Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tuần 3 ngày hội đến trường của be

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.6 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ CON: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BE

NGHỈ LỤT

NGHỈ TRÁNH BÃO

NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9

Thời gian: 1 tuần (Từ ngày 02-06/9/2019)
Thứ
Thứ
ND
Thứ 2
Thứ 4
Thứ 6
3
5
* Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về ngày khai giảng năm
học mới.
* Chơi: Trẻ chơi với đồ chơi trong lớp.
* Thể dục sáng: - Khởi động: Trẻ đi, chạy thành vòng tròn kết hợp các kiều đi
trên nền nhạc của trường.
Đón trẻ chơi - Trọng động: Tập theo bài hát tháng 09:
Thể dục sáng + Hô hấp: Động tác 1: thở ra hít vào sâu;
+ Tay 1: Đưa tay lên cao, ra phía trước, sang ngang (2Lx4N);
+ Bụng 1: Nghiêng người sang hai bên (2Lx4N);
+ Chân 1: Đứng 1 chân đưa ra trước, khuỵ gối (2Lx4N);
+ Bật: Bật chụm tách chân tại chỗ (2Lx4N).
- Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
KPKH
Âm nhạc


Hoạt động
Trò chuyện về ngày hội
- TT: DH: Vui đến trường.
học
đến trường
- NDKH: NH: Ngày đầu
tiên đi học.
Quan sát, hướng dẫn trẻ
- Dạo chơi sân trường
Chơi ngoài
chơi cầu trượt
- TC: Mèo đuổi chuột.
trời.
- TC: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do.
- Chơi tự do
* GC: Xem sách tranh
* GC: Đóng vai cô giáo;
Chơi, hoạt
* GKH: - CSC; cô cấp
* GKH: - Xem sách
động ở các
dưỡng; tô màu tranh cđ; lg
tranh; Cửa hàng ĐD học
góc
khuôn viên trường.
tập; Lắp ghép k.v trường.
- Rèn kỹ năng chơi các
- LĐVS
Chơi, hoạt

góc.
- BDVN + Ôn và gt cđ
động theo y
- Chơi tự chọn các góc.
- Nêu gương cuối tuần.
thích
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
Thứ 4 ngày 04 tháng 9 năm 2019
Hoạt động học
* KPKH: Trò chuyện về ngày hội đến trường
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết một số nét nổi bật trong ngày hội đến trường 05/09 như trang trí
trường, lớp, trang phục trong ngày hội đến trường;
- Phát triển khả năng ghi nhớ, trả lời rõ ràng cho trẻ;


- Giáo dục trẻ yêu trường, lớp, yêu cô giáo và các bạn.
2. Chuẩn bị:
- 1 số hình ảnh về các hoạt động trong ngày hội đến trường;
- Hình ảnh 1 số hoạt động của cô và trẻ trong ngày hội.
3. Tiến hành:
- Cho trẻ ngồi đội hình tự do, cô cháu cùng hát bài “Vui đến trường”.
+ Các con vừa hát bài hát gì? (Vui đến trường).
+ Khi đến trường các con cảm thấy như thế nào?
- Cô mở hình ảnh về ngày hội cho trẻ xem (Hình ảnh cô cháu múa hát).
+ Đây là hình ảnh gì? (cô và các bạn đang múa hát).
+ Cô và các bạn đang múa hát về ngày gì? (Cô và các bạn đang múa hát về
ngày hội đến trường, ngày 05/09).
- Cô mở hình ảnh cô cháu đang dự lễ hội khai giảng 05/09.
+ Còn đây là hình ảnh gì? (các bạn đang dự lễ hội).

+ Trong ngày khai giảng trường lớp được trang trí như thế nào? (rất đẹp).
+ Các bạn mặc trang phục gì trong ngày lễ? (mặc đồng phục).
+ Ngày hội đến trường của chúng mình đấy các con có thích không?
- Giáo dục trẻ yêu trường, lớp, yêu cô giáo và các bạn, thích đi học.
- Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát múa bài “Vui đến trường”.
Chơi ngoài trời:
* Quan sát, hướng dẫn trẻ cầu trượt trong sân trường
* TC: Dung dăng dung dẻ
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết được tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của cầu trượt;
- Rèn kỹ năng chơi đúng cách khi chơi trên cầu trượt. Phát triển kỹ năng
quan sát và trả lời câu hỏi một cách rõ ràng;
- Trẻ biết bảo vệ, giữ gìn đồ chơi ngoài trời cũng như giữ gìn an toàn khi
tham gia chơi.
2. Chuẩn bị:
- Cầu trượt;


- 1 số đồ chơi ngoài trời: Chong chóng, bóng, phấn...
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Trẻ đọc bài thơ “Bập bênh” đi nhẹ nhàng sân. Hỏi trẻ :
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? (Bập bênh)
+ Trong trường có những đồ chơi nào nữa? (Máy bay, cầu trượt, xích đu...).
- Cô yêu cầu trẻ tìm cầu trượt.
+ Đồ chơi gì đây? (Cầu trượt)
+ Con có nhận xét gì về cầu trượt?
+ Ai giỏi có thể nói cách chơi như thế nào cho cô và các bạn biết?
- Cô leo lên cầu trượt, vừa leo vừa hỏi trẻ:

+ Làm thế nào để cô lên được cầu trượt? (Bước lên từng bậc).
- Cô lần lượt vừa thực hiện vừa gợi hỏi trẻ.
+ Khi chơi phải chơi như thế nào? (Chơi cẩn thận, không xô đẩy bạn...).
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ chơi, có ý thức bảo vệ an toàn khi
tham gia chơi.
* Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
- Cô giới thiệu lại cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, chong chóng…
Chơi, hoạt động ở các góc
* Góc chính :

- Xem sách tranh về chủ đề;

* Góc kết hợp: - Chăm sóc cây;
- Cô cấp dưỡng;
- Tô màu tranh chủ đề;
- Lắp ghép khuôn viên trường.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết cách xem sách, cách lật và giở sách khi xem;
- Rèn kỹ năng lật, giở sách, kỹ năng chơi các góc cho trẻ;
- Trẻ có ý thức trong giờ hoạt động.


2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi các góc.
3. Tiến hàng:
- Trẻ tập trung đội hình tự do. Hỏi trẻ:
+ Khi đến trường con được ai chào đón?
+ Để chuẩn bị ngày khai giảng thì cô giáo và các bạn đã chuẩn bị những gì?

+ Hôm nay ở góc thư viện cô đã chuẩn bị rất nhiều tranh ảnh nói về các
hoạt động đầu năm học, các con cùng xem nhé.
- Cô giới thiệu góc chơi chính.
- Cô giới thiệu các góc chơi kết hợp và cho trẻ nhận vai chơi
- Trẻ nhận vai chơi và về chơi ở các góc
- Cô đi đến từng góc gợi ý trẻ thỏa thuận vai chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi cô đi đến từng góc chơi gợi ý cho trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô đi đến từng góc chơi nhận xét và cho trẻ cất đồ chơi lên giá
gọn gàng.
Chơi, hoạt động theo y thích (buổi chiều)
* Rèn kỹ năng chơi ở các góc
* Chơi tự chọn các góc
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết cách chơi ở các góc;
- Rèn kỹ năng chơi, bước đầu hình thành kỹ năng hoạt động theo nhóm;
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đúng
nơi quy định.
2. Chuẩn bị:
- Thiết kế góc phù hợp với chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc: Đồ chơi góc xây dựng, đồ chơi góc
nấu ăn, đồ chơi góc bác sỹ…
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, trò chuyện, giới thiệu cho trẻ về các góc trong lớp.
- Cô cho trẻ nhận vai chơi và đi về các góc chơi.


- Cô đến các góc hướng dẫn trẻ cách chơi, cách giao tiếp với bạn trong
nhóm chơi…
- Cô động viên trẻ chơi.
* Chơi tự chọn ở các góc:

- Cô bao quát trẻ chơi.
* Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ:
- Cô vệ sinh trẻ sạch sẽ trước lúc ra về.
Đánh giá cuối ngày
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

Thứ 6 ngày 06 tháng 9 năm 2019
Hoạt động học:
* Âm nhạc: - TT: DH “Vui đến trường”
- NDKH: NH “Ngày đầu tiên đi học”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát thuộc bài hát;
- Rèn kỹ năng hát đúng lời, bước đầu hát đúng nhịp bài hát;
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường mầm non, biết giữ gìn vệ sinh môi
trường.



2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Vui đến trường”; “Trường mẫu giáo yêu thương”.
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, cô cháu đọc bài thơ “Bé tới trường”.
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? (Bé tới trường)
+ Khi tới trường bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý trường mầm non, quý trọng các cô, không
vứt rác bừa bãi, không ngắt hoa tỉa cành.
- Cô dẫn dắt gợi hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Gợi hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả.
+ Các con vừa được nghe bài hát gì? (Vui đến trường).
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2 và mời trẻ hát cùng cô theo khả năng và diễn giải nội dung
bài hát.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Cô diễn giải nội dung bài hát.
- Trẻ hát và đi về đội hình chữ U.
- Cô dạy trẻ hát 3-4 lần cho đến khi thuộc.
- Mời tổ- nhóm- cá nhân hát.
- Cô động viên và khuyến khích trẻ, cô chú ý tập cho trẻ hát đúng theo lời,
bước đầu hát đúng nhịp.
* Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
- Cô giới thiệu tên bài hát “Ngày đầu tiên đi học” do nhạc sỹ “Nguyễn
Ngọc Thiện” sáng tác.
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe:
+ Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì? (Ngày đầu tiên đi học).
+ Bài hát do ai sáng tác? (Nguyễn Ngọc Thiện)
- Lần 2: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp điệu bộ minh họa.
- Gợi hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Lần 3 cô mở nhạc và mời trẻ nhún nhảy theo bài hát.

* Kết thúc: Trẻ hát “Vui đến trường” ra sân chơi.


Chơi ngoài trời
* HĐCCĐ: Dạo chơi sân trường
* TC: Mèo đuổi chuột
* CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, chong chóng…
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết nhận xét cảnh sân trường, dạo chơi nhẹ nhàng, thoái mái;
- Rèn kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu;
- Giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, không hái hoa, ngắt lá trên sân
trường.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, chong chóng...
3. Tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Cô cháu hát bài ‘‘Hân hoan em tới trường’’ đi nhẹ nhàng ra sân. Cô dẫn
trẻ vừa đi dạo trên sân trường, vừa trò chuyện cùng với trẻ.
+ Chúng mình thấy sân trường hôm nay như thế nào? ( Rất sạch sẽ và đẹp,
có nhiều cờ hoa, băng rôn...).
+ Trên sân trường có những gì? (Trẻ kể những thứ nhìn thấy được trên sân).
+ Các bạn đang làm gì trên sân? (Trẻ kể).
+ Muốn sân trường luôn sạch đẹp thì chúng mình phải làm như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, không hái hoa,ngắt lá trên sân
trường.
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
* Chơi tự do:

- Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng nhựa, chong chóng, chơi trò
chơi dân gian...
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
Chơi, hoạt động ở các góc.
* Góc chính: - Đóng vai cô giáo;


* Góc kết hợp: - Cửa hàng đồ dùng học tập;
- Lắp ghép khuôn viên vườn trường;
- Xem sách tranh về trường mầm non.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết đóng vai cô giáo;
- Rèn kỹ năng giao tiếp, tự tin khi đóng vai cô giáo;
- Trẻ yêu quý và vâng lời cô giáo.
2. Chuẩn bị:
- Thiết kế môi trường chơi, góc phù hợp với chủ đề.
- Đồ chơi ở các góc đầy đủ, phù hợp với chủ đề.
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, cô cháu hát bài “Vui đến trường” và trò chuyện cùng
trẻ về nội dung bài hát.
+ Chúng mình vừa hát bài gì? (Vui đến trường).
+ Khi đến trường chúng mình được gặp ai? (Gặp cô giáo, gặp các bạn).
- Cô giáo dục trẻ ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo, yêu thương các bạn.
- Cô giới thiệu góc chơi chính: Đến trường các con được gặp lại các cô,
được cô chăm sóc và dạy hát, dạy đọc thơ...và hôm nay ở góc phân vai cô sẽ tổ
chức cho các con đóng vai thành cô giáo.
- Ngoài ra cô cũng đã chuẩn bị nhiều góc chơi khác nữa như góc xây dựng,

các con sẽ cùng nhau xây dựng, lắp ghép khuôn viên trường, ở góc học tập
chúng ta sẽ xem lại những hình ảnh trong ngày lễ khai giảng.

- Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
- Trẻ nhận vai chơi và đi về các góc chơi.
- Cô đến từng góc hướng dẫn trẻ thỏa thuận vai chơi nếu trẻ chưa biết cách
thỏa thuận.
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần
thiết. Động viên khuyến khích trẻ chơi ngoan. Xử lý các tình huống xảy ra.
* Nhận xét: Cô đi đến từng góc nhận xét.
- Cô khen ngợi và tuyên dương trẻ ở các nhóm chơi. Cho trẻ cất đồ dùng đồ
chơi gọn gàng, ngăn nắp và kết thúc hoạt động.
Chơi, hoạt động theo y thích.


* Lao động, vệ sinh các góc trong lớp.
* Biểu diễn văn nghệ kết hợp ôn và giới thiệu chủ đề.
* Nêu gương cuối tuần.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ cùng cô vệ sinh gọn gàng và sạch sẽ các góc trong lớp;
- Thể hiện được những bài hát, bài thơ, bài đồng dao đã học trong chủ đề,
biết chủ đề mới;
- Tích cực, mạnh dạn, tự tin thể hiện các bài thơ, bài hát trong chủ đề.
2. Chuẩn bị:
- Giẻ lau, xô đựng nước.
- Trống lắc, xắc xô, thanh gõ. Phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành:
* Lao động, vệ sinh các góc:
- Cô phân chia công việc cho các nhóm. Cô lau dọn cùng với trẻ.
- Vừa làm vừa trò chuyện cùng trẻ về việc giữ gìn vệ sinh lớp học.
* Biểu diễn văn nghệ kết hợp giới thiệu chủ đề mới.
- Trẻ lên biểu diễn những bài hát, bài thơ, bài đồng dao đã học trong chủ đề
(Trường chúng cháu là trường mầm non, hân hoan em đến trường, vui đến

trường, nghe lời cô giáo...).
- Cô động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin lên thể hiện.
- Cô cùng trẻ xem một số hình ảnh về trường MN để giới thiệu chủ đề mới.
* Nêu gương cuối tuần.
- Cô cùng trẻ bình bầu bé ngoan trong tuần.
- Cô tổng hợp ý kiến và phát bé ngoan cho trẻ.
* Chơi tự chọn ở các góc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
Đánh giá cuối ngày:
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
……..........................................................……………………………………………………………………

* Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
……..........................................................……………………………………………………………………


* Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………



×