Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án 10-NC tiết 23-34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.76 KB, 9 trang )

Trường THPT Đăk Hà Giáo án Ngữ văn 10 - Nâng cao
Tuần: 6 Tiết PPCT: 23 Ngày dạy: 14 / 10 / 2007 Tiết: 3 Lớp: 10C
1
Tên bài dạy: Bài đọc thêm bắt buộc:
CHỬ ĐỒNG TỬ
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Hiểu được khát vọng hôn nhân, ước mơ đổi đời và quan niệm đạo đức – thẩm mĩ của
nhân dân thể hiện trong truyện cổ tích.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích.
3. Giáo dục: Hiểu và trân trọng quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của người dân lao động xưa.
B. Trọng tâm bài học: Khát vọng hôn nhân, ước mơ đổi đời và quan niệm đạo đức – thẩm mĩ của
nhân dân.
C. Chuẩn bị bài dạy:
− Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.85), SGV (tr.102).
Tài liệu TK: Bùi Mạnh Nhị (cb). VHDG - những công trình nghiên cứu. Sđd, tr. 208.
− Đồ dùng: : Bảng phụ trực quan ghi câu hỏi trắc nghiệm cũng cố bài học.
D. Cách thức tiến hành:
− Phương pháp trọng tâm: gợi mở, nêu vấn đề.
− Phương pháp bổ trợ: giảng bình
E. Tiến trình lên lớp:
` 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
− Câu hỏi kt: Phân tích con đường đấu tranh đến với hạnh phúc của cô Tấm.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- GV giảng phần này.
- HS đọc văn bản và tóm tắt lại cốt truyện.
* Tìm hiểu văn bản.
- Tìm hiểu phẩm chất Chử Đồng Tử và công
chúa Tiên Dung (chú ý những nét cơ bản


nhất trước khi họ gặp nhau).
- Tìm hiểu cuộc hôn nhân giữa Chử Đồng
Tử và công chúa Tiên Dung.
HS cần trả lời những câu hỏi sau:
+ Cuộc hôn nhân ấy có ý nghĩa như thế nào
đối với Chử Đồng Tử?
+ Cuộc hôn nhân ấy phản ánh ước mơ gì của
dân gian?
:) Về tình yêu
:) Về sự giàu có
I. Tìm hiểu chung
- Về thể loại, truyện Chử Đồng Tử vừa có yếu tố cổ tích,
vừa có yếu tố truyền thuyết.
- Văn bản Chử Đồng Tử đang tìm hiểu thiên về phương
diện loại truyện cổ tích thần kì, kiểu nhân vật mồ côi
(Xem TTĐH bài Tấm Cám).
- Tóm tắt cốt truyện.......
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Phẩm chất Chử Đồng Tử và Tiên Dung
- CĐT là người con chí hiếu.
- Tiên Dung tuy xuất thân lá ngọc cành vàng nhưng biết
trọng tình người, biết thông cảm với nỗi bất hạnh của
người khác.
(Chứng minh)
2. Cuộc hôn nhân giữa CĐT và TD
- Phản ánh ước mơ về tình yêu tự do, phóng khoáng của
nam nữ thanh niên, vượt qua rào cản của gia đình và xã
hội.
- Với CĐT, TD là một tặng vật trời ban cho chàng →
cuộc hôn nhân mang ý nghĩa triết lí ở hiền gặp lành của

dân gian.
- Sau khi kết hôn, CĐT – TD lập nghiệp, làm ăn thịnh
vượng nơi bến sông, phản ánh ước mơ giàu có của nhân
dân.
- Vợ chồng CĐT – TD được ban tặng vật bỗng chốc
Nguyễn Bách Sa 34
Trường THPT Đăk Hà Giáo án Ngữ văn 10 - Nâng cao
:) Về sự sung túc
:) Về sự chinh phục thiên nhiên
+ Nhận xét về ước mơ của dân gian được thể
hiện trong truyện.
- GV giảng lại văn bản.
giàu sang phản ánh ước mơ lao động nhẹ nhàng và hiệu
quả hơn, cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn → ước mơ
mang tinh thần lạc quan, khát vọng tự do của người lao
động.
- Chi tiết nón và gậy thần một đêm biến đầm lầy thành
cung điện thể hiện ước mơ chinh phục, khai phá đất
hoang của cha ông ta xưa. Đó là tinh thần lạc quan về
khả năng cải tạo tự nhiên, vể năng suất lao động kì diệu
của con người.
 Những ước mơ trên vừa bình dị, vừa lãng mạn; vừ
thiết thực, vừa phóng khoáng, thể hiện lòng yêu đời và
tinh thần nhân văn sâu sắc của nhân dân lao động.
4. Củng cố: + Truyện phản ánh ước mơ bình dị của nhân dân.
5. Nhận xét tiết học: + ....................................................................................................................
+ Xếp lọai (A, B, C, D):...............
6. Dặn dò: + Học bài cũ: Nắm vững cốt truyện và ý nghĩa nhân sinh của truyện CĐT.
+ Soạn bài mới: Tóm tắt văn bản tự sự... theo hệ thống các bài luyện tập trong
SGK trang 88.

7. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Nguyễn Bách Sa 35
Trường THPT Đăk Hà Giáo án Ngữ văn 10 - Nâng cao
Tuần: 6 Tiết PPCT: 24 Ngày dạy: 14 / 10 / 2007 Tiết: 4 Lớp: 10C
1
Tên bài dạy: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
(Theo chuyện của nhân vật chính)
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu và cách thức tóm tắt chuyện của nhân vật chính (NVC) trong văn
bản tự sự (VBTS).
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tóm tắt VBTS theo chuyện của NVC.
3. Giáo dục: Nhận thức sâu sắc về bài học và vận dụng kiến thức này vào làm văn.
B. Trọng tâm bài học: Yêu cầu và cách thức tóm tắt VBTS theo chuyện của NVC.
C. Chuẩn bị bài dạy:
− Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.88), SGV (tr.104).
− Đồ dùng: : Bảng phụ trực quan ghi câu hỏi trắc nghiệm cũng cố bài học.
D. Cách thức tiến hành:
− Phương pháp trọng tâm: Thảo luận, luyện tập.
− Phương pháp bổ trợ: Đàm thoại.
E. Tiến trình lên lớp:
` 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số.
2. Kiểm tra vở soạn bài của học sinh
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV gọi một học sinh đọc hai văn bản trong

Sgk. Tổ chức cho HS suy nghĩ trả lời các câu
hỏi nêu trong bài học.
- Yêu cầu HS:
+ Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các văn
bản vừa đọc.
+ Rút ra bài học về tóm tắt văn bản tự sự
theo chuyện của nhân vật chính.
(về mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt).
* Tổ chức cho HS thảo luận làm các bài tập
- Nhóm 1, 2: Thực hiện bài tập 1 và 2 trong
Sgk.
+ Đọc đề bài
+ Lưu ý tập trung thảo luận các ý bên
+ Viết văn bản tóm tắt
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt chuyện của
NVC trong VBTS
1. Đọc hai văn bản trong SGK
- Giống nhau:
+ cùng nằm trong văn bản Truyện An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thuỷ (1).
+ cả hai đều ngắn gọn, đều tóm tắt về NVC và cùng nêu
được các sự việc cơ bản đã xảy ra đối với mỗi nhân vật.
- Khác nhau: mỗi đoạn tập trung vào sự việc, sự kiện,
xung đột,... nhằm làm nổi bật nhân vật.
2. Bài học
- Tóm tắt chuyện của NVC là viết hoặc kể lại một cách
ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó.
- Mục đích của việc tóm tắt nhân vật chính là để nắm bắt
được tính cánh và số phận của nhân vật ấy.
- Muốn tóm tắt chuyện của NVC cần đọc kĩ văn bản,

xác định NVC và các sự kiện có liên quan đến nhân vật,
sau đó dùng lời văn của mình viết thành văn bản tóm tắt.
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Cần xác định:
+ Trong văn bản (1), Trọng Thuỷ là một NVC.
+ Trọng Thuỷ từ đâu đến, có quan hệ với ai, đã làm
những việc gì và kết cục như thế nào?
- Từ việc xác định trên, thực hành viết văn bản tóm tắt.
Bài tập 2
- Lưu ý:
+ Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về có hai NVC là Uy-lít-xơ và
Nguyễn Bách Sa 36
Trường THPT Đăk Hà Giáo án Ngữ văn 10 - Nâng cao
- Nhóm 3: So sánh cách tóm văn bản tắt cốt
truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu
- Trọng Thuỷ với văn bản tóm tắt nhân vật
An Dương Vương.
- Nhóm 4: So sánh cách tóm văn bản tắt cốt
truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu
- Trọng Thuỷ với văn bản tóm tắt nhân vật
Mị Châu.
- GV chốt lại nội dung bài học
Pê-nê-lốp.
+ Có thể tóm tắt một trong hai nhân vật đó.
- Xác định nội dung tóm tắt
+ Tập trung các sự việc, sự kiện có liên quan đến hai
nhân vật (có thể bắt đầu từ lúc Uy-lít-xơ trở về với gia
đình)
+ Lựa chọn chi tiết để viết văn bản tóm tắt phù hợp với

từng nhân vật.
4. Củng cố: + Chốt lại trọng tâm bài học
+ Phiếu học tập: Văn bản tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thuỷ .
An Dương Vương (ADV) nối tiếp sự nghiệp vua Hùng, dời đô về Kẻ Chủ. Vua xây thành nhưng
xây lại đổ. Sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây xong. Rùa vàng còn tặng cho nhà vua cái móng để làm lẫy nỏ
chống giặc. Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, ADV giữ được nước.
Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, ADV vô tình gả con gái. Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật
nỏ thần. Đà cử binh sang đánh Âu Lạc. ADV thua trận, cùng con gái chạy khỏi Loa Thành. Rùa Vàng kết
tội Mị Châu là giặc. Nhà vua chém chết con rồi đi xuống biển. Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Châu, nhảy
xuống giếng tự tử. Máu Mị Châu thành ngọc trai, đem rửa nước giếng đó thì sáng hơn.
5. Nhận xét tiết học: + ....................................................................................................................
+ Xếp lọai (A, B, C, D):...............
6. Dặn dò: + Học bài cũ:
+ Soạn bài mới:
7. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Nguyễn Bách Sa 37
Trường THPT Đăk Hà Giáo án Ngữ văn 10 - Nâng cao
Tuần: 7 Tiết PPCT: 25 Ngày dạy: 17 / 10 / 2007 Tiết: 1, 2 Lớp: 10C
1
Tên bài dạy: - NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
- TAM ĐẠI CON GÀ
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Hiểu nguyên nhân, đối tượng, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện; thấy được
nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tạo yếu tố bất ngờ, chi tiết gây cười.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu truyện cười dân gian.
3. Giáo dục: Có thái độ phê phán đúng đắn đối với những kẻ đáng cười trong cuộc sống.
B. Trọng tâm bài học: Nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tạo yếu tố bất ngờ, chi tiết
gây cười
C. Chuẩn bị bài dạy:
− Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.90), SGV (tr.108).
Tài liệu TK: Đinh Gia Khánh (cb). Văn học dân gian.Nxb GD.
− Đồ dùng: : Bảng phụ trực quan ghi câu hỏi trắc nghiệm cũng cố bài học.
D. Cách thức tiến hành:
− Phương pháp trọng tâm: Đối thoại, gợi mở
− Phương pháp bổ trợ: bình
E. Tiến trình lên lớp:
` 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
− Câu hỏi kt:
− Trả lời:
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS xem khái niệm ở SGK trang 17, GV
giúp nắm được cốt lõi khái niệm và ghi nhớ.
- HS đọc hai văn bản và nêu cảm nhận chung
về ý nghĩa phê phán của từng truyện.
* Tổ chức tìm hiểu văn bản
1. Văn bản Nhưng nó phải bằng hai mày
- Hỏi:
+ Bản chất của ông quan xử kiện hiện lên
trong bài như thế nào? Từ đó hãy cho biết
mâu thuẫn gây cười của truyện và ý nghĩa
phê phán của dân gian.
+ Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật gây

cười được các tác giả dân gian dùng trong
bài.
(Gợi ý: cách miêu tả hành động của nhân
vật, chơi chữ gì?_phải, ngôn ngữ ẩn sau
hành động, kết cấu ngắn gọn của truyện,...)
I. Tìm hiểu chung
1. Truyện cười dân gian là những truyện kể ngắn về
các hiện tượng buồn cười nhằm giải trí và phê phán
những cái đáng cười trong cuộc sống.
2. Đọc – hiểu văn bản
- Nhưng nó phải bằng hai mày chế giễu sự việc ở chốn
công đường trong XHPK suy tàn.
- Tam đại con gà châm biếm thói giấu dốt, sĩ diện hão
của anh học trò làm thầy đồ.
II. Phân tích
1. Văn bản Nhưng nó phải bằng hai mày
- Mâu thuẫn gây cười: Đối lập hình thức bên ngoài (xử
kiện giỏi) với thực chất bên trong (ăn đút lót) → Lẽ phải
không ở chốn công đường mà ở kẻ có nhiều tiền, nhiều
lễ vật đút lót.
- Thủ pháp gây cười:
+ Xây dựng những cử chỉ và hành động gây cười (cử chỉ
xoè tay của Cải và của thầy lí).
+ Dùng hình thức chơi chữ để gây cười - phải (vừa có
nghĩa là lẽ phải, cái đúng, vừa chỉ ý bắt buộc phải thế).
+ Kết hợp cùng lúc cử chỉ gây cười và lời nói gây cười.
Ngôn ngữ lời nói là công khai ai cũng nghe nhưng ngôn
ngữ cử chỉ thì chỉ có thầy lí và Cải mới biết → Hai ngôn
ngữ thống nhất để chỉ cái lí của sự phân xử.
Nguyễn Bách Sa 38

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×