Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
PHƯƠNG ÁN
HUẤN LUYỆN, CỨU NẠN, CỨU HỘ KHI SẢY RA SỰ CỐ
(Dành cho cán bộ, công nhân tham gia thi công xây dựng công trình)
PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Khái niệm
1. Các khái niệm
- Cứu: Làm cho thoát khỏi mối đe dọa sự an toàn, sự sống còn.
- Nạn: Đối tượng đã hoặc bị đe dọa đến sự sống, sự an toàn.
- Nạn nhân: Người bị nạn hay phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hoặc chế
độ bất công.
- Cứu nạn: Làm cho đối tượng gặp nạn thoát khỏi các mối đe dọa đến sự sống
hoặc sự an toàn.
- Hộ: Làm thay người khác (thường dừng sau động từ).
- Cứu hộ: Giúp đối tượng đang bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
- Tìm kiếm: là việc sử dụng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để xác định vị
trí của người, phương tiện bị nạn.
- Phối hợp hoạt động tìm kiếm và CNCH: là sự thống nhất hành động; phát huy
sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm
CNCH.
- Sự cố: là những trục trặc bất thường xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người,
phương tiện kỹ thuật và có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được khắc phục
kịp thời.
- Tai nạn: là những tình huống rủi ro xảy ra bất ngờ đã hoặc đang đe dọa đến sự
an toàn và sự sống của con người. Tai nạn bao gồm: Tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyền
trên biển, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường song, đường hầm, sập đổ nhà
cao tầng, công trình xây dựng…
- Thiên tai: là sự tác động của các yếu tố tự nhiên và gây ra những hậu quả xấu
đối với cuộc sống. Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn,
mưa đá, triều cường, going, sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóng
thần.
- Thảm họa: là sự tác động bất ngờ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối với
đời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn. Chẳng hạn như: sự cố tràn dầu, sự
cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, sự cố bức xạ, thiên tai,…
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 1
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
II. Các tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ
1. Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
2. Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du
lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.
3. Có người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.
4. Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông
đường bộ, đường sắt, đường sông.
5. Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu,
trong hang, công trình ngầm.
6. Các tình huống cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật.
III. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản
sau:
a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;
b) Chuẩn bị về phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của
cơ quan, tổ chức và địa phương;
c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống
sự cố, tai nạn có thể xảy ra;
d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
III. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:
Cán bộ, thuộc công ty, cán bộ, công nhân tham gia lao động sản xuất tại công
trình
2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:
a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;
b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu
là 16 giờ.
3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề
cơ bản sau:
a) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố
cháy, nổ;
b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông,
suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm;
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 2
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố
sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình;
d) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các
phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông;
e) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà,
trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong công trình ngầm.
PHẦN II. ỨNG PHÓ KHI GẶP THIÊN TAI, TAI NẠN
I. Phương pháp ứng phó, phòng tránh giông sét
1. Chưa thể chống sét tuyệt đối
Các nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, Việt Nam nằm ở tâm giông
châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông
ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông
trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Khu
vực như Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), Đồng bằng sông Cửu Long... là
những nơi được coi là tâm sét.
Theo tiến sĩ Anh, từ năm 2005, Viện Vật lý địa cầu hoàn thành công trình nghiên
cứu về giông sét và các giải pháp phòng chống. Kết quả nghiên cứu đã có đủ dữ liệu để
có thể xây dựng quy phạm phòng chống sét tại Việt Nam. Tuy nhiên, TS Anh cũng cho
rằng: "Phòng chống sét tuyệt đối là điều không thể đối với loài người hiện nay. Không
chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng chỉ có thể nghiên cứu để giảm thiếu tác hại
của loại hình thiên tai này".
2. Phòng chống sét ngoài trời
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 3
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
Theo các nhà khoa học, thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15
phút và di chuyển với vận tốc 40km một giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn
thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.
Có thể ước tính được khoảng cách từ nơi đang đứng tới nơi sét xảy ra bằng cách
ước lượng khoảng thời gian từ lúc tia chớp lóe lên và lúc nghe thấy tiếng sấm. Chia số
giây cho 3 sẽ được khoảng cách đến tia sét. Ví dụ đếm được 3 giây thì sét cách vị trí
đứng là 3/3= 1km.
Ngoài ra còn có phương pháp xác định vị trí của sét đó là cảm nhận cơ thể khi
đang ở khu vực giông, mưa. Nếu thấy lông tay, tóc, dựng thì chúng ta đang có nguy cơ
bị sét đánh, trong trường hợp này phải lập tức chụm hai chân lại, dùng tay bịt tai, cúi
thấp người (nhưng không để cơ thể chạm đất ngoài hai bàn chân). Sau khi nghe tiếng
sét khoảng 7-10 phút thì cơn sét đã qua có thể trở về trạng thái bình thường.
Tư thế ngồi để tránh bị sét đánh
Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Khi
nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Sét có
thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15-20km. Người đang lao động hoặc đi lại ngoài trời
cần tìm nơi trú an toàn.
Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu
vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt...
Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây
thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất
là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm
người gần nhau.
3. Phòng chống sét trong nhà
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 4
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
Tuy nhiên khi sắp xảy ra giông, thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà hay
công sở. Các ngôi nhà, trụ sở làm việc... nên lắp đặt hệ thống chống sét (đơn giản nhất
là cột thu lôi).
Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các
chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường
hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra.
Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị
ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với
khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có giông.
Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và
lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.
II. Phương pháp ứng phó với lốc xoáy, gió giật
1. Một số kiến thức về lốc xoáy, gió giật:
a. Lốc xoáy: là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi
khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh
gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè
nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận
lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở
chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió
của lốc xoáy tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.
b. Gió giật (hay còn gọi là tố): là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng
thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo
dông, mưa rào hoặc mưa đá. Khi có những đám mây xuất hiện, chân mây tối thẫm, mây
thấp, đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là gió giật (tố). Gió
giật xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột.
Gió giật thường xảy ra trong một thời gian ngắn (hàng phút và hàng chục phút). Vùng
gió giật là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Gió giật rất
nguy hiểm, thường xảy ra trong cơn dông, bão và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước
được.
2. Thực hiện một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó với lốc xoáy, gió giật:
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lốc xoáy, gió giật gây ra và xử lý tình
huống lốc xoáy, gió giật xảy ra trên địa bàn, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt
bão thành phố đề nghị Thường trực Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan,
đơn vị tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo các ban - ngành, phường - xã - thị trấn trực
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 5
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
thuộc tuyên truyền đến nhân dân một số biện pháp phòng, tránh lốc xoáy, gió giật sau
đây:
a. Đối với trên biển:
- Buộc chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ,
thuyền viên phải mặc áo phao vào khi đang ở trên biển;
- Khi thấy biển động thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi
tránh, trú an toàn;
- Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó đảm bảo cự ly,
khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn.
b. Đối với trên đất liền:
- Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để
tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống
trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà
các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc
mái khi có lốc xoáy, gió giật (tham khảo hướng dẫn đính kèm)
- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới
điện…;
- Khi trời mưa lớn kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những
căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn. Khi xảy ra lốc xoáy, gió giật
mọi người phải tìm những nơi trú ẩn an toàn như các nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng
cây, nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn. Tuyên truyền, vận động đến các hộ dân có nhà
kiên cố tiếp nhận những người dân trú ẩn khi xảy ra lốc xoáy, gió giật với tinh thần
tương thân, tương trợ lẫn nhau.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 6
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
PHẦN III. MỘT SỐ KỸ NĂNG, PHƯƠNG PHÁP CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ SƠ
CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN THƯỜNG GẶP TRONG MỘT SỐ TÌNH
HUỐNG THƯỜNG XẢY RA HÀNG NGÀY
I. Cấp cứu nạn nhân ngất xỉu
a) Định nghĩa
- Ngất xỉu là sự mất tỉnh táo trong giây lát, do lượng máu đến não tạm thời bị
giảm.
- Mạch đập trở nên rất chậm nhưng chẳng bao lâu nó sẽ trở lại bình thường.
- Việc phục hồi diễn ra nhanh và hoàn toàn. Ngất xỉu có thể là phản ứng xảy ra
khi đau, sợ sệt, tức tối, kiệt sức và đói. Nó cũng thường xảy ra ở trẻ em gái tuổi đang
dậy thì khi tâm lý tình cảm chưa ổn định.
- Những người ít hoạt động thể chất, ở nơi nóng bức, máu khi đó dồn xuống phần
dưới cơ thể làm giảm máu đến não.
b) Triệu chứng
- Nạn nhân bất tỉnh trong một thời gian ngắn; nạn nhân sẽ ngã xuống đất.
- Mạch đập chậm lại .
- Da nhợt nhạt.
c) Cấp cứu
- Đặt nạn nhân nằm xuống, nâng
và đỡ chân nạn nhân lên nhằm làm tăng
lượng máu lên não;
- Bảo đảm thoáng khí, nếu cần thì
mở cửa sổ;
- Khi nạn nhân tỉnh lại, trấn an
nạn nhân và đỡ nạn nhân ngồi dậy từ từ;
- Tìm xem nạn nhân có thương tích gì do ngã gây ra hay không và điều trị cho
nạn nhân;
- Nếu nạn nhân không tỉnh lại, hãy kiểm tra mạch đập và nhịp thở của nạn nhân.
Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết;
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức, gọi điện thoại 115 yêu cầu cứu thương;
- Nếu nạn nhân bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu nạn nhân vào
giữa hai đầu gối của họ và bảo họ hít sâu.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 7
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
II. Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước
1. Nguyên nhân gây ra đuối nước
- Mất khả năng bơi bất ngờ như chuột rút, kiệt sức, sóng đánh quá mạnh… (xảy
ra với cả những người bơi giỏi nhưng chủ quan).
- Người bơi không kiểm soát được nhịp thở hay thở hổn hển sẽ bị nguy cơ ngộp
nước.
- Huyết áp của người bơi có thể tăng đột ngột do nước lạnh gây đau tim dẫn đến
bất tỉnh.
- Người bị đuối nước còn tỉnh sẽ bấu víu vào bất kỳ cái gì mà họ chụp được.
Người cứu có thể bị chìm theo nếu bị nạn nhân bấu víu vào.
2. Biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi bị đuối nước
Cấp cứu nạn nhân chết đuối:
- Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng thảy cho họ
bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2 tay
không, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn
nhân là điều rất mạo hiểm dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn
nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp
cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai. Nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước
cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân bám vào ngưới cứu hộ.
- Sau khi đem nạn nhân lên bờ, hãy nhanh chóng gọi điện thoại số cấp cứu 115 và
tiến hành làm hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng qua miệng vì đó là phương
pháp hữu hiệu nhất. Não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân ngưng thở từ 46 phút.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất,
quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 8
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn
nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng,
ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt
lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp
miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi
tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song
song với hô hấp nhân tạo.
- Đặt người bị nạn nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu bất tỉnh, hãy kiểm tra xem
có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di
động tức là đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó vẫn chưa
thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài
lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
- Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối
hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
Đặt nạn nhân nằm nghiêng
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 9
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối
với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.
Dùng 2 ngón tay ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối 2 đầu vú
- Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ ) hoặc 15/2 (đối với
người lớn). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên
đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã
chết.
- Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di
động tức là còn tự thở được, hãy đặt nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một
bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây
viêm phổi.
Chú ý:
- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng
cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ
thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là
não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi
sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất
nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu). Phương pháp
này chỉ áp dụng khi hi vọng sống còn rất mong manh.
- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể
làm gãy xương sườn nạn nhân.
III. Cấp cứu điện giật
1. Tác hại của điện giật
- Cơ thể chúng ta có chứa nhiều nước và các chất điện giải, do đó cơ thể là vật
dẫn điện rất tốt, nhất là khi chân tay bị ướt mà chạm phải điện.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 10
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Dòng điện 20 - 25 mA xoay chiều sẽ gây tê liệt, co thắt các cơ bắp làm nạn nhân
không thoát ra được khi tiếp xúc với điện.
- Khi dòng điện 50 - 80 mA đi qua cơ thể làm cho nạn nhân choáng váng, liệt cơ
hô hấp, gây nghẹn thở, làm tim ngừng đập.
- Dòng điện 90 - 100 mA làm cơ hô hấp ngừng hoàn toàn, rung thất vài giây, sau
đó ngừng tim.
- Dòng điện 3000 mA gây ngừng hô hấp, ngừng tim, gây bỏng ở những nơi nó đi
qua cơ thể và những nơi chúng ta tiếp xúc với mặt đất.
- Khi chạm vào dòng điện cao thế, nạn nhân chết ngay lập tức.
- Điện giật làm co thắt cơ nạn nhân làm nạn nhân có thể ngã xuống hoặc bắn ra
xa gây chấn thương hoặc dính chặt vào vật dẫn điện gây cháy, bỏng.
- Điện cao thế có thể phóng xa đến 18m. Với dòng điện cao thế, các vật khô như
quần, áo, cây gỗ khô không bảo vệ được bạn.
2. Xử trí
- La to để có người đến ứng cứu, phụ giúp.
- Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và đứng nơi khô ráo.
- Không bao giờ được đụng vào nạn nhân bằng tay trần.
- Đối với điện cao thế:
+ Báo cho cơ quan quản lý đến cắt điện.
+ Tuyệt đối không được đến gần nạn nhân cho đến khi bạn chắc chắn dòng điện
đã được ngắt và nếu cần thiết thì cách ly luôn.
+ Đứng xa ít nhất 18m và không cho những người xem lại gần.
+ Nếu cần phải vào cứu nạn nhân ngay thì phải đi ủng cách điện, dùng gậy, sào
cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện.
+ Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao thì dùng dây nối đất làm
ngắn mạch đường dây. Khi tiến hành cần phải nối đất trước, sau đó ném dây lên làm
ngắn mạch đường dây.
- Đối với điện hạ thế, điện dân dụng:
+ Nhanh chóng cắt nguồn điện (ngắt cầu dao, aptomat, cầu chì…).
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 11
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
+ Nếu không thể cắt nhanh nguồn
điện thì dùng các vật có khả năng cách
điện như sào, gậy tre, gỗ khô… để gạt
dây điện ra khỏi nạn nhân hoặc quấn dây
vào tay, chân để kéo nạn nhân ra khỏi
nguồn điện. Nếu không còn cách nào
khác thì có thể cầm vào vùng quần áo
còn khô của nạn nhân và giật mạnh ra.
+ Nếu nạn nhân nắm chặt vào dây
điện, cần phải đứng trên các vật cách
điện khô (bệ gỗ, bàn, ghế, chồng báo…)
để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng và găng
tay cách điện để gỡ nạn nhân ra.
+ Có thể dùng dao, rìu với cán gỗ
khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt
dây điện.
- Dùng các biện pháp để chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
3. Hồi sức
Chỉ được thực hiện sau khi đã cắt được nguồn điện.
3.1. Đối với điện cao thế
Nạn nhân gần như chắc chắn bất tỉnh.
- Gọi các bộ phận cấp cứu ngay lập tức;
- Hãy kiểm tra nhịp thở, nhịp tim và chuẩn bị hô hấp nhân tạo;
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức;
- Xử lý các vết bỏng, vết thương khác nếu có.
3.2. Đối với điện hạ thế
- Nếu nạn nhân bất tỉnh:
+ Kiểm tra nhịp thở, mạch đập;
+ Nếu cần thiết thì làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực;
+ Làm mát vết thương nếu nạn nhân bị bỏng;
+ Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức:
+ Gọi cấp cứu số 115.
- Nếu nạn nhân không bị thương tích gì, nạn nhân vẫn có thể đi lại được:
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 12
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
+ Khuyên nạn nhân nghỉ ngơi;
+ Theo dõi sát tình trạng nạn nhân, nếu thấy nghi ngờ thì gọi bác sĩ ngay.
IV. Cấp cứu nạn nhân bị bỏng
1. Đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng
- Đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng phụ thuộc tác nhân gây bỏng, diện tích,
độ sâu của vết bỏng. Tìm hiểu nguyên nhân bị bỏng có thể giúp ta đề phòng một số biến
chứng khác nhau có thể xảy ra. Vết bỏng càng lớn, càng sâu thì nguy cơ nhiễm trùng
càng cao, dễ bị choáng do mất nước và đau.
- Bỏng nặng:
+ Diện tích bỏng trên 25% diện tích da.
+ Diện tích bỏng sâu trên 10% diện tích da.
+ Bỏng sâu ở đầu, ở bàn tay, bàn chân hoặc tầng sinh môn.
+ Bỏng điện cao thế hoặc hóa chất.
- Bỏng vừa:
+ Diện tích bỏng từ 15 - 25% diện tích da.
+ Diện tích bỏng sâu từ 2 - 10% diện tích da.
+ Bỏng trung bì nông ở đầu, bàn tay, bàn chân.
- Bỏng nhẹ:
+ Diện tích bỏng dưới 15% diện tích da.
+ Diện tích bỏng sâu dưới 2% diện tích da.
- Cơ quan hô hấp rất dễ bị ảnh hưởng và có thể để lại thương tích khi nhiễm phải
khói độc, khí nóng hay hóa chất. Các mô xung quanh bị tổn thương và phù nề gây khó
thở. Các triệu chứng sau cho thấy đường hô hấp của nạn nhân có thể bị tổn thương:
+ Miệng và mũi bị dính bồ hóng.
+ Lông mũi bị cháy sém.
+ Lưỡi bị sưng đỏ.
+ Da quanh miệng bị sưng đỏ.
+ Giọng nói khàn.
+ Khó thở.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 13
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
Cho dù nạn nhân bị bỏng do bất cứ nguyên nhân nào, mức độ nặng nhẹ ra sao,
nếu đường hô hấp bị tổn thương cần phải đưa nạn nhân đi cấp cứu để điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bỏng
- Bỏng khô: Lửa hoặc tiếp xúc với vật nóng, thuốc lá, ma sát.
- Bỏng nước: Hơi nước nóng, nước nóng hay dầu, mỡ nóng.
- Bỏng điện: Điện hạ thế, điện dân dụng, sự phóng điện cao thế, sét đánh.
- Bỏng lạnh: Kim loại rất lạnh, ni tơ lỏng (-1900C), ôxy lỏng...
- Bỏng do hoá chất: Các hoá chất dùng trong công nghiệp, các loại khí độc, các
chất ăn mòn, thuốc tẩy, nhất là các loại xút.
- Bỏng do bức xạ: Bức xạ nhiệt, các đèn tia cực tím mạnh, các nguồn phóng xạ .
3. Độ sâu của vết bỏng
a) Bỏng độ I (Bỏng bề mặt):
Chỉ bỏng lớp ngoài da, da bị sưng đỏ đau
rát như cháy nắng, bỏng nhẹ. Bỏng này thường
mau lành, không cần chữa trị đặc biệt.
b) Bỏng độ II (Bỏng một phần da):
Da bị phá huỷ một phần và có nốt phồng
rộp. Vết bỏng dạng này thường mau lành. Nếu
các nốt phồng rộp vỡ ra dễ bị nhiễm trùng có thể
để lại di chứng trên da, trường hợp nặng có thể
dẫn đến tử vong.
c) Bỏng độ III (Bỏng toàn bộ các lớp da):
- Tổn thương toàn bộ lớp da và đến lớp cơ
có khi thấy lòi xương.
- Vết bỏng dù lớn hay nhỏ chúng cần phải
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 14
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
chữa trị ngay, nhiễm trùng phải ghép da.
- Bỏng diện tích lớn rất nguy hiểm đến tính mạng.
4. Quy trình sơ cứu một nạn nhân bị bỏng
Mục đích của việc sơ cứu bỏng là làm giảm tổn thương tổ chức và hạn chế thấp
nhất tiến triển của vết bỏng bằng sự hạn chế sinh ra các yếu tố trung gian gây viêm.
Bước 1: Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng theo nguyên tắc cách ly nạn
nhân với nguồn nhiệt. Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt.
- Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo bằng cách dùng nước hoặc có thể dùng áo,
chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa;
- Xé bỏ quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay các dung
dịch hóa chất nếu ngay sau đó không có nước lạnh dội vào vùng bỏng;
- Đối với bỏng điện thì phải ngắt ngay nguồn điện hay tách nạn nhân ra khỏi
nguồn điện;
- Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn, đồng hồ…
trước khi vết bỏng sưng nề.
Bước 2: Nhanh chóng làm mát vùng bị tổn thương, thường dùng nước mát (đây
là biện pháp đơn giản, hiệu quả). Thao tác này phải tiến hành ngay sau khi bị bỏng, càng
sớm càng tốt, sau 30 phút mới làm thì không hiệu quả.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 15
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Sử dụng nước sạch, nhiệt độ nước tiêu chuẩn là từ 16 ÷ 200C, để ngâm và rửa
vùng tổn thương. Tận dụng các nguồn nước sẵn có như nước đun sôi để nguội, nước
máy, nước mưa, nước giếng…
- Có thể ngâm, rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hay trong chậu nước mát; hoặc
dội liên tục nước sạch lên vùng bỏng; hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt. Nếu bỏng hóa
chất thì phải phải rửa các hóa chất bằng nước và chất trung hòa.
- Kết hợp vừa ngâm rửa phần bị bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật
hoặc tác nhân gây bỏng còn bám vào vết bỏng.
- Thời gian ngâm rửa từ 15 ÷ 45 phút (thường cho tới khi hết đau rát), tránh làm
vỡ, trượt vòm nốt bỏng.
- Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng, đặc biệt với trẻ em, người già. Khi trời lạnh
nên rút ngắn thời gian ngâm đề phòng nhiễm lạnh.
Chú ý:
- Không dùng đá, nước đá lạnh để làm mát vết bỏng.
- Không ngâm toàn bộ cơ thể nạn nhân vào trong nước.
- Không đắp các loại thuốc mỡ, lá cây… vào vùng bị bỏng khi chưa rửa sạch.
- Rửa nước lạnh cũng làm tăng sự mất nhiệt, thân nhiệt tiếp tục giảm, gây sốc
nặng thêm. Do vậy, việc dùng nước để rửa hoặc ngâm vết thương cần được kiểm soát
chặn chẽ khi diện tích bỏng lớn hơn 15% diện tích cơ thể, nhất là trẻ em và người già.
Bước 3: Phòng chống sốc.
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm;
- Động viên, an ủi nạn nhân;
- Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải chuyển nạn nhân
đi xa.
Chú ý:
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 16
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và không có
những chấn thương khác.
- Dung dịch cho uống: Nếu có điều kiện nên pha dung dịch sau để cho nạn nhân
uống:
Pha 1 lít nước:
+ 1/2 thìa cà phê muối ăn;
+ 1/2 thìa cà phê muối Natri Bicarbonat (NaHCO3);
+ 2 ÷ 3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép.
Nếu không có điều kiện để pha dung dịch trên thì có thể cho nạn nhân uống nước
chè đường, nước trái muối, đường hoặc Oreson.
- Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân. Khi dùng thuốc giảm đau, phải chú ý nếu
nghi ngờ nạn nhân có chấn thương bên trong thì không được dùng thuốc giảm đau, an
thần mạnh.
Bước 4: Duy trì đường hô hấp.
Nạn nhân bị bỏng ở vùng mặt, cổ, nhất là khi bị mắc kẹt trong khu vực có dầu, đồ
đạc, bàn ghế… đang bốc cháy, sẽ nhanh chóng bị phù mặt, cổ và các biến chứng của
đường hô hấp do hít phải khói hơi. Những trường hợp này phải được ưu tiên số một và
phải được chuyển đến bệnh viện ngay. Nhưng trong khi chờ đợi, phải theo dõi sát nạn
nhân và phải đảm bảo sự thông thoát đường hô hấp (giữ tư thế đúng hoặc có thể đặt một
canuyn vào mũi hoặc miệng nạn nhân, có trường hợp phải mở khí quản…).
Bước 5: Phòng chống nhiễm khuẩn.
Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy, khi cấp cứu bỏng phải rất cẩn thận để
tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn, như:
- Không dùng nước không sạch để dội hoặc đắp vào vết bỏng.
- Nếu có điều kiện, người cứu nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng.
Bước 6: Băng vết bỏng.
- Không được bôi dầu mỡ, dung dịch cồn, kể cả kem kháng sinh vào vết bỏng.
- Không được chọc phá các túi phỏng nước.
- Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.
- Nếu có điều kiện thì phủ vùng bỏng bằng gạc, vải (loại không có lông tơ) vô
khuẩn, nếu không có thì dùng gạc, vải càng sạch càng tốt.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 17
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Vết bỏng sẽ chảy ra nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết
bỏng lại thì phải đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng. Nếu
không có băng co giãn thì chỉ được băng lỏng vùng bỏng để đề phòng vết bỏng sưng nề
gây chèn ép.
- Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào một túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay,
làm như vậy sẽ cho phép nạn nhân vẫn cử động được các ngón tay một cách dễ dàng và
tránh làm bẩn vết bỏng.
- Nếu vết bỏng ở cổ tay hoặc cổ chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô
khuẩn hoặc vải sạch, sau đó cho vào một túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng,
nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bỏng để chống sưng nề các
ngón chân, ngón tay và khuyên nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có
thể.
Bước 7: Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Cần lưu ý và sơ cứu những
tổn thương phối hợp (cố định chi gãy; cố định cột sống, cổ nếu nghi ngờ có chấn thương
cột sống, cổ…).
V. Sơ cấp cứu nạn nhân gãy xương
1. Định nghĩa về gãy xương
Gãy xương là tình trạng mất tính liên tục của xương, nó có thể biểu hiện dưới
nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến sự gãy hoàn toàn của xương.
Các nạn nhân có thể bị gãy xương do bị các vật nặng, các cấu kiện xây dựng sập
đổ đè và đập lên cơ thể; các bánh xe ô tô, xe máy đè lên các chi hay các bộ phận khác
của cơ thể trong các vụ tai nạn giao thông; các nạn nhân bị rơi, ngã hay nhảy từ trên cao
xuống…
2. Các loại gãy xương
Gãy xương được chia làm 2 loại chính: gãy xương kín và gãy xương hở và cả hai
đều có thể là gãy xương biến chứng.
- Gãy xương kín: Là loại gãy xương mà tổ chức da ở vùng xung quanh xương gãy
không bị tổn thương hoặc có thể tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.
- Gãy xương hở: Là loại gãy xương khi có tổn thương thông từ bề mặt của da với
ổ gãy hoặc một đầu xương gãy chồi ra ngoài.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 18
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
Gãy xương hở là một tổn thương nghiêm trọng vì không những nó gây nên chảy
máu ngoài trầm trọng mà còn vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên những biến chứng
nhiễm khuẩn rất nặng nề, khó điều trị.
- Gãy xương biến chứng: Cả gãy xương hở và gãy xương kín đều được coi là gãy
xương biến chứng khi có một tổn thương kèm theo. Ví dụ: Khi đầu xương gãy làm tổn
thương dây thần kinh và mạch máu hoặc một tổ chức, cơ quan nào đó, hoặc khi gãy
xương kết hợp với trật khớp.
3. Triệu chứng và dấu hiệu chung
- Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương gãy.
- Đau ở chỗ chấn thương hoặc ở gần vị trí đó. Đau tăng khi vận động.
- Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động.
- Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vết thương.
- Sưng nề sau đó bầm tím ở vùng chấn thương.
- Biến dạng tại vị trí gãy (Ví dụ: chi gãy bị ngắn lại, gập góc hoặc xoắn vặn,
v.v…).
- Khi khám có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo của hai đầu xương gãy cọ
vào nhau (Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau).
- Có thể có triệu chứng sốc. Tình trạng sốc thường xảy ra và được nhận thấy rất
rõ trong các trường hợp gãy xương đòn hoặc vỡ xương chậu.
Chú ý:
+ Không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều có những dấu hiệu và triệu
chứng trên.
+ Để tìm ra những dấu hiệu của gãy xương phải chủ yếu dựa vào sự quan sát,
đừng cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nạn nhân vận động nếu không cần thiết. Nếu có
thể hãy so sánh chi bị thương với chi lành.
+ Nếu có sự kết hợp của 2 hay 3 dấu hiệu của các triệu chứng kể trên hoặc nếu
nạn nhân có biểu hiện của tình trạng sốc và đau nhiều ở chi hoặc nếu có nghi ngờ về
tính nghiêm trọng của một chấn thương thì hãy xử trí như một trường hợp gãy xương.
4. Mục đích của cố định tạm thời gãy xương
- Cố định tạm thời gãy xương đối với nạn nhân bị gãy xương nhằm mục đích giữ
cho ổ gãy được tương đối yên tĩnh để vận chuyển đi cấp cứu được an toàn, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cứu chữa tiếp theo.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 19
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
Một vết thương có gãy xương lớn hoặc gãy nhiều xương làm mạch máu, dây thần
kinh dễ bị tổn thương do các đầu xương gãy di lệch hoặc do các mảnh xương vỡ. Nếu
không cố định tốt có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm như: choáng do mất máu, do
đau đớn hoặc xuất hiện thêm những tổn thương mới do các đầu xương gãy di động
trong quá trình vận chuyển gây nên và nhiễm khuẩn vết thương.
- Cố định tạm thời vết thương là thao tác không quá phức tạp, nhưng cần phải
được tập luyện thành thục ở mọi tư thế, cả ban ngày và ban đêm. Đồng thời phải chuẩn
bị đầy đủ các loại nẹp. Cùng với băng bó, cầm máu, cố định tạm thời gãy xương là
những biện pháp phòng chống sốc, chống nhiễm khuẩn tích cực.
5. Nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương
- Động tác cấp cứu phải thật nhẹ nhàng, không được di động nơi bị gãy xương
hoặc đang cố định xương gãy.
- Nẹp phải cố định được khớp trên và khớp dưới ổ gãy.
- Nẹp phải được cuốn bông, gạc chỗ dễ cọ sát vào cơ thể.
- Không cởi quần, áo nạn nhân (nếu cởi sẽ gây nguy hiểm). Phải cắt quần áo hoặc
tháo đường chỉ để nhận biết vị trí và mức độ tổn thương.
- Nếu ổ gãy có di lệch, biến dạng lớn (gấp góc, xoắn vặn, co ngắn chi nhiều) sau
khi giảm đau tốt có thể nhẹ nhàng kéo chỉnh lại trục chi nhằm giảm bớt biến dạng.
Động tác kéo nắn chỉnh không nhằm mục đích nắn chỉnh các đầu xương mà chỉ
giảm bớt biến dạng, giảm bớt nguy cơ tổn thương phần mềm do các đầu xương gãy và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn chỉnh.
- Trường hợp gãy hở: Không được kéo, nắn, ấn đầu xương vào trong ổ gãy. Để
nguyên tư thế gãy mà cố định.
- Nếu có tổn thương động mạch phải băng vết thương trước, buộc nẹp sau.
- Sau nẹp có thể buộc hai chi dưới với nhau, buộc chi trên vào cơ thể cho thuận
tiện cho việc vận chuyển bệnh nhân.
- Băng cố định tương đối chặt để tránh xộc xệch nẹp trong quá trình vận chuyển.
- Cần khám nghiệm khắp cơ thể nạn nhân để tìm xem có còn thương tích nào
khác không để xử lý và chuyển thương được tốt.
- Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế chữa trị. Lưu ý
giữ gìn tư thế đúng trong khi vận chuyển và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn
nhân.
6. Dụng cụ cố định tạm thời gãy xương
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 20
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
a) Nẹp
Sử dụng nẹp tre, nẹp gỗ, nẹp Crame, nẹp Thomas, nẹp Beckel. Không có nẹp có
thể dùng que, cành cây, bìa các tông, sách, vở, chăn, băng thun… Nẹp dài ít nhất phải
bằng xương gãy. Nẹp ngắn thì nối lại.
- Nẹp tre hoặc gỗ:
Đây là hai loại nẹp được sử dụng rộng rãi và thuận tiện. Nẹp loại này dễ kiếm, đủ
độ cứng, dễ cố định. Một bộ nẹp tốt phải đúng quy cách (trơn, nhẵn, thẳng, bịt kín hai
đầu, đủ độ cứng và phù hợp với độ dài chi được cố định).
+ Chi trên: dài 35 - 45cm, rộng 5 6cm, dày 0,5cm.
+ Chi dưới: dài 80 - 100cm, rộng
8 - 10cm, dày 0,8cm.
- Nẹp Crame: Nẹp này làm bằng
thép, có thể uốn cong theo các khuỷu;
thường dùng để cố định gãy xương cánh
tay, cẳng tay và cẳng chân.
- Nẹp Thomas (giá Thomas): Loại
này thường dùng trong trường hợp gãy
xương đùi.
- Nẹp Beckel (máng Beckel): Loại
này thường dùng trong trường hợp gãy
xương cẳng chân.
b) Bông
- Dùng để đệm lót nơi đầu nẹp hoặc nơi đầu xương cọ sát vào nẹp.
- Nếu có điều kiện nên dùng bông mỡ (không thấm nước); nếu không có, có thể
dùng bông thường hoặc dùng vải hay quần áo.
c) Băng
- Dùng để buộc cố định nẹp.
- Băng phải đảm bảo: rộng bản, dài vừa phải, bền chắc.
- Nếu không có băng thì có thể dùng các dải dây buộc.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 21
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
Chú ý: Trong thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật dụng để cố định tạm
thời gãy xương nên người ta thường dùng khăn tam giác để bất động tạm thời một số
loại gãy xương và dùng nẹp cơ thể (cố định chi gãy vào chi lành, buộc tay vào ngực…).
7. Cố định tạm thời gãy xương một số trường hợp cụ thể bằng nẹp tre hoặc
gỗ
7.1. Gãy xương hở
a) Trường hợp xương chồi ra ngoài vết thương
Chú ý:
- Không bao giờ được kéo đầu xương
gãy vào trong.
- Bǎng bó vết thương rồi mới cố định
theo tư thế gãy.
(1). Cầm máu bằng cách ép mép vết
thương sát vào đầu xương;
(2). Nhẹ nhàng đặt một miếng gạc hoặc
miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra;
(3). Đặt một vành khǎn hoặc một đệm
bông hình bán nguyệt lên trên vết thương;
(4). Bǎng cố định gạc vào vùng đệm
bằng bǎng cuộn;
(5). Tiến hành nẹp bất động như các trường hợp gãy xương kín;
(6). Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Đây là cấp cứu ưu tiên. Lưu ý giữ gìn
tư thế đúng trong khi vận chuyển và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.
Chú ý: vành khǎn hoặc đệm bông phải có chiều dày đủ để không gây áp lực lên
đầu xương khi bǎng ép.
b) Trường hợp xương gãy không chìa đầu ra ngoài
(1). Cầm máu bằng cách ép nhẹ nhàng mép vết thương lại (không ấn mạnh vết
thương ở vị trí gãy);
(2). Đặt một miếng gạc lên trên vết thương và đệm bông ở xung quanh miệng vết
thương;
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 22
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
(3). Xử trí như trường hợp gãy xương hở có xương chồi ra ngoài.
7.2. Gãy xương bàn tay, ngón tay
- Đặt một cuộn băng to vào lòng bàn tay. Bàn tay ở tư thế sấp, các ngón tay ở tư
thế nửa sấp;
- Đặt một nẹp to bản thẳng từ cánh tay xuống đến bàn tay;
- Cố định cẳng tay và bàn tay
vào nẹp; để hở các ngón tay để theo
dõi sự lưu thông của máu;
- Dùng một băng tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay lên cổ.
7.3. Gãy xương tay
7.3.1. Trường hợp gấp được khuỷu tay
a) Gãy xương cẳng tay
- Để cẳng tay sát thân người, cẳng
tay vuông góc cánh tay, lòng bàn tay ngửa;
- Nẹp thứ nhất đặt ở mặt trước cẳng
tay từ nếp khuỷu đến khớp bàn ngón tay;
- Nẹp thứ hai dài hơn nẹp thứ nhất,
đặt ở mặt sau cẳng tay, từ mỏm khuỷu đến
khớp bàn tay ngón ở phía mu tay;
- Cố định hai nẹp vào bàn tay và cẳng tay ở hai đoạn, đoạn thứ nhất ở bàn tay và
cổ tay, đoạn thứ hai ở trên và dưới khớp khuỷu;
- Dùng một băng tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.
b) Gãy xương cánh tay
- Để cánh tay sát thân người, cẳng tay
vuông góc cánh tay (tư thế co);
- Đặt hai nẹp (nẹp trong từ hố nách
tới sát nếp khuỷu; nẹp ngoài từ bả vai đến
quá khớp khuỷu);
- Dùng hai dây rộng bản buộc cố
định nẹp (một ở trên và một ở dưới ổ gãy);
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 23
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Dùng băng tam giác treo cẳng tay trước ngực ở tư thế vuông góc 90 0, bàn tay để
ngửa;
- Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân người, thắt nút ở phía trước phía
không bị thương.
Chú ý:
Trong các trường hợp không có nẹp:
+ Dùng một cuộn băng tam giác treo
cẳng tay vuông góc với cánh tay;
+ Cố định chi vào thân người bằng
các vòng băng hoặc băng tam giác.
7.3.2. Trường hợp không thể gấp khuỷu tay
- Không được cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Bảo nạn nhân dùng tay kia đỡ tay bị
thương ở vị trí đó nếu có thể;
- Đặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân người;
- Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí:
+ Quanh cổ tay và đùi.
+ Quanh cánh tay và ngực.
+ Quanh cẳng tay và bụng.
- Cho nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân.
7.4. Gãy xương chân
7.4.1. Gãy xương cẳng chân
Cần 3 người thực hiện:
+ Người thứ nhất: đỡ nẹp và cẳng chân phía trên và dưới ổ gãy.
+ Người thứ hai: đỡ gót chân, cổ chân và kéo nhẹ theo trục của chi liên tục bằng
một lực không đổi trong suốt thời gian cố định nẹp (đối với trường hợp gãy xương kín).
+ Người thứ ba: cố định gãy xương.
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 24
Công ty cổ phần thi công xây dựng Quốc Hùng
Địa chỉ : Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
- Đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt
ngoài chi gãy, từ giữa đùi xuống quá
khớp cổ chân (Nếu dùng 3 nẹp thì 2
nẹp đặt như trên, nẹp thứ ba đặt ở mặt
sau cẳng chân);
- Băng cố định nẹp ở 3 vị trí: cổ chân, dưới và trên khớp gối, giữa đùi và băng số
8 giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.
7.4.2. Gãy xương đùi và khớp háng
a) Cố định bằng nẹp tre, gỗ
Cần 3 nẹp và 3 người thực hiện:
+ Người thứ nhất: luồn tay đỡ đùi ở phía trên và phí dưới ổ gãy.
+ Người thứ hai: đỡ gót chân và giữ bàn chân ở tư thế luôn vuông góc với cẳng
chân.
+ Người thứ ba: đặt nẹp.
- Đặt 3 nẹp:
+ Nẹp ngoài từ hố nách xuống qua gót chân.
+ Nẹp trong từ bẹn xuống quá gót chân.
+ Nẹp dưới từ nách xuống quá gót chân.
- Dùng các dải dây rộng bản để
buộc cố định nẹp ở các vị trí: trên ổ
gãy, dưới ổ gãy, ngang ngực, ngang
hông, dưới đầu gối, cổ chân (băng
kiểu băng số 8).
- Buộc chi gãy vào chi lành ở cổ chân, đầu gối và đùi.
Lưu ý:
+ Các nẹp đều phải lót bông vào chỗ giáp các xương.
+ Không được buộc nút ở phía chi gãy.
+ Sau khi cố định chân gãy xong, nâng cao chân lên một chút để giảm sưng
nề và khó chịu cho nạn nhân.
+ Phải dùng cáng cứng để vận chuyển người bị gãy xương đùi sau khi đã được cố
định tốt.
b) Cố định bằng nẹp cơ thể
Phương án cứu nạn cứu hộ khi sảy ra sự cố tại:
Công trình Đường đồng cửa từ máng chìm ra kênh tưới thôn Vĩnh Ninh
Page 25