Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên nghiên cứu thực nghiệm tại TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ MỘNG VÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP
KIỂM TOÁN VIÊN - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập
kiểm toán viên - Nghiên cứu thực nghiệm tại Tp Hồ Chí Minh” là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân tác giả, dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học TS. Phạm Ngọc Toàn.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và dựa trên
số liệu điều tra. Tất cả các nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác
đều được Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục tài liệu tham
khảo.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...........................................................3
7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................5
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài .............................................................5
1.2. Các nghiên cứu công bố trong nước: ................................................................9
1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu ...............................................11
1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài .........................................11
1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước .........................................12
1.4. Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả .........................13
1.4.1. Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................13
1.4.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả ..........................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16



2.1. Một số vấn đề chung về kiểm toán viên, và tính độc lập kiểm toán viên giai
đoạn hiện nay .........................................................................................................16
2.1.1. Kiểm toán BCTC: .....................................................................................16
2.1.1.1 Định nghĩa kiểm toán: .........................................................................16
2.1.1.2 Mục tiêu kiểm toán .............................................................................16
2.1.1.3 Đặc điểm của kiểm toán:.....................................................................17
2.1.2. Tính độc lập của kiểm toán viên ..............................................................17
2.1.3. Vai trò của sự độc lập kiểm toán viên: .....................................................18
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tính độc lập kiểm toán viên ...........................19
2.2.1 Nhân tố cung cấp dịch vụ phi kiểm toán ...................................................19
2.2.2 Nhân tố phụ thuộc vào phí kiểm toán .......................................................21
2.2.3 Nhân tố về nhiệm kỳ kiểm toán viên, sự luân chuyển kiểm toán viên/công
ty kiểm toán ........................................................................................................21
2.2.4 Nhân tố cạnh tranh của thị trường kiểm toán và quy mô công ty kiểm toán
............................................................................................................................22
2.2.5 Nhân tố rủi ro đối với kiểm toán: ..............................................................23
2.2.6 Nhân tố công khai và quan hệ tài chính ....................................................23
2.3. Cơ sở lý thuyết liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm
toán viên .................................................................................................................24
2.3.1. Lý thuyết cạnh tranh: ................................................................................24
2.3.2. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .......................................................25
2.3.3. Lý thuyết cung cầu ...................................................................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................30
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .........................................30
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................30
3.1.2. Quy trình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu .........................30
3.1.2.1. Khung nghiên cứu ..............................................................................31
3.1.2.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................32



3.1.2.3. Các bước thực hiện nghiên cứu .........................................................33
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................................33
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................34
3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến độc lập kiểm
toán viên .............................................................................................................35
3.2.3. Phương trình hồi quy tổng quát ................................................................35
3.3. Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ..................................................36
3.4. Chọn mẫu nghiên cứu .....................................................................................39
3.4.1. Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định tính ........................................39
3.4.2. Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định lượng.....................................40
3.5. Công cụ phân tích và quy trình thu thập, xử lý dữ liệu ..................................41
3.5.1. Công cụ phân tích dữ liệu.........................................................................41
3.5.2. Quy trình thu thập dữ liệu ........................................................................41
3.5.3. Quy trình xử lý dữ liệu .............................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................44
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc
lập kiểm toán viên. .................................................................................................44
4.1.1. Phương pháp và quy trình thực hiện ........................................................44
4.1.1.1. Phương pháp thực hiện ......................................................................44
4.1.1.2. Quy trình thực hiện ............................................................................44
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................45
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận ...................................................46
4.2.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................46
4.2.2 Quan điểm cảm nhận của các đối tượng khảo sát về tính độc lập kiểm toán
viên: ....................................................................................................................48
4.2.2.1 Tổng quan kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến tính
độc lập kiểm toán viên ....................................................................................48



4.2.2.2 Phân tích từng yếu tố quan sát ............................................................50
4.2.3. Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên
............................................................................................................................54
4.2.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo .............................54
4.2.3.2. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) ................................57
4.2.3.3. Phân tích khám phá hồi quy đa biến (MRA) .....................................61
4.2.3.4. Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập
kiểm toán viên. ................................................................................................66
4.2.3.5. Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tính
độc lập kiểm toán viên ....................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................70
CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................71
5.1. Kết luận ...........................................................................................................71
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................72
5.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: ..........................................................72
5.2.2 Đối với hiệp hội kiểm toán viên hành nghề: .............................................75
5.2.3 Đối với công ty kiểm toán: ........................................................................76
5.2.4 Đối với các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC: ...........................77
5.2.5 Đối với người sử dụng BCTC: ..................................................................78
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập
kiểm toán viên ...........................................................................................................45
Bảng 4.2 Thống kê về nghề nghiệp ...........................................................................47
Bảng 4.3: Thống kê về kinh nghiệm liên quan đến kế toán, kiểm toán ....................47

Bảng 4.4: Thống kê về tần suất sử dụng BCTC đã được kiểm toán .........................48
Bảng 4.5 : Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến tính độc lập kiểm
toán viên ....................................................................................................................48
Bảng 4.6: Yếu tố ảnh hưởng đe dọa nghiêm trọng đến tính độc lập của KTV .........50
Bảng 4.7: Yếu tố ảnh hưởng khá đe dọa đến tính độc lập KTV: ..............................51
Bảng 4.8: Yếu tố ít ảnh hưởng đến tính độc lập KTV: .............................................52
Bảng 4.9: Yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng mạnh mẽ nâng cao tính độc lập KTV: ......53
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên .....................................................................55
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc
lập kiểm toán viên. ....................................................................................................67


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn. ...............................................................32
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu chi tiết ....................................................................32
Hình 3.3. Các bước thực hiện nghiên cứu .................................................................33
Hình 3.4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán
viên ............................................................................................................................35
Hình 4.1 Kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập (KMO
and Bartlett's Test).....................................................................................................58
Hình 4.2. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ảnh
hưởng tính độc lập kiểm toán viên ............................................................................59
Hình 4.3. Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) ...............................60
Hình 4.4 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficientsa) ..62
Hình 4.5 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summaryb) ................63
Hình 4.6 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA) ...........63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCKT

Báo cáo kiểm toán

BCTC

Báo cáo tài chính

BTC

Bộ Tài Chính

CMKiT

Chất lượng kiểm toán

CPA

Kiểm toán viên hành nghề

DNKiT

Doanh nghiệp kiểm toán

KSCL

Kiểm soát chất lượng

KTĐL


Kiểm toán độc lập

KTV

Kiểm toán viên


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là hoạt động đã trải qua lịch sử lâu dài với biết bao thăng trầm,
một ngành không thể thiếu trong nền kinh tế. Hoạt động kiểm toán gắn liền nền
kinh tế thị trường, nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin tài chính, giảm thiểu
thông tin bất cân xứng, đồng thời giúp cho đơn vị được kiểm toán hoàn thiện được
quy trình kinh doanh, đem đến cho người sử dụng BCTC một báo cáo minh bạch
hơn, nâng cao chất lượng nhà đầu tư trên thị trường, đem đến sự sự tin cậy, tăng
cường dòng vốn, ngân hàng tăng cường cho vay với lãi suất thấp…Làm cho hoạt
động nền kinh tế trở nên sôi động và tăng trưởng nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây không phải lúc nào kiểm toán cũng hoàn
thành vai trò của mình. Đã xảy ra nhiều bê bối lớn ở mức độ toàn cầu, điển hình vụ
kiện Eron dẫn đến sự sụp đổ lớn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur
Andersen là một trong những nguyên nhân chính là do tính thiếu độc lập của các
công ty kiểm toán. Tại Việt Nam, sự kiện công ty Bông Bạch Tuyết, các công ty
kiểm toán cũng không thể thoát khỏi trách nhiệm, hoạt động kiểm toán là một yêu
cầu cấp thiết nhằm lấy lại lòng tin của công chúng đối với nghề nghiệp kiểm toán
Đứng trước thực trạng trên, để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán hiệu quả,
trên thế giới và các nhà làm luật Việt Nam đã dành nhiều quan tâm cho vấn đề kiểm
soát chất lượng kiểm toán. Lần lượt các văn bản luật và chuẩn mực kiểm toán ra đời
nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán. Trong những giải pháp để nâng cao chất

lượng cuộc kiểm toán hiệu quả, nâng cao tính độc lập kiểm toán viên trong quá
trình hành nghề là một điều cấp thiết
Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng đến độc lập, tác giả nhận thấy trên thế giới đã có một số tác giả
nghiên cứu và nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến độc lập kiểm toán viên như:
phí kiểm toán; nhiệm kỳ kiểm toán viên, sự luân chuyển kiểm toán viên...Tuy nhiên,
rất ít công trình nghiên cứu nào ở trong nước xác định nhân tố nào có thể tác động
đến tính độc lập kiểm toán viên hành nghề. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các nhân


2
tố nội tại bên trong và các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm
toán viên nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Xuất phát từ tính cấp thiết này,
tác giả chọn đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viênnghiên cứu thực nghiệm tại TP Hồ Chí Minh" làm luận văn thạc sĩ của mình.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm kiến thức lý luận và thực tiễn
nâng cao tính độc lập kiểm toán viên và nâng cao chất lượng kiểm toán trong bối
cảnh thực tế tại Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc
lập của kiểm toán viên độc lập.
+ Mục tiêu cụ thể:
* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên.
* Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính độc lập của kiểm
toán viên tại Tp HCM.
* Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng tính độc lập của kiểm toán viên trong
kiểm toán BCTC.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu hình
thành tương ứng như sau:

Câu hỏi số 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán
viên?
Câu hỏi số 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến tính độc lập kiểm
toán viên tại TP HCM giai đoạn hiện nay?
Câu hỏi số 3: Giải pháp nào cần được thực hiện để tăng cường tính độc lập
kiểm toán viên?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:


3
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm
toán viên độc lập.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện đối với các các công ty kiểm toán; kế toán viên;
người sử dụng BCTC nhà đầu tư và ngân hàng (Phụ lục 7: Danh sách các kiểm
toán viên công ty kiểm toán; kế toán doanh nghiệp và người sử dụng BCTC)
+ Về không gian: khảo sát thực nghiệm trong luận văn được thực hiện tại
một số các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp, ngân hàng, sàn chứng khoán TP
HCM (HOSE)- Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
+ Về thời gian: khoảng thời gian để việc thực hiện khảo sát là giai đoạn từ
8/2016-9/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp là phương pháp nghiên cứu có sự
kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng. Cụ thể là :
- Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng khảo sát phỏng vấn các
chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu
để quy nạp và khẳng định các nhân tố ảnh hưởng độc lập Kiểm toán viên.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng

đã được xác định sẽ tiến hành đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính
độc lập kiểm toán viên bằng thực nghiệm và phương pháp định lượng được sử dụng
để giải thích các ảnh hưởng này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
* Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến độc lập kiểm toán viên của
các nghiên cứu trước và đặc biệt là trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, luận văn đã
khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao tính độc lập kiểm toán viên.
* Ý nghĩa thực tiễn


4
Dựa vào việc khám phá và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập
kiểm toán viên, một cách có hệ thống mà luận văn có thể là tư liệu tham khảo cho
các tổ chức và cá nhân nghiên cứu đạo đức hành nghề kiểm toán viên; nâng cao
chất lượng kiểm toán và ban hành cơ chế kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia thành 5 chương cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tính độc lập kiểm toán viên vấn đề đã được nghiên cứu rất nghiều công trình
khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Để có một cái nhìn toàn cảnh về nghiên

cứu có liên quan, luận văn đã lựa chọn giới thiệu một số công trình nghiên cứu có
tính tiêu biểu liên quan đến đề tài này. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa
ra các định hướng nghiên cứu của luận văn.
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
Qua quá trình tra cứu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau đối với các
mảng vấn đề liên quan đến luận văn mà tác giả dự định nghiên cứu. Tác giả
nhận thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan các yếu tố đặc tính
kiểm toán, chất lượng kiểm toán; cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến độc lập
kiểm toán viên, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được các tác giả khác nhau
thực hiện trong thời gian vừa qua. Tác giả xin nêu ra một số các công trình tiêu
biểu như sau:
Nghiên cứu của DeAngelo, L.E(1981), “Auditor indepence, low ballling
and disclosure regulation”. Bài nghiên cứu cho rằng, mức độ tối ưu đối với tính
độc lập kiểm toán viên dưới mức hoàn hảo. Trong thực tế, phần giảm phí kiểm toán
ban đầu (low balling) đối với khách hàng cụ thể sẽ thu hẹp tính độc lập. Thứ hai,
các công ty kiểm toán cạnh tranh nhằm đạt được quyền kiểm toán sẽ nỗ lực để giảm
phí kiểm toán, điều này làm suy yếu tính độc lập của kiểm toán viên bởi nó là lợi
ích kinh tế trong tương lai khách hàng. Trái ngược nhận định, nghiên cứu này cho
thấy rằng phần giảm phí kiểm toán ban đầu là một phản ứng cạnh tranh với kỳ vọng
vào lợi ích từ hợp đồng kiểm toán mang lại trong tương lai, và bản thân việc này
làm giảm đi tính độc lập của kiểm toán viên. Việc các nhà làm luật cố gắng hạn chế
giảm phí kiểm toán ban đầu được dự đoán là ảnh hưởng đến tính độc lập.
Nghiên cứu của Beattie và cộng sự (1999) “Perceptions of auditor
independence: UK eviedence”. Bài nghiên cứu cho rằng thực tế và nhận thức tính
độc lập kiểm toán viên là nền tảng, đem lại tin tưởng cho công chúng về một báo
cáo tài chính minh bạch hơn. Sau khi một ban tiêu chuẩn độc lập được thành lập


6
Hoa Kỳ 1997 thì các nhà Liên minh Châu Âu (EU) đang cố gắng thiết lập nguyên

tắc độc lâp để đáp ứng những thay đổi cạnh tranh và pháp lý. Các nhà làm chính
sách lúc này làm việc liên tục để đánh giá yếu tố nguy cơ và và phát triển nguyên
tắc độc lập thích hợp. Bài nghiên cứu được tác giả tìm hiểu, cải cách quy định kiểm
toán của Vương quốc Anh. Các yếu tố ảnh hưởng làm giảm tính độc lập kiểm toán
viên chủ yếu liên quan đến sự phụ thuộc kinh tế và cung cấp các dịch vụ phi kiểm
toán; bên cạnh đó nghiên cứu cho rằng có các yếu tố nâng cao tính độc lập kiểm
toán viên như: sự tồn tại của ủy ban kiểm toán, rủi ro đối với ngành kiểm toán,
Nghiên cứu của Barkess & Urquart (2002), “The effect of client fee
dependence on audit independence”. Bài nghiên cứu này đo lường mức ảnh hưởng
phí kiểm toán đến tính độc lập kiểm toán viên. Cuộc khảo sát được thực hiện qua 25
công ty kiểm toán lớn nhất với doanh thu từ phí kiểm toán. Qua đây muốn nhận
định rằng liệu có sự ảnh hưởng đáng kể của phí kiểm tóan đến ý kiến kiểm toán
viên. Tất cả tình huống được dự đoán mô hình dự báo ý kiến kiểm toán viên. Bài
nghiên cứu đã nhận định rằng đối với 25 công ty kiểm toán hàng đầu, hầu hết mức
độ phụ thuộc phí từ bất kỳ khách hàng là dưới mức đề nghị trong chuẩn mực kiểm
toán. Và kết luận rằng không thể xác định bất kỳ trường hợp phụ thuộc nào vào phí
kiểm toán làm suy yếu sự độc lập của kiểm toán viên.
Dựa trên quan điểm chất lượng kiểm toán của DeAnglo (1981), Wooten đã
thực hiện xem xét và tổng quan các nghiên cứu trước để đưa ra cá nhân tố tác động
đến chất lượng kiểm toán. Theo Wooten (2003) “Research About Audit Quality”
xuất phát từ 2 khía cạnh có liên quan đến phát hiện sai sót và báo cáo sai sót. Tác
giả cho rằng yếu tố liên quan đến sai sót ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán bao
gồm: tính độc lập, dịch vụ phi kiểm toán, giá phí kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán
viên. Qua bài nghiên cứu tác giả muốn nhận định có nhiều yếu tố khác nhau có mối
quan hệ tác động rất mật thiết tính độc lập kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán.
Nghiên cứu khác của Alleyne et al, (2006) “Perceptions of auditor
independence in Barbados”. Nghiên cứu điều tra nhận thức tính độc lập kiểm toán
viên và người sử dụng BCTC tại Barbados. Một cuộc khảo sát được tiến hành bao



7
gồm 66 kiểm toán viên và 148 người khác. Bài nghiên cứu cho rằng có sự phụ
thuộc kiểm toán viên về cung cấp dịch vụ cho khách hàng, dịch vụ phi kiểm toán,
nhiệm kỳ dài KTV, kích thước và sự gần gũi của xã hội Barbadian đã được tìm thấy
ảnh hưởng tiêu cực đến tính độc lập; luân chuyển của đối tác kiểm toán, rủi ro đối
với kiểm toán viên dẫn đến cuộc kiểm toán kém chất lượng. Bài nghiên cứu này để
phục vụ cho tạo lập các chính sách và quy định liên quan đến kiểm toán về mối đe
dọa tiềm năng đến kiểm toán viên độc lập. Tuy nhiên, bài nghiên cứu được thực
hiện có cỡ mẫu nhỏ và thị trường mới nổi, ở nước đang phát triển.
Nghiên cứu Nur Barifh Abu Bakar (2009) “Auditor Independence
:Maylaysia Accountants’ Perceptions”. Độc lập là lý do chính của sự tồn tại nghề
kiểm toán. Độc lập là thuộc tính chính phải được duy trì bởi kiểm toán viên trong
mọi tình huống. Nghiên cứu này đã khám phá các yếu tố quyết định đến tính độc
lập kiểm toán viên qua cảm nhận kế toán Maylaysia. Bài nghiên cứu cho rằng các
yếu tố ảnh hưởng độc lập kiểm toán viên như: (1) mức độ cạnh tranh cao của các
công ty kiểm toán, (2) quy mô công ty kiểm toán nhỏ; (3) công ty kiểm toán cho
khách hàng trong một thời gian dài, (3) công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ phi
kiểm toán (5) sự không tồn tại ủy ban kiểm toán, (6) dịch vụ tư vấn quản trị (MAS).
Sáu yếu tố trên được xem là là có nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm
toán viên. Đóng góp chính của bài nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng tính độc
lập từ quan điểm kế toán Maylaysia.
Nghiên cứu Baotham (2009) “Audit Indepence, Quality and Creibility.
Effect on Reputation and Sustainable Success of CPAs in Thailand” đã nghiên
cứu những tác động đến tính độc lập, chất lượng và độ tin cậy dựa trên danh tiếng
và thành công bền vững của các kiểm toán viên công chứng (CPAs) ở Thái Lan.
Mức độ đạo đức và tác nhân bên ngoài tác động đến tính độc lập kiểm toán viên.
Kết quả cho thấy rằng tính độc lập kiểm toán có mối quan hệ đồng biến với chất
lượng và uy tín của kiểm toán viên, và một cuộc kiểm toán có chất lượng sẽ có sự
liên kết tích cực với độ tin cậy thông tin được kiểm toán. Theo đó chất lượng và uy
tín kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến danh tiếng và sự thành công của công ty



8
kiểm toán.
Bài nghiên cứu khác của Uchenna N Akpom & Young O Dimkpah ,(2012):
“Determinants of auditor independence: A comparison of the perceptions of
auditors and non-auditors in Lagos, Nigeria”. Mục đích của bài viết này để điều
tra tính khách quan; độc lập kiểm toán viên trong quá trình thực hiện chức năng
kiểm toán của mình. Nhận thức về tác động của việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm
toán, công ty kiểm toán và quy mô công ty khách khách, quy định kiểm toán viên,
quan hệ khách hàng, nhiệm kỳ kiểm toán viên; tính cạnh tranh trên thị trường trong
bối cảnh Nigeria. Bài nghiên cứu được thực nhgiệm thông qua 97 kiểm toán viên và
127 các chuyên gia kiểm toán. Có 22 biến quan sát cho 7 biến nghiên cứu. Kết quả
bài nghiên cứu cho thấy có sự đồng thuận các yếu tố ảnh hưởng đến đến độc lập
kiểm toán viên; tuy nhiên có sự khác biệt trong mức độ mà chúng ảnh hưởng đến
tính độc lập kiểm toán.
Bài nghiên cứu Adeyemi & Olowookere (2012) “Non- audit services and
Auditor Independence- Investorors’ Perspective in Nigeria”. Mục đích của nghiên
cứu này là xác định các mối đe dọa đến sự độc lập kiểm toán viên và để kiểm tra
mối quan hệ giữa các dịch vụ phi kiểm toán và sự độc lập kiểm toán viên. Các kiểm
định phi tham số được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm thử nghiệm KrusbalWhitney U thử nghiệm được lấy mẫu từ năm lĩnh vực: ngân hàng, nhà máy bia, hóa
chất sơn và sức khỏe. Kết quả cho thấy việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán ảnh
hưởng đáng kể nhận thức kiểm toán viên độc lập, có mối tương quan cao giữa các
kiểm toán viên và nhà sử dụng dịch vụ phi kiểm toán tại Nigeria. Kết quả nghiên
cứu nhận định rằng dịch vụ phi kiểm toán là hữu ích đối với khách hàng, nhưng
thực tế họ cần phải được thực hiện bởi công ty khác hơn là một công ty kiểm toán.
Độc lập được cho là bao gồm cả thực tế và mọi hoàn cảnh.
Nghiên cứu Novie Susanti Suseno, 2013. “An empirical analysis of auditor
independence and audit fees on audit quality”. Bài nghiên cứu này nhằm điều tra
sự ảnh hưởng của tính độc lập và giá phí kiểm toán đến chất lượng cuộc kiểm toán.

Mẫu của cuộc nghiên cứu 73 công ty kế toán là thành viên diễn đàn Capital Market


9
Acccoutants tại Indonesia. Kết quả của cuộc nghiên cứu này miêu tả tính chất độc
lập kiểm toán viên và giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
Chất lượng cuộc kiểm toán được chia thành 7 tiêu chuẩn: kỹ năng, kinh nghiệm, giá
trị đạo đức, định kiến, độ tin cậy của các phương pháp kiểm toán, sự hữu hiệu của
công cụ được sử dụng và sự hỗ trợ kỹ thuật. Thêm vào đó, tính độc lập được chia
làm 2 chỉ số: Sự trung thực và khách quan. Giá phí kiểm toán được chia 3 chỉ số: độ
lớn của doanh nghiệp được kiểm toán, sự phức tạp và rủi ro. Thông qua kết quả mô
tả này để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán có thể thực hiện bằng cách phát triển
thái độ độc lập và định ra giá trị hợp lý kiểm toán viên.
1.2. Các nghiên cứu công bố trong nước:
Nghiên cứu Trần Khánh Lâm (2011), “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất
lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam”, luận án tiến sĩ, trường Đại học
Kinh tế TP HCM.
Luận án đã dựa trên việc nghiên cứu các lý thuyết cũng như tình huống trong
thực tiễn của các quốc gia trên thế giới, kết hợp với hiểu biết về thực trạng kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam nhằm đưa ra quan điểm xây dựng
cơ chế và giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại
Việt Nam cả trong ngắn lẫn dài hạn. Luận án đã thu thập 100 công ty kiểm toán qua
3 năm 2007-2009, các dữ liệu của các nghiên cứu trước và báo cáo thường niên Vụ
chế độ kế toán-kiểm toán (Bộ tài chính) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA). Để xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc
lập và chất lượng kiểm toán, tác giả đã tập hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán: (1) quy mô công ty kiểm toán; (2) mức độ chuyên sâu từng lĩnh
vực kiểm toán; (3) nhiệm kỳ kiểm toán viên; (4) giá phí kiểm toán viên; (5) phạm vi
dịch vụ phi kiểm toán; (6) phương pháp luận kiểm toán, tính cách kiểm toán. Từ đó
tác giả đã đề xuất xây dựng cơ chế và các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng

hoạt động kiểm toán độc lập. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và tính
minh bạch cho thông tin tài chính. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ dừng lại thống kê


10
mô tả các nhân tố ảnh hưởng chưa thể hiện mối tương quan các nhân tố; tác giả chỉ
sử dụng định tính để biện luận các kết quả của mình.
Nghiên cứu Phan Thanh Trúc (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất
lượng tại Việt Nam” luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp HCM.
Luận văn đã đưa ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán: quy mô
công ty kiểm toán; nguồn nhân lực công ty kiểm toán; quy trình kiểm soát chất
lượng bên trong công ty kiểm toán và tính độc lập; trong các nhân tố tác giả có đề
cập đến 2 vấn đề ảnh hưởng lớn đến tính độc lập là giá phí kiểm toán và cung cấp
dịch vụ phi kiểm toán. Từ đó liên hệ đến thực trạng về chất lượng kiểm toán và
khoảng cách mong đợi đối với ngành nghề kiểm toán tại Việt Nam, làm cơ sở để
đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm thu hẹp khoảng cách
mong đợi trong hoạt động kiểm toán độc lập. Tuy nhiên bài nghiên cứu khảo sát cở
mẫu nhỏ; việc dừng lại thống kê mô tả nên chưa xác định mối tương quan từng
nhân tố ảnh hưởng; tác giả sử dụng nghiên cứu định tính để lý giải cho kết luận của
luận án.
Nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013), “Đánh giá tầm quan trọng của
một số thuộc tính cá nhân của kiểm toán viên đối với chất lượng kiểm toán của
các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam” luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh
tế Tp HCM
Luận văn đã đưa ra một số nhân tố thuộc tính cá nhân kiểm toán viên ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán như: khả năng chịu đựng được áp lực, tinh
thần trách nhiệm, tính cần cù, ham học hỏi, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao
tiếp, đam mê nghề nghiệp, tham vọng nghề nghiệp; tính cẩn thận. Từ việc đưa ra
các nhân tố thuộc tính kiểm toán viên, tác giả đã có những để xuất cụ thể cho kiểm

toán viên hành nghề, công ty kiểm toán và hiệp hội ngành nghề để nâng cao chất
lượng cuộc kiểm toán hiệu quả tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên bài nghiên cứu
quan sát cỡ mẫu nhỏ 100 kiểm toán viên; và chỉ dừng lại thống kê mô tả; chưa đi


11
sâu phân tích các nhân tố tác động đến thuộc tính cá nhân ảnh hưởng đến tính độc
lập kiểm toán viên.
Nghiên cứu Bùi Thị Thủy (2013) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế
giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, các DNNY nói chung có xu hướng lập các
BCTC thiếu trung thực. Sự tin cậy của Nhà đầu tư và thị trường đối với kiểm toán
viên và DNKiT bị hạn chế. Bài nghiên cứu chia làm 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC trong đó nhóm nhân tố thuộc kiểm toán viên: kinh nghiệm chuyên
sâu, Ý thức, chuyên nghiệp, Áp lực, Độc lập, Trình độ bằng cấp. Nhóm nhân tố
thuộc nhóm bên ngoài: DNNY, Môi trường pháp lý, Kiểm soát bên ngoài; Nhân tố
thuộc về DNKiT: hệ thống kiểm soát chất lượng, phướng pháp va quy trình kiểm
toán, danh tiếng, quy mô doanh nghiệp kiểm toán. Qua việc xác định nhân tố ảnh
hưởng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả cuộc kiểm toán nhằm đem lại thị trường chứng khoán có báo cáo tài chính
chất lượng; đem lại niềm tin nhà đầu tư.
1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được
công bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả xác định
được một số những điểm cơ bản như sau :
1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Thứ nhất, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài sau khi được tập hợp
qua quá trình thời gian thì cho thấy các học giả ngày càng nhận ra ảnh hưởng, tầm
quan trọng tính độc lập kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán; các nghiên cứu

sau có sự kế thừa những nghiên cứu trước. Các nghiên cứu gắn liền nền kinh tế
quốc gia và trong khu vực, tiếp cận theo hướng gắn kết với chuẩn mực kiểm toán
quốc tế
- Thứ hai, các nghiên cứu trước là những khởi xướng nhằm đưa ra một số
nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên, từ đó tạo tiền đề cho những


12
nghiên cứu tiếp theo. Trong những nghiên cứu thời gian đầu chỉ xem xét một số
nhân tố một cách chung chung, mang tính đơn lẻ và hệ thống chưa cao. Về sau thì
nghiên cứu có tính hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn nội dung.
- Thứ ba, việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu
được tiến hành tại một số các quốc gia phát triển có hoạt động kiểm toán ra đời và
phát triển từ lâu như Mỹ, các nước châu Âu. Vì vậy đối với các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam thì nghiên cứu của các tác giả khác nhau ở nước ngoài liên
quan tính độc lập của kiểm toán viên còn rất hiếm.
Thứ tư, các nghiên cứu của nhóm tác giả như DeAnglelo (1981); Uchenna
(2012).. chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp định tính và thống kê mô tả
các nhân tố ảnh hưởng. Chưa có sự đi sâu phân tích định lượng, mức độ tác động
của các nhân tố đến tính độc lập kiểm toán viên.
Bốn điểm trên với những điểm kế thừa các nhân tố của các bài nghiên cứu
nước ngoài, có có những điểm hiện tại chưa thực nghiệm đối với các quốc gia
phát triển như Việt Nam thì đây là lỗ hỗng rất quan trọng cho việc nghiên cứu của
tác giả trong luận văn của mình.
1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước
- Thứ nhất, khá nhiều các tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những
mảng vấn đề khác nhau có liên quan yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
kiểm toán như thái độ kiểm toán viên; làm thể nào để giảm bớt khoảng cách kỳ
vọng cuộc kiểm toán. Trong một loạt nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán
chỉ đưa ra sơ bộ trong đó tính độc lập ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán.

- Thứ hai, các công bố tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu mới dừng lại việc đưa
ra nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên nhưng chỉ mang nhận định chủ
quan, chưa được chứng minh thực nghiệm.
-Thứ ba, các nghiên cứu trong nước chỉ dừng lại mức độ thống kê mô tả. Chưa
thể hiện mối tương quan từng nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên.


13
1.4. Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả
1.4.1. Xác định khe hổng nghiên cứu
Từ việc xem xét, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài mà tác giả đã nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc nâng cao tính
độc lập kiểm toán viên đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Mặc dù, các tác giả trên thế giới đã đề cập đến nhiều nhân tố khác nhau ảnh
hưởng tăng cường cũng như đe dọa đến tính độc lập; nhưng lại có kết quả khác
nhau và đôi khi có sự trái ngược nhau. Và chỉ tập trung nghiên cứu đối với các quốc
gia phát triển, còn đối với những quốc gia đang phát triển, ngành kiểm toán còn mới
như hiện nay thì như thế nào?
Tại Việt Nam đa phần chỉ tìm hiểu các tác giả nhân tố ảnh hưởng chất lượng
cuộc kiểm toán, nhưng còn rất ít công trình nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến độc lập kiểm toán viên để nâng cao chất lượng kiểm toán; chưa thực sự
mang tính tổng hợp và còn đơn lẻ.
Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước như
trên cùng với việc xác định các lỗ hổng trong nghiên cứu có thể nhận thấy rằng
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và có hệ thống
liên quan đến vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán
viên để nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
1.4.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu
trước như Beattie và cộng sự (1999), Alleyne et al (2006); luận văn sẽ tiếp tục

nghiên cứu về tính độc lập kiểm toán viên. Nhưng dựa trên đánh giá quan điểm và
của nhiều đối tượng khác nhau như: kiểm toán viên đang hành nghề tại các công ty
kiểm toán lớn, nhỏ trên địa bàn Tp HCM; quan điểm kế toán viên, người sử dụng
báo cáo tài chính như chuyên viên ngân hàng và nhà đầu tư... để so sánh những
quan điểm của đối tượng này với nhau. Luận văn sẽ tập trung kiểm định các nhân tố
tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến tính độc lập kiểm toán viên; Để
phát hiện đâu là yếu tố đe dọa hay đâu là yếu tố làm tăng tính độc lập kiểm toán;


14
Nhằm đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập kiểm toán viên. Nâng cao hiệu
quả hoạt động đối với ngành kiểm toán nói riêng và nâng cao mức độ tin cậy người
sử dụng báo cáo tài chính.


15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày tổng quan về nghiên cứu liên quan
đến chất lượng kiểm toán, tính độc lập kiểm toán viên. Đồng thời, luận văn cũng
khái quát hóa nghiên cứu thực hiện trên thế giới và Việt Nam về nhân tố ảnh hưởng
đến tính độc lập kiểm toán.
Luận văn đã phân tích và tổng kết những ưu điểm và hạn chế của các kết quả
nghiên cứu trước tính độc lập kiểm toán viên. Từ đó có sự kế thừa những nghiên
cứu trước liên quan của Beattie và cộng sự (1999), Alleyne và cộng sự (2006)..., cân
nhắc xem xét vận dụng trong điều kiện Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển có
đặc điểm và văn hóa khác biệt với các nước để hiệu chỉnh, xây dựng mô hình, cách
thức nghiên cứu phù hợp.
Thông qua tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu, những nhận xét
được trình bày trong mục cuối của chương có thể kết luận rằng nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến độc lập kiểm toán viên trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một

vấn đề mới mẻ mang tính thời sự, đó là khe hổng và cũng là định hướng nghiên cứu
của tác giả.


16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số vấn đề chung về kiểm toán viên, và tính độc lập kiểm toán viên giai
đoạn hiện nay
2.1.1. Kiểm toán BCTC:
2.1.1.1 Định nghĩa kiểm toán:
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế: “Kiểm toán là việc các KTV kiểm tra và
trình bày ý kiến của mình về BCTC” (IFAC,2007)
Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA): Kiểm toán là quá trình có tính hệ thống
của việc thu thập và đánh giá các bằng chứng liên quan đến các cơ sở dẫn liệu về sự
kiện kinh tế để xác nhận về mức độ của sự phù hợp cơ sở dẫn liệu và các tiêu chuẩn
đã được xác lập và truyền đạt kết quả này đến những đối tượng sử dụng có quan
tâm” (AAA,1972).
Theo Luật kiểm toán độc lập thì: “Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm
toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên
các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy
định của chuẩn mực kiểm toán” (Quốc hội, 2011)
Mặc dù kiểm toán được hiểu là hoạt động kiểm tra, thẩm định, đánh giá
nhằm xem xét chất lượng hoạt động của một tổ chức, tính trung thực của các báo
cáo. Sản phẩm của hoạt động kiểm toán là các báo cáo, văn bản trình bày ý kiến, sự
xác nhận, đánh giá của kiểm toán viên, về các tài liệu, số liệu, các BCTC của các
doanh nghiệp. Đó là kết quả của quá trình KTV tiến hành thu thập và kiểm tra các
bằng chứng về các thông tin, số liệu kế toán, tài chính của doanh nghiệp theo
CMKiT quy định cho từng loại kiểm toán.
2.1.1.2 Mục tiêu kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán
viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam, đưa ra mục đích của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính “Là làm tăng
độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán


×