Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường thpt trần hưng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.58 KB, 25 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
*****
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chỉ thị số 3004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 15 – 8 - 2013
đã nêu rõ từng nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2013 –
2014. Trong đó, toàn ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg, ngày
22/1/2013, của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Một trong những giải pháp trọng tâm vẫn phải là đổi mới quản lí giáo dục.
Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật quản lí sao cho đạt hiệu quả
giáo dục cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những
cách đổi mới thiết thực nhất.
1.2. Hiện nay, việc dạy và học ở trường trung học phổ thông nói riêng
cũng nh của toàn ngành giáo dục và đào tạo nói chung đang đứng trước
những thách thức to lớn về chất lượng. Cả xã hội đang đòi hỏi, sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước đang đòi hỏi cấp thiết ngành giáo dục và
đào tạo phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đề tài nghiên cứu có
vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường.
Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đặt ra những đòi
hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thời đại ngày nay
toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược. Trong quá trình đó không có
chuyện nước lên thì thuyền lên. Ngược lại đó là sự hợp tác trong cạnh tranh
quyết liệt. Điều kiện cần để nước ta thành công trong cuộc đấu tranh này là
phải có một đội ngũ nhân lực đủ sức đương đầu với cạnh tranh và hợp tác.
Nền giáo dục nước ta có sứ mệch đào tạo ra những người lao động có khả


năng thích ứng với những thay đổi công nghệ, những biến động của việc
làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự giao lưu văn hóa, sự chuyển đổi giá
trị trong phạm vi khu vực và thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân
tộc và cá tính. Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp một nền tảng tri thức với
giá trị rộng Toàn cầu hóa cũng tạo ra sự di chuyển lao động tự do. Khi
nền Giáo dục và Đào tạo có chuẩn mực thấp, nhân lực được đào tạo sẽ khó
cạnh tranh trên thị trường lao động với nhân lực các nước có chuẩn mực đào
tạo cao hơn. Do sự thấp kém về chất lượng và sự chênh lệch về chuẩn mực,
Giáo dục và Đào tạo nước ta sẽ gặp khó khăn rất lớn trong quá trình toàn
cầu hóa. Nhiệm vụ đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo là phải nhanh chóng đạt
chuẩn mực khu vực và quốc tế để không những tăng cường lao động cho thị
trường trong nước mà còn tạo ra khả năng cạnh tranh ở thị trường nước
ngoài.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên. Điều này phụ thuộc rất lớn vào phương pháp quản lí của
người lãnh đạo. Một người lãnh đạo có tâm sáng, tầm cao, cách làm đúng,
phải làm thay đổi được chất lượng đội ngũ. Có nhiều cách, trong đó chúng
tôi đã rất thành công với biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết, từ đó thúc
đẩy chất lượng các mặt giáo dục. Nay chúng tôi viết thành sáng kiến kinh
nghiệm để chia sẻ với các đồng nghiệp.
Đó là những lí do để chúng tôi nghiên cứu đề tài : Một số biện pháp
xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
tại trường THPT Trần Hưng Đạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp quản lí nâng cao chất
lượng và hiệu quả quá trình dạy học ở trường THPT Trần Hưng Đạo, góp
phần đáp ứng lòng mong mỏi của chính quyền và nhân dân địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
2
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : phương pháp quản lí trường

THPT ; lí luận về đoàn kết ; các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng tập thể
đoàn kết, vững mạnh.
- Phạm vi nghiên cứu, áp dụng : quản lí trường THPT ; quản lí trường
THPT Trần Hưng Đạo.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí của một số biện
pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động
giáo dục tại trường THPT Trần Hưng Đạo.
4.2. Đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng dạy học ; thực trạng
tinh thần đoàn kết của tập thể sư phạm ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
4.3. Đề xuất và đi sâu vào nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo xây
dựng đội ngũ sư phạm nhằm có được bài học kinh nghiệm về quản lý trong
việc xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường thành một tập thể sư phạm
đoàn kết, nhất trí cao, có hiệu quả cao trong việc dạy học và giáo dục học
sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý nhà trường với
lý luận và các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên.
Tập hợp, phân tích để rút ra kinh nghiệm với mối quan hệ giữa thực
tiễn và lý luận, giữa thực tiễn và nhận thức đối với mỗi vấn đề.
Cụ thể, chúng tôi sử dụng những nhóm phương pháp nghiên cứu sau :
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết các cấp Đảng, các văn bản
Nhà nước, Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học phổ thông, giáo trình, bài
giảng của các giảng viên ở Học viện quản lí giáo dục
- Nghiên cứu lí luận sư phạm.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp Quan sát.
3

- Phương pháp Đàm thoại.
- Phương pháp Điều tra (phiếu hỏi).
- Phương pháp Nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp Tổng kết kinh nghiệm
5.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ : Phân tích ; Thống kê
Toán học, bảng, biểu
6. Giả thuyết khoa học (giả thuyết khoa học được nêu ra từ năm học
2009 – 2010) :
Trường THPT Trần Hưng Đạo có một đội ngũ giáo viên đầy tài năng,
tâm huyết nhưng trên thực tế, chất lượng giáo dục của nhà trường vẫn thấp,
xếp ở tốp cuối các trường THPT trong tỉnh. Nếu có biện pháp quản lí phù
hợp, xây dựng được tập thể đoàn kết, nhất trí cao sẽ giúp cho cán bộ giáo
viên phát huy hết tài năng, tâm huyết để phục vụ nhà trường, phục vụ cho
ngành, khi đó chất lượng giáo dục của nhà trường chắc chắn sẽ được nâng
cao.
7. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài này được chúng tôi trăn trở từ trước đó, đến năm 2009 thì bắt
tay nghiên cứu và áp dụng. Sau 5 năm vận dụng tại trường THPT Trần
Hưng Đạo, đến nay, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng cao.
Chúng tôi mạnh dạn tổng kết và viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ
với các đồng nghiệp.
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC
XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
4
1.1. Cơ sở lí luận
Tập thể sư phạm là một tổ chức chính trị xã hội, tập hợp những người
cùng công tác trong một môi trường giáo dục cụ thể, dưới sự quản lí của

một nhà lãnh đạo nhất định. Tập thể sư phạm có tính thống nhất về nhiệm
vụ, mục tiêu chung. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều nhận rõ nhiệm vụ
của mình, đều có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, để gắn bó và
hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Đoàn kết được thể hiện trước hết là sự thống nhất giữa mục đích cá
nhân và mục đích tập thể, sự thống nhất này làm cho cá nhân phát triển, từ
đó thúc đẩy sự phát triển của tập thể và ngược lại, tập thể đoàn kết là sự liên
kết chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể để cùng thực hiện mục tiêu
giáo dục. Tập thể có lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có trách
nhiệm với nhau, có trách nhiệm với tập thể.
Ông, cha ta qua thực tế đấu tranh chống kẻ thù ngoại xâm và trong
lao động sản xuất để xây dựng đất nước đã nhận thấy rõ sự thắng lợi của
sức mạnh đoàn kết và đã khẳng định.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Tập thể sư phạm trong nhà trường là một tập thể lao động có sự phân
công và chuyên môn hoá rất cao của mỗi cá nhân. Mỗi người có một đặc
điểm tâm sinh lý khác nhau, có một hoàn cảnh khác nhau, có những tính
cách khác nhau, có nhu cầu khác nhau và mục đích khác nhau. Mặt khác sự
chuyên môn hoá trong lao động cũng khác nhau, dẫn đến xu hướng tản mạn,
rời rạc, có khi ngược chiều, mâu thuẫn dẫn tới triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy sự
đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm là sự liên kết chặt chẽ theo mục tiêu
đào tạo là điều hết sức quan trọng, sự đoàn kết nhất trí tạo điều kiện cho mỗi
cá nhân phát triển. Hơn nữa, đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm là điều
kiện cần thiết để hình thành nhân cách học sinh THPT. Vì sản phẩm của quá
trình giáo dục nhân cách là học sinh, học sinh được hình thành nhân cách
không chỉ ở một giáo viên mà ở cả tập thể giáo viên.
Tình đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường nó là chất keo kết
dính giữa các cá nhân, giữa các bộ phận trong tập thể sư phạm với nhau, nó
5

là chất dầu nhờn đảm bảo lưu thông liên kết các bộ phận để cỗ máy tập thể
hoạt động đạt công suất cao.
Việc xây dựng tập thể sư phạm phải được tiến hành thường xuyên,
liên tục, mọi lúc, mọi nơi; đoàn kết trong tập thể sư phạm không chỉ là sự
gắn kết những người lao động thành một khối thống nhất mà chúng ta phải
hiểu đây là một tập thể tri thức với những đặc thù chuyên môn cao, đòi hỏi
phải có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt và thích ứng trong từng giai
đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể.
Để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí thì người quản lý phải
có đủ đức, đủ tài, thể hiện tính gương mẫu, năng động, sáng tạo. Khi làm
việc phải đảm bảo nguyên tắc, kỷ cương, trách nhiệm; trong công việc phải
công khai, công bằng, dân chủ, thực hiện sự đoàn kết nhất trí trong ban giám
hiệu, trong cấp uỷ, công đoàn, đoàn thanh niên và tập thể sư phạm. Tạo sự
tôn trọng, gần gũi hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra môi trường sư phạm đoàn kết lành
mạnh, tạo lòng tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để cùng
nhau làm việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Một tập thể sư phạm vững mạnh phải được đánh giá qua nhiều
mặt, qua các quá trình cụ thể và được dựa trên một số cơ sở :
- Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, trong sinh hoạt;
xây dựng được bầu không khí ấm cúng, quan hệ tập thể lành mạnh, trong
sáng, cùng giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nắm vững và thực hiện đúng đường lối quan điểm giáo dục của
Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế
chuyên môn, Nội quy nhà trường và chính sách của Nhà nước.
- Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ
đồng đều, ngày càng cao của đội ngũ giáo viên, giáo viên thực sự là: “ mỗi
thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”cho học sinh
noi theo.
- Thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”; các cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” và “Mỗi
thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
1.2. Cơ sở thực tiễn
6
Nói về đoàn kết, Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người anh
hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn của nhân loại đã dạy :
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
“Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân
ta. Các đồng chí từ Trung ương đến địa phương cần giữ gìn sự đoàn kết nhất
trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Trong thực tiễn đã chứng minh sức mạnh của tập thể có tính chất
quyết định sự thành công của mọi hoạt động trên mọi lĩnh vực công tác. Một
tập thể có sức mạnh, trước hết tập thể đó phải có sự đoàn kết nhất trí cao.
Ở trường THPT, sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể sư phạm là yếu
tố quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Mỗi người quản lý,
mỗi cán bộ công chức cần khắc sâu lời Bác Hồ dặn : Giáo dục là sự nghiệp
của quần chúng, cần phát huy dân chủ, xây dựng quan hệ thật tốt giữa thầy
với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ với các cấp, giữa
nhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của ngành đề ra.
Nhà trường là một đơn vị cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo, vai
trò của người quản lý đặc biệt quan trọng. Người quản lý phải năng động
trong nhiều công việc, phải chăm lo đến đời sống của cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường; chăm lo đến sự phát triển nguồn nhân lực, chăm
lo đến việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất và nhất trí; là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường. Quán triệt
sâu sắc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về xây dựng tập thể sư phạm trong trường
THPT “Đội ngũ giáo viên THPT là một tập thể sư phạm thống nhất, thực
hiện tốt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước. Mà chất lượng và hiệu quả chung của tập thể này được quy định bởi

chất lượng của từng thành viên ; số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ và các
biện pháp quản lý đội ngũ”.
Để xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết, người cán bộ quản lý
trước hết là tấm gương sáng, giải quyết công việc phải thấu tình, đạt lý, phải
ra sức chăm lo cho sự đoàn kết, nhất trí của tập thể sư phạm nhà trường.
Tháng 4 năm 2009, với vai trò là người kế nhiệm, đứng trước một tập
thể còn nhiều tồn tại, yếu kém nhất là trong quan hệ đồng nghiệp, đoàn thể,
7
năm bè bảy mối, ai biết người đó, chúng tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng.
Ngày đêm nung nấu ý chí, mong muốn một ngày nào đó, sẽ xây dựng được
một tập thể có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, tất cả vì nhà trường. Xây
dựng được thương hiệu trường THPT Trần Hưng Đạo.
Với lòng tâm huyết với nghề, với trường, bản thân lại khắc sâu lời
Bác Hồ dạy :
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Vì vậy, việc quan tâm xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành
một tổ ấm đoàn kết là điều mà tôi luôn quan tâm, luôn trăn trở để tìm ra
các giải pháp tối ưu trong việc quản lý của mình nhằm làm đòn bẩy để
thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra.
Thực tiễn cho thấy ở trường nào mà nội bộ mất đoàn kết, chia bè, chia
cánh thì tập thể đó sẽ phân cực, nội bộ lủng củng, thực hiện nhiệm vụ được
giao một cách miễn cưỡng, tâm thế của mỗi thành viên không thoải mái, ắt
mục tiêu đề ra sẽ không hoàn thành.
Thực tế qua nhiều năm, trường tôi gặp không ít những khó khăn như :
sức khoẻ, năng lực công tác của lãnh đạo hạn chế, chất lượng tuyển sinh đầu
vào thấp, cơ sở vật chất thiếu, yếu và nhiều vấn đề khác. Nhưng nhờ có chi
bộ có nội bộ đoàn kết, thống nhất cao ; mỗi thành viên trong chi bộ, trong
hội đồng đều lấy cái khó khăn của nhà trường làm khó khăn của chính mình
để cùng nhau tìm ra các giải pháp, cùng nhau tháo gỡ và chúng tôi đã vượt

qua được khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học mà Bộ, Sở
Giáo dục và Đào tạo và nhà trường đề ra.
Chính vì vậy bản thân tôi rất quan tâm đến tập thể đoàn kết thống
nhất và chọn làm đề tài nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm. Thực tế,
chúng tôi đã áp dụng sáng kiến này từ năm học 2009 – 2010 đến nay và đã
đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Năm học 2013 – 2014 này, chúng
tôi quyết định tổng kết và viết thành sáng kiến báo cáo với Hội đồng khoa
học cấp ngành.
Chương 2
NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
TRONG VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT
8
2.1. Nguyên tắc chung
Đảm bảo theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng nhà trường; biến Nghị quyết của cấp
trên, của chi bộ Đảng thành Chương trình hành động cụ thể trên mọi lĩnh
vực hoạt động của nhà trường. Những kế hoạch, mục tiêu đưa ra phải có sự
thống nhất của tập thể rồi mới đưa vào Chương trình hành động thì tính khả
thi mới đạt hiệu quả cao. Luôn tranh thủ mọi ý kiến chỉ đạo của cấp trên, ý
kiến xây dựng của tập thể; lắng nghe để tiếp thu, để phân tích, để chọn lọc
cân nhắc, để điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý, đồng thời cũng tạo điều
kiện cho từng thành viên phát huy tính làm chủ, khơi dậy lòng nhiệt tình
vốn có của đội ngũ nhà trường.
2.2. Những kinh nghiệm và biện pháp cụ thể trong xây dựng tập
thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường
THPT Trần Hưng Đạo
2.2.1. Xây dựng đoàn kết, thống nhất trong chi bộ theo lời căn dặn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin : cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng ; sự thành công của phong trào công nhân trong mỗi nước

chỉ có thể được bảo đảm bằng sức mạnh của sự thống nhất và sự tổ chức.
V.I.Lênin nhấn mạnh : “Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng phải có
sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối ; đoàn kết là nguồn gốc, sức
mạnh chủ yếu, vô tận và vô địch của Đảng”
(1)
.
Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về chính Đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân, kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống đoàn
kết dân tộc, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ gìn đoàn kết
thống nhất trong Đảng, nhằm làm cho Đảng thành một khối vững chắc về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến
đấu cao, thật sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
(
1)
Trần Vọng, Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng. số tháng 9/2006
9
và của toàn dân tộc, là hạt nhân, cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết
trong nhân dân, đoàn kết toàn dân tộc.
Phân tích toàn diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệt
của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người nhấn mạnh : “Đoàn kết là
sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể
khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ
nhân dân giao phó cho chúng ta”. “Toàn Đảng, toàn dân đồng sức đồng
lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được”
(2)
. Đoàn kết thống nhất
trong Đảng không phải chỉ là “đoàn kết một chiều”, “bằng mặt mà không
bằng lòng”, “liên minh”, lúc cần thì hợp lực, không cần thì tìm cách lật đổ
nhau…mà đoàn kết thống nhất trong Đảng phải là một chiến lược lâu dài, là

sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đoàn kết phải trên
nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, có lý, có tình, bằng tình cảm cách mạng
trong sáng, tình thương yêu đồng chí, đồng bào.
Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là mỗi đảng viên phải gương mẫu,
nói đi đôi với làm, “đoàn kết không phải ngoài miệng mà phải đoàn kết
trong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ”
(1)
. Bác luôn
tâm niệm, Đảng ta tuy đông người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người
và nhờ vậy “Cách mạng nhất định thành công. Ta thành công chính vì ta
đoàn kết, quyết tâm, tin tưởng”
(2)
.
Đoàn kết là thuộc tính tất yếu, là sức mạnh của Đảng, vì vậy, Hồ Chí
Minh mong muốn Đảng phải luôn giữ gìn sự đoàn thống nhất, xem đó là
một nhiệm vụ đặc biệt, một nguyên tắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để
giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Người chỉ dẫn: Đảng phải thực
hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê
bình đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất của
Đảng; phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật
(
2)
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 10, tr545
(1)
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 9, tr400
(2)
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 11, tr467
10
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành

của nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng, giữ gìn sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong thực tiễn, dưới sự lãnh đạo của
Người, đoàn kết nhất trí đã trở thành truyền thống cực kỳ quí báu, là sức
mạnh của Đảng ta. Trước khi đi xa, đến với “thế giới của những Người
hiền”, Người vẫn đặc biệt nhắc nhở và căn dặn rằng: “Nhờ đoàn kết chặt
chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc,
cho nên ngay từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và
lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta.
Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết
nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”
(1)
.
Thực hiện lợi dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian qua,
chi bộ trường THPT Trần Hưng Đạo đã xây dựng, duy trì tinh thần đoàn
kết, nhất trí, đồng thuận cao từ các đồng chí trong Ban chi ủy đến các đồng
chí đảng viên. Tất cả một lòng hướng về sự nghiệp chung của nhà trường.
Sự đồng thuận cao này là tiền đề quan trong đi đến thắng lợi trong quá trình
quản lí, xây dựng và phát triển nhà trường.
2.2.2. Xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạo
Để xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạo chúng tôi xác
định cần phải :
- Đảm bảo cơ chế quản lý phù hợp, dân chủ, công khai ;
- Thống nhất ý chí hành động hướng vào mục tiêu của nhà trường
trong từng giai đoạn, từng năm học ;
- Ban Giám hiệu, Ban Chi uỷ, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên nhà
trường cùng phối hợp, hỗ trợ và tham gia cùng quản lý ;
Mỗi cán bộ lãnh đạo từ Bí thư chi bộ, từng thành viên Ban giám hiệu,

trưởng các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn không ngừng học
tập hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh, linh hôn của mỗi tổ chức trong
nhà trường. Trong đó vai trò người Hiệu trưởng là then chốt : “Hiệu trưởng
(
1)
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr25,26
11
quản lý mọi mặt nhà truờng theo chế độ thủ trưởng”. Hiệu trưởng là trọng
tâm của mối đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường.
2.2.3. Xây dựng mối quan hệ nhân ái trong tập thể sư phạm
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và các thành viên trong tập thể sư phạm
được thể hiện qua các mối quan hệ :
- Người với người ;
- Giữa người quản lý với người được quản lý ;
- Giữa người giao nhiệm vụ với người thực hiện nhiệm vụ ;
- Giữa cấp trên với cấp dưới ;
Xây dựng mối quan hệ hợp tác tương thân, tương ái, khoan dung để
tạo nên bầu không khí lành mạnh ấm cúng trong tập thể, thắm đượm tình
đồng chí, đồng nghiệp, anh em, bè bạn và như vậy nhà trường sẽ thành tổ
ấm gia đình thứ hai, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành
công, hạn chế của nhau.
Mỗi tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất trở thành một hệ toàn vẹn
luôn tương tác lẫn nhau. Nhờ đó mà năng lượng liên kết nội bộ đủ lớn hơn
năng lượng ly tâm và trội hơn năng lượng phá huỷ từ ngoài vào hệ.
Các nhà quản lý giáo dục có được cách phân tích thích hợp, toàn ven
đối với hệ quản lý mà họ chỉ huy, từ đó giúp họ lựa chọn được các phương
pháp, cách thức hữu hiệu đưa đơn vị nhanh chóng đạt đến mục tiêu mà họ
mong muốn.
2.2.4. Thực hiện công khai hoá, công bằng, khách quan trong công
tác quản lí

Người quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng phải thực hiện tốt ba công
khai trong nhà trường để các tổ chức đoàn thể, các thành viên trong nhà
trường nắm và hiểu rõ ; từ đó họ luôn có niềm tin vào người quản lý mình.
Trong những năm học qua mọi hoạt động của nhà trường chúng tôi đều
thông qua và công khai trước Hội đồng sư pham nhà trường như :
- Tuyển sinh vào lớp 10 ;
- Kế hoạch và nhiệm vụ năm học ;
- Phân công chuyên môn và phân công chủ nhiệm lớp ;
- Chế độ chính sách của người lao động ;
- Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật công minh ;
- Công khai thu, chi, tài chính rõ ràng ;
- Công khai về đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh ;
12
Để xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết người quản lý cần phải
chú ý đến công tác kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo tính khách quan
công bằng, dân chủ bởi lẽ công tác kiểm tra này mang tính chất hai mặt :
mặt tích cực, mặt tiêu cực ; người lãnh đạo phải biết khơi dậy mặt tích cực
của công tác kiểm tra thành động lực, thành nhân tố kích thích mọi hoạt
động, mọi công việc của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức ; mặt hạn chế rút kinh
nghiệm thẳng thắn và uốn nắn kịp thời. Để làm được điều này chúng ta cần
thực hiện bằng quy chế kiểm tra, kế hoạch kiếm tra cụ thể :
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường kỳ : 1 lần / học kì / giáo viên ;
- Kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy : 1 lần / học kì / giáo viên ;
- Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, các tổ chuyên môn : 1 lần / tuần ;
- Kiểm tra toàn diện 1/3 CB, GV, NV của nhà trường/ một năm học ;
- Kiểm tra chuyên đề 2/3 số CB, GV, NV còn lại của nhà trường/ một
năm học ;
Kế hoạch kiểm tra này được thống nhất trong Hội nghị cán bộ công
chức viên chức đầu năm học. Mặt khác cũng tiến hành kiểm tra đột xuất một
số giáo viên, nhân viên nhằm mục đích phát hiện uốn nắn kịp thời những sai

sót, lệch lạc. Công tác kiểm tra đựơc công khai trong đội ngũ giáo viên ;
công tác kiểm tra không mang tính chất nặng nề, định kiến mà tạo một tâm
lý lành mạnh giữa người kiểm tra và người bị kiểm tra ; kiểm tra mang tính
sư phạm nhằm uốn nắn, giúp đỡ lẫn nhau, từ việc kiểm tra của lãnh đạo tạo
ra quá trình tự kiểm tra của giáo viên.
2.2.5. Sắp xếp, bố trí đội ngũ hợp lý, đảm bảo có hiệu quả, có tình
kế thừa và giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt công tác được giao
Quan điểm chỉ đạo lấy học sinh làm trung tâm và trao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục học sinh cho mỗi giáo viên.
Phải chọn những cán bộ giáo viên có kinh nghiệm, vững vàng trong
chuyên môn, có năng lực, có uy tín giữ các chức vụ chủ chốt trong nhà
trường trên cơ sở thăm dò ý kiến của tập thể. Từ đó các tổ chức trong nhà
trường mới hoạt động đều tay, công việc đạt hiệu quả cao.
Trong công tác chuyên môn, theo khối thi đại học phân công, cứ hai
giáo viên khá hoặc giỏi với một giáo viên dạy trung bình cùng dạy một lớp
13
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cần nghiên cứu, đánh giá năng lực
chuyên môn thực tế của đội ngũ giáo viên. Muốn vậy lãnh đạo chuyên môn
cần phải có kế hoạch dự giờ, kiểm tra chuyên môn nhiều lần với giáo viên.
Mặt khác phải nghiên cứu kết quả quá trình giảng dạy, thành tích chuyên
môn của mỗi giáo viên ; sau đó tiến hành phân loại giáo viên (chú ý phân
loại cả về năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp). Sự phân loại phải
chính xác đánh giá đúng mặt mạnh của mỗi giáo viên. Đó là cơ sở quan
trọng để phân công giảng dạy, đặc biệt để sử dụng có hiệu quả những giáo
viên có năng lực chuyên môn tốt. Sử dụng những giáo viên có năng lực tốt
dạy các lớp chất lượng cao bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn luyện thi đại học…
2.2.6. Thông qua hoạt động tập thể để nắm bắt tâm lí của từng cán
bộ, giáo viên, nhân viên
Ngoài công việc giúp nhau trong chuyên môn nghiệp vụ thì những
hoạt động văn thể, sinh hoạt tập thể có tác động không nhỏ đến công tác

giáo dục. Thực tế qua nhiều năm công tác tôi nhận thức được rằng việc sinh
hoạt tập thể làm cho tình đồng chí, đồng nghiệp xích lại gần nhau hơn, gắn
bó với nhau hơn. Chính lúc này mà mỗi thành viên thường bộc lộ suy nghĩ
của mình, lúc đó người quản lý mới phát hiện ra, nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng và hoàn cảnh của mỗi thành viên để có giải pháp tác động thích hợp
nhằm khơi dậy lòng nhiệt tình của mỗi thành viên trong nhà trường. Chính
các hoạt động này là một trong những lí do đã giúp tôi thành công trong
việc xây dựng khối đoàn kết của nhà trường như hiện nay.
2.2.7. Phải thấu hiểu hoàn cảnh cuộc sống của từng cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường
Điều kiện sống của mỗi gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên quyết
định rất lớn đến sự yên tâm và lòng nhiệt tình trong công tác của họ. Vì
chuyện đời thường là muôn hình muôn vẻ, cuộc sống lắm điều phức tạp thì
người quản lý phải thấu hiểu hoàn cảnh, cuộc sống của từng thành viên mà
có những giải pháp cụ thể nhằm tác động vào tâm lý của họ, kịp thời động
viên, an ủi họ ở mọi nơi, mọi lúc khi tâm lí của họ thấy không thoải mái
hoặc lúc họ gặp khó khăn. Việc đưa ra các giải pháp kịp thời giúp các thành
14
viên tự tin, nhanh chóng bắt nhịp với tập thể để cùng cộng tác hoạt động và
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2.8. Ngăn chặn việc hình thành phe cánh và giải quyết các mâu
thuẫn trong nội bộ
Trong trường THPT thường xẩy ra các mâu thuẫn :
- Mâu thuẫn giữa cán bộ lãnh đạo với giáo viên ;
- Mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo ;
- Mâu thuẫn giữa nhân viên với giáo viên ;
- Mâu thuẫn giữa giáo viên với nhau ;
- Mâu thuẫn giữa giáo viên với học sinh hoặc cha mẹ học sinh ;
- Mâu thuẫn trong nội bộ gia đình giáo viên ;
Vì vậy người quản lý phải nhạy bén, kịp thời phát hiện những dấu

hiệu gây nên sự mất đoàn kết nội bộ rồi cùng bàn bạc trước chi bộ, công
đoàn cùng phối hợp để tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp thuyết
phục để họ thoả mãn, yên tâm, tin tưởng vào tập thể mà nhất là người quản lý.
2.2.9. Xây dựng tốt các mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà
trường, phát huy vai trò người đứng đầu
Các tổ chức trong nhà trường là một khối đoàn kết thống nhất gồm :
chi bộ Đảng, Hội đồng trường, Hội đồng tư vấn, Công đoàn, Đoàn thanh
niên, Hội cha mẹ học sinh, những tổ chức này quyết định sự thành công của
nhà trường. Vì vậy người quản lý phải xem mối quan hệ giữa các tổ chức
này là mối quan hệ đồng tâm vì bản thân người Hiệu trưởng hay phó Hiệu
trưởng cũng là một đoàn viên công đoàn, cũng là một Đảng viên. Vì thế
người quản lý phải biết giao công việc cho các tổ chức để bớt gánh nặng về
công việc mà còn phát huy tác dụng của mỗi tổ chức thì chắc chắn rằng các
phong trào hoạt động của nhà trường sẽ mạnh, mối liên kết hữu cơ bền vững
đó là cơ sở để liên kết các thành tố xây dựng đoàn kết nội bộ để thực hiện
mục tiêu giáo dục của nhà trường.
2.2.10. Tích cực xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Thành lập ban chỉ đạo "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực" và phân công mỗi thành viên phụ trách một công việc. Xây dựng
mối quan hệ tốt giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò và
ngược lại. Quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp
học sinh nhận thức, hình thành được 12 giá trị sống và 10 kỹ năng sống cần
15
thiết cho mỗi học sinh. Từ đó tạo ra môi trường thân thiện, tích cực trong
nhà trường, trong các đoàn thể và trong các lớp.
- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí có ý nghĩa quan trọng,
nó là một mắt xích quyết định đến chất lượng, hiệu quả, mục tiêu giáo dục
của nhà trường. Vì vậy người quản lý phải là tấm gương của tập thể sư
phạm, có trí tuệ, năng động, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng đoàn kết, biết
thuyết phục cảm hoá mọi người, có phong cách quản lý phù hợp, biết tạo ra

cơ hội thuận lợi cho mọi thành viên lập công. Song cần giúp đỡ họ khi gặp
khó khăn, chia sẻ vui buồn, thành công, khó khăn của mọi thành viên trong
hội đồng sư phạm nhà trường.
- Khuyến khích giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi :
+ Nhà trường có những biện pháp phối hợp với các lực lượng xã hội
như cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương,…. có cơ chế động viên khen
thưởng kịp thời đối với giáo viên giỏi và học sinh giỏi.
+ Ban giám hiệu phối hợp với các đoàn thể trong trường (công đoàn,
đoàn thanh niên,…) chăm lo đời sống giáo viên, giúp đỡ động viên học sinh
khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, nhất là những học sinh khá giỏi,
những học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh giỏi phát huy được khả năng
của mình. Tổ chức những lớp chất lượng cao. Những lớp này được bố trí
những giáo viên có chuyên môn tốt dạy. Phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng
học sinh giỏi ngay từ lớp 10. Mặt khác có kế hoạch ôn luyện cho học sinh,
giúp cho các em sau khi tốt nghiệp lớp 12 có khả năng thi đỗ vào các trường
đại học, cao đẳng.
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh :
+ Để quản lý hoạt động học tập của học sinh một cách hiệu quả trước
hết nhà trường tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho học sinh theo điều
kiện của nhà trường hiện có, giúp các em tự tin và thoải mái trong quá trình
học tập. Điều kiện học tập tốt giúp học sinh thể hiện mình, tích cực và sáng
16
tạo trong quá trình học tập. Môi trường học tập thuận lợi giúp các em hăng
hái thi đua, tích cực học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường.
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn kết hợp kiểm tra
đánh giá học sinh công bằng đưa ra biện pháp phù hợp với nhóm đối tượng
để quản lý việc học của học sinh, đồng thời phân loại đối tượng cụ thể để
giáo viên xây dựng kế hoạch quản lý và cách thức quản lý với nhóm đối
tượng đó.

+ Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về tầm
quan trọng của việc học, ý thức tự học của học sinh. Nâng cao được nhận
thức của học sinh trước hết mỗi giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm
thông qua các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp ; tuyên truyền cho học sinh
nhận thấy rõ ý nghĩa, lợi ích, quyền và nghĩa vụ học sinh.
+ Xây dựng tốt nền nếp, kỷ cương học tập trong nhà trường, tạo thói
quen phong trào học tập, ý thức học tập tốt cho học sinh và trở thành truyền
thống học tập.
+ Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức thi đua học tập cho học sinh, các
phong trào học tập trong từng đợt thi đua cụ thể, tổ chức kiểm tra đánh giá
và giáo dục ý thức đạo đức. Đoàn thanh niên xây dựng nền nếp học tập,
chống lại việc nghỉ học, bỏ giờ, bỏ tiết học, kiểm tra thường xuyên đồ dùng dạy học.
+ Xây dựng tập thể lớp đoàn kết nhất trí trong học sinh, để học sinh
tự động viên, giúp đỡ nhau trong học tập, như tổ chức các đội bạn cùng học.
+ Xây dựng cơ chế phối kết hợp quản lý giữa nhà trường - gia đình -
xã hội một cách hợp lý, bởi vì thời gian quản lý của nhà trường đối với học
sinh rất ít, còn lại là ở nhà và xã hội, do vậy không có cơ chế phối hợp tốt
thì không quản được việc tự học của học sinh, và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng dạy học.
+ Quản lý học tập của học sinh, phải kết hợp song song với hoạt động
dạy của thầy, việc học tập ở trên lớp phải gắn chặt trách nhiệm của giáo viên
dạy ở lớp đó và tiết học đó, đồng thời gắn chặt trách nhiệm của giáo viên
chủ nhiệm về nề nếp đi học của học sinh, chú ý việc học tập trong lớp (có
17
chú ý nghe giảng không, có ghi chép không, có hay làm việc riêng, có các
biểu hiện khác không). Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với
giáo viên bộ môn, cán bộ lớp từ đó mà giáo viên có biện pháp điều chỉnh
hợp lý và kịp thời.
+ Quản lý việc học của học sinh theo nhóm bạn, nhóm gia đình hoặc
nhóm dân cư, làm như vậy nâng cao được công tác tự quản và ý thức trách

nhiệm của gia đình, khu dân cư đối với việc học của con em mình, đồng
thời học sinh phải quan tâm, lo lắng hơn đến việc học của mình.
+ Quản lý học sinh thông qua lớp tự quản, nhất là quản lý 15 phút đầu
giờ và các tiết học bị trống, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phối
hợp tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần, vật chất, thời gian cho học sinh tự học.
+ Tổ chức quản lý tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, và phân loại
tốt học sinh ở các môn học, tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh
yếu kém một cách thường xuyên có hiệu quả, lựa chọn học sinh giỏi, giúp
học sinh yếu kém bồi dưỡng kiến thức đơn giản mà bị rỗng.
+ Tổ chức tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Đây là hoạt động quan
trọng trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá phải chính xác, chân thực,
chỉ ra các nguyên nhân cho học sinh và đưa ra biện pháp khắc phục có hiệu
quả. Kiểm tra phải bảo đảm tính nghiêm túc, nếu không dễ dẫn đến đánh giá
nhầm đối tượng học sinh.
+ Nêu cao vai trò của đoàn thanh niên trong quản lý học sinh, trách
nhiệm của đoàn thanh niên. Nâng cao vai trò tổ chức các hoạt động, gắn
trách nhiệm với các hoạt động đó, tự xây dựng kế hoạch quản lý, kế hoạch
hoạt động, tư vấn cho ban giám hiệu các biện pháp quản lý, tổ chức học sinh
có hiệu quả. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lờn lớp cho học sinh. Đánh
giá thi đua khen thưởng học sinh.
- Tăng cường kỷ cương tình thương trách nhiệm, giữ vững nền nếp
chuyên môn :
+ Đây là những biện pháp tích cực, mạnh mẽ nhằm hạn chế những
nhân tố tiêu cực trong giáo viên và học sinh.
18
+ Triển khai quyết liệt việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” trong cả giáo viên và học sinh. Tổ chức đăng ký nội dung học
tập trong Cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện cuộc vận động trên. Tổ
chức kiểm tra chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học một cách nghiêm
túc để đánh giá thực chất, từ đó có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi

dưỡng học sinh khá giỏi. Tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động
chuyên môn như : quản lý việc kiểm tra cho điểm của giáo viên. Hình thức
quản lý : yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra các bài từ 15 phút
trở lên, sau khi kiểm tra nộp phiếu báo điểm và bài kiểm tra cho nhà trường
quản lý chung.
+ Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo
viên : soạn bài lên lớp và các hoạt động chuyên môn khác.
+ Ban giám hiệu nhà trường cần tham gia giảng dạy đủ số giờ quy
định để có những biện pháp chỉ đạo sát thực hơn.
2.2.11. Công tác đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường
Hằng năm, thành lập Hội đồng tự đánh giá, đánh giá chất lượng giáo
dục của nhà trường qua các năm học. Nhà trường cũng xác định công tác
KĐCLGD phổ thông là một công cụ nhằm mục đích xác định mức độ đáp
ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục, thông qua sự
đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Kết quả
kiểm định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt được
những gì, còn thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổ
chức giáo dục nhằm đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được công
khai trước cơ quan chức năng quản lí và cả xã hội. Đây cũng là một cách
làm thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phổ thông phải tìm nhiều giải
pháp, giải bài toán bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quy
trình kiểm định chất lượng, tự đánh giá là khâu quan trọng mà nhà trường
xác định phải thực hiện dựa trên cơ sở mô tả hiện trạng theo các tiêu chí,
tiêu chuẩn, chỉ số và được chứng minh cụ thể, thuyết phục. Chính vì tầm
quan trọng của KĐCLGD nên trong những năm học gần đây, trường THPT
19
Trần Hưng Đạo đã triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục, coi
đây là giải pháp từng bước nâng cao chất lượng các trường.
Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định về việc thành lập Hội đồng tự
đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường.

Xây dựng Kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường.
Kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường hàng năm được
công khai trước toàn trường.
Qua sơ kết, công tác tự đánh giá, nhà trường lên kế hoạch phát huy
những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại. Để từng bước hoàn
thiện nhà trường. Nâng dần cấp độ đạt chuẩn giáo dục của nhà trường.
Chương 3
QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ĐỂ ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG
3.1. Quá trình áp dụng sáng kiến
Như trên đã trình bày, sáng kiến này đã được chúng tôi áp dụng vào
công tác quản lí tại trường THPT Trần Hưng Đạo từ năm học 2009 – 2010.
Sau mỗi năm, chúng tôi đều có sơ kết, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa dần để
hoàn thiện và đạt được thành tích ngày càng cao.
3.2. Kết quả nổi bật của nhà trường trong 5 năm qua
Nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên vào công
tác chỉ đạo, quản lý nhà trường trong các năm qua, công tác giáo dục của
trường THPT Trần Hưng Đạo đã đạt được những kết quả nổi bật như sau :
ST
T
Năm
học
Thành tích nổi bật
1 2008 -
2009
- Học sinh giỏi cấp tỉnh : 18 giải, xếp thứ 11.
- Học sinh TN : 442/526, đạt 84%.
- Học sinh đỗ ĐH-CĐ : 183/526, đạt 35% ; Ex ĐH : 12,81,
xếp thứ 12 trong tỉnh, xếp thứ 282 trên toàn quốc.
- Trường : Tiªn tiÕn
- Chi bé : ®¹t trong s¹ch v÷ng m¹nh cã nhiÒu thµnh tÝch tiªu

20
biểu đợc Huyện ủy tặng Giấy khen
2 2009 -
2010
- Hc sinh gii cp tnh : 14 gii, xp th 19.
- Hc sinh TN : 383/391, t 98%.
- Hc sinh H-C : 195/391, t 50% ; Ex H : 13,08,
xp th 3 trong tnh, xp th 212 trờn ton quc.
- Gii thng Lý T Trng : em Trn Th Ngc Anh.
- Trng : Tiên tiến
- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh có nhiều thành tích tiêu
biểu đợc Huyện ủy tặng Giấy khen
3 2010 -
2011
- Hc sinh gii quc gia : em Cao Minh Khiờm t gii KK
- Hc sinh gii cp tnh :15 gii, xp th 9; trong ú : ng i mụn
Toỏn t gii Nht, em Cao Minh Khiờm t gii Nht mụn Toỏn.
- Hc sinh TN : 362/362, t 100%
- Hc sinh H-C : 267/362, t 73,8% ; Ex H : 13,72,
xp th 4 trong tnh, xp th 207 trờn ton quc; trong ú :
em Trn Vn Ngc t 28, khoa Hc vin KTQS.
- Trng : TTXS c Ch tch UBND tnh tng Bng khen
- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh có nhiều thành tích tiêu
biểu đợc Tỉnh ủy tặng Bằng khen
4 2011 -
2012
- Hc sinh gii cp tnh : 10 gii, xp th 14.
- Hc sinh TN : 307/307, t 100%.
- Hc sinh H (NV1) : 163/307, t 53% ; Ex H: 14,90,
xp th 2 trong tnh, xp th 131 trờn ton quc; trong ú :

em Phm Vn ớch t 29, th khoa Hc vin KTQS.
- Hi khe Phự ng ton quc : hai em Trn Vn H, Bựi
Hng Quõn t huy chng ng mụn Búng bn.
- SKKN Pectivan sỏng to tnh on thanh niờn t chc:
thy o Vn Hanh t gii Nht
- Trng : TTXS c B trng B Giỏo dc tng Bng
21
khen
- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh có nhiều thành tích tiêu
biểu đợc Huyện ủy tặng Giấy khen
5 2012 -
2013
- Hc sinh gii cp tnh : 13 gii, xt th 18.
- Hc sinh TN : 345/345, t 100%.
- Hc sinh H (NV1) : 225/345, t 65% ; Ex H :
17,19, xp th 2 trong tnh, xp th 118 trờn ton quc ;
trong ú : em Phm Th Du t 26,5, th khoa Khoa lut
HQG H ni, em Nguyn Quc Oai t 29,5, Khoa Hc
vin KTQS.
- Giỏo viờn gii cp tnh : 02 gii, trong ú : cụ giỏo Nguyn
Th Hu t gii nhỡ mụn húa, cụ giỏo Hong Th Thu Hng
t gii ba mụn Tin
- SKKN : 09 gii, trong ú : thy giỏo Hong Vn Hoan t
gii A ; ba thy giỏo : An Vn Long, o Hu Trang, Bựi
Th Nhng t gii B, nm thy cụ giỏo t gii C.
- Trng : TTXS c Ch tch UBND tnh tng Bng khen
- Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh, tiêu biểu năm 2009
2013, đợc Tỉnh ủy tặng cờ.
- on TNCS H Chớ Minh c Tnh on tng Bng khen,
Huyn on tng giy khen

- Cụng on : d liờn hoan ting hỏt cụng on ngnh t
gii Nhỡ
Nhỡn vo bng thng kờ so sỏnh nhng thnh tớch ni bt ca nh
trng trong 5 nm qua, chỳng ta thy :
- Cht lng giỏo dc ca nh trng liờn tc tng, th hin : t l
hc sinh tt nghip hng nm tng nhanh (nm 2009 l 84% ; nm 2013
l 100%) ; t l hc sinh i hc hng nm liờn tc tng (nm 2009 l
22
35% ; năm 2013, NV 1 là 65%) ; Điểm EX Đại học liên tục tăng qua các
năm (năm 2009 là 12,84 ; năm 2013 là 17,19) ; thứ hạng nhà trường trong
tỉnh cũng như trên toàn quốc liên tục tăng qua các năm (năm 2009 : xếp thứ
12 trong tỉnh, xếp thứ 282 trên toàn quốc ; năm 2013 : xếp thứ 2 trong tỉnh,
xếp thứ 118 trên toàn quốc) ; số lượng và chất lượng các công trình nghiên
cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ giáo viên cũng liên tục
tăng qua các năm ; nhà trường liên tục có học sinh đỗ Thủ khoa vào các
trường Đại học ; nhà trường có nhiều giải phong trào thể dục, thể thao của
cả học sinh và giáo viên cùng nhiều giải thưởng cao quý khác.
- Một điều rất đáng lưu ý là, nhà trường không chỉ đạt được những
thành tích cao trong dạy và học mà còn đạt được thành tích trên tất cả các
lĩnh vực giáo dục khác : các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ ; các
cuộc vận động, các đợt thi đua … không chỉ ở cơ sở, cấp tỉnh mà còn cả ở
cấp toàn Quốc. Tất cả các đoàn thể trong nhà trường đều đạt thành tích cao,
xứng đáng là tập thể sư phạm “Dạy giỏi hát hay”. Điều đó là minh chứng
hùng hồn cho sự đi lên toàn diện của trường THPT Trần Hưng Đạo trong
những năm qua, và sẽ còn nâng cao ở những năm tiếp theo.
- Lí giải cho những thành tích nổi bật trên là tất cả sự nỗ lực cố gắng
của cả thầy và trò trong suốt thời gian qua. Nhưng một điều dễ thấy đó là,
chính sự đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ cơ quan, tất cả hướng về nhà
trường đã thúc đẩy sự tâm huyết, tận tình trong công tác của từng cán bộ,
giáo viên nhà trường. Và cũng chính điều đó sẽ mang lại sự phát triển bền

vững cho nhà trường trong những năm tiếp theo.
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN
1. Qua thực tiễn làm quản lý ở trường THPT Trần Hưng Đạo, kết hợp
với quá trình nghiên cứu lý luận, tôi viết sáng kiến này nhằm bày tỏ những
kinh nghiệm và những suy nghĩ của mình về nghiệp vụ quản lý nhà trường.
Để có kinh nghiệm thực tiễn này bản thân qua nhiều năm trăn trở dày công
23
xây dựng, cùng với sự đồng tình ủng hộ và sức mạnh của tập thể để vượt
qua khó khăn giành thắng lợi, như lời Bác Hồ dạy :
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
2. Cũng qua thực tế vận dụng sáng kiến, chúng tôi thấy : Để xây dựng
được đội ngũ đoàn kết bản thân người quản lý cần :
- Thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước ; bám sát các chương trình, mục tiêu của
ngành đề ra từ đó vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào mọi công việc của nhà
trường.
- Phải xây dựng tập thể thật sự ổn định, hiệu quả về nhiều mặt, phải
biết giao việc cho từng thành viên dựa vào khả năng của từng người cho phù
hợp, phải biết tin tưởng vào cấp dưới. Đặc biệt là biết phối hợp với các tổ
chức trong nhà trường, biết tranh thủ sự ủng hộ của các đơn vị, các tổ chức
trên địa bàn nhà trường đóng.
- Phải am hiểu đầy đủ, tiếp thu và xử lý nhanh, hợp lý các thông tin ;
biết giải quyết các tình huống, các mâu thuẫn nẩy sinh một cách tế nhị, linh
hoạt.
- Luôn hoà nhã với đồng nghiệp, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây
dựng của tập thể để tự hoàn thiện mình, để bề dày công tác quản lý ngày
càng được nâng lên.
- Biết khơi dậy niềm tin, tinh thần thi đua yêu nước của mỗi cán bộ,
giáo viên ; thu phục được sức mạnh của mỗi thành viên thành sức mạnh

tổng hợp của nhà trường, phải có ý thức xây dựng tập thể sư phạm tốt đẹp
về mọi mặt.
3. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng mạnh dạn thừa nhận một số tồn tại
trong nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này như sau :
- Chúng tôi chưa tìm ra được những biện pháp thật hữu hiệu trong
việc động viên các cán bộ giáo viên về đời sống vật chất để có thể phát huy
tối đa hơn nữa lòng nhiệt tình, tận tâm của từng người.
- Trong xu thế hội nhập và đổi mới, tinh thần đoàn kết của một tập thể
sư phạm vẫn rất cần thiết cho một môi trường giáo dục thân thiện, tuy nhiên
cần phải có sự gắn kết linh hoạt giữa một tập thể đoàn kết, nhất trí cao với
chiến lược phát triển giáo dục bền vững của nhà trường, cũng như của
24
ngành và đất nước. Đặc biệt, phải chỉ ra những biện pháp nhằm duy trì tập
thể đoàn kết bền vững, lâu dài. Nội dung này, chúng tôi chưa có điều kiện
để nghiên cứu.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Mạnh Hùng
Tài liệu tham khảo
1. Luật giáo dục 2009 – Nhà xuấtt bản Giáo dục
2. Điều lệ trường Trung học phổ thông – Bộ giáo dục và đào tạo 2013
3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông của
Học viện quản lý giáo dục
4. Chuyên đề quản lý trường học NXB giáo dục - 1996
5. Triển khai nghị quyết Đại hội XI trong lĩnh vực khoa giáo của ban
khoa giáo trung ương.
6. Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra - kiểm tra ngành giáo
dục và đào tạo - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
7. Các Báo cáo tổng kết năm học của trường THPT Trần Hưng Đạo các
năm 2009, 2010, 2011, 2012, và 2013.
8. Một số báo, tạp chí, Thông tin quản lí giáo dục, . . .

9. Trần Vọng: Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Tạp chí
Xây dựng Đảng. số tháng 9/2006.
10. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 10, tr545.
11. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002,tập 9, tr400
12. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 11, tr467
13. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999,
tr25,26.
25

×