Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Sự tham gia của nhóm phụ nữ sinh sống trên địa bàn phường 5 quận 3 vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tp hồ chí minh nghiên cứu trường hợp cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LUYẾN

SỰ THAM GIA CỦA NHĨM PHỤ NỮ
SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG 5 QUẬN 3
VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TP. HỒ CHÍ MINH:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CUỘC VẬN ĐỘNG
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 5 KHÔNG 3 SẠCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LUYẾN

SỰ THAM GIA CỦA NHĨM PHỤ NỮ
SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG 5 QUẬN 3
VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TP. HỒ CHÍ MINH:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CUỘC VẬN ĐỘNG
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 5 KHƠNG 3 SẠCH
Chun ngành: Quản lý cơng (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số: 8340403


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Sự tham gia của nhóm phụ nữ sinh sống trên địa
bàn phƣờng 5 quận 3 vào các hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Hồ Chí
Minh: Nghiên cứu trƣờng hợp cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 khơng 3 sạch” là
do tơi nghiên cứu và thực hiện bằng hình thức tự khảo sát và phân tích thống kê mơ
tả và phỏng vấn sâu. Số liệu và các đoạn trích dẫn đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
đều đƣợc trích dẫn nguồn và đạt mức độ chính xác trong phạm vi hiểu biết của tác
giả. Luận văn này không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Luyến


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH

TĨM TẮT - ABSTRACT
CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................4

1.5.

Kết cấu đề tài ..........................................................................................4


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ....................................................................................................................6
2.1.

Các khái niệm về sự tham gia cộng đồng ...............................................6

2.1.1.

Vai trò của sự tham gia cộng đồng ..................................................7

2.1.2.

Trở ngại của sự tham gia ..................................................................8

2.2.

Khảo lƣợc tài liệu....................................................................................9

2.3.

Giới thiệu cuộc vận động 5 Không 3 Sạch ...........................................19

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................21


3.1.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................21

3.2.


Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................22

3.3.

Phƣơng pháp chọn mẫu ........................................................................22

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ..................................................................24
4.1.

Thực trạng triển khai cuộc vận động 5K 3S .........................................24

4.2.

Thông tin chung về đối tƣợng đƣợc điều tra ........................................29

4.3.

Kết quả khảo sát về sự tham gia của phụ nữ vào CVĐ 5K 3S .............32

4.3.1.

Thông tin về cuộc vận động ...........................................................32

4.3.2.

Sự tham gia của phụ nữ ..................................................................35

4.3.3.


Tiếp cận thông tin cuộc vận động của phụ nữ (Biết) .....................41

4.3.4.

Sự tham gia cuộc vận động của phụ nữ ở khía cạnh cùng xây dựng

nội dung (Bàn và ra quyết định). .................................................................46
4.3.5.

Sự tham gia của phụ nữ tham gia vào cuộc vận động (Làm). .......50

4.3.6.

Sự tham gia của phụ nữ vào việc tham gia giám sát, quản lý CVĐ.
54

4.3.7.

Vài yếu tố liên quan khác ...............................................................57

4.3.8.

Đánh giá về sự tham gia vào cuộc vận động 5 không 3 sạch ........60

4.4.

Các giải pháp đề xuất ............................................................................63

4.4.1. Nhóm giải pháp đối với phụ nữ .........................................................63
4.4.2. Nhóm giải pháp đối với Hội LHPN Phƣờng .....................................65

4.4.3. Nhóm giải pháp đối với Hội LHPN Quận .........................................66
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................68
5.1. Kết luận ....................................................................................................68
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................70


5.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................................71
5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5K 3S: 5 không 3 sạch
CVĐ: Cuộc vận động
LHPN: Liên hiệp phụ nữ
PN: Phụ nữ
STG: Sự tham gia
TDP: Tổ dân phố
TW: Trung ƣơng
UBND: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4. 1: Thành phần dân tộc và tôn giáo của phụ nữ trong mẫu khảo sát. ..........29
Bảng 4. 2: Thành phần độ tuổi của phụ nữ tham gia trả lời khảo sát. .....................30
Bảng 4. 3: Tỷ lệ trình độ học vấn của phụ nữ tham gia khảo sát. ............................31
Bảng 4. 4: Tỷ lệ nghề nghiệp của phụ nữ tham gia khảo sát. ...................................31
Bảng 4. 5: Tỷ lệ kinh tế gia đình của phụ nữ tham gia phỏng vấn. ..........................32
Bảng 4. 6: Mức độ hiểu biết CVĐ do Hội LHPN trực tiếp hướng dẫn. ...................32

Bảng 4. 7: Mức độ biết về 8 tiêu chí của CVĐ. ........................................................33
Bảng 4. 8: Mức độ biết về thời gian bắt đầu CVĐ. ..................................................33
Bảng 4. 9: Tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với các hình thức tuyên truyền .............................34
Bảng 4. 10: Tổ chức và tập thể đóng vai trị quan trọng trong CVĐ. ......................35
Bảng 4. 11: Tần suất phụ nữ lựa chọn các lý do ít tham gia. ...................................36
Bảng 4. 12: Lý do phụ nữ không tham gia CVĐ 5K 3S. ...........................................38
Bảng 4. 13: Mức độ PN được địa phương giới thiệu các chương trình tương tự. ...38
Bảng 4. 14: Số phụ nữ lựa chọn lý do khiến tham gia CVĐ 5K 3S. .........................40
Bảng 4. 15: Sự hỗ trợ mà phụ nữ nhận được từ địa phương khi tham gia. ..............40
Bảng 4. 16: Mức độ tiếp cận thông tin của CVĐ. .....................................................42
Bảng 4. 17: Mức độ hiểu biết về ý nghĩa các tiêu chí trong CVĐ 5K 3S. ................43
Bảng 4. 18: Mức độ biết về các nội dung trong CVĐ . .............................................45
Bảng 4. 19: Mức độ tham gia của PN trong bàn bạc xây dựng nội dung CVĐ. ......47
Bảng 4. 20: Việc quyết định khi lựa chọn các tiêu chí vào CVĐ 5K 3S. ..................48
Bảng 4. 21: Quan điểm của phụ nữ về việc bản thân có được tham gia góp ý. .......49
Bảng 4. 22: Quan điểm của PN về việc ghi nhận của địa phương khi đóng góp ý
kiến ............................................................................................................................49
Bảng 4. 23: Mức độ tham gia thực hiện các tiêu chí của CVĐ 5K 3S......................52
Bảng 4. 24: Đánh giá của phụ nữ về kết quả tham gia vào CVĐ. ............................53
Bảng 4. 25: Quan điểm của PN về việc cần làm để cải thiện kết quả tham gia CVĐ.
...................................................................................................................................54


Bảng 4. 26: Quan điểm về quyền tham gia giám sát CVĐ của phụ nữ. ...................55
Bảng 4. 27: Quan điểm về quá trình tham gia giám sát, quản lý CVĐ của phụ nữ. 56
Bảng 4. 28: Quan điểm của PN về sự ủng hộ của đại phương trong sự giám sát
CVĐ. ..........................................................................................................................57
Bảng 4. 29: Những khó khăn từ phía phụ nữ trong việc tham gia CVĐ 5K 3S. .......58
Bảng 4. 30: Những khó khăn từ phía địa phương cho việc tham gia CVĐ 5K 3S. ..59



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1: Các yếu tố cản trở sự tham gia ..................................................................9
Hình 2. 2: Sơ đồ thang đo sự tham gia của Arstein. .................................................11
Hình 2. 3: Mơ hình tam giác can dự (Phụ lục 1) ......................................................12
Hình 2. 4: Các mức độ tham gia của cộng đồng. .....................................................14
Hình 2. 5: Mơ hình tham gia. ....................................................................................15
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu của đề tài. .............................................................21
Hình 4. 1: Tỷ lệ tham gia và không tham gia CVĐ của phụ nữ. ...............................35
Hình 4. 2: Quan điểm của PN về chất lượng được tham gia bàn về CVĐ 5K 3S. ...50
Hình 4. 3: Mức độ tham gia giám sát CVĐ. .............................................................55
Hình 4. 4: Cách thức tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào CVĐ 5K 3S. ...........60
Hình 4. 5: Thực trạng tham gia của phụ nữ đối với CVĐ “5 Không 3 Sạch”. ........61


TÓM TẮT
Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các
cuộc vận động (CVĐ) của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng góp phần thúc đẩy
sự thành công của các phong trào liên quan đến phụ nữ. Trong khi các báo cáo của
địa phƣơng và tổ chức đoàn hội thƣờng nêu lên thành cơng của các phong trào do
chính quyền thực hiện thì trên thực tế có đối lập. Nhằm tìm hiểu thực trạng về sự
tham gia của phụ nữ địa phƣơng vào các CVĐ cũng nhƣ nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến sự tham gia, đề tài chọn nghiên cứu việc tham gia của nhóm nữ giới
sống trên địa bàn Phƣờng 5 Quận 3 vào CVĐ “Xây dựng gia đình Năm Khơng Ba
Sạch”. Từ đó, đƣa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm cải thiện ý thức tham gia của
phụ nữ địa phƣơng.
Đề tài áp dụng phƣơng pháp khảo sát trực tiếp, phỏng vấn sâu và phân tích thống
kê mơ tả. Kết quả nghiên cứu đƣa ra rằng phụ nữ tham gia vào CVĐ chƣa tốt vì
nhiều lý do khác nhau, trong đó vì hoạt động khơng thiết thực và khơng có tác động
tốt đến cuộc sống của họ cũng nhƣ yếu tố thời gian. Những ngƣời phụ nữ tham gia

phong trào cũng chỉ ở mức độ thi hành các nội dung chính quyền giao cho, mà chƣa
đƣợc tham gia chủ động thể hiện qua các bậc thang hợp tác, ủy quyền và quản lý.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tham gia thấp và hoạt động hời hợt của
nhiều phụ nữ địa phƣơng vào cuộc vận động.
Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với nhóm phụ nữ, Hội LHPN Phƣờng
và Hội LHPN Quận nhằm cải thiện, thu hút và nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào
CVĐ 5 Khơng 3 Sạch nói riêng và các hoạt động xã hội nói chung.
Từ khóa tìm kiếm: sự tham gia, sự tham gia của phụ nữ, Hội LHPN Phƣờng 5
Quận 3.


ABSTRACT
Women‟s participation in state management activities as well as nation‟s
programs and local government contribute to promote the success of programs
related to female. While the reports showed that this success, in fact a number of
women have not ever known and taken part in programs. To study the current
situation of the local women‟s participation as well as research factors which affect
to this one, the topic is Ward 5- District 3 Women‟s participation in campaign
“Bulding 5 - Not - 3 - Clean - Family”. From there, making suggestions and
recommendations to improve women's consciousness with this issues.
The research applies to a face-to-face survey method, in-depth interviews and
descriptive statistical analysis. The research result illustrates that women participate
in this program is not good with many different reasons, they don‟t concern because
they think it is waste time and is not helpful and unpractical for their life. The
women who participate in programs, were also at the levels of executing the
contents assigned by the authorities. Women have not been actively involved in
proposing ideas, planning the content of the campaign and related issues through the
steps of partnership, delegated power and citizen control. This one leads to the
reason for a low participation proportion and poor women‟s participation.
In conlude, the research offers some solutions for women, Ward Women‟s Union

and District Women‟s Union to improve, attract and enhance women‟s participation
in the “Building 5 - Not - 3 - Clean - Family” program as well as social activities.
Keywords: Participation, Women‟s participation, Ward 5 – District 3 Women‟s
Union.


1

CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và hội nhập thì vấn đề giới đƣợc quan tâm
thực hiện nhiều hơn, nghĩa là quyền lợi và vai trò của nam giới cùng nữ giới là
ngang nhau, giảm tình trạng phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới. Gia đình đƣợc coi
nhƣ tế bào của xã hội thì ngƣời phụ nữ cũng đƣợc ví nhƣ một hạt nhân của tế bào
này, họ có vai trị rất quan trọng trong xã hội ngồi thiên chức làm mẹ, chăm lo cho
gia đình.
Điều này chứng minh rằng phụ nữ sẽ có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội,
quyền tiếp cận thơng tin, quyền đóng góp ý kiến vào các chƣơng trình vận động ở
địa phƣơng mình sinh sống hoặc thậm chí là các chính sách, chƣơng trình cấp nhà
nƣớc khác quan trọng hơn. Một điều không thể phủ nhận là trƣớc xu thế hội nhập và
phát triển của đất nƣớc, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vƣợt qua mọi định kiến và thử
thách để vƣơn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, phát huy sự ảnh
hƣởng của bản thân đối với nhiều lĩnh vực (tham gia quản lý nhà nƣớc, tham gia
xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ
nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại, v.v). Trƣớc tình hình này, vai trị của phụ
nữ đã thật sự có thay đổi tích cực. Tuy nhiên, việc tham gia vào các tổ chức có đúng
nhƣ thế, chẳng hạn nhƣ Hội Liên hiệp phụ nữ - một tổ chức hội hỗ trợ phụ nữ phát

huy vai trò cũng nhƣ trách nhiệm của mình rõ nhất. Theo con số thống kê thì số
lƣợng hội viên qua các năm có tăng rõ rệt, thế nhƣng nhiều bằng chứng nêu ra rằng
đây cũng chỉ là số liệu báo cáo, chạy theo chỉ tiêu chứ không sát thực tế vì các tầng
lớp phụ nữ tích cực tham gia thƣờng xuyên chƣa cao.
Song đó, hội LHPN có nhiều chƣơng trình vận động, kế hoạch nhằm tăng cƣờng ý
thức phụ nữ vào quá trình xây dựng, phát huy chất lƣợng cuộc sống gia đình nói
riêng và xã hội nói chung. Trong đó, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 khơng 3
sạch” với mục tiêu đem đến cuộc sống gia đình chất lƣợng của các thành viên, góp


2

phần phát triển một xã hội văn minh, hiện đại. Chƣơng trình với 8 tiêu chí đặt ra là
gia đình “khơng có đói nghèo”, “khơng có thành viên vi phạm pháp luật và tệ nạn
xã hội”, “khơng có bạo lực”, “khơng vi phạm chính sách dân số”, “khơng có trẻ suy
dinh dƣỡng và bỏ học”, “sạch nhà”, “sạch bếp”, “sạch ngõ”. Đây là cuộc vận động
nhằm giúp phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh
phúc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phịng chống bạo lực gia đình, hạn chế tình trạng
sinh con thứ 3 trở lên, trẻ em suy dinh dƣỡng và bỏ học.
TW Hội LHPN Việt Nam triển khai nhiều chƣơng trình, đề án khác nhau với mục
đích chung là hỗ trợ phụ nữ thích nghi kịp với một xã hội phát triển – văn minh,
đƣợc đối xử bình đẳng, có quyền tham gia và đóng góp ý kiến. Chẳng hạn đề án
“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”, “Tuyên truyền, giáo dục, vận
động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ
giai đoạn 2017 – 2027”, mà “Xây dựng gia đình 5K 3S” cũng chính là một trong
những đề án tƣơng tự nhằm tiến tới mục tiêu chung này. Chƣơng trình đƣợc TW
Hội LHPN Việt Nam thơng báo từ năm 2010 và bắt đầu có hƣớng dẫn thực hiện
trên toàn quốc vào ngày 21/3/2014. Đến nay đã đƣợc 5 năm, thế nhƣng vẫn còn tồn
tại nhiều vấn đề nhƣ sinh con thứ 3, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội,v.v. Điều này
đối với 1 phƣờng thuộc quận trung tâm thành phố nhƣ Phƣờng 5 Quận 3 thì rất khó

chấp nhận, hình ảnh chƣa đẹp và chuẩn mực khi các địa phƣơng trong cả nƣớc nhìn
vào; đặc biệt là các vùng miền núi xa xôi khi quận thuộc thành phố lớn làm chƣa tốt
thì sao có thể thuyết phục những nơi khác thực hiện. Bên cạnh đó, một thực trạng
nữa chính là số liệu về hội viên hay hộ gia đình tham gia cịn mang tính hình thức,
chạy theo chỉ tiêu thành tích, chƣa sát thực tế nên là cuộc vận động đạt kết quả
khơng cao.
Chính vì vậy, xuất phát từ thực trạng chung và chƣơng trình của cuộc vận
động, tác giả quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của nhóm phụ nữ sống trên địa
bàn Phường 5 Quận 3 vào các hoạt động của Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh:
Nghiên cứu trường hợp cuộc vận động xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch”. Mong


3

muốn là nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ sinh
sống trên địa bàn Phƣờng 5 Quận 3 vào CVĐ “Xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là hiểu đƣợc động lực tham gia và từ đó
chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ sống trên địa bàn
Phƣờng 5 Quận 3 đối với cuộc vận động của Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh cũng nhƣ
đề án của TW Hội LHPN Việt Nam.
Thông qua đó, tác giả phân tích và đánh giá để đƣa ra đề xuất nhằm nâng cao sự
tham gia của phụ nữ cùng q trình tƣơng tác giữa nhóm đối tƣợng này với chính
quyền địa phƣơng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ tham gia vào chƣơng trình của các tầng lớp phụ nữ

đối với cuộc vận động
Mục tiêu 2: Tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự tham gia của các tầng lớp phụ
nữ đối với cuộc vận động.
Mục tiêu 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quả tham gia cuộc vận động của các
tầng lớp phụ nữ trên địa bàn Phƣờng 5 Quận 3.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi thứ nhất: Các tầng lớp phụ nữ tham gia cụ thể vào chƣơng trình hành
động trên ra sao?
Câu hỏi thứ hai: Những yếu tố nào tác động đến sự tham gia của phụ nữ vào
chƣơng trình?
Câu hỏi thứ ba: Những giải pháp nào để hoàn thiện và nâng cao quá trình tham
gia vào chƣơng trình?


4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Sự tham gia của các nhóm phụ nữ vào cuộc vận động
“Xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch”
Đối tƣợng khảo sát: nhóm phụ nữ sống trên địa bàn Phƣờng 5 Quận 3 thuộc các
độ tuổi, trình độ, cơng việc. Đề tài chọn phụ nữ là đối tƣợng khảo sát vì CVĐ trên là
một chƣơng trình hoạt động do Hội LHPN quản lý với mục đích định hƣớng, tổ
chức cho hội viên cũng nhƣ chị em phụ nữ trên toàn quốc thực hiện các tiêu chí mà
CVĐ đề ra để bảo vệ cuộc sống gia đình của chính bản thân mình nói riêng và cuộc

sống xã hội nói chung.
Phạm vi nghiên cứu: Phƣờng 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (Quý 1/2019)
1.5.

Kết cấu đề tài
Đề tài đƣợc tiến hành nghiên theo kết cấu nhƣ sau:

Chƣơng 1: Phần mở đầu
Chƣơng này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của đề tài.
Chƣơng 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc
Chƣơng này trình bày tổng quan các khái niệm về sự tham gia, khảo lƣợc các tài
liệu lý thuyết liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, vai trò và trở ngại của sự
tham gia, các nghiên cứu trƣớc và khung phân tích đề xuất, giới thiệu cuộc vận
động 5 Khơng 3 Sạch.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng này trình bày về quy trình nghiên cứu của đề tài, phƣơng pháp nghiên
cứu và phƣơng pháp chọn mẫu.
Chƣơng 4: Kết quả khảo sát


5

Chƣơng này trình bày thực trạng cuộc vận động, thơng tin về đối tƣợng đƣợc
điều tra, kết quả khảo sát về sự tham gia của phụ nữ đối với CVĐ 5K 3S và đề xuất
giải pháp.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Chƣơng này trình bày tóm tắt kết luận về kết quả nghiên cứu, kiến nghị, hạn chế
của đề tài nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.



6

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1.

Các khái niệm về sự tham gia cộng đồng

Sự tham gia là một cụm từ quen thuộc, sử dụng khá rộng rãi và có nhiều định
nghĩa phù hợp cho từng lĩnh vực.
Theo Florin, Paul (1990) tham gia là hoạt động mà ở đây các đối tƣợng tham gia
vào quá trình ra quyết định của tổ chức, chƣơng trình và nơi mà tạo ra sự ảnh hƣởng
với chính họ. Thế nhƣng, khái niệm khác do Trần Thị Thanh Hà (2009) nêu ra là sự
thỏa thuận một cách chủ động, lâu dài và tích cực ở phía cộng đồng vào phát triển
trong các quá trình từ lập kế hoạch, giám sát, đánh giá nhằm đảm bảo chất lƣợng và
lợi ích của phát triển cộng đồng.
Đồng thời, sự tham gia còn đƣợc tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau và đƣợc các
tác giả trong nƣớc lẫn quốc tế định nghĩa:
 Cohen và Uphoff (1977) định nghĩa tham gia là sự tham dự của ngƣời dân
trong việc ra quyết định, thực hiện chƣơng trình, chia sẻ quyền lợi và đánh giá các
chƣơng trình phát triển.
 Paul (1987) tham gia lại là một chu trình chủ động qua đó ngƣời thụ hƣởng,
nhóm thân chủ ảnh hƣởng và quá trình triển khai tổ chức một dự án phát triển với
quan điểm nâng cao chất lƣợng cuộc sống về thu nhập, tăng trƣởng cá nhân, tự tin
hoặc những giá trị khác mà họ kỳ vọng.
 FAO (1982) cho rằng mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã
hội đƣợc tạo nên từ chính sự tham gia của ngƣời dân; ngồi tham gia vào chƣơng
trình thì ngƣời dân nơng thơn cịn tự tổ chức, xác định nhu cầu của mình, chia sẻ
thiết kế, thực hiện và kiểm soát cả hành động ở Việt Nam.



7

 Trƣơng Văn Truyền (2007) đƣa ra nhận định là con ngƣời cùng tham gia vào
một hoạt động nhằm phát triển địa phƣơng, hoạt động sinh kế hay trách nhiệm với
xã hội.
Nhìn chung, sự tham gia chỉ hành động tham dự vào một chƣơng trình, dự án để
cùng tiến tới mục đích mong muốn, đƣợc đóng góp thơng qua chính hành động, thái
độ của bản thân. Khi quá trình này càng đƣợc tăng cao thì sự phát triển càng hiệu
quả với quá trình trao đổi cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, nhận ý kiến và phản hồi giữa
ngƣời dân, cán bộ quản lý và địa phƣơng; tuy nhiên việc kiểm sốt và mức độ tham
gia vào hoạt động cịn tuỳ thuộc từng cá nhân cũng nhƣ hoàn cảnh cụ thể.
Từ đó, sự tham gia của phụ nữ mang tính đặc trƣng thông qua đặc điểm tâm sinh lý
– xã hội giới. Vấn đề này nói lên mối quan hệ, tƣơng tác của phụ nữ đối với các
chƣơng trình, dự án (bên liên quan).
2.1.1. Vai trò của sự tham gia cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng quyết định sự thành cơng hay thất bại của một
chƣơng trình hay kế hoạch đƣợc cơ quan, tổ chức cũng nhƣ Nhà nƣớc đề ra. Đây có
thể đƣợc so sánh nhƣ một phƣơng tiện hữu ích để kêu gọi tài ngun, q trình
đóng góp và sử dụng tính sáng tạo của ngƣời dân vào các hoạt động. Đồng thời, sức
mạnh nhóm đối tƣợng tham gia sẽ tăng cao khi làm việc cùng nhau, trao đổi ý
tƣởng thì khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn cũng đƣợc mở rộng hơn.
Kế đến, kết quả sẽ đáng mong đợi hơn khi đón nhận sự tham gia này vì chính họ
biết rõ nhất bản thân mình cần gì, điểm mạnh ra sao cũng nhƣ cần khắc phục hay
phát huy nguồn lực thế nào cho đúng cách. Một điều không thể phủ nhận là một
cuộc dự án có hiện diện của sự tham gia ln dễ dàng thành cơng do nhận đƣợc sự
đồng tình và khuyến khích từ cộng đồng, ngƣợc lại nếu bị phản đối, càng ít quần
chúng tham gia thì càng khó có cơ hội phát triển bền vững.
Sự tham gia của ngƣời dân là quan trọng do nhiều nguyên nhân, mà có thể bao

quát nhƣ:


8

 Ngƣời dân vừa là đối tƣợng của các hoạt động vừa là ngƣời chủ thực sự của
chính hoạt động đó.
 Thực hiện dân chủ cơ sở
 Các hoạt động có thể xảy ra sẽ đƣợc hạn chế
 Các hoạt động sẽ tăng đƣợc tính bền vững
 Nguồn lực của cộng đồng có thể khai thác hiệu quả hơn
 Ngƣời dân có thể tự nâng cao năng lực.
Vậy vai trị của STG là quan trọng và vô cùng cần thiết cho hoạt động phát
triển cộng đồng, thúc đẩy ngƣời dân gắn kết cùng các chƣơng trình mà đem lại mục
tiêu chung cho xã hội. Tuy nhiện, việc thực hiện cũng nhƣ triển khai không tránh
khỏi những hạn chế khiến sự tham gia chƣa phát huy đƣợc hiệu quả.
2.1.2. Trở ngại của sự tham gia
Khi một chƣơng trình hành động đƣợc đƣa ra sẽ không tránh khỏi việc ngƣời dân
mà ở đây chính là nhóm phụ nữ chƣa thực sự quen với cách làm mới, dẫn tới cảm
giác e ngại. Quá trình xây dựng năng lực cho các nhóm đối tƣợng tham gia cần
nhiều thời gian – yếu tố cản trở tƣơng đối rõ ràng với phụ nữ. Hơn nữa, khi một
cuộc vận động đƣợc nêu ra đồng nghĩa với việc cần tuyên truyền, điều phối và triển
khai thì vấn đề chi phí ln là điều tiên quyết để lập kế hoạch. Ngân sách yếu thì
việc thực hiện sẽ bị hạn chế, thơng tin khó mang đến ngƣời tham gia, nhất là nhóm
phụ nữ - đối tƣợng vẫn cịn bị phân biệt giới tính, khả năng tiếp cận thơng tin cịn
thấp. Đồng thời, khn mẫu trong cuộc sống hằng ngày có thể bị xáo trộn khi tiếp
cận chƣơng trình mà Nhà nƣớc đề ra.
Ngoài ra, theo Ngân hàng phát triển châu Á (2003) chỉ ra chiều hƣớng mâu thuẫn
giữa hành vi quan liêu và các yêu cầu của sự tham gia chính là thách thức lớn nhất
của sự tham gia. Đầu tiên, chính quyền thiếu kiên nhẫn trong huy động cộng đồng



9

đã bỏ quên quá trình tham gia nhằm phục vụ lợi ích. Bên cạnh đó, các nhà quản lý
cũng lo ngại ảnh hƣởng đến quyền lực và kiểm soát dự án khi ngƣời hƣởng lợi có
dấu hiệu khơng thích, dẫn tới không hợp tác. Khả năng hiểu biết và tiếp cận thông
tin của ngƣời dân cùng với phƣơng pháp diễn đạt phía chính quyền cũng ảnh hƣởng
đến sự tham gia. Kết quả là ngƣời dân tham gia không đầy đủ, giảm hiệu quả và ý
nghĩa của sự tham gia.

Hình 2. 1: Các yếu tố cản trở sự tham gia

Nguồn: Nguyễn Nguyệt Huế, 2015.
Tóm lại, sự tham gia từ phía cộng đồng hay nhóm đối tƣợng thụ hƣởng nhất
định sẽ bị cản trở bởi nhiều tác nhân xung quanh xuất phát từ đặc điểm nội tại của
cộng đồng cũng nhƣ thái độ của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức bên ngoài.
2.2.

Khảo lược tài liệu
Lý thuyết về sự tham gia đƣợc trình bày bởi nhiều học giả nổi tiếng trên thế

giới. Đầu tiên, lý thuyết của Arnstein bàn luận về nấc thang của sự tham gia lần đầu
xuất hiện vào năm 1969 từ nguồn cảm hứng công việc quy hoạch đô thị của bà năm
1960. Theo Arnstein việc trao quyền lực cho ngƣời dân tăng dần thông qua sự tham


10

gia mà đƣợc ví nhƣ một cái „thang‟ với các „nấc‟. Mỗi nhóm bƣớc thang tƣơng ứng

với sự thay đổi về mức độ tham gia của ngƣời dân. Bà tập trung vấn đề vào mức độ
tham gia thông qua 8 nấc thang (bị điều khiển, liệu pháp, chia sẻ thông tin, tham
vấn, động viên, hợp tác, uỷ quyền và dân quản lý) với 3 cấp độ tham gia (không
tham gia, tham gia mang tính hình thức, ngƣời dân kiểm sốt). Cấp độ tham gia
càng cao thì ngƣời dân sẽ càng có “quyền lực” cao hơn.
 Mức độ khơng tham gia gồm có bị điều khiển và liệu pháp. “Bị điều khiển”
là ngƣời dân khơng tham gia vào bất kì khâu nào trong quá trình ra quyết định, mọi
việc do nhà nƣớc thực hiện và thuê ngoài mà ý kiến của ngƣời dân sẽ không đƣợc
quan tâm hoặc tôn trọng. “Liệu pháp” ý kiến của ngƣời dân bắt đầu đƣợc xem xét
hơn bởi ngƣời đại diện của chính quyền, thực hiện theo chính quyền nhƣng lại
khơng nắm rõ những điều mình đang làm.
 Mức độ tham gia hình thức gồm thơng tin, tham vấn và động viên. “Thông
tin” nhận đƣợc thông tin về chƣơng trình (thƣờng là thơng tin một chiều), ngƣời dân
chỉ tham gia trả lời câu hỏi nhƣng không đƣợc phản hồi hay cùng phân tích thơng
tin mình góp ý. Nội dung “Tham vấn” thì ngƣời dân sẽ tham gia các cuộc họp đối
thoại, buổi lấy ý kiến do chính quyền tổ chức mà gần nhƣ chỉ là hình thức, mang
tính chất tham khảo là chính chứ khơng đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định.
“Động viên” uỷ ban đại diện đƣợc bầu ra bởi chính ngƣời dân nhằm ghi nhận, lắng
nghe của mình, đây là cách thể hiện quyền lực của ngƣời dân.
 Mức độ ngƣời dân quản lý gồm hợp tác, uỷ quyền và ngƣời dân kiểm soát.
Nội dung “hợp tác” thể hiện việc phối hợp cùng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm
trong quá trình lên kế hoạch, quyết định giữa nhà nƣớc và ngƣời dân. “Uỷ quyền”
quyền quyết định thuộc về ngƣời dân, quyền lực và các vị trí trong uỷ ban cũng chủ
yếu thuộc về họ, ngƣời dân sẽ ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với hành động
của chính mình. “Ngƣời dân kiểm sốt” thể hiện q trình ngƣời dân tự lên kế
hoạch hành động, chính sách và cả việc quản lý chƣơng trình nhằm để đáp ứng nhu
cầu thực tế của mình.


11


Hình 2. 2: Sơ đồ thang đo sự tham gia của Arstein.

Nguồn: Arstein, 1969.
Một lý thuyết khác về lĩnh vực tham gia là “Tam giác can dự” của Amy
Hubbard – một trong những chuyên gia nổi tiếng về tham gia của Úc. Đây là công
cụ giúp xác định kết quả mong muốn trong sự tham gia của cộng đồng dựa trên 3
mục tiêu tổng quát là thông báo quyết định, xây dựng năng lực và tăng cƣờng mối
quan hệ. Ngƣời sáng lập chỉ ra rằng mơ hình này nên đƣợc áp dụng ngay từ giai
đoạn đầu của kế hoạch để làm rõ đƣợc mục tiêu, chiến lƣợc của các bên liên quan
và cơng cụ phù hợp cho q trình.


Thơng báo quyết định giúp cung cấp cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá

trình ra quyết định


Xây dựng năng lực nhằm hƣớng dẫn cộng đồng trong những tình huống đặc

biệt hoặc vấn đề để tăng kiến thức, năng lực và thay đổi cách cƣ xử với chƣơng
trình tham gia


Tăng cƣờng mối quan hệ giúp cán bộ quản lý, chính quyền địa phƣơng tạo

lập mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng.
Trong ba ngun tắc chính của mơ hình tam giác can dự đƣợc mở rộng gồm 10 mục
tiêu cơ bản để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.



12

Hình 2. 3: Mơ hình tam giác can dự (Phụ lục 1)

Nguồn: Amy Hubbard, 2015.
Samuel Paul (1987) khi phân tích về sự tham gia của cộng đồng vào dự án
phát triển tiếp cận tham gia là một q trình tích cực mà ngƣời thụ hƣởng hay nhóm
khách hàng chịu ảnh hƣởng đến việc thực hiện dự án phát triển với mục đích tăng
thu nhập cho họ, tăng trƣởng cá nhân, tự lực và những lợi ích khác mà họ mong
muốn. Thứ nhất, khái niệm này đặt trong bối cảnh tham gia là dự án phát triển chứ
không phải ở cấp độ chính trị nhƣ bỏ phiếu bầu cử, các cuộc vận động hành lang
chính trị,v.v, dù khơng thể phủ nhận rằng sự tham gia của chính phủ tạo mơi trƣờng
thuận lợi cho tham gia của cộng đồng. Thứ hai, vai trò trọng tâm nhất thuộc về sự
tham gia của ngƣời dân hay ngƣời thụ hƣởng chứ không phải của cán bộ quản lý và
nhà tài trợ trong dự án. Thứ ba là tham gia cộng đồng là sự hợp tác của những
ngƣời thụ hƣởng theo nhiều cách với nhu cầu, sở thích của họ vào phát triển dự án.
Thứ tƣ, sự tham gia này là không đƣợc xem là quá trình chia sẻ lợi ích dự án cho
nhóm riêng mà đem lại lợi ích cho cả các nhóm yếu thế hơn.


13

Các mục tiêu của sự tham gia cộng đồng trong bối cảnh nghiên cứu của ông là công
cụ trao quyền, sự đóng góp của ngƣời dân cho dự án, tăng hiệu quả cho dự án, nâng
cao năng lực cho chính ngƣời hƣởng lợi và cải thiện hiệu quả cho dự án đƣa ra.
Theo nghiên cứu này có 4 cấp độ trong sự tham gia cộng đồng: chia sẻ thông tin,
hội đàm (cùng bàn bạc), ra quyết định, khởi xƣớng cho một hành động.
Ngoài ra, ở bài nghiên cứu “Hƣớng dẫn cho sự tham gia hiệu quả” của David
Wilcox (1994) và cũng đƣợc Tổ chức từ thiện quốc tế vì sự phát triển tránh nghèo

đói (Voluntary Service Overseas) chuyển thể thì có 5 cấp độ tham gia theo thứ tự
tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 5:


Cấp độ 1 (Thơng tin): phía cơ quan hay cán bộ quản lý dự án nói cho mọi

ngƣời kế hoạch để họ đƣợc thơng báo về những gì đang xảy ra. Việc này đƣợc thực
hiện trong những buổi họp hoặc những phiếu thông báo, tờ hƣớng dẫn một cách rõ
ràng. Việc tham gia thụ động hơn là chủ động, không tăng năng lực cho ngƣời dân
địa phƣơng. Những kế hoạch, hoạt động đã đƣợc lập sẵn do ngƣời dân


Cấp độ 2 (Tƣ vấn): cung cấp một số lựa chọn và lắng nghe phản hồi nhận

đƣợc. Quyết định đƣợc đƣa ra có tính đến kết quả tham vấn thơng qua thảo luận
nhóm hoặc phỏng vấn, nhƣng quyền lực vẫn thuộc về bên quản lý dự án.


Cấp độ 3 (Quyết định cùng nhau): khuyến khích mọi ngƣời cung cấp thêm

một số ý tƣởng và lựa chọn, tham gia quyết định phƣơng án tốt nhất. Việc này đƣợc
thực hiện thông qua ban dự án hoặc những sáng kiến cộng đồng sử dụng hoạt động
có sự tham gia, để khuyến khích phối hợp cùng nhau trong việc phân tích, lập kế
hoạch, và ra quyết định. Nhiều ngƣời thuộc các bên tham gia, hoặc các bên liên
quan, có cơ hội để tự tăng năng lực và làm chủ tiến trình


Cấp độ 4 (Hành động cùng nhau): khơng chỉ tham gia quyết định các lợi

ích khác nhau, mà cịn tạo nên một quan hệ đối tác để thực hiện nó. Ngƣời dân địa

phƣơng đƣợc tham gia trong tất cả giai đoạn của tiến trình và có sự chia sẻ quyền
lực nhƣ nhau. Cơ quan phát triển dự án đóng vai trò đối tác và xúc tác nhiều hơn.


×