Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thông tấn pháp Phân tích hãng phát thanh AFP Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.17 KB, 20 trang )

1.

Giới thiệu chung

HÃNG TIN AFP - PHÁP
Cỗ máy thông tin của thế giới

• Người sáng lập:
• Nét đặc trưng:

Charles-Louis Harvas

• Doanh thu:
• Số nhân viên:
• Đối thủ chính:

227,7 triệu đô-la
1.998 người
Associated Press, Reuters, United Press International

Thông tấn xã quốc tế lâu đời nhất trên thế giới Bài viết,
hình ảnh, bài tường thuật cho các
phương tiện truyền thông trên thế giới

• Chủ tịch kiêm CEO: Jean Pierre Vignolle
• Chủ bút:
Denis Brulet
• Trụ sở chính:
Paris, Pháp
• Năm thành lập:
1835


• Website:
www.afp.com


• Logo:

Agence France-Presse (AFP) là hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới.
AFP là hãng thông tấn lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau AP và Reuters, đồng thời
là nguồn tin tiếng Pháp lớn nhất thế giới.
Ngoài trụ sở chính đặt tại thủ đô Paris của Pháp, AFP còn có các trung tâm khu vực
khác đặt ở Washington D.C. (Bắc Mỹ), Hồng Kông (Châu Á - Thái Bình
Dương), Nicosia(Trung Đông) và Montevideo (Mỹ La-tinh) và mạng lưới hơn 200
văn phòng tại 150 nước trên thế giới.
AFP phát hành tin tức bằng 6 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban
Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đức và tiếng Ả Rập.
AFP được Charles-Louis Havas thành lập vào năm 1835 (lúc đó dưới tên Agence
Havas).


Charles - Louis Havas (1783 -1858),
nhà sáng lập Hãng tin AFP – Pháp

Một trong những nhân viên đầu tiên của Havas là Paul Julius
Reuter, một chuyên viên dịch thuật. Reuter rời AFP và thành lập một
công ty tương tự của riêng mình. Sau đó hãng này chuyển tới Anh
năm 1851 và được gọi là Công ty Điện tín Reuter của Luân Đôn,
nhưng người ta biết đến nó nhiều hơn với cái tên Reuter. Những hãng
khác, bao gồm cả AP và UPI ở Mỹ, cũng như các cơ quan quốc gia ở
nhiều nước châu Âu khác đều theo gót Havas trong những năm sau
đó. Một số nơi cũng bắt đầu bằng công việc dịch thuật như Havas hay

làm nhiệm vụ cung cấp thông tin tài chính cho những ngân hàng địa
phương. Nhưng cuối cùng tất cả đều sao chép ý tưởng của nhà tiên
phong người Pháp, đó là tập trung vào việc thu thập, viết và cung cấp
tin trong và ngoài nước cho các tờ báo, đài phát thanh, thậm chí là
các cơ quan chính phủ nếu họ đăng ký làm khách hàng.
Chứng kiến số đối thủ ngày càng gia tăng, Havas mở một dịch vụ
quảng cáo gọi là Correspondance General Havas. Đồng thời, ông tuyển
thêm phóng viên từ khắp nơi trên thế giới để thu thập nhiều tin nóng
nhất. Các chi nhánh của Havas được sáp nhập năm 1920 cùng với một
công ty quảng cáo và trở thành một công ty có tiếng nói quan trọng
trong lĩnh vực này. Nhưng sự nổi bật đó cuối cùng hóa ra phiền toái
khi tinh thần báo chí của người tiền nhiệm ngày càng lớn dần.


Năm 1879, Agence Havas trở thành một tổ chức mà ở Pháp người
ta gọi là “công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước” cho dù họ không
hề có dấu hiệu gì là “hữu hạn”. Thực tế, khi bước sang thế kỷ mới, họ
đã cung cấp rất nhiều thông tin từ các nguồn tin độc nhất vô nhị của
mình đến vô số người đặt báo dài hạn trên toàn thế giới. Hãng hoạt
động như một tổ hợp, với các cộng tác viên tham gia cung cấp tin từ
địa phương để dùng cho mục đích chung, rồi những bài báo được các
nhân viên trình lên phòng quản lý, sau đó hãng sẽ bổ sung vào các
dịch vụ đồng thời mở rộng cửa chào đón các phương tiện truyền
thông (mà nếu không lâm như vậy thì hãng sẽ không bao giờ thanh
toán nổi các chi phí hoạt động).
Khi công việc dần dần tiến triển, người ta tôn trọng việc thông
tin những sự kiện thế giới đến mức một điều luật được ban hành năm
1941 quy định tách bộ phận quảng cáo và bộ phận đưa tin thành hai
khâu riêng. Việc Đức chiếm đóng Pháp gần như đồng thời làm câm
nín tất cả các cơ quan ngôn luận độc lập của quốc gia. Nhưng những

truyền thống của thế kỷ trước về việc tự do báo chí mà người hưởng
lợi là bộ phận tin tức của Agence Havas (lúc bấy giờ đã được đổi tên
thành Office Francais d’Information [OFI] do nhà nước quản lý)
không thể bị ngăn chặn lâu. Vài phóng viên của họ đã đi Algeria
trong khi nước này đang bị chiếm đóng để lấy và cung cấp tin tức từ
Chính phủ Lâm thời Pháp (lúc bấy giờ tạm trú tại Algeria). Rất nhiều
người còn ở lại hoạt động ngầm trong phong trào kháng chiến để
thành lập Agence d’Information et de Documentation vào mùa xuân
1944. Đến mùa hè, họ sáp nhập với OFI ở Algeria hình thành một cơ
quan ngôn luận riêng cho đất nước mới được giải phóng khỏi ách
phát xít của mình. Hãng này lấy tên là Agence France-Presse (AFP),
và Martial Bourgeon được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành đầu
tiên. Mùa thu năm đó, họ cổ phần hóa và thừa hưởng số tài sản của
Agence Havas, bao gồm một tòa nhà ở Paris mà sau này trở thành trụ
sở quốc tế của tòa báo.
Gần như suốt 150 năm qua, hãng tin nổi tiếng và lâu đời nhất


thế giới AFP -Agence FrancePresse làm công việc thông báo tin tức
nhiều hơn là tạo ra tin tức. Họ là hãng thông tấn đầu tiên đưa tin về
sự qua đời của Joseph Stalin, Giáo hoàng John Paul I và Indira Gandhi.
Họ cũng là người đầu tiên loan báo tin tức về các vận động viên của
Israel bị sát hại tại Olympic Munich năm 1972, phỏng vấn độc quyền
Mikhail Gorbachev khi ông sống sót sau một cố gắng phi thường hồi
năm 1991. Và, chính AFP đã cho cả thế giới biết về vụ tai nạn xe hơi
gần trụ sở Paris của mình đã khiến Công nương Diana thiệt mạng.
Từ câu chuyện về sự chiếm đóng nước Pháp của quân Đức trong
Chiến tranh Thế giới lần II cho tới những tin tức thời sự tại các điểm
nóng như Chechnya, Kosovo, AFP liên tục có mặt tại hiện trường,
chụp những bức ảnh nóng hổi nhất, và truyền thông điệp của mình

tới khắp nơi trên thế giới. Hiện AFP có 200 thợ nhiếp ảnh, 1.200
phóng viên, 2.000 nhân viên trải rộng khắp nước Pháp và 160 quốc
gia trên thế giới. Là một trong những hãng thông tấn hàng đầu thế
giới – cùng với AP (Associated Press) và UPI (United Press
International) ở Mỹ, Reuters ở Anh – hàng ngày AFP cung cấp
khoảng 250 tấm ảnh, 80 bài minh họa và 2 triệu từ (word) trên các
trang báo phát hành bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, AÃ Rập
và Bồ Đào Nha.
Cũng có những lúc AFP tự tạo ra tin tức. Sớm nhất có lệ vào
những năm 1940 khi các phóng viên chiến trường gia nhập lực lượng
tái thiết hãng cho thời kỳ hậu chiến tranh. Thảm kịch lớn nhất là vụ
tổng biên tập của hãng bị giết trong vụ đụng độ tranh chấp quyền sở
hữu giữa nhân viên và chủ báo tại tòa soạn báo Parisian Libere (Người
Paris Tự do). AFP đã từng có những dòng tít lớn về việc các nhân viên
không ngại đưa mình vào tình trạng nguy hiểm, như trong bài báo
mùa xuân năm 2000 về vụ một phóng viên của AFP bị mất tích trên
đảo Jolo ở Philippines trong một cuộc khủng hoảng con tin.
Ngày nay, bản thân các hãng tin hàng đầu cũng có thể là một
“câu chuyện” hấp dẫn dù rằng hàng ngày họ vẫn cố gắng tìm kiếm
và đưa đến cho chúng ta những tin tức mới nhất.


2. Lịch sử ra đời và phát triển

Agence France-Presse (AFP) được coi là hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế
giới và là hãng thông tấn lớn nhất nước Pháp.
AFP do Charles-Louis Havas sáng lập vào năm 1835. Lúc đầu lấy tên là Agence
Havas. Sau đó, hai nhân viên của ông là Julius Reuters và Bernhard Wolff đã lập
nên hai hãng cạnh tranh lớn là Reuters và Wolff tại Luân Đôn và Béc lin.
Năm 1852, để cắt giảm chi phí hoạt động và để phát triển lĩnh vực quảng cáo đầy

lợi nhuận, các con trai của C.Havas lên thay bố lãnh đạo AFP và ký kết thoả thuận
với Reuters và Wolff phân chia khu vực đưa tin ở Châu Âu. Thoả thuận này tồn tại
đến những năm 1930 sau khi máy thu thanh tần số ngắn ra đời, giúp cải thiện và
cắt giảm chi phí truyền tin.
Với mục đích giúp C.Havas mở rộng phạm vi đưa tin trong những thời điểm
tình hình quốc tế căng thẳng, Chính phủ Pháp đã hỗ trợ 47% nguồn tài chính hoạt
động của hãng. Năm 1940, Đức chiếm đóng Pháp, chính phủ Pháp đổi tên hãng
thành Văn phòng thông tin Pháp (French Information Office).
Ngày 10/1/1957, Quốc hội Pháp đã thông qua một bộ luật công nhận AFP là
một công ty công, độc lập với chính phủ.
AFP có trụ sở chính tại Pari, từ năm 1982, AFP thành lập các Trung tâm khu
vực, điều hành thông tin gồm Oasinhton, Hồng Kông, Nicô-xi-a và Mon-te-vi-đi-o.

3. Hoạt động

AFP có 1 Chủ tịch và ban giám đốc gồm 15 thành viên điều hành, có nhiệm kỳ
3 năm.
Về mặt biên tập, AFP giao quyền độc lập quyết định có bản tin cho các văn
phòng đại diện khu vực. Mỗi văn phòng có một tổng biên tập và giám đốc điều
hành riêng.


Tính đa dạng và sự năng động của AFP được phản ánh trong các sản phẩm và
dịch vụ thông tin bằng tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ả
Rập. Có một vài sản phẩm bằng cả tiếng Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Thông qua các hoạt động được khu vực hoá, AFP cạnh tranh để mang đến cho
khách hàng những tin tức nhanh nhất về kinh tế - tài chính, thể thao, sự kiện văn
hoá, giải trí, khoa học và công nghệ. Nguyên tắc hoạt động của AFP là: Nhanh
nhạy và Chính xác.
Thêm vào đó, hãng còn cung cấp các sản phẩm đang phương tiện hiện đại

nhất. Ngày nay, danh mục khách hàng truyền thống của AFP bao gồm các tổ chức
cung cấp truyền thông trên toàn thế giới.
AFP hoạt động chủ yếu dựa vào các nguồn tin từ chính phủ Pháp
và trong tình hình châu Âu sau chiến tranh, phương thức này tỏ ra
hoạt động tốt. AFP nhanh chóng tập trung vào hướng thu thập và tập
hợp tin tức từ hệ thống mạng lưới toàn quốc của họ. Họ đạt được một
số thành tựu quan trọng đầu tiên trên toàn thế giới: Hãng đầu tiên đưa
tin về cái chết của Stalin. Năm 1957, AFP có 25 văn phòng ở Pháp và
59 văn phòng khác ở khắp các châu lục. Hãng thuê các phóng viên tự
do ở 116 nước và đưa tin đến 73 quốc gia. Để khép lại thập kỷ 50 bằng
một tiếng vang, họ mở thêm một văn phòng ở Bắc Kinh.
Khả năng truyền tin cũng phát triển dần cùng với AFP và, trong
thập niên 60, họ là một trong những hãng lớn sử dụng công nghệ mới
nhất để gửi chữ và hình đi ngay lập tức vòng quanh thế giới.
Việc đưa tin về vụ các vận động viên Israel bị giết hại tại Munich
trong kỳ Thế vận hội 1972 đã đưa hãng đến với một hợp đồng với cả
hai tờ Washington Post và Los Angeles Times để cung cấp tin ở Mỹ.
Tuy nhiên, một trong những ngày tháng đen tối nhất của hãng đã đến
vào năm 1975, khi tổng biên tập Bernard Cabanes bị giết trong đợt
bạo động tại tòa báo Parisien Libere. Tờ báo hàng ngày phát hành vào
buổi sáng này được thành lập bởi những thành viên của phong trào
kháng chiến và trở thành một trong những tờ báo lớn nhất, có sức


ảnh hưởng nhất tại Paris. Nhưng bất đồng giữa nhân viên và chủ báo
đã dẫn đến tình trạng bạo lực, kéo dài mâu thuẫn ra khỏi phạm vi tờ
báo và không thể dàn xếp hoàn toàn trong vòng hai năm sau cái chết
của Cabanes.
Những năm cuối của thế kỷ 20 là thời kỳ thắt lưng buộc bụng của
AFP. Không có gì ngạc nhiên khi chính sách này được chào đón bằng

sự nguyền rủa của hầu hết nhân viên hãng. Một “kế hoạch phục hồi”
năm 1986 bao gồm việc cắt giảm 300 nhân công đã dẫn đến một cuộc
biểu tình 4 ngày vào tháng 7 cùng năm. Một cuộc diễu hành 8 ngày
khác cũng diễn ra vào tháng 12. Chỉ trong vài ngày, Chủ tịch Hội
đồng quản trị lúc bấy giờ buộc phải từ chức. Tuy nhiên cùng lúc đó,
những dịch vụ mới về âm thanh và đồ họa được giới thiệu. Khi lợi
nhuận tăng, một dịch vụ tiếng Anh được ra mắt tại trụ sở chính (và
sau này là tại 9 văn phòng khác) ở Mỹ.
Ngày nay, nhắc tới AFP là người ta nghĩ ngay đến một hãng tin
toàn cầu. Họ có văn phòng khu vực ở Bắc Mỹ, Mỹ La-tinh, Trung
Đông, khu vực châu AÁ Thái Bình Dương và Bắc Phi – Nam Âu. Đội
ngũ 3.400 nhân viên của AFP luôn bảo đảm cho ra đời những bài viết
nóng hổi nhất về các chuyên mục kinh tế, doanh nghiệp, thể thao, tin
tức tổng hợp bằng sáu thứ tiếng. Họ là nguồn cung cấp thông tin đầu
ra – đầu vào quan trọng cho rất nhiều hãng tin nhỏ khác trên thế
giới. Song điều đáng buồn là họ lại bị cản trở nghiêm trọng bởi chính
tình trạng trực thuộc chính phủ – tấm khiên bảo vệ họ trước đây. Tuy
nhiên với vị trí là cơ quan trực thuộc chính phủ, họ đã tránh được sự
thúc bách cổ phần hóa. Những thay đổi về kiến nghị trong hợp đồng
trói buộc giữa AFP và Chính phủ Pháp nhìn chung có lợi cho hãng,
nhưng sự chống đối trong và ngoài hãng cũng có ảnh hưởng một nửa
đến những nỗ lực khiến họ không thể mở rộng dịch vụ lên Internet
và những chương trình truyền thông đa phương tiện đang cần thiết
để bắt kịp đối thủ.
4.

Sản phẩm


Sản phẩm của AFP có rất nhiều sản phẩm khác nhau: Từ các bài viết, diễn đàn,

hình ảnh, web điện thoại và di động, AFP thể thao, video, đồ họa , đồ họa tương
tác, đồ họa video,… Và mỗi sản phẩm đều được sản xuất với con số khủng mỗi
ngày phục vụ cho các khách hàng của AFP trên toàn cầu.
Doanh thu
Doanh thu khách hàng quốc tế của AFP chiếm 28% doanh thu toàn cầu trong
năm 2007. Sự hợp tác của họ với các cơ quan báo chí khu vực cho phép họ tăng
doanh thu thị trường khu vực trong năm 2008: Trung Đông (+8,5%), Nam Mỹ (+
7,2%) và Châu Á (+ 6,3%). Tuy nhiên, một số cơ quan của các quốc gia châu Âu,
như EFE và DPA, cản trở sự phát triển của AFP ở châu Âu, vì họ có thể cung cấp
thêm thông tin chi tiết về vùng và địa phương trong phạm vi vùng phủ sóng hạn
chế hơn. Trong bối cảnh quốc tế có tính cạnh tranh cao, chiến lược của AFP là
nhằm mục đích ký các thỏa thuận mới với các phương tiện truyền thông đang nổi
lên. Những mối quan hệ đối tác này là một phần của chiến lược toàn cầu nhằm
cung cấp các sản phẩm đa phương tiện mới và đặt AFP trong phạm vị hẹp có giá trị
gia tăng lớn.
5.

Phân phối các khách hàng toàn cầu của AFP trong năm 2008


Nguồn: Luật Tài chính - Năm 2008

6.

AFP với các con số

1.513
nhà báo
truyền tin 24 giờ mỗi ngày


2.296

80

các thành viên

những quốc tịch
khác nhau

nhân viên bao trùm cả thế


5.000

3.000

250

những câu chuyện

ảnh

video

150

75

máy quay video


đồ họa

300,5 triệu €
doanh thu năm 2016

4.827 khách hàng
khắp thế giới
74% phương tiện truyền thông
26% không phải là phương tiện truyền thông


Cơ cấu tổ chức
201 văn phòng của AFP bao gồm : 151 quốc gia trên thế giới, với 80 dân
tộc đại diện cho 2,296 cộng tác viên.
7.

 Đội ngũ quản lý

Ban điều hành

Emmanuel Hoog
Chủ tịch và Giám đốc điều hành

Fabrice Lacroix
Tổng giám đốc

Michèle Léridon
Giám đốc Thông tin





Các chức vụ khác

Gregory Berthelot Phó Tổng Giám đốc - Giám đốc Hành chính và
Tài chính

Marielle Eude Giám đốc Nhiếp ảnh

Juliette Hollier-Larousse Giám đốc Video

Sophie Huet-Trupheme Trợ lý Giám đốc Thông tin

Philippe Le Blon Giám đốc nguồn nhân lực


Stéphane Marcovitch Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị

Philippe Onillon Giám đốc Đường dẫn Chuyên nghiệp và Viết

Caroline Raveton Giám đốc Hệ thống Thông tin

Christophe Schmidt Trợ lý Giám đốc Thông tin

Sylvie Vormus Giám đốc truyền thông và thương hiệu

Christophe Walter Petit Giám đốc pháp luật


 Giám đốc các chi nhánh


Pierre Ausseill Giám đốc khu vực Mỹ Latinh

Boris Bachorz Giám đốc khu vực châu Phi

Jean-Luc Bardet Giám đốc tại Pháp

Christine Buhagiar Giám đốc khu vực châu Âu

Christian Chaise Giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi


Brigitte Dusseau Giám đốc khu vực Bắc Mỹ

Philippe Massonnet Giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương

 Ngoài ra AFP còn có các công ty con như:

-

AFP GMBH:

Công ty Dịch vụ tiếng Đức của AFP cung cấp các câu chuyện, đồ họa, video và các
dịch vụ đa phương tiện bằng tiếng Đức.
-

Thể thao-Thông tin-Dienst (SID)

SID cung cấp chương trình thể thao đa phương tiện trong định dạng văn bản, hình
ảnh và video, cùng với kết quả trực tiếp, hồ sơ vận động viên và phân tích chuyên

sâu, mang lại tất cả những tin tức bạn cần phải cùng nhau ở một nơi.
8. Xu hướng phát triển tương lai của hang thông tấn Pháp

AFP là một nhóm các nhà báo và kỹ sư đa ngành.
AFP đang cố gắng phát triển sự hiện diện trên Internet. Kể từ sự tồn tại của
Internet, cuộc cạnh tranh để trang trải các tin tức đã phát triển mãnh liệt. Trong một
bối cảnh như vậy, AFP không thể tự hạn chế được các hoạt động truyền thống của
mình. Năm 2000, họ thành lập bộ phận phát triển đa phương tiện, được gọi
là MediaLab. Bộ phận này nhằm tạo ra các sản phẩm đa phương tiện mới và để
điều chỉnh các nội dung hiện có để sử dụng với các nền tảng mới như điện thoại di


động hoặc Internet. Từ năm 2007 đến năm 2008, lợi nhuận của AFP từ đa phương
tiện tăng 25% nhờ "Báo Trực tuyến", giúp khách hàng tiếp cận với tin tức toàn cầu
bằng 7 ngôn ngữ khác nhau với văn bản, hình ảnh, biểu đồ và video nhằm vào điện
thoại di động và Internet trang web công ty.
Thêm vào đó, AFP đang trong quá trình hiện đại hoá hệ thống biên tập của mình
bằng cách thay thế các bảng điều khiển cũ của nhà báo bằng các chương trình đa
truyền thông mới. Đây là dự án 4XML mà chính phủ đóng góp hơn 20 triệu
euro. Hệ thống 4XML được giới thiệu như là một hệ thống mới cho phép nhân viên
sản xuất các nội dung "đa phương tiện" cho khách hàng với một văn bản được làm
giàu với âm thanh và hình ảnh. Khách hàng sẽ sớm có thể lướt một thư viện dữ liệu
đa phương tiện khổng lồ.
Hơn nữa, trong năm 2007 AFP đã mua lại 34% trang web báo chí nghiệp dư gọi
là Citizenside . Trang web cung cấp hình ảnh và video được cung cấp bởi các nhà
báo nghiệp dư và những người đóng góp từ khoảng 90 quốc gia. AFP đã kết hợp
những hình ảnh nghiệp dư này vào ngân hàng hình ảnh của riêng mình, nơi mà
7000 khách hàng hiện có thể tìm thấy bất cứ thứ gì họ đang tìm kiếm.

9. Các thành tựu đạt được


Các phóng viên ảnh của AFP đã nhận được rất nhiều giải thưởng. Năm 2006,
AFP đã có 18 giải thưởng ảnh báo chí. Tháng 10 năm 2007, phóng viên ảnh của
AFP đoạt 3 giải trong giải thưởng Bayeux-Calvados (giải thưởng danh tiếng dành
cho các phóng viên chiến tranh).
Bức ảnh Dải Gaza của Mahmoud Ibrahim Hams đoạt giải Nhất giải thưởng
Bayeux-Calvados năm 2007 và cũng là Bức ảnh được công chúng ưa thích nhất.
Bức ảnh miêu tả sự hoảng hốt của người dân Palestin trên dải Gaza trong trận đột
kích bằng pháo của binh lính Isarel. Họ đang cố trốn chạy một quả pháo đang sắp
rơi xuống đầu. Bức ảnh chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho người dân trên toàn thế
giới trước nguy cơ của chiến tranh, của các cuộc xung đột bạo lực.


Bức ảnh Giáo hoàng John Paul II khắc hoạ sinh động hình ảnh Giáo hoàng John
Paul II do nhiếp ảnh gia Gabriel Bouys chụp xuất hiện trên báo chí khắp thế giới
(ảnh trên). Bức ảnh chụp năm 1999 tại Maribor, Slovenia miêu tả cảnh giáo hoàng
cúi đầu ôm chặt cây thánh giá, mái đầu của Ngài phất phơ những sợi tóc bạc.
G. Bouys, hiện là Trưởng ban ảnh của AFP tại Pháp, nói rằng: 'Tôi đã chụp bức
ảnh đó trong chuyến đi đầu tiên với Giáo hoàng. Gió đột nhiên thổi, Giáo hoàng bị
bay mất chiếc mũ. Tôi đã bị lỡ bức ảnh đó trong khi những người khác đã chụp
được nó. Thật bực mình, tôi đã ở đó, tập trung nhìn vào ống kính máy ảnh, hy vọng
rằng điều đó sẽ xảy ra một lần nữa. Nhưng thật tiếc, Giáo hoàng quyết định không
đội lại chiếc mũ đó. Chỉ một giờ sau, trong khi các đồng nghiệp của tôi rời vị trí để
gửi bức ảnh của họ về toà soạn, thì áo choàng của giáo hoàng đột ngột thổi tung.
Và tôi đã chụp được bức ảnh này.
Và ngoài ra còn rất rất nhiều các thành tựu lớn khác được nhiều báo đài đưa tin.

10.

Thông tấn pháp AFP trong mối quan hệ với Việt Nam


Thông tấn Pháp AFP và Việt Nam nói chung, với cá cơ truyền thông của Việt
Nam nói riêng đã có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều cuộc gặp gỡ, giao lưu.
Gần đây nhất, vào chiều 30/3/2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần
Đại Quang đã có buổi tiếp Chủ tịch, Giám đốc điều hành Hãng thông tấn
Pháp (AFP) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận những đóng góp và sự hợp tác của AFP
với Việt Nam cũng như hoạt động năng động của các phóng viên, trợ lý báo chí
của AFP tại Hà Nội trong việc đưa tin sâu rộng, toàn diện về Việt Nam. Bên cạnh
các loại hình thông tin truyền thống, AFP tại Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ cả
truyền hình và các ứng dụng truyền thông mới. Hiện ở Việt Nam đã có 7 kênh
truyền hình có hợp đồng sử dụng hình ảnh truyền hình của AFP. Sự phát triển của
truyền hình ở Việt Nam đang củng cố niềm tin cho AFP trong việc hướng vào lĩnh
vực này.


Tóm lại, Thông tấn pháp AFP là một cơ quan thông tin truyền thông lớn
của thế giới với lịch sử lâu đời nhất. Trải qua hàng trăm năm với nhiều thăng trầm
nhưng AFP luôn giữ được vị thế của mình trên trường quốc tế cả về chất lượng lấn
số lượng thông tin, xứng đang là cơ quan truyền thông hàng đầu của Pháp.

Tài liệu tham khảo:
1. Tạo chí điện tử pháp: Inaglobal

/>2. Top Fortune: Câu chuyện thành công của những công ty làm thay đổi thế

giới
/>3. Trang thông tin điều hành tác nghiệp thông tấn xã Việt Nam.



/>4. Trang web chính thức của AFP

/>5. Wikipedia

/>


×