Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi công dân trong tổ chức (OCB) tới việc thực hiện của người lao động tại công ty cổ phần bao bì sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CỬU TUỆ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
HÀNH VI CÔNG DÂN TRONG TỔ CHỨC (OCB)
TỚI VIỆC THỰC HIỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CỬU TUỆ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
HÀNH VI CÔNG DÂN TRONG TỔ CHỨC (OCB)
TỚI VIỆC THỰC HIỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Hệ điều hành cao cấp)
MÃ SỐ:

8340101



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Lam

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi
công dân trong tổ chức (OCB) tới việc thực hiện của người lao động tại Công ty
Cổ phần Bao bì Sài Gòn” là đề tài nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Hữu Lam. Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu được nêu ở phần
Tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn do chính Tôi
trực tiếp thu thập thống kê và xử lý, đảm bảo tính trung thực, nhất quán và chưa
được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với cam kết trên.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

NGUYỄN CỬU TUỆ

năm 2019


TÓM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt và rõ nét
với các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa phức hợp. Bên cạnh các giải pháp về

vốn, chính sách, công nghệ,…vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố
then chốt để tăng tính cạnh tranh. Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hành vi công dân trong tổ chức (OCB) tới việc thực hiện của người lao động tại
Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hữu Lam
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong tổ chức một cách khoa học.
Đề tài thực hiện với ba nội dung chính sau:
• Nghiên cứu định tính qua khảo sát, thu thập, tổng hợp, đánh giá tài liệu đồng
thời trao đổi, tham vấn ý kiến chuyên gia lựa chọn mô hình và xây dựng thang đo
(Organ 1988 và thang đo kết quả làm việc cá nhân CIPD 2003 gồm 6 yếu tố với 37
biến quan sát). Các nhân tố và biến quan sát của thang đo được đưa vào bảng câu
hỏi khảo sát để nghiên cứu định lượng.
• Nghiên cứu định lượng với 120 mẫu khảo sát đạt yêu cầu. Sử dụng phần mềm
SPSS tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định sự khác
biệt các nhân tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của người lao động,… Kết quả tổng
hợp các yếu tố tác động đến việc thực hiện của người lao động theo thứ tự tầm quan
trọng là: Phẩm hạnh nhân viên; Tận tâm; Tận tình; Lịch thiệp; Cao thượng.
• Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định lượng trên kết hợp thực trạng, tác giả đã
đưa ra các nhóm giải pháp tương ứng nhằm nâng cao ý thức và việc thực hiện của
người lao động trong công việc tại Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn.


ABSTRACT
For years, Vietnamese manufacturing industry comprises mostly of small and
medium scale enterprises (over 90%). Therefore, the competition during the time of
international integration is increasingly brutal and relentless, this fact is reflected in
the field of complex plastic packaging. Besides solutions in various areas such as,
capital, policy, technology,...the subject of improving the quality of human
resources is the key factor to improve the efficiency in competition. Research topic
"Studying the organizations citizen behavior (OCB) on the implementation of

employees at Saigon Packaging Joint Stock Company", under the guidance of Dr.
Nguyen Huu Lam, contributes scientifically to improve the quality of the workforce
in the organization. The topic is carried out in three main themes:
• Qualitative research through surveys, collecting, synthesizing, evaluating
documents as well as exchanging and consulting from experts on selecting models
and building scales (Organ 1988 and individual work results scale CIPD 2003
consists of 6 elements with 37 observed variables). The scale’s factors and observed
variables are included in the survey’s questionnaire for quantitative research.
• Conducting quantitative research with 120 satisfaction survey samples and
applying SPSS software to test the reliability of the scale through Cronbach's Alpha
coefficient of EFA discovery factor analysis, correlation analysis and regression,
testing the difference of factors related to fish characteristics employees of workers,
... The outcome of the combination of factors affecting the performance of workers
in order of importance are: Employee morality; Conscientious; Devoted; Polite;
Noble.
• Based on the results of quantitative research on the combination of the
situation, the author has given the corresponding solution groups to raise the
awareness and performance of employees in the work at Sai Gon Packaging Joint
Stock Company.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIPD

Chartered Institute of Personnel and Development

ĐH

Đại Học


EFA

Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kaiser - Meyer – Olkin

NXB

Nhà Xuất Bản

OCB

Organizational commitment behavior
(Hành Vi Công Dân trong Tổ Chức)

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences
(Phần mềm thống kê )

TS

Tiến Sĩ

THPT

Trung Học Phổ Thông


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VRG

Tập Đoàn Cao Su Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Báo cáo tình hình trả hàng 6 tháng đầu năm 2018 .....................................9
Bảng 1.2: Báo cáo tình hình trả hàng 6 tháng cuối năm 2018 ..................................10
Bảng 2.1: Bảng thể hiện mô hình nghiên cứu ...........................................................22
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định KMO và Barllet’s Test ...............................................33
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định phương sai trích các yếu tố ........................................34
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hệ số factor loading ....................................................35
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố ...................................36
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Barllet’s Test ...............................................37
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai trích các yếu tố ........................................37
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hệ số factor loading ....................................................38
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố ...................................39
Bảng 4.9: Ma trận tương quan giữa các nhân tố .......................................................40
Bảng 4.10: Kiểm định hệ số hồi quy .........................................................................41
Bảng 4.11: Bảng mức độ giải thích của mô hình (Adjusted R square) ....................41
Bảng 4.12: Bảng mức độ phù hợp mô hình phương sai ANOVA ............................42
Bảng 4.13: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................42
Bảng 4.14: Thứ tự ảnh hưởng của hành vi công dân ................................................44
Bảng 4.15: Ý nghĩa của các tiêu thức biến tận tình (PC) ..........................................45
Bảng 4.16: Kết quả khảo sát biến tận tình (PC) ........................................................45
Bảng 4.17: Ý nghĩa của các tiêu thức biến lịch thiệp (JS) ........................................46

Bảng 4.18: Kết quả khảo sát biến lịch thiệp (JS) ......................................................46
Bảng 4.19: Ý nghĩa của các tiêu thức biến cao thượng (TQ)....................................47
Bảng 4.20: Kết quả khảo sát biến cao thượng (TQ) .................................................48
Bảng 4.21: Ý nghĩa của các tiêu thức biến tận tâm (WE) .........................................48
Bảng 4.22: Kết quả khảo sát biến tận tâm (WE) .......................................................48
Bảng 4.23: Ý nghĩa của các tiêu thức biến phẩm hạnh (DK) ...................................49
Bảng 4.24: Kết quả khảo sát biến phẩm hạnh (DK) .................................................49
Bảng 4.25: Ý nghĩa của các tiêu thức biến phụ thuộc (SOCB) ................................50
Bảng 4.26: Kết quả khảo sát biến phụ thuộc (SOCB) ..............................................51


Bảng 4.27: Kết quả sự khác biệt OCB theo giới tính................................................52
Bảng 4.28: Kết quả sự khác biệt OCB theo độ tuổi ..................................................52
Bảng 4.29: Kết quả sự khác biệt OCB theo trình độ học vấn ...................................53
Bảng 4.30: Kết quả sự khác biệt OCB theo thâm niên làm việc...............................53
Bảng 4.31: Kết quả sự khác biệt OCB theo vị trí công tác .......................................54
Bảng 4.32: Tổng hợp kết quả thu được từ đặc điểm cá nhân ...................................55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Nhà máy sản xuất Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn ..................................4
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................23
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28
Hình 4.1: Thông tin khảo sát về giới tính .................................................................30
Hình 4.2: Thông tin khảo sát về độ tuổi ....................................................................30
Hình 4.3: Thông tin khảo sát về trình độ học vấn .....................................................31
Hình 4.4: Thông tin khảo sát về vị trí công tác .........................................................31
Hình 4.5: Thông tin khảo sát về thâm niên làm việc ................................................32
Hình 4.6: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư..................................................44
Hình 4.7: Kiểm định phương sai của phần dư không đổi .........................................44



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn ...................................................3
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty .....................................................................3
1.2.2. Thực trạng về chất lượng sản phẩm đầu ra năm 2018 ...............................4
1.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu.....................................................................10
1.4 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................12
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................13
1.6 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................13
1.7 Bố cục của luận văn ............................................................................................13
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................14
2.1 Tổng quan về hành vi công dân trong tổ chức ....................................................14
2.1.1. Khái niệm về hành vi công dân tổ chức ...................................................14
2.1.2. Các kiểu hành vi OCB ..............................................................................15
2.1.3. Các quan điểm đo lường hành vi công dân trong tổ chức ........................15
2.2. Hành vi công dân trong tổ chức và các đặc điểm cá nhân .................................18
2.2.1. Về giới tính ...............................................................................................18
2.2.2. Về độ tuổi .................................................................................................19
2.2.3. Về trình độ học vấn ..................................................................................19
2.2.4. Về thâm niên làm việc ..............................................................................19

2.2.5. Về vị trí công tác ......................................................................................19
2.3. Vai trò của OCB đối với tổ chức........................................................................19


2.4. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................20
2.5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23
3.1. Thang đo.............................................................................................................23
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ...........................................................................23
3.3. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin .............................24
3.3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................24
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................24
3.3.3. Quy mô mẫu .............................................................................................24
3.3.4. Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................24
3.4. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................25
3.4.1. Phân tích tần số (Frequency Analysis) .....................................................25
3.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..........25
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................26
3.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính .....................................................................26
3.4.5. Phân tích phương sai ................................................................................26
3.5. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................29
4.1 Sơ lược về thông tin chung của mẫu khảo sát.....................................................29
4.1.1. Về giới tính ...............................................................................................29
4.1.2. Về độ tuổi .................................................................................................29
4.1.3. Về trình độ học vấn ..................................................................................30
4.1.4. Về vị trí công tác ......................................................................................30
4.1.5. Về thâm niên làm việc ..............................................................................31
4.2 Độ tin cậy của thang đo .......................................................................................31
4.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha................................................31

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................32
4.2.2.1 Phân tích nhân tố cho biến độc lập .................................................32
4.2.2.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ............................................36
4.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu ...........................................................................39
4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan ....................................................................39


4.3.2. Kiểm định hệ số hồi quy...........................................................................40
4.3.3. Kiểm định mức phù hợp của mô hình (Adjusted R square, ANOVA) ....40
4.4 Phân tích xu hướng chung quan điểm của đối tượng khảo sát đối với các tiêu chí
hành vi công dân .......................................................................................................44
4.5 So sánh hành vi công dân của nhân viên trong tổ chức tới việc thực hiện với các
đặc điểm cá nhân .......................................................................................................51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................55
5.1 Kết luận ...............................................................................................................55
5.1.1. Về thang đo hành vi công dân tổ chức (OCB) .........................................55
5.1.2. Về thang đo CIPD ....................................................................................55
5.1.3. Giải pháp đề xuất ......................................................................................55
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................61
5.2.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................61
5.2.2. Kiến nghị cho các đề tài tiếp theo ............................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP CÁC BIẾN QUAN SÁT SAU PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÓM
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 5: THÔNG TIN CHUNG CỦA MẪU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ CHẠY CRONBACH'S ALPHA
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) CHO

CÁC BIẾN ĐỘC LẬP
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) CHO
CÁC BIẾN PHỤ THUỘC
PHỤ LỤC 9: MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÂN TỐ
PHỤ LỤC 10: KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ HỒI QUY
PHỤ LỤC 11: MỨC ĐỘ GIẢI THÍCH CỦA MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 12: MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH PHƯƠNG SAI ANOVA
PHỤ LỤC 13: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc gia đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Quá trình hội nhập mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, bên cạnh
đó cũng sẽ có những thách thức không hề nhỏ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp
sản xuất hiện nay tại Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn (trên
90%). Vì vậy, khi hội nhập kinh tế quốc tế thì hiển nhiên việc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong nước với nhau hay doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp
nước ngoài ngày càng khốc liệt. Điều này phản ánh rõ nét trong các doanh nghiệp
sản xuất bao bì nhựa phức hợp. Theo Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) –
Ông Hồ Đức Lam cho biết: ngành nhựa đang có mức tăng trưởng cao, từ 14 15%/năm. Theo thống kê có được vào năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của
ngành nhựa Việt Nam là hơn 3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2016 tăng lên 17,6%.
Hiện nay thị trường xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam cho hơn 160 nước trên thế
giới, chủ yếu tại các nước Trung đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông
Nam Á và thị trường Mỹ, Đức, Hà Lan...Tuy nhiên, ngành nhựa Việt Nam đang
đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt vì nhiều công ty Việt Nam lần lượt rơi vào tay
các doanh nghiệp nước ngoài. Cũng theo ông Hồ Đức Lam và nhiều lãnh đạo doanh
nghiệp Việt trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa phức hợp, ngoài yếu tố nguyên liệu
nhập trên 80% từ Trung Quốc, Australia, Newzeland, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản

và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, một trong những yêu cầu
quan trọng và cấp bách đối với ngành Bao bì là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường và giảm gây ô nhiễm hệ sinh thái.
Bên cạnh các giải pháp về vốn, chính sách, công nghệ thì vấn đề nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng tính
cạnh tranh.
Bất kỳ một công ty nào dù có công nghệ trang thiết bị hiện đại, nguồn tài
chính dồi dào nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả thì tổ chức đó
khó có thể đứng vững và tồn tại lâu dài trên thị trường khốc liệt như hiện nay.
Nguồn nhân lực hiệu quả của một công ty được công nhận khi bản thân mỗi cá nhân
tự giác làm việc với hiệu suất cao…Vậy nên, với mục đích tìm hiểu để làm rõ
1


những yếu tố, tác nhân ảnh hưởng đến hành vi thực hiện của người lao động luôn là
vấn đề then chốt mang tính cấp bách của các nhà quản lý trong tổ chức - công ty.
Trên thế giới, khái niệm về hành vi công dân trong tổ chức (OCB) là một
trong những khía cạnh của hành vi hợp tác trong tổ chức được giới chuyên môn và
các nhà quản trị tập trung nghiên cứu. Các phân tích tổng hợp chỉ ra rằng, những
nhân viên cam kết gắn bó với tổ chức thì nhiều khả năng họ sẽ đi làm đều đặn
(Hackett, 1989), gắn bó với tổ chức (Tett & Meyer, 1993), đi làm đúng giờ
(Koslowsky, Sagie, Krausz & Singer, 1997), thực hiện tốt công việc (Judge,
Thoresen, Bono & Patton, 2001), thực hiện các hoạt động hữu ích cho tổ chức
(LePine, Erez & Johnson, 2002) và hành xử có đạo đức (Kish-Gephart, Harrison &
Trevino, 2010) hơn những nhân viên không cam kết gắn bó với tổ chức. Các hành
vi đó được gọi là hành vi công dân trong tổ chức. Tuy nhiên, tại Việt Nam đây là
một khái niệm mới và có rất ít các nghiên cứu liên quan đến hành vi công dân trong
tổ chức (OCB).
Hiện nay, tôi đang công tác tại Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn, là đơn vị sản
xuất các loại bao bì phức hợp, giấy và các loại màng phủ nông nghiệp. Cùng với sự

phát triển công nghiệp và nông nghiệp trong cả nước tạo thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh của Công ty. Song song đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các Công ty cùng
lĩnh vực.
Để tạo được sự khác biệt giúp Công ty phát triển hiệu quả và bền vững chính là
tạo được niềm tin đối với khách hàng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người lao
động. Ảnh hưởng chính đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng là chất
lượng, màu sắc thiết kế và hình ảnh của bao bì. Do đó, thiết kế và sản xuất bao bì
chất lượng ngày nay đòi hỏi cao về sự đầu tư thích đáng đối với mỗi doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với sản phẩm bao bì phức hợp là sản phẩm phức tạp nhất trong các loại
bao bì hiện nay...Vì thế, doanh nghiệp phải hiểu rõ và nhất quán về tầm quan trọng
của bao bì để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Qua nghiên cứu về OCB, tôi thấy đây là vấn đề hay và lý thú. Các nghiên cứu lý
luận và thực tiễn có thể áp dụng giúp cho Công ty nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Đặc biệt khi người lao động trực tiếp của Công ty hiện nay có trình độ, ý thức
và kinh nghiệm làm việc thấp và không đồng đều. Nghiên cứu, áp dụng OCB giúp
cho các nhà quản lý của Công ty có được cách nhìn đầy đủ và toàn diện về người
2


lao động để có thể đưa ra được những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến
khích đổi mới sáng tạo và tạo động lực cho người lao động. Đây là cơ sở quan trọng
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của thực hiện công việc của người lao động
nhằm giảm thiểu tối đa các lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất của các dây
chuyền trong nhà xưởng. Giúp tối ưu hiệu quả về công tác quản lý, phát huy vai trò,
khai thác một cách tối ưu nguồn nhân lực, tính sáng tạo của Người lao động. Bên
cạnh đó, OCB sẽ giúp các nhà quản lý tạo lập môi trường làm việc hiệu quả trong tổ
chức- Đảm bảo sự cân bằng, tin tưởng và gắn kết người lao động với tổ chức. Đây
cũng chính là lý do hình thành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi công
dân trong tổ chức (OCB) tới việc thực hiện của người lao động tại Công ty Cổ
phần Bao bì Sài Gòn”.

1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn
1.2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty
Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn (SAPACO) tiền thân được sát nhập bởi hai
doanh nghiệp sản xuất bao bì là Công ty Bao Bì Xuất Khẩu SPACEX và Xí Nghiệp
Bao Bì Xuất Khẩu PAFACEX. Đây được xem là công ty có uy tín và lâu đời tại
Thành phố Hồ Chí Minh trước đây. Từ ngày 01/6/1999, Công ty trở thành thành
viên của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA). Năm 2005, Theo quyết định
của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Bao bì Sài Gòn chính thức chuyển
đổi thành Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn (SAPACO).
Từ ngày 25/4/2017, Công Ty Cổ Phần Bao Bì Sài Gòn đã chuyển nhượng cổ
phần cho Công ty Cổ phần Đầu tư VRG - trực thuộc Tập đoàn Cao Su Việt Nam.
Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ bao bì như sau:
- Bao bì màng ghép;
- Màng PE, túi nhựa;
- Nhãn và hộp in offset;
- Thiết kế mẫu, tư vấn về bao bì.

3


Hình 1.1: Nhà máy sản xuất Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn
1.2.2 Hiện trạng và chất lượng sản phẩm năm 2018
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ MÀNG GHÉP

Hạt nhựa

Thổi màng

Thành phẩm

màng đơn

Màng in
In ống đồng

Bán thành
phẩm in

Màng
PE
Ghép màng

Bán thành
phẩm ghép
Chia cuộn

Thành phẩm
dạng cuộn

Bán thành
phẩm chia
Làm túi

Thành phẩm
dạng túi

4


Thuyết minh quy trình sản xuất:



Chế tạo màng đơn bằng phương pháp đùn thổi bằng máy thổi nhiều lớp.

Nguyên liệu hạt nhựa gồm nhiều loại khác nhau, được phối trộn trên máy trộn nhựa,
tùy theo yêu cầu về độ bền, chống ẩm, chống thủng,… bộ phận kỹ thuật sẽ đưa ra
công thức phối trộn khác nhau phù hợp với yêu cầu từng loại sản phẩm. Hỗn hợp
hạt nhựa sau phối trộn sẽ được cấp đầy vào phểu cấp liệu của các máy đùn đã được
gia nhiệt, thường với nhựa PE nhiệt độ cài đặt từ 140oC đến 170oC. Nhựa nóng chảy
sẽ được đùn theo cổ góp và đi về phía miệng thổi tạo bóng, dưới tác dụng làm mát
của các miệng gió, nhựa sẽ nguội và có dạng ống. Sau khi qua trục ép phẳng trên
đỉnh tháp và qua bộ rọc biên sẽ tạo ra thành phẩm đơn dưới dạng cuộn, tùy theo nhu
cầu có thể xuất bán dạng cuộn hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho giai đoạn tiếp theo
ghép hoặc in.

Thổi màng


In màng. Nguyên liệu màng in thường là BOPP, PA, PET, PE…Hình ảnh

cần in trên sản phẩm sẽ được khắc trên các trục khuôn in. Tùy theo hình ảnh có bao
nhiêu màu sẽ cần bấy nhiêu trục khuôn in. Màng in sẽ đi từ trạm xả cuộn chạy qua
lần lượt từng trạm in, mỗi trạm mang 1 khuôn in, có máng chứa mực in, buồng sấy
màng sau in và chỉ in 1 màu, nhờ có bộ điều khiển chồng hình các hình in màu đơn
sẽ phối trộn với nhau một cách chính xác cho ra hình ảnh hoàn chỉnh của bài in theo
đúng yêu cầu và trạm thu cuộn sẽ thu về cuộn màng bán thành phẩm sau in để
chuyển sang bộ phận ghép tiếp sau.
5







In ống đồng


Ghép màng: Sau khi chế tạo màng ghép LLDPE và in màng, chúng sẽ được

ghép với nhau theo cấu trúc nhất định, tạo ra một thể thống nhất. Tùy vào mục đích
sử dụng mà cho ra những sản phẩm bao bì phù hợp. Có ba dạng ghép là ghép khô
có dung môi, ghép khô không dung môi và ghép đùn.
- Ghép khô có dung môi: màng in sau khi qua máy ghép khô sẽ được phủ keo
có pha với dung môi theo tỉ lệ nhất định, sau đó qua buồng sấy để làm bay hơi dung
môi khô keo và đi qua trục ép gặp màng ghép ép lại dính với nhau bằng lớp keo
được phủ lên màng in sau đó bán thành phẩm được thu về thành cuộn chờ ghép
thêm lần nữa hoặc chuyển sang công đoạn chia thành cuộn nhỏ theo yêu cầu.
- Ghép khô không dung môi: quy trình cũng giống ghép khô có dung môi tuy
nhiên sử dụng loại keo đặt biệt không có dung môi, keo được làm chảy bằng nhiệt
và phủ lên màng in và sau đó ghép với màng ghép. Ưu điểm sử dụng cho sản phẩm
đòi hỏi an toàn thực phẩm cao, tuy nhiên mức độ chịu nhiệt của sản phẩm sẽ thấp
thường dưới 120oC.
- Ghép đùn (ghép nóng): lớp màng in và lớp màng ghép được ép dính với nhau
bởi lớp nhựa PE nóng chảy được đùn xuống từ miệng líp của máy đùn, bán thành
phẩm sau ghép thu về dạng cuộn được chuyển sang công đoạn chia thành cuộn nhỏ
theo yêu cầu.

6



Ghép đùn


Chia cuộn: Sau khi ghép màng, sản phẩm sẽ sang công đoạn chia cuộn, Cuộn

màng sau khi ghép sẽ được đưa lên máy chia thành cuộn nhỏ theo yêu cầu. Thành
phẩm có thể giao hàng ở dạng cuộn đối khách hàng sử dụng máy đóng gói tự động
hoặc chuyển bán thành phẩm cuộn sang khâu làm túi.



Chia cuộn
Làm túi: Đây là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất bao bì màng ghép.

Hình dáng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào thiết kế và yêu cầu của khách hàng. Chúng sẽ
được cho vào máy cắt và dập, sau đó được dán hoặc hàn ở những mối ghép. Sản
phẩm túi được đóng gói trong thùng giấy và giao cho khách hàng.

Theo báo cáo thường niên về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm
2018. Trong đó, báo cáo sản phẩm chất lượng đầu ra đối với các sản phẩm bị lỗi trả
về Công ty với số liệu như sau:
7


- Báo cáo tình hình trả hàng 6 tháng đầu năm 2018:
Bảng 1.1: Báo cáo tình hình trả hàng 6 tháng đầu năm 2018
LÝ DO TRẢ HÀNG

STT


SỐ LƯỢNG
TRẢ VỀ

1

Hộp in sai màu

2,255 hộp

2

Đường ép lưng không dính

10,800 túi

3

Túi dính mực, lệch đường ép

4

Túi lé nhôm và dính màu vàng dây thun

5

Đường ép yếu

17,300 túi

6


Túi bị rít

12,000 túi

7

Túi bung đường ép

8

Màng bị tách lớp

9

Đường ép túi ˃4mm (so mẫu chuẩn)

10

Màu sắc không giống mẫu

24,500 túi

11

Túi bung đường hàn miệng

391,100 túi

7,680 túi


2,400 túi
682 m2

LÝ DO TRẢ HÀNG

STT

830 túi

379,000 túi

SỐ LƯỢNG
TRẢ VỀ

12

Túi bị dính đáy

13

Túi bung đường hàn

5,600 túi

14

Lệch hình, lem mực, nhăn nhôm

1,140 m2


15

Màng ghép bị bọt

3,470 m2

16

In lệch hình, màng quấn lỏng, màng nhăn

2,025 m2

17

Đường hàn biên thiếu nhiệt

4,500 túi

18

Túi bị cứng, rít, bung đường ép đáy, hở đường xén tia

19

Ống lõi móp

20

Túi bị lủng dưới phần đáy đứng


21

Ống lõi bị xơ, bụi nhiều

266 kg

22

Màng in lem, quấn lỏng

754 m2

23

Túi thiếu kích thước

6,000 túi

24

Túi bị bung đường ép

39,900 túi

25

Túi bị cháy màng khi ghép

26


Túi bung đường hàn biên, tách lớp sau khi đóng gói

27

Ống lõi bị xơ, bụi

99,000 túi

394,000 túi
180 túi
6,000 m2

1,300 túi
28,938 túi
780 kg

8


Tổng thiệt hại 6 tháng đầu năm:

124,670,620 vnđ

- Báo cáo tình hình trả hàng 6 tháng cuối năm 2018
Bảng 1.2: Báo cáo tình hình trả hàng 6 tháng cuối năm 2018
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
STT
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

LÝ DO TRẢ HÀNG
Túi bị lé nhôm
Lé nhôm, nhăn nhôm, in xước
Túi bị lé nhôm
Đường hàn bị xì
Cắt dính biên
Rít
Bể đường hàn
Xếp ly

Tách lớp
Xì keo, lé nhôm
Bung đường hàn, thiếu keo
Màng bị móp đầu cuộn
LÝ DO TRẢ HÀNG
Túi bị lé trắng đường hàn lưng, đường xếp hông bị lệch,
đục lỗ lệch
Đường hàn miệng yếu
Dán sai mẫu nhận diện
Túi bị nhăn
Màng bị quấn lỏng cuồn
Bị lem mực, không chồng hình
Máy đóng gói bị dính bột sau khi sd màng để đóng gói
In mờ
Thiếu số lượng
Dính mực, nhăn, lé nhôm

SỐ LƯỢNG
TRẢ VỀ
8,500 túi
650 túi
300 túi
263,900 túi
1,700 túi
700 túi
150 túi
50 túi
100 túi
100 túi
24,900 túi

371 kg
SỐ LƯỢNG
TRẢ VỀ
3,225 túi
75,000 túi
160,000 túi
737 m2
25,150 túi
2,590 hộp
16 kg
1,200 túi
4,400 túi

Tổng thiệt hại 6 tháng cuối năm: 1,403,017,674 vnđ
Dựa trên số liệu thống kê, có thể thấy tổng tài sản thiệt hại 06 tháng cuối năm so
với 06 tháng đầu năm chênh lệch rất nhiều (1,278,347,054 vnđ). So với tổng sản
lượng cả năm của Công ty thì con số kể trên có thể chưa gây hậu quả nghiêm trọng,
nhưng nếu cải thiện được tình trạng đổi trả hàng do kém chất lượng này thì sẽ tác
động rất tích cực đến thương hiệu của Công ty, qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh
9


trên thị trường đang rất khốc liệt hiện nay. Về phía người lao động cũng không bị
áp lực về thời gian khi chỉ sản xuất những đơn hàng mới thay vì phải xử lý những
đơn hàng cũ kém chất lượng cùng lúc. Việc hạn chế được các đơn hàng đổi trả giúp
cho Công ty không phải chi trả thêm các chi phí sản xuất, nhân công và chi phí cơ
hội.
Có thể thấy, con số thiệt hại nêu trên phần lớn do lỗi của con người trong quá
trình làm việc, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng
như lương thưởng của từng cá nhân người lao động. Nếu có những giải pháp và kế

hoạch cụ thể giải quyết được các vấn đề nêu trên sẽ giúp Công ty phát triển hiệu quả
và bền vững.
1.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Thuật ngữ Hành vi công dân tổ chức (OCB - Organizational Citizenship
Behaviour) được xuất hiện lần đầu tiên trong nghiên cứu của Smith, Organ và Near
“Organizational citizenship behaviour: Its nature and antecedents” trên tạp chí
Journal of Applied Psychology vào năm 1983. Tuy nhiên, OCB thực sự được các
nhà chuyên môn tập trung để nghiên cứu và phát triển sau 10 năm sau đó.
Trên thế giới, có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về hành vi công dân tổ chức
(OCB) được đưa ra. Nhưng định nghĩa về OCB của Organ (1988) được đánh giá là
khá chi tiết và đầy đủ nhất. Theo kết quả nghiên cứu của Organ, Hành vi công dân
tổ chức (OCB) được nhận định là “Hành vi mang tính cá nhân, tự nguyện, tuy nó
không được thừa nhận một cách trực tiếp và rõ ràng trong các hoạt động khen
thưởng thông thường của tổ chức nhưng lại có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động
của tổ chức đó” (Organ, 1988).
Theo các thống kê có được của LePine, Erez và Jonson (2002) đã có khoảng 40
kiểu hành vi OCB đã được đề cập đến. Còn Organ và các cộng sự (2006) từ các
nghiên cứu phân tích thực chứng đã xác định được OCB có 7 loại như sau: Hành vi
Tận tình (altruism), Hành vi tuân thủ quy định (generalized complicance), Hành vi
cao thượng (sportmanship), Phẩm hạnh nhân viên (civic virtue), Lịch thiệp
(courtesy), Trung thành (loyalty), Phát triển bản thân (self-development). Có thể
nhận thấy, gần đây trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến OCB nhưng
khởi nguồn của OCB lại xuất phát từ một nghiên cứu năm 1977 của Organ. Sau
nghiên cứu của Organ (1977), có rất nhiều nhà nghiên cứu đã làm sáng rõ định
10


nghĩa, đặc điểm cũng như các loại hành vi thuộc OCB. Tác giả cho rằng đặc trưng
cơ bản của OCB chính là yếu tố tự nguyện từ chính bản thân người lao động. Do đó,
để thể hiện rõ ý nghĩa của thuật ngữ này, tác giả khá đồng tình với cách gọi OCB

trong tiếng Việt là Hành vi công dân trong tổ chức.
Với khá nhiều mô hình đo lường OCB đã được các nhà nghiên cứu xây dựng và
kiểm chứng. Trong đó là mô hình của Smith, Organ và Near (1983). Mô hình này
bao gồm 2 nhân tố: Tận tình (altruism) và Tuân thủ quy định (generalized
compliance). Trong đó nhân tố Tận tình được xem là những hành vi giúp đỡ người
khác, hướng đến một cá nhân cụ thể (ví dụ như: khách hàng, cấp trên, đồng nghiệp).
Còn nhân tố Tuân thủ quy định thì trực tiếp hướng đến lợi ích của tổ chức thể hiện
ở việc tuân theo các quy tắc, chuẩn mực trong tổ chức, hành động chấp nhận được
và có ý nghĩa hỗ trợ gián tiếp trong công việc của đa số các thành viên.
Vào năm 1988, Organ đã tổng hợp lại các nghiên cứu OCB có được trước đó
và đưa ra thang đo với 5 thành phần cơ bản: (1) Tận tình (altruism): là giúp đỡ đồng
nghiệp; (2) Lịch thiệp (courtesy): là thảo luận với đồng nghiệp trước khi hành động;
(3) Cao thượng (sportmanship): là người lao động sẵn sàng bỏ qua những vấn đề
phiền toái không cần thiết mà họ khó tránh khỏi trong quá trình làm việc; (4) Tận
tâm (conscientiousness): là việc thể hiện sự cần cù, tuân thủ quy định và tích cực
tham gia làm việc tốt hơn so với yêu cầu; (5) Phẩm hạnh nhân viên (civic virture):
người lao động có trách nhiệm tham gia và cống hiến cho tổ chức.
Theo quan điểm của Graham, Van Dyne và các cộng sự (1994) đã xác định
được mô hình đo lường OCB có 5 thành phần: (1) Trung thành (loyalty); (2) Phục
tùng (obedience); (3) Đóng góp mang tính xã hội (social participation); (4) Đóng
góp mang tính cá nhân (advocacy participation); (5) Đóng góp mang tính chức
năng (functional participation).
Bên cạnh đó, còn có một số mô hình khác của Morrison (1994), William và
Anderson (1991), Becker và Vance (1990), Morrison và Phelps (1999), Moorman
và Blalely (1995).
Như vậy, đến nay đã có khá nhiều mô hình đo lường OCB. Tuy nhiên, nhiều mô
hình chưa khám phá ra được những yếu tố mới nên đã xảy ra sự trùng lặp giữa các
mô hình này. Ví dụ trong mô hình của Van Dyne (1994), nhân tố Đóng góp mang
tính xã hội (social participation) bao hàm nội dung của Tận tình (Altruism) và Lịch
11



thiệp (Courtesy).Yếu

tố

Trung

thành (Loyalty)



bao

gồm

Cao

thượng (Sportmanship) và một phần nội dung của yếu tố Phẩm hạnh nhân
viên (civic virture). Còn yếu tố Đóng góp mang tính chức năng (functional
participation) giống với yếu tố Lương tâm (Conscientiousness) và Phẩm hạnh nhân
viên (Civic virture) (LePine & Erez, 2002).
Ở Việt Nam, OCB là một lĩnh vực khá mới mẻ nên không có nhiều các nghiên
cứu liên quan đến lĩnh vực này. Trong số các công trình nghiên cứu ít ỏi, nổi trội là
nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thu Thủy được đăng trên tạp chí Kinh tế đầu tư số
52. Nghiên cứu đề cập đến Hành vi công dân tổ chức (Organizational Citizenship
Behaviour - OCB) và mối quan hệ của OCB đối với Kết quả làm việc cá nhân tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản ở khu vực kinh tế trọng điểm phía
Nam. Tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm của OCB, xác định mô hình
nghiên cứu dựa trên thang đo OCB của Organ (1988) và thang đo kết quả làm việc

cá nhân của Viện nghiên cứu con người và phát triển “Chartered Institute of
Personnel and Development (CIPD)” vào năm 2003.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng chưa có nghiên cứu
nào về ảnh hưởng của OCB tới việc thực hiện của người lao động tại các doanh
nghiệp trong trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa phức hợp tại Việt Nam. Đây là
khoảng trống nghiên cứu về OCB tại Việt Nam với các nước đang phát triển hiện
nay.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện của người lao
động;
- Xác định các mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc thực hiện của người
lao động;
- Giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện của người lao động.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của hành vi công dân (OCB) trong tổ
chức tới việc thực hiện của người lao động.
Phạm vi nghiên cứu được xem xét ở phạm vi khách thể nghiên cứu là người
lao động tại Công ty, bao gồm các vị trí làm việc trực tiếp và quản lý.

12


1.6 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài hành vi công dân trong tổ chức (OCB), tác giả đã sử dụng hai nghiên
cứu chính đó là :Nghiên cứu định tính và Nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: Được tiến hành thông qua phương pháp nghiên cứu tài
liệu với mục đích thu thập, đánh giá và tổng hợp tài liệu nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời, tham khảo các ý kiến, thông tin của các
chuyên gia trong việc lựa chọn các chỉ báo của các thang đo sử dụng.
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu tiến hành thông qua việc khảo sát định

lượng , điều tra nhằm thu thập dữ liệu, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô
tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha,
phân tích Anova, phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định độ phù hợp của các
giả thuyết nghiên cứu.
1.7 Bố cục của luận văn
Đề tài nghiên cứu bao gồm có 05 chương:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu;

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu;

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu;

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

13



×