MỤC LỤC
Lời cam đoan
ii
Lời cảm ơn
iii
Mục lục
iv
Danh mục viết tắt
vi
Danh mục bảng
vii
Danh mục sơ đồ
viii
Danh mục đồ thị
ix
PHẦN I MỞ ĐẦU
1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1 Mục tiêu chung
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
2
1.3
Câu hỏi nghiên cứu
3
1.4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
4
2.1
4
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm, phân loại di cư
4
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư
10
2.1.3 Ảnh hưởng của di cư lao động
12
2.1.4 Lý thuyết phân tích về vấn đề di cư
14
2.2
18
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình lao động di cư trên thế giới
18
2.2.2 Tình hình lao động di cư ở Việt Nam
21
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra
25
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
26
3.1
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
26
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
31
3.2
36
Phương pháp nghiên cứu
iv
3.2.1 Khung phân tích của đề tài
36
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu
38
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
38
3.2.4 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
39
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin
39
3.2.6 Mô hình nghiên cứu
40
3.2.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
42
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
43
4.1
Khái quát chung về di cư lao động huyện Trực Ninh
43
4.1.1 Tình hình di cư mùa vụ của lao động nông thôn huyện Trực Ninh
43
4.1.2 Thực trạng lao động nông thôn di cư
44
4.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Trực Ninh
58
4.2.1 Tính chọn lọc di cư của hộ gia đình
59
4.2.2 Lực đẩy trong quá trình ra quyết định di cư
64
4.2.3 Lực hút trong quá trình ra quyết định di cư
70
4.3
Đánh giá ảnh hưởng của di cư theo mùa vụ đến cộng đồng địa phương
78
4.3.1 Ảnh hưởng đến cuộc sống hộ gia đình
78
4.3.2 Ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương nơi xuất cư
84
4.4
Một số giải pháp cho lao động nông thôn di cư theo mùa vụ trên địa bàn
huyện Trực Ninh
86
4.4.1 Đối với chính quyền địa phương
86
4.4.2 Đối với lao động nông thôn di cư
90
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
93
5.1
Kết luận
93
5.2
Kiến nghị
95
5.2.1 Đối với Nhà nước
95
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền, quản lý dân cư địa phương
95
5.3.3 Đối với lao động di cư và người dân
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
PHỤ LỤC
99
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHYT
: Bảo hiểm y tế
BQ
: Bình quân
CC
: Cơ cấu
CNH - HĐH
: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
DCLĐ
: Di cư lao động
DCTD
: Di cư tự do
GTSX
: Giá trị sản xuất
HTX
: Hợp tác xã
LĐDC
: Lao động di cư
LĐNN
: Lao động nông nghiệp
NTTS
: Nuôi trồng thủy sản
SL
: Số lượng
SXNN
: Sản xuất nông nghiệp
TTCN - XD
: Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
TR.Đ
: Triệu đồng
UBND
: Uỷ ban nhân dân
VAC
: Vườn ao chuồng
vi
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Các luồng di cư chia theo giới tính năm 2013
22
3.1
Tình hình sử dụng đất của huyện Trực Ninh
28
3.2
Biến động dân số huyện Trực Ninh
32
3.3
Tình hình lao động của huyện Trực Ninh
33
3.4
Giá trị sản xuất của một số ngành kinh tế trên địa bàn huyện Trực Ninh
35
4.1
Đặc trưng của hộ điều tra
45
4.2
Lý do về quê của lao động di cư
48
4.3
Thời gian cư trú của người di cư
50
4.4
Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn di cư
52
4.5
Lý do không tham gia bảo hiểm y tế của lao động nông thôn di cư
57
4.6
Đặc điểm của lao động nông thôn di cư phân theo giới tính
59
4.7
Đặc điểm của lao động nông thôn di cư phân theo độ tuổi
61
4.8
Tình trạng sức khỏe của lao động nông thôn di cư theo giới tính
63
4.9
Tình trạng việc làm của lao động nông thôn trước khi di cư
67
4.10
Thu nhập bình quân/tháng của lao động nông thôn di cư
71
4.11
Mối quan hệ giữa thu nhập/tháng với công việc của người di cư
72
4.12
Thu nhập hiện tại so với trước khi di cư
73
4.13
Mức độ tìm kiếm việc làm tại nơi đến
74
4.14
Mối quan hệ giữa mức độ tìm kiếm việc làm với công việc
75
4.15
Tỷ lệ phần trăm người được phỏng vấn đại diện hộ cho rằng di cư
4.16
có ảnh hưởng đến đời sống hộ gia đình
79
Tỷ lệ người được hỏi đồng ý với các nhận định
82
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
3.1
Bản đồ huyện Trực Ninh
26
3.2
Khung phân tích của đề tài
37
3.3
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ
40
4.1
Thời gian di cư của lao động nông thôn trong năm
47
viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số đồ thị
Tên đồ thị
Trang
4.1
Lao động di cư về quê trong các tháng mùa vụ
47
4.2
Mức chi tiêu bình quân/tháng của lao động nông thôn di cư
53
4.3
Hình thức nhà ở của lao động nông thôn di cư
55
4.4
Hành vi tiếp cận dịch vụ sức khỏe trong lần đau ốm gần nhất
55
4.5
Dự định di cư của lao động nông thôn di cư
57
4.6
Lý do di cư của lao động nông thôn di cư
65
4.7
Thời gian lao động nông thôn di cư đi di cư trong một năm
66
4.8
Lý do lựa chọn di cư tại nơi đến của lao động nông thôn di cư
70
4.9
Nguồn thông tin việc làm của lao động nông thôn di cư
76
4.10
Đánh giá mức độ hài lòng với công việc của lao động di cư
77
4.11
Đánh giá về ảnh hưởng của di cư đến phát triển kinh tế - xã hội tại
cộng đồng địa phương
84
ix
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn tới những biến đổi mạnh
mẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn và đô thị Việt Nam. Sự phát triển kinh tế
ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây không những đã thúc đẩy
sự phát triển ở nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra nhiều vấn đề và thách thức.
Năng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua, một mặt giúp đảm bảo an
ninh lương thực cho đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư lao động ở nông thôn.
Cùng với việc quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị hóa, quá trình tích tụ ruộng
đất ở nông thôn dẫn đến đất canh tác ở khu vực nông thôn bị thu hẹp. Thiếu việc
làm đối với lao động nông thôn đã và đang trở thành vấn đề lớn vì khả năng tạo
việc làm cho lao động nông thôn còn rất hạn chế. Tất cả các nhân tố này cùng với
khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã sinh ra các dòng di cư từ
nông thôn ra thành thị. Vì vậy, di dân trở thành một thành tố không thể thiếu
được trong đời sống nông thôn Việt Nam.
Trước những khó khăn thách thức về kinh tế - xã hội hiện nay, sản xuất
kinh doanh đình đốn, thu nhập bấp bênh và giảm sút, tác giả Đặng Nguyên Anh
(2012) đã khẳng định di dân mùa vụ trở thành phương thức được người dân nông
thôn lựa chọn. Mô hình di dân “ly hương – bất ly nông” trong đó lao động nông
nghiệp dư thừa ra khỏi làng quê tìm việc nhưng không từ bỏ đất lúa. Hộ gia đình
ở quê vẫn giữ ruộng, thực hiện các nghĩa vụ và đăng ký nhân khẩu tạm vắng khi
cần thiết cho người ra đi. Lao động “bất ly hương” quay về tham gia vào các hoạt
động nông nghiệp mùa vụ, lễ hội hoặc giỗ tết truyền thống. Khi về thăm nhà hỗ
trợ tiền mặt cho gia đình, người thân ở quê.
Loại hình di dân này tuy đã có từ lâu trong nền sản xuất nông nghiệp
truyền thống ở nước ta, song vẫn tiếp tục tồn tại và trở nên phổ biến trong giai
đoạn phát triển hiện nay. Đây là loại hình di dân phù hợp với nhu cầu của phần
lớn lao động nông thôn, đồng thời góp phần vào sự phát triển đồng đều giữa
1
nông thôn và đô thị, tạo nên sự liên kết giữa các khu vực, vùng miền (Đặng
Nguyên Anh, 2012).
Cùng với quá trình CNH – HĐH đất nước, tỉnh Nam Định đã có những
bước chuyển mình khá mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định là một trong những huyện có truyền thống về nền sản xuất
nông nghiệp chủ yếu thâm canh hai vụ lúa nước/năm, với nguồn nhân lực khá dồi
dào, đặc biệt trong những lúc mùa vụ đã được gieo cấy thu hoạch xong lao động
không được tận dụng tối đa. Do đó, những lúc nông nhàn lao động nông thôn
thường chọn cho mình một công việc để thỏa mãn nhu cầu việc làm, tăng thêm thu
nhập. Vì vậy, lượng lao động di cư trong huyện có xu hướng tăng, đa số họ đều ở
trong độ tuổi lao động muốn tìm kiếm thu nhập để cải thiện cuộc sống.
Vậy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu là tại sao người lao động lại quyết
định di cư? và ảnh hưởng của di cư đến gia đình và cộng đồng xuất cư ra sao? Để
giải đáp những thắc mắc đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của
lao động nông thôn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất một số giải
pháp, chính sách phù hợp ổn định đời sống lao động nông thôn của huyện trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động nông thôn di cư theo
mùa vụ.
- Đánh giá thực trạng di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn huyện
Trực Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của lao động nông
thôn trên địa bàn.
2
- Đề xuất định hướng một số giải pháp nhằm ổn định cuộc sống của lao động
di cư đối với việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng lao động nông thôn di cư tại địa bàn huyện Trực Ninh như
thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động
nông thôn tại địa bàn huyện Trực Ninh?
- Ảnh hưởng của di cư theo mùa vụ đến cộng đồng địa phương như thế nào?
- Những giải pháp nào nhằm ổn định cuộc sống của lao động di cư đối với
việc phát triển kinh tế, xã hội huyện Trực Ninh?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Lao động nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến di cư mùa vụ của lao động nông thôn
huyện Trực Ninh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của
lao động nông thôn trên địa bàn các huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Về thời gian
- Thông tin thứ cấp được thu thập và nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
2012 – 2014.
- Thông tin sơ cấp được điều tra nghiên cứu trong năm 2015.
- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2014-8/2015
Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu tình hình di cư theo mùa vụ, các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định di cư của lao động nông thôn và ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng địa
phương.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm, phân loại di cư
2.1.1.1 Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tạo ra của cải vật
chất cho xã hội (Từ điển tiếng Việt, 2005). Người có cầu về hàng hóa này là
người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm làm
thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người (C. Mác và
Ph. Ăngghen, 1993).
Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở
cho sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ
quá trình sản xuất nào.
Xuất phát từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu lao động chính là
hoạt động của con người tác động vào thế giới tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên
theo những mục đích nhất định. Con người có thể sử dụng sức mạnh cơ bắp hay
trí tuệ của mình tác động vào tự nhiên biến chúng thành có ích cho cuộc sống
của mình.
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người
chưa có việc làm nhưng đang tích cực tham gia tìm việc làm. Nguồn lao động
được thể hiện ở hai mặt chất lượng và số lượng.
Về mặt số lượng, theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam, số lượng lao động là
toàn bộ số người nằm trong độ tuổi quy định. Tuổi lao động quy định là đủ 1560 tuổi đối với nam và đủ 15- 55 tuổi đối với nữ. Ngoài ra do quá trình sản xuất,
nhất là sản xuất nông nghiệp những người không nằm trong độ tuổi quy định
nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộ phận của nguồn
4
lao động, tuy nhiên do khả năng lao động của họ hạn chế nên họ được coi là lao
động phụ. Những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm các đối tượng
từ đủ 15 – 60 tuổi đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, những
người mất khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật.
Về mặt chất lượng, chất lượng lao động chính là sức lao động của bản
thân người lao động thể hiện ở sức khỏe, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa,
nhận thức hiểu biết khoa học kĩ thuật và trình độ kinh tế tổ chức.
Lao động nông thôn là toàn bộ hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản
phẩm của những người sống ở nông thôn. Do đó, lao động nông thôn bao gồm
lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông
thôn. Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90% lao động nông thôn do
đó mà đặc điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm
của lao động trong sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động ở nông thôn có những
đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác.
Thứ nhất, lao động nông thôn mang tính thời vụ cao. Sản xuất nông
nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và
điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai…). Do đó, quá trình sản xuất
mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính vì tính chất này
đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn.
Thứ hai, lao động nông thôn có xu hướng giảm về số lượng do xu hướng
di chuyển lao động nông thôn từ nông nghiệp sang một số ngành sản xuất dịch vụ
khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Thứ ba, lao động trong nông nghiệp nông thôn nhìn chung có trình độ văn
hóa kĩ thuật thấp hơn so với các ngành sản xuất khác.
Thứ tư, lao động ở lại trong nông thôn thường là những người có độ tuổi
trung bình cao và lao động phụ ngoài độ tuổi lao động. Vì số lao động trẻ có trình
độ tay nghề đã chuyển sang một số ngành sản xuất khác. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn
thấp và có xu hướng già hóa.
5
Thứ năm, lực lượng lao động đông đảo nhưng phân bố không đồng đều
giữa các vùng và giữa các khu vực. Lao động chủ yếu tập trung ở hai vùng đồng
bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng miền
núi và trung du thì lại rất thưa thớt.
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự vận động chuyển hóa từ cơ cấu lao
động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước. Sự chuyển hóa này luôn
diễn ra theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội. Chuyển dịch lao động
theo các hình thức chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu
việc làm. Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay đổi
về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và tinh
thần trách nhiệm trong lao động. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động
hay cơ cấu việc làm bao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động trong ngành, theo
vùng, thay đổi các loại lao động, sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức
sở hữu hoặc theo thành phần kinh tế.
Nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các tính chất của lao động nông thôn từ đó
có thể tìm ra những yếu tố nào tác động đến việc di cư của nguồn lao động trong
nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung.
2.1.1.2 Khái niệm di cư
Di cư là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính đa dạng, phức tạp. Mỗi
cách tiếp cận sẽ cho ta hiểu về di cư theo những khía cạnh khác nhau và không
phải mọi sự di chuyển của con người đều được coi là di cư, do đó khó có thể đưa
ra được một khái niệm thống nhất về di cư (Đặng Nguyên Anh, 2003).
Theo nghĩa rộng, di cư là sự chuyển dịch bất kì của con người trong
một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm
thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di cư đồng nhất với sự di động dân cư.
Theo nghĩa hẹp, di cư là sự chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không
gian, thời gian nhất định. Với khái niệm này đã khẳng định mối liên hệ giữa việc
di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới.
6
Theo Henry S.Shryock (1971), di dân là một hình thức di chuyển về địa lý
hay không gian kèm theo sự thay đổi thường xuyên giữa các đơn vị hành chính.
Theo ông những thay đổi nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài như thăm
viếng, du lịch, buôn bán làm ăn, kể cả qua lại biên giới, không nên phân loại là
di dân. Theo Henry di dân còn phải gắn liền với các quan hệ xã hội của người
di chuyển.
Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, di cư là sự dịch chuyển dân cư trong
nước (từ nông thôn ra thành thị hoặc ngược lại từ vùng này sang vùng khác) và
từ nước này sang nước khác. Di cư là biểu hiện rõ rệt của sự phát triển không
đồng đều giữa các vùng, miền, lãnh thổ. Song nó cũng phản ánh sự phát triển
chậm chạp hơn hay sự lạc hậu về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng này so
với vùng khác, miền này so với miền khác. Đây là một xu hướng ít nhiều có tính
phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cũng ở nhiều quốc gia khác trong khu vực và
trên thế giới.
Theo Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2003) đã định nghĩa, di cư là sự di
chuyển của người dân từ chỗ này sang chỗ khác, nghĩa là từ một huyện, tỉnh,
nước này sang huyện, tỉnh, nước khác trong một năm hoặc hơn.
Di cư bao gồm hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại diễn ra song song
đó là xuất cư và nhập cư. Xuất cư là rời khỏi nơi cá nhân đang sống, còn nhập cư
là việc chuyển đến một nơi khác ngoài vùng lãnh thổ mình đang sống làm thay
đổi về mặt xã hội, gắn với không gian và thời gian.
Xuất phát từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu di cư lao động là sự
di chuyển của người lao động theo lãnh thổ với chuẩn mực về không gian và thời
gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú.
Trong nghiên cứu di cư có một số khái niệm liên quan:
Nơi đi hay còn gọi là nơi xuất cư là địa điểm cư trú trước khi một người
rời đi nơi khác sinh sống.
Nơi đến hay còn gọi là nơi nhập cư là điểm kết thúc quá trình di chuyển, là
địa điểm mà một người dừng lại để sinh sống. Nơi và địa điểm ở đây là ám chỉ
một lãnh thổ, một đơn vị hành chính nhất định.
7
Người xuất cư hay còn gọi là người di cư đi là người rời nơi đang sinh
sống để đi nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác để sinh sống tạm thời
hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc thời gian dài.
Người nhập cư hay còn gọi là người di cư đến là người đến nơi mới để sinh
sống, tạm trú. Nhập cư ngược với xuất cư và cả hai đều là di cư.
Luồng hay dòng di dân là tập hợp người đi ra khỏi vùng đang sinh sống và
đến cùng một vùng mới để cư trú theo những hướng nhất định vào những khoảng
thời gian xác định.
2.1.1.3 Phân loại di cư
Có nhiều cách phân loại di dân theo các giác độ khác nhau tuỳ thuộc vào
mục đích phân tích. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính tương đối và có thể đan xen
nhau trong các loại di cư.
Theo khoảng cách di dân là sự phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và
nơi đến. Di dân từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, vượt qua ranh giới
chính trị gọi là hình thức di dân quốc tế, còn di dân nội địa liên quan đến sự
chuyển đổi nơi cư trú nằm trong phạm vi của một quốc gia.
Di cư quốc tế bao gồm di cư hợp pháp, di cư bất hợp pháp, chảy máu chất
xám, cư trú tị nạn, buôn bán người qua biên giới.
Di cư nội địa bao gồm di cư nông thôn - đô thị, di cư nông thôn - nông
thôn, di cư đô thị - nông thôn, di cư đô thị - đô thị.
Việt Nam là một trong những nước có nguồn lao động dồi dào. Do vậy
nên nguồn lao động di cư quốc tế khá cao. Bên cạnh đó di dân nội địa cũng diễn
ra thường xuyên, liên tục đặc biệt là hình thức di cư từ nông thôn ra thành thị.
Theo độ dài thời gian cư trú là sự phân biệt di dân theo độ dài thời gian
của người lao động tại nơi đến. Theo độ dài thời gian cư trú bao gồm di cư lâu
dài, di cư tạm thời, di cư mùa vụ.
Di cư lâu dài bao gồm người di chuyển đến nơi mới với mục đích sinh
sống lâu dài, trong đó phần lớn những người di cư là do chuyển công tác, thanh
niên tìm cơ hội việc làm mới lập nghiệp và tách gia đình. Những người này
thường không quay trở về quê hương cũ sinh sống.
8
Di cư tạm thời là sự thay đổi nơi ở gốc không lâu dài và khả năng quay trở
lại là tương đối chắc chắn. Kiểu di cư này bao gồm các hình thức di chuyển làm
việc theo thời vụ và di dân con lắc.
Di cư mùa vụ là hình thái đặc thù của di dân tạm thời. "Mùa vụ" không
nhất thiết gắn với mùa thu hoạch mà có thể là mùa xây dựng hoặc mùa du lịch,
mùa lễ hội loại hình này phụ thuộc vào đặc trưng của từng vùng. Nhưng đây
cũng là nhân tố làm cho việc quản lý trật tự trị an trên địa bàn các thành phố rất
khó khăn (Đặng Nguyên Anh, 2012). Di dân mùa vụ diễn ra trong kỳ nông nhàn,
hướng di chuyển chủ yếu là nông thôn - thành thị. Thời gian chiếm đến 2/3 số
tháng trong năm. Lao động ra đi vào các tháng 1, tháng 6, tháng 9, và trở về vào
khoảng tháng 5, tháng 12 hàng năm (âm lịch). Do lượng thời gian rỗi ngày càng
gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, việc đi lại diễn ra với khoảng cách xa hơn,
phổ biến hơn với nhiều thời điểm trong năm hơn. Nguồn nhân công rẻ, tay nghề
thấp, dễ dàng huy động này được thu hút vào khu vực kinh tế phi chính thức, lễ
hội du lịch hoặc các trang trại ở trung du, miền núi.
Theo đặc trưng di cư, gồm di cư có tổ chức và di cư tự phát: di cư có tổ
chức là loại di cư theo kế hoạch, nhằm thực hiện các chính sách, chiến lược do
nhà nước, chính phủ vạch ra nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
ngắn hạn hoặc dài hạn; di cư tự do, hình thái di dân này mang tính chất cá nhân
do bản thân người di cư hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không
phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước (tất cả mọi chi phí, thủ tục
trong quá trình di chuyển, quá trình định cư, tìm kiếm việc làm mưu sinh đều do
người di cư tự lo lấy). Từ năm 1986 đến nay, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, di dân tự do ngày càng được coi là một trong những phương tiện điều
tiết thị trường lao động khá hiệu quả.
Ngoài ra, có thể liệt kê một số loại di dân đáng chú ý khác như di dân cá
nhân hay hộ gia đình, di dân tản mạn nhiều hướng hay thành dòng di dân, nếu
căn cứ vào số lượng người di dân và hướng di dân từ nơi xuất phát đến nơi dừng.
Hình thức di dân khá quan trọng là di dân giữa hai khu vực thành thị và nông
9
thôn. Đó là sự đan xen bốn hình thức di dân: nông thôn - thành thị, nông thôn nông thôn; thành thị - thành thị, thành thị - nông thôn.
Một loại di dân phổ biến nữa hiện nay, mang đậm tính chất của di cư mùa
vụ là di dân của những người ở nông thôn, đặc biệt là những người trẻ tuổi đến
tìm việc ở khu vực phi chính thức tại các thành phố lớn. Đặc điểm của những
người lao động nông thôn là không có chuyên môn nghề nghiệp, làm việc cho
những chủ nhỏ hoặc cá thể, tiểu chủ. Những người chủ này thường không đăng
ký sản xuất kinh doanh và không đăng ký chính thức tuyển dụng lao động.
Những người lao động tại khu vực phi chính thức, thường không ký hợp đồng lao
động, nên thường không được hưởng các chế độ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, không có chế độ nghỉ lễ và chủ nhật. Họ thường là những người gặp nhiều
rủi ro trong cuộc sống như: dễ bị lạm dụng tình dục (đối với phụ nữ), bị đối xử
không công bằng. Họ thường phải sống trong những ngôi nhà thiếu tiện nghi sinh
hoạt. Nhiều nơi hình thức di dân này còn được gọi dưới cái tên “di dân trôi nổi”.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư
Hiện tượng lao động từ nông thôn ra các đô thị tìm việc là do nhiều yếu tố
tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hưởng. Nó là kết quả ảnh hưởng của “lực đẩy” từ
các vùng nông thôn nghèo như: dư thừa lao động, thiếu đất canh tác, đời sống
thấp kém, cùng các ảnh hưởng của “lực hút” từ khu đô thị có các điều kiện hoạt
động kinh tế và sinh hoạt hấp dẫn hơn, có cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập
cao hơn ở nông thôn (Everetts Lee, 1966). Dưới đây phân tích những nhân tố
chính tạo nên các “lực đẩy” và “lực hút” này.
Nhóm yếu tố “đẩy”, nhóm yếu tố xuất phát từ nơi xuất cư người lao động
nông thôn họ phải đi di cư, tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn bởi ở quê sản
xuất nông nghiệp bấp bênh, không ổn định, thu nhập thấp, diện tích đất canh tác
thì ngày càng thu hẹp lại, các khoản chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, việc học
hành của con cái, sức khỏe của cha, mẹ già, những nguyên nhân trên đã thúc
đẩy, buộc họ phải rời bỏ quê hương, đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập trang
trải cuộc sống, khi công việc ngày càng hiếm, đồng tiền kiếm được ngày một
khó khăn.
10
Đời sống của những hộ nông dân những năm gần đây có khá lên, song còn
một bộ phận dân cư không ít nằm trong diện đói nghèo. Những hộ nghèo, thậm
chí cả những hộ có mức sống trung bình, đều thiếu việc làm. Tình trạng thiếu
việc làm là phố biến ở nông thôn. Việc làm ở nông thôn lại có thu nhập không
cao, chưa tìm được cơ sơ phát triển kinh tế hiệu quả. Mặt khác, do tồn tại của
một số chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách giá cả, giá nông sản thấp
hơn giá hàng công nghiệp, dịch vụ, cùng với việc tìm phương hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở tại địa phương, họ phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc ở
nơi khác - đó là các thành phố - để tăng thêm thu nhập.
Nhóm yếu tố “hút”, là nhóm yếu tố nơi nhập cư hay là tại các thành phố
lớn, cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, thu nhập cao hơn, khả năng tiếp cận
các dịch vụ y tế xã hội tốt hơn, họ có thể làm và tiết kiệm tiền gửi về quê được
nhiều hơn và nuôi con ăn học ở thành phố.
Sự tăng trưởng kinh tế cao, cùng với sự phát triến kinh tế của khu vực tư
nhân (nhất là lĩnh vực xây dựng nhà ở) hiện nay đòi hỏi nhiều lao động giản đơn,
nặng nhọc, cần nhiều người phục vụ và người buôn bán nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày ở đô thị. Đây cũng là một trong những sức hút về “cung” “cầu” lao động ở thành phố tới dòng người lao động ngoại tỉnh đổ về các thành
phố lớn ngày càng nhiều. Điều kiện kiếm tiền ở thành phố cao hơn nhiều so với ở
nông thôn hiện nay là một lực hút quan trọng để người nông dân tới đô thị tìm và
làm việc.
Yếu tố bao trùm nhất cho nguyên nhân và mọi cuộc di chuyển dân cư ở
nông thôn ra thành thị ở nước ta hiện nay là lý do kinh tế (thiếu việc làm, thu
nhập quá thấp ở nơi đi). Việc đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng quyền tự do làm
việc cách sống đã tạo ra sự tiền đề cơ bản cho sự di chuyển. Các chính sách phát
triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các đô thị lớn tạo ra những cơ hội mở rộng
việc làm có thu nhập cao hơn đã thúc đẩy và làm tăng các dòng nhập cư vào đô
thị, đặc biệt các đô thị lớn.
Với sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao ở khu vực đô thị, đã tạo nhiều
việc làm mới. Đô thị có một sức hút hấp dẫn đối với lao động từ nông thôn tới.
11
Sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị cũng là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiện tượng di dân, lao động nông thôn vào đô thị tìm việc
dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc giao lưu đi lại trong phạm vi cả nước, giữa
thành thị - nông thôn dễ dàng, nhanh chóng. Do đó thông tin về việc làm đến với
người lao động cần việc ở nông thôn càng nhanh, nhạy hơn.
2.1.3 Ảnh hưởng của di cư lao động
Ảnh hưởng của di cư tới dân số, di cư tác động tới quy mô, cơ cấu dân số
khiến cơ cấu theo tuổi và giới tính có thể thay đổi. Người di cư thường là người
trẻ tuổi (từ 20 - 40 tuổi), không có sự phân biệt về giới tính, cả nam và nữ đều di
cư. Người di cư thường có tình trạng kinh tế xã hội ở mức cao hơn trung bình ở
nơi đi và thấp hơn trung bình ở nơi đến.
Di cư tác động tới tăng trưởng dân số phụ thuộc vào tổng lượng nhập cư
và số nhập cư tích luỹ, tương quan giữa số dân nhập cư so với số dân bản địa, sự
khác biệt về mức sinh giữa các nhóm dân cư này (Đinh Quang Hà, 2008).
Ảnh hưởng của di cư tới các vấn đề kinh tế xã hội, di cư là một hiện tượng
kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Nó gây
ra một số ảnh hưởng sau:
Di cư lao động góp phần đa dạng hóa phương thức sinh kế, tạo việc làm,
tăng thu nhập, giảm hộ nghèo. Theo kết quả nghiên cứu trong hội thảo với quỹ
Rosa Luxemburg (CHLB Đức) năm 2010, có 60,39% thừa nhận di cư lao động
đã đạt được mục tiêu đề ra (chủ yếu là giảm nghèo, cải thiện đời sống). Sau một
thời gian trải nghiệm với phương thức sinh kế mới, di cư lao động đã làm cho đời
sống các hộ gia đình có người đi làm ăn xa “tốt hơn” so với trước (54,1%).
Người di cư lao động có mức thu nhập cao hơn: lao động di cư có thu nhập hàng
tháng từ 2 - 4 triệu đồng chiếm 49,5%; < 2 triệu là 43,8%, và > 5 triệu là 4,7%.
Chính vì vậy, có 14,1% người lao động đánh giá mức thu nhập đó “tốt hơn
nhiều” so với ở nhà, 58,7% cho rằng “tốt hơn”.
Di cư lao động đáp ứng nhu cầu lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đa
số DCLĐ trong nước trong độ tuổi từ 18 - 35 (58,3%). Họ là những người năng
động, trẻ trung, do vậy họ linh hoạt hơn, tích cực hơn trong việc tìm kiếm việc
12
làm. Họ thường chấp nhận làm các công việc nặng nhọc, độc hại, có thu nhập thấp
mà người thành phố không muốn làm. Mặc dù trình độ học vấn của DCLĐ không
cao nhưng họ đảm nhận các công việc phù hợp với năng lực bản thân và được
người sử dụng lao động cũng như cộng đồng địa phương đánh giá cao (Nguyễn
Văn Trường, 2014).
Di cư lao động góp phần thay đổi nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao
động ở địa phương. Góp phần hình thành thị trường lao động thống nhất trong
toàn quốc. Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa xã hội ở vùng nông thôn.
Tuy nhiên, di cư gây ra sự quá tải dân số tại thành phố lớn, sức ép đối với
hệ thống vận tải, nhà ở, y tế, cung ứng điện nước và vệ sinh môi trường (Đing
Quang Hà, 2008). Sự hình thành các khu cư trú lấn chiếm đất công, bất hợp
pháp, bất quy tắc hay các khu ổ chuột đang là một hiện tượng khá phổ biến. Ở Hà
Nội, con sông như sông Tô Lịch, sông Kim Ngư là những nơi tiếp nhận nước thải
của Thành phố. Hiện nay, ở hai bên bờ sông đã bị nhiều nhà dân xây dựng, lấn
chiếm, phần lớn trong số đó là các xóm liều, nhà tạm của những người di cư tự
do, hơn thế nữa họ thải ra sông rất nhiều loại rác thải, làm ứ đọng bùn rác, gây
khó khăn cho việc thoát nước, đồng thời gây ô nhiễm môi trường, dễ lây lan các
bệnh truyền nhiễm.
Về những ảnh hưởng của di dân tự do đối với môi trường, kiến trúc đô thị.
Khi chuyển đến nơi cư trú mới, người di cư có một số nhu cầu cần được đáp ứng,
trước hết là nhà ở. Tuy nhiên, do diện tích nhà ở của người dân Thành phố Hà
Nội thấp, việc tìm một nơi trú ngụ đối với người nhập cư là hết sức khó khăn.
Phần lớn dân di cư tự do tự tìm cho mình chỗ ở tạm bợ, với những mái nhà được
dựng lên tạm bợ bằng những vật liệu rẻ tiền như giấy dầu, cót ép, tranh tre, nứa
lá. Các khu cư trú này thường ở các vùng giáp ranh, gần ngoại thành, không có
cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc có song rất yếu kém. Phần lớn là gần các sông hồ,
các bãi rác, nghĩa địa, gầm cầu. Đây cũng là khu vực ít bị kiểm soát, có sức thu
hút đối với người nghèo đô thị cũng như người di dân tự do ra Hà Nội tìm việc
kiếm sống. Chính những điểm này đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý
nhân khẩu, hộ khẩu.
13
Một bộ phận người di cư gây ra tệ nạn xã hội và mất trật tự tại thành phố
lớn gây khó khăn trong việc quản lý và quy hoạch đô thị. Trong nghiên cứu của
Đinh Quang Hà (2008), di dân tự do tới đô thị còn làm nảy sinh một số vấn đề xã
hội phức tạp mất trật tự an ninh, xung đột giữa người di dân và người địa
phương, nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm và cả những vụ phạm pháp hình sự ở
địa bàn thành phố. Theo thống kê của công an Thành phố Hà Nội năm 2007 đã
có 2.159 vụ phạm pháp hình sự do dân di cư gây ra, chiếm 30,8% tổng số vụ
phạm pháp hình sự trong toàn Thành phố. Lao động tự do di chuyển vào Hà Nội,
nhất là di cư mùa vụ tìm việc làm và cư trú trong những khoảng thời gian không
xác định, họ thường không đăng ký tạm trú hoặc thường trú, điều này gây ra
những khó khăn nhất định cho việc quản lý nhân khẩu tại đô thị đã gây ra hiện
tượng làm mất trật tự an ninh, nhất là ở nơi công cộng, giao thông đường phố làm
nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp cho dân cư đô thị.
2.1.4 Lý thuyết phân tích về vấn đề di cư
2.1.4.1 Lý thuyết của EG. Ravenstein
Lý thuyết EG. Ravenstein ra đời trong những năm 80 của thế kỷ 19. Lý
thuyết này đóng vai trò cho việc phát triến lý thuyết di dân, điều này được phản
ảnh trong tác phẩm “Luật di dân” (EG. Ravenstein,1885). Ravenstein nghiên cứu
các cuộc di chuyền dân cư ở nước Anh và ông nhận thấy sự di dân có mối liên
quan đến quy mô dân số, mật độ và khoảng cách di chuyển. Qua đó Ravenstein
đã đi đến xây dựng những lý thuyết mang tính chất tổng quát hoá, trong đó rất
nhiều quan điêm vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay có thể kể như: phần lớn
các cuộc di chuyển chỉ diễn ra trên một khoảng cách ngắn; giới nữ chiếm ưu thế
trong số lượng người di chuyền trong khoảng cách ngắn; đối với mỗi dòng di dân
đều có di dân ngược; sự di dân chuyên từ vùng sâu, xa xôi vào thành phố thường
phần lớn diễn ra theo các giai đoạn; động cơ chính yếu của di dân là động cơ
kinh tế.
2.1.4.2 Mô hình thu nhập kỳ vọng (Expected Income Model) của Harris – Todaro
Mô hình thu nhâp kỳ vọng (Harris – Todaro, 1971) giải thích quyết định
của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt
14
về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và đô thị. Điều này ngụ ý rằng, sự di cư từ
nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, có thể được lý
giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị cao hơn.
Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh
vực nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị trường sản xuất và
thị trường lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo.
Kết quả là, tiền lương của các công nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năng
suất cận biên trong nông nghiệp. Mô hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽ
được thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận
biên của một công nhân nông nghiệp. Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các
vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi thu nhập kỳ vọng ở nông
thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị.
Ở trạng thái cân bằng,
Wr =
le
wu
l us
Trong đó:
Wr là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn;
le là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân
bằng với số lượng công nhân làm việc ở đô thị;
lus là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu
vực đô thị;
wu là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định
mức lương tối thiểu của pháp luật).
Nói cách khác, mức lương kỳ vọng trong nông nghiệp bằng với mức
lương kỳ vọng ở đô thị nhân với số lượng việc làm có sẵn trong đô thị chia cho
tổng số người đang có việc làm và cần tìm việc làm ở đô thị.
Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra đô thị sẽ diễn ra nếu:
Wr <
le
wu
l us
15
Ngược lại, dòng di cư từ thành thị về nông thôn sẽ xảy ra nếu:
Wr >
le
wu
lus
Vì vậy, di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị sẽ tăng nếu:
- Tiền lương ở khu đô thị (wu) gia tăng trong điều kiện cơ hội tìm được
công ăn việc làm khu vực đô thị (le) tăng, làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực
đô thị.
- Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và
tiền lương trong lĩnh vực nông nghiệp (Wr), giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực
nông thôn.
Mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng
thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại
chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để giải
quyết vấn đề này, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh
tế phi chính thức (Informal Sector). Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt
động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa
nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với
nhà nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm,
bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai đồng nát,
đánh giày.
Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo việc làm ở
khu vực đô thị, kết quả là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong
khu vực kinh tế chính thức, phải chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi
chính thức. Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích
cho việc tại sao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người
từ nông thôn đổ vào thành thị tìm việc làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào khu
vực kinh tế phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn.
Ngay cả khi sự di chuyển này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và dẫn đến sự phát
16
triển không mong đợi ở khu vực kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn được
xem là hợp lý xét về khía cạnh kinh tế vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện
mà mô hình Harris – Todaro giả định.
Vì vậy, xét trên tổng thể để kiểm soát di cư từ nông thôn vào thành thị
trong quá trình đô thị hóa cần giải quyết đồng bộ tất cả các vấn đề trên cả 03 khu
vực kinh tế bao gồm: khu vực kinh tế đô thị chính thức; khu vực kinh tế đô thị
phi chính thức và khu vực nông thôn.
Có hai kết luận cần được quan tâm từ lý thuyết của Harris - Todaro:
Thứ nhất, càng có nhiều cơ hội làm việc ở đô thị thì lượng người di cư đến
càng tăng vì thế tỉ lệ người thất nghiệp càng lớn.
Thứ hai, quyết định di cư trên cơ sở hi vọng có việc làm nơi đô thị phản
ánh một tư tưởng ngụ ý rằng di cư lao động nông thôn là bị mù tương đối, vì thế
những người di cư nông thôn dễ rơi vào nguy cơ thất nghiệp mới.
2.1.4.3 Mô hình lực “hút – đẩy” của Everetts Lee
Trong cuốn sách “Một học thuyết chung về di cư” (Everetts Lee, 1966),
Lee đã tổng kết một số các yếu tố quyết định đến việc di cư của người dân từ
nông thôn ra thành thị. Ông chia thành hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố “đẩy” bao
gồm nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê
nhà; nhóm yếu tố hút bao gồm sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức
sống cao ở nơi đến. Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động
mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực
phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến.
Ngoài ra, Lee còn phân tích một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc di
dân. Đó là nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm
bản thân hay qua các kênh thông tin đại chúng, qua bạn bè, họ hàng. Đây là điều
mà các lý thuyết trước đó ít đề cập tới. Việc di cư, theo Lee còn phụ thuộc vào
tính toán và thu nhập mong đợi trong thời gian nhất định hơn là tính toán về khác
biệt thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
17
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình lao động di cư trên thế giới
Số liệu mới nhất của Vụ Kinh tế và Các vấn đề xã hội của LHQ cho thấy,
năm 2013 hiện có hơn 232 triệu người di cư quốc tế, chiếm 3,2% dân số thế giới,
trong khi năm 2000 chỉ có 175 triệu và năm 1990 là 154 triệu người. Chỉ tính từ
năm 2000 đến nay, dòng di cư Nam-Bắc và Nam-Nam đã tăng lên đáng kể, đạt
khoảng 82 triệu người. Ở góc độ châu lục, châu Âu (72 triệu người đến) và châu Á
(71 triệu người đến) vẫn là những điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới, chiếm gần
hai phần ba số người di cư trên toàn thế giới. Tại châu Âu, Đức và Pháp là nơi có
các cộng đồng dân nhập cư lớn nhất bởi Đức và Pháp nằm trên tuyến đường nối
giữa châu Âu với Bắc Phi và người di cư đổ về đây để tìm kiếm việc làm. Mỹ vẫn
là quốc gia đến nhiều nhất thế giới với 23 triệu người trong giai đoạn 1990 - 2013,
tức mỗi năm có thêm 1 triệu người di cư đến Mỹ. Đứng ở vị trí thứ 2 thế giới là
Các Tiểu vương quốc Ả Rập với 7 triệu người và tiếp theo là Tây Ban Nha với 6
triệu người (International Organization for Migration, 2013).
Từ những năm 1980 số lao động di cư hàng năm của châu Á mỗi năm
tăng gần 3 triệu người, tiền gửi về quê hương họ cũng lên đến khoảng 76 tỷ
USD/năm. Ở Philippin số tiền gửi về chiếm 14% GDP, ở Việt Nam con số này là
7%. Điều đáng chú ý là tỷ lệ nữ di cư ngày một cao. Những năm gần đây ở Srilanca và Inđônêsia tỷ lệ này lần lượt là 3/5 và 4/5. Số lao động di cư tìm kiếm việc
làm có thể minh chứng cho sự năng động của khu vực nhưng đồng thời lại đặt ra
không ít vấn đề phức tạp về chính sách quản lý. Nhiều lao động giản đơn, trình độ
tay nghề thấp là nạn nhân của sự lạm dụng và bóc lột. Chỉ tính riêng ở Đông Nam
Á, mỗi năm ước khoảng 225000 phụ nữ và trẻ em rơi vào tệ nạn nói trên.
Theo thống kê của các Tổ chức Lao động quốc tế thì trong vòng 25 năm
qua, lượng người di cư trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi và dự báo trong thập kỷ
tới sẽ tăng tiếp gấp hai lần. Hiện tại, toàn cầu có khoảng trên 200 triệu lao động
di cư và riêng trong nội khối ASEAN cũng có khoảng 15 triệu người. Tại VN,
lao động di cư trong giai đoạn 2004 – 2009 khoảng 6,7 triệu người. Theo nhận
18
định của các nhà nghiên cứu thì lao động di cư trong nước ta vẫn có xu hướng
tiếp tục tăng trong thập kỷ tới.
Malaysia
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở Malaysia diễn ra rất nhanh chóng bởi sự
tác động của quá trình CNH - HĐH. Nó khiến làn sóng di cư lao động từ nông
thôn ra thành thị tăng lên mạnh mẽ. Lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 60%
năm 1957 xuống còn 12% năm 2005. Để quản lý luồng di cư này Malaysia đưa
ra chính sách nhằm làm giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị bằng việc
phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, cung cấp các điều kiện tốt hơn cho nông
thôn, đặc biệt chú ý giáo dục và đào tạo.
Chính Phủ Malaysia đưa ra năm nhóm chính sách (bao gồm cả trực tiếp và
gián tiếp) để có thể quản lý lao động di cư. Thứ nhất, phát triển đa dạng sản xuất
nông nghiệp, chuyển từ trồng cao su là chính sang phát triển cọ dầu, cây lương
thực và một số cây ngắn ngày khác. Tăng cường chế biến công nghiệp đảm bảo
liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng nguyên liệu thông qua cơ chế lợi
ích, phát triển bền vững gắn với công nghệ sinh học thân thiện với môi trường.
Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện chương trình khai hoang để người dân nông thôn có
đủ điều kiện cần thiết ổn định cuộc sống, không rơi vào bần cùng hoá. Thứ ba,
phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt
động truyền thống, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân.
Thứ tư, đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các trường
học và trường dạy nghề đều nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, học sinh nghèo
được miễn học phí và nhận được học bổng của chính phủ. Thứ năm, nhập khẩu
lao động để đáp ứng nhu cầu sẩn xuất trong nước, năm 2004 Malaysia đã nhập
khẩu 1.359.500 lao động ở nước ngoài.
Trung Quốc
Trong một thời gian dài những năm của thế kỷ XX. Trung Quốc duy trì
chính sách kiểm soát di dân thông qua hệ thống đăng kí hộ khẩu, giấy phép và làm
việc tạm thời, hệ thống tem phiếu mua lương thực cùng với các biện pháp khác để
19