Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MÔN TIẾNG ANH CÁCH ĐÁNH TRỌNG ÂM TỪ VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.66 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………..
TRƯỜNG …………………

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN TIẾNG ANH
CÁCH ĐÁNH TRỌNG ÂM TỪ VÀ
BÀI TẬP THỰC HÀNH

Người thực hiện: …………………..
Giáo viên : TIẾNG ANH
Chức vụ: ……………..
Đơn vị: …………………
Đối tượng học sinh: lớp 12
Số tiết bồi dưỡng: 5

……………..
1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................3
I. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3
1. Cơ sở lý luận.........................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................3
II. Mục đích chuyên đề................................................................................3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... .4
IV. Kế hoạch thực hiện.................................................................. ........... 4
PHẦN 2. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.............................................................. 5
I. Nội dung lý luận.................................................................................... ..5
1. Trọng âm là gì?...................................................................................... 5


2. Vì sao cần nắm vững trọng âm?.............................................................5
3. Học trọng âm như thế nào?.................................................................. ..5
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu................................................................6
1. Khảo sát thứ nhất................................................................................ ..6
2. Khảo sát thứ hai.................................................................................. ..6
III. Những biện pháp đã thực hiện........................................................... ..7
Trong các giờ học Tiếng Anh ......................................................................7
Phát handouts về qui tắc đánh dấu trọng âm ...........................................7,8,9
10
Bài tập thực hành……………………………………………………….10,11
IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng...............................................12
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................13
I. Những đánh giá cơ bản về chuyên đề....................................................13
II. Các đề xuất và kiến nghị...........................................................................13

2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lý luận:
Trọng âm là chìa khoá kỳ diệu để hiểu được tiếng Anh .Những người bản xứ sử
dụng trọng âm rất tự nhiên, đến mức thậm chí bản thân họ cũng không biết là
mình đang dùng chúng. Người học tiếng Anh, trong đó có người Việt Nam, nếu
không phát âm đúng trọng âm, khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ,
thường gặp phải 2 vấn đề sau: Rất khó để hiểu người ta đang nói gì, đặc biệt là
người nước ngoài nói rất nhanh,và ngược lại, người nước ngoài đó cũng cảm
thấy rất khó để hiểu mình.
Tiếng Anh hiện nay đang được dạy theo đường hướng giao tiếp và đường hướng
lấy người học làm trung tâm. Để có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh, học sinh

phải sử dụng được hai kỹ năng nghe và nói tốt. Vậy giáo viên và học sinh phải
làm gì để đạt được mục tiêu này? Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó giúp
học sinh nắm vững được trọng âm các từ trong Tiếng Anh là rất quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế giảng dạy Tiếng Anh nhiều năm, tôi nhận thấy rằng các kiến
thức về trọng âm Tiếng Anh chưa được trú trọng, đi sâu trong chương trình
THPT. Học sinh chỉ nghe qua đài hoặc giáo viên và nhắc lại cho đúng một
số từ cho sẵn.
Nội dung về trọng âm Tiếng Anh 12 chỉ được giới thiệu ở phần Language
focus của các bài là Unit 3, Unit 4 và Unit 5 lớp 12. Học sinh chỉ được nghe
băng về cách đọc trọng âm một số từ và sau đó nhắc lại. Tuy nhiên, trong các
bài kiểm tra và các đề thi tốt nghiệp THPT hoặc thi tuyển sinh vào đại học,
cao đẳng lại thường có phần câu hỏi về trọng âm. Qua kết quả các bài kiểm
tra của học sinh, tôi nhận thấy học sinh thường làm đúng rất ít các câu hỏi
thuộc phần kiến thức về trọng âm, hơn nữa học sinh có vẻ ngại làm về dạng
bài tập này, đặc biệt hầu hết học sinh khi nói Tiếng Anh đều không chú ý đến
trọng âm của các từ mà chỉ nói một cách đều đều, điều này làm giảm đi hiệu
quả của việc sử dụng Tiếng Anh.
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nói trên, tôi đã quyết định thực
hiện đề tài có tên gọi “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 nắm vững
trọng âm từ trong Tiếng Anh”. Mục đích của đề tài này là:
- Thứ nhất: làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc sử
dụng đúng trọng âm Tiếng Anh để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
- Thứ hai: giúp học sinh giải quyết được phần câu hỏi về kiến thức trọng
âm trong các bài kiểm tra hoặc các bài thi tốt ngiệp và đại học.

3



III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện với học sinh lớp 12A2 trường
THPT DTNT Vĩnh Phúc trong năm học 2015-2016.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: thời gian 5 tiết
Dạy quy tắc về cách đánh trọng âm cho học sinh và có bài tập thực h ành

4


PHẦN II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
1. Trọng âm là gì?
Theo Peter Roach trong “ English phonetics and phonology”, trọng âm
của một từ là âm được phát âm nổi bật hơn so với các âm còn lại. Âm có
trọng âm có ít nhất bốn đặc điểm khác biệt sau:
- Độ lớn (loudness): các âm tiết mang trọng âm được phát âm lớn hơn các
âm tiết không mang trọng âm.
- Độ dài (length): các âm tiết mang trọng âm được kéo dài hơn khi phát âm
hơn các âm tiết không mang trọng âm.
- Độ cao (pitch): các âm tiết mang trọng âm được phát âm ở độ cao hơn.
- Độ khác biệt (quality): các âm tiết mang trọng âm chứa đựng một nguyên
âm khác biệt về chất với các nguyên âm trong các âm tiết không mang
trọng âm còn lại.
Ví dụ : canal [kə'næl] disagree [,disə'gri:] indication [,indi'kei∫n]
Thông thường bốn yếu tố trên thường xuất hiện cùng nhau trong một âm
có trọng âm. Tuy nhiên, đôi khi chỉ một hoặc hai yếu tố cũng làm nên trọng
âm của một từ. Các yếu tố trên có tầm quan trọng không giống nhau, trong
đó cao độ và trường độ là hai yếu tố quan trọng nhất, giúp người nghe dễ
dàng nhận ra trọng âm của một từ. Âm có trọng âm được đọc nhấn hơn các
âm khác khoảng nửa âm và đọc gần như âm kéo dài.

2. Vì sao cần nắm vững trọng âm?
Trọng âm là một bộ phận cấu thành nên Tiếng Anh. Việc nắm vững trọng
âm giúp người học tiếng gần hơn tới khả năng sử dụng Tiếng Anh một cách
lưu loát, giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra một cách tự nhiên hơn, tránh
được những hiểu lầm và sai sót trong giao tiếp.
Ngoài ra, với học sinh trung học phổ thông, việc thành thạo trong phát âm
đúng trọng âm còn giúp các em làm đúng các câu hỏi về kiến thức trọng âm
trong các bài kiểm tra, bài thi học kì, thi tốt nghiệp hoặc thi đại học.
3. Học trọng âm như thế nào?
Giống như mọi kiến thức ngôn ngữ, trọng âm cũng có những quy tắc
riêng của nó. Người học có thể tìm mua những cuốn sách viết về trọng âm và
học theo các quy tắc trong đó. Với các quy tắc cố định, người học chỉ cần học
thuộc lòng và làm thật nhiều bài tập. Tuy nhiên các quy tắc đều có ngoại lệ.
Người học cần chú ý hơn tới các ngoại lệ này.
Ngoài ra, người học có thể học trọng âm bằng nhiều cách khác nhau như:
học trong quá trình giao tiếp, học khi lắng nghe giáo viên giảng bài, nghe đĩa
5


Tiếng Anh, hoặc bằng cách tra từ điển. Và chỉ có luyện tập thường xuyên
mới giúp cho người học thành công trên con đường chinh phục ngôn ngữ.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Qua thăm dò ý kiến của nhiều đồng ngiệp và học sinh, đồng thời qua thực tế
giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh khi học Tiếng Anh từ bậc trung học cơ sở đến
hết lớp 11 của bậc THPT hầu như không được học về trọng âm Tiếng Anh. Hầu
hết giáo viên không có thời gian hoặc không chú ý hướng dẫn cho học sinh về
vấn đề này.
Học sinh có thể biết về trọng âm khi xem phần ''Glossary'' ở cuối sách giáo
khoa. Tuy nhiên rất nhiều học sinh không xem đến phần này hoặc có xem nhưng
chỉ chú ý nghĩa của từ mà không để ý đến cách phát âm hay trọng âm của từ.

Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện 2 khảo sát về sự hiểu biết về trọng
âm của học sinh và thực trạng dạy học phần trọng âm.
1. Khảo sát thứ nhất: khảo sát về khả năng đánh dấu trọng âm Tiếng Anh của
học sinh lớp 12A2 của trường THPT DTNT Vĩnh Phúc tôi đã phát cho mỗi học
sinh một phiếu gồm 5 câu hỏi về trọng âm Tiếng Anh và yêu cầu các em làm
trong vòng 5 phút. Phiếu câu hỏi có nội dung như sau:
Choose the word whose stress pattern is different from that of the rest.
1. a. hospital
b. mischievous
c. supportive
d. special
2. a. family
b. whenever
c. obedient
d. solution
3. a. biologist
b. generally
c. responsible
d. security
4. a. confident
b. important
c. together
d. exciting
5. a. possible
b. university
c. secondary
d. suitable
Kết quả số học sinh làm đúng số lượng câu hỏi ở lớp như sau ( có kèm theo tỉ
lệ phần trăm):
Lớp


Sĩ số Đúng 5 Đúng 4 Đúng 3 Đúng 2 Đúng 1 Sai
câu
câu
câu
câu
câu
5câu

12A2 30

7hs
23%

4 hs
13 %

4 hs
13 %

3 hs
10 %

2hs
6,7%

10 hs
33 %

Từ kết quả trên có thể thấy rằng chỉ khoảng 50% học sinh đạt mức trung

bình trở lên với phần kiến thức về trọng âm và khoảng 33% học sinh không làm
đúng câu hỏi nào về trọng âm.
2. Khảo sát thứ hai:
Tôi đã dự giờ một số tiết dạy của đồng nghiệp tại trường và thấy rằng giáo
viên đã có nhắc tới trọng âm từ khi dạy từ mới nhưng không thường xuyên. Ở
6


phần Language focus của Unit 3, Unit 4 và Unit 5 lớp 12, giáo viên chỉ cho học
sinh nhắc lại những từ có trong sách giáo khoa, không có thêm bài tập về trọng
âm, do thời lượng cho phần này là quá ít trong 45' trên lớp cho một tiết dạy.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
Phát handouts về qui tắc đánh dấu trọng âm
1. Đa số các danh từ và tính từ 2 âm tiết thì trọng âm chính nhấn vào âm
tiết thứ nhất.
Example : ‘mountain
‘evening
‘butcher
‘carpet
‘busy
‘village
‘summer
‘birthday ‘porter
‘pretty
‘morning
‘winter
‘beggar
‘table
‘handsome .....
Ngoại trừ : ma’chine mis’take , ho’tel, re’spone ..............................

2. Đa số các động từ 2 âm tiết thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ hai.
Example:
En’joy
co’llect
es’cape
de’stroy en’joy re’peat A’llow
re’lax
Ex’plain
for’get
main’tain
.....
Ngoại trừ: ‘offer, ‘happen , ‘answer , ‘enter , ‘listen , ‘open, ‘study, ‘follow,
‘narrow, ‘import , travel, ‘courage ..............
3. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng 'a' thì trọng âm thường nhấn vào âm tiết
thứ hai
as’sist, ac’cept, a’ttract, a’bout, a’bove, a’gain , a’lone, a’chieve, a’like,
a’live, a’go , a’sleep a’broad , a’side , a’fraid.....
Ngoại trừ: apple......
4. Danh từ ghép thường có trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1
Example:
‘bedroom,‘typewriter,airport,‘dishwasher, ‘bathroom,‘sunrise, ‘raincoat,
‘bookshop,‘footpath, ‘airline,
+ động từ ghép có trọng âm chính nhấn vào từ thứ 2
under’stand, well – ‘dressed ill – ‘treated
5. Các từ kết thúc bằng các đuôi how, what, where, .... thì trọng âm chính
nhấn vào vần 1
‘anywhere ‘somehow ‘somewhere ....
6. Các từ tận cùng bằng các đuôi : - ety, - ity, - ion ,- sion, - cial,- ically, ious, -eous, - ian, - ior, - iar, iasm - ience, - iency, - ient, - ier, - ic, - ics, -ial,
-ical, -ible, -uous, ium, - logy, - sophy,- graphy - ular, - ulum - ish thì trọng
âm nhấn vào âm tiết ngay trước nó :

de’cision
dic’tation
libra’rian
ex’perience
‘premier
so’ciety
arti’ficial
su’perior
ef’ficiency
re’public
7


mathe’matics
cou’rageous fa’miliar
con’venient
’regular
con’tinuous
’rubbish,
’finish
pho’tography
bi’ology
phy’losophy,
s’tadium
Ngoại trừ: ‘catholic ['kæθəlik] ( thiên chúa giáo), ‘lunatic ['lu:nətik]
‘arabic ['ærəbik] (ả rập) , ‘politics ['pɔlətiks] (chính trị học) a’rithmetic
[ə'riθmətik] (số học), ’television ['teliviʒn].......
7. Các từ kết thúc bằng – ate, - cy, -ty, -phy, -gy nếu 2 vần thì trọng âm
nhấn vào từ thứ 1. nếu 3 vần hoặc trên 3 vần thì trọng âm nhấn vào vần thứ
3 từ cuối lên

‘Senate
Com’municate
‘regulate
‘playmate
cong’ratulate
‘concentrate
‘activate
‘complicate,
tech’nology,
e`mergency,
‘certainty
‘biology
phi’losophy
Ngoại trừ: ‘Accuracy, ’difficulty........
8. Các từ tận cùng bằng các đuôi : - ade, - ee, - ese, - eer, - ette, - oo, -oon , ain (chỉ động từ), -esque,- ique, -aire ,-mental, -ever, - self ,end thì trọng
âm nhấn ở chính các đuôi này :
Lemo’nade
Chi’nese
deg’ree
pion’eer
ciga’rette
kanga’roo
sa’loon
Japa’nese
pictur’esque
un’ique
engi’neer
bam’boo
ty’phoon
ba’lloon

Vietna’mese
refu’gee
guaran’tee
ta’boo
after’noon
ty’phoon
when’ever
environ’mental my’self
recom’mend
compre’hend con’tain
Ngoại trừ:
‘coffee (cà phê),
com’mitee (ủy ban)...
9. Các từ chỉ số lượng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi - teen
ngược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi - y
Thir’teen four’teen............ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty .....
10. Các tiền tố và hậu tố không bao giờ mang trọng âm, mà thường nhấn
mạnh ở từ gốc
Example:
im’portant
un im’portant
‘perfect
im ’perfect
Re’spective
ir re’spective
en’joy
en’joyable
‘danger
‘dangerous
Ngoại trừ: ‘Understatement: lời nói nhẹ đi (n)

‘Underground:ngầm (adj)
11. Từ có 3 âm tiết:
8


Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất
+ Nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2
phụ âm trở lên: exercise / 'eksəsaiz/, compromise/ ['kɔmprəmaiz] socialize
['sou∫əlaiz] , architect ['ɑ:kitekt] , attitude ['ætitju:d] , interview ['intəvju:]
+ Nếu âm tiết thứ 3 và âm tiết thứ 2 là âm tiết yếu
Eg: emperor / `empərə/ cinema / `sinəmə/ `contrary `factory………
Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai
Nếu âm tiết thứ 3 là âm tiết yếu (er, el, ow ) hoặc kết thúc bằng 1 phụ âm
Eg: encounter [in'kauntə], determine /di’t3:min/, potato /pə`teitəu/,
disaster / di`za:stə/
Lưu ý: Đây chỉ là một số những quy tắc nhỏ được rút ra trong quá trình làm
bài tập về trọng âm và những qui tắc này không phải là luôn luôn đúng mà
còn có rất nhiều các trường hợp ngoại lệ, do vậy người học cần phải vận
dụng một cách rất linh hoạt trong quá trình làm bài tập.

9


Practical Exercise
Choose the word that has a different stress pattern from the others.
1.a. hospital
b. mischievous
c. supportive
d. special
2.a. family


b. whenever

c. obedient

d. solution

4.a. biologist

b. generally

c. responsible

d. security

5.a. confident

b. important

c. together

d. exciting

6.a. possible

b. university

c. secondary

d. suitable


7.a. partnership

b. romantic

c. actually

d. attitude

8.a. believe

b. marriage

c. response

d. maintain

9.a. summary

b. different

c. physical

d. decision

c. generation

d. American

10.a. attractiveness b. traditional

11.a. certain b. couple

c. decide

d. equal

12.a. attract

b. person

c. signal

d. instance

13.a. verbal

b. suppose

c. even

d. either

14.a. example

b. consider

c. several

d. attention


15.a. situation

b. appropriate

c. informality

d. entertainment

16.a. across

b. simply

c. common

d. brother

17.a. social

b. meter

c. notice

d. begin

18.a. whistle

b. table

c. someone


d. receive

19.a. discuss

b. waving

c. airport

d. often

20.a. sentence

b. pointing

c. verbal

d. attract

21.a. problem

b. minute

c. suppose

d. dinner

22.a. noisy

b. party


c. social

d. polite

23.a. restaurant

b. assistance

c. usually

d. compliment

24.a. impolite

b. exciting

c. attention

d. attracting

25.a. obvious

b. probably

c. finally

d. approaching

26.a. waiter


b. teacher

c. slightly

d. toward

27.a. general

b. applicant

c. usually

d. October

28.a. parallel

b. dependent

c. educate

d. primary

29.a. physical

b. achievement

c. government

d. national


30.a. eleven

b. history

c. nursery

d. different
10


31.a. expression

b. easily

c. depression

d. disruptive

32.a. algebra

b. musical

c. politics

d. apartment

33.a. mechanic

b. chemistry


c. cinema

d. finally

34.a. typical

b. favorite

c. division

d. organize

35.a. computer

b. establish

c. business

d. remember

36.a. conference

b. lecturer

c. reference

d. researcher

37.a. powerful


b. interesting

c. exciting

d. difficult

38.a. memory

b. exactly

c. radio

d. management

39.a. requirement b. condition

c. example

d. previous

40.a. library

b. entertain

c. understand

d. referee

41.a. university


b. application

c. technology

d. entertainment

42.a. mathematics b. engineering

c. scientific

d. laboratory

43.a. certificate

c. economy

d. geography

44.a. interviewer b. preparation

c. economics

d. education

45.a. considerable b. information

c. librarian

d. technician


46.a. maximum

b. decision

c. requirement

d. admission

47.a. institution

b. university

c. preferential

d. indicative

48.a. available

b. majority

c. tutorial

d. differently

49.a. graduation

b. understanding

c. international d. accommodation


50.a. interview

b. impression

c. company

d. formally

51,a. stressful

b. pressure

c. prepare

d. future

52.a. employment b. remember

c. concentrate

d. position

53.a. express

b. effort

c. office

d. comment


54.a. advice

b. relate

c. during

d. forget

55.a. technical

b. advertise

c. candidate

d. consider

56.a. experience

b. certificate

c. interviewer

d. enthusiasm

57.a. addition

b. suitable

c. shortcoming


d. honestly

b. necessary

58.a. qualification b. disappointedly

c. responsibility d. recommendation

59.a. answer

b. question

c. polite

d. keenness

60.a. economic

b. experience

c. entertainment

d. introduction
11


IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG:
Để đánh giá kết quả của quá trình thực hiện đề tài và có sự so sánh, tôi đã tiến
hành kiểm tra khả năng đánh dấu trọng âm và phát âm đúng ở lớp 12A2 (lớp
được thực hiện đề tài )

Phiếu câu hỏi có nội dung như sau:
Choose the word whose stress pattern is different from that of the rest.
1. attractiveness
b. traditional
c. generation
d. American
2. a. certain
b. couple
c. decide
d. equal
3. a. attract
b. person
c. signal
d. instance
4. a. verbal
b. suppose
c. even
d. either
5. a. example
b. consider
c. several
d. attention
Kết quả được thống kê ở bảng sau:
Lớp

Sĩ số Đúng 5 Đúng 4 Đúng 3 Đúng 2 Đúng 1 Sai
câu
câu
câu
câu

câu
5câu

12A2 30

13 hs
43 %

7 hs
23 %

4 hs
13 %

3 hs
10 %

3 hs
10 %

0 hs
0%

Kết quả cho thấy số học sinh làm đúng cả năm câu hoặc bốn câu ở lớp
12A2 đã tăng lên rất nhiều. Khi được gọi đọc, hầu hết học sinh đọc đúng những
câu các em đã làm đúng, điều này chứng tỏ các em không chỉ nắm được lý
thuyết mà còn có khả năng thực hành tốt.

12



PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CƠ BẢN VỀ CHUYÊN ĐỀ:
Về nội dung: đề tài đã tập trung nghiên cứu và thực hiện gắn với một
trong những yêu cầu đổi mới hiện nay, đó là đổi mới nội dung, phương pháp
giảng dạy bộ môn và phương pháp kiểm tra đánh giá. Những đổi mới này phù
hợp với yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng được yêu cầu của thực tế là học
đi đôi với thực hành và học để làm các bài kiểm tra.
- Về ý nghĩa: đề tài được thực hiện thành công đã tạo nên một hướng mới
trong công tác giảng dạy ngoại ngữ nói chung và trong việc dạy trọng âm
nói riêng. Nguyên tắc trong dạy và học ngoại ngữ là học phải gắn liền
với thực hành, phải luyện tập thường xuyên.
Tuy nhiên, đề tài này có thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
thực hiện nên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của các
đồng nghiệp.
II. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
- Mặc dù chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh bậc THPT đã dược
biên soạn công phu nhưng một số chủ đề còn khó và chưa sát với đời sống
của học sinh, đặc biệt là học sinh khu vực nông thôn học sinh dân tộc
thiểu số, vùng sâu vùng xa . Học sinh không có nhiều cơ hội và phương
tiện để rèn luyện thêm kĩ năng nghe nói chung và rèn luyện về trọng âm
nói riêng. Do vậy, Bộ GD- ĐT cần xây dựng nội dung chương trình và
biên soạn sách giáo khoa sao cho phù hợp với trình độ của học sinh các
vùng miền. Cần trang bị cho các trường đầy đủ về cơ sở vật chất và các
phương tiện dạy học ngoại ngữ như: phòng học bộ môn, đài cassette,
băng, đĩa, …

.

13




×