Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM tổ CHỨC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH tại TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 18 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giữa lúc nền kinh tế - xã hội thế giới đang phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều
thành tựu về khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc con người nhận ra rằng môi
trường sống của chính mình đang bị ô nhiễm và tàn phá nặng nề. Trong những
thập niên gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các thảm họa thiên nhiên
diễn ra ngày càng nhiều với cường độ lớn, tính bất ngờ cao và có sức tàn phá lớn
như siêu bão Katrina (2004), Haiyan (2013), động đất - sóng thần (2004, 2011),
mưa lũ, hạn hán, cháy rừng… đã đe dọa đến sự tồn tại của con người trên Trái
Đất. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải hành động để bảo vệ môi trường sống, bảo
vệ sự đa dạng sinh thái, bảo vệ Trái Đất và cũng chính là bảo vệ cuộc sống chính
mình. Có thể nói, bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp
bách không của riêng ai. Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
3/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường được Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI thông qua, đã nhấn mạnh nhóm giải pháp chính để bảo vệ
môi trường là: “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Ấy vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường trong các nhà trường- THPT lại chưa được chú trọng đúng mức. Bảo
vệ môi trường mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công
dân, Địa lí, các cuộc thi...nhưng vẫn còn mang tính hình thức, đại khái và qua
loa. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học
sinh và thậm chí cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp
quan sát cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít
cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biến; học sinh vứt rác bừa bãi,
hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong trường
THPT Tĩnh Gia 3, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng học sinh vẫn thờ ơ
và sẵn sàng vứt rác “chỏng chơ” dưới các gầm bàn, gầm ghế thậm chí dưới góc
các lớp học. Ngay các tầng học bên trên, học sinh ngang nhiên xả giấy xuống
dưới mà vẫn vui vẻ cười đùa. Và rồi khi đi lên các dãy hành lang tầng 4 trên


cùng của khu nhà B phía Nam- nơi học sinh không học hoặc dừng chân trước
cửa một nhà vệ sinh nam chắc chắn bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên bởi lẽ nơi đây đã
trở thành trận địa tập kết “sái” thuốc lá. Hay khi quan sát những điểm công cộng
ở gần trường, các bãi đỗ xe chở học sinh…hiện tượng xả rác bừa bãi vẫn rất phổ
biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong
nhà trường. Dường như tâm lý “dùng của chùa” vẫn còn tồn tại nên ở các phòng
học quạt, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “tẹt ga”.
Trước thực trạng trên, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà
trường nói chung và ở trường THPT Tĩnh Gia 3 nói riêng là một việc làm rất cấp
thiết và để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thực sự mang lại hiệu
quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Qua
thực tiễn áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
tại trường sở tại, tôi nhận thấy tổ chức các hoạt động ngoại khoá về môi trường
luôn được học sinh tích cực hưởng ứng và mang lại hiệu quả rõ nét. Vì vậy, tôi
1


mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động
ngoại khoá giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường
THPT Tĩnh Gia 3” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua buổi ngoại khoá này giúp cho học sinh ý thức được tính cấp thiết cần
phải chung tay bảo vệ môi trường. Từ đó nâng cao nhận thức, kĩ năng, hành vi,
gìn giữ môi trường sống xanh- sạch- đẹp của các em ngay tại trường học, gia
đình và địa phương.
Đề tài này giúp đồng nghiệp nâng cao nhận thức, trách nhiệm truyên truyền
ý thức bảo vệ môi trường. Và cũng giúp cho các trường có thêm kinh nghiệm
trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, để áp dụng vào
thực tiễn của trường mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hoạt động ngoại
khoá.
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai đối với học sinh và
giáo viên toàn trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nội dung của sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, hệ thống hoá các nghiên
cứu lý luận cũng như thực tiễn về vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay, lượng
rác thải mỗi ngày...
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Sử dụng phương pháp điều tra sư phạm: quan sát, phỏng vấn học sinh, phụ
huynh, giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu thực trạng ý thức của học sinh trường
THPT tĩnh Gia 3 với vấn đề gìn giữ và bảo vệ môi trường . Đồng thời cũng áp
dụng để thu thập số liệu về kết quả thực nghiệm.
+ Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu thu được về thực trạng
và tính khả thi của đề tài.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sưu tầm, phương pháp trực quan…
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Môi trường
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Theo Litter, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo
bao quanh một hệ thống, cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng sẽ tác động lên hệ
thống này, xác định xem xu hướng và tình trạng tồn tại.
Theo sách giáo khoa sinh học 12, môi trường là tất cả những gì bao quanh
sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh
vật.
2.1.1.2. Các loại môi trường
Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.

- Môi trường tự nhiên gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên
Trái Đất. Nó là một môi trường mà các vật thể sống tương tác với nhau. Môi
2


trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta không khí để thở, cung cấp các loại tài
nguyên khoáng sản, đất để trồng cấy, xây dựng nhà cửa, chân nuôi… Môi
trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính gồm thạch quyển; thuỷ quyển; khí
quyển và sinh quyển. Cụ thể như sau:
+ Thạch quyển hay còn gọi là địa quyển/môi trường đất. Đây là bộ phận gồm vỏ
Trái Đất có bề dày 60-70km ở phần lục địa. Sâu hơn nữa là 2-8km dưới đáy đại
dương. Các quần xã sinh vật sẽ sinh sống trên môi trường đất.
+ Thuỷ quyển hay còn gọi là môi trường nước. Đây là phần nước trên Trái Đất,
bao gồm: sông, hồ, suối, đại dương, nước ngầm, hơi nước, băng tuyết.
+ Khí quyển hay còn gọi là môi trường không khí. Đây là tầng không khí bao
quanh Trái Đất.
+ Môi trường sinh vật. Đây là bộ phần gồm thực vật, động vật và con người.
Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật nhỏ bé khác như ký sinh,
cộng sinh, biểu sinh… Tất cả điều này đã tạo nên sự đa dạng sinh học trong môi
trường tự nhiên.
- Môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố nhân tạo như thành phần hoá học,
tính chất vật lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi
phối.
2.1.1.3. Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Là nơi cung cấp tài nguyên rất cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo rảtong cuộc sống và hoạt
động sản xuất
- Ngoài ra, môi trường còn là nơi cung cấp và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử

tiến hoá của sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá loài người. môi
trường cung cấp cho chúng ta các thông tin, tín hiệu báo động sớm các hiểm hoạ
như bão lũ, động đất, sóng thần...
2.1.2. Ý thức bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là các hoạt động cải thiện môi trường và giữ cho môi
trường luôn trong lành. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái,
khắc phục những hậu quả mà con người gây ra cho môi trường.
Ý thức bảo vệ môi trường là ý thức của cá nhân trong việc giữ gìn và bảo
vệ môi trường, từ ý thức đó chuyển thành hành động cụ thể, cách ứng xử văn
minh với môi trường, biết yêu quý và giữ môi trường trong lành đồng thời biết
sống có trách nhiệm với môi trường.
2.1.3. Hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá theo quan niệm đổi mới của phương pháp dạy học là
một hình thức tự học tích cực bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực
tiễn đời sống, mở rộng kéo dài trường suy tưởng, thẩm định về bài học cho học
sinh. Hoạt động ngoại khoá phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người
học, giúp người dạy kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá [1]
Hoạt động ngoại khoá về lĩnh vực kĩ năng sống có tác động vô cùng hiệu
quả không những đối với học sinh mà còn rất bổ ích với giáo viên. Đó vừa là
hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ, góp phần tạo ra lối sống văn hoá
3


và các kĩ năng sống cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được cân
đối về trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, hình thành các mối quan hệ xã hội…
Hoạt động ngoại khoá càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá
trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT, bởi lẽ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại
khoá góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vấn đề môi
trường. Từ đó giúp các em tự thay đổi hành vi, kỹ năng, thói quen để gìn giữ và

bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại
khoá cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình khi
chưa tích hợp hoặc tích hợp, lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào
bộ môn mình giảng dạy nhưng chưa thật sự hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng về công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường ở nước ta
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân
và cộng đồng về bảo vệ môi trường. Các sự kiện lớn về môi trường như Giờ Trái
đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa
dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn... được phát động ở
cả Trung ương và địa phương. Hàng năm, giải thưởng Môi trường Việt Nam
được tổ chức nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có
nhiều thành tích trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Tại Lễ trao tặng Giải
thưởng Môi trường Việt Nam năm 2015, 50 tổ chức, cá nhân và cộng đồng có
thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường được lựa chọn và vinh dự
đón nhận phần thưởng hay tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, 70
điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011- 2015 đã được tôn
vinh...
Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
cộng đồng cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền
thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình),
các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận
động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường... Năm 2015, các phong trào, hoạt
động có ý nghĩa về bảo vệ môi trường đã được tổ chức, huy động đông đảo nhân
dân tham gia như: Cuộc thi Sáng tác ảnh về môi trường; Ngày hội tái chế chất
thải hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2015; Hội thi tuyên truyền về nước sạch, vệ

sinh môi trường và thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Bắc
Giang... Để trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động bảo vệ môi trường
hiệu quả, nhiều chương trình giáo dục bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã
được triển khai tới các cấp học trong hệ thống giáo dục. Trong đó, những tài
liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về bảo vệ môi trường đã được
biên soạn và phát hành trong cả nước…
Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức
trách nhiệm về bảo vệ môi trường vẫn còn những hạn chế như chưa có sự phối
4


hợp kịp thời và chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí; Công tác triển khai
các hoạt động tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường chưa thường xuyên;
Việc vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao kiến thức môi trường qua các
chiến dịch chưa thường xuyên, liên tục... Nguyên nhân của tình trạng trên là do
ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư chưa cao; nhận thức về nguy cơ
ô nhiễm môi trường và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi
trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính
quyền, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân ở nhiều địa phương chưa đầy đủ;
nguồn ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu…
2.2.2. Thực trạng về công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường ở các trường THPT trên địa bàn huyện nhà- Huyện Tĩnh gia
Qua khảo sát thực tế trên bốn trường THPT của huyện nhà, nhận thấy công
tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được Cấp uỷ, Ban giám
hiệu từng trường cũng đã triển khai từ đầu các năm học. Ban chuyên môn nhà
trường cũng đã chỉ định, yêu cầu các môn như Sinh học, Giáo dục công dân, Địa
lí cần xây dựng kế hoạch tích hợp và lồng ghép bảo vệ môi trường trong chương
trình dạy học nhưng nhìn chung vẫn còn mang tính hình thức, sách vở và chưa
đồng bộ. Các trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền khác như thi
tìm hiểu kiến thức môi trường và pháp luật, tổ chức tết trồng cây...Tuy nhiên,

các hoạt động đó chưa thực sự thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia. Các em tỏ vẻ
nhàm chán, tham gia chỉ là đối phó vì vậy hiệu quả tuyên truyền giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường không cao.
2.2.3. Ý thức bảo vệ và gìn giữa môi trường của học sinh THPT Tĩnh Gia 3
Qua quan sát thực tế tại trường THPT Tĩnh Gia 3- trường học ít cây xanh;
học sinh vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày.
Bước qua cánh cổng của trường, đập ngay vào mắt người nhìn là các xe tập kết
rác đặt ngay đầu hông các dãy nhà và chỉ cần một cơn gió là các loại rác như
giấy lộn, bụi, túi ni lông bay ngổn ngang khắp trường. Và dù đã có những thùng
đựng rác lớn nhưng một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tiện tay vứt rác dưới
các gầm bàn, gầm ghế thậm chí dưới góc các lớp học trở thành nơi tập kết rác
của mỗi lớp. Từ tầng học bên trên, cứ mỗi lần ra chơi học sinh ngang nhiên xé
giấy và lần lượt đua nhau biến chúng thành những chiếc máy bay phi xuống
dưới sân trường. Và rồi khi đi lên các dãy hành lang tầng 4 trên cùng của khu
nhà B phía Nam- nơi học sinh không học hoặc dừng chân trước cửa một nhà vệ
sinh nam chắc chắn bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên bởi lẽ nơi đây đã trở thành trận địa
tập kết “sái” thuốc lá, các loại vỏ chai nước ngọt... Hay khi quan sát những điểm
công cộng ở gần trường, các bãi đỗ xe chở học sinh…hiện tượng xả rác bừa bãi
vẫn rất phổ biến. Những buổi tan học tình trạng học sinh ăn quà, mua trà sữa khi
lên xe buýt (Xe chuyên chở học sinh) khá đông và rồi các em lần lượt phi rác
xuống dưới đường. Gần đây nhất đó là một vụ phi hộp trà sữa xuống đường vô
tình rơi vào mặt một học sinh khác đã gây ra tai nạn giao thông. Mặt khác, tình
trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong nhà
trường. Dường như với tâm lý các em “dùng của chùa’ thành thói quen nên ở
các phòng học quạt, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “vô tư”, chưa biết tiết
kiệm. Cụ thể, dù là một học sinh ngồi trong lớp vào giờ ra chơi vẫn bật 4 quạt
5


trần, 8 bóng chiếu sáng, những tiết chào cờ tập trung dưới sân trường các em

vẫn hồn nhiên không tắt điện, không tắt quạt... Trước thực trạng trên Ban giám
hiệu nhà trường cũng đã vào cuộc, chỉ đạo Đoàn trường, Ban nề nếp thường
xuyên kiểm tra vệ sinh lớp học và trừ điểm thi đua nếu tập thể, cá nhân lớp nào
vi phạm. Hơn nữa trong các tiết chào cờ công tác tuyên truyền giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cũng đã được thầy hiệu trưởng phổ biến, răn đe thế nhưng
học sinh vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực, vẫn chứng nào tật đó. Có thể nói,
ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường cua đại bộ phận học sinh trường sở tại chưa
tốt.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có thể là do:
- Thứ nhất, phần đông học sinh của trường là con em ở các xã như Hải Bình,
Tĩnh Hải, Trường lâm- mà đây lại là các xã đang báo động về tình trạng rác thải,
ô nhiễm môi trường không khí... của huyện Tĩnh Gia. Phần nhiều các em vẫn
giữ thói quen sinh hoạt ở nhà và địa phương xả rác bừa bãi, ngay trong lối suy
nghĩ của chính các em hay thậm chí phụ huynh việc bảo vệ và gìn giữ môi
trường là của các cấp, của xã hội chứ không phải bản thân họ.
- Thứ hai là về phía nhà trường công tác giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi
trường chưa đồng đều, chưa thật sự có hiệu quả. Học sinh xả rác nhưng vẫn
chưa xử lí kịp thời, cá nhân tiêu biểu làm việc tốt như thấy rác nhặt bỏ đúng nơi
quy định hay vận động học sinh khác cùng giữ vệ sinh chung sạch sẽ lại không
có sự tuyên dương, khích lệ. Có thể nói nhà trường vẫn chưa thực sự quan tâm,
đầu tư, chú trọng công tác giáo dục môi trường.
- Thứ ba về phía giáo viên: Hầu như nhà trường không có giáo viên chuyên
trách công tác này. Các giáo viên chủ yếu đầu tư, nghiên cứu chuyên môn nên
kinh nghiệm, kiến thức về giáo dục môi trường còn hạn chế.
Một số hình ảnh chụp lại trước khi áp dụng đề tài
 Hình ảnh rác ngập khắp sân trường, phía trước mặt tiền và sau các
dãy phòng học, học sinh đi qua thờ ơ với rác.

6



 Hình ảnh rác bay khắp sân trường khi có gió thổi

 Hình ảnh cỏ dại mọc um tùm ở các bồn trồng cây tùng phía trước
mỗi lớp học

 Hình ảnh tập kết sái thuốc lá- một góc nhỏ ngay bên trong trường
học

7


 Hình ảnh rác xả khắp khu hành lang lớp học và chân cầu thang lên
các phòng học

 Hình ảnh rác xả ngập trong lớp học khi hoạt động dạy và học vẫn
đang diễn ra

2.3. Giải pháp thực hiện
Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT qua hoạt
động ngoại khoá là một việc làm vừa có nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa
học. Để tổ chức tốt hoạt động này và tạo được hứng thú tham gia cho học sinh
cần phải tránh mô tuýp trùng lặp với các hoạt động ngoại khoá trước, đồng thời
phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kỹ về chương trình.
Căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường, các đoàn thể và nhu cầu của học sinh,
tôi xin đề xuất quy trình “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
trường THPT Tĩnh Gia 3 qua hoạt động ngoại khoá” cụ thể như sau:
2.3.1. Lên kế hoạch nội dung, chương trình, kinh phí tổ chức ngoại khoá
đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp Uỷ, Ban giám hiệu nhà trường góp ý và
phê duyệt

8


2.3.2. Kết hợp với Đoàn thanh niên họp bàn dự kiến chương trình ngoại
khoá
2.3.2.1. Dự kiến nội dung
- Nội dung: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT.
- Phân công giáo viên ra câu hỏi và nộp lại cho giáo viên phụ trách
chương trình. Giáo viên phụ trách chương trình chịu trách nhiệm biên tập nội
dung cho phù hợp với buổi ngoại khoá.
- Phân công giáo viên chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, trang trí sân khấu,
viết giấy mời đại biểu về tham dự ngoại khoá, giáo viên dẫn chương trình.
- Dự kiến kinh phí tổ chức ngoại khoá: kinh phí trang trí sân khấu, băng
rôn, phần thưởng cho các đội và cổ động viên, kinh phí thuê âm thanh, ánh sáng.
- Dự kiến ban giám khảo: Mời đại diện phụ huynh, đại diện Công đoàn,
đại diện Ban giám hiệu, đại diện Đoàn trường, đại diện Phòng Tài nguyên- Môi
trường huyện và một giáo viên Sinh học.
- Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi và các cổ động viên
2.3.2.2. Dự kiến đối tượng tham gia
Toàn thể giáo viên và học sinh toàn trường, trong đó:
- Chọn 3 đội chơi gồm:
+ Đội 1: 5 thành viên đại diện khối 10
+ Đội 2: 5 thành viên đại diện khối 11
+ Đội 3: 5 thành viên đại diện khối 12
- Khán giả sẽ là học sinh còn lại ở các lớp khối 10, khối 11 và khối 12.
2.3.2.3. Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức ngoại khoá
- Thời gian: 22/3
- Địa điểm: Sân khấu lớn của nhà trường
2.3.2.4. Dự kiến giáo viên phụ trách các đội:
- Phân công 3 giáo viên phụ trách 3 đội, 1 giáo viên phụ trách khán giả,

một giáo viên làm người dẫn chương trình( MC).
Giáo viên được phân công phụ trách có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra tình
hình chuẩn bị dụng cụ, trang phục, nội dung hoạt động, hoạt kịch của các đội và
báo cáo lại với tổng phụ trách.
2.3.2.5. Dự kiến phụ trách quản lí nề nếp học sinh toàn trường trong buổi ngoại
khoá
- Ban nề nếp nhà trường
- Đội thanh niên xung kích nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp.
2.3.3. Phổ biến nội dung ngoại khoá cho học sinh:
- Giáo viên phụ trách mời đội trưởng mỗi đội, lớp trưởng các lớp về
phòng Đoàn để phổ biến kế hoạch ngoại khoá.
- Học sinh đăng kí các tiết mục biểu diễn văn nghệ, hài kịch. Giáo viên
được phân công phụ trách kiểm tra lại các tiết mục để tránh trường hợp trùng
lặp. Đồng thời tiến hành sơ duyệt để kiểm tra chất lượng và góp ý cho các tiết
mục biểu diễn.

9


2.3.4. Tiến hành ngoại khoá
Chương trình ngoại khoá cần được tiến hành theo trình tự các bước như
sau:
2.3.4.1. Phần mở đầu
1. Khởi động: Đầu tiên MC sẽ cho toàn bộ học sinh toàn trường tham gia
một trò chơi “Tôi bảo”. Cụ thể khi MC hô: “Tôi bảo tôi bảo”, người chơi hỏi:
“Bảo gì bảo gì”, MC nói “ Tôi bảo các bạn vỗ tay hai cái”, người chơi vỗ tay 2
lần. Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như MC không
nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.
Mục đích của phần chơi này nhằm tạo không khí vui vẻ, sôi động cho

học sinh đồng thời giúp các em luyện kỹ năng tập trung hơn vào một vấn đề nào
đó.
2. Tuyên bố lí do: Thay vì MC thường đứng trên sân khấu giới thiệu mục
đích ý nghĩa của buổi tổ chức ngoại khoá thì lần này sẽ trực tiếp xuống khán đài
giao lưu với học sinh, yêu cầu 1-2 em cho biết mục đích các em đến buổi ngoại
khoá hôm nay từ đó dẫn dắt vào chương trình.
3. Giới thiệu đại biểu: Ban giám hiệu, Ban liên lạc cha mẹ học sinh, đại
diện phòng Giáo dục và phòng Tài nguyên- môi trường huyện Tĩnh Gia.
4. Giới thiệu đội dự thi
5. Giới thiệu thành phần Ban giám khảo
2.3.3.2. Phần nội dung thi
1. Chào hỏi
Các đội lần lượt giới thiệu tên đội, mục đích và ý nghĩa của việc tham gia
ngoại khoá. Thời gian tối đa cho màn chào hỏi của mỗi đội là 5 phút, điểm tối đa
là 20 điểm
- Đội 1: Thực hiện màn chào hỏi bằng cách tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài
năng”. Từ đó, đội trưởng của đội sẽ dẫn dắt giới thiệu các thành viên của đội và
thông điệp mà đội muốn mang tới buổỉ ngoại khoá.
- Đội 2: Thực hiện màn chào hỏi bằng cách tổ chức hoạt kịch qua đó giới thiệu
về đội chơi của mình.
- Đội 3: Thực hiện màn chào hỏi bằng cách 2 MC của đội sẽ đọc “Rap” Đọc đến
ai, người đó bước ra với trang phục và điệu bộ tương ứng.
2. Phần thi “Chúng tôi là chuyên gia”
- Mục đích: Giúp các đội chơi và toàn thể học sinh nâng cao hiểu biết về kiến
thức môi trường, có cách nhìn và ứng xử thông minh với các tình huống bắt gặp
trong cuộc sống, qua đó thay đổi thói quen và hình thành những kĩ năng sống
đẹp, sống có ích cho môi trường.
- Hình thức thi: Ban tổ chức đưa ra 2 gói câu hỏi:
+ Gói thứ nhất gồm 5 câu hỏi, yêu cầu mỗi đội có 2 phút trao đổi và viết đáp án
vào bảng của đội mình. Mỗi câu trả lời đúng đạt 5 điểm

Câu 1: Môi trường có chức năng gì?
Câu 2: Ô nhiễm môi trường là gì?
Câu 3. Nguyên nhân và những hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu?
Câu 4: Theo anh/chị hộ gia đình cần làm gì để bảo vệ môi trường?
10


Câu 5: Rác thải được chia thành những loại nào? Mỗi loại cho một vài ví dụ. Vì
sao cần phải phân loại rác tại nguồn?
(Đáp án phần phụ lục)
+ Gói thứ hai gồm 3 câu hỏi về hình ảnh, yêu cầu mỗi đội lần lượt bốc thăm 1
câu và có 30s hội ý để trả lời. Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm. Nếu trả lời chưa
đúng hoặc thiếu đội khác có quyền bổ sung (nếu bổ sung đúng đạt 5 điểm)
Câu hỏi và đáp án (Phần phụ lục)
. 3. Phần thi dành cho khán giả “Nhanh trí, nhanh mắt hành động ngay”
- Mục đích: Thay đổi không khí của buổi ngoại khoá, cuốn hút khán giả tích
cực tham gia với tính chất học mà chơi, chơi mà học qua đó giúp các đội chơi và
toàn thể học sinh nhận thức và biết cách phân loại rác tại nguồn trước khi bỏ và
bỏ rác đúng nơi quy định.
- Hình thức thi: Tổ chức dưới dạng một trò chơi
- Cách tiến hành:
+ Đầu tiên chọn 3 đội chơi, mỗi đội gồm 3 thành viên
+ Ban tổ chức sẽ chuẩn bị cho mỗi đội một túi rác to gồm các chai nhựa, túi ni
lông, chai thuỷ tinh, lá cây, vỏ cam, giấy lộn, gạch, rau cải, hộ xốp, xỉ than đồng
thời đặt 3 thùng chứa rác ở một vị trí quy đinh cho mỗi đội.
+ Yêu cầu các đội bỏ rác đúng quy định trong 3 phút, mỗi lượt chơi là 1 thành
viên trong đội chỉ lấy 1 loại rác và bỏ sao cho đúng quy định sau đó về chỗ rồi
đến lượt thành viên khác. Mức điểm cho phần thi này lần lượt là 30(Đội bỏ được
nhiều rác nhất), 20 và 10 điểm. Tuy nhiên phần thi này sẽ có 10 điểm thưởng
(dành cho đội nào nhanh trí biết phân loại và bỏ đúng rác: rác vô cơ, rác hưũ cơ,

rác tái chế riêng biệt vào các thùng đựng rác). Tổng điểm cuối cùng đội nào cao
nhất sẽ là đội chiến thắng.
4. Phần thi “Sáng tạo khoa học kĩ thuật gắn liền với môi trường”
- Mục đích: Giúp các đội chơi vận dụng kiến thức, kĩ năng, vốn hiểu biết, tư
duy sáng tạo của mình để tạo ra các sản phẩm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường cũng như bảo vệ sức khoẻ con người, mang tính áp dụng thực tiễn cao.
- Hình thức: Mỗi đội sẽ tham gia trình bày ý tưởng, mô tả quá trình tạo sản
phẩm, trưng bày sản phẩm và thực hành sản phẩm. Thang điểm tối đa cho phần
thi này là 30 điểm
- Nội dung, hình ảnh:
+ Sản phẩm đội 1: Máy hút bụi cầm tay được chế tạo từ các nguyên liệu tái chế

11


+ Đội 2 đem đến chương trình hai sản phẩm gồm:
 Một là bể xử lí nước biển thành nước ngọt

 Hai là bể xử lí nước thải sinh hợat tại các xã trong khu kinh tế Nghi Sơn

12


+ Đội 3 cũng đem đến chương trình hai sản phẩm gồm:
 Một là rôbốt cứu hoả
Hai là máy xoá bảng mini không bụi

5. Phần thi “Chúng tôi là nghệ sĩ”
- Mục đích: Thông qua các tiểu phẩm để tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho toàn nhà trường đồng thời tạo không khí vui vẻ, thoải mái hấp

dẫn học sinh và các thầy cô tham gia buổi ngoại khoá.
- Hình thức: Hài kịch, cụ thể các đội trình diễn các tiết mục hài kịch đã đăng
ký, khán giả giao lưu văn nghệ…Các tiết mục sẽ được trình diễn xen kẽ sau mỗi
phần thi tạo không khí vui vẻ thoải mái. Số điểm tối đa cho phần thi này là 30
điểm
- Nội dung: Nội dung các tiết mục nhằm tái hiện lại các tình huống gặp phải
trong đời sống liên quan đến chủ đề
+ Đội 1: Tiểu phẩm “ Chuyện nhỏ mà lớn ”
+ Đội 2: Tiểu phẩm “Nilông ơi! Sao em để người ta xài em nhiều quá vậy?”
13


+ Đội 3: Tiểu phẩm “ Táo môi trường ”
2.3.3.3. Phần tổng kết và trao thưởng
1. Tổng kết:
- Phần phát biểu ý kiến của đại diện phòng Tài nguyên- Môi trườngBan giám
hiệu
- Phần phát biểu ý kiến của đại diện học sinh, đại diện cha mẹ học sinh,
- Đánh giá tổng kết của tổng phụ trách về kết quả đạt được của giờ ngoại khoá.
2. Trao thưởng:
Thư ký tổng hợp kết quả sau các phần thi chọn ra 1 đội nhất (Đội 3), 1
đội nhì (Đội 1), giải ba (Đội 2)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh
giá các nội dung sau:
2.4.1. Đánh giá về nhận thức, thái độ hành vi đối với buổi ngoại khoá về
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Chúng tôi tiến hành phát phiếu kiểm tra, đánh giá cho 240 học sinh ở cả 3
khối 10, 11 và 12 trường THPT Tĩnh Gia 3 với câu hỏi 1: Cảm nhận, đánh giá
của em như thế nào sau buổi ngoại khoá?

Kết quả thu thu về 240 phiếu, trong đó có 0 phiếu không hợp lệ, cụ thể như
sau:
Nội dung trả lời
Số lượng học
Tỷ lệ%
sinh
Rất hứng thú
222
92,5%
Cảm nhận
Bình thường
16
6,7%
Không thích
2
0,8%
Rất bổ ích, rất
224
93,3%
thiết thực
Đánh giá
Bình thường
15
6,3%
Không thiết
1
0,4%
thực
Qua số liệu thống kê ở bảng trên, nhận thấy đại đa số các em học sinh rất hứng
thú( chiếm 92,5%) đồng thời nhận thức được ý nghĩa của buổi ngoai khoá rất

thiết thực và bổ ích( chiếm 93,3%), chỉ một phần rất nhỏ học sinh tỏ ra không
thích và không thấy thiết thực( chiếm không quá 1%). Chứng tỏ rằng buổi ngoại
khoá đã mang lại không khí vui vẻ, sôi nổi, hấp dẫn và truyền tải được thông
điệp đến học sinh, cho thấy bước đầu đã thành công.
2.4.2. Đánh giá sự tiến bộ về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT
Tĩnh Gia 3 sau buổi ngoại khoá
2.4.2. 1. Đánh giá về công tác vệ sinh và những việc làm tốt của các tập thể
lớp THPT Tĩnh Gia 3 sau buổi ngoại khoá

14


Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về 38 tập thể lớp do Ban nề nếp, đoàn
trường, đội xung kích trường THPT Tĩnh Gia 3 ghi chép, tổng hợp trong suốt
quá trình kể từ khi chưa và sau khi áp dụng đề tài, kết quả tổng hợp như sau:
Nội dung
1. Vệ sinh lớp học sạch sẽ
trước khi vào học
2. Giữ gìn lớp học sạch sẽ
suốt buổi học
3. Đăng kí tự nguyện chăm
sóc bồn cây cảnh trước lớp
3. Đăng kí tự nguyện trồng
và chăm sóc hoa
4. Đăng kí tự nguyện phát
quang bụi rậm, quét dọn các
dãy cầu thang trường học
5. Sử dụng tiết kiệm điện,
nước


Trước thực nghiệm
Số lượng
Tỷ lệ
lớp
%
20
52,6%

Sau thực nghiệm
Số lượng
Tỷ lệ
lớp
%
36
94,7%

14

36,8%

34

89,5%

0

0%

12


31,57

0

0%

8

21,1%

0

0%

14

36,8%

16

42,1%

36

94,7%

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng các lớp ý thức giữ gìn lớp học sạch
sẽ suốt buổi học gia tăng( tăng 42,1%), sử dụng tiết kiệm điện năng cũng gia
tăng mạnh (tăng 52,6%), đặc biệt nhiều tập thể lớp đi đầu trong các hoạt động tự
nguyện làm đẹp trường học mà trước đó chưa hề có một lớp nào đăng kí.

Chứng tỏ buổi hoạt động ngoại khoá giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã ảnh
hưởng tích cực đến nhận thức của rất nhiều tập thể lớp, các em đã có cái nhìn và
hành động thiết thực hơn vì môi trường.
2.4.2.2. Đánh giá sự tiến bộ về ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân học
sinh THPT Tĩnh Gia 3 sau buổi ngoại khoá
Chúng tôi tiến hành phát phiếu kiểm tra, đánh giá cho 240 học sinh ở cả 3
khối 10, 11 và 12 trường THPT Tĩnh Gia 3 với câu hỏi 2: Em đã tham gia những
hoạt động nào sau đây?
Kết quả thu thu về 240 phiếu, trong đó có 0 phiếu không hợp lệ, cụ thể
như sau:
Nội dung
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
học sinh
%
học sinh
%
1. Giữ gìn vệ sinh chung
168
70%
235
97,9%
2. Không khạc nhổ bừa bãi
201
83,75%
240

100%
3. Vào trường không hút
208
86,7%
237
98,75%
thuốc lá
3. Biết cách phân loại rác và
17
7,1%
228
95%
bỏ đúng nơi qui định
4. Tự giác nhặt rác trên sân
0
0%
225
93,75%
15


trường
5. Tắt điện khi không cần
170
70,8%
230
95,8 %
thiết, sử dụng tiết kiệm nước,
giấy
6. Hào hứng tham gia trồng

186
77,5%
237
98,75%
cây xanh
7. Hạn chế sử dụng túi nilông
167
69,6%
231
96,25%
8. Tuyên truyền, kêu gọi mọi
người trong gia đình và ngoài
155
64,6%
217
90,4%
xã hội có ý thức bảo vệ môi
trường
Từ kết quả đáng giá ý thức bảo vệ môi trường của học sinh có thể thấy rất rõ khi
chưa thực nghiệm một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có ý thức tốt về bảo vệ
môi trường. Cụ thể có gần 30% học sinh thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung, các
em chưa một lần nhặt rác trên sân trường, chưa sử dụng tiết kiệm điện, nước,
giấy vì vậy bản thân các em cũng hạn chế trong công tác tuyên truyền về môi
trường. Nhưng khi được tham gia, trải nghiệm ngoại khoá về giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường thì ý thức của các em đã có sự tiến bộ rõ nét. Tỷ lệ học sinh ý
thức giữ gìn vệ sinh chung đạt 97,9% ,tăng so với trước 27,9% đặc biệt không
còn tình trạng khạc nhổ bừa bãi, tình trạng hút thuốc lá của một bộ phận học
sinh nam cũng được cải thiện...
Một số hình ảnh học sinh tự nguyện nhổ cỏ và trồng các loại hoa quanh
các gốc cây giữa sân trường và khu bồn trồng cây tùng trước mỗi lớp học

sau đợt ngoại khoá

16


Khuôn viên trường giờ đây luôn được giữ gìn sạch sẽ:

Như vậy, từ phân tích và thực nghiệm trên chứng tỏ đề tài rất có tính khả
thi.
17


3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua hoạt động ngoại khoá
đã đem lại thành công ngoài sức mong đợi, trở thành một sân chơi bổ ích, hấp
dẫn và đoàn kết học sinh. Ở đó các em được vui chơi, trải nghiệm với các tình
huống cụ thể xảy ra hàng ngày khi đến trường, được biết thêm kiến thức về môi
trường, những việc cần làm để có thể bảo vệ được môi trường- cũng là bảo vệ
cuộc sống của chính các em. Hơn thế nữa với nội dung, hình thức mới mẻ cuả
buổi ngoại khoá còn giúp các em hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống,
đồng thời giúp các em phát triển tư duy sáng tạo, sự đam mê sáng tạo khoa học
kĩ thuật gắn với thực tiễn. Qua đây giáo viên còn phát hiện ra nhiều sở trường ở
học sinh như khả năng viết và đạo diễn kịch, khả năng nhập vai và diễn xuất...từ
đó có cơ sở để tư vấn nghề cho các em. Như vậy, tổ chức ngoại khoá giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường trong trường học là một giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi
trường và có sức lan toả rộng do đó các nhà trường cần phải chú trọng, đầu tư
cho công tác giáo dục này nhiều hơn nữa.
3.2. Kiến nghị
- Đối với Bộ Giáo dục:

+ Cần tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức, nghiệp vụ về giáo
dục kĩ năng sống nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng. Để
từ đó, giúp giáo viên mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi lồng ghép hay tổ chức đa
dạng và linh hoạt các buổi ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một
cách hiệu quả.
- Đối với nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường, xây dựng các quy định về tiết kiệm năng lượng, vệ sinh trường,
lớp cụ thể, cần xử lí nghiêm những học sinh thiếu ý thức giữ gìn môi trường
chung cũng như tuyên dương kịp thời cá nhân, tập thể có những hành động bảo
vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.
- Đối với giáo viên: phải là nhừng người tiên phong trong việc tiết kiệm năng
lượng, nước, giấy, phân loại rác thải và bỏ đúng nơi quy định. Đặc biệt có thể
làm gương bằng việc không hút thuốc lá trong trường học, khuyến khích học trò
tự giám sát việc bảo vệ môi trường lẫn nhau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Thanh Hoá, ngày 20/ 5/ 2019
VỊ
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Tác giả cam kết

Lê Quyết Tiến

18



×