Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp huyện tháp mười đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN ĐẠT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP HUYỆN THÁP MƯỜI - ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN ĐẠT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN THÁP MƯỜI ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHẠM QUỐC HÙNG

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Phạm Văn Đạt, là học viên lớp Tài chính công khóa 27, năm học 2017
– 2019 của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan như
sau:
Luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia
tăng của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp huyện Tháp Mười - Đồng Tháp” là
công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
của cá nhân hay tổ chức nào khác.
“Các tài liệu, số liệu trong luận văn hoàn toàn khách quan, trung thực và chính
xác. Số liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.”
“Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về công trình nghiên cứu khoa học
của tôi và người hướng dẫn./.”
Đồng Tháp, ngày 03 tháng 7 năm 2019
Học viên

Phạm Văn Đạt


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................................. I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................................................... VI
TÓM TẮT LUẬN VĂN...................................................................................................................................... VIII

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 1

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1
1.1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
1.2.1 Dữ liệu thu thập ......................................................................................... 2
1.2.2 Cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài ............................................... 3
1.3 Bố cục luận văn ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................................................... 4

2.1 THUẾ GTGT ................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 4
2.1.2 Phương pháp tính thuế ................................................................................. 5
2.1.3 Thời hạn khai thuế ....................................................................................... 7
2.2. Tuân thủ thuế .................................................................................................. 8
2.2.1. Tuân thủ thuế.............................................................................................. 8
2.2.2 Hành vi không tuân thủ thuế .................................................................... 11
2.3 Tuân thủ thuế GTGT ..................................................................................... 13
2.3.1 Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế:................................... 13
2.3.2 Tần suất kê khai thuế GTGT ...................................................................... 15
2.3.3.Hồ sơ khai thuế GTGT .............................................................................. 16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 18

3.1. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 18


iii

3.2. Kiểm tra làm sạch dữ liệu ............................................................................. 20

3.3. Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................... 22

4.1 Giới thiệu khái quát về Chi cục Thuế huyện Tháp Mười ............................ 22
4.1.1

Đặc đểm kinh tế xã hội huyện Tháp Mười............................................ 22

4.1.2 Khái quát về Chi cục Thuế huyện Tháp Mười............................................ 24
4.1.3 Thực trạng tại Chi cục Thuế huyện Tháp Mười.......................................... 25
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nộp thuế GTGT không đúng hạn
của DN .................................................................................................................. 28
4.2.1 Về quy mô hoạt động ................................................................................. 28
4.2.2 Tình hình hoạt động SXKD ....................................................................... 33
4.2.3 Vốn đăng ký kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh ................................. 37
4.2.4 Lao động và doanh thu .............................................................................. 38
4.2.5 Thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý kê khai và nộp thuế GTGT tại Chi
cục Thuế huyện Tháp Mười................................................................................ 40
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................................................................... 43

5.1 Kết luận .......................................................................................................... 43
5.2 Một số giải pháp nâng cao việc chấp hành nghĩa vụ thuế của DN ............... 48
5.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền cho người nộp thuế .............................. 48
5.2.2 Hoàn thiện cở sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác .......................... 49
5.3 Khuyến nghị chính sách ................................................................................. 50
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 51


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ

Diễn giải

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh


v

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Tháp Mười năm 2018 ...... 24


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng số liệu 4.1 .............................................................................................. 35
Biểu đồ 4.1 ..................................................................................................... 36
Bảng số liệu 4.2 .............................................................................................. 36
Biểu đồ 4.2 ..................................................................................................... 37
Bảng số liệu 4.3 .............................................................................................. 38
Biểu đồ 4.3 ..................................................................................................... 38
Bảng số liệu 4.4 .............................................................................................. 39
Biểu đồ 4.4 ..................................................................................................... 40
Bảng số liệu 4.5 .............................................................................................. 41
Biểu đồ 4.5 ..................................................................................................... 41
Bảng số liệu 4.6 .............................................................................................. 42
Biểu đồ 4.6 ..................................................................................................... 43
Bảng số liệu 4.7 .............................................................................................. 44
Biểu đồ 4.7 ..................................................................................................... 45
Bảng số liệu 4.8 .............................................................................................. 46
Biểu đồ 4.8 ..................................................................................................... 46


vii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục A: Danh mục ứng và các chức năng trong ứng dụng dùng để khai thac dữ liệu.



viii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Phần tiếng Việt:

Nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia
tăng của DN mà chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế GTGT không
đúng hạn của các DN đang đang hoạt động SXKD trên địa bàn, thực tế nhất và là yêu
cầu cấp thiết trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Tháp Mười nói riêng



và hệ thống quản lý thuế Việt Nam nói chung. Đề xuất để hạn chế số tiền thuế chuyển
thành nợ hiện nay của các DN và phát huy khả năng thu thuế của cơ quan thuế đồng
thời tối thiểu hóa số thuế nợ của các DN, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp: Nghiên cứu
trường hợp huyện Tháp Mười - Đồng Tháp”
“Phương pháp sử dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp thống kê mô tả, so
sánh, phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa các lý luận và đề xuất giải pháp.”
“Trong tổng số 66 DN nộp thuế trể hạn với tổng số 114 lượt trong năm 2018, qua
phân tích tác giả nhìn nhận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm thuế GTGT của
các doanh nghiệp này gồm: Ngành nghề kinh doanh chiếm số đông là ngành xây dựng
và thương nghiệp; Phương pháp kê khai thuế GTGT chủ yếu là Phương pháp khấu trừ;
Doanh thu năm 2018 hoặc vốn đăng ký kinh doanh dưới 5 tỷ đồng; Số lượng lao động
dưới 20 người; Thâm niên hoạt động dưới 20 năm.”
“Qua đó, cho chúng ta thấy rõ hơn về những tồn tại, hạn chế, khó khăn và thách
thức hiện nay đối với ngành Thuế Việt Nam nói chung và Chi cục Thuế huyện Tháp
Mười thuộc Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp giúp cho

Chi cục Thuế huyện Tháp Mười và Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có những giải pháp quản
lý thuế trong năm 2019 và những năm tiếp theo đạt hiệu quả, đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ chính trị được giao.”
Từ khoá: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia tăng.


ix

2. Phần tiếng Anh:

In order to provide factors influencing the behavior of non-compliance with the value
added tax of enterprises, which are mainly factors affecting the ability to pay the incorrect
VAT of enterprises operating in business activities in the location , the most practical and
urgent requirement for tax administration in the district of the ten Tower Tax department in
particular "and Vietnam tax management system in general. Proposal to limit the amount of
tax transferred to the current debt of the companies and to promote tax revenues of the tax
authorities while minimizing the debt tax amount of the companies, the author selects the
topic "Factors affecting non-compliance of tax The value of enterprise: The case study
of Thap Muoi district, Dong Thap province”.
The principal method of use in the topic is the statistical method of describing,
comparing, analyzing, synthesize in order to systematically characterize the reasoning
and propose solutions.
Out of 66 enterprises pay the tax term of 114 per year 2018, through the analysis
of authors to see the factors affecting the violation of VAT of these enterprises include:
the business of accounting is the construction and trade sector Business The method of
declaration of VAT is mainly the deductible method; revenue in 2018 or business
registration capital of less than 5 billion VND; the number of employees under 20; over
20 years of operation.
Thereby, showing us more clearly the current existence, limitations, difficulties
and challenges facing the Vietnam tax industry in general and the branch of the Thap

Muoi tower tax bureau of Dong Thap tax department in particular. Through the study
of the factors affecting the non-compliance of value-added tax of enterprises to help the
tax department of ten tower and the Dong Thap Provincial tax bureau to have tax
management solutions in the year 2019 and subsequent years effective, ensuring
completion of assigned political tasks.
Keywords: factors affecting behavior that do not comply with value added tax.


1

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Lý do chọn đề tài
“Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các cá nhân và tổ chức hoạt động
kinh doanh,” đó còn là khoản chi phí quan trọng được DN quan tâm, nhất là trong nền
kinh tế thị trường, khi DN có mục tiêu hàng đầu chính là lợi nhuận.”
Thuế được thể hiện bằng những Luật thuế do Nhà nước quy định, trong đó
Luật thuế giá trị gia tăng, mang tính bắt buộc gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà
nước.
“Hiện nay, cả nước nói chung và huyện Tháp Mười nói riêng thì tình trạng nợ
thuế có chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tình hình
tuân thủ nộp thuế đúng hạn chiếm tỷ lệ thấp. Việc nộp thuế đúng hạn giúp cho Nhà
nước chủ động giải quyết được các vấn đề chung thiết thực rõ ràng là một vấn đề lớn
ảnh hưởng đến nguồn thu của quốc gia. Do vậy, việc nộp thuế đúng hạn giúp cho Nhà
nước chủ động giải quyết được các vấn đề chung thiết thực trong xã hội như hoạt động
bảo vệ An ninh cộng đồng, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, xây dựng các công trình
công cộng ...”
“Thực tại, tình hình nợ thuế trên cả nước có chiều hướng tăng cao “ảnh hưởng
đến nguồn thu ngân sách nhà nước, theo thống kê tại Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ

Thuế thuộc Chi cục Thuế huyện Tháp Mười từ năm 2016 đến năm 2017 có số liệu về
tình hình nộp thuế không đúng hạn của các DN chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nợ của cả
năm, cụ thể: Tiền thuế nợ năm 2016 là: 25.118.825.673 đồng, chiếm 21,76% so với
tổng thu tiền thuế đã thu trong năm, Tiền thuế nợ năm 2017 là: 21.552.085.997 đồng,
chiếm 14,84% tổng tiền thuế đã thu trong năm.” Do đó, Nhu cầu thực hiện nghiên cứu
nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia tăng của
DN có tính ứng dụng cao “là một yêu cầu cần thiết” trong ngành thuế hiện nay.”


2

Từ thực trạng trên cho thấy nhu cầu thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp:
Nghiên cứu trường hợp huyện Tháp Mười - Đồng Tháp” nhằm đưa ra các đề xuất
để hạn chế số tiền thuế chuyển thành nợ hiện nay của các DN và phát huy khả năng thu
thuế của cơ quan thuế đồng thời tối thiểu hóa số thuế nợ của các DN.
1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu
“Nghiên cứu nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ
thuế giá trị gia tăng của DN mà chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nộp
thuế GTGT không đúng hạn của các DN đang đang hoạt động SXKD trên địa bàn, thực
tế nhất và là yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Tháp
Mười nói riêng và hệ thống quản lý thuế Việt Nam nói chung.”
“Xác định được các yếu tố giải thích được hành vi nộp thuế đúng hạn của các
DN, dựa trên những yếu tố này, cơ quan Thuế sẽ có những phân tích, đánh giá cần thiết
đưa ra quyết định trong hoạt động thu thuế cũng như giảm thiểu được tình trạng nợ
thuế ngày càng tăng của các DN hiện nay.”
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế giá trị gia
tăng của DN nghiên cứu trường hợp huyện Tháp Mười - Đồng Tháp, từ đó đề xuất các
giải pháp hạn chế hành vi nộp thuế trễ hạn. Vì vậy, đề tài nghiên cứu tập trung các mục
tiêu sau đây:”

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế GTGT không đúng
hạn của các DN trên địa bàn huyện Tháp Mười;
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng nộp thuế GTGT
không đúng hạn của các DN trên địa bàn huyện Tháp Mười;
- Kiến nghị các giải pháp để hạn chế hành vi nộp thuế trễ hạn.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Dữ liệu thu thập
- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập tại Chi Cục Thuế huyện Tháp Mười.


3

- Dữ liệu sơ cấp:“Thu thập trên các báo cáo, danh bạ DN, danh sách chứng từ
và sổ bộ thuế GTGT của Chi cục Thuế huyện Tháp Mười”
1.2.2 Cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài
- Phương pháp sử dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp định tính.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm hệ
thống hóa các lý luận và đề xuất giải pháp.
1.3 Bố cục luận văn
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH


4

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 THUẾ GTGT

2.1.1 Khái niệm
- Khái niệm:“Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng. Thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung
ứng hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng
mua sản phẩm với giá đã có thuế GTGT, vì vậy người tiêu dùng chính là người chịu
khoản thuế này.”
- Ưu điểm của thuế GTGT:“Thuế GTGT có ưu điểm là không thu trùng lắp


cho nên nó đã góp phần khuyến khích chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa để nâng
cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.”



- Đặc điểm của thuế GTGT:“Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn
không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình SXKD nhưng
chí tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Thuế GTGT có tính trung lập
kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng
thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT là một sắc thuế
thuộc loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch
vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so
với thuế thu nhập. Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.”
- Vai trò của thuế GTGT:“Thuế GTGT có khả năng huy động được số thu lớn
và tương đối ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT được tập trung thu ngay từ
khâu đầu, ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn
chế được thất thu thuế. Thúc đẩy cả người bán và người mua hàng cùng thực hiện tốt
chế độ hóa đơn, chứng từ. Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông



5

hàng hóa, đẩy mạnh được xuất khẩu do thuế GTGT khắc phục được việc thu trùng lắp
của thuế doanh thu.”
2.1.2 Phương pháp tính thuế
Tùy theo điều kiện ngành nghề kinh doanh của DN mà áp dụng một trong hai
phương pháp tính thuế sau:
Phương pháp khấu trừ
“Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,
chứng từ bao gồm:”
-“Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;”
-“Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;”
-“Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.”
Phương pháp trực tiếp
*“Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá
trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua,
bán, chế tác vàng bạc, đá quý.”
“Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của
vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương
ứng.”
“Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn
bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và



6

các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.”
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng,
bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác
vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
“Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia “tăng âm (-) của vàng, bạc,
đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.
Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương
(+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia
tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không
được” kết chuyển tiếp sang năm sau.”
* Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị
gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng:
-“DN, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng
doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu
trừ thuế;”
- DN, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
-“Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu
tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài
cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và
khai thác dầu khí.”
-“Tổ chức kinh tế khác không phải là DN, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.”
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động

như sau:


7

-“Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;”
-“Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;”
-“Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên
vật liệu: 3%;”
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
2.1.3 Thời hạn khai thuế
-“Đối với mỗi loại thuế pháp luật quy định về ngày nộp hồ sơ và thời hạn nộp
thuế khác nhau, đối với các loại thuế do người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp trong
kỳ, thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.”
-“Tiền thuế được chuyển vào ngân sách nhà nước từ người nộp thuế phải được
nộp vào tài khoản của cơ quan thuế mở tại kho bạc nhà nước thuộc địa bàn hoạt động
của DN bằng các hình thức chuyển khoản từ các tổ chức tín dụng hoặc nộp tiền mặt tại
kho bạc nhà nước.”
- Thời hạn nộp thuế được xác định là:
+“Nộp thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý
phát sinh nghĩa vụ thuế.”
+“Nộp thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên” của
năm dương lịch.”
“Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức
dịch vụ xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế trong trường hợp nộp thuế
bằng chuyển khoản.”
“Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được cơ quan quản lý
thuế uỷ nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế đối với trường hợp nộp tiền thuế trực
tiếp bằng tiền mặt.”
“Điều kiện để các DN trong nghiên cứu này tuân thủ pháp luật về thuế xét trên

khía cạnh khả năng nộp thuế đúng hạn là các báo cáo trung thực do DN tự lập, tính
toán chính xác các số liệu về thuế, nộp báo cáo thuế kịp thời đồng thời nộp đầy đủ, kịp


8

thời số thuế vào ngân sách nhà nước (Chaltopadhyay, 2002).”
2.2. Tuân thủ thuế
2.2.1. Tuân thủ thuế
Theo James, S.; Alley, C (1999): Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là
mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế. Ủy ban
các vấn đề về thuế, OECD (09/2004) định nghĩa cụ thể hơn: Tuân thủ thuế là phạm vi
mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình. Tại nhiều nước,
đối tượng nộp thuế có 3 nghĩa vụ cơ bản: Nộp tờ khai thuế đúng hạn; Kê khai (báo cáo)
chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để xác định số tiền thuế; Nộp nghĩa vụ
thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này thường được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về
báo cáo (kê khai), và tuân thủ về thu nộp.
2.2.1.1 Nộp thuế - nghĩa vụ tất yếu của DN
“Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà
các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN). Các tác
giả giáo trình thuế của Học viện Tài chính viết: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc
từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định
nhằm sử dụng cho mục đích công cộng (Nguyễn Văn Hiệu và Nguyễn Thị Liên,
2007).”
Do vậy, nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu của DN. Tính tất yếu này xuất phát từ một
số cơ sở như sau:
-“Thuế là khoản chi phí mà DN phải trả cho sử dụng các tài sản quốc gia như
vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, hệ thống thông
tin.v.v.). Vì vậy, DN phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập cho Nhà Nước để
duy trì và phát triển tài sản quốc gia mà họ sử dụng.”

-“Thuế thu từ DN là khoản thu chủ yếu của NSNN nhằm phục vụ cho mục
đích chi tiêu phát triển kinh tế xã hội như chi tiêu cho các hoạt động cung ứng các dịch
vụ công, chi cho điều tiết kinh tế vĩ mô... Vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải


9

thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho xã hội, đặc biệt ở những nước mà NSNN chủ
yếu dựa vào nguồn thu nội bộ. Thuế tồn tại trong môi trường chính trị kinh tế và xã
hội, vì vậy nếu các DN tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế thì đó chính là tín hiệu tích cực
và có lợi đối với NSNN.”
-“Nộp thuế của DN đảm bảo cho Nhà nước thực hiện được các mục tiêu điều
tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn, khuyến khích, điều
chỉnh các hoạt động SXKD, các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,
đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế và thực hiện các định hướng phát triển của Nhà
nước. Mặt khác, nghĩa vụ nộp thuế của DN là tất yếu bởi đây là công cụ mà Nhà nước
sử dụng để phân phối, điều hoà thu nhập giữa các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế
nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng.”
-“Nộp thuế của DN sẽ đảm bảo tính công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế
giữa các DN ở các thành phần kinh tế, ở các ngành kinh tế và ở các loại hình quy mô
khác nhau. Việc chấp hành nghĩa vụ thuế của một DN sẽ ảnh hưởng tích cực đến các
DN khác và tăng cường sự nhận thức công bằng trong cộng đồng DN, kích thích sự
tuân thủ của đại bộ phận các DN còn lại, đặc biệt là các đối tượng hoạt động trong khu
vực phi chính thức và các DN đang khai thác các hình thức tránh thuế. Xét theo ảnh
hưởng tâm lý hành vi, việc nhận thức được nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu sẽ tạo môi
trường quản lý thuế dân chủ hơn, tối thiểu hoá sự miễn cưỡng đối đầu cao của các DN,
kích thích sự tuân thủ thuế tiềm năng.”
“Tóm lại, nộp thuế phải được các DN nhận thức là một nghĩa vụ tất yếu. Quản
lý thu thuế của Nhà nước quan trọng nhất là phải làm cho các DN nhận thức được điều
này, đó là cơ sở của sự tuân thủ thuế một cách đầy đủ và kịp thời.”

2.2.1.2 Sự tuân thủ thuế của DN
“Tuân thủ thuế nghĩa là tuân thủ mục đích của luật trong khi đảm bảo tăng
cường tính chắc chắn mà mục đích đó có thể được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên,
khái niệm tuân thủ thuế vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo hướng


10

nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế Quan điểm
truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết DN về bản chất là
không tự nguyện tuân thủ, và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ
quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Ý nghĩa chính xác của việc tuân thủ
thuế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Andreoni và các tác giả (1998)
cho rằng việc tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế
chấp hành pháp luật về thuế để có được trạng thái cân bằng nền kinh tế của một quốc
gia. Kirchler (2007) định nghĩa đơn giản việc tuân thủ thuế là sự sẵn lòng của người
nộp thuế nộp số thuế của mình. Một định nghĩa rộng hơn của việc tuân thủ thuế, được
xác định bởi Song và Yarbrough (1978) cho rằng do các khía cạnh đáng chú ý của các
hoạt động của hệ thống thuế ở Hoa Kỳ và chủ yếu dựa vào tự đánh giá và tuân thủ tự
nguyện, tuân thủ thuế cần được xác định như khả năng của người nộp thuế và sẵn sàng
thực hiện theo pháp luật thuế được xác định bởi đạo đức, môi trường pháp lý và yếu tố
tình huống khác tại một thời gian và địa điểm cụ thể. Tương tự như vậy, tuân thủ thuế
cũng được xác định bởi một số cơ quan thuế như khả năng và sự sẵn sàng của người
nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật thuế, kê khai thu nhập chính xác trong
mỗi năm và nộp thuế đúng hạn (Internal Revenues Services, 2009; Australian Tax
Office, 2009; Inland Revenue Board, 2009).”
“Một định nghĩa khác của việc tuân thủ thuế là hành vi của một người nộp tờ
khai thuế, kê khai tất cả thu nhập chịu thuế chính xác, và thanh toán tất cả các loại thuế
phải nộp trong thời hạn quy định mà không cần phải chờ đợi theo dõi hành động từ cơ
quan có thẩm quyền (Singh, 2003). Hơn nữa, việc tuân thủ thuế cũng đã được tách biệt

thành hai quan điểm, cụ thể là tuân thủ trong điều kiện được quản lý và tuân thủ trong
điều kiện thực hiện trong điều kiện được hoàn thuế (Chow, 2004 và Harris, 1989).
Quan điểm rộng hơn của việc tuân thủ thuế đòi hỏi một mức độ của sự trung thực, kiến
thức về thuế đầy đủ và khả năng sử dụng kiến thức này kịp thời, chính xác, hồ sơ đầy
đủ để hoàn tất việc hoàn thuế và các giấy tờ liên quan về thuế (Singh và Bhupalan,


11

2001). McBarnet (2001) tuân thủ thuế nên được nhìn nhận trong ba cách, cụ thể là tuân
thủ một cách tuyệt đối là người nộp thuế tự nguyện nộp thuế mà không có khiếu nại;
tuân thủ có điều kiện là miễn cưỡng nộp thuế và tuân thủ có tính sáng tạo là sự giảm
thuế bằng cách áp dụng khả năng có thể để xác định lại thu nhập và giảm đi các chi phí
trong phạm vi của luật thuế.”
Một số tài liệu như Allingham và Sandmo (1972), Spicer và Lundstedt (1976)
và Lewis (1982) theo đó mô tả và giải thích việc tuân thủ thuế như kết quả của mối
tương quan giữa các biến giải thích bao gồm nhận thức về vốn, hiệu quả và phạm vi
ảnh hưởng (quan điểm tài chính công). Các hình thức của việc cưỡng chế về thuế như
hình phạt và xác suất phát hiện cũng liên quan đến việc tuân thủ thuế trong khi các yếu
tố khác về hành vi thị trường lao động, tiền lương của một cá nhân và khung thuế cũng
góp phần vào việc tuân thủ thuế (Kirchler, 2007).
“Tuy nhiên, cần phát triển khái niệm về tuân thủ thuế và đưa yếu tố thời gian
vào như là một tiêu chí thể hiện sự tuân thủ tự nguyện. Một DN cần phải thực hiện
thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế nhưng nếu nghĩa vụ thuế đó được thanh toán muộn thì
cũng không phải sự tuân thủ hoàn toàn. Hơn nữa, nếu lãi suất nộp muộn bị tính thì
khoản thu đó cũng không phải là sự tuân thủ hoàn toàn tự nguyện. Từ đó có thể định
nghĩa sự tuân thủ thuế của DN là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích
của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.”
2.2.2 Hành vi không tuân thủ thuế
“Nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu của DN. Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (2004)

viết : Nghĩa vụ cụ thể của người nộp thuế có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa
các cơ quan thuế khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ mà Người nộp thuế chắc chắn
phải thực hiện dù ở bất kỳ nước nào. Vấn đề tuân thủ thực sự có liên quan đến việc
thực hiện các nghĩa vụ của Người nộp thuế. Bốn loại nghĩa vụ của NNT là: Đăng ký
thuế; Nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời hạn; Báo
cáo các thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách); Nộp nghĩa vụ


12

thuế đúng hạn. Nếu Người nộp thuế không thực hiện bất kỳ một trong bốn nghĩa vụ
trên đây thì có thể coi là không tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ không tuân thủ là khác
nhau rõ rệt.”
Khi phân tích hành vi không tuân thủ thuế cần phải xem xét sự không tuân thủ
không dự tính và sự không tuân thủ dự tính:
-“Hành vi không tuân thủ không dự tính: Nhiều người nộp thuế sẵn lòng hợp
tác tuân thủ toàn diện nhưng lại không thực hiện được vì họ không biết cách hoàn
thành các tờ khai thuế chính xác hoặc không hiểu hết phạm vi nghĩa vụ thuế của họ
hoặc họ hiểu sai luật. Những nỗ lực nhiều hơn của Cơ quan thuế trong việc hỗ trợ
Người nộp thuế trong các trường hợp như vậy, chẳng hạn như việc cải thiện số lượng
và chất lượng thông tin tuyên truyền hoặc giúp họ không rơi vào tình trạng không tuân
thủ không dự tính, có thể sẽ thu được kết quả nhiều hơn là việc tăng cường các hoạt
động cưỡng chế.”
- Hành vi không tuân thủ thuế dự tính bao gồm tránh thuế (avoidance) và trốn
thuế (evasion): Những hành vi này bao gồm việc tạo ra các giao dịch giả tạo để trốn
thuế, tìm kiếm mọi kẽ hở hợp pháp để giảm thuế, dùng những thủ đoạn và chống chế ở
mọi lúc để trì hoãn và để giảm số tiền thuế phải nộp.
“Theo James, S.; Alley, C. (1999), việc tuân thủ thuế có thể được nhìn từ góc độ
của việc tránh thuế và trốn thuế. Cả hai hành vi này đều có những dấu hiệu pháp lý đặc
trưng, theo đó tránh thuế là nói đến những phương sách hợp lệ để làm giảm nghĩa vụ

thuế còn trốn thuế lại nói đến những cách làm phạm pháp. Trong khi một số người
bình luận nhìn nhận việc không tuân thủ chỉ có vấn đề trốn thuế, điều này dường như
chưa nắm bắt được toàn bộ bản chất của vấn đề. Việc trốn thuế rõ ràng là một hình
thức không tuân thủ. Mặc dầu vậy, nếu người nộp thuế kéo dài thời gian quá xa để
giảm nghĩa vụ thuế của họ, thì điều này lại khó có thể được cho là tuân thủ.”


13

2.3 Tuân thủ thuế GTGT
2.3.1 Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế:
“Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý
trực tiếp.”
“Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì
người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.”
“Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán
hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê
khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.”
“Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa
phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động
kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke.”
“Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp
tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế
giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc;” nếu đơn vị
trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế
tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.”
“Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ
sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng,
không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:”
“Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành
phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn giá trị gia
tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.”


14

“Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp
thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở
sản xuất trực thuộc. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở
sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế
GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên
doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh
thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh
thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.”
“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán
hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường
hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại
địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh
xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người
nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt
động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.”
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa
phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng
vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
“Trường hợp người nộp thuế có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên
quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường
ống dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí,..., không xác định được doanh thu của công trình ở

từng địa phương cấp huyện, tỉnh thì người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của doanh
thu xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại trụ sở
chính.”


×