Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

PHAN QUỐC THỊNH
NGHIÊN CƯU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNGĐẾN LÀM VIỆC QUÁ GIỜ VÀ TÁC
ĐỘNGCỦA LÀM VIỆC QUÁ GIỜ ĐẾN SỨC
KHỎEVÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA TÀI XẾ
NGÀNH DỊCH VỤ CHỞ KHÁCH TẠI TP.
HCM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số
: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHAN QUỐC THỊNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀM
VIỆC QUÁ GIỜ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LÀM VIỆC QUÁ


GIỜ ĐẾN SỨC KHỎE VÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA TÀI
XẾ NGÀNH DỊCH VỤ CHỞ KHÁCH TẠI TP.HCM

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


Mục lục
Lời cam đoan
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Tóm tắt luận văn
Danh mục các hình vẽ, bảng biểu, đồ thị
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.............................................................................1
1.1.Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu ................................................................1
1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
1.3.Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ....................3
Chương 2: Cơ sở lý luận ...........................................................................................5
2.1.Giới thiệu ngành vận chuyển hành khách ...........................................................5
2.2.Giới thiệu về công việc tài xế ngành dịch vụ vận chuyển khách ........................7
2.3.Đặc thù tiêu chuẩn dành cho tài xế vận chuyển hành khách ............................10
2.4.Những vấn đề sức khoẻ đối với tài xế chở khách ngành dịch vụ .....................12

2.5.Các khái niệm liên quan đến sức khỏe khi làm việc ngoài giờ .........................14
2.5.1.Các khái niệm cơ bản liên quan đến sức khỏe ...............................................14
2.5.2.Làm việc quá giờ ............................................................................................20
2.5.3.Hồi phục sức khỏe ..........................................................................................22
2.6.Các khái niệm về hành vi lối sống ....................................................................23
2.6.1Khái niệm hành vi lối sống .............................................................................23
2.6.2Hành vi sức khỏe tích cực và tiêu cực ............................................................23
2.7.Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyết định làm việc quá giờ ............24


2.8 Kết quả từ những công trình nghiên cứu nước ngoài về ảnh hưởng của làm việc
quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi sức khoẻ ........................................................28
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu......................................................................33
3.1.Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................33
3.2.Đo lường các biến sức khoẻ và hành vi lối sống ..............................................36
3.3Đo lường các biến yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến làm việc ngoài giờ ......40
3.4.Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................41
3.5Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................42
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu ..............................................................................45
Phần nghiên cứu thứ nhất:
Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đối
với quyết định làm việc quá giờ của tài xế .............................................................45
4.1.Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................................45
4.2.Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương nhỏ nhất.......................................47
4.3.Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập .......................................................49
4.4Kiểm định dùng hệ số nhân tố phóng đại phương sai
(variance inflation factor – vif) ...............................................................................50
4.5.Kiểm định phương sai thay đổi (Phụ lục 2) ......................................................51
4.6.Kiểm định sự tự tương quan..............................................................................51
4.7.Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Phụ lục 2) .............................................51

4.8.Ý nghĩa kết quả hồi quy của mô hình đã chỉnh sửa ..........................................54
Phần nghiên cứu thứ hai:
Tác động của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối sống ....................56
4.9.Mô tả số liệu nghiên cứu ...................................................................................56
4.10Ma trận tương quan giữa biến thời gian làm việc quá giờ với các biến sức khoẻ
và hành vi sức khoẻ (ma trận hệ số tương quan Pearson) .......................................57


4.11.Kiểm định các biến có phân phối chuẩn hay không .......................................58
Kiểm định sự tương quan giữa các biến bằng đồ thị ..............................................58
4.12Giải thích ý nghĩa mô hình tác động của làm việc quá giờ đến sức khoẻ và hành
vi lối sống người tài xế ............................................................................................59
Chương 5: Kết luận và kiến nghị ............................................................................60
5.1.Tóm lược phương pháp nghiên cứu ..................................................................61
5.2.Tổng hợp kết quả nghiên cứu ............................................................................62
5.3.Kết luận .............................................................................................................63
5.4.Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................64
5.5Kiến nghị ............................................................................................................64
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc
quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài
xế ngành dịch vụ chở khách tại TP.HCM” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu

của riêng tôi.
Ngoại trừ các nội dung tham khảo từ các công trình khác như đã nêu rõ trong
luận văn, các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã có từ trước.

TP.HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2017
Tác giả
Phan Quốc Thịnh


Danh mục chữ viết tắt
CP: cổ phần
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
VND: Việt Nam đồng
THPT: Trung học phổ thông
OT(overtime): thời gian làm việc quá giờ
OLS(Ordinary Least Square): phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất
VIF(Variance inflation factor): hệ số phóng đại phương sai
BMI(Body mass index): chỉ số khối cơ thể
ILO(International Labour Organization): Tổ chức lao động quốc tế
WHO(World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới
BGTVT: Bộ giao thông vận tải
BYT: Bộ Y tế
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
NĐ-CP: Nghị định Chính phủ


Tóm tắt luận văn
Làm việc quá giờ và các tác động đến sức khoẻ đã được nghiên cứu từ lâu ở các

nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì chưa có một công trình nào nghiên cứu
về vấn đề này tính đến thời điểm hiện tại. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con
người tuy nhiên do ảnh hưởng của các vấn đề kinh tế xã hội mà người tài xế
ngành dịch vụ chở khách (đối tượng chính trong bài luận văn) chấp nhận đánh
đổi thời gian nghỉ ngơi để làm việc.
Nghiên cứu bao gồm cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đi trước và số liệu thực tế
làm nền tảng cho hai phần nghiên cứu sau


Mô hình các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến làm việc ngoài giờ của
tài xế ngành dịch vụ chở khách.



Mô hình tác động của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối
sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách.

Bài nghiên cứu có tất cả 5 chương:
Chương 1:Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


Danh mục các hình vẽ, bảng biểu, đồ thị
Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow ........................................................................... 12
Bảng 2.4.1 Nghiên cứu về mối
quan hệ giữa làm việc quá giờ đến
các chỉ số sức khoẻ cơ bản, hành vi

lối sống tích cực và hành vi lối sống tiêu cực ...................................................... 21
Bảng 2.4.2 Nghiên cứu về mối quan hệ
giữa làm việc quá giờ đến các bệnh tim mạch ..................................................... 25
Bảng 2.4.3 Nghiên cứu về mối liên hệ giữa
làm việc quá giờ và năng suất lao động ............................................................... 27
Bảng 2.4.4 Nghiên cứu về mối quan hệ
làm việc quá giờ và căng thẳng thần kinh ............................................................ 29
Bảng 2.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của
làm việc quá giờ đến chỉ số khối cơ thể(BMI) ..................................................... 30
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu tổng thể ................................................................ 32
Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu thứ nhất ...................................................... 44
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy OLS nghiên cứu thứ nhất ........................................... 45
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan
các biến độc lập nghiên cứu thứ nhất ................................................................... 46
Bảng 4.4 Kiểm định dùng hệ số vif ..................................................................... 47
Bảng 4.5. Mô hình OLS sau khi bỏ biến mrd ...................................................... 48
Bảng 4.6 Mô hình OLS sau khi bỏ biến nuchld ................................................... 49


Bảng 4.6.1 Kiểm định Breus – Pagan .................................................................. 50
Bảng 4.6.2 Kiểm định White................................................................................ 51
Đồ thị 4.7 Ước lượng phần dư ............................................................................. 51
Bảng 4.7.2 Kiểm định hệ số tương quan Spearman ............................................. 52
Bảng 4.8. Mô hình hồi quy hoàn chỉnh
của phần nghiên cứu thứ nhất .............................................................................. 52
Bảng 4.9 Kiểm định tự tương quan
bằng đồ thị sau khi thay thế biến độc lập ............................................................. 53
Bảng 4.10 Mô tả số liệu phần nghiên cứu thứ hai ............................................... 54
Bảng 4.11 Ma trận hệ số tương quan Pearson...................................................... 54
Đồ thị 4.12 Đồ thị phân phối của biến

làm việc quá giờ và biến chỉ số khối cơ thể ......................................................... 54
Bảng 4.12.2 Kiểm định Skewness/Kurtosis ......................................................... 55
Bảng 4.13 Đồ thị phân tán thể hiện
tương quan của các biến trong
phần nghiên cứu thứ hai ....................................................................................... 62
Hình 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................ 56



1

Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương đầu tiên của bài nghiên cứu này sẽ giới thiệu tổng quan về tầm quan
trọng, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương giới
thiệu tổng quan về ngành vận tải hành khách, đây là ngành kinh doanh có hiện
trạng làm việc quá giờ, đặc biệt là người tài xế. Những yêu cầu và tiêu chuẩn
công việc lái xe và những vấn đề về sức khỏe của tài xế cũng được trình bày
trong chương này.
1.1. Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
Làm việc quá giờ (overtime - OT) thường phổ biến trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh và dịch vụ. Các doanh nghiệp thường sử dụng giờ làm thêm như một
cách thức giải quyết khối lượng công việc gia tăng đột xuất mà không cần phải
thuê thêm nhân lực. Người lao động muốn làm quá giờ để đóng góp vào nền kinh
tế vừa có lợi cho bản thân khi có thể gia tăng thu nhập của họ. Tuy nhiên, làm
việc gây nhiều tác hại cho cả người lao động, chủ doanh nghiệp và xã hội.
Ngành vận chuyển phục vụ hành khách là một trong những ngành có yêu cầu
công việc phải làm thêm ngoài giờ đối với người lao động, đặc biệt là vai trò của
người tài xế. Công việc lái xe cần sự tập trung cao độ, lái xe trong một khoảng
thời gian quá dài sẽ gây mệt mỏi và làm giảm năng suất. Trong trường hợp
người tài xế phải làm việc quá giờ sẽ gây ra những hậu quả về sức khoẻ và đe doạ

an toàn tính mạng cho cộng đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của ảnh hưởng làm việc quá giờ đến sức khoẻ
người tài xế “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc quá giờ và tác động
của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống của tài xế ngành dịch vụ
chở khách tại TP.HCM” được tôi thực hiện để tìm ra của các yếu tố kinh tế xã hội


2

đến quyết định làm quá giờ của người tài xế cũng như tác động của làm việc quá
giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối sống.
Nghiên cứu bao gồm cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đi trước và số liệu thực tế
làm nền tảng cho hai phần nghiên cứu sau


Mô hình các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến làm việc ngoài giờ của
tài xế ngành dịch vụ chở khách.



Mô hình tác động của làm việc quá giờ đối với sức khoẻ và hành vi lối
sống của tài xế ngành dịch vụ chở khách.

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Ý nghĩa khoa học
Ở các nước phương Tây, hệ luỵ về sức khoẻ do làm việc quá giờ là đối tượng
thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, đề tài về người lao động cũng
luôn thu hút sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học từ trước tới nay. Tuy
nhiên ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, đề
tài nghiên cứu về tác động của làm việc quá giờ ảnh hưởng tới sức khoẻ của tài

xế ngành dịch vụ hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó để làm sáng tỏ và chứng
minh cho phần lý luận đã được các nhà khoa học đi trước đưa ra giúp cho việc
nhận thức đúng vai trò các yếu tố của điều kiện lao động trong lao động, đồng
thời giúp người lao động có thể nhận thức đầy đủ về điều kiện lao động và có
những hành động tích cực trong việc cải thiện bản thân và môi trường làm việc
của mình.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cho ta thấy thực trạng công việc và sức khoẻ của người tài xế để
tìm ra các giải pháp nhằm làm giảm thời gian làm việc quá giờ qua đó làm giàm


3

hậu quả tiêu cực về sức khoẻ cũng như bệnh tật, góp phần cải thiện môi trường
làm việc, đảm bảo sức khoẻ và tăng hiệu quả lao động.
1.3. Mục đích, đối tƣợng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc quá giờ và các vấn
đề sức khoẻ bị tác động theo thời gian làm việc quá giờ. Từ đó tìm ra các giải
pháp làm giảm thời gian làm việc quá giờ và giảm các hậu quả tiêu cực về sức
khoẻ cũng như bệnh tật, thực hiện chủ trương “Sức khoẻ cho mọi người”.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu khảo sát và tìm ra các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc quá giờ và tác động làm việc quá giờ đến
sức khoẻ người tài xế.
1.3.3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những người tài xế lái xe ngành dịch vụ. Họ là
những người trực tiếp làm công việc lái xe chuyên chở phục vụ khách trong
nhiều công ty hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như taxi, vận chuyển hành
khách theo hợp đồng, và trong những lĩnh vực khác.

Vấn đề làm việc quá giờ không phải xuất hiện ở toàn bộ lĩnh vực vận tải hành
khách. Làm việc quá giờ chỉ xuất hiện khi công ty có vấn đề phát sinh và bất ngờ.
Tài xế ở công ty du lịch, tài xế taxi và tài xế phục vụ cho khách sạn là những
nhóm tài xế thường xuyên phải đối mặt với làm việc quá giờ.
1.3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Khảo sát thu thập thông tin cần thiết từ những người tài
xế hành nghề vận chuyển khách đang hoạt động ở TP.HCM. Tác giả chọn ra 3


4

công ty lớn về dịch vụ vận chuyển hành khách ở TP.HCM, đó là công ty CP Taxi
Mai Linh, Công ty TNHH vận tải Thiên Phương chuyên phục vụ vận chuyển
khách theo hợp đồng, công ty CP dịch vụ EzyTrans chuyên phục vụ vận chuyển
khách cho các khách sạn ở TP.HCM.
Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 4 năm
2017.

TÓM TẮT CHƢƠNG
Chương đầu tiên đã giới thiệu tổng quan về tầm quan trọng, ý nghĩa khoa học và
ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương cũng đã giới thiệu tổng quan về
ngành vận tải hành khách, đây là ngành kinh doanh có hiện trạng làm việc quá
giờ, đặc biệt là người tài xế. Ngoài ra, những yêu cầu và tiêu chuẩn công việc lái
xe và những vấn đề về sức khỏe của tài xế cũng được đã trình bày trong chương
này
Chương thứ hai của luận văn sẽ trình bày chi tiết lý thuyết làm nển tảng cho mô
hình nghiên cứu. Bài nghiên cứu này cũng thừa hưởng nhiều thành tựu đạt được
từ những công trình nghiên cứu nước ngoài sẽ được trình bày ở chương thứ hai.



5

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Chương hai của bài nghiên cứu này sẽ trình bày chi tiết các lý thuyết được sử
dụng làm nền tảng cho hai mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến làm
việc quá giờ và tác động của làm việc quá giờ đến sức khỏe và hành vi lối sống
của tài xế ngành dịch vụ chở khách.
Các khái niệm về sức khoẻ, nhu cầu nghỉ ngơi, hành vi lối sống là những lý khái
niệm lý thuyết mới trong lĩnh vực kinh tế sức khoẻ. Phần lý thuyết về thời gian
làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trả lương là những khái niệm đã được luật hoá ở
Việt Nam.
Kết quả của các nghiên cứu đi trước ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc hình thành cơ sở lý luận của bài nghiên cứu này.
2.1. Giới thiệu ngành vận chuyển hành khách
Trong báo cáo “Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển giao thông
vận tải Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030‖ của Bộ giao thông vận
tải có đánh giá rằng ngành vận chuyển hành khách có đóng góp không nhỏ trong
nền kinh tế ở nước ta.Trong 8 tháng đầu năm 2016, có đến hơn 220 triệu lượt
khách được phục vụ bằng đường bộ trên toàn quốc.
Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, trong đó, quốc lộ
và cao tốc 18.744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh 23.520 km, chiếm 9,11%; đường
huyện 49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã 151.187 km, chiếm 58,55%; đường
đô thị 8.492 km, chiếm 3,29% và đường chuyên dùng 6.434 km, chiếm 2,49%.
Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường do Trung
ương quản lý với tổng chiều dài 18.744 km; trong đó mặt đường bê tông nhựa


6

chiếm 62,97%, bê tông xi măng chiếm 2,67%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá

dăm chiếm 2,66%.
Về tiêu chuẩn kỹ thuật thì đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao chiếm tỷ trọng rất
thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp trung bình chiếm
77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp chiếm tỷ lệ là 14,77%.
Vận chuyển đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các phương thức vận
chuyển khác và ngày càng tăng từ 82,4% năm 2001 lên 91,4% năm 2010 về vận
chuyển hành khách và tăng từ 65,7% năm 2001 lên 70,6% năm 2010 về vận
chuyển hàng hóa;
Vận chuyển đường bộ đã tăng trưởng rất nhanh cả về vận chuyển hàng hóa và
hành khách. Khối lượng vận chuyển hành khách đã tăng từ 677,3 triệu lượt hành
khách năm 2001 lên 2011, 1 triệu hành khách năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 12,9%/năm và lượng luân chuyển hành khách tăng từ 23.394,9 triệu lượt
hành khách trong năm 2001 lên đến 69.197,4 triệu lượt hành khách trong năm
2010, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,8%/năm.
Vận chuyển khách đường bộ đã có sự kết nối tốt hơn với các phương thức
hàng không, đường sắt và giữa các phương tiện đường bộ với nhau như xe buýt,
taxi. Luồng tuyến vận chuyển khách đường bộ đã phát triển hầu hết tới tất cả các
huyện hoặc cụm xã. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh luồng tuyến vận chuyển
khách liên tỉnh tới nay đã bão hoà và có sự chồng chéo tuyến vận chuyển khách
dẫn tới mất cân đối cung cầu theo tuyến (Quốc lộ 1A đang quá tải, nhưng đường
đường Hồ Chí Minh mật độ giao thông lại rất thấp). Kết quả vận chuyển khách
chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng những lúc cao điểm và yêu cầu về chất
lượng, hiện tượng tranh giành, chèn ép khách nhất là các dịp lễ tết vẫn xảy ra. Tai
nạn giao thông vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp.


7

Qua báo cáo trên, ta có thể nhận thấy vai trò không nhỏ của vận chuyển hành
khách đối với nền kinh tế. Người tài xế là nhân tố chủ đạo đem lại nguồn lợi tuy

nhiên họ lại gặp những khó khăn về vĩ mô mà ngay cả Bộ giao thông vận tải còn
chưa khắc phục được. Những khó khăn này nếu không được giải quyết tốt sẽ ảnh
hưởng không những đến sự ổn định trong công việc của người tài xế mà còn ảnh
hưởng đến toàn xã hội.
2.2. Giới thiệu về công việc tài xế ngành dịch vụ vận chuyển khách
Công việc lái xe được Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thuộc Sở giao thông vận
tải Hà Nội mô tả cụ thể từ mục 5.1 đến 5.4.
2.2.1. Đặc điểm lao động của người lái xe
(i) Đặc điểm nghề nghiệp
Người lái xe là người trực tiếp thực hiện quá trình vận chuyển, có những đặc
điểm riêng so với những ngành nghề khác. Lái xe thực hiện công việc vận chuyển
trên đường giao thông đòi hỏi phải tự chủ trong mọi hoạt động và khắc phục sự
cố liên quan đến vận chuyển. Lái xe phải thường xuyên làm việc căng thẳng cả
về đầu óc lẫn chân tay, ngoài công việc vận chuyển lái xe phải làm thêm công
việc bảo dưỡng, sửa chữa xe, các thủ tục, giấy tờ liên quan đến vận chuyển.
(ii) Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động của người lái xe thể hiện ở việc đúng giờ và hoàn thành công
việc đúng nhiệm vụ giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự an toàn
giao thông trong vận chuyển. Thực hiện chăm sóc, bảo quản thường xuyên đối
với ô tô, thiết bị vận chuyển, dụng cụ đồ nghề, nhiên liệu dầu mỡ và hàng hoá
trên xe.
Kỷ luật lao động người lái xe có liên quan tới những hoạt động của doanh
nghiệp vận chuyển ô tô, vì những công việc của vận chuyển được thực hiện ngoài


8

phạm vi doanh nghiệp. Vì vậy, kỷ luật lao động tự giác của người lái xe có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
2.2.2. Quá trình làm việc của người lái xe

(iii)

Công tác chuẩn bị

Nắm vững kế hoạch vận chuyển
Khi nhận nhiệm vụ ghi trong lịch trình đi đường, người lái xe cần nắm vững
nhiệm vụ được giao, nhất là các điều kiện vận chuyển. Phải biết được những khó
khăn, thuận lợi trong quá trình vận chuyển để đề ra biện pháp thực hiện. Tài xế
cũng cần nắm vững tuyến đường và các khả năng ùn tắc giao thông, các điểm
dừng xe và đậu xe.
Kiểm tra an toàn phương tiện
Trước khi hoạt động, xe ô tô cần kiểm tra tra các thiết bị chiếu sáng, còi, bộ
gạt nước, gương chiếu hậu, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống lái, hệ thống
phanh, lắng nghe tiếng động cơ làm việc ở các chế độ. Nếu có hư hỏng cần kiểm
tra, điều chỉnh, sửa chữa kịp thời.
Chuẩn bị vật tư và các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho xe và hành khách
Tuỳ theo công việc sắp thực hiện, trước khi xe chạy, lái xe phải mang theo
các thiết bị và dụng cụ cần thiết, bộ đồ nghề sửa chữa, nhiên liệu dự trữ. Trên các
xe phải có tủ thuốc cấp cứu phục vụ hành khách.
Chuẩn bị thủ tục giấy tờ
Tài xế lái xe trước khi xe ra đường, cần phải xem xét lại các giấy từ cần thiết
như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm và giấy chứng nhận kiểm
định của xe.
2.2.3. Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách
(iv)

Công tác chuẩn bị


9


Người tài xế phải đưa xe đến điểm đón khách theo yêu cầu của công ty và
đúng giờ theo lịch hẹn. Người lái xe luôn nhắc nhở hành khách bảo đảm an toàn
khi xe chuyển bánh cụ thể như phải thắt dây an toàn và không làm ồn ào ảnh
hưởng đến sự tập trung lái xe của tài xế.
(v) Tổ chức nơi nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khoẻ hành khách
Người lái xe có tư cách đạo đức tốt là người có trách nhiệm cao đối với hành
khách cũng như hành lý mang theo của họ. Khi vận chuyển hành khách có cự ly
xa, tài xế cần tính toán trước các chặng nghỉ có đủ điều kiện về ăn uống, nghỉ
ngơi và có nhà vệ sinh cho khách. Người lái xe cần biết chăm sóc và đáp ứng
những yêu cầu cần thiết của hành khách và tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo
sức khoẻ cho họ.
2.2.4. Giải quyết các trường hợp cần thiết khi có sự cố trên đường vận chuyển
(vi)

Sức khoẻ hành khách

Người lái xe cần đặc biệt chú ý khi vận chuyển những người bệnh, người có
thương tật và trẻ em. Trên xe phải có tủ thuốc cấp cứu. Trong trường hợp phải
cấp cứu cho hành khách mà việc cấp cứu trên xe không đạt kết quả thì người lái
xe phải đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Trường hợp người bệnh không
thể tiếp tục đi được, người lái xe phải làm thủ tục nhập viện.
Khi xe bị tai nạn giao thông, người lái xe phải tìm cách cứu chữa và báo ngay
với chính quyền sở tại hoặc cảnh sát giao thông gần nhất để giúp đỡ.
Trường hợp do thiên tai tắc đường giao thông trên đường thì tuỳ tình hình mà
tài xế có cách xử lý thích hợp. Tài xế thông báo và trấn an hành khách, trong
trường hợp kẹt xe nghiêm trọng không thể di chuyển buộc phải ngừng lại thì
người tài xế phải thông báo cho khách và cũng phải liên lạc nhờ sự giúp đỡ từ
công ty.



10

Trường hợp tắc nghẽn giao thông trên đường mà phải đưa hành khách quay trở
lại nơi xuất phát thì người lái xe phải tìm mọi biện pháp giải quyết di chuyển về
nơi xuất phát ban đầu.
Trường hợp xe bị hư hỏng do kỹ thuật, người lái xe phải tìm mọi cách khác
phục và phải thông báo rõ cho hành khách biết.
(vii)

Kết thúc quá trình làm việc

Kiểm tra xe sau khi hoạt động
Sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển hoăc sau một ngày làm việc, người
lái xe tiến hành kiểm tra toàn bộ xe trước khi đưa xe vào nơi để xe. Kiểm tra tình
trạng kỹ thuật của xe cần chú ý về hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống truyền
lực, nếu có hư hỏng phải kịp thời sửa chữa để giảm tiêu hao nhiên liệu và an toàn
trong quá trình vận chuyển.
Tổng hợp, nắm tình hình sau chuyến vận chuyển, giải quyết các tồn tại
Kiểm tra lại các công việc đã thực hiện, những vấn đề phát sinh trong quá
trình vận chuyển phải báo cáo kịp thời với công ty hoặc trực tiếp với lãnh đạo để
có hướng giải quyết. Ghi chép giấy đi đường, kiểm tra và ký các giấy tờ liên quan
của chuyến xe và nộp cho bộ phận điều bộ.
2.3. Đặc thù tiêu chuẩn dành cho tài xế vận chuyển hành khách
Chuyên chở khách bằng ô tô là một công việc đặc thù. Luật giao thông đường
bộ đã nêu rõ, một người muốn có giấy phép lái xe phải trên 21 tuổi, đảm bảo sức
khỏe theo yêu cầu để mới có thể tham dự kỳ thi sát hạch giấy phép lái xe theo
quy định của Bộ giao thông vận tải (BGTVT).
Tài xế hành nghề chuyên chở khách còn phải tuân theo tiêu chuẩn của BGTVT
theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về tiêu chuẩn an toàn cũng như phong cách

phục vụ. Cụ thể các tiêu chuẩn này được nêu rõ trong “Dự thảo tiêu chuẩn chất


11

lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô” của Tổng cục đường bộ Việt
Nam. Tuy nhiên dự thảo này vẫn chưa được ban hành và công bố nên các công ty
phải tự xây dựng cho mình tiêu chuẩn riêng để phục vụ hành khách một cách tốt
nhất.
Tác phong phải chuyên nghiệp là tiêu chí quan trọng nhất đối với bất kỳ một
ngành nghề kinh doanh dịch vụ nào. Tính chuyên nghiệp của người lái xe là hình
ảnh đầu tiên gây dựng thiện cảm với người khách hàng và là yếu tốt quan trọng
quyết định sự hài lòng của khách hàng sau mỗi chuyến đi.
Trang phục gọn gàng, chuyên nghiệp là hình ảnh đầu tiên để khách hàng nhận
diện chất lượng dịch vụ của trang phục của người lái xe thể hiện sự quan tâm của
công ty đối với người lái xe và thể hiện sự tôn trọng của người lái xe tới khách
hàng nó tạo ra cảm giác sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm mà mình có
thể họ chưa sử dụng.
Chu đáo trong hành động thể hiện qua các hành động xuống mở cửa đón khách
và tiễn khách, mang hành lý sắp xếp vào xe khi đón khách và mang hành lý từ xe
ra ngoài khi tiễn khách. Tự tin trong giao tiếp là tuỳ thuộc vào từng đối tượng
khách hàng (già hoặc trẻ, nam hay nữ, người sống tại địa phương hay nơi khác)
và trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể người lái xe chủ động cởi mở trong giao
tiếp mục đích để khách hàng có cảm giác thoải mái trong chuyến xe và là
phương tiện để khách hàng hiểu và thông cảm cho những trục trặc phát sinh trong
quá trình phục vụ khách hàng như tắc đường, xe có sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn.
Thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia giao thông, khách hàng sẽ cảm thấy
yên tâm khi ngồi trong xe mà người lái xe chấp hành tốt các quy định của Luật
giao thông đường bộ, không vượt đèn đỏ, không lạng lách, chèn ép phương tiện
giao thông khác. Người lái xe không chỉ thực hiện văn minh lịch sự với khách



12

hàng mà đối với cả người đi đường để tạo một thương hiệu hình ảnh với khách
hàng.
Điều quan trọng nhất trong công việc tài xế vận chuyển hành khách là đảm
bảo an toàn tính mạng cho khách trên xe nên tiêu chí “Tính mạng con người là
trên hết” luôn được đặt lên hàng đầu.
2.4. Những vấn đề sức khoẻ đối với tài xế chở khách ngành dịch vụ
Theo thống kê “Driver care day 2016” (Báo cáo bệnh nghề nghiệp của tài xế
năm 2016, Bệnh viện ôtô Việt Nam) có khoảng 25% bác tài gặp vấn đề về họng
với lý do mùi dầu mỡ, khói bụi. 24% bác tài chạy xe ban đêm, 17.5% bác tài
thường xuyên di chuyển xa gặp vấn đề về gan do chế độ ăn uống không cân đối,
ăn thực phẩm chất xơ, chất đạm nhiều. Gan nhiễm mỡ do ít vận động và ngồi trên
xe quá lâu. 15% bác tài cũng gặp vấn đề về thận do ít uống nước do ngại đi vệ
sinh trên đường dẫn đến sỏi thận.
Trong nghiên cứu The impact of work practices on fatigue in long distance
drivers, Accident Analysis & Prevention của các tác giả Williamson, Anne-Marie
Feyer, và Rena Friswell xuất bản năm 1996, danh sách các vấn đề sức khoẻ của
tài xế lái xe đường dài ở Mỹ được tóm tắt như dưới đây từ mục 7.1 đến 7.8.
(viii) Bệnh đau lưng
Ngồi lâu trên ghế lái trong khoảng thời gian dài khiến lưng chịu áp lực rất lớn,
mặt khác tài xế thường ít vận động dẫn đến máu ít lưu thông, điều này về lâu dài
khiến lưng đau nhức.
(ix)

Bệnh trĩ



13

Ngồi lâu một chỗ và thói quen nhịn vệ sinh quá lâu là những lý do cơ bản dẫn
đến bệnh trĩ và táo bón. Nếu mắc phải căn bệnh này, tài xế rất khó có thể tiếp tục
lái xe vì mỗi lần ngồi lên xe là sẽ thấy đau nhức rát, buốt.
(x) Đau mỏi vai gáy, xương khớp, tê tai
Đây là căn bệnh phổ biến thường xảy ra đối với các tay lái. Đầu, cổ, vai và hai
cánh tay phải hoạt động liên tục dẫn đến tài xế thường có cảm giác ê nhức và tê
cứng.
(xi)

Đau dạ dày

Ăn uống không theo theo giờ giấc cố định và một phần do đồ ăn không đảm bảo
vệ sinhlà lý do khiến tài xế hay bị đau dạ dày. Một khi đã mắc căn bệnh này, tài
xế thường xác định sẽ sống chung cùng bệnh suốt đời. Về lâu dài bệnh khiến cơ
thể trở nên mệt mỏi, mất ngủ, kém trí nhớ hay cáu gắt và gây nhiều bất tiện cho
cuộc sống sinh hoạt.
(xii)

Béo phì

Ít vấn động và hay uống đồ ngọt khiến các tài xế dễ mắc phải căn bệnh béo phì.
Căn bệnh này là mầm mống cho nhiều bệnh khác như tai biến, đột quỵ, mỡ trong
máu.
(xiii) Mất ngủ
Buồn ngủ là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với mỗi tài xế, các tay lái thường đối phó
với tình trạng này bằng cách uống cà phê, nước tăng lực, sử dụng cách này lâu
dài sẽ khiến mất ngủ, sức khỏe suy yếu, mệt mỏi, cơ thể không tỉnh táo.
(xiv) Bệnh về mắt



14

Phải tập trung với cường độ cao cộng thêm không khí bụi bẩn làm thị lực của các
tay lái suy yếu và thường dễ mắc bệnh khô mắt, viễn thị.
(xv)

Bệnh về đường hô hấp

Thường xuyên ngồi trong xe bật điều hoà với thời gian lâu, tài xế rất dễ mắc bệnh
về đường hô hấp như cảm, sổ mũi, hen suyễn.

2.5. Các khái niệm liên quan đến sức khỏe khi làm việc ngoài giờ
2.5.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến sức khỏe
(i)

Sức khỏe

Bệnh tật thường được chú ý nhiều hơn sức khoẻ, vì bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp,
làm trở ngại cho công việc, học tập, thu nhập nên cần phải giải quyết ngay. Sức
khoẻ ít được quan tâm khi tuổi còn trẻ, giai đoạn mà người ta quan tâm đến hình thể
bên ngoài hơn là bệnh tật vì ít khi có bệnh. Nhưng khi tuổi càng lớn, người ta nghĩ
đến việc bảo vệ sức khoẻ nhiều hơn. Đứng trên bình diện quốc gia, thì sức khoẻ
luôn luôn được coi là một trách nhiệm của nhà nước đối với người dân. Khái niệm
về sức khoẻ là một khái niệm có vẻ đơn giản nhưng không dễ nắm bắt. Nó tiến triển
tùy theo trình độ y học, bối cảnh kinh tế xã hội. Đối với những người làm công tác y
tế, định nghĩa về sức khoẻ có ý nghĩa quan trọng, vì qua đó nó xác định mục tiêu,
không phải chỉ cho hệ thống y tế mà còn cho mọi người mọi ngành ngoài khu vực y
tế, tức là cho toàn xã hội.

"Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội,
chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế" (World Health Organization
- WHO, The International Health Conference, New York (22/07/1946).
Trong “Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 2011- 2020 tầm nhìn 2030‖, Bộ y tế
đã nêu rõ “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội


×