Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Các nhân tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.8 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ KIM THÚY

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO
DỊCH HOSE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ KIM THÚY

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO
DỊCH HOSE
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã : 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô, tôi tên Bùi Thị Kim Thúy, học viên cao học khóa 26 –
Chuyên ngành Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời Báo cáo
tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch
HOSE” là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Thị Mỹ Hạnh. Các số liệu trong bài luận văn là do chính tác giải thu
thập, thống kê và xử lý một cách trung thực, trích dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả của
bài nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng
Học viên

Bùi Thị Kim Thúy

năm 2019


Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu

Danh muc hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài. ...................................................................................................... 1

1.

2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................................ 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................. 3
6. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4
7. Kết cấu của đề tài. ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN................................... 5
1.1.

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài. ................................................................... 5

1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước. ...................................................................... 7
1.3 .Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu. .............................. 9
1.3.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu. ........................................................................... 9
1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu. .......................................................................... 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 15
2.1. Tổng quan về tính kịp thời BCTC. ............................................................................. 15
2.1.1 Khái niệm về BCTC ............................................................................................ 15
2.1.2 Tính kịp thời BCTC. ............................................................................................ 15
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công bố thông tin tại các công ty niêm yết. .. 15
2.2. Lý thuyết nền có liên quan. ....................................................................................... 17

2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm. ............................................................................................. 17
2.2.2 Lý thuyết về cơ cấu vốn. ...................................................................................... 17
2.2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng. ........................................................................ 18
2.2.4 Lý thuyết các bên liên quan. ................................................................................ 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................. 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 22


3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 23
3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu. ........................................................................... 23
3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu. ................................................................................. 23
3.3.1.1. Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. ........................................... 23
3.3.1.2. Lợi nhuận kinh doanh................................................................................. 24
3.3.13. Loại công ty kiểm toán. ................................................................................ 25
3.3.1.4. Đòn bẩy tài chính. ....................................................................................... 25
3.3.2. Mô hình nghiên cứu. .......................................................................................... 25
3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................................... 27
3.4.1. Đối với biến phụ thuộc ........................................................................................... 27
3.4.2. Đối với biến độc lập ........................................................................................... 28
3.5. Mẫu nghiên cứu và và phương pháp thu thập số liệu................................................. 30
3.6. Quy trình phân tích dữ liệu ....................................................................................... 31
3.6.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 31
3.6.2. Phân tích tương quan ......................................................................................... 31
3.6.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................. 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 35
4.1. Thực trạng về vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn giao
dịch HOSE hiện nay. ....................................................................................................... 35
4.2. Thực trạng về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết

trên sàn giao dịch HOSE trong năm 2016-2017............................................................... 36
4.3. Phân tích thống kê mô tả. ......................................................................................... 38
4.3.1.Mô tả các biến trong mô hình ............................................................................. 38
4.3.2. Thống kê các biến trong mô hình ....................................................................... 39
4.4. Phân tích tương quan,phân tích hồi quy. ................................................................... 40
4.4.1. Phân tích tương quan. ....................................................................................... 40
4.4.2. Phân tích hồi quy. .............................................................................................. 41
4.5. Kiểm định các giả định của mô hình. ........................................................................ 42
4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến..................................................................... 42
4.5.2. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan
4.5.3. Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. .................................................. 44
4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu…………………………………………………………………45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................................. 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 48


5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị. ................................................................................................................. 48
5.2.1.Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. ............................................................. 49
5.2.2. Lợi nhuận kinh doanh ........................................................................................ 49
5.2.3. Loại công ty kiểm toán ....................................................................................... 50
5.2.4. Đòn bẩy tài chính.............................................................................................. 51
5.2.5. Các kiến nghị khác. ............................................................................................ 51
5.2.5.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý .......................................................... 51
5.2.5.2 Kiến nghị đối với nhà đầu tư ........................................................................ 52
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. .................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 54

Tài liệu tham khảo
Phụ lục 01: Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu

Phụ lục 02: Dữ liệu chạy mô hình
Phụ lục 03: Danh sách các công ty vi phạm công bố thông tin năm 2018


Danh mục các từ viết tắt.
BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh.

TTCK

Thị trường chứng khoán.

Danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài….......................10
Bảng 3.1: Mô tả và đo lường các biến độc lập trong mô hình..................................30
Bảng 4.1 . Danh sách vi phạm công bố thông tin trong năm 2018........................ ..35
Bảng 4.2. Thực trạng trung bình số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo
cáo kiểm toán giữa các ngành...................................................................................36
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu cụ thể của từng ngành..........................................................37
Bảng 4.4. Thống kê các biến định lượng..................................................................39

Bảng 4.5. Thống kê biến định tính CTKT................................................................40
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến...................................................41
Bảng 4.7. Bảng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM........................... .42
Bảng 4.8 Bảng hệ số phóng đại phương sai VIF......................................................43
Bảng 4.9. Bảng giá trị kiểm định phương sai sai số thay đổi....................................44
Bảng 4.10. Mô hình REM sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay
đổi…………………………………………………………………………………..44
Bảng 5.1. Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC của
các công ty có vốn nước ngoài niêm yết trên TTCK TP. Hồ Chí Min…………….48

Danh mục các hình vẽ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quát………………………………………....24
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu…………………………………………………….28


Phần tóm tắt
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE
Tóm tắt
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta
đã gia tăng đáng kề từ năm 1988 đến nay, tuy nhiên hiện nay trên thị trường chứng
khoán vẫn có tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm về chậm công
bố thông tin BCTC, do đó một công trình nghiên cứu định lượng nhằm xác định các
nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là
cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu các nhân tố tác động
đến BCTC đối với các công ty niêm yết nói chung mà chưa đề cập riêng đến các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nghiên cứu này nhằm xác định và đo lường các
nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm
yết trên sàn giao dịch HOSE, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao

tính kịp thời BCTC của các công ty này.
Phương pháp nghiên cứu : nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với
phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm tra chiều hướng, mức độ tác động cùa các nhân tố
đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích hồi qui cho thấy khi tỷ lệ quyền sở hửu của nhà
đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng cao, khi
lợi nhuận kinh doanh càng lớn thì tính kịp thời BCTC càng cao, ngược lại khi đòn bẩy
của doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng thấp, và loại công ty kiểm toán
cũng là một nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC.
Kết luận: nghiên cứu này góp phần xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân
tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm
yết trên sàn giao dịch HOSE, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần
nâng cao được tính kịp thời BCTC đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.


Từ khóa: tính kịp thời BCTC, độ trễ báo cáo kiềm toán , chất lượng BCTC.
Title:

Factors affecting the timeliness of financial statements of foreign-invested

companies listed on HOSE
Abstract
Reasons for writing: Foreign direct investment capital into our country has increased
significantly since 1988, however, there is still a situation of companies having Foreign
direct investment capital in the stock market violate the regulations on slowing down the
disclosure of financial statements, so a quantitative research project to determine the
factors affecting the timeliness of financial statements of foreign invested companies is
necessary.
Problem: Previous studies only studied the factors affecting financial statements for listed
companies in general but did not mention specifically to foreign-invested companies, so

this study in order to identify and measure the factors affecting the timeliness of financial
statements of foreign-invested companies listed on the HOSE, from there to make some
recommendations to contribute to improving timeliness financial statements of these
companies.
Research method: research using quantitative research method with multivariate regression
analysis to check the trend, the extent of impact of factors on the timeliness of financial
statements of foreign invested companies .
Research results: The results of regression analysis show that the higher the ownership
ratio of foreign investors in enterprises, the higher the timeliness of financial statements,
the greater the profitability of the business, the higher the financial statements, the higher
the company's leverage is, the lower the timeliness of the financial statements, and the type
of audit firm is also a factor affecting the timeliness of the financial statements.
Conclusions: this study contributes to identifying and measuring the impact of factors
affecting the timeliness of financial statements of foreign-invested companies listed on
HOSE, at the same time, I proposed some recommendations in order to contribute to
improving the timeliness of financial statements for foreign-invested companies.
Keywords: Timeliness of financial statements, latency reporting on accounting, financial
statement quality.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, sau
khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, bước ngoặt này đã được coi là thành
tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đến nay dòng vốn FDI hàng năm
vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài thuộc
Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1988 là

0,342 tỷ đô la,và tính đến ngày 20/12/2016 tổng số vốn đăng ký đạt hơn 293,25 tỷ
đô la, trong đó dẫn đầu là Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn đăng ký hơn
44,82 tỷ đô la, chiếm 15,3% tổng nguồn vốn đăng ký FDI của cả nước,tiếp theo là
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với 26,96 tỷ đô la, chiếm 9,2 % tổng nguồn vốn đăng ký trên
cả nước, xếp thứ ba là tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đăng ký là 26,86 tỷ đô la
chiếm 9,1% tổng nguồn vốn FDI đăng ký của cả nước.( Cục đầu tư nước ngoài,
2016), tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài không những được cơ quan nhà nước mà ngày càng được
các nhà đầu tư quan tâm.
BCTC cung cấp thông tin toàn diện nhất về kết quả kinh doanh, tình hình tài
chính, cũng như các luồng tiền của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm kể
cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ( Luật kế toán năm 2015, điều 29) , đặc biệt
là các nhà đầu tư thông qua BCTC do doanh nghiệp cung cấp sẽ có thể nhận định,
phân tích và quyết định chọn lựa đầu tư sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, các thông
tin này chỉ hữu ích khi nó được phản ánh đúng thực chất tình hình doanh nghiệp và
được cập nhật một cách kịp thời. Nó được cho rằng, khi thời gian thực hiện báo cáo
kiểm toán tăng thì tính hữu ích của các thông tin được công bố trong BCTN của
công ty sẽ giảm. Sự chậm trễ trong việc công bố các BCTC được kiểm toán không


2

những ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin mà có thể ảnh hưởng đến độ tin
cậy và sự thích hợp của các thông tin. Do đó, bên cạnh các yêu cầu về tính chính
xác, đầy đủ cũng như yêu cầu về độ trung thực thì kịp thời cũng là một đặc tính
quan trọng của thông tin kế toán và là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo
nên tính minh bạch của thông tin BCTC ( Luật kế toán 2015, điều15).
Thực tế, theo số liệu về danh sách các công ty niêm yết vi phạm về công bố thông
tin trên sàn giao dịch HOSE năm 2018 cho thấy các doanh nghiệp niêm yết có vốn
đầu tư nước ngoài hiện nay vi phạm về chậm công bố thông tin BCTC khá nhìu,

thậm chí có doanh nghiệp vi phạm nhiều lần trong năm, như đối với công ty cổ
phần xuất nhập khẩu An Giang, trong năm 2018 đã vi phạm về chậm công bố thông
tin BCTC chín lần.(http:www.hsx.vn - đính kèm phụ lục 03). Sự công bố chậm này
sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư.Chính vì thế, cần có các chính sách,
biện pháp nâng cao tính kịp thời BCTC. Để có cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị,
giải pháp thì cần thiết phải xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân
tố, qua đó xác định được nhân tố ảnh hưởng trọng tâm.
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện có khá nhiều nghiên cứu về tính kịp thời BCTC, tuy
nhiên các nghiên cứu về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài :“Các nhân
tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn
này.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến tính kịp
thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch
HOSE.
Trên cơ sở mục tiêu chung, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể của đề tài như
sau:


3

- Xác định các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
- Mức độ tác động của các nhân tố xác định được đến tính kịp thời BCTC các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE .
3. Câu hỏi nghiên cứu.
Từ các mục tiêu nêu trên, tác giả đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn

giao dịch HOSE bị tác động bởi các nhân tố nào?
- Mức độ tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
niêm yết trên sàn giao dịch HOSE của các nhân tố đó như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
4.2.Phạmvinghiêncứu.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tác giả chỉ nghiên cứu các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Số liệu tác giả chọn để khảo
sát được lấy từ BCTC và BCTN đã được kiểm toán. Thời gian nghiên cứu các số
liệu trong giai đoạn 2 năm từ năm 2016 đến năm 2017.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: luận văn thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng
12/2018.
5.Phươngphápnghiêncứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra,
luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: : bắt đầu từ lý thuyết nền về vấn đề
nghiên cứu và các nghiên cứu trước có liên quan, xây dựng các giả thuyết làm cơ
sở đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tính kịp thời BCTC các công


4

ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, sau đó tiến hành
kiểm tra các giả thuyết đã xây dựng thông qua các số liệu thu thập được. Nguồn tài
liệu là dữ liệu thứ cấp do tác giả thu thập dựa vào các BCTN, BCTC của các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết đã được công bố trên sàn giao dịch HOSE.
6.Nhữngđónggópmớicủaluậnvăn
Luận văn đã phân tích các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các

công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE thông qua
thông tin trình bày trên BCTN, BCTC .Từ đó đưa ra những kiến nghị gợi ý nhằm
cải thiện tính kịp thời BCTC. Tính kịp thời là một trong những yếu tố then chốt
tạo nên chất lượng của BCTC. BCTC có chất lượng sẽ giúp nhà đầu tư có cái
nhìn toàn diện về bức tranh tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để
đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kến nghị.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1.

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài.

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính kịp thời BCTC, theo trình tự
thời gian, tác giả lược khảo lại một số nghiên cứu như sau:
Đầu tiên là nghiên cứu của Rowland K. và cộng sự vào năm 1989 với nghiên cứu
“Timeliness of financial reporting, the firm size effect, and stock price reactions to
annual earnings announcements”. Theo nghiên cứu này, tính kịp thời BCTC là mối
quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin và các tác giả nhận định rằng tính
hữu ích của báo cáo có thể liên quan nghịch với sự chậm trễ báo cáo (công bố
BCTC chậm hơn nhưng đầy đủ thông tin hơn). Các công ty lớn thường công bố thu

nhập tương đối sớm, các công ty nhỏ hơn thường công bố thu nhập trễ hơn nên .
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp hồi quy đa biến để phân
tích mối quan hệ giữa tính kịp thời việc công bố thu nhập hàng năm với quy mô
doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu khẳng định rằng quy mô doanh nghiệp có tác
động cùng chiều với tính kịp thời BCTC.
Một nghiên cứu của Afify vào năm 2009 với tiêu đề “Determinants of audit
report lag does implementing corporate governance have any impact? Empirical
evidence from Egypt”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết ba mục đích
chính: thứ nhất, để xem xét về độ trễ báo cáo kiểm toán (ARL) và các yếu tố quyết
định của nó; thứ hai, để đo lường mức độ ARL ở một nước đang phát triển, cụ thể là
ở Ai Cập; và thứ ba, để kiểm tra thực nghiệm tác động của các đặc điểm quản trị
doanh nghiệp (CG) đối với ARL ở Ai Cập. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là
85 công ty niêm yết tại Ai Cập. Độ trễ của các báo cáo kiểm toán ở các công ty
được chọn khảo sát này dao động từ 19 ngày đến 115 ngày và trung bình đạt giá trị
60 ngày. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mức độ
tác động của các nhân tố như quy mô của hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên độc lập
của hội đồng quản trị, ngành công nghiệp, loại kiểm toán và lợi nhuận kinh doanh


6

đến độ trễ của báo cáo kiểm toán.Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy , kết quả
cho thấy sự tập trung quyền sở hữu, loại kiểm toán có ảnh hưởng không đáng kể
đến ARL. Ba biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp, ngành công nghiệp và lợi
nhuận kinh doanh ảnh hưởng đáng kể đến ARL.
Một nghiên cứu khác của Ash Turel được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm
2010 với tên đề tài “Timeliness of financial reporting in emerging capital market:
Evidence from Turkey”. Nghiên cứu này điều tra các nhân tố thuộc về công ty và
nhân tố thuộc về kiềm toán ảnh hường đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm
yết tại Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng cách: trước tiên, tác

giả xác định độ trễ của báo cáo và sau đó sử dụng hồi quy đa biến để phân tích mức
độ tác động của các yếu tố đến độ trễ của báo cáo. Mẫu của nghiên cứu là 211 công
ty niêm yết ở Thổ Nhĩ Kỳ ,chiếm khoảng 66% số lượng công ty niêm yết trên thị
trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố kiểm toán viên , loại ý kiến kiểm toán
,thu nhập và ngành công nghiệp có tác động đến tính kịp thời BCTC.
Kế đến, vào năm 2011, Wafa Al-Ghanem và Mohamed đã thực hiện một
nghiên cứu với tên “An Empirical Analysis of Audit Delays and Timeliness of
Corporate Financial Reporting in Kuwait”. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong việc ký báo cáo kiểm toán. Chậm trễ trong báo
cáo kiểm toán được tính bằng số ngày trôi qua từ cuối năm tài chính cho đến ngày
báo cáo kiểm toán được ký . Nghiên cứu này tập trung vào 149 và 177 công ty niêm
yết ở Kuwait trong năm 2006 và 2007. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy
thời gian kiểm toán trung bình là 57 ngày cho năm 2006, và 62 ngày cho năm 2007
và chỉ duy nhất có biến quy mô của công ty là biến có tương quan nghịch với độ trễ
kiểm toán cho cả hai năm 2006 và 2007. Biến thanh khoản và tỷ lệ nợ chỉ ảnh
hưởng đến độ trễ cho năm 2006, biến loại kiểm toán chỉ ảnh hưởng đến độ trễ cho
năm 2007.
Vào năm 2013, Mouna và J. Anis đã có nghiên cứu với tên gọi “Financial
Reporting Delay and Investors Behavior: Evidence from Tunisia”. Nghiên cứu này
nghiên mối quan hệ giữa độ trễ của BCTC với cấu trúc quyền sở hữu , quy mô công


7

ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh của các công ty niêm yết ở Tunisia
trong năm 2009.Cở mẫu nghiên cứu là 33 công ty, không bao gồm các công ty tài
chính. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu chứng tỏ độ trễ của
BCTC các công ty niêm yết tại Tunisian trung bình là 150 ngày, độ lệch chuẩn
24,51 ngày, tính kịp thời việc công bố thông tin BCTC cho công chúng bị tác dộng
bởi các nhân tố là cấu trúc quyền sở hữu và lợi nhuận.

Gần đây nhất là nghiên cứu của Aldaoud và Khaldoon Ahmad Mohammad vào năm
2015 với tiêu đề “The influence of corporate governance and ownership
concentration on the timeliness of financial reporting in Jordan”. Nghiên cứu này
nghiên cứu các cơ chế quản trị doanh nghiệp và các thuộc tính của công ty tác động
đến tính kịp thời các BCTC ở các công ty niêm yết tại Jordan như thế nào.Tính kịp
thời được đo bằng độ trễ báo cáo kiểm toán (ARL), độ trễ báo cáo quản lý (MRL)
và tổng độ trễ báo cáo (TRL). Cở mẫu của nghiên cứu là 114 công ty niêm yết ở
Amman từ năm 2009 đến năm 2012 . Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty trung
bình mất hơn ba tháng để phát hành BCTC của họ. Phân tích hồi quy được sử dụng
để kiểm tra chiều hướng tác động của các nhân tố. Kết quả cho thấy sự độc lập của
hội đồng quản trị, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên và
quyền sở hữu liên quan đáng kể với ARL. Quy mô hội đồng quản trị, sự hiện diện
của ủy ban kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên, quyền sở hữu có liên quan đến
MRL. Đối với mô hình TRL, kết quả cũng chỉ ra rằng tính độc lập, quy mô của hội
đồng quản trị có liên quan đến tổng độ trễ báo cáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho
thấy lợi nhuận của công ty, đòn bẩy và loại ngành có liên quan đến kịp thời của
BCTC.
1.2.Các nghiên cứu công bố ở trong nước.
Tính kịp thời BCTC cũng đã được một số tác giả trong nước quan tâm, tác giả
lược khảo một số nghiên cứu như sau:
Đầu tiên là nghiên cứu của tác giả Nguyễn An Nhiên (2013) với đề tài “Các nhân
tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt


8

Nam” luận văn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã cung
cấp thêm các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm ở Việt
Nam, đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện tính kịp thời BCTC ở các công ty này.
Mẫu nghiên cứu là 173 công ty niêm yết trong năm 2012,nghiên cứu sử dụng

phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kịp thời
BCTC các công ty niêm yết ở Việt Nam chịu tác động bởi các nhân tố như: loại
BCTC, loại ý kiến kiểm toán, tỷ số ROE.
Cũng trong năm 2013, tác giả Đặng Đình Tân đã có bài viết “Một số nhân tố ảnh
hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam” đăng trên Tạp
Chí công nghệ Ngân hàn. Nghiên cứu này thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu là
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC và đưa ra các giải pháp góp
phần cải thiện tính kịp thời BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Cở mẫu của
nghiên cứu là 120 công ty niêm yết trong năm 2010 và năm 2011, kết quả nghiên
cứu cho thấy tính kịp thời BCTC bị ảnh hưởng bởi loại BCTC ( riêng lẻ hay hợp
nhất); loại kiểm toán ( thuộc Big 4 hay không thuộc Big 4) không ảnh hưởng đến
tính kịp thời BCTC
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong năm 2015 là nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Phi Trinh với tên gọi “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về
quản trị công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” luận văn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu này trình bày những lý luận cơ bản và thực trạng về quản trị
công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh, xác định và đo lường các nhân tố thuộc quản trị
công ty tác động đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả của phân tích hồi quy đa biến
chứng tỏ các nhân tố: tính độc lập của hội đồng quản trị, trình độ kế toán của Ban
kiểm soát, loại BCTC, loại ý kiến kiểm toán có ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC.


9

Vào năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Xuân Vy cũng đã nghiên cứu về đề tài này
với tên “Mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời việc công bố
thông tin BCTC của các Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, luận văn trường

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn đã xác định và phân tích sự tác động
của những nhân tố như cấu trúc tài chính ,kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đến
tính kịp thời BCTC. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy số lượng công ty con,tính
phức tạp trong hoạt động, khả năng sinh lời và ý kiến của kiểm toán viên có ảnh
hưởng đến tính kip thời của BCTC .

1.3 .Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu.
1.3.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu.
Thông qua việc lược khảo một số nghiên cứu trước được thực hiện trong và ngoài
nước có liên quan đến luận văn, có thể nói rằng chủ đề về tính kịp thời BCTC là
một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Nhân tố tác động

STT

Nghiên cứu

Cách đo lường

Phương pháp

tính kịp thời

nghiên cứu

NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
1

Quy mô doanh nghiệp Timeliness of


Đo lường độ trễ Sử dụng phương

có tác động cùng chiều financial reporting,

theo hai cách: độ pháp hồi quy đa
trễ báo cáo theo biến để phân tích

với

tính

kịp

thời the firm size effect, and

BCTC,các công ty lớn stockprice reactions to

thời gian (CL) là

thường công bố BCTC

số ngày giữa cuối

annual

sớm hơn và ngược lại earnings announcements

năm tài chính và


công ty nhỏ thường Rowland K. và cộng sự (1989) ngày thông báo
công bố chậm hơn.

thu

nhập

hàng

năm. Độ trễ báo

mối quan hệ giữa
tính kịp thời việc
công bố thu nhập
hàng
quy

năm

với

mô doanh

cáo bất ngờ (UL) nghiệp.


10

là số giữa ngày
thông báo dự kiến

của năm hiện tại
(được xác định là
tháng



ngày

thông báo thực tế
của năm trước) và
ngày thông báo
thực tế
2

- Quy mô doanh
nghiệp
- Ngành công nghiệp
- Lợi nhuận kinh doanh

Determinants of audit report Độ trễ báo cáo Nghiên
lag

cứu sử

does

implementing kiểm toán ARL dụng
phương
corporate governance have được đo bằng pháp hồi quy đa
any

impact?Empirical khoảng cách giữa

biến để kiểm định

evidence from Egypt.

số ngày kết thúc

Afify (2009)

niên độ và ngày
hoàn

hành

báo

mức độ tác động
của các nhân tố

cáo kiểm toán
3

-Loại kiểm toán viên

Timeliness

of

financial Tính


kịp

thời Sử dụng hồi quy

-Loại ý kiến kiểm toán
-Thu nhập

reporting in emerging capital được đo bằng số đa biến để phân
market:
Evidence
from ngày từ ngày kết tích mức độ tác

-Ngành công nghiệp

Turkey.

thúc niên độ đến

Ash Turel (2010)

ngày ký báo cáo
kiểm toán

4

động của các yếu
tố đến độ trễ của
báo cáo


Nhân tố quy mô có tác An Empirical Analysis of Độ trễ kiểm toán Sử

dụng

phân

động cùng chiều với Audit Delays and Timeliness được tính từ ngày tích hồi quy đa
tính kịp thời của BCTC. of
Corporate
Financial kết thúc năm tài biến
Reporting in Kuwait.

chính đến ngày

Wafa

báo cáo kiểm toán

Al-Ghanem



Mohamd được ký.

Hegazy (2011)
5

- Cấu trúc quyền sở hữu

Financial Reporting Delay Tính


kịp

thời Sử

dụng

phân


11

- Lợi nhuận kinh doanh and

Behavior: được

Investors

Evidence from Tunisia.

bằng

đo

lường tích hồi quy đa

cách

Mouna và


lấy biến
logarit số ngày từ

J.Anis (2013)

ngày kết thúc năm
tài chính và ngày
BCTC được công
bố.

6

-Lợi nhuận

The influence of corporate Tính

kịp

-Đòn bẩy

governance and ownership được

đo

-Ngành

concentration

-Ý kiến kiểm toán


timeliness

on
of

bằng được sử dụng để
the cách sử dụng độ kiểm tra chiều

financial trễ báo cáo kiểm

-Quy mô hội đồng quản reporting in Jordan.
trị

thời Phân tích hồi quy

toán (ARL), độ

Aldaoud, Khaldoon Ahmad trễ báo cáo quản
Mohammad (2015)

hướng tác động
của các nhân tố.

lý (MRL) và độ
trễ báo cáo tổng
(TRL).

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1


- Loại BCTC,

Các nhân tố tác động đến tính Thời hạn công bố Nghiên cứu định

- Loại ý kiến kiểm toán

kịp thời BCTC các công ty báo cáo tài chính lượng, phân tích

- Tỷ số ROE.

niêm yết trên sàn chứng = ngày ký báo cáo hồi quy.
khoán Việt Nam.

kiểm toán- ngày

Nguyễn An Nhiên (2013)

kết thúc năm tài
chính2012
(31/12/2012)


12

2

Loại BCT là nhân tố tác Một số nhân tố ảnh hưởng Tính kịp thời

Nghiên cứu định


động đến tính kịp thời đến tính kịp thời BCTC của được hiểu như là lượng, phân tích
của BCTC

các công ty niêm yết tại Việt tính kịp thời của hồi quy
Nam.

hoạt động kiểm

Đặng ĐìnhTân (2013)

toán

độc

lập

BCTC, đo lường
bằng số ngày từ
ngày khóa sổ đến
ngày ký báo cáo
kiểm toán
3

- Sự độc lập của hội Nghiên cứu ảnh hưởng của Tính
đồng quản trị

thời Nghiên cứu định

các nhân tố thuộc về quản trị BCTC được đo lượng, phân tích


- Trình độ kế toán của công ty đến tính kịp thời ường

4

kịp
bằng

số hồi quy

ban kiểm soát

BCTC của các công ty niêm ngày từ ngay kết

- Loại BCTC

yết tại Sở Giao dịch Chứng thúc

- Loại ý kiến kiểm toán

khoán thành phố Hồ Chí chính đến ngày ký
Minh.

báo

Nguyễn Phi Trinh (2015)

toán.

năm
cóa


tài
kiểm

Mối quan hệ giữa đặc trưng Tính

kip

thời Nghiên cứu định

- Tính phức tạp trong của doanh nghiệp và tính kịp được

đo

bằng lượng, phân tích

- Số lượng công ty con
hoạt động

thời việc công bố thông tin khoách cách từ hồi quy

- Khả năng sinh lời

BCTC của các công ty niêm ngày kết thúc niên

- Ý kiến kiểm toán

yết trên TTCK Việt Nam.

độ đến thời điểm


Nguyễn Thị Xuân Vy (2016)

công bố BCTC.

(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, tác giả có một số nhận xét sau:
- Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các doanh
nghiệp niêm yết được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và chủ yếu là nghiên
cứu bằng phương pháp định lượng. Các nghiên cứu đã xác định và giải thích


13

được nhiều nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC, tuy nhiên có sự khác nhau về
kết quả nghiên cứu ở các nước. Sự khác nhau này có thể là do: sự khác nhau
trong việc lựa chọn nhân tố nào, sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế của các
nước ở những giai đoạn thời gian khác nhau. Và hầu hết đối tượng của các nghiên
cứu là các nhân tố tác động đến tính kịp thời các công ty niêm yết nói chung trên
TTCK, chưa đề cập riêng đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tại Việt Nam, cũng có một số tác giả nghiên cứu tính kịp thời BCTC của các công
ty niêm yết bị tác động bởi những nhân tố nào. Đa phần các nghiên cứu này đều sử
dụng phương pháp định lượng để nghiên và cũng chỉ nghiên cứu đối với ở các công
ty niêm yết nói chung chứ chưa đề cập đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
niêm yết trên trên sàn giao dịch HOSE.
1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu.
Căn cứ vào những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy rằng
tính kịp thời BCTC bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau, và sự tác động của
từng nhân tố là không giống nhau ở những môi trường khác nhau như đất nước,

nền kinh tế, chính trị, văn hóa, loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Việt Nam,
tác giả nhận thấy các nghiên cứu về tính kịp thời BCTC của công ty có vốn đầu tư
nước ngoài vẫn còn hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu tác động của các nhân tố đến
tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao
dịch HOSE là cần thiết nhằm bổ sung thêm về nhân tố tác động và mức độ tác động
của các nhân tố đó đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài, góp phần giúp cho các nhà đầu tư, các cơ quan hữu quan, các nhà quản lý
doanh nghiệp nghiệp v.v.v..có thêm tài liệu về tính kịp thời BCTC của công ty có
vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh chất lượng BCTC đang rất được quan tâm chú
ý như hiện nay.


14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung của chương này trình bày tổng quát một số nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xác
định vấn đề nghiên cứu cần thực hiện.. Qua việc lược khảo các nghiên cứu trước có
thể thấy tính kịp thời BCTC chịu sự tác động của nhiều nhân tố như: quy mô,
ngành, loại công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh, loại ý kiến
kiểm toán, loại BCTC,….Các nghiên cứu trước là căn cứ khoa học để tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu, cũng như kế thừa các cơ sở lý thuyết về tính kịp thời
BCTC để tiếp tục trình bày nghiên cứu của mình ở những chương tiếp theo của đề
tài.


15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về tính kịp thời BCTC.

2.1.1 Khái niệm về BCTC
Theo điều 3 của Luật kế toán năm 2015 (Luật số 88/2015/QH13 ban hành ngày
20/11/2015) thì “ BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được
trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”.
Theo điều 29 của Luật kế toán năm 2015 thì mục đích của BCTC là dùng để tổng
hợp trình bày các kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và thuyết minh về tình
hình tài chính kế toán của đơn vi.
Theo IASB (2010) thì mục đích của BCTC là đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng thông tin thông qua việc cung cấp các thông tin cần thiết như thông tin về kết
quả hoạt động kinh doanh, thông tin về tình hình tài chính, thông tin về các dòng
tiền…v.v, đồng thời BCTC cũng sẽ cho thấy các kết quả quản lý của ban giám đốc
khi sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nội dung trên BCTC sẽ bao gồm tất
cả các thông tin cần thiết của doanh nghiệp để cho người sử dụng thông tin đưa ra
các quyết định kinh tế , như các thông tin về tài sản, thông tin về nguồn vốn, thông
tin về tình hình vay nợ, các khoản nợ phải trả, thông tin về các kết quả hoạt động
kinh doanh.
Các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK phải công bố BCTN theo quy định.
Nguồn thông tin từ BCTN, BCTC, báo cáo của chủ tịch Hội đồng quản trị, báo cáo
kiểm toán,...của các doanh nghiệp là nguồn thông tin có vai trò quan trọng đối với
các đối tượng sử dụng thông tin này như các nhà phân tích tài chính, các nhà đầu tư,
các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nhân viên tín dụng ngân hàng, nhân
viên môi giới chứng khoán,…
2.1.2 Tính kịp thời BCTC.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” thì tính kịp thời
BCTC được hiểu là “các thông tin kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”.


16


Theo IASB (2010) thì tính kịp thời (Timeliness) có nghĩa là khi người sử dụng
thông tin cần ra quyết định thì thông tin sẵn có. Nói chung, thông tin cũ thì kém hữu
ích hơn. Nếu báo cáo chậm trễ thì thông tin sẽ mất đi tính thích hợp. Tuy nhiên, một
số thông tin có thể vẫn hữu ích sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng
cần các thông tin để xác định và góp phần dự đoán các xu hướng phát triển trong
tương lai.
Tính kịp thời thông tin cũng được quy định trong một số nội dung của Luật kế
toán năm 2015. Cụ thể:
+ Về yêu cầu kế toán thì yêu cầu kế toán phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định
thông tin, số liệu kế toán.( Khoản 2 Điều 5)
+ Về nguyên tắc kế toán thì đơn vị phải lập BCTC và gửi cho các cơ quan quản lý có
thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.( Khoản 2 Điều 6)
+ Về các trách nhiêm của đơn vị kế toán thì đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp
thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.( Khoản 2 Điều 15)
Mục đích chính của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, thành
quả kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng
thông tin BCTC. BCTC kịp thời không chỉ quan trọng đối với người sử dụng thông
tin BCTC mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trên thị trường.
Trong luận văn này, tính kịp thời được hiểu như là tính kịp thời của hoạt động kiểm
toán báo cáo tài chính, được đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc niên độ kế toán
đến ngày ký báo cáo kiểm toán.( Đặng Đình Tân, 2013).
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công bố thông tin tại các công ty niêm
yết.
Các quy định cụ thể về thời hạn và hình thức công bố thông tin báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết được tác giả trình bày rõ ở phần phụ lục của luận văn này
nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện nay đối với
công ty niêm yết.



×