lập, sáng tạo của mình trong
khám phá và tìm hiểu kiến thức.
Chuyến thực địa giáo dục cho sinh viên tình yêu quê hương, đất nước và con
người Việt Nam trên mọi miền tổ quốc.
Ngoài ra thực địa kinh tế - xã hội còn giúp giáo dục nhân sinh quan đạo đức
nghề nghiệp cho mỗi sinh viên.
2. Yêu cầu
Để chuyến thực địa diễn ra thuận lợi, theo đúng kế hoạch đề ra, yêu cầu mỗi
sinh viên cần:
- Đảm bảo đúng thời gian thực địa, ổn định chỗ ở nhanh chóng và nghỉ ngơi
- Thực hiện tốt các quy trình làm việc, ghi chép đầy đủ các thông tin cần
thiêt cho chuyên môn, tuân thủ sự chỉ đạo của giáo viên phụ trách.
- Không tự do tách đoàn, nếu có việc cần thiết phải đi hay gặp người thân tại


nơi thực địa cần báo cáo lại với trưởng đoàn.
- Phải cư xử đúng mực thể hiện mình là sinh viên của trường sư phạm, mô
phạm nhất cả nước, quan hệ tốt, để lại ấn tượng tốt đẹp những nơi chúng ta đến.
3. Lịch trình thực địa kinh tế xã hội
Thời gian Lịch trinh
Sáng Chiều
Ngày thứ 1 (16/10_Thứ 3)
7 h sáng bắt đầu khởi hành, tối ngủ Cẩm Phả Hà Nội đi Cẩm Phả (Theo đường 5


đến Hải Phòng sang đường 18), Tự tìm hiểu kinh tế, xã hội Cẩm Phả
Ngày thứ 2 (17/10_Thứ tư)
Làm việc tại Cẩm Phả, tối ngủ Cẩm Phả Làm việc tại mỏ (nghe báo cáo và đi hiện
trường) Làm việc tại mỏ (nghe báo cáo và đi hiện trường)
Ngày thứ 3(18/10_Thứnăm)
Làm việc tại Cẩm Phả, tối ngủ Cẩm Phả - Làm việc tại Công ti tuyển than và Đền
Cửa Ông. Tự tìm hiểu kinh tế, xã hội Cẩm Phả
Ngày thứ 4 (19/10_Thứ sáu)
Đi Trà Cổ, tối ngủ Trà Cổ Tham quan các cơ sở kinh tế đảo Cái Bầu (Đền Cái Bầu,
du lịch Cát Dài, cảng cá, xí nghiệp chế biến thuỷ sản) Đi Móng Cái
Ngày thứ 5 (20/10_Thứ bảy)
Thăm Móng Cái – Trà Cổ
Tối ngủ Trà Cổ Thăm Cửa khẩu, khu thương mại Móng Cái Tìm hiểu khu du lịch
Trà Cổ
Ngày thứ 6 (21/10_ Chủ nhật)
Tối ngủ Nhà nghỉ Hải Quõn Tìm hiểu Trà Cổ. 9h xuất phát về Hạ Long Tự tìm
hiểu Bãi Cháy
Ngày thứ 7 (22/10_ Thứ hai)
Tối ngủ Nhà nghỉ Hải Quân Đi Vịnh Hạ Long, tìm hiểu kinh tế - xã hội TP Hạ
Long

- Tối họp mặt toàn đoàn (Liên hoan tổng kết : ẩm thực, văn nghệ…)
Ngày thứ 8 (23/10_Thứ ba) Thăm Cảng Cái Lân, Về Hà Nội
CHÚ Ý:
- Lịch trình có thể được điều chỉnh theo từng buổi. Vì vậy, cuối mỗi buổi sinh viên
phải hỏi giáo viên phụ trách xe về lịch làm việc của buổi tiếp theo (địa điểm, thời
gian và nội dung công việc).
- Sinh viên phải có nhật kí thực địa ghi theo từng buổi (các phương tiện khác chỉ là
hỗ trợ)
4. phương pháp
1.4 Phương pháp điều tra thực địa
Thu thập thông tin cần thiết từ các cơ quan chức năng kết hợp với quan sát
thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
1.2 Phương phân tích, đánh giá tổng hợp
Xử lý các thông tin thu thập được từ điều tra thực địa và các tài liệu, số liệu
cần thiết từ các nguồn khác nhau kết hợp với việc tham khảo tài liệu liên quan.
Phân tích, đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các kết quả
nghiên cứu nghiên cứu chính thức theo mục đích và nội dung báo cáo.
3.4. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS).


Sử dụng hệ thống các phần mềm để thu thập thông tin lưu trữ và quản lí các
thông tin, phân tích và xử lí thông tin, triết xuất và hiện thị thông tin theo mục đích
và nội dung nghiên cứu của báo cáo. Các phần mềm chính có thể sử dụng trong
quá trình thực hiện báo cáo là Word, Mapinfo…

NỘI DUNG
A. MỘT SỐ NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG NINH.
1. Vị trí địa lý - lãnh thổ:
Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, tỉnh Quảng

Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
Phía Tây tựa lưng xuống núi rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần
đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu, nhiều cửa sông và bãi triều. Bên ngoài là
hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1030 đảo có tên, còn lại hơn 1000 hòn đảo
chưa có tên.
Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện
Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.
Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện
Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc xã Trà Cổ, thị xã
Móng Cái.
Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải
Dương và Hải Phòng, Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc với 132,8 km đường biên giới. Bờ biển dài 250 km.
Với vị trí như vậy, Quảng Ninh được đánh giá là một cửa ngõ quan trọng của
cả nước, thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội trong nước cũng như hội nhập với
nền kinh tế quốc tế. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò “cửa mở” lớn ra
biển cho các tỉnh phía Bắc nước ta và cả các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc và bắc
Lào. Theo quốc lộ 18 A hoặc cảng biển Cửa Ông, Hòn Gai, Cái Lân, có thể vào
vùng Đồng bằng sông Hồng, miền núi Trung du bắc bộ và nối liền các vùng kinh tế
phía Nam Trung Quốc trong các quan hệ chuyển tải hàng hóa, xuất nhập khẩu, đẩy
mạnh giao lưu kinh tế. Đồng thời, Quảng Ninh có vị trí thuận lợi, có khả năng thiết
lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước khu vực Đông Á, Đông
Nam Á và thế giới.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh thuộc dạng địa hình miền núi duyên hải khá phức
tạp. hơn 80% là địa hình đồi núi. đồng bằng ven biển chỉ chiếm khoảng
18% còn lại là diện tích đồi núi đá vôi. một dải đồi có độ cao sàn sàn
1.2



nhau từ 25m đến 50m, chỗ rộng nhất khoảng 15km đến 20km, chạy dọc
theo bờ biển từ thị xã Cẩm Phả đến thị xã Móng Cái.
- Địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng Ninh chiếm diện tích nhỏ, bao gồm
một dải hẹp ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên và vùng phía nam Đông
Triều, Uông Bí, Yên Hưng. Đây là những đồng bằng nhỏ hẹp được bồi
đắp phù sa của các sông suối trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình.
Riêng đồng bằng ở Yên Hưng và Đông Triều do được bồi đắp của một
phần phù sa sông Thái Bình là những vùng đồng bằng khá lớn. Tiếp nối
phần đồng bằng ra biển là các bãi sú, vẹt có diện tích rộng.Biển và địa
hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng nhất của tỉnh
Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh rộng tới 6000km2 là phần phía tây
bắc của vịnh Bắc Bộ. Đây là một vịnh nông với nhiều đảo và quần đảo
chắn phía ngoài nên rất kín gió và sóng lặng. Trên vịnh có rất nhiều đảo,
đây là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt Nam tới 3000 đảo lớn nhỏ.
Những đảo lớn nhất là Cái Bầu, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Cô Tô...Các
núi đá trên đảo có độ cao trung bình từ 150m đến 200m. Đỉnh cao nhất
là núi Nàng Tiên cao 470m trên đảo Cái Bầu. Ngoài ra các đảo lớn, còn
có hàng nghìn đảo nhỏ xếp thành hai dãy nối đuôi nhau từ núi Ngọc đến
nam Hạ Long. Đó là khu vực núi đá vôi cổ ngập nước biển. Đây là vùng
caxtơ sót điển hình có các vách đá dốc đứng, sắc nhọn, nhiều hang động.
Đường bờ biển của Quảng Ninh dài 250km, bị chia cắt mạnh bởi đồi núi
ăn ra sát biển và bởi các vịnh đảo, cửa sông. Đoạn từ Móng Cái đến Cửa
Ông tương đối bằng phẳng được bồi tụ, mài mòn tạo nên các bãi triều
rộng, sú vẹt mọc trên diện tích lớn (80 nghìn ha), đứng thứ hai của cả
nước (sau Cà Mau). Riêng bờ biển Trà Cổ sóng mạnh, tạo nên các bãi
ven biển dựng, nhiều hốc mòn ở chân núi đá vôi. Ven biển có nhiều bãi
biển đẹp thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
2.2 Địa chất

Trong khu vực Quảng Ninh tồn tại khá đa dạng các thành tạo địa chất, bao gồm các
thành tạo trầm tích giới Palêôzôi tới Đệ Tứ. Giới Palêôzôi gồm có hệ tầng Tấn
Mài, hệ tầng Bắc Sơn, hệ tầng Bãi Cháy với các thành tạo đá cát kết dạng quắczít
xen kẽ đá phiến xerixít, thạch anh, thành tạo cácbonát. Giới Mezôzôi có hệ tầng
Sơn Dương, hệ tầng Hòn Gai, với các vỉa than phân lớp xiên chéo, hệ tầng Hà Cối.
Giới Kazôzôi gồm các thành tạo hệ tầng Đồng Ho, hệ tầng Tiêu Giao cấu tạo chủ
yếu sạn sỏi, cát kết, bột kết, sét kết phân lớp mỏng gần như nằm ngang. Các thành
tạo Đệ Tứ tập trung ở Bắc vịnh Cửa Lục dọc sông suối và ven biển…


Với những điều kiện địa chất như vậy nên Quảng Ninh là một trong những tỉnh
giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta. Trong các loại tài nguyên khoáng sản,
đáng chú ý nhất là than, ngoài ra còn có đá vôi và các vật liệu xây dựng khác…
3.2 Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều;
một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh,
tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.
Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai
mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn
định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa
mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.
Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết
thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu
tháng 10.
Một số chỉ tiêu khí hậu nổi bật của Quảng Ninh:
- Bức xạ trung bình 115,4 kcal/cm2/năm
- Nhiệt độ trung bình năm: 220C

- Độ ẩm không khí trung bình năm: 80%
- Lượng mưa trung bình năm: 2200 mm
Khí hậu Quảng Ninh phân hóa thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa hạ: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với đặc điểm chính là nóng, ẩm, mưa
nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hè thổi theo hướng Đông Nam mang theo
mưa lớn, chiếm 85 % tổng lượng mưa cả năm.
- Mùa đông: khô, hanh, lạnh, ít mưa (150- 400 mm) chịu ảnh hưởng sâu sắc của
gió mùa Đông Bắc. Quảng Ninh còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn
bão nhiệt đới, trung bình 5- 6 cơn bão/ năm, cường độ khá mạnh nhất là ở vùng
đảo, ven biển.
4.2 thủy văn
Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ.
Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là
hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ.
Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông
Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.
Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp thực vật che phủ chiếm
tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng
lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi


lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng như ở các đoạn
suối Vàng Danh, sông Mông Dương.
Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 –
35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo
bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái
Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông
Man, sông Trới, sông Míp.
Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu
tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá

nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô
1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều
lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ
triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện
tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa
hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc
Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa
đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 130C.
5.2 khoáng sản
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại
đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước
không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an - tra - xít, tỷ lệ các
- bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và
Uông Bí – Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn.
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các
địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở
các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thị xã Móng Cái; Các
mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn
nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh
(Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn
nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao,
nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh
6.2 sinh vật
Rừng Quảng Ninh phân bố ở những địa hình thấp, dễ khai thác. Rừng nguyên sinh
hầu như không có mấy, mà chủ yếu là kiểu rừng thứ sinh. Độ che phủ rừng hiện
nay chỉ còn 32%, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng. Quảng Ninh còn có rừng



ngập mặn đứng thứ hai của nước ta sau rừng ngập mặn ở Cà Mau với các loài cây
điển hình như sú, vẹt, đước. Loại rừng này mọc phổ biến từ Móng Cái – Tiên Yên.
Ở các đảo và quần đảo, rừng còn bảo tồn, như ở đảo Ba Mùn có rừng
nguyên sinh chạy dài trên 20 km, rộng 1,5 km với hai tầng thực vật cao thấp. Tầng
nguyên sinh là các loại cây gỗ quí hiếm như nghiến, sến, táu…Tầng thứ sinh có
nhiều cây thuốc quý như ngũ gia bì, tam thất…
Động vật biển của Quảng Ninh vô cùng phong phú với nhiều loài có giá trị
kinh tế cao như sò huyết, bào ngư, hải sâm, tôm hùm, cá song, cá thu…
7.2 tài nguyên nước
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên nước phong phú, đa dạng bao gồm cả nước mặt,
nước ngầm và nước khoáng, phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh tế- xã hội của
tỉnh.
- Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình 11.9 km/ km2, có nơi 2.4 km/ km2. Toàn tỉnh theo thống kê có 30 sông, suối có chiều
dài trên 10 km, diện tích lưu vực của nhiều sông suối thường dưới 300 km 2, một số
lưu vực trên 1000 km2, tổng trữ lượng nước các sông ước tính khoảng 175 triệu m 3.
Các sông tiêu biểu: Kalong, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Phố Cũ, Ba Chẽ…. Các
sông suối thường ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn, xâm thực
lớn nên có giá trị cho thủy điện.
Trong vùng có hệ thống hồ chứa tự nhiên và nhân tạo phong phú với tổng số 72
hồ đập trong đó có 28 hồ lớn, dung tích trên 195 triệu m 3 nước. Hồ Yên Lập là hồ
lớn nhất với 118 triệu m3, hồ Khe Chè với dung tích 6.43 triệu m3
- Nguồn nước ngầm: phong phú, phân bố ở khu vực Hòn Gai- Cẩm Phả, trữ
lượng khoảng 64.388 m3/ ngày nhưng khai thác còn gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn nước khoáng: nước khoáng- nước nóng xuất lộ không nhiều gồm 5
nguồn: Quang Hanh, Tam Hợp, km12 (Thị xã Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên),
Đồng Long (Bình Liêu), chủ yếu phục vụ công nghiệp thực phẩm và phát triển du
lịch, nghỉ dưỡng.
Nước khoáng không uống được tập trung ở khu vực km 11 và km 12 Cẩm Phả

và phường Cẩm Thạch có nồng độ khoáng khá cao, nước khoáng trên 35 0C có tác
dụng điều trị bệnh.
3.Điều kiện kinh tế xã hội
1.3 Dân cư
ở các khu vực công nghiệp khai thác than lại có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. Năm 2009,
số nam của tỉnh là 577.8 nghìn người chiếm 50.4 % tổng số dân, số nữ là 568.7
nghìn người, chiếm 49.6 % dân số của tỉnh.
Quảng Ninh có tỉ lệ dân thành thị khá cao và tốc độ tăng dân thành thị nhanh. Từ
năm 2003 đến năm 2009 , dân số thành thị tăng từ 46.22 % lên trên 50 %.


Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em Năm 2009, dân số của tỉnh là 1146.5 nghìn
người, xếp loại trung bình so với cả nước, đứng thứ 33/63 tỉnh, Thành phố, chiếm
1.29 % dân số cả nước. Dân số Quảng Ninh năm 2009 tăng trên 100 000 người so
với năm 2000. Điều này chứng tỏ, dân số Quảng Ninh có sự biến động mạnh mẽ từ
khi thành lập đến nay, là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh. Dân số Quảng Ninh biến đổi không chỉ do gia tăng tự nhiên mà
còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng người di cư, nhập cư hàng năm vào tỉnh.
Mật độ dân số năm 2009 của tỉnh 188 người/ km 2, so với đồng bằng sông Hồng và
các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thì Quảng Ninh có mật độ dân số thấp nhất.
Dân số có sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và
miền núi. Khu vực tập trung đông dân cư là Thành phố Hạ Long (800 người/ km 2),
Thị xã Cẩm Phả (trên 500 người/ km2), Thành phố Uông Bí (trên 100 người/
km2)…các khu vực nông thôn mật độ dân số dưới 100 người/ km2
Tỉ lệ gia tăng dân số của Quảng Ninh có sự biến động trong các giai đoạn:
- Giai đoạn 1995- 2005: tỉ lệ gia tăng dân số giảm từ 1.8% xuống còn 1%
- Giai đoạn 2005- 2009: tỉ lệ gia tăng dân số tăng nhẹ lên 1.1 %
Cơ cấu giới tính của Quảng Ninh có nét khác biệt so với các tỉnh khác: số lượng
nam luôn cao hơn số lượng nữ, chiếm khoảng 51%, đó là kiểu kết cấu dân số đặc
trưng của vùng phát triển ngành công nghiệp khai thác. Do đặc điểm sản xuất nên

tỷ lệ nam, nữ chênh lệch giữa các huyện thị. Các vùng sản xuất nông- lâm nghiệp
luôn có số lượng nữ nhiều sinh sống trong đó người Kinh chiếm đa số với 88.4 %
dân số, thứ hai là người Dao chiếm 4.1 %, ngoài ra còn các dân tộc khác như Sán
Dìu…
Với số lượng dân cư và các đặc điểm đặc trưng riêng, dân số Quảng Ninh đã và
đang đóng góp lớn vào hoạt động kinh tế- xã hội của tỉnh, cung cấp một nguồn lao
động dồi dào, một thị trường tiêu thụ rộng và là một trong những nhân tố hấp dẫn
đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, dân số Quảng Ninh cũng gặp phải những
mặt tồn tại, khó khăn chung của cả nước như tỉ lệ thất nghiệp còn cao, sức ép của
dân số lên tài nguyên- môi trường ở các khu vực đông dân, các vấn đề xã hội khác
như tệ nạn, ma túy, cờ bạc…gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh.
1.2. Nguồn lao động
Nguồn lao động 606.5 nghìn người, trong đó số lao động tham gia vào các
hoạt động kinh tế chiếm trên 90%. Dân số tập trung chủ yếu các ngành như nông,
lâm, ngư nghiệp (274.2 nghìn người); khai thác mỏ (70.6 nghìn người); sửa chữa
xe động cơ (78,1 nghìn người). Do ngành khai thác mỏ năm qua tương đối phát
triển nên đã thu hút nhiều lao động nam từ các tỉnh khác và trở thành đội ngũ lao
động đông đảo cho tỉnh Quảng Ninh.


Quảng Ninh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ: 51,4% dân số dưới 24 tuổi, tỉ lệ 0 –
14 tuổi trên 30%, tỉ lệ trên 60 tuổi là 7,2%. Như vậy Quảng Ninh có lực lượng lao
động dồi dào. Đây là lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về thành phần dân tộc: Quảng Ninh có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân
tộc Việt chiếm trên 80% tổng số dân, ngoài ra còn có người Dao, Tày, Sán Chay,
Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa…Sự đa dạng về truyền thống sản xuất và văn hóa cuae các
dân tộc là một tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần phải
có chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho các dân tộc ít người để nhanh chóng giảm
bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa giữa các dân tộc.

2.2. Cơ sở hạ tầng
Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng ở Quảng Ninh còn thiếu đồng bộ và nhiều
mặt còn yếu kém, nhưng đã bước đầu đã hình thành một hệ thống cơ sở sản xuất
công nghiệp, các trung tâm kinh tế thương mại, du lịch, các đô thị và hệ thống giao
thông điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của
cư dân. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 quốc lộ: QL 10. QL 18. QL 4B. QL
279, có 8 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài 178km. Dọc bờ biển có các cảng quốc
gia như Hòn Gai, Cái Lân, Cửa Ông và hàng loạt các cảng biển, bến bãi do địa
phương quản lí. Quảng Ninh có nhiều nguồn lực và lợi thế để phát triển kinh tế với
cơ cấu ngành đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, thương
mại, du lịch và dịch vụ, xứng đáng là một cực thu hút trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc.
2.3. Chính sách.
Đường lối chính sách có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Trong những năm qua Quảng Ninh luôn luôn được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước. Nhờ những chính sách hiệu quả mà kinh tế - xã hội của Quảng Ninh
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Quảng Ninh đang tích cực có những chính
sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt những ngành kinh tế trọng
điểm của tỉnh. Có thể coi đường lối, chính sách như kim chỉ nam định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau đây là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh đến năm 2020.

B. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Nền kinh tế Quảng Ninh được phát triển dựa trên việc khai thác tổng hợp
của sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội. Với thế
mạnh ấy Quảng Ninh đã xây dựng được một cơ cấu ngành kinh tế tương đối đa
dạng, hoàn thiện và điển hình ở nước ta, trong đó có những ngành mũi nhọn đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh như công nghiệp, du lịch. Các ngành
nông nghiệp, thương mại, dịch vụ giao thông vận tải và thông tin liên lạc cùng các

ngành khác, đang khởi sắc và có những đóng góp không nhỏ.


Quảng Ninh có 3 Thành phố, 1 Thị xã và 10 huyện, trong đó Thành phố Hạ Long
là trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội của toàn tỉnh. Tại Thành phố Móng
Cái và huyện Vân Đồn đã và đang hình thành các khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn và
khu kinh tế Móng Cái. Đây là động lực phát triển kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển
Quảng Ninh. Quảng Ninh cũng là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh là tỉnh nằm trọn vẹn trong
chương trình "hai hành lang, một vành đai kinh tế" giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tỉnh có nhiều tuyến đường cao tốc trọng điểm đang được xây dựng (dự án đường
cao tốc Hà Nội- Hạ Long) bên cạnh những cảng biển lớn như Cảng Cái Lân, cảng
Cửa Ông…. Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm
tới 90%.
II.CÁC NGÀNH KINH TẾ CHÍNH CỦA QUẢNG NINH
1.Ngành công nghiệp than
a,lịch sử khai thác : ngành khai thác than ở Quảng Ninh ra đời hơn 100 năm
trước dưới hình thức các công trường khai thác nhỏ bé, lạc hậu. Qua 2 cuộc khai
thac thuộc địa của Pháp, khai thác than ở Quảng Ninh được đẩy mạnh trên quy mô
lớn theo phương pháp công nghiệp. Đến năm 1925, sản lượng than Việt Nam đã
đứng thứ 5 ở Châu Á. Ngày 10/10/1994, tổng công ty than Việt Nam ra đời (nay
đổi thành tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam -TKV) đánh dấu sự chuyển biến
theo cơ chế thị trường của ngành than. Đến nay, mặc dù ngành công nghiệp than
còn gặp nhiều khó khăn, song nó đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của
cả nước và mũi nhọn của Quảng Ninh.
b,quy trình khai thác và sản xuất than:
*. Về công nghệ khai thác than : có 2 phương pháp khai thác than là khai thác lộ
thiên và khai thác hầm lò.

- khai thác lộ thiên :
Được tiến hành khi hệ số bóc đất đá thấp dưới 4m 3 đất đá/ tấn than. Khai than lộ

thiên có nhiều ưu điểm:
+ Khai thác được sản lượng cao do có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện
đại.
+ Hệ số thu hồi lớn, có thể lên tới 90-92% (khai thác hầm lò chỉ đạt 50-60%).
+An toàn trong sản xuất: khai thác lộ thiên giảm các rủi ro trong khai thác.
Nhưng khai thác lộ thiên cũng gặp một số khó khăn:
+ Không tiến hành khai thác được ở những nơi có độ sâu quá lớn, vì nếu tiến hành
khai thác lộ thiên ở khu vực này thì hiệu quả sẽ không bằng khai thác hầm lò.
+ Khai thác lộ thiên làm nảy sinh nhiều vấn đề sinh thái: thay đổi địa hình mặt đất,
ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí do bụi.
Các mỏ lộ thiên ở Quảng Ninh gồm Hà Tu, Đèo Nai, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cao Sơn,
Núi Hồng, Dương Huy…Các mỏ này cung cấp đến 70% sản lượng cho toàn ngành
than cả nước.


Khai thông chuẩn bị
khai trường

Vận chuyển

Khai thác

Khoan
Nổ
mìn

Vận
chuyển
đất đá


Vận
chuyển
than

Ngành
Bốc
Sơ đồ quy trình khaixúc
thác công nghệ khai thác lộ thiên
Trong đợt thực địa lần này, đoàn đã nghe báo cáo và khảo sát tại mỏ than lộ
thiên Cao Sơn thuộc công ty cổ phần than Cao Sơn.
Công ty than Cao Sơn là một trong những doanh nghiệp khai thác than lộ thiên
bằng cơ khí hiện đại lớn nhất ở vùng mỏ Cẩm Phả. Công ty cổ phần than Cao Sơn
có trụ sở nằm ở phường Cẩm Sơn, Thị xã Cẩm Phả,Khai trường của Công ty nằm
trên vùng núi cao nhất, đất đá có độ cứng cao, hệ số bóc lớn hiện tại là 10m3 đất
đá/1 tấn than, vỉa than mỏng, ít có chỗ dầy.Công ty cổ phần than Cao Sơn trước gọi
là mỏ than Cao Sơn thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam- TKV được
thành lập ngày 6.6.1974 do Liên Xô thiết kế, trang bị kĩ thuật
Tình hình khai thác than của công ty than cao sơn:
Cơ cấu tổ chức của công ty: gồm có hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám
đốc, 21 công trường và phân xưởng, 20 phòng ban. Ngoài ra, công ty còn có các tổ
chức bộ phận như Đảng bộ với 770 Đảng viên và 26 chi bộ, tổ chức Công đoàn với
31 công đoàn bộ phận.
Điều kiện phát triển: Công ty khai thác trực tiếp nguồn than sẵn có trên địa bàn,
có khả năng huy động nguồn nhân lực từ mọi miền đất nước qua đào tạo trong lĩnh
vực mỏ theo hình thức tuyển dụng. Bên canh đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
đến ngành than, vô sản hóa ngành than, lãnh đạo Đảng, Nhà Nước thường xuyên
xuống thăm và tạo điều kiện về cơ chế, thị trường và tiền lương cho công nhân.
Địa phương cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi về sinh hoạt, giáo dục, y tế cho cán
bộ, công nhân viên công ty nên doanh nghiệp càng có trách nhiệm nhiều hơn đối
với địa phương, đóng góp sức người, sức của để xây dựng địa phương.

Cơ sở vật chất- kĩ thuật của công ty:
Về trang thiết bị:


+ Máy khoan xoay cầu có số lượng 20 máy, hoạt động theo chế độ 3 ca, khoan lỗ
mìn đường kính 250 m
+ Máy xúc điện có 20 máy, dung tích gầu từ 5- 10 m3
+ Máy xúc thủy lực với 7 máy, phối hợp với máy xúc điện để xúc đất đá, dung tích
3.2- 12 m3
+ Máy xúc công nghệ với 6 máy, chạy nhanh, xúc than đổ đống và xúc than chạy
ra cảng
+ Ôtô với trọng tải 55- 96 tấn có 126 xe để vận chuyển đất. Xe trung xa có trọng
tải từ 16- 16.5 tấn để vận chuyển than. Hiện nay, công ty đang đầu tư mua xe trọng
tải lớn để giảm chi phí vận chuyển và khối lượng vận chuyển cũng nhiều hơn, hiệu
quả hơn.
+ Xe gạt có 26 xe, dùng để gạt bãi thải, làm đường
+ Xe nước có 11 xe, có trọng tải nước lớn, tét nước từ 20- 30 m 3, đảm bảo nước
quanh khai trường.
Số lượng công nhân: Toàn công ty có 3780 người, Về trình độ của công nhân ngày
càng được nâng cao: trình độ đại học có 400 người, trung cấp- cao đẳng có 140
người.
Tình hình sản xuất:
+ Trữ lượng tài nguyên thăm dò giai đoạn 2 đến năm 2010 còn 105 triệu tấn than
+ Năm 2011: Khối lượng bốc xúc đất đá là 29 triệu tấn, khối lượng than khai thác
được 4 030 000 tấn, với doanh thu 2995 tỉ và đạt tốc độ tăng trưởng 8- 10%.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân là 8- 10 %
+ Doanh thu ngày càng tăng: 3174 tỉ đồng/năm 2011
+ Than khai thác được vận chuyển từ 60- 70 % ra cảng Cửa Ông để xuất khẩu, còn
lại sẽ vận chuyển đến các hộ dùng than khác như: sinh hoạt, sản xuất xi măng…
Sản lượng khai thác và thị trường tiêu thụ

Sản phẩm sau khi khai thác được tiêu thụ 2 triệu tấn /năm trong đó 1 triệu tấn
qua cảng Cửa Ông. Nhìn chung quá trình tiêu thụ sản phẩm được chia làm 2 luồng:
Xuất khẩu: Theo tuyến than Cửa Ông tới 60% sản lượng
Phân loại đưa xuống mỏ, bán than sạch đã được chế biến theo yêu cầu của khách
hàng. Thường là các nhu cầu về than xi măng (phần lớn than Cao Sơn phục vụ nhu
cầu cả nước), than giấy, than điện.
Trước đây, than Cao Sơn còn kém độ bền, hay bị vỡ vụn, nhưng hiện nay nhờ công
nghệ khai thác và tìm kiếm nhiều vỉa than mới có chất lượng tốt hơn trước rất
nhiều.
Về giá than: Khoảng 650 000/tấn ( than sạch ). Than nguyên liệu khoảng trên
300 000/ tấn. Doanh thu mỗi năm đạt trên 1200 tỉ đồng, trả cho cổ đông 12% vốn
điều lệ. Thị trường xuất khẩu than chủ yếu là Nhật và một số nước Đông Âu. Biện
pháp cạnh tranh là tăng năng suất và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Về mức thu nhập và chế độ đối với công nhân viên:


Thu nhập bình quân của thợ mỏ Cao Sơn hơn 6,2 triệu/tháng. Đặc biệt là công
nhân vận hành máy, lái xe ô tô vận chuyển than hay một số công việc đòi hỏi kĩ
thuật cao có thể lương hơn 10 triệu/người/tháng.Vấn đề bảo hộ lao động được quan
tâm đầy đủ. Bảo hộ lao động được trang bị theo thời hạn quy định của Bộ Lao
Động Thương Binh và Xã Hội, chi phí vào khoảng trên 2 tỉ, chi phí huấn luyện
thẩm tra cán bộ hàng kì được đẩy mạnh. Công ty đã đầu tư hàng chục tỉ đồng cải
tạo và xây dựng mới các nhà ăn trưa. Khai trương, lắp đặt hệ thống lọc và cấp nước
sạch, xây dựng mới trạm xá và xây dựng trung tâm đào tạo phục vụ nâng cao các
mặt đời sống. Duy trì khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tổ chức cho gần 100 lượt
công nhân viên làm việc nặng nhọc độc hại được đi nghỉ dưỡng sức phục hồi chức
năng hoặc nghỉ điều dưỡng tại chỗ.
Công tác xã hội: Công ty đã tham gia lập quỹ đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ người
khuyết tật và đóng góp cho công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Công ty cũng tổ
chức khen thưởng cho con em các gia đình thợ mỏ, công nhân trong công ty và rất

khuyến khích họ học tập và làm việc tại công ty. Công ty cũng đã xây dựng tháp
bút ở Linh Sơn ghi danh những học sinh đạt thành tích cao trong học tập.
Vấn đề môi trường và việc giải quyết vấn đề môi trường của công ty:
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm trong quá trình khai thác, đặc biệt là giảm
thiểu lượng bụi do vận chuyển than gây ra, công ty đã sử dụng xe ô tô tưới nước
chống bụi ở đường, tiến hành bơm cao áp dạng sương mù. Công ty cũng triển khai
trồng keo tai tượng, trồng cây sắn dây rừng (cây curu của Nhật Bản ).
Về vấn đề nước thải, được thải ra hồ chứa, dùng biện pháp lắng đọng và hóa
chất để xử lý.
Một số khó khăn của công ty:
Điều kiện khai thác gặp khó khăn do đất đá rắn, độ cứng trên 13, chi phí khoan lớn.
Bãi đổ thải xa, chi phí vận chuyển lớn, chế biến khó khăn phải theo kế hoạch. Nhu
cầu tiêu thụ rất lớn nhưng sản xuất chỉ có hạn.

- Khai thác hầm lò:
Phương pháp này được tiến hành khi hệ số bốc đất đá cao ( trên 4m 3 đất đá/ 1tấn
than ) vỉa mỏng và nằm sâu trong lòng đất. Khai thác hầm lò có 2 phương pháp: Lò
bằng và lò giếng (giếng nghiêng và giếng đứng ). Khai thác than hầm lò có khi vào
sâu trong lòng núi đến mấy trăm mét nên rất thiếu ánh sáng và không khí, rất nguy
hiểm trong quá trình khai thác.
Ngoài ra, khai thác than hầm lò có nhược điểm là phải dùng gỗ để chống lò là chủ
yếu, ước tính để khai thác được 1000 tấn than thì phải tiêu hao 50 – 60 m 3 gỗ. Do
đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tài nguyên rừng của Quảng Ninh. Hiện nay, người
ta đã thay thế gỗ trụ mỏ bởi bê tông, sắt thép và đặc biệt là cột chống thủy lực
trong khai thác hầm lò là chưa thể thực hiện được do còn nhiều hạn chế về vấn đề
kinh phí và khoa học kỹ thuật.


Tìm hiểu về tình hình khai thác và kinh doanh của công ty than Thống Nhất (khai
thác hầm lò).

Thiết kế khai thác

Mở đường, san, ủi,…

Đào lò, chống lò

Vận chuyển đất thải

Bãi thải rắn

Khai thác than

Sàng chuyển than

Bãi than nguyên khai

Vận chuyển than

Than thượng phẩm

Sơ đồ: Công nghệ khai thác hầm lò
Công ty được thành lập vào 1/8/1960, thuộc công ty than Hòn Gai,
quy mô nhỏ(có khoảng 800 công nhân ), sản lượng vào khoảng 80 – 100 000 tấn
than/ năm. Sau 1 số giai đoạn trực thuộc công ty than Thống Nhất – TKV. Tuy
được thành lập từ 8/1960 nhưng thực chất đã được khai thác 119 năm từ thời
Pháp.Nằm trong vùng than Đông Bắc. Mỏ đóng tại phòng trung tâm thị xã Cẩm
Phả, diện tích 4km2, giáp mỏ than Đèo Nai, mỏ Đông Đá Mài, công ty than Cao
Sơn.
Về lao động: Lực lượng lao động của công ty là 3700 người, trong đó nữ 700
người (19,4%). Thợ lò có 1400 người.Về trình độ chuyên môn, đại học – cao đẳng

có 309 người = 8,6%; trung cấp có 252 người = 7%. Tuổi trung bình của lao động
là 41 tuổi. Nguồn lao động được tuyển trong cả nước, ưu tiên con em công nhân
mỏ, người vùng Quảng Ninh.
Hàng năm công ty bổ xung 100 – 150 công nhân mỏ một mặt để mở rộng quy
mô sản xuất, mặt khác để thay thế lực lượng lao động nghỉ hưu mất sức, ốm đau.
Về tổ chức sản xuất:
Trong cơ quan văn phòng: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 20 phòng liên ban, đảng
ủy. Công trường phân xưởng trực tiếp sản xuất có 25 đơn vị trong đó khai thác là
11 công trường (khai thác lộ thiên:1, khai thác hầm lò: 2, còn lại là các phân xưởng
phục vụ).
Về thiết bị và công nghệ: Khai thác hầm lò bằng búa khoan đá, than; xúc đá, máy
cẩu than lien hợp, tàu điện. Khai thác lộ thiên bằng máy khoan lớn, máy xúc lớn, ô
tô. Đối với khai thác hầm lò, công ty áp dụng 2 công nghệ chính là công nghệ khai


thác cột dài theo phương, khai thác lò hạ trần và khai thác chia các lớp nghiêng hạ
trần. Vật liệu chống giữ gương lò chợ đã được thủy lực hóa gồm: cột thủy lực đơn
xà hộp và giá thủy lực di động.
Tình hình khai thác than của công ty than Thống Nhất:
Khai trương của công ty than Thống Nhất là vùng núi cao trung bình, địa hình
dốc. Tổng trữ lượng địa chất là gần 60 triệu tấn, đã khai thác trên 20 triệu tấn, còn
lại gần 40 triệu tấn. Trừ tổn thất trong khai thác khoảng 1/3, mỏ có thể khai thác
được từ 10 – 15 năm, khối lượng sản phẩm khai thác hàng năm từ 1,5 – 2 triệu tấn/
năm. Cách đây 5 năm, sản lượng mới chỉ đạt 700000 tấn/ năm. Sau 5 năm được
đầu tư, đổi mới đã khai thác được 1,65 triệu tấn. Năm 2006 sản lượng khai thác là
1,32 triệu tấn, đạt doanh thu 420 tỷ đồng; năm 2007 kế hoạch là 1,63 triệu tấn với
doanh thu là 475 tỷ. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 là: khai thác 1,82 triệu tấn với
doanh thu là 660 tỷ đồng.
Thu nhập và chế độ đối với công nhân:
Nguồn ngân sách để chi cho lương là 150 – 170 tỷ đồng, bình quân là 4

triệu/người/tháng.Đối với thợ lò, tính theo ngày công 200000– 300000/công.
Công ty cũng tích cực đảm bảo an toàn cho người lao động. Công ty có phòng
an toàn lao động ( > 30 người). Đồng thời công ty cũng chú trọng đầu tư công nghệ
và huấn luyện cho cán bộ, công nhân viên hang năm. Công nhân lò được tổ chức
khám sức khỏe định kỳ 2 lần để rửa sạch bụi phổi.
Công tác môi trường:
Công ty than Thống Nhất cũng trong tình trạng tương tự như các công ty khác
lượng nước thải của công ty khoảng 400m3/ ngày. Qua kiểm tra và phân tích mẫu
nước thải hầm lò cho thấy hàm lượng sắt vượt 6,4 lần; độ PH thấp hơn mức cho
phép. Bụi than cũng là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường.
Một số thuận lợi, khó khăn chính của công ty: Công ty than Thống Nhất có
truyền thống, lịch sử lâu đời, thị trường tiêu thụ thuận lợi (do TKV tiêu thụ), trữ
lượng lớn, chất lượng than tốt. Nhưng cơ sở vật chất khó khăn, máy móc và thiết bị
cũ, một số vỉa lớn không ổn định, năng suất hạn chế, đặc biệt là điều kiện
lao động độc hại.
*. Chế biến than
là giai đoạn cuối cùng trước khi đưa than vào tiêu thụ. Hiện nay, Quảng Ninh có
hai công ty tuyển than vào loại lớn nhất Đông Nam Á là Công ty tuyển than Cửa
Ông (Cẩm Phả) và Công ty than Cột Tám (Hạ Long). Than sau khi sàng lọc, tuyển
chuyển và phân loại để đưa ra các khu tiêu thụ. Trong chuyến thực địa, đoàn đã
đến thăm công ty Tuyển than Cửa Ông thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt
Nam.
Công ty tuyển than Cửa Ông là thành viên của tập đoàn Công Nghiệp Than –
Khoáng Sản Việt Nam ( TKV ) nhưng chưa cổ phần hóa. Công ty Tuyển Than Cửa
Ông đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã


hội của Quảng Ninh và sự lớn mạnh của ngành than. Hiện Công ty có khoảng
5.000 công nhân viên, 25%. Có 21 đơn vị phòng ban trong đó có 18 phân xưởng là
đơn vị sản xuất chính, trong đó có 3 nhà máy công suất thiết kế 5,5 – 6 triệu tấn/

năm.
Công nghệ tuyển than được thực hiện qua 3 nhà máy – xí nghiệp tuyển trong đó
đoàn thực địa được thực tế quan sát tại xí nghiệp sàng tuyển 2, với công suất thiết
kế 3 – 3,5 triệu tấn/ năm. Khi than được chuyển tới, sàn tuyển chấp nhận các loại
than có kích cỡ 100 mm, với các kích cỡ
Công ty được xây dựng từ năm 1960 do chiến tranh, điều kiện đất nước khó
khăn nên mãi đến năm 1980 mới được khánh thành. Sau khi khánh thành do hiện
tượng cán bộ công nhân viên đào tạo không có thực tế nên than chỉ có sàng khô,
nhà máy công nghệ hỏng, không bán được sản phẩm. Đến năm 1990 do được đầu
tư công nghệ Úc và cán bộ công nhân viên có khả năng, hiểu thực tế, điều kiện làm
việc được đảm bảo, vì vậy các nhà máy có thể đáp ứng được các sản phẩm trong và
ngoài nước. Năm 2003 cải tiến công nghệ Nhật Bản, hệ điều hành hiện đại hơn rất
nhiều. Có các công đoạn rõ ràng, cụ thể thông qua ba khu vực: Khu vực cấp liệu
(Than khai thác từ Cẩm Phả qua hệ thống đường ga đến nhà máy sàng tuyển), khu
sàng tuyển (vận hành với một hệ thống điều khiển tự động, tuyển bằng máy lắng,
phân cấp cho sản phẩm than và tuyển huyền phù cho than chất lượng tốt) và khu
vực tập kết sản phẩm (Sau khi than được làm sạch, sàng tuyển xong được tập hợp
lại nhờ thống băng tải, chờ tiêu thụ).
Tình hình sản xuất: Tất cả các mỏ khai thác đều được đưa về tuyển than Cửa
Ông để sàng tuyển, chế biến. Than thương phẩm năm 2007 là 11,2 triệu tấn. Than
xuất khẩu chiếm 64 – 65% cả nước.
Mức thu nhập và chế độ người lao động: Bình quân lương của người lao
động là 4 triệu/ người/ tháng. Công ty có những chính sách hợp lý để bảo đảm an
toàn cho người lao động. Nhờ đó sức khỏe của người công nhân được đảm bảo.
Công tác bảo vệ môi trường: Công ty tuyển than Cửa Ông là 1 trong 13 đơn vị
trong cả nước được Bộ Tài nguyên – Môi Trường trao tặng bằng khen và giải
thưởng về những thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường và là
doanh nghiệp duy nhất trong ngành than nhận được phần thưởng đặc biệt này.
Phương châm của công ty là: “ Phát triển bền vững, sản xuất gắn liền với bảo vệ
mội trường”. Một số biện pháp của công ty: lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi ở

nhà đập, khu vực sàng và trên các băng tải, đưa vào hoạt độn hệ thống xử lý bùn
nước qua sang tuyển, trồng cây xanh…
Tiêu thụ trong nước:Than Quảng Ninh được bán cho các nhà máy nhiệt điện
( nhiệt điện Phả Lại - Hải Dương, Uông Bí - Quảng Ninh), nhà máy hóa chất Việt
Trì, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, nhà máy xi măng Hoàng Thạch - Hải
Dương, Chimpon ( Hải Phòng ) và nhiều nơi trong các tỉnh.


Xuất khẩu: Thị trường chính là châu Á, châu Âu như Trung Quốc, Nhật Bản,
Malayxia, Đông, Tây Âu và một số nước ở châu Mỹ (Canada)…mang lại nguồn
thu ngoại tệ lớn. Sản lượng than xuất khẩu của Quảng Ninh chiếm trên 90% sản
lượng than xuất khẩu cả nước.
2.Ngành thương mại
Thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái là hai trung tâm thương mại lớn của
tỉnh. Trong đó, nhắc đến sự phát triển của thành phố trẻ Móng Cái không thể không
nhắc tới vai trò to lớn của kinh tế cửa khẩu. Đây cũng là một địa điểm khảo sát
quan trọng trong chuyến thực địa này.
Chợ Móng Cái là trung tâm thương mại chính của thành phố Móng Cái, nơi trao
đổi hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Các mặt hàng phong phú, từ đồ điện
tử đến các sản phẩm hàng tiêu dùng, rất đa dạng về mẫu mã, giá thành khá rẻ. Chợ
gồm nhiều khu các nhau, mỗi tầng bán một sản phẩm khác nhau. Có rất nhiều chợ:
Chợ trung tâm, chợ 1, chợ 2, chợ 3…Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Móng Cái
ngày càng có vị trí quan trọng trong trục kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Móng Cái cũng có vị trí vô cùng quan trọng trong 2 hành lang kinh
tế: hành lang Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh – Côn Minh; hành lang
kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh- Quảng Tây (Trung Quốc) và một vành
đai kinh tế Bắc Bộ
3.Giao thông vận tải
Với nhu cầu đi lại rất lớn, cả về nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, vì vậy giao thông ở đây rất phát triển, có tất cả
loại hình giao thông.

Về đường bộ, cả tỉnh có 1.911 km, có một số tuyến đường chính: Đường 4B nối
Quảng Ninh với Lạng Sơn, Cao Bằng. đường 18 A nối Quảng Ning với Hà Nội và
các tỉnh Bắc Bộ. Đây cũng chính là con đường mà chúng ta đã đi trong chuyến
thực địa này.
Về đường sắt có Kép – Bãi Cháy với tổng chiều dài 166 km phục vụ khách du
lịch và vận chuyển hàng công-te-nơ.
Về đường hàng không: Có máy bay trực thăng ở Hạ Long và Móng Cái. Dự án
xây dựng sân bay quốc tế quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 1996 – 2010 nay đã được chuyển tới xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn,
đã được sở GT-VT trình chính phủ phê duyệt để triển khai trong giai đoạn từ 2006
– 2010.
Đường biển phát triển khá mạnh ở Quảng Ninh. Do có nhiều vũng vịnh, địa
hình bờ biển có nhiều thuận lợi cho xây dựng các cảng. Hiện tỉnh có các cảng lớn
là cảng Cái Lân, cảng Bãi Cháy, cảng Cửa Ông. Trong đợt thực địa này, chúng ta
có điều kiện thăm cảng Cửa Ông và cảng Cái Lân. Cảng Cửa Ông với chức năng
chuyên chở than nên có hệ thống máy cẩu, máy xúc rất hiện đại và hoàn toàn tự
động hóa, từ khâu bốc dỡ đến vận chuyển. Còn cảng Cái Lân là cảng nước sâu lớn


nhất khu vực đông bắc, có chức năng là một cảng tổng hợp. Cảng gồm 8 cầu tàu, 2
bến bốc dỡ công-te-nơ và 2 bến nghiêng. Tàu từ 1 -5 tấn có khả năng cập bến.
Cảng gồm 3 bến số 5, 6 và số 7 với tổng chiều dài cầu tầu 680m, độ sâu trước bến
12m, trong đó có bến tàu số 7 chuyên dùng công-te-nơ.
Các ngành kinh tế Quảng Ninh phát triển khá đồng bộ cả về công nghiệp, nông
nghiệp (ngư nghiệp) và dịch vụ (du lịch, thương mại) tương xứng với tiềm năng
vốn có của vùng, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh, giải quyết đa số
việc làm cho người dân.
4.ngành du lịch dịch vụ
Về tài nguyên thiên nhiên: Quảng Ninh là một địa danh nổi tiếng với các tiềm
năng du lịch, với các thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long được UNESCO

công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, các bãi tắm đẹp: Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần
Châu, Bãi Dài…
Trong chuyến thực địa vừa rồi, K59 đã được đi qua các địa điểm du lịch nổi
tiếng: Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Bãi Dài, mũi Ngọc, mũi Sa Vĩ.
Bãi biển Trà Cổ là điểm đến rất ấn tượng, nơi đoàn thực đã dừng chân hai
ngày. Bãi biển dài 17km, bãi cát dài và có sự khác biệt khi nước triều lên và rút.
Khi nước triều rút, cát mịn và mềm như đất, có màu xám, nâu nhạt, trên đó, vô số
những vỏ ốc. Vào buổi sáng khi triều lên, cát trắng hỏn và đẹp hơn, sóng biển xô
vào tận bờ tung bọt trắng xóa. Ở đây. Có mũi Sa Vĩ là nét vẽ đầu tiên của hình chữ
S của đất nước Việt Nam.
Vịnh Hạ Long có giá trị đặc biệt về văn hóa, thẩm mĩ, địa chất sinh học và
kinh tế. Trong vịnh có gần 2000 hòn đảo, nhiều hang động và bãi tắm đẹp. Đoàn
thực địa được tham quan toàn vịnh, được ngắm nhìn sông nước vịnh Hạ Long
trong xanh màu trời, mỗi hòn đảo như mang một dáng dấp riêng, một tâm hồn
riêng, tâm hồn của đá và nước.
Hang Sửng Sốt nằm ở trung tâm của di sản thế giới vịnh Hạ Long, là hang
rộng, hùng vĩ nhất, đẹp nhất vịnh và cũng là nơi tập trung nhiều nhũ đá có hình
dáng đặc sắc không nơi nào có được. Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những
tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo. Hang được chia làm hai ngăn chính, toàn
bộ ngăn đầu như một nhà hát lớn rộng thênh thang với những tượng đá, voi đá, nhũ
đá, hình dáng như con thuyền trên song nước Hạ Long, con cóc, con gà quê
hương…Tiếp tục những “sửng sốt”, ta bước vào ngăn thứ hai bằng một con đường
nhỏ. Không gian mở ra như một “khu vườn thượng uyển”, có các nhũ đá hình cỏ
cây, con vật. Trong hang Sửng Sốt, trần hang cao 30m có in hình các vết lõm nhỏ
đều đặn, mịn màng như được trang trí bằng xốp. Gần cửa nổi lên một khối đá
khổng lồ chất cao từ mặt đất đến trần hang.
Đảo Ti Tốp cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy 7 – 8 km về phía Đông – Nam.
Đảo Ti Tốp có bãi cát hình trăng lưỡi liềm. Cát ở đây, bốn mùa được thủy triều rửa
sạch, cát trắng tinh. Năm 1962, hòn đảo xinh đẹp này được đón Hồ Chí Minh cùng



nhà du hành vũ trụ, anh hùng lao động Liên Xô, anh hùng lao động Việt Nam Giéc
Man Ti Tốp lên thăm và nghỉ tại đây. Để ghi dấu sự kiện đó, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã lấy tên người anh hùngấy đặt cho hòn đảo này. Và ngày nay, hòn đảo vẫn mang
cái tên thân thương Ti Tốp.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội
truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử,
đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn.
Trong tuyến thực địa này, K55 được thăm khu di tích đền Cửa Ông, đình Trà
Cổ (ngay gần bãi tắm Trà Cổ).
Đền Cửa Ông tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có
cảnh quan tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, cách thành phố Hạ
Long 40km về phía Đông Bắc. Đền được xây dựng từ thế kỉ XIX, gồm 3 khu vực
chính: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở 3 vị trí khác nhau theo
chiều lên cao dần. Đây là đền duy nhất thờ đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận
thần của ông. Với 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu,
tỉ mỉ, sắc nét với các tư thế khác nhau, mang giá trị nghệ thuật rất cao. Đó là tượng
Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa,
Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư… Từ lâu, đền Cửa Ông đã nổi
tiếng là ngôi đền thiêng, không chỉ đối với dân Quảng Ninh mà nhân dân cả nước
cũng nô nức tìm về dâng hương, trẩy hội.
Chùa Cái bầu: Mặc dù mới đươc khánh thành, song chùa Cái Bầu (Vân Đồn) đã
được rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh viếng thăm bởi những giá trị lịch sử
văn hóa và cảnh trí nơi đây. Chùa Cái Bầu - Thiện viện Trúc Lâm Giác là công
trình văn hóa tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp tọa lạc bên bờ Vịnh Bái Tử
Long, nơi gắn liền với bao chiến công hiển hách của những anh hùng hào kiệt đã
giữ vững cửa ải địa đầu của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi còn ghi dấu những
chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần.
Trải qua thời gian và những thăng trầm lịch sử, chùa đã bị hư hỏng nặng. Vào thập

kỷ 90 của thế kỷ trước chùa đã được tôn tạo lại nhưng còn đơn sơ, thiếu quy hoạch.
Từ năm 2007 chùa đã được quy hoạch đầu tư xây dựng lại khang trang, xứng với
những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của nơi đây. Chùa Cái Bầu mang dấu ấn, dấu
tích giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí,
bậc thang… Hiện tại Chùa đã hoàn thành các hạng mục: thiền viện - Chánh điện
cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng,
nhà khách chư tăng- chư ni, bến bãi đỗ xe... Giai đoạn II chùa Cái Bầu sẽ được tiếp
tục đầu tư gồm: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai
đường và dựng 1 tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.
5. Ngành kinh tế biển


Với chiều dài đường bờ biển trên 250 km, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều lợi thế để
phát triển kinh tế biển, nhất là giao thông vận tải biển.
Hệ thống cảng biển:
- Cảng Cái Lân là cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc, có khả năng đón tàu 3- 5
vạn tấn và đang được tiếp tục xây dựng, nâng cấp để có thể đón tàu chứa
hàng container với lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 18- 21 triệu tấn/
năm vào năm 2020.
- Cảng Cửa Ông: chuyên dùng để xuất khẩu than, năng lực bốc xếp hàng hóa
qua cảng từ 3- 5 triệu tấn phục vụ cho các mỏ than ở Cẩm Phả.
- Cảng Nam Cầu Trắng dùng để xuất than cho các mỏ Hà Tu, Hà Lầm. Năng
suất thông qua cảng 3.5 triệu tấn/ năm.
- Cảng chuyên dùng B12 chủ yếu để chuyển xăng dầu cho khu vực phía Bắc
đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định xây dựng mới để vừa thuận lợi
cho vận chuyển hàng hóa, vừa không gây ô nhiễm môi trường cho Vịnh Hạ
Long.
- Hệ thống cảng sông chủ yếu là các cảng chuyên phục vụ sản xuất công
nghiệp, vận chuyển hàng hóa như xuất khẩu than, xi măng…Ngoài ra, còn
một số cảng đa chức năng, vừa là cảng hàng hóa, vừa là cảng hành khách.

III. VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG QUẢNG NINH
Quảng Ninh là tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động trong cả nước với các
ngành kinh tế trọng điểm là khai than, khai thác và chế biến thủy sản, phát triển du
lịch. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế không thể tránh khỏi những tác
động xấu, ảnh hưởng tới môi trường của tỉnh.
1. Tác động của ngành than đối với tài nguyên và môi trường
Đây là ngành đem lại lợi nhuận cao cho Quảng Ninh, nhưng đồng thời cũng hủy
hoại môi trường đáng kể. Tất cả các khâu của ngành sản xuất than đều ảnh hưởng
đến môi trường. Khai thác lộ thiên làm thay đổi bề mặt địa hình mặt đất, tính chất
địa chất, thủy văn, phá hoại lớp phủ thực vật tai khu vực khai thác. Các phương
pháp khai thác mà quan nhất là nổ mìn, là tác động phá hoại tự nhiên rất khủng
khiếp để có thể tìm ra các vỉa than đang nằm dưới lòng đất. Lượng đất đá bốc xúc
lại đổ không quy hoạch nên rất ảnh hưởng đến cảnh quan chung của tỉnh. Công tác
vận chuyển gây ô nhiễm môi trường rất lớn với lượng bụi than và lượng than vụn
rơi trên đường vận chuyển.
Những bất cập trong quản lí than đã dẫn đến tình trạng một số mỏ bị khai thác tràn
lan, không quy hoạch, công tác môi trường chưa được chú trọng, vấn đề này cũng
gây sức ép rất lớn cho ngành than khi mà trữ lượng chỉ có giới hạn.
Đối với công ty than Cao Sơn, là một khai trường rộng lớn, sản lượng khai thác
lớn, vì vậy, khối lượng bốc xúc đất đá cũng rất lớn. Công ty cũng có quy hoạch về


khu đổ thải, xung quanh khu khai thác và có hệ thống đê bao ở chân bãi thải, tránh
đất đá trượt đổ. Tại những khu đổ thải công ty còn tiến hành trồng cây keo tai
tượng, cây sắn Nhật (curu). Nhưng mới chỉ được trông với diện tích rất nhỏ. Nhìn
chung, công ty có đầu tư và chú ý đến vấn đề môi trường nhưng sự quan tâm đó
vẫn còn rất hời hợt.
Đối với công ty than Thống Nhất mang tính chất của khai thác hầm
hò, nên việc kiểm soát khí mêtan được đặc biệt quan tâm. Công ty đầu tư hệ thống
cảnh báo khí mêtan, mua các máy đo khí trang bị từ lò khai thác đến lò sản xuất.

Với hình thức khai này, an toàn của người lao động rất được chú trọng (nguy hiểm
hơn khai thác lộ thiên rất nhiều), với các chính sách và bảo hiểm ưu đaic dành cho
người lao động.
Như vậy để bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người, các công ty cần đầu tư
và chú trọng nhiều hơn nữa đến vấn đề môi trường ở tất cả các khâu từ khai thác,
chế biến đến tiêu thụ. Việc áp dụng các biện pháp tránh ô nhiễm môi trường, giảm
bớt thất thoát tài nguyên đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thiên nhiên và
sức khỏe quý báu của con người.
2. Tác động của ngành kinh tế khác đến tài nguyên và môi trường
- Ngành thủy sản
Theo tìm hiểu ngành thủy sản tại huyện Vân Đồn là chủ yếu và những quan sát
trong chuyến đi, cho thấy, việc khai thác tiềm năng thủy sản ở các vùng này chưa
mạnh, các phương tiện đánh bắt vẫn còn rất thô sơ và đánh bắt gần bờ, chưa khai
thác hết địa phận biển được cho phép của mình, tạo cơ hội cho các tàu thuyền
Trung Quốc đánh bắt xa bờ bằng các phương tiện vô cùng hiện đại. Điều đó cũng
ảnh hưởng rất lớn được việc cạn kiệt và lãng phí nguồn tài nguyên.
- Ngành du lịch
Hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên thông qua việc xây dựng
các cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch không có kế hoạch và sự gia tăng nhanh
chóng rác thải sinh hoạt của du khách, khí thải của các hoạt động giao thông trên
đất liền và trên biển.
- Ngành giao thông
Việc phát triển các cảng biển cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, với việc ra
vào của các tàu thuyền, chuyên chở các luồng hàng không thể tránh khỏi việc đổ
thải, thất thoát vật liệu, chất thải xuống môi trường biển. Đặc biệt là cảng Cái Lân
đã làm ô nhiễm môi trường biển Bãi Cháy và còn lan tỏa đến khu vực vịnh Hạ
Long. Do vậy, nguy cơ ô nhiễm nước trong vịnh rất dễ xay ra nếu không có sự
quản lí chặt chẽ.
Việc khai thác rừng trên cạn cũng như rừng ngập mặn ven biển cho
nhiều mục đích khác nhau đã và đang làm suy giảm tài nguyên rừng về diện tích,

chất lượng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái…


PHẦN KẾT LUẬN
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh có vị
trí quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, một đỉnh của tam giác tăng trưởng
trọng điểm miền Bắc, là một trong những trung tâm du lịch thu hút du khách nội
địa và quốc tế lớn nhất cả nước. Nhờ đó Quảng NInh trở thành tỉnh có nền kinh tế
phát triển khá năng động của nước ta.Bên cạnh những mặt thuận lợi cũng như
thành tựu phát triển, Quảng Ninh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập trong
quá trình thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
như: sự phát triển kinh tế không đồng đều, chênh lệch lớn giữa thành thị và nông
thôn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tình trạng khai thác tài nguyên không hợp
lí, các vấn đề ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tệ nạm xã hội….đã và đang làm cản
trở trên đà phát triển kinh tế của tỉnh. Chuyến đi thực địa vừa qua đã cho chúng
Em them nhiều điều bổ ích sâu sắc không chỉ cho bài học mà còn giúp chúng em
học hỏi kỹ năng sống, kỹ năng phân tích đánh giá tổng hợp, kỹ năng thực tế, đồng
thời chúng em được tham quan một mảnh đất xinh đẹp nữa của tổ quốc với nhiều
tài nguyên thiên nhiên du lịch như Vịnh Hạ Long, Trà cổ, Mũi Sa vĩ….vv.Hơn nữa
qua chuyến thực địa chúng em nhận thấy được sự tận tình chỉ dạy của các thầy cô
trong đoàn, sự đoàn kết giups đỡ lẫn nhau giữa các bạn sinh viên trong đoàn và
hơn thế tập thể lớp k59D ngày càng đoàn kết gắn bó với nhau hơn em thật sự rất
vuivà biết ơn các thầy cô,và sự nhiệt tình tiếp đón của các cô chú của cơ quan ,
công ti than tỉnh Quảng Ninh.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ địa lí kinh tế đã tạo
điều kiện giúp đỡ chúng e hoàn thành chuyến thực địa cuối khóa này,

Khai thác than hầm lò tại
cty than Thống Nhất



Một số hình ảnh về khai thác than tại Quảng Ninh

Khai thác lộ thiên tại cty than Cao Sơn

Phân xưởng môi trường cty than Cao Sơn

Khai thác hầm lò tại cty than Thống Nhất

sàng tuyển than tại cty tuyển than Cửa Ông


Các cảng biển chính ở quảng ninh
Cảng Cái Lân

Cảng Cái Rồng

Cảng Cửa Ông


Một số hình ảnh về ngành du lịch – thương mại của Quảng ninh

Vịnh Hạ Long

Mũi Sa Vĩ

Cửa khẩu Móng Cái

Đền Cửa Ông


Chùa Cái Bầu

trung tâm thương mại Móng Cái


×