Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp xây dựng tập thể vững mạnh ở lớp 10a9 trường THPT lê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.26 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ
VỮNG MẠNH Ở LỚP 10A9 TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2019


Mục lục
STT Nội dung
1
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Các giải pháp đã tổ chức thực hiện
4. Hiệu quả


3
III. Kết luận

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
5
16
17


I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học
sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây
dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức, cường tráng về
thể chất và phong phú về tâm hồn.
Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng luôn được yêu
cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất
quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của
một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong
ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Nhưng điều này thật khó
khăn! Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể học sinh là mỗi mảnh ghép trong
một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà trường. Mỗi tập thể lớp có một

không gian, một sắc màu riêng, có những thế mạnh, những điểm yếu khác nhau
nhưng đều chịu tác động bởi mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Tập thể
học sinh có vững mạnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố
ảnh hưởng lớn nhất vẫn là vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Theo quy định, giáo viên chủ nhiệm là một chức danh được đặt ra để
phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người
thay mặt hiệu trưởng quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu
trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất
lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.
Thế nhưng, sự nghiệp giáo dục hiện nay tuy được tiến hành trong điều
kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. Chẳng
hạn: Sự phát triển của công nghệ thông tin, của nền kinh tế thị trường, …làm cho
nền kinh tế phát triển, cuộc sống văn minh, hiện đại hơn nhưng kéo theo vào đó là
các mặt tiêu cực như: những trò chơi điện tử, những nội dung hấp dẫn để rồi nhiều
em vì mải chơi, mải xem mà quên nhiệm vụ học tập hay có những việc làm, hành
động bắt chước trên phim ảnh. Về phía phụ huynh học sinh do mải lo kiếm tiền mà
thiếu quan tâm đến việc giáo dục các em, chỉ phó mặc cho nhà trường. Đó là chưa
kể, sự suy thoái về đạo đức của một phận trong xã hội để các em bắt chước, …
Như vậy, chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục tiến hành một thuận lợi và

1


có hiệu quả. Theo tôi nghĩ là trước hết phải xây dựng lớp học thành một tập thể
thực sự đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục
toàn diện, phát huy năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất
về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy, bản thân tôi thấy rằng: để giáo dục một tập thể lớp vững mạnh có nhiều
đối tượng đi vào nề nếp hoạt động chung không phải là một việc làm đơn giản. Đặc

biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải ngày một, ngày
hai có được mà phải trải qua một thời gian hay cả một quá trình lâu dài rèn luyện.
Cho nên để đảm nhận công việc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải
thật sự kiên trì, sáng tạo, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức thì mới làm
được và mới mang lại hiệu quả cao. Chính vì những lí do trên mà năm học 2018 2019, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng tập thể vững mạnh
ở lớp 10A9 trường THPT Lê Lai” để nghiên cứu và thực hiện nhằm xây dựng
tập thể lớp vững mạnh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những giải pháp hợp lí trong công tác chủ nhiệm gắn liền với
việc dạy học của mình.
- Góp phần xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A9 trường THPT Lê Lai năm học 2018 - 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả
các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên
chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động
khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm
2


tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian
để bồi


dưỡng



hoàn

thành

tốt

chuyên

môn

của

mình.

Đối với học sinh THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí khá phát triển,
trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận
tinh tế, tư duy trừu tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa
ngã, bị lôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ
nhiệm vụ của mình trong điều lệ phổ thông. Vì GVCN có một vị trí quan trọng
trong việc giáo dục đạo đức học sinh, tạo điểm nhấn góp một phần trong phong
trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Do đó, GVCN là một
trong những nhân tố thúc đẩy quá trình hình thành nhân cách của học sinh, mang
lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em.
Học sinh cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó

trong học tập và đời sống, mà các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất
lượng, tỷ lệ thi trung học phô thông của nhà trường, tỷ lệ HS đỗ đại học, cao
đẳng.Vì vậy, việc quản lí giáo dục học sinh không phải là dễ, hơn nữa hầu hết
GVCN là kiêm nhiệm chưa qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ làm GVCN, làm
việc với những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm.
Muốn đạt được mục đích này, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tận tụy với
nhiệm vụ được giao, phải có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm
hỗ trợ cho học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm để trở
thành học sinh có năng lực toàn diện nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tình hình:
Năm học 2018 - 2019, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ
nhiệm và giảng dạy lớp 10A9 Trường THPT Lê Lai. Lớp có 41 học sinh, trong đó
có 28 em nam và 13 em nữ.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Đa số học sinh của lớp ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ.
Tích cực tham gia hoạt động, các phong trào do nhà trường, Đoàn trường, lớp tổ
chức.
3




×