Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại việt nam, trung quốc và ấn độ giai đoạn 1986 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---

PHAN KIM PHƯỢNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI, XUẤT KHẨU
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM, TRUNG QUỐC
VÀ ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1986 – 2017

Chuyên ngành: Tài chính
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ “ Mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ giai đoạn 1986 – 2017” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2019
Tác giả

Phan Kim Phượng



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............1
Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................4
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................4
Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................4
Bố cục đề tài ...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI, XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ.................................................................................................................6
2.1 Cơ sở lý thuyết về FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ...............................6
2.1.1 Lý thuyết cổ điển ...........................................................................................6
2.1.2 Lý thuyết trọng cầu ( mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes) ...........7
2.1.3 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển ...................................................................9


2.1.4 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh .....................................................................11
2.2 Các nghiên cứu trước đây ...............................................................................13
2.2.1 Các nghiên cứu về mối tương quan giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát
triển kinh tế ...........................................................................................................13

2.2.2 Các nghiên cứu về mối tương quan giữa xuất khẩu và phát triển kinh tế ...20
2.2.3 Các nghiên cứu về mối tương quan giữa xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước
ngoài và phát triển kinh tế.....................................................................................27
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................32
3.1 Dữ liệu và mô hình nghiên cứu ......................................................................32
3.2 Phương pháp định lượng.................................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................39
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ...............................................................................39
4.2 Kết quả mô hình ARDL ..................................................................................40
4.3 Ước lượng hệ số ngắn hạn và dài hạn.............................................................42
4.4 Kiểm định chẩn đoán ......................................................................................46
4.5 Kiểm định nhân quả Granger ..........................................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARDL : Autoregressive Distributed Lag - Mô hình phân phối trễ tự hồi quy.
EXP: Export - Xuất khẩu.
ELG: Export-Led Economic Growth - Xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng.
FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội.
GDE: Growth-driven Export – Tăng trưởng kinh tế dẫn dắt xuất khẩu.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu ủng hộ quan điểm đầu tư có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế.
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu ủng hộ quan điểm đầu tư không có tác động

đến tăng trưởng kinh tế.
Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu ủng hộ quan điểm đầu tư có tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế.
Bảng 2.4: Tóm tắt các nghiên cứu ủng hộ quan điểm tăng trưởng kinh tế không
dựa vào xuất khẩu.
Bảng 2.5: Tóm tắt các nghiên cứu ủng hộ quan điểm tăng trưởng kinh tế không
dựa vào xuất khẩu.
Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng.
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định ARDL Bounds.
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn.
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng hệ số dài hạn.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định chẩn đoán.
Bảng 4.7: Kết quả Granger-causality.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1a, b, c: Minh họa lần lượt kết quả độ trễ tối ưu cho mô hình ARDL
với chuỗi dữ liệu của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc.
Hình 4.2a, b, c: Kết quả kiểm định tính ổn định của hệ số ước lượng với chuỗi
dữ liệu của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc.
Hình 4.3a, b, c: Biểu diễn kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger của
Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc.


TÓM TẮT
Những yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia luôn là
vấn đề quan trọng được các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm đến. Trong đó, các yếu
tố như đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu là những yếu tố có sức ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế. Vì thế, đề tài nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu sự tác

động của các yếu tố FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở ba quốc gia: Việt Nam,
Trung Quốc và Ấn Độ.
Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp mô hình tự hồi qui phân phối trễ
(ARDL Bounds) để tìm ra mối tương quan giữa các yếu tố đầu tư trực tiếp nước
ngoài, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, phương pháp kiểm định nhân
quả Granger được sử dụng trong đề tài để nhằm xác định chiều tác động giữa ba biến
được nêu ở trên, đồng thời đề tài sử dụng dữ liệu chuỗi theo thời gian của ba biến
FDI, xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1096
đến năm 2017.
Kết quả cho thấy, tại cả ba nước nghiên cứu, biến xuất khẩu và biến tăng
trưởng kinh tế (biến tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi tổng sản phẩm quốc nội)
đều có mối quan hệ dài hạn. Như vậy có thể nói chính sách hướng ngoại bằng việc
đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút mạnh vốn đầu tư FDI đã thúc đẩy nền kinh tế tại Việt
Nam, Trung Quốc và Ấn Độ có những bước tiến tích cực. Tuy nhiên đối với nghiên
cứu này, khảo sát ở nước Trung Quốc thì không có dấu hiệu cho thấy FDI tác động
đến GDP như tại hai nước còn lại là Việt Nam và Ấn Độ.


ABSTRACT
The determinants of economic growth have always been an important issue in
economic research. In that factors, factors of foreign direct investment, export factors
also have an impact on economic growth. Therefore, this research focuses on studying
the impacts of FDI, export and economic growth factors in Vietnam, China and India.
The study applied the model ARDL Bounds to find out the correlation between
foreign direct investment factors, exports and economic growth.
In addition, Granger causality testing method is used in this study to determine
the direction of impact between the three variables (direct investment factors, exports
and economic growth) were mentioned above. In addition, the study also use the time
series data from 1986 to 2017 of three variables as FDI, exports and economic growth
in three countries as Vietnam, China and India.

The results show that, in the long run export variables has a significant positive
impact economic growth on three countries: Viet Nam, China and India (economic
growth is represented by gross domestic product). Thus, it can be said that the policy
of extroverting by promoting exports and attracting FDI capital has pushed the
economy in Vietnam, China and India to make positive progress. However, in China,
there is no indication that FDI affects GDP as in the other two countries, Vietnam and
India.

.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề
Việc nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), xuất khẩu (EXP) và tăng trưởng kinh tế luôn là trọng tâm của nhiều bài nghiên
cứu học thuật. Ba biến được nêu trên là những chỉ số có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế vì các yếu tố này biểu hiện tình trạng sức khỏe tổng thể của nền kinh tế một
quốc gia. Nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế tin rằng FDI có tác động
tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nền kinh tế tiếp nhận nguồn vốn.
Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm có vẻ không thuyết phục. Và trong nhiều thập kỷ
qua, những cuộc tranh luận về đề tài này chủ yếu liên quan đến việc liệu FDI có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế như dự đoán của lý thuyết hay không và tác
động này đóng góp như thế nào trong nền kinh tế.
Một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng
(Yao, 2007; Vu và Noy, 2008) thì cho rằng FDI là một nguồn tài chính lớn và có thể
tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận kỹ thuật công nghệ từ các
nước phát triển và tiên tiến. Đồng thời thông qua kênh này, nước chủ nhà sẽ có cơ
hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, FDI sẽ giúp cải thiện việc làm, kỹ

năng công việc, chuyên môn quản lý, thị trường xuất khẩu và doanh thu thuế.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng ngoài những lợi ích đáng kể đến nền
kinh tế, các quốc gia tiếp nhận vốn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề không mong
muốn (Kholdy, 1995; Duasa, 2007; Mutafoglu, 2012). FDI có thể tạo thêm áp lực
cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp địa phương tại các thị trường nội địa, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu trường hợp FDI không tập trung vào lĩnh vực xuất
khẩu. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước cũng làm suy
giảm cán cân thanh toán. Một số tác giả thậm chí còn cho rằng FDI có thể có tác động
lớn đến việc hạn chế đầu tư trong nước. Trong viễn cảnh này, ảnh hưởng của FDI là
khá mơ hồ.


2

Bên cạnh FDI, xuất khẩu cũng là một yếu tố quyết định đáng kể đến tăng
trưởng. Dựa trên hai giả thuyết nền tảng là xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng (ELG) và
tăng trưởng dẫn dắt xuất khẩu (GDE), nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm để có câu trả lời chính xác cho mối tương quan giữa hai biến này. Một số
nghiên cứu ủng hộ vai trò của xuất khẩu với tăng trưởng (Tyler, 1981; Chow, 1987).
Xuất khẩu theo đó được coi là nguồn ngoại hối quan trọng nhất, được các nước đang
phát triển chú trọng nhất để giảm bớt vấn đề cán cân thanh toán và giảm thất nghiệp
thông qua việc tạo ra cơ hội việc làm. Chính sách cải cách mở cửa chú trọng xuất
khẩu cũng tạo động lực để thu hút nguồn FDI công nghệ cao, thúc đẩy hoạt động sản
xuất trong nước đạt quy mô cao, giúp quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế phát triển, một số nền kinh tế mới nổi và điển
hình hơn là những con rồng châu Á như Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc đã đưa ra
ví dụ điển hình về tầm quan trọng của xuất khẩu. Bên cạnh các nghiên cứu ủng hộ
quan điểm xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng (ELG), vẫn có những nghiên cứu khác ủng
hộ quan điểm tăng trưởng dẫn dắt xuất khẩu (GDE) như Jung và Marshall (1985),
Ahmad và Kwan (1991).

Việc nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu của ba nước Việt Nam, Ấn Độ,
Trung Quốc vì các nước này là các nước thuộc khu vực Châu Á. Trong những năm
gần đây, Châu Á là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,
điển hình như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Được cho là bốn con
hổ hay 4 con rồng nhỏ Châu Á. Một trong những lý do của việc tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng ở khu vực này là các nước này áp dụng chính sách hướng ngoại bao
gồm mở rộng xuất khẩu và mở cửa cho FDI. Mặc khác có khá ít tài liệu nghiên cứu
về vấn đề này tập trung vào các nước Châu Á, với những kết quả hỗn hợp không rõ
ràng về mối quan hệ của các biến FDI, xuất khẩu và GDP. Ngoài ra, cả ba quốc gia
Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những quốc gia chú trọng thúc đấy FDI, xuất
khẩu cũng như đều có những cuộc cải cách kinh tế (Việt Nam 1986, Trung Quốc
1978, Ấn Độ 1991) và cũng có sự tương đồng về mô hình tăng trưởng. Đồng thời,
cũng có nhiều bài nghiên cứu riêng lẻ được thực hiện cho từng quốc gia này trong


3

khuôn khổ mối quan hệ hai biến, tuy nhiên lại có khá ít các nghiên cứu xem xét sự
giống và khác nhau trong mối quan hệ nhân quả của cả ba biến FDI, EXP và GDP.
Những lý do trên cũng chính là ý tưởng của đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ
giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ
giai đoạn 1986 - 2017”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mặc dù Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những quốc gia chú trọng
FDI, thúc đẩy xuất khẩu cũng như cũng đều có những cuộc cải cách kinh tế và cũng
có sự tương đồng về mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên ở các nghiên cứu thực tế trước
đây, các quốc gia khác nhau thường có kết quả không giống nhau cho dù có sử dụng
cùng kỹ thuật trên cơ sở dữ liệu tương tự và trong khoảng thời gian tương tự. Vì kết
quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Do đó, bài nghiên
cứu này sẽ kiểm tra tác động của các yếu tố FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở

ba quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ để xem mức độ tác động đó như thế nào
và có mối quan hệ nhân quả giữa các biến này ở tất cả các nước nghiên cứu hay
không.
Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu hướng đến trả lời các
câu hỏi cụ thể sau:
1. Có tồn tại mối tương quan giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng
trưởng kinh tế tại các nước Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ trong giai
đoạn nghiên cứu 1986-2017 không?
2. Có tồn tại mối tương quan giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại các
nước Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn nghiên cứu 19862017 không?
3. Có tồn tại mối tương quan giữa dòng vốn FDI, xuất khẩu và tăng trưởng
kinh tế tại các nước Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn
nghiên cứu 1986-2017 không?


4

Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu lựa chọn phương pháp ARDL theo đề xuất của Pesaran và
cộng sự (2001) để chỉ ra rằng: liệu có tồn tại hay không của mối quan hệ dài hạn giữa
ba biến đầu tư trực tiếp, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng xem xét sự
đóng góp của xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế và
ngược lại.
Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger do
Toda và Yamamoto (1995) giới thiệu để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa FDI,
EXP, GDP và chiều tác động của chúng.
Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu chọn Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đã cho
thấy sự phát triển nhanh chóng trong thương mại, FDI và thu nhập khi mở cửa hướng

ngoại sau nhiều năm đàn áp kinh tế. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng chọn giai đoạn
phân tích là từ năm 1986 đến năm 2017.
Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu đã góp phần xác định mức độ ảnh hưởng của FDI, xuất khẩu đến
tăng trưởng kinh tế và chiều tác động của các nhân tố này ở các quốc gia đang chuyển
mình phát triển như Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Thông qua đó, nghiên cứu góp
phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của FDI, xuất khẩu trong tăng trưởng
kinh tế và phát triển kinh tế cũng như tầm quan trọng của các yếu tố vĩ mô, thể chế
chính trị trong việc gia tăng khả năng hấp thụ vốn FDI vào các quốc gia. Từ nhận
thức đó, sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này về các yếu tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế khi đề cập dến nhiều nhân tố hơn nữa.
Bố cục đề tài
Đề tài được chia thành năm phần.
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, lý do thực hiện nghiên cứu,
mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.


5

Chương 2: Trình bày tổng quan về lý thuyết đồng thời chương này cũng trình
bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và
tăng trưởng kinh tế.
Chương 3: Mô tả dữ liệu và các phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày các kết quả chính.
Chương 5: Nhấn mạnh những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu, đồng
thời nêu lên những hạn chế và gơi ý đề tài mở rộng chuyên sâu hơn.


6


CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI, XUẤT KHẨU VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1 Cơ sở lý thuyết
Tăng trưởng kinh tế được diễn đạt thông qua các mô hình tăng trưởng kinh tế
tiêu biểu như: Lý thuyết về mô hình tăng trưởng cổ điển, mô hình tăng trưởng của
Keynes, mô hình tân cổ điển và mới nhất là mô hình tăng trưởng nội sinh ở cuối thế
kỷ XX.
2.1.1 Lý thuyết cổ điển
Đại diện tiêu biểu nhất của lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế chính là lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lý thuyết lợi thế so sánh của David
Ricardo. Các lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của chuyên môn hóa sản xuất, lợi thế
so sánh và hiệu quả sản xuất trong hoạt động thương mại quốc tế.
Adam Smith là nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra những lập luận và cơ sở giải
thích cho sự ra đời của trao đổi và thương mại quốc tế. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
được Adam Smith khởi xướng trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các dân tộc (The
Wealth of Nations)” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1776. Theo ông, các nước
nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt
đối. Chuyên môn hóa sẽ giúp tăng năng suất và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khi đó, tất cả các quốc gia đều có lợi ích từ trao đổi thương mại quốc tế. Lý thuyết
lợi thế tuyệt đối không chỉ giúp mô tả hướng chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi
giữa các quốc gia, mà còn được coi là các công cụ để các quốc gia tăng phúc lợi. Mô
hình thương mại này có thể giúp giải thích được một phần của thương mại quốc tế,
tuy nhiên vẫn chưa giải thích được lý do tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn
ra khi một nước hoàn toàn không có lợi thế tuyệt đối đối với mọi mặt hàng.
Năm 1817, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế tương đối giúp củng cố
thêm những luận điểm về tác động của thương mại quốc tế, trong đó có xuất khẩu,
tới thu nhập của các quốc gia, đồng thời khắc phục một phần hạn chế của lý thuyết
lợi thế tuyệt đối. Ông cho rằng, một quốc gia thậm chí sản xuất tất cả các sản phẩm



7

đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia, họ vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại.
Mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế
tương đối. Lợi thế tương đối trong sản xuất sản phẩm của một quốc gia thể hiện ở
hiệu quả sản xuất cao tương đối hay giá cả sản xuất thấp hơn tương đối so với quốc
gia kia. Nhờ vậy, lợi thế từ chuyên môn hóa được khai thác triệt để hơn cũng như có
thể tạo ra mức sản lượng lớn hơn so với khi chưa có thương mại quốc tế và kết quả
là tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế sẽ giúp các ngành
xuất khẩu khai thác lợi thế kinh tế theo qui mô, tăng năng suất và giảm chi phí, cải
thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng xuất khẩu và qua đó giúp thúc đẩy tăng
trưởng xuất khẩu.
2.1.2 Lý thuyết trọng cầu (mô hình tăng trưởng của trường phái
Keynes)
Lý thuyết kinh tế của Keynes được coi là lý thuyết trọng cầu vì ông đánh giá
cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà
nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất
nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm, do đó cầu có hiệu quả
giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa
chuộng tiền mặt,… vì thế cầu tiêu dùng giảm và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó,
cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả. Theo đó, gia tăng xuất khẩu là
một trong những nhân tố có thể thúc đẩy tăng tổng cầu và vì vậy sẽ chắc chắn dẫn
đến tăng sản lượng. Trong mô hình này, tổng cầu dịch chuyển theo những thay đổi
của xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng khuếch đại đến sản lượng qua hiệu ứng số nhân, tương
tự như tác động của đầu tư tới tăng trưởng sản lượng.
Quan điểm này tiếp tục được phát triển thành những mô hình lý thuyết mới
nhằm phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Thirlwall (1979)
xây dựng mô hình tăng trưởng ràng buộc bởi cán cân thanh toán (Balance of Payments
Constrained Growth Model) dựa trên lập luận rằng: ràng buộc chủ yếu của tổng cầu
ở các nền kinh tế mở là cán cân thanh toán. Nếu cán cân thanh toán của một quốc gia

ở trong tình trạng xấu thì tổng cầu sẽ bị cắt giảm, khi đó nguồn cung không được sử


8

dụng một cách đầy đủ, không thu hút được đầu tư, công nghệ chậm phát triển, hàng
hóa sản xuất trong nước sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn so với hàng hóa nước ngoài, do
đó, tiếp tục làm cán cân thanh toán trở nên xấu hơn. Cứ như vậy, quá trình này lại tái
diễn thành một vòng luẩn quẩn. Ngược lại, khi cán cân thanh toán được cải thiện sẽ
giúp mở rộng tổng cầu, theo đó sẽ kích thích đầu tư, tăng vốn và thúc đẩy tiến bộ
công nghệ, tạo thêm nhiều việc làm, các yếu tố sản xuất sẽ dịch chuyển từ khu vực
kém hiệu quả sang khu vực hiệu quả hơn…, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .
Từ lập luận đó, Thirlwall chỉ ra rằng không có quốc gia nào tăng trưởng nhanh
hơn tốc độ tăng khi ở trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán. Điều này ngụ ý rằng
tăng trưởng kinh tế bị ràng buộc bởi trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán. Khi
xuất khẩu tăng trưởng hoặc hệ số co giãn của nhập khẩu theo thu nhập giảm thì nền
kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong dài hạn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán theo
Thirlwall được thể hiện bởi phương trình sau:
g = x/π
Trong đó:
g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán
x: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
π: Hệ số co giãn của nhập khẩu theo thu nhập
Tăng cường xuất khẩu cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ phía cầu
theo một số kênh dẫn khác. Chẳng hạn, Awokuse (2003) khẳng định, mở rộng xuất
khẩu có thể là một nhân tố kích thích tăng trưởng sản lượng một cách trực tiếp với
vai trò là một bộ phận cấu thành của tổng cầu, cũng như gián tiếp thông qua phân bổ
nguồn lực hiệu quả, khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô và kích thích cải tiến kỹ
thuật do sự cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Tăng cường xuất khẩu có thể cung

cấp ngoại hối tài trợ cho nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng hóa vốn, mà đến
lượt nó, làm tăng sự hình thành vốn, góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu mở rộng sản
xuất nội địa và thúc đẩy tăng trưởng. McKinnon (1964), Balassa (1978), Esfahani
(1991), Buffie (1992) cũng có cách nhìn tương tự về vấn đề này.


9

2.1.3 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển
Robert Solow sinh năm 1987, ông là giáo sư được tặng giải Nobel kinh tế về
những nghiên cứ thực nghiệp có đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng. Điều
đặc biệt là ông đã đưa ra cách lý giải về nguồn gốc của tăng trưởng. Trong mô hình
đầu tiên (mô hình gốc), Solow phân tích mô hình cơ bản dựa vào mô hình Cobb Doulas với hai yếu tố lao động và đầu tư, tiết kiệm, sau đó ông mới trình bày mô hình
tổng quát với yếu tố công nghệ tác động tới tăng trưởng như thế nào. Mô hình này
của ông còn được gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, vì mô hình không đề cập
đến các nhân tố bên trong, kết quả của tăng trưởng kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ
nhất định, ở đó gọi là trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài như công nghệ,
tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái
bền vững. Nghiên cứu này của Solow cho đến hiện tại vẫn còn xảy ra nhiều cuộc
tranh luận, tuy vậy, mô hình tăng trưởng của Solow vẫn được đánh giá là một trong
những mô hình có tác động lớn trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng.
Mô hình này dựa trên các giả định như là giá cả linh hoạt trong dài hạn. Đây
là một quan điềm của kinh tế học tân cổ điển. Khi này, lao động L được sử dụng hoàn
toàn và nền kinh tế tăng trưởng hết mức tiềm năng. Đồng thời toàn bộ tiết kiệm sẽ
chuyển hóa thành đầu tư.
Mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lực lượng L, lượng tư bản K và năng
suất lao động A. Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y =F(A,L,K). Giả thuyết là
hàm này có dạng Cobb – Doulas như sau:

Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của chính phủ, có sự khấu hao

tư bản. Khi có đầu tư mới, trữ lượng vốn tăng lên nhưng đồng thời, vốn cũng bị khấu
hao theo thời gian. Khi đó lượng vốn mới có sẽ bằng lượng vốn mới tạo ra từ đầu tư
trừ đi các khoản hao mòn.
Tư bản K và lao động L tuân theo quy tắc lợi tức biên giảm dần, có nghĩa là
khi tăng K thì ban đầu Y tăng rất nhanh đến một lúc nào đó Y tăng chậm lại.


10

Dựa trên các giả định trên, mô hình tăng trưởng của Solow đã chỉ ra trạng thái
dừng của nền kinh tế. Trạng thái dừng là điểm cân bằng mà tại đó lượng vốn giữ
nguyên không đổi, bởi vì lượng đầu tư để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ
phần vốn bị hao mòn. Khi vốn không tăng thì sản lượng cũng không tăng. Vì vậy ở
trạng thái dừng, lượng vốn trên một lao động là cố định. Vốn và lao động không tăng
thì tổng sản lượng vẫn là cố định. Đây là hệ quả của hàm sản xuất có hiệu suất biên
giảm dần. Nếu vốn tiếp tục tăng, sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần. Do
vậy, thu nhập dành cho tiết kiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần. Vì vậy luôn luôn tồn
tại một “trạng thái dừng” của nền kinh tế, nơi mà mọi biến số đều hội tụ về một giá
trị cố định. Như vậy, mô hình Solow dự đoán rằng những nước có tăng trưởng dân số
cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên lao động thấp hơn trong dài hạn. Đồng thời,
mô hình cũng giải thích được sự tăng trưởng đều đặn của một số nước là do tốc độ
tăng trưởng về công nghệ.
Tư tưởng tân cổ điển đã trở thành nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu tăng
trưởng kinh tế trong nhiều năm sau đó. Đặc biệt nó đã thúc đẩy các nghiên cứu về tác
động của thương mại quốc tế (trong đó có xuất khẩu) đến tăng trưởng kinh tế thông
qua việc mở rộng mô hình tân cổ điển bằng cách nới lỏng các giả thiết của mô hình.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm theo mô hình tân cổ điển mở rộng, xuất khẩu đã
được đưa vào hàm sản xuất thông qua năng suất nhân tố tổng hợp. Họ cho rằng, xuất
khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất.
Theo Feder (1983), xuất khẩu tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến năng suất

nhân tố tổng hợp thông qua ảnh hưởng lên phần còn lại của nền kinh tế. Trong nghiên
cứu của mình, Feder chia nền kinh tế làm hai khu vực, đó là khu vực xuất khẩu (X)
và khu vực phi xuất khẩu (N). Khi đó, hàm sản xuất có dạng:
Y = N +X
Trong đó:
N = F(KN, LN, X) X = G(KX, LX)
Với K là vốn, L là lực lượng lao động.


11

Giả sử có sự khác biệt về năng suất nhân tố biên giữa hai khu vực, ký hiệu là
δ, khi đó: δ = (GK/FK) -1 = (GL/FL) – 1.
Trong đó: GK và GL là năng suất cận biên của vốn và lao động ở khu vực xuất
khẩu, FK và FL là năng suất cận biên của vốn và lao động ở khu vực phi xuất khẩu.
Nếu δ= 0, năng suất cận biên là cân bằng giữa hai khu vực. Nếu δ> 0, năng suất cận
biên trong khu vực xuất khẩu là cao hơn khu vực phi xuất khẩu.
Hàm sản xuất tân cổ điển theo cách tiếp cận của Feder được xác định như sau:
dY/Y = a.(I/Y) + b.(dL/L) + [δ/(1+δ) + Fx].(dX/X).(X/Y) (1.5)
Trong đó:
dY/Y: Tốc độ tăng GDP
I/Y: Tỷ lệ giữa đầu tư với GDP dL/L: Tốc độ tăng lực lượng lao động
Fx: Ảnh hưởng cận biên của xuất khẩu đối với sản lượng của khu vực phi xuất khẩu.
X/Y: Tỷ lệ giữa xuất khẩu với GDP dX/X: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Ở đây, trong mô hình theo cách tiếp cận tổng cung, tăng trưởng GDP sẽ phụ
thuộc vào sự phân bổ tích lũy các yếu tố lao động, vốn và xuất khẩu. Ngoài ra, sẽ có
sự dịch chuyển các yếu tố từ khu vực phi xuất khẩu có năng suất thấp sang khu vực
xuất khẩu có năng suất cao.
Tóm lại, bên cạnh những hạn chế do mô hình được đặt trong khá nhiều giả
định, lý thuyết tăng trưởng của Solow vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các học

thuyết về tăng trưởng và mở ra nhiều vận dụng cho những nghiên cứu trong tương
lai. Trong đó, một số luận điểm đã được chú ý và tiếp tục được khai thác trong những
nghiên cứu về sau.
2.1.4 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Ở giai đoạn sau của lý thuyết tân cổ điển, những đại diện cho lý thuyết tăng
trưởng mới như Romer (1986), Rebelo (1991) và Lucas (1988) đã giả định rằng tiến
bộ công nghệ là nội sinh, trái với lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển dựa trên giả định
tiết kiệm, cải tiến công nghệ, tăng trưởng dân số là ngoại sinh. Ngoài ra, lý thuyết này
còn cho rằng sản phẩm biên của vốn là không đổi trái với lý thuyết tân cổ điển giả
định vốn có năng suất biên giảm dần.


12

Các mô hình tăng trưởng nội sinh ra đời đã giúp khắc phục hạn chế của mô
hình tăng trưởng tân cổ điển khi giải thích được quá trình thay đổi về công nghệ/năng
suất bằng chính các tham số trong mô hình. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng
trưởng kinh tế cũng được làm rõ trong các lý thuyết này.
Theo đó, xuất khẩu tác động tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) thông qua
tích lũy kiến thức, các ý tưởng, các cải tiến, tích lũy vốn con người và những ảnh
hưởng ngoại ứng khác- những yếu tố nội sinh duy trì tăng trưởng dài hạn. Hoạt động
xuất khẩu, theo một cách đặc biệt đã tạo ra những ngoại ứng công nghệ tích cực đối
với toàn bộ nền kinh tế. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong giai đoạn đầu
của quá trình tăng trưởng, các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao
đều được hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Nhờ những
tác động lan tỏa, xuất khẩu giúp các nền kinh tế mở tiếp cận rộng rãi hơn với kiến
thức công nghệ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, làm tăng năng suất lao
động và dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cũng có thể tác động đến xuất khẩu thông qua
tăng năng suất nhờ khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô và thúc đẩy tiến bộ công

nghệ. Năm 1949, nhà kinh tế học người Hà Lan Petrus Johannes Verdoorn đã công
bố kết quả nghiên cứu của mình về năng suất và tăng trưởng sản lượng trong một bài
viết có tựa đề tiếng Anh là “On the Factors Determining the Growth of Labor
Productivity” trên tạp chí kinh tế L’Industria của Italia. Nghiên cứu của Verdoorn đề
cập đến mối quan hệ thống kê giữa tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động mà sau
này được nhắc đến là Luật Verdoorn (Verdoorn’s Law). Luật Verdoorn cho rằng tồn
tại mối quan hệ tích cực giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, đặc
biệt là đối với khu vực sản xuất. Mối quan hệ này có thể được thể hiện như sau:
P = α + βQ + ε (β>0) (1.6)
Trong đó, P và Q lần lượt là năng suất lao động và sản lượng của khu vực sản
xuất; β là hệ số Verdoorn, giá trị dương của hệ số này cho thấy mối quan hệ cùng
chiều giữa năng suất lao động và sản lượng; ε là phần dư.


13

Luật Verdoorn là cơ sở cho hầu hết các nghiên cứu về tác động của tăng trưởng
kinh tế đến xuất khẩu. Theo đó, sự tăng trưởng sản lượng nhanh hơn sẽ làm tăng năng
suất do hiệu quả kinh tế theo qui mô. Do đó, một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng
sẽ trải qua quá trình tăng năng suất. Nếu tiền lương không tăng tương xứng với mức
tăng năng suất thì giá cả sẽ giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu và do đó có tác dụng khuyến khích xuất khẩu.
2.2 Các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các nghiên cứu về mối tương quan giữa đầu tư trực tiếp nước
ngoài và phát triển kinh tế
2.2.1.1 Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm đầu tư có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế
Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh liệu FDI có tác động đến
tăng trưởng hay không, và nếu có thì có ở mức độ nào. Một trong những bài nghiên
cứu được biết đến rộng rãi về đề tài này là nghiên cứu của De Mello (1997) xác nhận

FDI có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế vì nó góp phần tích lũy vốn
và chuyển giao công nghệ mới cho nước tiếp nhận. Ngoài ra, FDI tác động đến tăng
trưởng kinh tế một cách gián tiếp thông qua đào tạo lao động, tiếp thu kỹ năng đáp
ứng tiêu chuẩn công nghệ mới, nâng cao khả năng sắp xếp tổ chức, quản lí. Tuy nhiên,
các lý thuyết tăng trưởng kinh tế thông thường đang được xem xét bằng cách thảo
luận trong bối cảnh của một nền kinh tế đóng chứ không phải là nền kinh tế mở như
mô hình các quốc gia gần đây. Theo các mô hình tân cổ điển, FDI chỉ có thể ảnh
hưởng đến tăng trưởng trong ngắn hạn vì lợi nhuận vốn giảm dần trong dài hạn. Sự
thiếu thực tế này trong các mô hình tân cổ điển đã kích thích sự phát triển của mô
hình tăng trưởng nội sinh, mà nhiều người coi là một mô hình phù hợp hơn với việc
nhấn mạnh vai trò của thay đổi công nghệ.
Mô hình tăng trưởng nội sinh đã được phát triển bởi Lucas (1988), Rebelo
(1991) và Romer (1986). Mô hình này tạo ra vốn dưới dạng tích lũy vốn nhân lực,
nghiên cứu và phát triển, nêu bật các yếu tố bên ngoài phát sinh. FDI tạo cơ hội kết


14

hợp các yếu tố đầu vào và công nghệ mới trong hệ thống sản xuất của nước tiếp nhận.
Vì vậy FDI được xem là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của một nền kinh tế.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thường chỉ ra rằng tác động của FDI đối
với tăng trưởng phụ thuộc vào các yếu tố khác của từng quốc gia. Buckley (2002) lập
luận rằng mức độ đóng góp của FDI phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và xã hội ở nước
tiếp nhận. Các quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, chế độ thương mại mở và trình độ công
nghệ cao sẽ được hưởng lợi từ việc tăng vốn FDI cho nền kinh tế của họ.
Tương tự, kết quả nghiên cứu của Borensztein (1998) cho thấy rằng FDI là
nguồn chính yếu của hầu hết các quốc gia trong việc tiếp thu công nghệ mới hiện đại,
từ đó đóng góp tích cực làm tăng GDP khi lấy mẫu 69 nước đang phát triển với chuỗi
thời gian từ 1970 - 1989. Tác giả còn nhấn mạnh nguồn nhân lực của đất nước càng
đảm bảo thì tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế càng lớn. Li và Liu (2005) sử

dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng để tìm hiểu mối quan tâm của mình trong
dữ liệu của 84 quốc gia lấy mẫu ngẫu nhiên trong giai đoạn từ năm 1970 - 1999 cho
thấy rằng FDI ảnh hưởng trực tiếp đến GDP và cũng gián tiếp thông qua tương tác
với vốn nhân lực bằng cách sử dụng cả phương trình đơn và kỹ thuật phương trình
đồng thời.
Trong hầu hết các bài nghiên cứu, Bengoa (2003) thấy rằng để nhận được lợi
ích từ dòng vốn vào FDI, nước tiếp nhận đòi hỏi phải có một mức độ phù hợp ổn định
kinh tế, và thị trường vốn tự do hóa, cũng như vốn nhân lực. Quốc gia có thị trường
tài chính phát triển tốt không chỉ có thể thu hút được dòng vốn FDI cao hơn mà còn
cho phép các nước tiếp nhận có được lợi nhuận lớn hơn.
Baharom Shah và Thanoon (2006) sử dụng mô hình bảng động để kiểm tra
mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng ở các nền kinh tế Đông Á. Các tác giả đã xác
nhận rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng và tác động của nó được thể hiện cả trong ngắn
hạn và dài hạn. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các nước có chính sách thu hút đầu tư
nước ngoài có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần các nước hạn chế dòng đầu tư. Tuy nhiên
cường độ của tác động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vĩ mô khác như nguồn nhân


15

lực có sẵn tại quốc gia tiếp nhận, chính sách ổn định vĩ mô, tỉ trọng xuất khẩu, các
chỉ số tài chính quan trọng và các yếu tô mang tính quyết định khác.
Trong trường hợp của Việt Nam, Anwar và Nguyen (2010) trong nghiên cứu
của họ cho 61 tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 1996 đến 2005 cho thấy rằng thành
tựu trong sự phát triển của kinh tế nước nhà phụ thuộc vào đóng góp của khu vực
FDI. Vu (2006) nghiên cứu dòng vốn FDI đặc thù của ngành cho Việt Nam trong giai
đoạn 1990 - 2002. Sử dụng phương pháp hồi quy, tác giả kết luận rằng FDI có tác
động tích cực và trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế cũng như tác động gián tiếp thông
qua việc gia tăng năng suất lao động.
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu ủng hộ quan điểm đầu tư có tác động tích

cực đến tăng trưởng kinh tế.
STT

1

Tác giả

De Mello

Năm nghiên cứu

1997

Kết quả nghiên cứu

FDI có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế vì nó góp phần tích lũy vốn
và chuyển giao công nghệ mới cho nước
tiếp nhận.

2

Buckley

2002

Mức độ đóng góp của FDI phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế và xã hội ở nước tiếp
nhận. Các quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao,
chế độ thương mại mở và trình độ công

nghệ cao sẽ được hưởng lợi từ việc tăng
vốn FDI cho nền kinh tế của họ.

3

Borensztein

1998

Quốc gia có thị trường tài chính phát triển
tốt không chỉ có thể thu hút được dòng vốn


16

FDI cao hơn mà còn cho phép các nước
tiếp nhận có được lợi nhuận lớn hơn.
4

Bengoa

2003

Quốc gia có thị trường tài chính phát triển
tốt không chỉ có thể thu hút được dòng vốn
FDI cao hơn mà còn cho phép các nước
tiếp nhận có được lợi nhuận lớn hơn.

5


Baharom Shah

2006

FDI thúc đẩy tăng trưởng và tác động của
nó được thể hiện cả trong ngắn hạn và dài

và Thanoon

hạn.
6

Anwar và

2010

Thành tựu trong sự phát triển của kinh tế
Việt Nam phụ thuộc vào đóng góp của khu

Nguyen

vực FDI.
7

Vu

2006

FDI có tác động tích cực và trực tiếp đến
tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như tác

động gián tiếp thông qua việc gia tăng
năng suất lao động

2.2.1.2 Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm đầu tư không có tác động đến
tăng trưởng kinh tế
Mặt khác, một số tác giả cho rằng FDI có thể không ảnh hưởng đến tăng
trưởng, mối quan hệ nhân quả giữa hai biến không tồn tại, hỗ trợ cho giả thuyết trung
lập của Hồi giáo. Chowdhury và Mavrotas (2003) đã kiểm tra mối quan hệ ngẫu nhiên
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đối với Chile, Malaysia và Thái Lan trong giai đoạn
1969 đến 2000 và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ chỉ ra rằng trong khi đối
với cả Malaysia và Thái Lan, có một bằng chứng mạnh mẽ về mối tương quan hai
chiều giữa hai biến thì trong trường hợp của Chile, tác giả không tìm thấy bất cứ mối


×