Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tác động chi tiêu công giáo dục đến phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG THANH

TÁC ĐỘNG CHI TIÊU CÔNG GIÁO DỤC ĐẾN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG THANH

TÁC ĐỘNG CHI TIÊU CÔNG GIÁO DỤC ĐẾN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG CƯỜNG


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ
thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên

Nguyễn Đăng Thanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1_ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ LUẬN VĂN ............................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước ............... 2
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 2
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 6
1.3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu ................................................................... 7
1.3.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 7
1.3.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 7

1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................ 7
1.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 8
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 8
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: ................................................................. 8
1.6. Bố cục của luận văn .................................................................................. 9
CHƯƠNG 2_ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHI TIÊU CÔNG GIÁO DỤC VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ..................................................... 10


2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 10
2.2. Chi tiêu công giáo dục ............................................................................. 11
2.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 11
2.2.2. Đặc điểm chi tiêu công giáo dục ................................................... 12
2.2.3. Phân loại chi tiêu công giáo dục ................................................... 12
2.2.4. Một số chỉ tiêu đo lường chi tiêu công giáo dục ........................... 13
2.3. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công giáo dục ................ 15
2.3.1. Vai trò của chi tiêu công giáo dục ................................................. 15
2.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công giáo dục ................. 16
2.4. Chi tiêu công giáo dục một số nước trên thế giới ................................... 19
2.4.1. Chi tiêu công giáo dục ở Mỹ.......................................................... 19
2.4.2. Chi tiêu công giáo dục ở Nhật Bản ............................................... 21
2.4.3. Chi tiêu công giáo dục ở Singapore .............................................. 22
2.4.4. Chi tiêu công giáo dục ở Hàn Quốc .............................................. 23
2.5. Phát triển nguồn nhân lực........................................................................ 24
2.5.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ............................................ 24
2.5.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực ......................................... 25
2.5.3. Đặc điểm nguồn nhân lực các nước đang phát triển .................... 26
2.6. Chi tiêu công giáo dục tác động đến phát triển nguồn nhân lực và tăng
tăng trưng trưởng kinh tế........................................................................................... 28

2.7. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực một số nước trên thế giới ........ 30
2.7.1. Phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản.......................................... 30
2.7.2. Phát triển nguồn nhân lực ở Trung Quốc ..................................... 31
2.7.3. Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore ........................................ 32
2.7.4. Phát triển nguồn nhân lực ở Đài Loan .......................................... 33
CHƯƠNG 3_ MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM ..................................................................................... 34
3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ........................................................... 34


3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 36
3.3. Thu thập và mô tả dữ liệu ....................................................................... 36
3.3.1. Thu thập dữ liệu ............................................................................. 36
3.3.2. Mô tả dữ liệu .................................................................................. 37
CHƯƠNG 4_ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................. 39
4.1. Kết quả kiểm định ................................................................................... 39
4.1.1. Kết quả thực nghiệm ...................................................................... 39
4.1.2. Kết quả phân tích hồi quy .............................................................. 41
4.1.2.1. Kết quả ước lượng các mô hình POLS, FEM và REM .......... 41
4.1.2.2. So sánh và lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp .................. 43
4.1.2.3. Kiểm định và xử lý các khuyết tật của mô hình ..................... 45
4.1.2.4. Kết quả nghiên cứu ............................................................... 48
4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 49
CHƯƠNG 5_ KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 52
5.1. Kết luận ................................................................................................... 52
5.2. Hàm ý chính sách .................................................................................... 53
5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho giáo dục............. 54
5.3.1. Tăng quy mô chi tiêu công cho giáo dục trong tổng chi NSNN .... 54
5.3.2. Thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào giáo dục ............... 55
5.3.3. Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực chi tiêu công giáo dục ..... 57

5.3.4. Nâng cao trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công giáo dục ..... 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
1. Tóm tắt nội dung của luận văn ................................................................... 60
2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ................................................................... 60
3. Hướng nghiên cứu tới ................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BRICS

: Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi
Co-operation and Development)

CTC

: Chi tiêu công

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HDI

: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

NSNN


: Ngân sách Nhà nước

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Programme)

PTNNL

: Phát triển nguồn nhân lực

THPT

: Trung học phổ thông

UNDP

: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (United
WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

WDI

: Các chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators)



DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BẢNG

cho giáo dục ở một số nước trê thế giới

Bảng 2.1: Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục ở một số nước trên thế giới .........20
Bảng 2.2: Tỷ lệ dân số tham gia vào lực lượng lao động ở một số nước đang phát
triển..........................................................................................................................27
Bảng 3.1: Ký hiệu, mô tả các biến, kỳ vọng dấu và tác giả nghiên cứu ...............35
Bảng 3.2: Danh sách 43 nước đang phát triển trong mẫu nghiên cứu ...................37
Bảng 3.3: Phương pháp đo lường các biến và nguồn dữ liệu ................................37
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ........................................................................39
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ......................................................................49
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS .............................................42
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình FEM ........................................................42
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình REM .........................................................43
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định F-Test của mô hình ................................................44
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Breusch và Larange Multiplier của mô hình ........44
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình............................................44
Bảng 4.9: Kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) .......................................45
Bảng 4.10: Kết qủa kiểm định Wald .....................................................................46
Bảng 4.11: Kết qủa kiểm định Woolridge ............................................................46
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng GMM của mô hình ...............................................49


DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG

cho giáo dục ở một số nước trê thế giới


Hình 4.1: Mối quan hệ giữa chi tiêu công giáo dục và tỉ lệ nhập học ....................40
Hình 4.2: Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ nhập học ........41
Hình 5.1: Chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2013 - 2017 ..........................55
Hình 5.2: Trung bình nguồn NSNN và xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2013 - 2017 ..............................................................................................56


TÓM TẮT
Tác động của chi tiêu công giáo dục đối với nguồn nhân lực là chủ đề được tranh
luận trong cả lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Bài nghiên cứu này phân tích
tác động trực tiếp của chi tiêu công giáo dục đối với nguồn nhân lực ở 43 nước
đang phát triển trong giai đoạn 2002 - 2016. Bằng phương pháp ước lượng GMM,
kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu công cho giáo dục có tác động cùng chiều với
nguồn nhân lực. Ngoài ra trong quá trình phân tích, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy thu nhập bình quân đầu người, mức độ đô thị hóa, tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi, tỉ
lệ sinh viên học đại học tất cả những biến này có tác tích cực lên nguồn nhân lực.
Ngược lại, tỉ lệ học sinh trên giáo viên có tác động ngược chiều. Kết quả nghiên
cứu của đề tài đóng góp cơ sở khoa học để tham khảo, từ đó giúp các nhà quản lý
hoạch định chính sách vĩ mô về chi tiêu cho giáo dục.
Từ khóa: Chi tiêu công cho giáo dục, nguồn nhân lực, những nước đang phát triển.

ABSTRACT
The impact of public expenditure on education to human resources is the subject
of debate in both theory and empirical research. This paper analyzes the direct
impact of public expenditure on education to human resources in 43 developing
countries in the period of 2002 - 2016. By GMM estimation method, research
results show public expenditure on education has a positive impact on human
resources. In addition, during the analysis process, the research results also show
that per capita income, urbanization rate, the proportion of the population under 15
years of age, the proportion of university students all these variables positive impact

on human resources. In contrast, the percentage of students on teachers has the
opposite effect. The research results of the thesis contribute to the scientific basis
for reference, thereby helping managers to make macro policies to expenditure on
education.
Keywords: Public expenditure on education, human resources, developing
countries.


1

CHƯƠNG 1_GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ LUẬN VĂN
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Kể từ khi xuất hiện lý thuyết tăng trưởng mới vào những năm 1980, đầu tư
vào giáo dục và tích lũy vốn nhân lực đã được xác định là yếu tố chính quyết định
tăng trưởng dài hạn (Lucas, 1988). Sự phát triển của khoa học, công nghệ đang diễn
ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn
lực con người, nguồn lực trí tuệ đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển,
đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm
được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Lợi nhuận gián tiếp từ vốn con
người hoặc hiệu ứng lan tỏa của nó trong tăng trưởng kinh tế là không thể định
lượng. Vốn con người, chẳng hạn như thành tựu và kiến thức về thế hệ hiện tại,
được truyền tự động đến thế hệ tương lai của một xã hội, và theo cách này đầu tư
vốn con người mang lại lợi nhuận được duy trì trong dài hạn.
Alvin Toffler, nhà tương lai học của Mỹ đã nói: “Những người mù chữ của
thế kỷ 21 không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là những kẻ
không biết học tập để gạt bỏ các kiến thức cũ kỹ mà học lại”. Cũng chính ông đã
nói rằng: “Thế chiến thứ ba sẽ diễn ra trên mặt trận giáo dục. Nó sẽ làm thay đổi cơ
bản phương hướng phát triển của nền văn minh nhân loại, sẽ phát triển mạnh mẽ
tính ham học của con người. Ai chậm chân trên hướng này sẽ không đuổi kịp bước
tiến bộ chung của nhân loại”.

Nói về vốn con người hay nguồn nhân lực, giáo sư Harbison viết: “nguồn
nhân lực là cơ sở cuối cùng của con người sản xuất là những tác nhân tích cực tích
lũy vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các tổ chức xã hội, kinh tế và
chính trị, và tiến lên quốc gia phát triển. Rõ ràng, một quốc gia không thể phát triển
các kỹ năng và kiến thức của người dân và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong
nền kinh tế quốc gia sẽ không thể phát triển bất cứ điều gì khác”
Nguồn lực của mỗi quốc gia có giới hạn trong khi đó phải trang trải cho
nhiều nhiệm vụ chi để duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh -


2

quốc phòng. Nguồn lực dành cho đầu tư vào giáo dục và y tế như thế nào để có
những thế hệ công dân của đất nước không những có sức khỏe tốt mà cả một trí tuệ
cao, đây chính là những thách thức đặt ra đối với chính phủ của tất cả các nước
trong đó có những nước đang phát triển. Tuy nhiên việc đầu tư của nhà nước cho
giáo dục có tác động trong thực tiễn như thế nào đến việc phát triển nguồn nhân lực
cần có nghiên cứu đánh giá cụ thể. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Tác động chi tiêu công
giáo dục đến phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển” để làm
luận văn tốt nghiệp bậc thạc sỹ.
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- Baldacci, Mr Emanuele, et al., 2004. Social spending, human capital, and
growth in developing countries: Implications for achieving the MDGs. International
Monetary Fund, No. 4-217. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng từ 120 quốc gia đang
phát triển trong giai đoạn 1975 đến 2000. Kết quả chứng minh rằng những khoản
đầu tư vào giáo dục và y tế đều mang lại kết quả tích cực và đáng kể đến phát triển
nguồn nhân lực.
- Grob, U., & Wolter, S. C., 2007. Demographic change and public education
spending: A conflict between young and old ?. Education Economics, 15(3), 277292. Nghiên cứu cho thấy, thay đổi nhân khẩu học ở các nước công nghiệp sẽ ảnh

hưởng đến chi tiêu giáo dục theo hai cách. Một mặt, sự suy giảm số lượng trẻ em ở
độ tuổi đi học sẽ giảm bớt áp lực tài chính. Mặt khác, lý thuyết cũng như thực
nghiệm đã xác định rằng tỷ lệ người cao tuổi tăng dẫn đến giảm chi tiêu cho giáo
dục. Dữ liệu bảng được sử dụng để thu thập trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2002.
Thực nghiệm đã minh chứng cho giả thuyết chính của nghiên cứu, kết quả cho thấy
chi cho giáo dục công cộng bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tuổi của dân số.
- Gupta, S., Clements, B., & Tiongson, E., 1998. Public spending on human
development. Finance and Development, 35, 10-13. CTC cho giáo dục và y tế, vì
những ảnh hưởng tích cực của nó đối với sự hình thành vốn nhân lực, có thể thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi thúc đẩy công bằng và giảm nghèo. Tuy nhiên, chi


3

tiêu hiệu quả và có lợi cho giáo dục và y tế như thế nào, phụ thuộc vào cách phân
bổ ngân sách trong các lĩnh vực này. Bài nghiên cứu này thu thập dữ liệu của 118
quốc gia đang phát triển và chuyển đổi. Kết quả cho thấy từ giữa những năm 1980,
chi tiêu bình quân đầu người cho giáo dục và y tế đã tăng lên ở các nước đang phát
triển, nhưng giảm ở các nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, một tỷ lệ tương đối cao
của chi tiêu công được phân bổ cho giáo dục sau trung học và đại học, cũng như
chăm sóc sức khỏe chữa bệnh. Do đó, ở một số quốc gia, việc tăng chi tiêu cho giáo
dục tiểu học và y tế dự phòng có thể đảm bảo rằng lợi ích của chi tiêu xã hội được
phân phối công bằng hơn trong khi thúc đẩy sự phát triển của con người.
- Isola, W.A. & Alani, R.A., 2011. Human Capital Development and
Economic Growth: Empirical Evidence from Nigeria. Asian Economic and
Financial Review, 2(7): 813- 827. Phân tích thực nghiệm chứng minh rằng những
khoản đầu tư vào giáo dục và y tế giúp phát triển nguồn nhân lực và là nhân tố rất
quan trọng tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
chính phủ cần xây dựng hệ thống giáo dục và y tế để cung cấp cho dân chúng.
Những khoản chi tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế không chỉ là vấn đề phúc lợi xã

hội cho người dân mà còn cung cấp cho nền kinh tế một lực lượng lao động có thể
lực và trí lực tốt, là nguồn lực cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Quy mô lấy mẫu của bài nghiên cứu tương đối nhỏ và mô hình hồi quy OLS chưa
xử lý được một số khuyết tật có thể tồn tại.
- Li, H., & Liang, H., 2010. Health, education, and economic growth in East
Asia. Journal of Chinese Economic and Foreign Trade Studies, 3(2), 110 - 131. Tác
giả đã thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn con người,
nghiên cứu định lượng được sử dụng và dữ liệu bảng dùng để thu thập cho 05 nước
Đông Á từ năm 1961 - 2007. Họ đã nghiên cứu vốn con người dưới hình thức vốn
sức khỏe và vốn giáo dục, kết quả cho thấy vốn sức khỏe và vốn giáo dục có ảnh
hưởng tích cực đáng kể đến GDP. Kết quả cũng cho thấy ở Đông Á, ảnh hưởng
mạnh của vốn sức khỏe đến tăng trưởng GDP hơn là ảnh hưởng của vốn giáo dục.
Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách ở Đông Á ưu tiên đầu tư


4

vào y tế nhiều hơn so với giáo dục. Phạm vi lấy mẫu của bài nghiên cứu tương đối
nhỏ do hạn chế trong việc thu thập dữ liệu và có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia
trong vùng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có những hạn chế nhất định.
- Maitra, B., & Mukhopadhyay, C. K., 2012. Public spending on education,
health care and economic growth in selected countries of Asia and the Pacific. Asia
Pacific Development Journal, 19(2), 19 - 48. Nghiên cứu của Maitra và cộng sự đã
xem xét chi tiêu công giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và tác động của những khoản chi
này đến tăng trưởng GDP ở một số nước thuộc khu vực Châu Á -Thái Bình Dương.
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VEC (vector erro correction) đi cùng kiểm định
ADF và VAR (vector auto regression) cho kiểm định Wald cho chuỗi dữ liệu trong
giai đoạn từ năm 1981 - 2011 ở 12 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương. Mô hình
nghiên cứu thực nghiệm lấy chuỗi tăng trưởng GDP làm biến phụ thuộc và 3 biến
độc lập: Độ trễ chuỗi tăng trưởng GDP; độ trễ chuỗi chi giáo dục và độ trễ chuỗi

chi chăm sóc sức khoẻ. Kết quả kiểm định đã chứng minh rằng chi tiêu cho giáo dục
và chăm sóc sức khỏe tác động đến GDP là không hoàn toàn giống nhau ở các nước
trong mẫu nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy tăng trưởng GDP không phải
là một quá trình tức thời mà có một độ trễ tồn tại trước khi tác động đáng kể đến
GDP. Thực tế cho thấy sự phát triển của nguồn nhân lực bị chi phối rất lớn từ
những khoản đầu tư cho giáo dục và y tế ban đầu, cuối cùng thì kết quả của quá
trình đầu tư đó được biểu hiện dưới hình thức tăng trưởng kinh tế. Khảo lược cho
thấy trong nghiên cứu này chưa đưa những biến số có ảnh hưởng đến hiệu quả của
chi tiêu công như năng lực quản trị, độ mở chính trị, chỉ số tham nhũng … vào mô
hình, những yếu tố này có tác động trực tiếp đến hiệu quả của những khoản đầu tư
vào giáo dục và y tế hơn là quy mô của khoản chi đó. Những khoản chi cho giáo
dục và y tế vừa trực tiếp và gián tiếp qua sự phát triển nguồn nhân lực sẽ tác động
đến tăng trưởng kinh tế, ngoài ra còn có những biến vĩ mô khác cũng ảnh hưởng
đáng kể đến tăng trưởng như; mức độ đô thị hóa, tỷ trọng của ngành nông nghiệp
trong cơ cấp GDP...
- Mekdad, Y., Dahmani, A., & Louaj, M., 2014. Public spending on


5

education and economic growth in Algeria: Causality test. International Journal of
Business and Management, 2(3), 55. Trong bài viết này, tác giả đã xem xét mối
quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Algeria trong giai đoạn từ năm 1974
- 2012. Dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh và mô hình Cobb Douglas, đồng
thời phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và kiểm định Johansen được áp dụng
để kiểm tra tính nhân quả của các biến trong mô hình. Kết quả thực nghiệm ủng hộ
giả thuyết chính của nghiên cứu này rằng CTC cho giáo dục ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng kinh ở Algeria. Nghiên cứu cho thấy giáo dục là nhân tố tác động quan
trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để giáo dục là lực lượng nhân quả
chính trong tăng trưởng kinh tế ở Algeria cần phải có độ trễ về mặt thời gian.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và phạm vi chỉ thực hiện ở Algeria, một
quốc gia ở Châu Phi nên có những hạn chế nhất định.
- Musila, J.W., and W. Belassi., 2004. The impact

of education

expenditures on economic growth in Uganda: evidence from time series data.
Journal of Developing Areas, vol. 38, No. 1, pp. 123 - 133. Bài viết này sử dụng
kỹ thuật chuỗi thời gian để điều tra mối quan hệ giữa chi tiêu giáo dục của chính
phủ cho mỗi người lao động ở Uganda thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu từ
năm 1965-1999. Kết quả thực nghiệm cho thấy chi tiêu giáo dục cho mỗi lao động
trong thời kỳ này có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến GDP của nền kinh tế cả
trong dài hạn và ngắn hạn. Các ước tính của mô hình sửa lỗi cho thấy rằng mức
tăng 1% trong chi tiêu giáo dục trung bình cho mỗi công nhân sẽ dẫn đến tăng
khoảng 0,04% sản lượng trong ngắn hạn. Kết quả khi tăng 1% các khoản chi của
chính phủ cho giáo dục sẽ tăng sản lượng khoảng 0,6% trong dài hạn.
- Patrinos, H. A., Psacharopoulos, G., & Tansel, A., 2019. Returns to
Investment in Education: The Case of Turkey. World Bank Policy Research
Working Paper, (8789). Nghiên cứu ước tính lợi nhuận khu vực đầu tư của tư nhân
và xã hội vào lĩnh vực giáo dục ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu sử dụng cải cách giáo
dục năm 1997 về tăng giáo dục bắt buộc thêm ba năm để làm công cụ nghiên cứu.
Kết quả cho thấy rằng lợi ích của việc đầu tư giáo dục cho nữ cao hơn so với nam


6

giới, trái ngược với nhiều phát hiện ở những nước khác. Thu nhập của những người
làm việc trong khu vực công cao hơn so với những người làm việc trong khu vực tư
nhân và thu nhập của những người làm việc trong giáo dục trung học cao hơn
những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật. Quy mô thu thập dữ liệu chỉ

thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ do đó chưa mang tính phổ quát cao.
- Tsai C.L, Hung, M.C., & Harriott, K., 2010. Human capital composition and
economic growth. Springer Science Business Media, 99 (1), 41 - 59. Trong nghiên
cứu này nhóm tác giả đã xem xét thành phần nào của vốn nhân lực đã ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế. Tác giả xây dựng các biện pháp thay thế thành phần vốn
nhân lực bằng năm lĩnh vực nghiên cứu. Trong mỗi trường hợp, thước đo đại diện
cho số lượng sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực tương ứng là tỷ lệ phần trăm của tất
cả sinh viên tốt nghiệp. Các biện pháp như sau: vốn nhân lực nông nghiệp; nguồn
nhân lực công nghệ cao; nguồn nhân lực kinh doanh và dịch vụ; nguồn nhân lực về
lĩnh vực xã hội nhân văn; nguồn nhân lực về lĩnh vực sức khoẻ và phúc lợi xã hội.
Bài viết này sử dụng các mô hình OLS và phương pháp GMM để giải thích tỷ lệ
tăng trưởng không đồng nhất giữa nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.
Bằng chứng cho thấy những tác động đáng kể của giáo dục và vốn nhân lực công
nghệ cao đối với tăng trưởng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Sử Đình Thành và Đoàn Nguyên Vũ, 2015. Chi tiêu công, vốn con người và
tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển. Tạp chí Phát triển
kinh tế, số 26 (4), trang 25-45. Nghiên cứu đã tập trung đánh giá tác động trực tiếp
và gián tiếp của chi tiêu công lên nguồn nhân lực và GDP trên cơ sở phân tích sự
tác động của chính sách đầu tư cho giáo dục và y tế ở 26 quốc gia đang phát triển
trong giai đoạn từ năm 1995 - 2012 với dữ liệu bảng. Phương pháp sử dụng cho
nghiên cứu là bình phương tối thiểu 3 giai đoạn (3SLS) và GMM. Có bốn phương
trình được thiết lập cho bài nghiên cứu. (1) Phương trình tăng trưởng; (2) Phương
trình đầu tư; (3) Phương trình vốn giáo dục; (4) Phương trình vốn sức khỏe. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Tăng 1% tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học và trung học cơ


7

sở dẫn đến GDP tăng từ 0,16% đến 0,59%. Những quốc gia có năng lực thể chế trên

mức trung bình thì GDP tăng trưởng cao hơn những quốc gia có thể chế dưới trung
bình là 5,4%. Ngoài ra tỷ lệ đầu tư có mối quan hệ với vốn con người, độ mở
thương mại và lạm phát là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến đầu tư. Lạm phát
cao là rào cản đối với đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển. Tỷ lệ CTC cho giáo
dục tăng 1% dẫn đến tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tăng từ
0.009% đến 0.018% .
Qua lược khảo những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước. Tác giả
nhận thấy một số nghiên cứu trước xem xét vốn giáo dục dẫn xuất bởi tỷ lệ nhập
học của học sinh các cấp còn những khoảng trống. Nghiên cứu của Sử Đình Thành
và Đoàn Nguyên Vũ (2015), tỷ lệ nhập học của học sinh bậc tiểu học và THCS
được dẫn xuất làm cho biến số vốn giáo dục. Nghiên cứu của Tsai và cộng sự
(2010), xem xét vốn giáo dục là tỷ lệ học sinh nhập học của bậc trung học và đại
học. Chưa có nghiên cứu xem xét vốn giáo dục là tỷ lệ nhập học xuyên suốt từ tiểu
học, trung học cơ sở và THPT, đây chính là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu
thực nghiệm của đề tài nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu tác động chi tiêu công giáo dục đến phát triển nguồn nhân
lực ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 - 2016. Dựa vào kết quả nghiên
cứu đưa ra một số hàm ý chính sách và giải pháp phù hợp với thực tiễn.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tác động của chi tiêu công giáo dục đối với phát triển
nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển.
Mục tiêu 2: Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị chính sách chi tiêu công
cho giáo dục phù hợp với thực tiễn để phát triển nguồn nhân lực.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các mục tiêu trên của bài nghiên cứu nhằm trả lời cho những câu hỏi ?



8

(1) Chi tiêu công cho giáo dục có góp phần nâng cao phát triển nguồn nhân
lực ở các nước đang phát triển ?
(2) Cần có những giải pháp nào để nâng cao tác động tích cực của chi tiêu
công cho giáo dục ?
1.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng với 43 nước đang phát triển trong
khoảng thời gian 2002 - 2016.
Nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo Các chỉ số phát triển thế giới
(World Development Indicators - WDI, 2018) của Ngân hàng thế giới (WB).
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu bảng được sử dụng cho
bài nghiên cứu trình tự các bước như sau: Thứ nhất, thực hiện hồi quy các mô
hình Pooled OLS, FEM, REM cho bài nghiên cứu. Thứ hai, tiến hành so sánh lựa
chọn mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình đã hồi quy bằng các kiểm định. Thứ
ba, sau khi bài nghiên cứu lựa chọn được mô hình phù hợp tiến hành các kiểm định
để phát hiện các khuyết tật có thể có như: phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự
tương quan và vấn đề nội sinh. Cuối cùng, để khắc phục hiện tượng phương sai
sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan và biến nội sinh trong mô hình, đề tài sử
dụng phương pháp ước lượng GMM cho nghiên cứu này.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cơ sở khoa học để tham khảo, từ đó
giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách vĩ mô trong ngắn và dài hạn đưa ra
những cơ chế, chính sách trong việc phân bổ, quản lý chi NSNN cho giáo dục nhằm
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước
đang phát triển.
Kết quả nghiên cứu cũng là một kênh tài liệu tham khảo dành cho những
người quan tâm đến chủ đề chi NSNN và phát triển nguồn nhân lực.



9

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần tóm tắt, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục
luận văn gồm những chương sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về luận văn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết chi tiêu công giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Chương 4: Kết quả nghiên cứu đề tài
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Tóm tắt Chương 1: Nội dung chính được trình bày trong chương này là
những vấn đề bao quát của đề tài, cụ thể nội dung gồm có: đặt vấn đề định hướng
cho nghiên cứu, mục tiêu của luận văn được đặt ra để trả lời cho những câu hỏi
nghiên cứu, nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu sử dụng để xử lý cho bộ dữ
liệu thu thập, ý nghĩa của luận văn trong thực tiễn và cuối cùng là bố cục của bài
nghiên cứu.


10

CHƯƠNG 2_ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHI TIÊU CÔNG GIÁO DỤC VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
2.1. Cơ sở lý thuyết
Vốn con người giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bởi những lý do: (1) Kĩ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo kết hợp với
vốn hữu hình và các lao động thô để tạo ra sản phẩm. (2) Kiến thức là nền tảng để
có những sáng tạo, là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế (Mincer, 1989).
Từ nữa cuối thế kỷ 18 thuật ngữ vốn con người đã được học giả Smith

(1776) đặt nền móng. Tuy nhiên, trong thời kỳ này các nhà kinh tế chỉ tập trung vào
hai yêu tố đầu vào trong quá trình sản xuất là vốn tư bản và máy móc thiết bị. Các
nhà kinh tế học đã đưa vốn con người vào mô hình tăng trưởng trong những năm
giữa thế kỷ 20. Vấn đề trọng tâm trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh là đánh giá
vai trò của tích lũy và sử dụng vốn con người trong tăng trưởng kinh tế. Quan điểm
của trường phái kinh tế nội sinh cho rằng tích lũy vốn con người là nội sinh đối với
hệ thống kinh tế và cho phép giải thích một cơ chế cộng dồn tăng trưởng mà không
cần viện dẫn đến một tăng trưởng ngoại sinh. Theo Romer (1990), vốn con người là
một kho tri thức hiện có trong một xã hội, kho tri thức này là sản phẩm công cộng.
Romer lấy vai trò của tiến bộ kỹ thuật là nguồn gốc nội sinh của tăng trưởng. Barro
và Sala-i-Martin (1995) đã xây dựng hàm tăng trưởng có dạng: Y = K(uH)1-.
Y: Là biến phụ thuộc
u: Là thời gian dành cho sản xuất
H: Là vốn con người
K: Sản lượng quốc gia
Vốn con người được tích lũy từ kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được
trong đào tạo và cuộc sống.
Mô hình tăng trưởng nội sinh đề cao vai trò của chính phủ trong việc phát
triển kinh tế thông qua đầu tư vào giáo dục để phát triển vốn con người, vốn con
người gia tăng dẫn đến mức năng suất cao và tác động đến tăng trưởng kinh tế. Do


11

đó chính phủ của các nước đều cố gắng hành động để tạo ra vốn con người. Để phát
triển vốn con người thì vai trò của chính phủ các nước trong việc phân bổ nguồn lực
cho giáo dục, y tế là rất quan trọng, cần có biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị
những nguồn lực này để có tác động tích cực tới việc hình thành vốn con người và
tăng trưởng kinh tế.
2.2. Chi tiêu công giáo dục

2.2.1. Khái niệm
Cho đến nay, do xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau nên có một số
khái niệm về chi tiêu công giáo dục như sau:
Dương Thị Bình Minh (2005), chi tiêu công là các khoản chi tiêu của nhà
nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng
hóa công phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng.
Chi tiêu công là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn liền với sự tồn
tại của nhà nước, là công cụ của nhà nước để trang trải và đảm bảo các hoạt động
của bộ máy quản lý, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, can thiệp vào các hoạt động kinh
tế xã hội nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, bảo vệ lợi ích chung của các chủ
thể trong xã hội.
Từ khái niệm chi tiêu công có thể hiểu chi tiêu công giáo dục là những khoản
chi của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà
nước trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu của dân chúng và phát
triển kinh tế - xã hội.
Theo khái niệm của UNESCO, chi tiêu công giáo dục có nghĩa là chi tiêu
được thực hiện bởi nhà nước hoặc chính phủ hoặc cơ quan công quyền trong giáo
dục.
Theo OECD, CTC giáo dục bao gồm chi trực tiếp cho các tổ chức giáo dục
cũng như các khoản trợ cấp công liên quan đến giáo dục dành cho các hộ gia đình
và được quản lý bởi các tổ chức giáo dục. Chi tiêu công giáo dục được hiển thị dưới
dạng phần trăm GDP và được phân chia ra trước tiểu học, tiểu học đến sau trung
học và đại học.


12

Schultz (1961) cho rằng chi phí giáo dục bao gồm tất cả các chi phí phát sinh
trong quá trình học tập. Theo đó, có chi tiêu công và chi tiêu tư nhân.
Từ những khái niệm trên cho thấy chi tiêu công giáo dục chính là những

khoản chi tiêu của chính phủ trong lĩnh vực giáo dục.
2.2.2. Đặc điểm chi tiêu công giáo dục
CTC giáo dục là một phần trong cơ cấu chi tiêu công. Vì vậy, chi tiêu công
giáo dục vừa mang những đặc điểm chung của chi tiêu công và những đặc điểm
riêng của nội dung chi này.
- CTC giáo dục là những khoản chi của chính phủ cho con người và đầu tư
trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết cho các cơ sở giáo dục để cung cấp dịch vụ
cho người dân.
- Những khoản chi tiêu công giáo dục luôn mang tính chất công cộng
- Là những khoản chi không mang tính hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp
- Chi tiêu công giáo dục phục vụ lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các
vùng hay phạm vi quốc gia.
2.2.3. Phân loại chi tiêu công giáo dục
* Phân loại theo tính chất chi; Chi phí đầu vào cần thiết cho các hoạt động
giáo dục và quản lý được phân chia theo tỷ trọng chi tiêu và được thể hiện ở hai
nhóm chi là chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Chi thường xuyên bao gồm những khoản chi chủ yếu; khoản chi lương cho
nhân sự và các khoản chi thường xuyên khác như thuê mướn, điện, nước, đồ dùng
dạy học, sửa chữa nhỏ….
- Chi đầu tư; đất đai, cơ sở vật chất, chi xây dựng, mua sắm và sửa chữa lớn
trang thiết bị không nằm trong khoản mục chi thường xuyên.
* Phân loại theo chức năng hoặc mục đích; Việc phân loại chi tiêu theo
mục đích giúp phân tích các hoạt động trường học khác nhau:
- Các hoạt động dạy học; lương, sách giáo khoa, tài liệu giảng bài - học tâp…
- Các hoạt động có liên quan đến giáo dục; các hoạt động ngoại khóa, giám
sát, theo dõi học sinh ngoài lớp học.


13


- Các hoạt động hành chính; quan hệ với chức năng trung ương và địa
phương, quan hệ với giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh, hành chính và quan lý
hành chính.
- Các hoạt động xã hội và phúc lợi học sinh; các bữa ăn ở trường và cơ sở vật
chất ăn ở, chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh…
* Phân loại theo nguồn tài chính;
- Các tổ chức chính phủ
+ Cơ quan trung ương; Bộ Giáo dục và các bộ, ngành khác
+ Cơ quan địa phương
- Các nguồn khác; các khoản vay, các khoản tài trợ
* Phân loại theo cấp giáo dục; Phân loại theo cấp giáo dục, loại hình giáo
dục và một số hoạt động liên quan là cách phân loại căn bản về chi tiêu giáo dục.
- Cấp thứ nhất; giáo dục mầm non (tiền học đường) và tiểu học
- Giáo dục trung học; giáo dục phổ thông, đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề,
đào tạo sư phạm và thực tập sinh
- Giáo dục đại học; cao đẳng, đại học và các cơ sơ khác
- Giáo dục cho người lớn; chương trình xóa mù và giáo dục thường xuyên
- Các hoạt động khác; các hoạt động hành chính liên quan đến giáo dục.
2.2.4. Một số chỉ tiêu đo lường chi tiêu công cho giáo dục
Một số chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng phổ biến trong chi tiêu
công cho giáo dục là:
- Phần trăm chi tiêu công cho giáo dục trong tổng sản phẩm quốc nội;
chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng trong số của cải tạo ra trên lãnh thổ của một nước
trong một năm tài chính nhất định đã được nhà nước sử dụng cho giáo dục.
% CTC cho giáo
dục trong GDP

Tổng CTC cho GD trong năm tài chính x 100
=
GDP trong năm tài chính


- Phần trăm chi tiêu công cho giáo dục trong tổng chi tiêu của chính


14

phủ; cho phép đánh giá trọng tâm chính sách của chính phủ vào giáo dục trong mối
quan hệ với giá trị hiện hữu của các loại đầu tư công khác và phản ánh cam kết của
một chính phủ trong đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
% CTC cho giáo
dục trong TCT

Tổng CTC cho GD trong năm tài chính x 100
=
TCT của chính phủ trong năm tài chính

của chính phủ

- Phần trăm phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dụ theo cấp
học; thể hiện nguồn lực tài chính cho giáo dục được phân bổ thế nào cho các cấp
học hoặc giai đoạn giáo dục khác nhau. Đo lường trọng tâm tương đối chi tiêu
của chính phủ cho một cấp học cụ thể trong tổng CTC cho giáo dục.
% CTC thường
xuyên cho giáo
dục theo cấp học

=

Tổng CTC thường xuyên cho cấp
GD trong năm tài chính x 100

TCT công thường xuyên cho tất cả
các cấp giáo dục trong năm tài chính

- Phần trăm chi tiêu công thường xuyên cho 1 học sinh (sinh viên) trong
GNP bình quân đầu người; chỉ tiêu này đo lường tỷ trọng thu nhập bình quân
đầu người được sử dụng cho mỗi học sinh hoặc sinh viên. Nó có ích trong việc
đánh giá mức độ đầu tư của một đất nước đối với phát triển nguồn nhân lực. Khi
được tính theo cấp học, chỉ tiêu này cũng thể hiện chi phí và trọng tâm của một
nước cho một cấp giáo dục nhất định.
Tổng CTC thường xuyên tại một cấp học

CTC thường
xuyên/1 học sinh

=

GNP/người

=

Tổng số học sinh đi học cấp đó

GNP tổng
Tổng số dân


15

% CTC thường
xuyên 1 học sinh =

trong GNP/người

CTC thường xuyên/1 học sinh
TCT công thường xuyên cho tất cả
các cấp giáo dục trong năm tài chính

- Phần trăm chi tiêu công thường xuyên cho giáo dục trong tổng chi tiêu
công cho giáo dục; chỉ tiêu này thể hiện phần trăm của chi thường xuyên trong
tổng CTC cho giáo dục, do vậy nó cho thấy mô hình chi tiêu của chính phủ cho
giáo dục trên phương diện tỷ trọng tương đối của chi tiêu thường xuyên và chi
đầu tư phát triển.
% CTC thường
xuyên cho GD
trong tổng CTC
cho giáo dục

=

Tổng CTC thường xuyên
cho giáo dục trong một năm tài chính x 100
Tổng CTC cho giáo dục trong cùng năm tài chính

- Phần trăm chi trả cho giáo viên (lương và thưởng) trong tổng chi tiêu
công thường xuyên cho giáo dục; chỉ tiêu này đo lường tỷ trọng lương/thưởng
của giáo viên trong chi tiêu công thường xuyên cho giáo dục trong tương quan
với chi tiêu cho hành chính sự nghiệp, tài liệu giảng dạy, học bổng…
% CTC thường
xuyên cho
lương/thưởng
của giáo viên


=

Tổng CTC thường xuyên cho lương/thưởng của
giáo viên trong một năm tài chính x 100
Tổng CTC thường xuyên cho giáo dục trong
cùng năm tài chính

2.3. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công giáo dục
2.3.1. Vai trò của chi tiêu công giáo dục
Luật Giáo dục Việt Nam (2005, Điều 102, Khoản 1). “Nhà nước dành ưu tiên
hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo
dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước”.
Theo Friedman (1962), giáo dục ngày nay được thanh toán phần lớn và gần
như hoàn toàn được quản lý bởi các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi
nhuận.


×