Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vận dụng một số phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội của học sinh lớp 12a2 trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.42 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, mạng xã hội như một cơ lốc xoáy, dần chiếm
vị trí quan trọn và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con người, nhất là
giới trẻ, nguy cơ trở thành nô lệ của nó là rất cao. Bên cạnh những hữu ích mà
mạng xã hội đem lại thì cái tiêu cực, hậu hoạ của nó là khôn lường. Tình trạng
"nghiện" mạng xã hội đã và đang xâm chiếm từng quốc gia, từng địa bàn, từng
lứa tuổi, giới tính, đặc biệt nghiêm trọng là từng trường học, từng cá nhân học
sinh ở các cấp học . Đã không biết bao nhiêu câu chuyện thương tâm đẫm nước
mắt, những tình huống bi hài vì mạng xã hội (trong đó chủ yếu là Faceboock,
game online chiếm phần lớn trong giới học trò). Làm sao để giới trẻ làm chủ
được bản thân trong thế giới mạng, làm sao để cai "nghiện" Faceboock, cai
"nghiện" game, cai" nghiện" mạng xã hội đang là nỗi lo lắng nhức nhối cho mỗi
ông bố, bà mẹ, cho từng nhà trường và cũng như các giáo viên, đặc biệt là giáo
viên chủ nhiệm - người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc trực tiếp giáo dục
đạo đức và truyền thụ kiến thức cho học sinh lớp mình phụ trách.
Có thể nói tình trạng "nghiện" mạng xã hội (trong đó là nghiện Facebook,
nghiện game …) đang lan tràn trong các trường học gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống tinh thần, tâm lí của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh
viên…. Sự thật là: Hiện nay, nhà nhà Facebook, người người facebook, đã trở
nên một điều "tất, lẽ, dĩ, ngẫu" trong thời đại Soial media đang phát triển mạnh
mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy, từ các nhân viên cơ sở cho đến giới học sinh, sinh
viên sử dụng trang mạng này trong suốt nhiều giờ đồng hồ không còn là chuyện
quá hiếm.
Không nằm ngoài cơn lốc xoáy mạng xã hội, Trường THPT Bắc Sơn cũng
và đã đang hình thành một thế hệ "cúi mặt"( Cách gọi hiện nay cho đối tượng
"nghiện" mạng xã hội). Gần như 99% học sinh ở tất cả các lớp sử dụng điện
thoại thông minh có kết nối mạng. Trong các giờ học các em thường xuyên đem
điện thoại ra để lên mạng chơi game hoặc vào facebook. Theo thống kê của ban
nề nếp, lớp trực tuần thì cứ mỗi tiết học có 3-5 học sinh bỏ tiết ra ngoài quán
Game, mỗi tiết học đều có 2-3 em bị ghi vào sổ đầu bài vì tội sử dụng điện thoại.


Riêng lớp 12A2, có 40 học sinh thì 40 cái điện thoại thông minh, em nào cũng
biết "cúi mặt" vào điện thoại ở mọi nơi mọi lúc, thậm chí cả trong giờ học.Tôi
nhận thấy tác hại nguy hiểm từ việc học sinh "nghiện" mạng facebook đó là;
Chất lượng học giảm sút, đạo đức của các em đi xuống, nhiều em so với năm
học trước đã giảm chất lượng đi rất nhiều, chúng tỏ ra tự ái cao, rối loạn tâm lí,
sống ảo, hoặc tiêu cực, hoặc uống rượu nhiều, lo âu, trầm cảm, ít quan tâm đến
thế giới xung quanh, không còn khái niệm đọc sách…
Trước những tác hại to lớn đó, Trường THPT Bắc Sơn cũng đã đưa ra
nhiều giải pháp: Thành lập Ban nề nếp, Đội xung kích, lập ra những quy định sử
phạt đối với học sinh vi phạm sử dụng điện thoại, bỏ tiết… Ngoài ra Đoàn
trường còn thành lập các phong trào thể dục thể thao, giải trí lành mạnh, các
hoạt động tình nguyện, phong trào thi đua điểm tốt…nhằm thu hút các em học
sinh hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội qua điện thoại, nhưng không
mấy khả quan.
1


Là giáo viên chủ nhiệm 12, năm cuối cấp, tôi luôn lo lắng, trăn trở về vấn
đề này. Suốt quá trình chủ nhiệm 3 năm tôi cũng đã tìm và sử dụng rất nhiều
biện pháp như: nhắc nhở, thu giữ điện thoại hoặc quở phạt, đình chỉ học, phạt
lao động… nhưng ít có dấu hiệu suy giảm mà ngược lại còn gây những phản
ứng không tốt cho một số em. Sang đầu năm học 2018- 2019, sau khi được tập
huấn về chương trình giáo dục kỷ luật tích cực của giáo viên trung học giai đoạn
II, tôi đã mạnh dạn vận dụng lồng ghép một số phương pháp kỷ luật tích cực với
một số biện pháp khác giúp các em học sinh lớp chủ nhiệm thoát khỏi tình trạng
"nghiện" mạng xã hội, "nghiện" facebook, "nghiện" game.
Tôi thiết nghĩ: Nếu cứ dùng biện pháp mạnh, như chửi mắng, trừng
phạt…theo truyền thống cũ với quan niệm:"miếng ngon nhớ lâu,đòn đau nhớ
mãi";"Thương cho voi cho vọt"…, sẽ gây áp lực cho học trò, chúng sẽ chán nản,
muốn bỏ học, muốn trả đũa… Nên khi áp dụng phương pháp giáo dục kỷ luật

tích cực thì chúng sẽ cảm thấy được yêu thương, được tôn trọng, an toàn, được
hiểu và cảm thấy mình có giá trị, phẩm giá của chúng được nâng cao.
Vì vậy sau một thời gian tôi vận dụng một số phương pháp giáo dục kỷ
luật tích cực, hướng học sinh lớp tôi tham gia các hoạt động, rèn luyện theo
hướng tích cực, tôi nhận thấy đạo đức và lối sống của các em có nhiều thay đổi:
sống lành mạnh, trong sáng, thân thiện, tích cực và tập trung học hơn, đạt được
nhiều thành tích cuối năm. Đặc biệt là tất cả các em không còn "ngập" vào thế
giới mạng nữa.
Đó là những lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: "Vận dụng
một số phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm khắc phục tình trạng
"nghiện" mạng xã hội của học sinh lớp 12A2 - Trường THPT Bắc Sơn"
1.2: Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi bắt tay ngay vào nghiên cứu đề tài với
mục đích:
- Là muốn vận dụng một cách linh động, mềm dẻo và sáng tạo một số
phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực học sinh nhằm khắc phục tình trạng học
sinh "nghiện" mạng xã hội hiện nay tại lớp 12A2. Giúp các em có lối sống lành
mạnh, biết cách làm việc hiệu quả, khoa học, có trình độ kiến thức vững vàng,
có tinh thần trách nghiệm đối với tất cả mọi công việc, có đạo đức trong sáng,
biết lắng nghe, biết cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống, có tư tưởng sống tích
cực, biết định hướng cho tương lai.
- Căn cứ vào thực trạng vấn đề "nghiện" mạng xã hội của giới trẻ hiện
nay, của học sinh THPT trong trường học, thực tế của nhà trường và lớp 12A2
trường Trung học phổ thông Bắc Sơn, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu tình trạng "nghiện" mạng xã hội của giới trẻ trên thế giới. Ở
Việt Nam cũng như trong các trường học, đặc biệt là lớp 12A2 - Trường THPT
Bắc Sơn trên địa bàn xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá.
+ Nghiên cứu các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực học sinh có ý
nghĩa đối với hiện tượng "nghiện" mạng xã hội của học sinh lớp 12A2- trường
trung học phổ thông Bắc Sơn

+ Nghiên cứu nhiêm vụ của Giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiên
giáo dục kỷ luật tích cực.
2


+ Triển khai áp dụng các biện pháp đối với học sinh trong từng thời điểm,
từng đối tượng cụ thể để có hiệu quả.
- Lồng ghép nội dung vào các bài học: Hình thức ngoại khoá thành lập
các câu lạc bộ , tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, các câu lạc bộ
thể dục thể thao nhằm hạn chế tối đa học sinh có thời gian vào mạng.
- Phối kết hợp với các phương pháp khác nhằm hổ trợ phương pháp chính
có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nội dung đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, phổ
biến đến HS chủ nhiệm lớp 12A2 của trường THPT Bắc Sơn thấy được những
tác hại của việc sử dụng mạng xã hội và mạng facebook, chơi game oline nhiều
đến mức "nghiện". Đồng thời tìm hiểu, áp dụng một số phương pháp giáo dục
kỷ luật tích cực phù hợp giúp các em khắc phục thói quen có hại của bản thân
này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Tôi đã tiến hành nghiên cứu các báo cáo thống kê về giới trẻ trên thế
giới và tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay. Nghiên
cứu các quy định Bộ luật hình sự, luật viễn thông, luật công nghệ thông tin, và
nghị định 72/2013/NĐ - CP ngày 15/7/2013 của chính phủ về quản lí cung cấp
sử dụng dịch vụ internet và thông in trên mạng.(4)
- Tôi đã nghiên cứu tài liệu các chuyên đề về giáo dục kỷ luật tích cực và
hiểu được khái niệm về phương pháp kỷ luật giáo dục tích cực(1): là không
mang tính bạo lực, tôn trọng học sinh, là cung cấp cho học sinh những thông tin
để không vi phạm, chấp hành và ý thức tự giác. Giúp các em tự tin khi đến

trường học tập và rèn luyện. Giáo dục kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục
đạo đức giúp các học sinh tiến bộ hơn, tự tin tự nhận ra và tự sửa chữa khuyết
điểm của mình
Giáo dục kỷ luật tích cực là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp xây
dựng sự tự tin, lòng tự trọng và trách nhiệm cao ở học sinh.
Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục học sinh tự kiểm soát và tự tin để
biết cách thực hiện hành vi mong đợi, không làm tổn thương đến thể xác,và tinh
thần của học sinh.
Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho các em có tính tự
giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như
lâu dài.
Cơ sở của giáo dục kỷ luật tích cực là: Tìm hiểu về sự phát triển của học
sinh ở giai đoạn, từng lứa tuổi; Những nhu cầu của học sinh như an toàn, yêu
thương, hiểu và thông cảm, tôn trọng có giá trị; Hiểu được tại sao học sinh hư và
cảm xúc của người lớn.
1.4.2. Phương pháp khảo sát
Dựa trên những tài liệu nghiên cứu, tôi tiến hành khảo sát đối tượng học
sinh của lớp chủ nhiệm. Đây là đối tượng khá phức tạp về mặt tâm sinh lí, là lứa
tuổi của những người đang lớn, những người có khả năng thu nhận thông tin tốt
nhưng chưa uyên bác. Vì vậy, tôi đã trực tiếp trao đổi với các em, với đồng
3


nghiệp, với giáo viên bộ môn, với phụ huynh học sinh để nắm được đặc điểm
nhân cách, tâm lí, hành vi của đối tượng học sinh, thậm chí nắm được hoàn cảnh
hiện tại của học sinh.
Khảo sát để nắm được mức độ "nghiện" mạng xã hội trong trường học,
trong lớp chủ nhiệm đang ở mức độ nào.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Thống kê số lượng học sinh có điện thoại thông minh của toàn trường

năm học 2019, thống kê số lượng sử dụng điện thoại của học sinh lớp 12A2 năm
học 2019
- Thống kê số lượt học sinh bị ghi vào sổ đầu bài về tội sử dụng điện thoại
trong các tiết học, học sinh bỏ tiết ra quán game…
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Sau khi nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi về phương pháp giáo dục kỷ luật
tích cực, về thực trạng "nghiện" mạng xã hội của học sinh của trường và của lớp
12A2 hiện nay. Tôi đã tiến hành lập kế hoạch để triển khai thực hiện, nhằm tác
động vào các em học sinh, đặc biệt là đối tượng"nghiện" mạng của lớp 12A2
nhận thức được vấn đề và hướng các em theo mục tiêu dự kiến của mình. Tiếp
tục điều chỉ cách làm để phù hợp với nội dung nghiên cứu. Từ đó có cơ sơ đề
xuất những biện pháp thực hiện đại trà đến nhiều học sinh ở các lớp khác trong
trường, nhằm nâng cao hiệu quả nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số các phương pháp nghiên cứu khác
để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu sáng kiến của mình có hiệu quả.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đề tài tôi nghiên cứu không phải là mới. Vấn đề về hiện tượng "nghiện"
mạng xã hội đã có rất nhiều người chạm tới, và cũng đã đưa ra nhiều giải pháp
để ngăn ngừa, khắc phục nhưng ít có dấu hiệu suy giảm .
- Riêng cá tôi, đứng trên cương vị giáo viên chủ nhiệm và trực tiếp giảng
dạy, tôi vô cùng bức xúc và trăn trở về tình trạng"nghiện" mạng xã hội của học
sinh hiện nay. Đặc biệt là "nghiện" mạng xã hội của học sinh 12A2- lớp tôi chủ
nhiệm. Vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu về vấn đề "nghiện" mạng xã hội của
học sinh, nhưng để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này tôi không áp dụng
các phương pháp truyền thống nữa mà mạnh dạn vận dụng một số phương pháp
giáo dục kỷ luật tích cực nhằm khắc phục tình trạng"nghiện" mạng xã hội, trong
đó cụ thể là "nghiện" Facebook và "nghiện" game của lớp 12A2 - Trường trung
học phổ thông Bắc Sơn. Đề tài này đã nêu bật được sự khác biệt của những
phương pháp kỷ luật không tích cực với những phương pháp giáo dục kỷ luật
tích cực, cũng như kết quả thật đáng bất ngờ của sự vận dụng này. Với quan

điểm cá nhân tôi nhận thấy sáng kiến này rất hữu ích.

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Nghiên cứu về tác hại tình trạng"nghiện" mạng xã hội trong
giới trẻ hiện nay
- Trên thế giới theo thống kê được đăng trên The nationat Mising
pessonsCoordination Centre, có tới 87% người dân ở Úc sử dụng internet mỗi
ngày. Bác sĩ Mubarakrahahula (chuyên gia về internet và sức khoẻ tâm thần ở
trường ĐH Flindess- Úc) đã khuyến cáo rằng: những người sử dụng internet
thường xuyên, dễ có xu hướng lệch lạc hành vi: Đặc biệt các mối quan hệ trên
thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Ở
Anh, tại một số trường tư thục đã cho thấy có tới 2/3 người được khảo sát tỏ ra
mệt mỏi vì sử dụng mạng xã hội thường xuyên. Cũng ở Anh đã thực hiện một
cuộc khảo sát với gần 1.500 thanh thiếu niên ở tuổi 14-24 về tác hại của các
trang mạng xã hội với sức khoẻ, tinh thần người trẻ(2). Bên cạnh đó qua khảo
sát thực tế đã cho thấy: "nghiện" mạng xã hội đã gây không ít những ảnh hưởng
tiêu cực cho giới trẻ như: mắc các chứng bệnh trầm cảm, ngại giao tiếp, chứng
lo âu, mất ngủ, cảm giác cô đơn, hay bị ảo giác, mất thăng bằng tâm sinh lý, lệch
lạc về hành vi, thị lực kém, cơ thể suy nhược.
- Ở Việt Nam, cũng đã báo động về tình trạng" nghiện" mạng xã hội.
Theo thống kê về năm 2015 của Facebook, mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng
và họ dùng trung bình 3-4 tiếng / ngày để vào Facebook. Trong số đó 3/4 là
người trẻ, nằm trong độ tuổi 18-34. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết
quả học tập, làm việc và tình trạng giảm sút về sức khoẻ. Bác sĩ La Đức Cương,
giám đốc bệnh viện tâm thần TW1 cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận
các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị tâm thần với nguyên nhân do"

nghiện" mạng xã hội, mà chủ yếu là thanh thiếu niên cấp II,III. Các bệnh nhân
khi đến viện thường đều rơi vào trạng thái trầm cảm; thất thần, đờ đẫn, không
tập trung, cơ thể suy nhược, sút cân nghiêm trọng. Đặc biệt có hiện tượng bị lên
cơn co giật do sử dụng mạng 10 tiếng mỗi ngày(2).
2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT(3)
Để công tác tiến hành vận dụng phương pháp giáo dục kỷ luật có hiệu
quả, tôi cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
Phổ thông trung học.Từ đó có phương pháp phù hợp đối với từng cá nhân học
sinh.
- Đây là độ tuổi vị thành niên, là giai đoạn giữa của tuổi thanh niên, đặc
trưng của sự phát triển, ở lứa tuổi phổ thông này là quan hệ có tính mở, sự
chuyển đổi vai trò và vị trí trong xã hội.
- Ở lứa tuổi này đã có tính chất xác định quan hệ xã hội có những độc lập
về tư duy, hành vi ứng xử nhưng chưa được độc lập về kinh tế.
- Trong gia đình, quan hệ với cha mẹ dân chủ hơn được tôn trọng và lắng
nghe. Học sinh có thể có quyền quyết định một số vấn đề của bản thân nhân sự:
chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm
- Trong quan hệ bạn bè, học sinh phổ thông có thể tham gia vào nhiều
nhóm bạn đa dạng hơn.
5


- Ở lứa tuổi THPT hiện đang hình thành sinh lý, hoàn chỉnh về nhân cách.
Một thực trạng nữa về học sinh THPT đó là lạm dụng chất kích thích do bản
thân muốn chứng minh mình là người đã lớn, hoặc đã bị lôi kéo,…hoặc kì vọng
quá nhiều của người thân làm căng thẳng học sinh. Và có hể dẫn đến trầm cảm
hoặc tự sát….
2.1.3. Nghiên cứu về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực học sinh ở
nhà trường.(1)
- Giáo dục kỷ luật tích cực là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp xây

dựng sự tự tin, lòng tự trọng và trách nhiệm ở học sinh.
- Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục học sinh tự kiểm soát và tự tin để
biết cách thực hiện hành vi mong đợi, không làm tổn thương đến thể xác và tinh
thần của học sinh, là việc dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác tuân theo các
qui định và qui tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài:
- Giáo dục kỷ luật tích cực cung cấp cho giáo viên, phụ huynh những hiểu
biết về một số cách giáo dục không phù hợp, trừng phạt, hiệu quả và hậu quả,
đưa ra phương pháp hình thành thiết lập nội quy nề nếp kỷ luật trong lớp học và
gia đình
- Giáo dục kỷ luật tích cực giúp giáo viên nhận thức được nhiệm vụ chính
của mình là:
+ Có kỷ năng lắng nghe tích cực
+ Có những nguyên tắc khích lệ và củng cố hành vi tích cực ở học sinh
+ Có một số cách chế ngự căng thẳng và tức giận.
Nhằm giúp học sinh nhận thức được bản thân, kiểm soát được việc làm
của mình.
2.1.4. Nghiên cứu Bộ luật Việt Nam(4)
Các qui định của bộ luật hình sự, Luật viễn thông, luật công nghệ thông
tin và nghị định 72/2013 NĐ-CP ngày 15/7/2013 về chính phủ và quản lí cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, bộ luật về bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, luật về Giáo dục 2005 và được sửa đổi năm 2009(5),
Nghị định số 114/2006/ NĐ - CP của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về
dân số và trẻ em.(7)
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thuận lợi
- Trường THPT Bắc Sơn đứng trên địa bàn nông thôn thuộc xã Ngọc
Liên, Ngọc Lặc, Thanh Hoá. Đa phần học sinh là con em dân tộc sinh ra thuần
nông nên đang còn chân chất, hiền lành.
- Nhà trường, đoàn thanh niên, đã quan tâm đến chất lượng học tập và rèn
luyện đạo đức cho các em. Bên cạnh đó lại có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình,

năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn luôn đổi mới phương
pháp dạy học hiện đại.
- Về đời sống kinh tế; ở các vùng nông thôn trên địa bàn đã được nâng
cao nên gần như gia đinh nào cũng đầu tư cho con điện thoại, hoặc máy tính.
Nên các em có điều kiện tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin, sử dụng các dịch vụ
thuận lợi, phong phú trên internet.
6


- Sự nhận thức của các học sinh lứa tuổi cuối cấp phổ thông đã và đang
dần hoàn thiện về mặt nhân cách, nhận thức nên dễ tiếp cận.
- Đối với lớp tôi chủ nhiệm; Có 40 học sinh chủ yếu là nữ,chỉ có 9 học
sinh nam nên cũng dễ nói,dễ bảo,dễ tiếp cận .
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn thách thức đặt ra rất nhiều
- Thứ nhất: 99% học sinh lớp tôi là con em nhà nông lại là người dân tộc
nên sự nhận thức về kiến thức xã hội còn hạn chế, đặc biệt là nhận thức và hiểu
biết về việc sử dụng điện thoại, máy tính, mạng xã hội cũng như tác hại khôn
lường của nó là chưa cao. Họ nghĩ rằng mua được điện thoại thông minh cho
con là tự hào lắm.
Thậm chí thấy con trò gì cũng biết, tìm gì trên mạng cũng biết thì cho
rằng con mình thông minh, giỏi giang, mà không hề hay biết con ngập nghiện
vào điện thoại,vào mạng từ bao giờ.
Mặt khác, đa phần các bố mẹ đi làm ăn xa không có thời gian quản lí,
theo dõi quá trình học tập của con nên sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ
huynh học sinh còn hạn chế
- Thứ hai: Học sinh 12 là lứa tuổi đã và đang hoàn thiện tâm sinh lí. Tuổi
đang học làm người lớn, nên tâm sinh lý bất thường, sĩ diện học đòi…..trong khi
đó xã hội bên ngoài đầy rẫy những cám dỗ nên rất khó khăn cho giáo viên chủ
nhiệm, ban nề nếp, các giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếp cận và định hướng cho

các em. Trong khi đó học sinh xem cái điện thoại là tài sản quý giá, xem nó là
cuộc sống tinh thần, là bạn đồng hành tâm giao, vật bất ly thân của chúng nên
khó cho Giáo viên xử lý những lỗi vi phạm về điện thoại trong giờ học.
- Thứ ba: Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, khó khăn nên các
hoạt động phong trào bề nổi nhằm thu hút, hấp dẫn các em nhằm hạn chế thời
gian các em vào các trang mạng là chưa được tích cực.
- Thứ tư: Một hạn chế nữa là Ngôn ngữ của cô và trò là bất đồng, nhiều
lúc học trò nói với nhau bằng ngôn ngữ dân tộc là cô không thể hiểu, cho nên
việc định hướng cho một số em mắc bệnh Điện thoại, bệnh Facebook là rất
nhiều khó khăn.
- Thứ năm: Năm học 2018-2019 lớp tôi tiếp nhận thêm 6 em học sinh
nam từ lớp 12A4 chuyển sang thì cả 6 em đều đã "nghiện" game, đều rơi vào
tình trạng không thích học, tâm trạng thất thường, ít tham gia vào các hoạt động
chung của lớp, đắm mình vào điện thoại, ngay cả trong các tiết học.
Chính ví lẽ đó mà tôi cần phải cấp thiết tìm ra các phương pháp giáo dục
kỷ luật tích cực để ngăn chặn tình trạng " nghiện" mạng xã hội của các em.
2.3. Các sáng kiến đã đưa ra để giải quyết vấn đề
Trước tình trạng 95 % học sinh trong lớp đều có điện thoại, giờ học nào
cũng có vài ba em bị ghi sổ đấu bài, lớp liên tục bị trừ điểm vì tội sử dụng điện
thoại trong giờ học. Cùng đồng thời xuất hiện một số biểu hiện đáng lo ngại
trước một số học sinh chán học, ngủ vùi trong lớp, tính khí thất thường, lì lợm,
không học bài, không ghi bài, thậm chí không có sách vở. Cô nhắc nhở thì hoặc
là lì lợm, hoặc là cãi lại, hoặc là khùng lên không hợp tác…
7


Cụ thể: Trong lớp 12A2 có Em Bùi Văn Phương, cũng do gia đình con
một, lại có điều kiện nên đã chiều con, đầu tư cho con cái máy tính bảng to vật
vã.Từ khi nhận em vào lớp là đã thấy hiện tượng: Đi học em cũng cắp máy tính
đi, cả buổi học em chỉ cúi mặt vào máy tính, hoặc cô thầy nhắc nhở, em sẵn sàng

xừng cồ, hùng hổ bỏ ra khỏi lớp, thậm chí tuyên bố: "không ai nói được tao, tao
thích là tao chém…" em hoàn toàn mất thăng bằng, mất lí chí, mất phương
hướng. Nguy cơ là trầm cảm; em đến lớp k nói chuyện với ai, chỉ cúi mặt, ai nói
cũng không được, thích là ra khỏi lớp, thích là vào lớp…. Trên tay ôm khư khư
cái máy tính bảng.
Tôi dường như bất lực, nhưng vẫn tin là tôi có thể thay đổi được em.
Trước những hình thức phạt đã cũ (phương pháp truyền thống) quen dùng là
không còn tác dụng; như hình thức nhắc nhở, thậm chí phạt lao động, phạt trực
nhật, thu giữ điện thoại, chửi bới… Và đó chỉ là biện pháp trước mắt. Về lâu dài,
để dần cải thiện ''Cơn nghiện" mạng xã hội của Phương cũng như của rất nhiều
học sinh trong lớp 12A2, tôi đã lên kế hoạch vận dụng một số phương pháp giáo
dục kỷ luật tích cực như sau:
Trước hết tôi phải xác định rằng: có thể có nhiều biện pháp giáo dục tích
cực khi học sinh vi phạm, song phải căn cứ trên một số định hướng cơ bản sau:
"Việc học sinh mắc lỗi là chuyện thường tình, đặc biệt là thời đại 4.0. Ai chả vấp
ngã để trưởng thành. Đặc biệt là lứa tuổi Trung học phổ thông- lứa tuổi mà các
em "lớn mà chưa đủ khôn". Vì vậy, chúng ta hãy chấp nhận sai lầm như mộ điều
tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với nó và tìm cách giup các em xoá đi
những lỗi lầm bằng sự bao dung tha thứ. Đừng quá khắt khe với các em, đừng
chỉ trách móc các em khiến chúng như bị kém cỏi, bị coi thường, mất niềm tin
trong cuộc sống"(6). Chính vì vậy mà trước tình trạng học sinh "nghiện" mạng
xã hội ảnh hưởng đến chất lượng học, ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện nhân
cách, tôi đã lựa chọn và vận dụng một số phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực
sau:
2.3.1. Trước hết: Tôi chia thành các biện pháp chính(1)
* Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp:
Thay bằng các hình thức sử phạt truyền thống: trừng phạt, mắng, sỉ
nhục…Tôi đã dám thay đổi!:
Thay đổi cách cư sử trong lớp học dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích
nêu gương tích cực:

- Việc khuyến khích động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình
thức:1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp, thư gửi về gia đình, cá nhân cần
khen thưởng động viên tiến bộ nhỏ nhất của học sinh.
- Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và rất quán
Khi phạt, giáo viên cần nói rõ sai phạm của học sinh với thái độ khoan
dung, nhân ái độ lượng bình tĩnh: giúp các em học sinh thấy hành vi của mình là
sai, tránh căng thẳng khi đối đầu với học sinh, khi xử phạt phải công bằng,
khách quan và được thoả thuận."Hãy thay chê bai bằng khen ngợi ".
* Nhóm biện pháp "quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh"
- Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc
sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lí sẽ giúp giáo viên hiểu và tìm
8


biện pháp phù hợp. Có thể những vi phạm của học sinh là do những khó khăn
mà gia đình học sinh gặp phải trong cuộc sống: Có thể là khó khăn trong học
tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc, áp lực mà học sinh gặp phải
khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lí, hiểu nhầm. Từ gia đình có thể sẽ giúp
giáo viên không cần đến những hình phạt nặng nề mà vẫn giáo dục có hiệu
quả.Trong quá trình tìm hoàn cảnh học sinh, giúp đỡ học sinh, tìm ra nguyên
nhân… Giáo viên cần lưu ý: Tránh đối đầu với học sinh, lắng nghe học sinh nói
và đặt mình vào vị trí của học sinh, tránh lên lớp, chỉ chích học sinh.
Đối với nhóm biện pháp này tôi đã vận dụng không chỉ cho học sinh cả
lớp mà đặc biệt tập trung vào học sinh Bùi văn Phương và em Bùi Đức Thịnh tại
lớp tôi chủ nhiệm mà tôi đã nêu ở trên. Trước những biểu hiện tiêu cực của em,
tôi đã gọi điện nhiều lần cho phụ huynh mà không được, thậm chí mời Phụ
huynh đến gặp trực tiếp cũng không được, tôi đã thân chinh đến tận nhà để tìm
hiểu hoàn cảnh gia đình em, tìm nguyên nhân em rơi vào "nghiện" mạng xã hội.
Được biết em Phương là con một, gia đình khá giả, trước kia em vốn là học sinh
ngoan hiền, chỉ là hơi cục tính. Năm ngoái gia đình có chuyện buồn (chị gái học

ĐH năm nhất bị chết tai nạn giao thông). Em vốn là người giàu tình cảm, nặng
suy nghĩ, nên sau sự việc đó, em bị sốc về tâm lí, bố mẹ thương và lo cho con
nên đã mua cho Phương máy tính bảng để hy vọng quên đi sự mất mát đau đớn
ấy. Nhưng không ngờ, từ chỗ em chơi vài trò chơi, rồi dần dần em chơi game
onlien dần dần em "nghiện" luôn. Ở nhà, bố mẹ không nói được Phương nữa,
nói nặng lời thì em hung hãn phá đồ, hoặc bỏ đi mấy ngày, hoặc dọa tự tử…
Phương dường như mất lí trí, mất thăng bằng về tâm lí, khó tiếp cận. Nhiều khi
em cũng thoát ra khỏi máy tính thì lại ngập vào rượu… Bố mẹ bất lực, sót con
mà không biết làm sao để giúp con thoát ra tình trạng này. Bố mẹ Phương đã gửi
con lên Bác ruột để Phương tránh nhìn hình ảnh chị, bớt đau thương và để Bác
giúp đỡ em trong quá trình học tập và giảm bớt sử dụng máy tính, điện thoại.
Sau khi nắm bắt được tình hình thực tế về gia cảnh em Phương, tôi đã dự
tính trong đầu những gì tôi sẽ tiếp cận em và với một niềm tin: Tôi sẽ giúp em
cai "nghiện", lấy lại thăng bằng về tâm lí cho em, cải thiện tình trạng học hành
và rèn luyện đạo đức, đưa em về đời sống thực. Tôi không còn dùng lời nặng nề
chỉ trích em, tránh đối đầu với em, thường xuyên gặp riêng em để tâm sự, hỏi
han, động viên. Mỗi tuần vào tiết sinh hoạt tôi thường tìm ra những điểm tốt của
em để khen ngợi sự tiến bộ của em….Thực hiện phương châm tích cực "Khen
thay cho chê"… và tôi thấy em thay đổi.
Cũng nhóm biện pháp này tôi đến nhà em Bùi Văn Thịnh (Em học sinh
này đến năm học 12 tôi mới tiếp nhận), được biết em cũng rất hoàn cảnh: Mẹ
mất năm 4 tuổi, Bố Thịnh nuôi con trong nghèo khó đến năm Thịnh lên lớp lớp
11 thì bố đi bước nữa. Thịnh đã lớn nên mọi nhận thức đã đủ để em nhận ra sự
mất mát tình yêu thương còn lại của cha mình. Vì vậy em rơi vào tự ti, mặc cảm,
ngăn cha không được, em bất mãn bỏ bê học hành, rượu chè. Bố Thịnh thấy vậy
cũng chiều con, mua cho con cái iphone thông minh nhằm xoa dịu sự bất mãn
của con, rồi gửi con cho ông bà Nội nuôi. Thịnh vừa có điện thoại để chơi game,
vừa được tự do. Vì ông bà đã già lại chiều cháu, nên em dần rơi vào "nghiện"
mạng , nghiện Game lúc nào không hay.
9



Khi tiếp nhận em, em như người thất thần, sắc mặt xanh xao, gầy sọp của
người thiếu ngủ, đến lớp không học hành gì,chỉ ngủ vùi, hỏi gì cũng tắc ngơ,
không nhận thức được thế giới bên ngoài, hoàn toàn sống như mơ như ảo…
Sau một thời gian tiếp cận em, gần gũi và động viên, hướng dẫn em, tôi
đã đặt mình vào vị trí của em để nắm bắt tâm lí em, hiểu em, dần dần động viên
em, kéo em về với đời sống thực, biết cảm thông, chia sẻ, biết chấp nhận hiện
thực, có nghị lực vượt qua hoàn cảnh, rèn luyện đạo đức, có tư tưởng trong sáng,
hoà nhã bạn bè để thấy mình sống ý nghĩa hơn, dần buông chiếc điện thoại, xa
rời thế giới mạng.
Em đã dần thay đổi theo chiều hướng tích cực
* Nhóm biện pháp "Tăng cưởng sự tham gia của học sinh trong việc giám
sát nội quy"
- Cần Xây dựng nội quy lớp học
- Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung chính của năm học
- Cho học sinh chia nhóm thảo luận. Các nhóm chia sẻ ý kiến, giáo viên
và lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả học sinh.
- Từ đó quy định chế độ thưởng phạt.
- Tiếp theo là viết và trang trí nội quy của lớp treo trước lớp.
- Xây dựng cam kết
- Thông báo đến Phụ huynh cùng giám sát thực hiện.
Với nhóm biện pháp này tôi đã thực hiện với tất cả các em học sinh trong
lớp
Cuối tuần, trong tiết sinh hoạt tôi cho cả lớp viết ra những lỗi sai mà mình
mắc phải trong các nội quy đã nêu ra, rồi tự nhận hình thức thưởng phạt cho
mình. Sau đó cô giáo tổng hợp đưa ra thảo luận tham khảo ý kiến của cả lớp.
Bằng hình thức nhóm biện pháp này, học sinh tự nhận thức được trong tuần
mình phải làm gì để thi đua với các bạn, không mắc lỗi nữa, đó cũng là phương
pháp "cai nghiện" mạng cho học sinh.

* Nhóm xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó
Việc tạo dựng một tập thể lớp tốt, tạo ra mối quan hệ thân thiện,cảm
thông, gắn bó giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.Một tập thể
tốt là một tập thể mà ở đó luôn có sự tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau,
đoàn kết, có tinh thàn trách nhiệm,, biết cách giải quyết mọi vấn đề không bằng
bạo lực, mà bằng hình thức tích cực.
Với nhóm biện pháp này ,tôi không chỉ vận dụng cho cả tập thể lớp mà tôi
hướng tới đối tượng học sinh: Bùi Văn Thịnh. Em từ 12A4 chuyển sang trong
trạng thái mất thăng bằng vì nhiều ngày , nhiều giờ chơi game đến mức nghiện.
Cũng do hoàn cảnh gia đình nên em không có người chỉ bảo, động viên,
khuyên nhủ, em rơi vào cô đơn, bỏ rơi ,dần chán học. Đến lúc phải nhập sang
lớp 12A2 lại càng cảm thấy cô lập vì em không hoà nhập.Nhiếu lần nhắc em ví
tội sử dụng điện thoại trong giờ học, em càng tỏ ra chán nản, đòi bỏ học, chuyển
lớp. Tôi đã không bỏ cuộc mà kiên trì, nhẫn nại tiếp xúc để hiểu em,tôi rất tôn
trọng em khi em đưa ra ý kiến, chân thành giải đáp những khúc mắc của em đối
với bạn bè trong lớp, cũng như với gia đình. Tôi đã tạo điều kiện cho em cảm
thấy mình có giá trị và được tôn trọng khi cho em tham gia vào đội xung kích
10


của nhà trường. Em đã dần rời xa những trò chơi trên mạng, bỏ dần điện thoại,
tích cực tham gia công tác đoàn và nhiệm vụ được giao, trở thành thành viên
tích cực trong lớp. Cuối năm được Đoàn trường tặng giấy khen.
2.3.2. Ngoài các nhóm biện pháp giáo dục kỷ luật tich cực, tôi còn "
Tổ chức các hoạt động khác của lớp cũng như tham gia các hoạt động khác
của nhà trường"
Để thực hiện tốt được nội dung này cần phải thực hiện một cách đồng bộ
với sự phối hợp của Ban Giám hiệu, giáo viên Chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên,
giáo viên Bộ môn cùng tham gia:
Thứ nhất: Phối hợp với gia đình học sinh. Việc phối hợp với gia đình học

sinh có hiệu quả cao trong công tác giáo dục các em, tôi lập kế hoạch về tuyên
truyền những tác hại của " nghiện" mạng xã hội, mạng facebook để trao đổi với
phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Họ có cơ hội được cung cấp
thêm thông tin và tác hại của việc sử dụng điện thoại và nhận ra con mình đang
rơi vào tình trạng "nghiện" mạng xã hội, facebook.Từ đó họ cấm đoán, hoặc trì
hoãn kiểm soát việc các em sử dụng mạng xã hội như thế nào. Ngoài ra, bố mẹ
còn giúp các con hiểu ý nghĩa của cuộc sống, có mục tiêu sống thật sự, có lý
tưởng, có ước mơ thì may ra mới kéo con chìm ngập trong thế giới ảo, biết cách
bảo vệ an toàn bản thân.
Hướng cho phụ huynh cách họ xử lí con cái một cách tế nhị chứ không
phải để phán xét, chỉ trích con.
Giáo viên chủ nhiệm cùng với phụ huynh giúp các em đương đầu với
mạng xã hội. Những tác động của mạng xã hội.Đi tói lớp trẻ là đáng lo ngại:
nhiều em gần như đã trở thành nhười khác:Người vốn hiền lành, chăm chỉ,
nhưng lên mạng facebook là chửi thề, nói tục, khoe thân…chính đó là những
điều dẫn đến các em có thể gặp phải cũng như ngoài đời sống thực, việc gặp
những sự cố trên mạng là điều khó tránh. Các em cần được chỉ dẫn để biết cách
đương đầu với "cơn bão" có thể xảy ra trên mạng xã hội.
Trẻ lao vào mạng facebook để khẳng định bản thân. Một thực tế hiện nay
là: Rất nhiều em ăn ngủ cùng facebook, mọi niềm vui nỗi buồn, lí tưởng sống tất
cả đều phụ thuộc vào mạng facebook. Những tiêu cực khi"cắt đứt" với thế giới
thực và tưởng là do mạng facebook. Nhưng thực ra là do sự cô độc. Thiếu tình
yêu thương chia sẻ. Các em cô đơn, không được sự quan tâm đúng mực tại gia
đình, xã hội thế giới thực không có chỗ cho mình thì các em "lao" vào thế giới
ảo để khẳng định bản thân. Đôi khi chính bố mẹ đã đẩy con vào mạng xã hội.
Sau đó tôi đề xuất phụ huynh cho con em mình tham gia vào các câu lạc
bộ của trường để cùng giáo viên chủ nhiệm khắc phục tình trạng "nghiện " mạng
xã hội .Đề xuất này đã được phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình.
Thứ hai: Lớp phối hợp với nhà trường, với giáo viên Bộ môn và Đoàn
thanh niên:

Nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc
bộ bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ, bóng đá, tình nguyện… được các em
hưởng ứng rất tích cực. Ngoài ra, tôi còn đề nghị Đoàn thành lập thêm câu lạc
bộ cắm hoa, âm nhạc, múa hát sân trường, đọc sách, sưu tầm sách cũ….Nhờ vào
11


hoạt động của các câu lạc bộ mà dần dần giúp các em "cai nghiện" mạng xã hội.
Có thời gian rời xa chiếc điện thoại. Từ đó dần hình thành và bồi dưỡng nhân
cách đẹp, kĩ năng sống tốt hơn, tích cực hơn.
2.3.3. Để các biện pháp trên có hiệu quả tôi còn tuyên truyền đến các em
học sinh những hậu quả nghiêm trọng của điện thoại lên mạng xã hội qua
điện thoại một cách thái quá(2). Nhằm nâng cao nhận thức, kĩ năng của các em
học sinh trong vấn đề sử dụng mạng xã hội nói chung và lên facebook nói riêng.
Làm sao để có lợi ích trong quá trình học tập giao lưu kết bạn.
- Cho học sinh thấy được những nội dung tác hại của việc sử dụng mạng
xã hội, facebook quá nhiều như:
+Tốn quá nhiều hời gian
+ Giảm tương tác trực tiếp
+ Bắt nạt qua mạng
+ Suy nghĩ tiêu cực
+ Bị mạo danh
+ Mất ngủ
+ Tình yêu dễ đổ vỡ
+ Trở nên tự ti, tiêu cực
Để biện pháp này thành công và học sinh nhận thức được tác hại của việc
lên facebook của bản thân, tôi đã tiến hành sử dụng phiếu điều tra .Sau đó tổng
hợp phiếu điều tra báo cáo cho Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Phụ huynh học
sinh cùng vào cuộc để ngăn chặn, giáo dục, định hướng cho học sinh khắc phục
tình trạng "nghiện" mạng xã hội,mạng Facebook, để các em có quan hệ lành

mạnh, chân thực, nâng cao chất lượng học tập, chất lượng cuộc sống
Sử dụng phiếu điều tra:
SỞ GD và ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
PHIẾU ĐIỀU TRA

Về tình trạng nghiện mạng xã hội Facebook
Học và tên………………………..
Lớp…………………………..
Dấu hiệu cho thấy bạn đã nghiện mạng xã hội, facebook, game
Khoanh tròn vào ô tương ứng : "có" hoặc" không"
1. Mất kiểm soát về mặt thời gian, bạn để thời gian trôi qua lúc nào không
biết, kéo dài hàng nhiều giờ vào mạng, vào facebook.

Không
2. Bạn khó chịu khi bị làm gián đoạn: Nếu bạn thường xuyên cáu kỉnh khi
bị gián đoạn kết nối trực tuyến, hoặc ai đó làm gián đoạn bạn.

Không
3. Cảm giác tội lỗi; Bạn tội lỗi và hối hận về thời gian bạn đã tiêu tốn quá
nhiều vào mạng xã hội.

Không
12


4. Tách khỏi gia đình và bạn bè: Bạn có nhận thức được thời gian sống
thực của bạn ít hơn thời gian sống trong thế giới ảo của mạng ,bạn đã mất đi sự
gân gũi với gia đình và bạn bè.


Không
5. Cảm giác của bạn khi vào mạng là sảng khoái hay lo sợ, khi bạn thoát
ra nó bạn cảm thấy hụt hẫng nuối tiếc hay thoải mái
Lo sợ
Hụt hẫng
6. Bạn thấy khô mắt,nhức mỏi,giảm cân, rối loạn giấc ngủ .

Không
7. Bạn có quan tâm đến kết quả học tập của bạn thế nào, giảm sút hay tiến
bộ

Không
8. Bạn có mình có cảm xúc buồn giận hay vui mừng hạnh phúc trước
những sự kiện xung quanh?

Không
9. Bạn đã lí tưởng hay hoạch định gì cho tương lai chưa?

Không
10. Bạn có nhận thức được bạn đang bị "nghiện" mạng xã hội không?
KẾT LUẬN.
1. Bạn đã bị nghiện mạng xã hội?

Không
2. Bạn có biết về hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện mạng xã hội hay
không?

Không

Ngày….. tháng …năm…..

Cán bộ điều tra

Ngày ….tháng……năm…..
Học sinh xác nhận

Sau đó tổng hợp phiếu điều tra. Giáo viên tổng hợp lấy kết quả khảo sát
tình trạng nghiện mạng xã hội,faecbook của lớp rồi báo cáo tình hình cho BGH,
cho Đoàn trường, kiến nghị vào cuộc để cùng ngăn chặn nhằm giảm thiểu tình
trạng sử dụng điện thoại, "nghiện" mạng facebook, "nghiện" game ở của lớp
cũng như học sinh toàn trường. Cũng như vậy , tôi gửi kết quả khảo sát này về
cho từng gia đình để phụ huynh nắm được tình trạng của con em mình mà phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cùng vào cuộc để ngăn chặn tình
trạng ngập mạng xã hội của các em.
Qua đó giúp các em nhận thức việc quan trọng hiện tại là học tập bồi
dưỡng kiến thức, tu rèn đạo đức, có lối sống lành mạnh, có lí tưởng sống tích
13


cực, có ước mơ cho tương lai. Đặc biệt là các em phải cảm nhận được: " Mỗi
ngày đến trường là một niềm vui"
2.3.3. Cuối cùng là tôi đưa ra câu hỏi đồng thời đó là lời khuyên và
giải pháp nhanh nhất tích cực nhất, để giúp học sinh cai "nghiện" mạng
facebook phù hợp với các em
- Hãy tự hỏi mình một ngày có 24 tiếng, mình có biết bao nhiêu công việc
phải làm ở gia đình, ở gia đình, bạn bè. Vậy em đã dành thời gian vào facebook
bao nhiêu tiếng ? Em đã dành bao nhiêu tiếng cho bố mẹ, bạn bè, học hành ?
Câu hỏi này khiến các em giật mình nhận ra việc mình lên mạng là mất
quá nhiều thời gian
- Những người thân bên cạnh luôn lo lắng cho em, quan tâm em, nhắc nhở
em, liệu em có cảm nhận về tình cảm của họ dành cho em chưa? Hay chỉ bết

ngập đầu vào chiếc smartphone để rồi khi bị nhắc nhở là cáu giận, nổi nóng?
Câu hỏi này khiến các em giật mình nhận ra mình đã vô tâm, vô cảm trước
người thân
- Trên mạng facebook bạn "chém gió" rất mạnh, nói năng hùng hồn. Vậy
khi gặp nhau trực tiếp đã bao giờ bạn cúi đầu chào hỏi,lời mời hay cảm ơn ai đó
chưa? Câu hỏi này thức tỉnh học sinh thấy mình đã mất đi truyền thống thống
văn hoá của con người.
- Năm nay cuối cấp, các em đủ tuổi công dân trưởng thành, chuẩn bị bước
ra cuộc đời để khẳng định bản lĩnh làm người. Vậy em đã hoạch định cho mình
một tương lai chưa? Câu hỏi đánh thứ sự ngủ mê của các em sau thời gian dài
ngập facebook mà chưa hề biết mình phải làm gì?
- Lấy ngay ví dụ điển hình trong lớp: Đầu năm có vụ đánh nhau ghen qua
facebook. Tôi đặt câu hỏi: Nếu không có mạng facebook thì có xảy ra vụ mâu
thuẫn này không? Đang là bạn thân ngoài đời vậy mà chỉ vài câu bông đùa trong
facebook chúng nó trở nên thù hận, đánh nhau. Cũng là vì facebook, vì mạng xã
hội.
Tôi đã đưa ra hàng loạt tình huống đã và đang xảy ra trong quá trình học
tập tại lớp tôi chủ nhiệm. Và trong suốt ba năm đặc biệt là đến 12 năm nay
(2018-2019) tôi nhận thấy lớp tiến bộ rõ rệt, thành tích nâng cao, đạt danh hiệu
lớp tiên tiến Xuất sắc toàn trường. Tất cả các em đều có tư tưởng sống tích cực,
đều đã đưa ra những ước mơ cho tương lai sắp tới. Dù nhiều em không phải là
trường Đại học nọ đại học kia, nhưng đa số các em đều chọn cho mình ngành
nghề mình yêu thích
2.4 . Hiệu quả của sáng kiến
Sau quá trình thực hiện các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực để
áp dụng cho đối tượng học sinh 12A2 trong năm 2018-2019 tôi đã nhận được
kết quả đáng tự hào.
Sang đến học kỳ II ,100% học sinh của lớp thoát khỏi tình trạng"nghiện"
mạng xã hội như mạng facebook, game…
100% học sinh chấp hành tốt các qui định của nhà trường: không còn học

sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, không có học sinh mang điện thoại đến
trường.
14


Đa số các em có hành vi ứng xử có văn hoá, lịch sự, có lối sống đạo đức,
lành mạnh
100% học sinh có đạo đức tốt, chăm học hơn .
Số lượng các em học sinh đã tham gia vào các câu lạc bộ như bóng
chuyền, đá bóng đã tăng lên nhiều.
Tập thể lớp trở nên như một gia đình, gắn bó, thân thiết, đoàn kết, biết
chia sẻ, biết giúp đỡ nhau tiến bộ. Không còn ai "nghiện" game, "nghiện"
facebook nữa.
Thành tích cuối năm đạt được là: 30 học sinh tiên tiến cả năm, 6 học sinh
đạt học sinh tiên tiến học kì II và lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc
100% các em đủ điều kiện tham gia thi Phổ thông Quốc Gia.
Thành công của sáng kiến không phải chỉ là ở cả tập thể lớp tôi tiến bộ
thoát"nghiện" mạng xã hội, mà tôi thật sự thành công khi những biện pháp của
mình đưa ra lại thành công đối với các em học sinh nam trong lớp, những trường
hợp mà tôi đã nêu ở trên.
Lớp có 40 học sinh, có 9 nam, 31 nữ. Trong số 9 em nam thì có 7 em rơi
vào tình trạng "nghiện" game ở mức độ nặng như em Bùi Văn Phương, em Bùi
Đức Thịnh, em Phạm Văn Hải và em Lê Bá Định, Hà Văn Lượng… trong suốt
năm học tôi đã hết sức gần gũi, động viên các em để các em thoát dần mạng
facebok và game. Lúc đầu các em có dấu hiệu bỏ tiết, chán học, nét mặt xanh
xao, đến lớp ngủ gật, nhắc nhở thì lì lợm, có em rơi vào trầm cảm như em Bùi
Văn Phương. Nhiều tình huống mà cô nghĩ khó có thể tiếp xúc được với trò, có
lúc tôi nản để mặc các em thôi. Nhưng với vai trò và cái tâm của người làm công
tác chủ nhiệm, tôi lại thử nhiều lần. Thay bằng hình thức phạt, kỷ luật thu giữ
điện thoại….tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp, thay "chê bai bằng khen

ngợi", tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, phối kết hợp với các biện pháp giáo dục kỷ
luật tích cực khác nhằm giúp các em thấy mình được yêu thương, được tôn
trọng, an toàn, được hiểu và cảm thấy mình có giá trị phẩm giá.
Vì vậy, em Bùi văn Phương đã như được lột xác, trở về với con người
hoàn toàn khác: Mỗi ngày đến trường là một niềm vui, gương mặt chỉ biết cúi
mặt của em trước kia giờ lúc nào cũng ngẩng cao ngời sáng trong nụ cười rất
duyên nam tính. Em kể chuyện với bạn bè rất hài hước, ai cũng quý trọng
Phương. Mỗi lần đến lớp nhìn thấy em cười, thấy em hoà đồng với bạn bè trong
lớp, tay em không còn cầm khư khư cái máy tính bảng nữa, tôi thấy lòng nhẹ
nhõm. Cuối năm em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến cả năm, đạo đức tốt. Em
đăng kí thi Đại học Trường Lục Quân và rất nỗ lực, quyết tâm đạt được đỉnh cao
mơ ước.
Giờ tri ân cuối năm trong buổi lễ tổng kết, em đã nghẹn giọng khi cầm
tấm giấy khen thành tích mà cảm ơn cô: "Cảm ơn cô đã cho em thành người"…
Em Bùi văn Thịnh cũng đã là một thanh niên mang khuôn mặt sáng ngời,
đôi mắt vẫn hơi buồn nhưng luôn nở nụ cười tươi sáng, không còn cúi mặt vào
mạng như trước kia, em rất có trách nhiệm với Đoàn trường và với lớp khi cô
giao nhiệm vụ cho em làm công tác Đoàn, đội xung kích, em bắt đầu thấy mình
có giá trị và hăng hái nhiệt tình với tất cả các hoạt động của lớp của trường. Em
cũng đã chăm học hành, ôn luyện và kì vọng vào kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
15


Gặp mẹ kế của Thịnh trong buổi họp phụ huynh cuối năm, mẹ nghẹn ngào: "Tôi
khổ tâm lắm cô ạ, nó lạnh nhạt với tôi bao lâu nay, tôi không bao giờ cất lời mà
nói với nó được một câu, nó vặc lại tôi nhiều lần, bố nói thì nó lì lợm và bỏ nhà
đi… Nay tôi thấy cháu tiến bộ rõ rệt, về nhà chào mẹ, và chịu chuyện trò với
mẹ, không còn cầm trên tay cái điện thoại nữa, biết giúp mẹ làm việc nhà…
Cảm ơn cô giáo đã giúp con tôi "cai nghiện" cái điện thoại, cảm ơn cô đã giúp
con thay đổi!"

Em Hà Văn Lượng cũng là một trong những em nghiện game đến mức
gầy sọp, mắt chũng sâu, vào lớp ngơ ngáo, bỏ tiết thường xuyên, năm lớp 10,11,
tôi liên tục gọi điện cho mẹ đến tận quán Game để đưa con về rồi dần dần, với
cách tiếp cận của tôi: "Lắng nghe tích cực", "Khích lệ chế ngự và củng cố hành
vi tích cực", "chế ngự căng thẳng và tức giận" Tôi đã giúp em thoát khỏi tình
trạng "nghiện" mạng xã hội, thoát ra khỏi màn hình điện thoại. Em trở nên chăm
học và có học lực khá cả năm, có đạo đức tốt.Bạn bè rất yêu quý em.
Em Lê Bá Định, bố mẹ đi làm ăn xa, vì nghiện mạng xã hội mà chán học,
mỗi làn cô nhắc thì tháy chán nản nên nhiều lần đòi chuyển lớp, đòi bỏ học…
Nhưng tôi đã kiên trì, tiếp xúc khuyên nhủ và áp dụng một số biện pháp giáo
dục tích cực, kết quả là cuối năm em đi học đều đặn và tiến bộ biết quan tâm đến
bạn bè trong lớp, nhiệt tình trong các phong trào của lớp.
Em Bùi Văn Thiều, một em trai luôn bị tự ti, có dấu hiệu trầm cảm do sử
dụng điện thoại quá nhiều. Em ở nhà không tin vào bố mẹ, đến lớp không tin
vào thầy cô bạn bè, mặt lúc nào cũng trong trạng thái thất thần, chán nản. Có lần
em gọi diện cho tôi: "có lẽ em không vượt qua được cô à, em vĩnh biệt cô!". Tôi
hoảng loạn, điện gấp cho gia đình và báo ngay tình trạng con họ, thì ra em mâu
thuẫn với bố, bố chỉ chửi vài câu khi em đi uống rượu với bạn về, vậy mà cho
là; bố nghét nó, không tin nó, nó rơi vào tuyệt vọng…
Tôi cũng đã nhiều lần tiếp xúc, trao đổi và nhiều lúc thất vọng. Nhưng rồi,
vì cái tâm nghề nghiệp, coi học trò như con, tôi không bỏ cuộc. kiên trì nhẫn nại
cùng em thay đổi: Tin yêu mọi người, tin yêu cuộc sống, biết ơn bố mẹ…, có lí
tưởng sống tích cực.
Với thành công khi áp dụng các phương pháp này đối với lớp 12A2, tôi
vô cùng hài lòng. Tôi đã vận dụng một số phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực
này đến với những học trò cũng đang rơi vào tình trạng "nghiện" mạng xã hội ở
những lớp tôi tham gia trực tiếp giảng dạy. Kết quả là khá khả quan.
Với sự thành công của lớp tôi, các đồng nghiệp đều thán phục và học hỏi
kinh nghiệm để thực hiện với học trò lớp họ chủ nhiệm.
Nhà trường đã công nhận sự đổi mới thành công trong việc áp dụng một

số phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực của tôi về vấn đề ngăn chặn tình trạng
"nghiện" mạng xã hội đối với học sinh. Bởi đây là một vấn đề nan giải.

16


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Kết quả sau một năm tôi "Vận dụng một số phương pháp giáo dục kỷ
luật tích cực nhằm khắc phục tình trạng "nghiện" mạng xã hội của học
sinh lớp 12A2-Trường THPT Bắc Sơn" tôi nhận thấy: Đây là một đề tài rất có
giá trị khoa học nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là sáng kiến được đưa ra xuất phát
từ kinh nghiệm của bản thân cá nhân tôi. Kết quả này cho thấy việc khắc phục
tình trạng "nghiện" mạng xã hội của lớp tôi nói riêng, của toàn trường nói chung
là rất cấp thiết. Nếu không được nhà trường và gia đình cùng tất cả cộng đồng
quan tâm đúng mức có thể các em sẽ phát triển lệch lạc, tiêu cực, không có
tương lai. Điều bố mẹ và nhà trường cần làm là không thể cấm các em tham gia
mạng xã hội nhưng làm sao để các em tham gia lành mạnh, có hiệu quả trong
quá trình vui chơi giải trí và học tập. Không có điều gì khác ngoài sự quan tâm,
chia sẻ, thấu hiểu tâm lí của các con, các trò. Nhà trường và gia đình sẽ là điểm
tựa vững chắc giúp các em trưởng thành vững vàng trước những cám dỗ của
cuộc đời.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình công tác
giảng dạy và chủ nhiệm, nhằm khắc phục tình trạng học sinh "nghiện" mạng xã
hội mà tôi đưa ra để đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến, chắc chắn sẽ còn
nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp những ý kiến chân thành để
nội dung sáng kiến mà bản thân tôi đưa ra có hiệu quả cao hơn. Có thể áp dụng
cho tất cả các lớp, các đối tượng học sinh của Trường THPT Bắc Sơn.
3.2. Kiến nghị.
- Nhà trường cần quan tâm đầu tư hơn vào các câu lạc bộ để nhằm thu hút

học sinh tham gia.
- Nhà trường có thể tổ chức cuộc đối thoại 3 bên: Phụ huynh học sinh và
nhà trường, sâu sát đến tâm lí học sinh nhiều hơn để kịp thời lắng nghe tâm sự,
nguyện vọng của các em.
- Cơ sở vật chất hiện có của nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Rất mong
nhà trường cũng như cấp cơ sở, ban ngành có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất:
như; Xây dựng phòng đọc Thư viên, phòng tập Đa năng,… hỗ trợ kinh phí hoạt
động, đầu tư một số trang thiết cho các hoạt động.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét duyệt và bạn bè đồng nghiệp đã
dành thời gian đọc bài viết của tôi.
Ngọc lặc ngày 20 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Lê Thị Thảo

17



×