Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 28 trang )

Trường PTDTNT Đăk Hà
TÊN ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp góp phần xây dựng tập thể lớp vững mạnh ”
--------------------------------
PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, công cuộc
đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đạt được những thành
tựu khả quan đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, sự tiến bộ của khoa học - kĩ
thuật đã làm thay đổi bộ mặt xã hội, chuyển biến đời sống vật chất tinh thần của con
người với sự xuất hiện của siêu xa lộ thông tin Internet, những bước tiến nhảy vọt
không ngừng của công nghệ tin học, số hoá.... Xã hội ngày càng đổi mới với những
mặt tích cực, đời sống dân trí ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên nó cũng kéo theo
nhiều tiêu cực, những mặt trái.
Vì vậy, vai trò của người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm không những
là người truyền đạt kiến thức, kĩ năng phát triển về trình độ nhận thức cho học sinh
mà còn là người định hướng và giúp đỡ các em phát triển một cách toàn diện về học
vấn cũng như lối sống, tác phong, đạo đức. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
viết “ Thầy giáo là nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định và tạo
ra những con người mới xã hội chủ nghĩa”. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong
những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra
những con người sáng tạo…
Để góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đào tạo ra những công dân
tốt cho xã hội, những lớp người mới “vừa hồng, vừa chuyên” - thế hệ tương lai của
đất nước, chúng ta phải giáo dục học sinh một cách toàn diện ngay từ khi các em còn
trên ghế nhà trường. GVCN lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định
quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Vạch kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch lớp. Chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn,
chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, rèn luyện cả đức và tài,chấp
hành tốt nội quy của nhà trường, hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà


Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
1
Trường PTDTNT Đăk Hà
nước. GVCN cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường như:
Đoàn trường, chi đoàn GV, chi hội phụ huynh, để làm tốt công tác dạy- học- giáo
dục học sinh trong lớp phụ trách.
Thông qua công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy giáo
vừa là người cha, người mẹ, người anh, người chị có vai trò dìu dắt, định hướng cho
các em về tư tưởng, đạo đức, lối sống và lý tưởng phấn đấu. Lứa tuổi học sinh THPT
vốn rất nhạy cảm nên chưa ổn định về tâm lý và thể chất. Do vậy, các em có thể bị
lôi kéo, sa ngã vào những thói hư - tật xấu, tệ nạn xã hội. Nếu không có biện pháp
chấn chỉnh kịp thời các em có thể buông xuôi.Từ đó, dẫn đến trong tập thể lớp sẽ có
những cá nhân tách biệt, luôn làm trái với những nội quy của nhà trường, của lớp.
Học sinh đó không những có kết quả học tập và rèn luyện yếu kém mà kéo theo sự
ảnh hưởng đến tập thể lớp, nhất là với những học sinh có tinh thần học tập tốt, ý
thức tập thể cao. Đây là vấn đề làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh, nhà trường,
các tổ chức giáo dục và quản lí xã hội .
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch Sử, lại làm công tác chủ nhiệm chưa lâu,
kinh nghiệm chưa nhiều. Song, tôi đã suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để có thể góp
phần giáo dục các em trở thành những con người có nhân cách tốt, sau này trở thành
những công dân có ích cho xã hội. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai
của đất nước, sẽ góp phần xây dựng nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh, dân chủ
và công bằng. Đặc biệt là trong thời kì nước ta gia nhập WTO, chủ động hội nhập
nền kinh tế thế giới thì tương lai càng cần phải có những công dân phát triển toàn
diện về trình độ lẫn nhân cách - Vừa có đức vừa có tài, năng động tiếp thu và thích
ứng với cái mới, cái tích cực, vừa có tinh thần và trách nhiệm trong việc giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, bài trừ cái cũ – cái lạc hậu, cái không tích cực…đặng đưa nước
Việt Nam vươn cao vươn xa hội nhập và sánh vai cùng bạn bè năm châu bốn biển.
Xuất phát từ những lý do đó, trong năm học này tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh ”. Với ý định chia sẻ với quý

đồng nghiệp đang làm công tác chủ nhiệm những biện pháp mà tôi đã áp dụng có
hiệu quả trong công tác của bản thân trong những năm qua…

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
2
Trường PTDTNT Đăk Hà
II.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Trong sự nghiệp giáo dục của mình, đã là giáo viên thì hầu như thầy cô nào
cũng trãi qua một lần làm công tác chủ nhiệm. Khi gánh trên vai trách nhiệm vừa
làm giáo viên giảng dạy kiến thức vừa có thể như người thân trong gia đình dạy dỗ,
rèn luyện đạo đức cho học sinh không ai không thấy những khó khăn. Nhất là với
những lớp học sinh yếu kém nhiều cả về học lực và hạnh kiểm. Nhưng cho dù khó
khăn thế nào đi nữa thì trách nhiệm của người làm công tác giáo dục đều phải tìm
mọi biện pháp để vượt qua và đạt hiệu quả cao.
Với đề tài này với hy vọng có thể giúp :
1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- GVCN có thể áp dụng những biện pháp mà tôi đã nêu ra ở đây vào công tác chủ
nhiệm lớp.
- Trên cơ sở những biện pháp ấy, giáo viên có thể mở rộng và linh hoạt tùy theo
từng hoàn cảnh cụ thể để áp dụng.
- Những biện pháp mà đề tài nêu ra có thể giúp học sinh và tập thể lớp tiến bộ đạt
kết quả tốt trên hai mặt học lực và hạnh kiểm.
- Giúp giáo viên “Xây dựng kế hoạch - Thực hiện kế hoạch - Kiểm tra kế hoạch -
Tổng kết và vạch kế hoạch mới”.
2. Đối với học sinh: Giúp các em có ý thức tự giác, nổ lực phấn đấu trong việc xây
dựng một tập thể lớp xuất sắc và cảm thấy có trách nhiệm và xứng đáng trong tập
thể đó.
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Một số biện pháp trong công tác giáo dục học sinh đã được tôi vận dụng cho học
sinh các lớp:

- 11A3 năm học 2007-2008.
- Đồng thời những biện pháp đó đã được tôi áp dụng và đạt hiệu quả khả quan
tại lớp chủ nhiệm mới 10A16 trong năm học 2008 – 2009.

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
3
Trường PTDTNT Đăk Hà
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát: Quan sát hành động, diễn biến tâm sinh lí của hs.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn để có thể
nắm bắt cụ thể kịp thời quá trình học tập, rèn luyện của lớp; trò chuyện với học sinh
trong lớp; tiếp xúc và gặp gỡ với phụ huynh học sinh...
- Phương pháp thử nghiệm: Đưa các biện pháp và áp dụng cho học sinh lớp
11A3 trường THPT Phan Đình Phùng trong các năm học 2007-2008 và lớp 10A16
trong năm học 2008 – 2009.

PHẦN NỘI DUNG:
A. TÌM HIỂU LỚP CHỦ NHIỆM:
Là giáo viên dạy Lịch Sử và bắt đầu nhận công tác chủ nhiệm từ năm 2006.
Sau 3 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã rút ra được cho mình những kinh
nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Ngay khi vào nhận lớp, đầu tiên tôi tìm
hiểu qua một số giáo viên bộ môn đã từng dạy và chủ nhiệm lớp. Trong 3 năm làm
công tác chủ nhiệm, tôi đã đi theo trình tự tìm hiểu về:
I. Phân loại giới tính:
Do điều kiện về cơ sở vật chất nên tổng số học sinh trong lớp học thường là
45 đến 50 em. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã phân loại giới tính để quản lí và thực
hiện các biện pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
II. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp:
Trong công tác chủ nhiệm việc lựa chọn và xây dựng một đội ngũ cán sự lớp -
Việc xây dựng một tập thể học sinh tự quản có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đó sẽ là

chỗ dựa, là cánh tay phải đắc lực giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý và điều hành lớp
được tốt.
Vậy làm cách nào có thể lựa chọn được Ban cán sự tích cực, năng nổ, có tinh
thần trách nhiệm cao đối với tập thể? theo tôi có những cách sau:

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
4
Trường PTDTNT Đăk Hà
1. Lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tín và năng lực điều khiển tập
thể lớp:
- GVCN lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở của việc tìm hiểu hs.
- Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp, có thể được bầu bằng cách
bỏ phiếu kín hoặc hình thức giơ tay.
Nhưng tốt nhất GVCN cần định hướng cho tập thể lựa chọn những bạn xứng
đáng nhất vào BCS lớp, biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể
học sinh bằng việc xác định những tiêu chuẩn lựa chọn hoặc mục tiêu, nội dung
hoạt động của lớp để lựa chọn được người gánh vác công việc của tập thể.
2. Tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp:
- Tập hợp đội ngũ cán sự lớp, tổ…để bồi dưỡng cho các em những hiểu biết về
ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, về vai trò, nhiệm
vụ của cán bộ lớp và mối quan hệ công tác giữa các cán bộ lớp với nhau.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng loại cán bộ lớp, cán bộ chức năng, yêu cầu các
em nắm vững nhiệm vụ của mình để ghi nhớ và thực hiện. Giúp học sinh cách xác
định mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành và những điều kiện cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ…
3. Tổ chức cho học sinh lớp chủ nhiệm tìm hiểu về những nội dung xây dựng
tập thể lớp tự quản:
Giúp cho cán sự lớp và tất cả học sinh trong lớp hiểu và nắm bắt được:
- Thế nào là một tập thể lớp tự quản.
- Vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình xây dựng đội ngũ lớp tự quản.

- Tự quản trong giờ học vắng giáo viên.
- Tự quản giờ trên lớp, giờ kiểm tra, đánh giá.
- Tự quản trong sinh hoạt tập thể hàng tuần: sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt 1
tiết…
- Tự quản trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4. Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kỹ năng tự
quản:

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
5
Trường PTDTNT Đăk Hà
Đây là bước hết sức quan trọng trong đó mọi thành viên của lớp đều tham gia
vào việc xây dựng một tập thể lớp tự quản. Các hoạt động tổ chức theo phương
châm:” Thầy lui dần vể hậu trường để học trò tự quản lý và điều khiển”.
- Ban đầu GVCN có thể tham gia trực tiếp xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng
dẫn học sinh chuẩn bị các hoạt động và điều khiển học sinh tham gia hoạt động.
Sau đó GVCN sẽ giao dần cho BCS lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của
lớp, và chỉ giúp đỡ học sinh với tư cách là người cố vấn, điều chỉnh hoạt động của
các em theo đúng hướng.
- Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của cả tập thể. Giúp các em
có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm để những hoạt động tiếp theo đạt
hiệu quả cao hơn. Mỗi lần như vậy là một dịp để các em và tập thể học sinh trưởng
thành dần lên.
III. Về Học tập, đạo đức:
Đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập và rèn luyện của
các em học sinh trong lớp. Đó cũng là nhân tố tạo nên phong trào thi đua của tập thể.
Vì vậy, tơi đã tìm hiểu và ghi lại kết quả xếp loại hai mặt của các em từ bậc
học THCS để phát huy những học sinh khá tốt và giúp đỡ những em yếu kém tiến
bộ. Nhất là khi các em học lên một mơi trường học tập mới với nhiều điều mới lạ
cùng những u cầu, đòi hỏi cao hơn về kỹ năng cũng như tư duy và đạo đức, tác

phong.
Do lớp 11A3 năm học 2007 – 2008 (nay là lớp 12A3) các em có đầu vào
tuyến sinh khá cao vào ban KHTN của trường theo chương trình phân ban của bộ
giáo dục và đào tạo nên đa số các em đều có kết quả học lực khá trở lên và 100% đạt
hạnh kiểm khá, tốt
Đây là mặt thuận lợi cơ bản để giúp GVCN có thể quản lý và điều hành tốt,
đưa ra những biện pháp sinh hoạt và tổ chức các loại hình sinh hoạt mà có thể thực
hiện và áp dụng tốt và mang lại hiệu quả cao hơn đối với các lớp đại trà, tơi lấy đơn
cử trong hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt 45’.
1. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ:
Trong công tác chủ nhiệm có nhiều công việc có liên quan, một trong
những nội dung đó là tổ chức hoạt động sinh hoạt ngoại khoá cho học sinh, nhà

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
6
Trường PTDTNT Đăk Hà
trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá: Giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo
dục hướng nghiệp, các hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao….
Những hoạt động trên đã góp phần đa dạng hoá các loại hình, phương pháp
dạy và học, tạo điều kiện cho các em có được sân chơi bổ ích, những hoạt động
vui chơi, giải trí, hoạt động học tập lành mạnh bên cạnh những giờ học chính
khoá.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đóng vai trò, vò trí rất quan trọng bởi vì:
- Nếu chúng ta tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút sẽ giúp các em có sự chuẩn bò
tốt hơn cho những tiết học tới. Có thể nói đây là thời gian để các em khởi động
cho một buổi học tập đạt hiệu quả.
- Tập cho các em có thói quen, kỷ luật, đến lớp, đến trường và tinh thần
xây dựng tập thể cũng như xây dựng mối quan hệ bạn bè, thầy cô tốt hơn.
* Biện pháp:
- GVCN tăng cường bám sát và chỉ đạo có hiệu quả hoạt động 15 phút: Giai

đoạn đầu giáo viên đưa ra nội dung sinh hoạt và trực tiếp điều hành, sau đó
hướng dẫn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp tự điều hành sinh hoạt giúp các em
rèn luyện tính tự quản và làm chủ tập thể. Qua mỗi buổi sinh hoạt như vậy,
GVCN nhận xét và uốn nắn những mặt đạt được và đònh hướng cho các em tổ
chức những buổi sinh hoạt sau tốt hơn, lúc này GVCN chỉ đóng vai trò cố vấn.
- GVCN tiếp tục tăng cường nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, cần bám
sát những nội dung mà Ban giám hiệu, đoàn trường và các tổ chức đoàn thể trong
trường đề ra. Cần lồng ghép nội dung sinh hoạt chính trò – Tư tưởng cho các em
có điều kiện trao đổi và tìm hiểu những ngày lễ lớn của dân tộc cũng như các sự
kiện lòch sử trọng đại, những tin tức cập nhật về thời sự…
- Cần thay đổi linh hoạt nội dung và hình thức sinh hoạt, lồng ghép nội dung
thảo luận nhằm nâng cao chất lượng học tập.
* Kết quả đạt được:
- Nội dung sinh hoạt phong phú và đa dạng hơn: Ngoài sinh hoạt hát tập thể
chữa bài tập, GVCN còn lồng ghép kể chuyện về một số nhân vật lòch sử , cho
học sinh thảo luận về các vấn đề thời sự: Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ
chức hội nghò APEC, sự kiện thành lập Đảng CSVN…
- Học sinh hăng hái tham gia sinh hoạt nghiêm túc. Góp phần tạo nên khôn
khí học tập vui vẻ, thoải mái tạo cho các em có tâm thế vui tươi để tiếp thu bài
học tốt hơn.
- Qua đó, giúp các em có điều kiện hiểu và giao lưu rộng rãi hơn với các bạn
trong lớp, tính đoàn kết tập thể được nâng cao, tình cảm thầy trò được cũng cố,
tập thể lớp ngày càng vững mạnh.
Việc tìm hiểu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
thông qua sinh hoạt 15’ đầu giờ bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt và thiết thực
trong công tác chủ nhiệm của tôi.

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
7
Trường PTDTNT Đăk Hà

- Giúp giáo viên nắm bắt tình hình học sinh cụ thể và sát thực hơn, củng cố và
đoàn kết tập thể lớp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em trong việc
xây dựng một tập thể mạnh.
- Tạo cho học sinh có được môi trường sinh hoạt hiệu quả, qua đó giúp các em
có thêm kiến thức hiểu biết xã hội, giúp các em có thể tự tin hơn vào bản thân,
tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát huy, sữa chữa cùng
hoà nhập và phát triển.
2. Sinh hoạt 1 tiết - Ngoại khố:
Là GVCN tơi đã cố gắng lồng ghép các hoạt động sinh hoạt cho học sinh của lớp,
giúp các em tìm hiểu và tổ chức tốt việc kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc:
- Tổ chức kỷ niệm ngày 20/10; 20/11; 8/3…
- Hình thức tổ chức: Tuỳ theo điều kiện cụ thể GVCN có thể giao nhiệm vụ cho
BCS lớp chuẩn bị các hoạt động theo nội dung: Tổ chức buổi toạ đàm tìm hiểu về
những ngày lễ, tổ chức thi văn nghệ, biểu diễn thời trang…
- Nếu tổ chức được các hoạt động trên có tác dụng giáo dục rất tốt vì: Giúp Hs
lớp được trang bị những hiểu biết cơ bản về các ngày lễ trọng đại của dân tộc, tạo
khơng khí giao lưu, học hỏi, giúp HS có mơi trường, có thêm diễn đàn để thể hiện
năng lực tổ chức, năng khiếu, sở trường…
- Qua các hoạt động đó giúp cho các thành viên được giao lưu, cọ xát, được học
hỏi và hiểu biết hơn tạo tinh thần đồn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó, mỗi thành
viên đều cảm thấy mình phải có ý thức và trách nhiệm xây dựng tập thể lớp đồn kết
và vững mạnh.
*** MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHỐ LỚP 11A3***
Năm học: 2007 - 2008

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
8
Trường PTDTNT Đăk Hà

Chọn người dẫn chương trình vui tính..



Tổ chức các đội chơi và mời Ban giám khảo…


Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
9
Trường PTDTNT Đăk Hà
Thi biểu diễn thời trang, văn nghệ chào mừng…


HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM
20/10
3. Về học tập:
a. Biện pháp:

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
10
Trường PTDTNT Đăk Hà
Để biết được lực học cụ thể của từng em khi mới vào lớp 10, tôi tìm hiểu kết
quả học tập của từng em ở cấp THCS sau đó giao nhiệm vụ cụ thể cho những học
sinh có năng lực nổi trội phụ trách các mảng khác nhau như: Khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội. Tuy các em học ban KHTN song GVCN luôn khuyến khích và
động viên các em phấn đấu để học đều các môn.
- GVCN lựa chọn và giao nhiệm vụ cho lớp phó học tập chọn ra những học
sinh giỏi nổi trội ở một bộ môn d ựa tr êđể hỗ trợ lớp phó học tập hoàn thiện đội ngũ
cán sự học tập.
- GVCN sắp xếp nơi ngồi cho học sinh trong lớp theo nguyên tắc: Phải đạt
mức độ cân bằng giữa giới tính trong một tổ đồng thời cử những học sinh học khá
hơn ngồi cạnh để kèm những học sinh học yếu, giúp cho các thành viên trong tập thể

hiểu biết và gắn bó, đoàn kết hơn trong học tập, rèn luyện và tinh thần quyết tâm xây
dựng một tập thể lớp vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực: Học tập-đạo đức-nề nếp.
b. Kết quả đạt được: 11A3 trong năm học 2007-2008 là lớp có nhiều học sinh
khá giỏi của trương. Ví dụ: Kết quả của cuối năm học lớp 11:
- Có 3 học sinh giỏi là các em: Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Ánh Lâm,
Lưu Thị Mai và 2 em cũng đạt điểm trên 8.0 xong không được công nhận danh hiệu
học sinh giỏi do bị không chế môn Anh Văn đạt điểm dướ 6.5 là: Hoàng Thị Oanh
và Trần Quyết Chiến.
- Có 18 học sinh đạt học lực khá.
- Có 21 học sinh đạt học lực trung bình
- Không có học sinh yếu, kém.
IV. Hoàn cảnh, kinh tế gia đình:
Do đặc điểm của địa bàn trường nên học sinh của các lớp tôi đã chủ nhiệm:
- Đa số học sinh của lớp nhà ở gần trường nên việc đi lại cũng thuận lợi. Bên
cạnh đó cũng có những em học sinh nhà ở xa trường trong phạm vi từ 10 đến 15 km
- Những em có hộ khẩu tại xa Vụ Bổn, Eakmut … nên một số em phải trọ học. Đặc
biệt lớp có 1 học sinh nhà xa trường đến hơn 60 cây số như em Hoàng Thị Oanh nhà
em ở huyện Krông Buk xong em đã cố gắng vượt qua những khó khăn trong việc xa
gia đình và em luôn là học sinh có thành tích học tập cao.

Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
11

×