Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM THÚY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM THÚY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS-TS Huỳnh Đức Lộng. Các số liệu, dữ liệu được đưa ra trong luận án là trung
thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì
nghiên cứu nào khác.
Phú Yên, tháng 3 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Kim Thúy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Các mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3

6. Những đóng góp của luận văn .............................................................................4
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài .............................................................5
1.2. Tổng quan các nghiên cứu Việt Nam. ..............................................................9
1.3. Các phương pháp đo lường CLTT BCTC ......................................................13
1.4. Nhận xét các nghiên cứu.................................................................................14
1.5. Xác định khe hổng nghiên cứu .......................................................................15
1.6. Định hướng nghiên cứu ..................................................................................16
Kết luận chương 1..................................................................................................16


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................18
2.1. Khái niệm CLTT ............................................................................................18
2.2. Khái niệm CLTT BCTC .................................................................................19
2.3. Các cơ sở lý thuyết .........................................................................................22
2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .......................................................22
2.3.2. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Processing Theory) ....................23
2.3.3. Lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality ManagementTQM) .................................................................................................................24
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTBCTC của NHTM ...................................25
2.4.1. Quản trị ngân hàng ...................................................................................25
2.4.2. Kiểm soát nội bộ ......................................................................................26
2.4.3. Chất lượng phần mềm kế toán .................................................................28
2.4.4. Đào tạo nhân viên ....................................................................................29
2.4.5. Năng lực nhân viên kế toán .....................................................................30
2.4.6. Áp lực từ thuế ..........................................................................................32
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................34
2.6. Đặc điểm của ngành ngân hàng ......................................................................34
Kết luận chương 2..................................................................................................36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................37

3.1. Qui trình nghiên cứu .......................................................................................37
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................38
3.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................38
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định tính ..................................................................39
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................39


3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................40
3.3.1. Thiết kế thang đo .....................................................................................40
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu............................................................................45
3.3.3. Mẫu khảo sát – Đối tượng khảo sát .........................................................45
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................45
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ...................................................................45
3.4.2. Kiểm định Cronbach ................................................................................46
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................46
3.4.3.1. Kiểm định KMO................................................................................46
3.4.3.2. Kiểm định Barlett ..............................................................................47
3.4.3.3. Kiểm định phương sai trích ...............................................................47
3.4.4. Phân tích hồi quy đa biến .........................................................................47
3.4.4.1. Kiểm định hệ số hồi quy ...................................................................47
3.4.4.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ..........................................47
3.4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến ..................................................................48
3.4.4.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................48
3.4.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ................................................48
3.4.4.6. Kiểm định phương sai phần dư không đổi ........................................48
Kết luận chương 3..................................................................................................49
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................50
4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................50
4.2. Kết quả thống kê về các biến ..........................................................................51
4.2.1. Biến CLTT BCTC....................................................................................51

4.2.2. Các biến độc lập .......................................................................................51


4.3. Kiểm định Cronbach .......................................................................................52
4.3.1. Biến độc lập .............................................................................................53
4.3.2. Biến phụ thuộc .........................................................................................56
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................57
4.4.1. Biến độc lập .............................................................................................57
4.4.2. Biến phụ thuộc .........................................................................................59
4.5. Kết quả phân tích hồi quy ...............................................................................60
4.5.1. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy .............................................................60
4.5.2. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ....................................60
4.5.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ............................................................61
4.5.4. Kết quả kiểm định tự tương quan ............................................................61
4.5.4. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư ..........................................62
4.5.6. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi ..................................63
4.5.7. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..........................................63
4.6. Bàn luận ..........................................................................................................64
Kết luận chương 4..................................................................................................65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................66
5.1. Kết luận ...........................................................................................................66
5.2. Các khuyến nghị .............................................................................................67
5.2.1. Khuyến nghị đối với Đào tạo nhân viên ..................................................67
5.2.2. Khuyến nghị đối với Quản trị ngân hàng.................................................68
5.2.3. Khuyến nghị đối với Chất lượng phần mềm kế toán ...............................69
5.2.4. Khuyến nghị đối với Năng lực nhân viên kế toán ...................................70
5.2.5. Khuyến nghị đối với Áp lực từ thuế ........................................................71


5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................72

5.3.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................72
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

ABBank

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính


BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BKS

Ban kiểm soát

CL

Chất lượng

CLTT

Chất lượng thông tin

CMKT

Chuẩn mực kế toán

DN

Doanh nghiệp

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

EAB


Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu

FASB

Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ

HD Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

HĐQT

Hội đồng quản trị

IASB

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KT

Kế toán


MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MSB

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

NHTM

Ngân hàng thương mại

NVKT

Nhân viên kế toán

OCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

PG Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex


PMKT

Phần mềm kế toán


QTDN

Quản trị doanh nghiệp

QTNH

Quản trị ngân hàng

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Seabank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

SGB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
TTKT


Thông tin kế toán

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín

VP Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới về đề tài CLTT BCTC .............8
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu Việt Nam về đề tài CLTT BCTC ....................12
Bảng 2.1. Thang đo Quản trị ngân hàng ...................................................................26
Bảng 2.2. Thang đo Kiểm soát nội bộ .......................................................................27
Bảng 2.3. Thang đo Chất lượng phần mềm kế toán ..................................................29

Bảng 2.4. Thang đo Đào tạo nhân viên .....................................................................30
Bảng 2.5. Thang đo nhân tố Năng lực nhân viên kế toán .........................................31
Bảng 2.6. Thang đo nhân tố Áp lực từ thuế ..............................................................33
Bảng 3.1. Thang đo biến phụ thuộc sử dụng trong nghiên cứu ................................41
Bảng 3.2. Thang đo các biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu ..............................43
Bảng 4.1. Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát .............................................50
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả CLTTBCTC tại các NHTM Việt Nam...............51
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTBCTC tại các
NHTM Việt Nam ......................................................................................................51
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Cronbach thang đo Quản trị ngân hàng .....................53
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Cronbach thang đo Kiểm soát nội bộ .........................53
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Cronbach của thang đo Chất lượng phần mềm kế toán
...................................................................................................................................54
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach của thang đo Đào tạo nhân viên ................54
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Cronbach của thang đo Năng lực nhân viên kế toán..55
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Cronbach của thang đo Áp lực từ thuế.......................55
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Cronbach của thang đo CLTT BCTC ......................56
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett của các biến độc lập ....57
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định trọng số nhân tố và tổng phương sai trích của các
biến độc lập ...............................................................................................................57
Bảng 4.13. Ma trận trọng số nhân tố của biến độc lập ..............................................58
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Barlett biến phụ thuộc ..............59


Bảng 4.15. Kết quả kiểm định trọng số nhân tố và tổng phương sai trích của biến
phụ thuộc ...................................................................................................................59
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy ............................................................60
Bảng 4.17. Bảng tóm tắt mô hình..............................................................................60
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định F................................................................................61
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi .................................63

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết............................................................64
Bảng 4.21. Xác định vị trí của các biến độc lập % ...................................................65


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................34
Hình 3.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu..................................................................37
Hình 4.1. Biểu đồ của phần dư chuẩn hóa ................................................................62


TÓM TẮT
Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mô
hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo
cáo tài chính có 6 nhân tố, bao gồm: Quản trị ngân hàng, Kiểm soát nội bộ, Chất
lượng phần mềm kế toán, Đào tạo nhân viên, Năng lực nhân viên kế toán, Áp lực từ
thuế. Nghiên cứu sử dụng mô hình nhân tố khám phá (EFA) với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng. Số liệu nghiên cứu được thu thập
thông qua việc khảo sát 230 mẫu với 42 biến quan sát. Kết quả đã chỉ ra rằng Đào
tạo nhân viên có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính,
các nhân tố tiếp theo bao gồm: Quản trị ngân hàng, Chất lượng phần mềm kế toán.
Hai nhân tố Năng lực nhân viên kế toán và Áp lực từ thuế ảnh hưởng thấp nhất tới
chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính.
Từ khóa: chất lượng thông tin, chất lượng báo cáo tài chính, ngân hàng thương
mại, Việt Nam.


ABSTRACT
The main objective of this research is to identify the factors that influence the
quality of financial reporting information for Vietnamese Commercial Banks. There

are six factors in the suggest model of the factors influencing on the quality of
financial reporting information, include: Bank Management, Internal Control,
Quality of Accounting Software, Staff Training, Accounting Staff Compentence,
Tax Pressure. The research use the Exploratory Factor Analysis (EFA) model with
the support of SPSS software to identify the influencing factors. The data of
research were collected through surveying 230 samples with 42 observed variables.
The result show that Staff Training has the greatest influence on the quality of
financial reporting quality information, the remaining factors include: Bank
Management, Quality of Accounting Software. Two factors, Accounting Staff
Capacity and Tax Pressure have limited influence on the quality of financial
reporting information.
Key words: information quality, financial reporting quality, Commercial
Banks, Viet Nam.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề chất lượng thông tin (CLTT) kế toán đã được đề cập cụ thể trong các
báo cáo của hai tổ chức nghề nghiệp kế toán lớn trên thế giới là FASB, IASB; và
trong các quy định của Nhà Nước (Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật Thương mại
Pháp...)(Phạm, 2016). Cụ thể, CLTT bao gồm các đặc tính thích hợp, đáng tin cậy
và có thể hiểu được cho người dùng (FASB,1993). CLTT là những thuộc tính làm
cho những thông tin hiển thị trên BCTC trở nên có ích cho người sử dụng được đưa
ra bao gồm: đáng tin cậy, thích hợp, có thể hiểu được, có khả năng so sánh (IASB,
2001). Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, CLTT BCTC bao gồm các thuộc tính:
trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh.
Báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp các số liệu từ kế toán nhằm phản ánh về
tình hình tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh,

các luồng tiền của một doanh nghiệp. BCTC ngày càng thể hiện được tầm quan
trọng khi cung cấp cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ, các tổ chức quản lý,
điều hành thị trường, ... các thông tin thiết yếu giúp cho những đối tượng này tùy
theo mục tiêu của mình mà có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Chính vì điều
này, CLTT BCTC là một chủ đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại
Việt Nam rất quan tâm. Việc nâng cao CLTT BCTC giúp người dùng BCTC đưa ra
các nhận xét đúng đắn trong việc thực hiện các quyết định.
Ngành ngân hàng khác với các ngành nghề kinh doanh khác, nguồn tài chính
được huy động từ người dân và thị trường tài chính. Ngoài ra, tại bất kì một quốc
gia nào thì mối quan hệ giữa ngành ngân hàng với chính phủ rất chặt chẽ. Tại Việt
Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) là những nhà tài trợ vốn lớn, đồng thời là
công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện mục tiêu kinh tế, chính sách tiền tệ. Tuy
nhiên, hiệu quả kinh doanh của các NHTM chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng
của nó. Ngân hàng nhà nước buộc phải mua lại và sáp nhập các ngân hàng có tình
hình hoạt động yếu kém khi để tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng cao, hiệu quả sử dụng đồng


2

vốn thấp. Các ngân hàng thường ghi giảm chi phí cho các khoản nợ xấu và các
khoản doanh thu, thu nhập được điều chỉnh tăng là các điều chỉnh về kế toán thường
thấy nhất. Các thủ thuật như vốn hóa chi phí, ghi nhận thấp những khoản mục dự
phòng như là dự phòng nợ xấu, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính,....thường được
các ngân hàng sử dụng để làm giảm chi phí.
Do đó, việc nâng cao CLTT BCTC của các NHTM có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Trước tiên, nâng cao CLTT BCTC sẽ giúp tạo nên một phân tích sâu sắc và
cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh thực tế của các NHTM, từ đó cung cấp
cơ sở vững chắc giúp các nhà điều hành ngân hàng có các quyết định đúng đắn;
nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng; làm cho các nhà đầu tư và khách hàng
có niềm tin vào các BCTC của NHTM, và dễ dàng tiếp cận được thông tin trên

BCTC. Những điều này sẽ khiến giá trị cũng như năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng ngày càng gia tăng từ đó giúp hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng cao,
doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vững chắc.
Trên cơ sở đó, chủ đề nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM” được tác giả lựa chọn cho luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Các mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT
BCTC của các NHTM ở Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể là:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các NHTM tại Việt
Nam.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT BCTC của các
NHTM tại Việt Nam.
+ Đề xuất những khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao CLTT BCTC của các
NHTM Việt Nam.


3

3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ việc đề ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận văn có ba câu hỏi tương
ứng:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM Việt Nam ?
- Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến CLTT BCTC của các NHTM Việt Nam
như thế nào?
- Cần đưa ra những khuyến nghị nào để nâng cao CLTT BCTC của các
NHTM Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM
tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: thực hiện luận văn từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2019, thời
gian thực hiện khảo sát từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.
+ Không gian: các NHTM tại Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được tác giả sử dụng cho đề tài của mình
bao gồm cả định tính và định lượng. Việc thực hiện nghiên cứu hỗn hợp này nhằm
thực hiện những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và tìm ra đáp án cho ba câu hỏi
nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành tham khảo ý kiến
chuyên gia từ đó đưa ra các nhân tố chính thức và hoàn thiện thang đo cho các nhân
tố đó và thang đo CLTT BCTC.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả thực hiện khảo sát thực tế bằng
việc phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi qua email. Sau khi thực hiện xong việc thu
thập dữ liệu, bằng cách sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) có sự
hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành các phân tích cần thiết nhằm nhận ra
các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM Việt Nam ở mức độ nào.


4

6. Những đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và tham
khảo những đề tài liên quan nhằm xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến
CLTTBCTC và đưa vào mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh thực tế của các
NHTM tại Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đưa ra kết quả giúp cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố được đưa vào trong mô hình nghiên cứu

đến CLTTBCTC của các NHTM Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị cho các
ngân hàng và các bên liên quan nhằm cải thiện và nâng cao CLTTBCTC của các
NHTM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo thì nội dung chính
của luận văn bao gồm 5 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Geert Braam & Ferdy van Beest (2013) thực hiện đo lường
CLTT BCTC trong các DNNY tại Hoa Kỳ (theo GAAP), Anh (theo IFRS), dữ liệu
nghiên cứu là các BCTC 10-K. Đo lường CLTT BCTC theo các tiêu chuẩn về CL
của FASB & IASB 2010, đã thiết lập các thang đo đo lường CLTTBCTC cho các
thuộc tính CL gồm: trung thực, thích hợp, có thể hiểu được, có khả năng so sánh,
kịp thời. Nghiên cứu đã cho thấy kết quả rằng CLTT BCTC trong các DN Hoa Kỳ
với điểm số 2,94 và các DN Anh là 3,18. Tuy nhiên các tác giả chỉ thực hiện việc
xây dựng thang đo và đo lường CLTTBCTC mà chưa tìm hiểu về các nhân tố có
ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các DNNY.
Jouini Fathi (2013) tiến hành xem xét các yếu tố tác động đến CLTT BCTC
với mẫu là các DNNY ở Pháp. Các nhóm nhân tố được Fathi sử dụng trong nghiên
cứu gồm: Các đặc điểm của doanh nghiệp, Đặc điểm HĐQT, Chất lượng kiểm toán,
cấu trúc sở hữu của các DNNY ở Pháp. Mẫu nghiên cứu là 101 DNNY ở Pháp thời

gian từ năm 2004 đến năm 2008. CLTT BCTC được đánh giá theo 78 mục chỉ số
công bố và được đánh giá qua các khoản dồn tích. Sau khi thực hiện phân tích cần
thiết chạy kết quả, các tác giả kết luận rằng: Kích cỡ của HĐQT, sự tham gia của
các thành viên vào các cuộc họp của HĐQT, sự hiện diện của công ty kiểm toán
thuộc Big 4, tình trạng niêm yết thì tác động thuận chiều đến CLTTBCTC của
DNNY tại Pháp. Tuy nhiên đề tài này chỉ hạn chế trong phạm vi các DN được niêm
yết, cùng với đó thì biến phụ thuộc CLTT BCTC cũng được ước tính bằng chỉ số
công bố nên việc đánh giá chỉ số chỉ dựa trên ý kiến chủ quan của nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu của Nesrine Klai & Abdelwahed Omri (2011) đã kiểm tra sự tác
động của các yếu tố thuộc cơ chế quản trị đối với CL BCTC cho 22 công ty phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Tunisia trong giai đoạn 1997-2007.
Nghiên cứu đo lường CLTT BCTC theo hai mô hình: (i) Mc Nichols (2002) – coi
độ lệch chuẩn của phần dư hoặc phần dư từ mô hình tính toán các khoản dồn tích là
thước đo CL BCTC, (ii) Ball & Brown (1968) và Collins & Kothari (1989) – mô


6

hình ước tính mức lợi nhuận hàng năm từ chứng khoán, nếu phần dư từ mô hình có
độ lệch chuẩn cao thì CL BCTC kém. Và đi đến kết luận rằng các cơ chế quản trị
thể hiện chủ yếu quyền lực của cổ đông nước ngoài, gia đình, cổ đông lớn làm cho
thông tin trên BCTC có CL kém, sự hiện diện của họ làm tăng việc quản trị lợi
nhuận do theo đuổi các lợi ích cho riêng mình. Ngược lại, sự kiểm soát của Nhà
nước và các tổ chức tài chính là ảnh hưởng tích cực đối với CLTT BCTC, vì họ
đảm bảo việc kiểm soát quản lý và yêu cầu công bố thông tin. Quy mô DN và cơ
hội tăng trưởng có liên quan đến CL BCTC kém, trong khi đó tỷ lệ nợ cải thiện
CLTT BCTC.
Nghiên cứu của Ivana Mamis Sacer & Ana Oluic (2013) xem xét sự tác động
của công nghệ thông tin đến CL hệ thống TTKT, phân tích các đặc điểm cơ bản của
chất lượng hệ thống TTKT, thảo luận về mô hình đo lường CL TTKT. Tác giả đã

thực hiện các cuộc khảo sát đối với nhân viên kế toán (NVKT) về độ tuổi trung bình
của thiết bị và phần mềm máy tính, sự hỗ trợ về công nghệ thông tin, mức độ tác
động của công nghệ thông tin đối với kế toán, sự hài lòng đối với hệ thống TTKT
vào các năm 2001, 2008, 2012. Đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm về các nhân
tố: nhận thức của quản lý về tầm quan trọng của hệ thống TTKT, đào tạo và huấn
luyện, bản chất của hệ thống TTKT, kiểm toán hệ thống thông tin. Trong đó, thang
đo bản chất hệ thống TTKT được đo lường từ các yếu tố: rất dễ sử dụng, ổn định,
có thể nâng cấp và được tích hợp với các hoạt động kinh doanh khác. Thêm vào đó,
nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát về CLTT theo các đặc tính thích hợp, có thể
hiểu được, kịp thời, bảo mật, đầy đủ, tin cậy. Qua đó, kết luận rằng: công nghệ
thông tin tác động đến cách hệ thống TTKT vận hành, đóng góp cho việc chuẩn bị,
xử lý, trình bày và cung cấp TTKT. Các công ty cần phải có sự giáo dục phù hợp
cho nhân viên và thực hiện kiểm toán liên tục để đảm bảo CL TTKT.
Nghiên cứu của Milly Jepchumba Tarus và cộng sự (2015) đã xem xét hai yếu
tố năng lực nhân viên, kế toán trên máy tính ảnh hưởng đến tính chính xác của
BCTC tại 25 NHTM ở thành phố Nakuru, Kenya. Tính chính xác được đánh giá
theo các thang đo: có các giải thích về các giả định và ước tính trong BCTC, ngân


7

hàng sử dụng các thông tin phi tài chính thích hợp và chính xác để bổ sung cho
thông tin tài chính, tính chính xác của quy trình BCTC được tăng cường thông qua
cơ chế kiểm toán nội bộ, có các chỉ dẫn cụ thể về tính chính xác của BCTC. Các
nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến tính chính xác của BCTC, đó là: kiến thức
của người sử dụng phần mềm máy tính là ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là, mức độ
đào tạo, sự chuyên nghiệp của nhân viên và đào tạo nội bộ của ngân hàng.
Nghiên cứu của Rasha Mahboub (2017) nhằm điều tra các nhân tố tác động
đến CL BCTC của các ngân hàng tại Lebanese. Các chỉ tiêu đo lường CL BCTC
được đánh giá theo tính thích hợp (10 mục), trình bày trung thực (8 mục), có thể

hiểu được (8 mục), có thể so sánh được (7 mục), kịp thời (1 mục). Kết quả từ mô
hình hồi quy đa biến đã chỉ ra mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa đòn bẩy, cấu
trúc sở hữu, quy mô HĐQT với CL BCTC. Nhân tố quy mô ngân hàng, lợi nhuận
và sự độc lập HĐQT thì không có ý nghĩa.
Olumide A. Olowokure và cộng sự (2016) thực hiện xác định sự ảnh hưởng
của các nhân tố thuộc đặc điểm của ngân hàng đến CLTT BCTC của NHTM tại
Nigeria. CLTT BCTC của nghiên cứu đã được xác định theo CL lợi nhuận thông
qua các khoản dự phòng rủi ro tín dụng bất thường, để cho có sự phù hợp với đặc
điểm của ngành ngân hàng. Nghiên cứu đã không tìm thấy chứng cứ nào về mối
quan hệ giữa độ tuổi, quy mô, đòn bẩy tài chính với CLTT BCTC.
Cùng về chủ đề CLTT BCTC của các NHTM tại Nigeria, đề tài của Adebiyi &
Olowookere (2016) đã áp dụng thuần túy cách xác định các khoản dồn tích bất
thường theo Dechow và cộng sự (1995) mà chưa có sự sửa đổi cho phù hợp với
ngành ngân hàng. Các tác giả đã kết luận rằng sự sở hữu của nhà đầu tư tổ chức và
nước ngoài có tác động tiêu cực đến CLTT BCTC, còn sở hữu nhà quản lý giúp cải
thiện CL BCTC vì giảm mức độ quản trị lợi nhuận.


8

Bảng 1.1. Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới về đề tài CLTT BCTC
Tên đề tài và tác giả

Cách

đo

lường Các nhân tố ảnh hưởng

CLTT BCTC

1. “Conceptually-Based

- Theo các đặc tính

Chưa đưa ra các nhân tố

Financial Reporting Quality

CL BCTC được

ảnh hưởng.

Assessment. An Empirical

công bố bởi IASB

Analysis on Quality

và FASB

Differences Between UK
Annual Reports and US 10-K
Reports” (Geert Braam &
Ferdy van Beest, 2013).
2. “The Determinants of the

- Đo lường theo chỉ Các đặc điểm của DN, Đặc

Quality of Financial


số công bố thông tin điểm HĐQT, Chất lượng

Information Disclosed by

gồm 78 mục, các kiểm toán, cấu trúc sở hữu

French Listed Companies”

khoản dồn tích.

(Jouni Fathi, 2013)
3. “Corporate Governance and - Đo lường CLTT - Sự kiểm soát của cổ đông
Financial Reporting Quality: BCTC thông qua các nước ngoài, các cổ đông
The Case of Tunisian Firms” khoản dồn tích và lớn, gia đình, các tổ chức
(Nesrine Klai & Abdelwahed theo giá trị chứng tài chính và Nhà nước.
Omri, 2011)

khoán.

- Các biến điều tiết quy mô
DN, tỷ lệ nợ và cơ hội tăng
trưởng

4. “Information Technology

- Các đặc tính CL Nhận thức của quản lý về

and Accounting Information

của BCTC.


tầm quan trọng của hệ

System’s Quality in Croatian

thống TTKT, huấn luyện

Middle and Large Companies”

và đào tạo, bản chất của hệ

(Ivana Mamis Saser & Ana

thống TTKT, kiểm toán hệ

Oluis, 2013)

thống thông tin.


9

5. “Determinants of Accurate

- Chỉ đo lường tính

- Năng lực nhân viên

Financial Statements


chính xác của

- Hệ thống kế toán trên

Reporting In Listed Banks in

BCTC.

máy tính.

Kenya; A Survey of
Commercial Banks In Nakura
Town” (Milly Jepchumba
Tarus và cộng sự , 2015)
6.

“Main

Determinants

of - Theo các đặc điểm - Đòn bẩy, quy mô ngân

Financial Reporting Quality in CL của BCTC.

hàng và lợi nhuận, sự độc

the Lebanese Banking Sector”

lập HĐQT, cấu trúc sở hữu


(Rasha Mahboub, 2017)

và quy mô HĐQT

“Firm

7.

Structural - Đo lường CL lợi Độ tuổi, quy mô, đòn bẩy

Characteristics and Financial nhuận

bằng

các

Reporting Quality of Listed khoản dự phòng rủi
Deposit

Money

Banks

in ro

tín

dụng

bất


Nigeria” ( Olowokure và cộng thường.
sự (2016)
8. “Ownership Structure And - Đo lường từ các - Sở hữu nước ngoài, tổ
The

Quality

Reporting:
Nigerian
Banks”

Of

Financial khoản dồn tích.

Evidence
Deposit
(Adebiyi

chức, nhà quản lý.

From
Money
&

Olowookere (2016)
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
1.2. Tổng quan các nghiên cứu Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ của Cao Thị Lệ Thư (2014) đã kế thừa theo nghiên cứu của

Jouini Fathi (2013) bảng thuyết minh gồm 78 khoản mục, đã đánh giá CLTTKT
trên BCTC bằng chỉ tiêu công bố thông tin không trọng số. Dữ liệu của luận văn
gồm 119 BCTC năm 2013 đã kiểm toán của các DN thuộc các nhóm ngành xây


10

dựng, công nghệ chế biến và chế tạo. Trong đó, mô hình hồi quy gồm có biến phụ
thuộc CLTTKT và 11 biến độc lập. Luận văn đã nêu ra kết luận rằng: CLTTKT trên
BCTC của các DNNY đồng biến với quy mô DN và tỷ lệ thành viên không điều
hành của HĐQT; CLTTKT nghịch biến với tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi Nhà nước. Hạn
chế của nghiên cứu là do việc đánh giá chỉ số dựa trên ý kiến chủ quan của nhà
nghiên cứu nên việc đánh giá trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Các
khoản mục công bố còn nhiều hạn chế khi nêu rõ hết các nội dung cần đánh giá.
Luận văn thạc sĩ của Phan Minh Nguyệt (2014) đã trình bày các đặc tính CL
TTKT theo các quan điểm và theo IASB để làm cơ sở nghiên cứu gồm: thích hợp,
có thể so sánh, có thể hiểu được, đáng tin cậy, chi phí và lợi ích khi lập BCTC. Đề
tài đã xem xét đến sự tác động của 7 nhân tố tới CL TTKT. Luận văn thu thập dữ
liệu thông qua phiếu khảo sát 200 đối tượng làm việc ở nhiều ngành nghề. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ rằng 5 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến CLTTKT trên BCTC
là: rủi ro kiểm toán, nhà quản trị DN, việc lập và trình bày BCTC, thuế, lợi ích và
chi phí. Tuy nhiên việc thu thập số liệu của đề tài với đối tượng khảo sát gồm nhiều
thành phần khác nhau, trong đó một số không có hiểu biết về kế toán nên khó có
được kết quả chính xác, hợp lý. Ngoài ra, đề tài thực hiện nghiên cứu với mẫu khảo
sát chỉ vừa đủ để đáp ứng điều kiện về cỡ mẫu tối thiểu nên để phát triển và vận
dụng mô hình này vào thực tế được thì cần phải khảo sát một số lượng mẫu lớn.
Ngoài ra, đề tài này chưa phân tích BCTC theo từng ngành nghề kinh doanh (như
địa ốc, sản xuất chế biến, dịch vụ, ngân hàng…) để thấy được ngành nghề của
doanh nghiệp cũng là một nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày
trên BCTC của các công ty niêm yết.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Nguyên (2016) xem xét về sự ảnh hưởng
các nhân tố thuộc QTCT đến CLTT BCTC của 195 DNNY ở Việt Nam. Để đánh
giá CLTT BCTC, đề tài sử dụng các thuộc tính đo lường CLTT BCTC của FASB &
IASB 2010. Nghiên cứu chỉ ra kết quả CLTT BCTC của các DN đạt từ loại khá trở
xuống. Các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến CLTT BCTC là: Tỷ lệ thành viên
HĐQT độc lập, sự hiện diện thành viên HĐQT có kiến thức và kinh nghiệm về kế


×