Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Một số phương pháp giải bài tập nguyễn thành hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.1 KB, 42 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG:THCSLONGAN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 11 tháng 01 năm 2018.
BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thành Hiệp

Nam

- Ngày tháng năm sinh: 27/01/1968
- Nơi thường trú: Tổ 7, Ấp long Hòa- Xã Long An- Thị Xã tân Châu
- Đơn vị công tác: THCS Long An
- Chức vụ hiện nay: TTCM
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm lý
- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy vật lí- công nghệ
II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1/. Tóm tắt tình hình đơn vị:
Trường THCS Long An được thành lập từ việc tách trường THCS Tân An bắt đầu từ năm
học 1999-2000 cho đến nay được 17 niên học. Qua quá trình xây dựng và phát triển dù được sự
quan tâm đầu tư ngày càng nhiều từ cấp chính quyền của lãnh đạo ngành và của cha mẹ HS...,
nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn khó khăn. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên không đồng đều, HS vùng nông thôn ý thức tự học còn hạn chế, chất lượng giáo dục chưa
cao.


Trong năm học 2013-2014 trường được Uỷ ban nhân dân Tỉnh An Giang đầu tư cơ sở vật
chất trường chuẩn Quốc Gia theo lộ trình nông thôn mới của xã Long An thị xã Tân Châu, hiện
nay vẫn trong quá trình xây dựng và dự kiến hoàn thành giữa năm 2018.

• Số liệu:
a/. Học sinh:
- Khối 6: 193 học sinh
- Khối 7: 185 học sinh
- Khối 8: 185 học sinh
- Khối 9: 191 học sinh.
Tổng cộng: Trường có 20 lớp (694 HS)
b/. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
- Cán bộ quản lý: 02 người
- Giáo viên: 40 người
- Nhân viên: 6 người
c/. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học:
- Khu hiệu bộ.
- Số phòng học.
- Phòng bộ bộ Lý-Hoá-Sinh-Công nghệ-Tin học.
- Phòng công đoàn: 01; Phòng đoàn đội: 01; Phòng truyền thống: 01; Phòng thiết bị: 01

1
~1~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

2/. Thuận lợi:
+ Được giảng dạy khối lớp 9 nhiều năm (26 năm) nên có nhiều kinh nghiệm trong truyền
đạt kiến thức bộ môn phù hợp với lứa tuổi.

+ Sĩ số HS ở mỗi lớp phụ trách không quá lớn, nên có thể dạy theo dõi sát được hầu hết
HS, thuận lợi trong việc dạy và học.
+ Các em trang bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Đồ dùng dạy học đầy đủ, sinh động, phong phú trong quá trình dạy học.
+ Có động cơ học tập đúng đắn. Vì tính thiết thực của bộ môn là môn khoa học ứng dụng
trong cuộc sống hằng ngày.
+ Đội ngũ giáo viên trong tổ dầy đủ, luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
3/. Khó khăn:
+ Có nhiều HS có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, phụ huynh ít quan tâm, HS vùng nông
thôn nghỉ học nhiều, tiếp thu kiến thức chậm và gián đoạn. Nên thái độ học tập của các em chưa
tích cực, chưa chủ động chuẩn bị trước ở nhà. Chính vì thế thời gian học tập còn hạn chế.
+ Một số HS thiếu ý thức tự giác trong việc học tập: Không học bài, không soạn bài và
làm bài tập được giao ở nhà không đầy đủ.
+ Tổ ghép nên còn hạn chế trong dự giờ tác nghiệp, duyệt giáo án. Bản thân GV phải liên
tục cập nhật kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn của mình.
- Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC
VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
- Lĩnh vực: Chuyên môn vật lí
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1/. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.
- Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm
để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết luận đúng, sai, không
hướng dẫn gì thêm hay chỉ hướng dẫn một số phương pháp hay một cách giải nào đó, việc giảng
dạy Vật lí đặc biệt là dạy tiết bài tập VL9 như thế sẽ không đạt được kết quả cao.
- Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó
không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, các hệ quả.
Chính vì thế khó mà vẽ hình và kiến thức toán hình học còn hạn chế (tam giác đồng dạng) nên
không thể giải toán được.
- Do một số đồ dùng dạy học chưa chính xác nên các tiết dạy chất lượng chưa cao, dẫn đến
học sinh tiếp thu các định luật, hệ quả còn hời hợt

- Trong quá trình dạy phần bài tập trong phần vận dụng nói riêng và các tiết BT nói chung
thì các em thường đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng
thông tin cần thiết để giải toán còn hạn chế. Vẽ hình còn lúng túng. Một số vẽ sai hoặc không vẽ
được ảnh của vật qua thấu kính, qua mắt, qua máy ảnh… Do đó không thể giải được bài toán.

2
~2~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Một số em chưa nắm được kí hiệu các loại kính, các đặt điểm của tiêu điểm, các đường truyền
của tia sáng đặt biệt, chưa phân biệt được ảnh thật hay ảnh ảo. Chưa có thói quen định hướng
cách giải một cách khoa học trước những bài toán quang hình học lớp 9.
- Thực tế cho thấy về trình độ học tập của học sinh khối 9 qua khảo sát khi chưa áp dụng
đề tài vào tháng 02 năm học 2014-2015, VL9 ở hai lớp 9A1, 9A2 như sau:
Năm
học
20142015
TC

Lớp
9A1
9A2

Số bài
kiểm tra
34
36
70


điểm 9 - 10
SL TL%
2
5,88
3
8,33
5
7,14

điểm 7 - 8
SL TL%
4 11,77
5 13,89
9 12,86

điểm trên 5-6
SL
TL%
19
55,89
20
55,56
39
55,71

điểm 1 - 4
SL TL%
9
26,47

8
22,22
17
24,29

2/. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.
Trong cuộc sống hằng ngày. Môn vật lý là cầu nối của trường để con người tìm tòi, sáng tạo
và vận dụng là cơ sở của nhiều ngành khoa học. Nhờ học vật lý mà tư duy con người được hình
thành và phát triển tốt hơn. Môn vật lý có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày cũng như
trong nhà trường nó là nền tảng cho việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của loài người. Góp phần phát
triển nhân cách cho học sinh. Đi sâu vào nghiên cứu bộ môn ta sẽ thấy cái hay, cái tiềm ẩn mà
không có bất kỳ bộ môn nào có được. Bởi vì bản thân là giáo viên được phân công thường xuyên
tham gia dạy vật lí 9 của trường. Không những dạy chữ, dạy người mà còn giáo dục học sinh tài
lẫn - đức, hướng cho các em đi tới tương lai tốt đẹp, rèn luyện các em kỹ năng, kỹ xảo cách trình
bày giống như giáo viên chuyên nghiệp.
Vấn đề giải và chữa các bài tập gặp không ít khó khăn vì học sinh không nắm vững lí thuyết
và kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí. Vì vậy các em giải một cách mò mẫm, không có định
hướng rõ ràng, áp dụng công thức máy móc và nhiều khi không giải được. Có thể có nhiều
nguyên nhân:
+ Học sinh chưa có phương pháp khoa học để giải bài tập vật lí phần quang hình học về
phần định tính và định lượng.
+ Chưa xác định được mục tiêu giải bài tập là tìm ra từ câu hỏi, điều kiện của bài toán,
xem xét các hiện tượng vật lí nêu trong bài tập để từ đó nắm vững bản chất vật lí, chưa xác định
được mối liên hệ cái đã cho và cái phải tìm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian cũng
như chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ môn.
Từ những thực tế nêu trên mà đã có nhiều hội thảo đã được bàn bạc về vấn đề làm thế nào
giúp học sinh rèn luyện kỹ năng để giải được bài tập phần quang hình học. Kết hợp những kinh
nghiệm của các thầy, cô đi trước và những suy nghĩ của bản thân đã tích góp qua nhiều năm qua,
bản thân tôi cũng tìm tòi được những phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả cao nhất. Và
kết quả khả quan của những năm vừa qua của cá nhân cũng như phần nào đã góp phần nâng cao

uy tín cho đơn vị chính là động lực để tôi quyết định chọn đề tài “Một số phương pháp giải bài
tập phần quang học vật lý 9 đạt hiệu quả cao” để giúp HS lớp 9 có một định hướng về phương
pháp giải bài tập về phần quang hình học.
3/. Nội dung sáng kiến.
3.1/. Tiến trình thực hiện:

3
~3~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Sau khi học xong phần Quang hình học ở lớp 9 học sinh phải nhận biết được thấu kính
hội tụ và thấu kính phân kỳ. Mắt; Mắt cận và mắt lão; Kính lúp…… Các em phải biết sử dụng
những kiến thức của tam giác đồng dạng để tính khoảng cách từ vật đến thấu kính, độ cao của
ảnh…. Dựa trên những kiến thức về ảnh thật của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ để tìm
hiểu hoạt động của máy ảnh và mắt. Mô tả sự tạo thành ảnh của một vật đối với mắt cận, mắt lão.
Từ đó biết được tại sao muốn nhìn rõ vật mắt cận phải đeo kính phân kỳ, mắt lão phải đeo kính
hội tụ.
Với nội dung trên, tôi đã tổng hợp các loại bài tập (định tính và định lượng) để rèn luyện
kĩ năng giải các bài toán VL9 “chương III” quang hình học.
Bản thân tôi công tác ba điểm trường, với kinh nghiệm trên 27 năm giảng dạy trong số đó
phần lớn là thời gian bản thân được phân công giảng dạy thường xuyên khối lớp 9. Chính vì thế
tôi cũng tích lũy rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân ở khối lớp này. Sau mỗi năm giảng dạy tôi
lại điều chỉnh và bổ sung lại phương pháp của bản thân sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
Hơn nữa bắt đầu từ năm học 2014 – 2015 tôi có tổng hợp lại các kinh nghiệm và áp dụng vào
thực tế các lớp mà bản thân được phân công giảng dạy thường xuyên khối lớp 9 mãi cho đến năm
học 2015-2016; 2016-2017. Vì vậy những giải pháp bản thân tôi đặt ra trong đề tài này theo tôi
sẽ được thực hiện xuyên suốt trong cả năm học. Từ đó rất cần hỗ trợ cho giáo viên chúng ta tự
trau dồi thêm trình độ chuyên môn cũng như rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ đối với bản thân.

3.2/. Thời gian thực hiện: Bản thân tôi đã thực hiện những phương pháp này bắt đầu từ
năm học 2014 – 2015 đến năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018.
3.3/. Biện pháp tổ chức:
Trong thực tế người GV đứng lớp giảng dạy cần có nghệ thuật kích thích và khơi gợi niềm
yêu thích bộ môn của mình. Như vậy giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy. Tức là dạy
như thế nào để biết, hiểu và vận dụng, việc vận dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học hay sử
dụng các hình ảnh trực quan, các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin cũng nhằm mục đích ấy.
Trong đề tài bài viết này, bản thân tôi chỉ xin đề cập đến các giải pháp ở bản thân người giáo viên
đứng lớp biết phân loại các dạng bài tập: Định tính và định lượng về phần quang hình học và
hướng dẫn HS rèn luyện cách phân tích tìm lời giải đối với từng dạng, và hướng dẫn chi tiết ở
một số bài tập cụ thể để từ đó các em có thể nắm vững phương pháp và tự lực giải được các bài
tập của từng dạng này.
* Phương pháp 1: Người giáo viên sử dụng nghệ thuật tạo hứng thú để các em HS yêu thích
bộ môn của mình từ đầu năm học.
Tạo điều kiện giúp học sinh yêu thích học tập bộ môn vật lí đó là một vấn đề rất quan
trọng. Nếu HS có niềm đam mê thì đó sẽ là động lực giúp các em phấn đấu sau này. Vì vậy trong
một lớp học sẽ có nhiều thành phần học sinh khá, giỏi đến học sinh yếu-kém. Cho nên muốn các
em thật sự yêu thích môn học giải tốt các bài tập Vật lí thì trong quá trình công tác giảng dạy,
người giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến thành phần học sinh yếu-kém.
A/. GV hướng dẫn rèn luyện HS biết chủ động cách chuẩn bị bài mới.

4
~4~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Như chúng ta đã biết việc học ở nhà hết sức quan trọng và chuẩn bị bài mới là một khâu
vô cùng cần thiết đối với từng HS. Cho nên giáo viên có thể tận dụng thời gian để hướng dẫn học
sinh cách học tập bộ môn vật lí như thế nào là có hiệu quả nhất.

Vấn đề chuẩn bị bài mới sẽ được học sinh thực hiện ở nhà, GV hướng dẫn các em hai ý
trọng tâm sau:

• Bài bắt đầu vừa học: Cần nên học những gì? Làm thêm những vấn đề gì?
• Chuẩn bị bài học sau (bài soạn): Cần lưu ý học sinh các câu hỏi cụ thể để các em biết cách soạn
bài, GV không hướng dẫn chung chung như thế nhiều học sinh khó soạn được một bài như ý
muốn của GV.
Vấn đề đặt ra là với cách thức chuẩn bị bài mới như thế cũng là yêu cầu khó với học sinh
yếu-kém. Vì các em HS đang học bậc THCS các em phải học nhiều môn và mỗi ngày lên lớp các
em cũng phải chuẩn bị bài mới ít nhất là 2-3 môn học trong khi khả năng tự học của đối tượng HS
lại rất thấp. Hơn nữa GV cần bắt buộc học sinh phải soạn bài ở nhà. Bản thân tôi luôn kiểm tra vở
bài soạn ở nhà của học sinh và tuyệt đối không để học sinh soạn bài theo kiểu đối phó, hay mượn
bài soạn của bạn chép lại. Chính vì thế tôi nghĩ rằng rèn luyện kỹ năng như thế cũng là để HS có
ý thức trong học tập và có soạn bài mới nắm được cơ bản bài học, vào lớp mới theo kịp bài đối
với bạn học khá-giỏi.
Chúng ta là GV đừng dễ giải đối với HS, đừng cho rằng học sinh làm không được, mà
chúng ta phải rèn luyện kỹ năng cho HS, hãy cứ đặt trách nhiệm cho các em thì các em sẽ ngày
càng có ý thức trách nhiệm học tập tốt hơn. Tuy nhiên việc hướng dẫn cách chuẩn bị bài mới cho
HS, GV cũng cần lưu ý đến thời gian hướng dẫn, mặc dù nội dung bài dạy trong tiết nhiều nhưng
cũng phải dành thời gian tối thiểu là 5 phút để hướng dẫn học sinh. Nếu học sinh yếu, kém tiếp
thu còn quá chậm GV có thể hướng dẫn riêng các em hoặc giao trách nhiệm cho cán bộ lớp
hướng dẫn lại.
Ngoài vấn đề nêu trên, GV cũng cần lưu ý đến vở bài soạn của học sinh, ngay từ đầu năm học
cần quy định các em HS có một quyển vở bài soạn riêng. Nếu các em thuộc gia đình khó khăn,
chúng ta có phối hợp nhịp nhàng với Ban lãnh đạo nhà trường, Hội cha, mẹ PHHS giúp đỡ các
em HS về tập-vở đi học tập tốt hơn. GV luôn luôn thường xuyên kiểm tra vở bài soạn của học
sinh, tránh trường hợp một quyển vở mà các em soạn cùng một lúc rất nhiều môn. Chính vì lẽ đó
cũng không mang lại hiệu quả cao. Cho nên GV có thể kết hợp với cách cho điểm trả bài miệng
và chấm điểm vở bài soạn theo quy định thang điểm cao nhất của nhà trường. Có như thế thì học
sinh học bài và nắm bài đạt hiệu quả cao.

B/. Giáo viên phân công HS khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu, kém.
Từ ngàn xưa đến nay truyền thống ông cha ta có câu “Học thầy không tày học bạn”. Muốn
học sinh yếu- kém có sự tiến bộ ngoài sự giúp đỡ của giáo viên thì cần phải có sự hỗ trợ đắc lực
từ phía bạn bè. GVBM nên phối hợp cùng GVCN hình thành nên đôi bạn học tập hay đôi bạn
cùng tiến trong mỗi lớp. Phân công một học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu, kém. Quá trình
này phải diễn ra xuyên suốt trên lớp học, hướng dẫn bài mới, và cùng học tập ở thư viện. Phân
công cụ thể HS khá, giỏi có nhiệm vụ ôn bài và trả bài cho bạn. Muốn làm tốt vấn để này GV cần
có sự giám sát kiểm tra, HS có kế hoạch lịch học nhóm ở thư viện thì GVBM phải sắp xếp thời

5
~5~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

gian để quan sát cụ thể và hướng dẫn các em. Quan tâm nhắc nhở có các hình thức động viên,
khen thưởng đôi bạn học tốt và nhắc nhở nhóm học chưa tốt để đạt kết quả tốt hơn.
C/. Giáo viên cần rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho học sinh.
Muốn thực hiện được cách rèn luyện kỹ năng của từng đối tượng HS, GV cần hướng dẫn
HS có góc học tập ở nhà hoặc sử dụng tờ lịch treo tường cần tận dụng mặt sau tạo thành những
quyển sổ con để rèn luyện cách làm bài tập định tính, định lượng. GV hướng dẫn tổ chức cho
HS nhóm học tập hay đôi bạn cùng tiến để các em HS trao đổi bài, trả bài cho nhau cùng nhau
tiến bộ. Hơn nữa GV có thể phối hợp tốt với GVBM sắp xếp các em học sinh yếu, kém ngồi kế
với HS giỏi. Trong tiết giờ học, nhất là các giờ thực hành, sửa bài tập nên ưu tiên cho đối tượng
HS yếu kém, mặc dù có mất thời gian đôi chút nhưng các em HS yếu- kém phát biểu được trước
lớp thì các em mới mạnh dạn. Từ đó khuyến khích khả năng tư duy độc lập ở các em HS. Chính
vì thế GV cũng nắm bắt được sự tiến bộ phát triển năng lực tư duy của HS.
D/. Giáo viên quan tâm sâu sát đến học sinh trong việc chấm, chữa bài kiểm tra.
Về phía HS học tập cần phải có chất lượng nó sẽ được phản ánh một cách rõ ràng nhất
trong các bài kiểm tra nên qua việc làm bài của các em, giáo viên cần nhận xét một cách cụ thể rõ

ràng. GV cần ghi chép lại cụ thể điểm yếu, kém và thiếu sót của từng đối tượng HS để giúp các
em lần lượt từng bước chỉnh sửa những hạn chế này qua từng bài.
Kết quả kiểm tra ở bất kì lĩnh vực nào của HS yếu, kém thường thấp hơn những HS còn
lại. Đó chính là một thực tế. Như vậy trong khâu chấm, chữa bài kiểm tra cho HS, GV cần quan
sát lưu ý đến đối tượng này. Những chỗ sai thì GV cần sửa bằng kí hiệu rõ ràng cho HS thấy chỗ
chưa chính xác và có nhận xét cụ thể mang tính khích lệ cho học sinh tự sửa chữa, GV hạn chế tối
đa nhận xét chung chung.
Trong các tiết đầu giờ trả bài. GVcần lưu ý đối với các em HS, gọi các em lên bảng chữa
lại bài và đối với các câu chưa đạt yêu cầu nên cho HS kịp thời chỉnh sửa lại trong vở tập học.
E/. Giáo viên hướng dẫn tổ chức dạy phụ đạo cho HS đặc biệt là học sinh yếu, kém.
Thực tế bắt đầu năm học, tôi luôn luôn phối hợp với Ban Giám Hiệu (BGH) về công tác
phụ đạo HS để các em liên tục được củng cố lại các kiến thức cơ bản một cách lô gic sau mỗi nội
dung trọng tâm vừa học. Như vậy việc phụ đạo HS là một trong những công việc trọng tâm. Nhất
là với HS yếu-kém, trong quá trình học tập do các em bị mất một lỗ hỏng khá lớn các kiến thức
cơ bản nên GVBM cần ý kiến đề xuất với Tổ chuyên môn đồng thời đề nghị với nhà trường tiến
hành dạy phụ đạo riêng cho những em HS yếu-kém. Quan trọng hơn là ôn tập lại các kiến thức cơ
bản cho các em để theo kịp với các bạn trong giờ học chính thức. Chính vì thế nhờ sự quan tâm
tận tình, tâm huyết của GV đối với lớp học đặc biệt này. Nhờ như thế mà các em HS nhanh chóng
tiến bộ và dần cùng hòa nhập với các bạn trong lớp.
F/. Giáo viên cần phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cùng nhau giáo
dục học sinh yếu- kém.
Bắt đầu từ năm học 2015-2016, sau khi phân loại được học sinh yếu- kém trong lớp thì
GVBM phối hợp báo với GVCN về số lượng và cụ thể từng đối tượng HS. Như vậy việc trao đổi
về kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ học sinh yếu-kém của mình để nhờ GVCN phối hợp thực hiện cụ thể
hơn. Ngoài ra GVBM cần phối hợp thông qua GVCN khi đến liên lạc với gia đình HS nhờ nhắc

6
~6~



MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

nhở khi các em không thực hiện yêu cầu của GVBM, nhờ GVCN cho PHHS xem cả kết quả bài
kiểm tra để PHHS phối hợp với nhà trường cùng nhau giáo dục HS cùng tiến bộ.
* Phương pháp 2: Giáo viên tổ chức tiết học rèn luyện kỹ năng giải bài tập dạng định tính
và định lượng của phần quang hình học.
Đây có lẽ là một vấn đề cần quan tâm không phải dễ, khi ngày càng nhiều học sinh thờ ơ
và lạnh nhạt trong tiết giải bài tập. Bên cạnh đó để thay đổi tình trạng không mấy hào hứng này
thành một tiết dạy sôi nổi, HS nắm bắt được cái hồn của những kiến thức cơ bản khi giải các dạng
bài tập trong phần quang hình học thật tự tin, vững vàng.
Bài tập Vật lí 9 phần quang hình học trong chương III “Quang học”, có nhiều dạng bài tập
khác nhau trong mỗi dạng thì thường có 2 đến 3 phương pháp để hướng dẫn rèn luyện HS giải bài
tập. Sau đây tôi xin trình bày một số phương pháp giải bài tập quang hình vật lý 9 đạt hiệu quả
cao.
1/. Giáo viên rèn luyện kỹ năng về phương pháp từ bài toán cơ bản bài toán đến bài toán
phức tạp:
Phương pháp giải bài toán vật lí:
* Các bước cơ bản:
a) Viết tóm tắt các dữ kiện:
Đọc kỉ đề bài hai đến bốn lần (khác với thuộc đề bài), tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ,
có thể phát biểu tóm tắt ngắn gọn, chính xác.
Dùng ký hiệu tóm tắt đề bài cho gì, hỏi gì? Dùng hình vẽ để mô tả lại tình huống, minh hoạ
(nếu cần).
b) Phân tích nội dung làm sáng tỏ bản chất vật lí, xác lập mối quan hệ của các dữ kiện xuất
phát và rút ra cái cần tìm, xác định phương hướng và vạch ra kế hoạch giải.
c) Chọn công thức thích hợp, kế hoạch giải: Lập các phương trình (nếu cần) với chú ý có
bao nhiêu ẩn số thì có bấy nhiêu phương trình.
d) Lựa chọn cách giải cho phù hợp.
e) Kiểm tra, xác nhận kết quả và biện luận.
2/. Giáo viên dùng phương pháp rèn luyện kỹ năng (RLKN) hướng dẫn học giải bài tập về

phần quang hình trong chương III “Quang học” Vật lí 9:
- Phần trên tôi đã trình bày các tiến trình (các bước giải) cơ bản của một bài toán Vật lí
nhưng tuỳ theo từng bài tập mà ta có thể đơn giản hoá các bước giải đó đi và đưa ra nhiều phương
pháp để hướng dẫn học sinh giải bài tập của từng dạng trong phần nêu trên.
- Trong giảng dạy giáo viên luôn có nội dung phân hóa các đối tượng. Xây dựng nội dung
chương trình bồi dưỡng cho từng đối tượng HS sao cho phù hợp. Nghĩa là nội dung dạy 1 tiết bài
tập trên lớp phải dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, Nội dung nâng cao đi từ kiến thức đơn giản
đến phức tạp tùy vào khả năng tiếp thu bài của học sinh. Nếu dạy nội dung quá cao học sinh sẽ
mất tự tin và dễ chán hoặc các em có tư tưởng e dè khi làm bài. Lúc nào cũng sợ bị đánh lừa. Do

7
~7~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

đó có khi những dạng bài đơn giản các em không giải được. Để giải tốt bài toán vật lý trong
chương III “Quang học”, tự tin hơn. GV yêu cầu HS cần nắm vững các tư liệu sau đây:
- GV giới thiệu HS sách tham khảo vật lý liên hệ thư viện trong và ngoài nhà trường.
- Đây là một khâu quan trọng vì từ trước đến giờ chưa có ai biên soạn một chương trình nào
riêng cho việc RLKN phối hợp một số PP dạy 1 tiết BTVL9 chương III “Quang hình” nếu có chỉ
là phạm vi giới hạn chung chung. Do đó mỗi giáo viên tự biên soạn cho mình nội dung kiến thức
và tự vận dụng phương pháp truyền đạt của mình cho học sinh. Để học sinh học tốt và hứng thú
với bộ môn, không cảm thấy nhàm chán trong mỗi tiết học.
+ Trước tiên là hệ thống lại kiến thức cho HS, giảng kỹ từng phần cho các em nắm vững,
chọn lọc những tình huống theo từng chủ đề trong sách giáo khoa giúp cho các em khắc sâu hơn
chủ đề mình vừa học.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí tình huống và liên hệ thực tế thông qua báo đài.
GV cung cấp thông tin những kiến thức trọng tâm từ bài 40 đến bài 51cho HS như sau:
*Các sơ đồ ký hiệu quen thuộc như:

-Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì:

;

-Vật đặt vuông góc với trục chính:

hoặc
F

-Trục chính, tiêu điểm F và F', quang tâm O:

F'

O





-Phim ở máy ảnh hoặc màng lưới ở mắt:
Màng lưới

-Ảnh thật:

hoặc

;

- Ảnh ảo:


hoặc

* Các Định luật, qui tắc, qui ước, hệ quả như:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng
-Đường thẳng nối tâm mặt cầu gọi là trục chính.
-O gọi là quang tâm của thấu kính
-F và F' đối xứng nhau qua O, gọi là các tiêu điểm.

B

-Đường truyền các tia sáng đặt biệt như:
Thấu kính hội tụ:

A

8
~8~

I



F

F'
O

K




A’

B’


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

+Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F.
+Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia ló song song với trục chính.
+Tia tới đi qua quang tâm O, truyền thẳng.
+Tia tới bất kỳ cho tia ló đi qua tiêu điểm phụ ứng với trục phụ song song với tia tới
Thấu kính phân kì:
+Tia tới song song với trục chính, cho tia ló
kéo dài đi qua tiêu điểm F.
+Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia ló song
song với trục chính.
+Tia tới đi qua quang tâm O, truyền thẳng.
-Máy ảnh
+Vật kính máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
+Ảnh của vật phải ở ngay vị trí của phim cho nên muốn vẽ ảnh phải xác định vị trí đặt
phim.
P

B
O
A

Q


-Mắt, mắt cận và mắt lão:
+Thể thuỷ tinh ở mắt là một thấu kính hội tụ -Màng lưới như phim ở máy ảnh.
+Điểm cực viễn: Điểm xa mắt nhất mà ta có thẻ nhìn rõ được khi không điều tiết.
+Điểm cực cận: Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được
. Kính cận là thấu kính phân kì.
B
A



F,CV
Mắt

Kính cận
+ Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính
hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
B

9



F

~9~

Kính


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO




A

CC

Mắt

-Kính lúp:
+ Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
+ Để dựng ảnh, hoặc xác định vị trí một vật qua kính lúp cần phải đặt vật trong khoảng
tiêu cự của kính. Ảnh qua kính lúp phải là ảnh ảo lớn hơn vật
B


F

O
A

B/. Thực hành làm bài:
Khi học sinh nắm vững nội dung kiến thức trong tâm, hiểu rõ kĩ năng làm bài, bắt đầu
hướng dẫn các em cách làm bài:
+ Đầu tiên hướng dẫn các em xác định câu hỏi thuộc chủ đề nào để có lập luận và trình bày
chính xác. Giáo viên cần sưu tầm nhiều dạng bài tập để cho các em nắm, phân biệt từng câu, từng ý
xem thuộc những chủ đề nào mà mình đã học.
+ Đối với các tình huống phải đọc thật kỷ đề hai đến ba lần nắm nội dung và phải dựa vào
chủ đề bài học để trả lời, cần dẫn chứng thực tế để bài làm phong phú.
+ Giáo viên cũng chấm điểm và đánh giá bài làm từng em. Chú ý đến sự động viên cho

các em và giúp các em có thêm kinh nghiệm làm bài. (giáo viên cần hướng dẫn RLKN thật kỉ
trong mỗi đề bài, không thể nói dạy cho có và dạy qua loa, người thầy phải trực tiếp thuyết trình
các vấn đề nêu ra ở đề bài chứ không thể nói cho học sinh điểm số là đủ. Vì đa số những đề bài là
ở dạng nâng cao, đòi hỏi phải có sự chỉ dẫn của thầy.
Tiến trình RLKN dạy 1 tiết BTVL9 thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa và phát
triển vững chắc. Tôi thường bắt đầu từ một bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đề bài cận kẽ để học
sinh xác định được hướng giải và tự giải, từ đó các em có thể rút ra các phương pháp chung để
giải các bài toán của từng chuyên đề. Sau đó tôi cho học sinh giải các bài tập tương tự mẫu, tiếp
tục phát triển vượt mẫu và cuối cùng là các bài dạng tổng hợp.
Sau khi hoàn thành các phương pháp và Phân loại giải bài toán vật lí theo từng chuyên
đề, tôi luôn luôn chú trọng đến việc kiểm tra đánh giá, sửa chữa và rút ra kinh nghiệm lần sau
thường mắc phải để khắc phục. Cụ thể:
1/. Chuyên đề: Bài tập định tính, định lượng:
a) Bài tập định tính:

10
~10~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Là loại bài khi giải không cần tính toán cụ thể hoặc chỉ cần tính nhẩm đơn giản. Muốn giải
bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức nhằm phát hiện bản chất vật lí được nêu bật lên, vận
dụng tri thức kỹ năng đã biết đi tới kết luận cuối cùng, còn những chi tiết không bản chất được
lược bớt.
Ví dụ: Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45 0 thì
góc khúc xạ r = 300. Khi tia sáng truyền ngược lại với góc tới i = 300 thì góc khúc xạ bằng bao
nhiêu?
Bài tập định tính thường dùng để minh hoạ những ứng dụng thực tế hay trong sinh hoạt hằng
ngày nên phải ngắn gọn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức vật lí để giải thích các hiện

tượng gần gũi với đời sống, thiên nhiên. Thực chất loại bài tập này là những câu hỏi.
Ví dụ 1: Trong tay em có một kính cân thị. Làm thế nào để biết kính đó là thấu kính hội tụ
hay phân kỳ?
Giải:
Kính cận là thấu kính phân kỳ. Có thể nhận biết bằng một trong hai cách sau:
*Cách 1: Phần rìa của thấu kính này dày hơn phần giữa.
* Cách 2: Đặt thấu kính này gần dòng chữ. Nhìn qua kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi
nhìn trực tiếp dòng chữ đó.
Ví dụ 2: Kính lúp có số bội giác càng lớn sẽ có tiêu cự càng dài hay càng ngắn?
Giải:
Kính lúp có số bội giác càng lớn sẽ có tiêu cự càng ngắn.
Ví dụ3: Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến
kính lúp.
Giải:

- Đọc những dòng chữ viết nhỏ.
- Quan sát những chi tiết nhỏ của một số đồ vật (ví dụ như các chi tiết trong đồng hồ,
trong mạch điện tử của máy thu thanh, trong một bức tranh, các bộ phân con kiến,
muỗi hay thực vật các chi tiết của rễ cây…)
b) Bài tập định lượng:
Là loại bài tập có số liệu cụ thể, muốn giải được phải thực hiện một loạt các phép tính.
Ví dụ: Mắt của bạn Đông có khoảng cực cận là 10cm. Biết khoảng cách từ điểm cực
cận đến cực viễn là 40cm. Bạn Đông không đeo kính sẽ thấy vật xa nhất cách mắt là bao nhiêu?
2/. Chuyên đề: Bài toán vật lí có nội dung thực tế:
Là loại bài tập trong chương III “Quang học” có liên quan trực tiếp tới đời sống thực tế, kĩ
thuật, sản xuất, các hiện tượng thiên nhiên và đặc biệt là thực tế lao động, sinh hoạt hàng ngày
(mà học sinh thường gặp). Những bài tập này có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổng
hợp.

11

~11~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Ví dụ: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này
có tật gì và phải đeo kính nào?
Loại bài tập này đơn giản rất quen thuộc, gần gũi với học sinh trong từng gia đình ở từng địa
phương và gây được hứng thú cho các em khi giải bài tập.
Hoặc: Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là bao nhiêu?
3/. Chuyên đề Bài toán vật lí đố vui:
- Giờ dạy 1 tiết bài tập chương III “Quang học” dễ trở thành khô khan, mệt mỏi, gây nhiều ức
chế cho học sinh khi phải sử dụng nhiều những số liệu và các phép toán.
- Nếu đã có vật lí vui, thiên văn vui, cơ học vui ..., thì tại sao lại không có bài tập vui? Trò
chơi ô chữ cũng có thể xem là bài tập vui.
- Khổng Tử cũng đã từng khuyên học trò của mình: Hãy tìm một niềm vui trong học tập” Hiểu
mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” tất nhiên niềm vui ở
các bài toán vật lí phải mang tính trí tuệ cao. Nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Ví dụ: Tại sao chim đậu trên đường dây điện cao thế lại không bị điện giật? Hoặc tại sao các
dòng sông lại quanh co?...
* Ví dụ 1: Đố vui để học tốt:
Tí bày trò đùa vui. Dùng que dài thật thẳng.
Nhúng vào thau nước lớn. Bổng thấy que gãy rời không tin ở mắt mình.
Tí lập lại” thí nghiệm”
+ Đáp: Đó là hiện tượng ảnh ảo
* Ví dụ 2: Đố vui để học tốt:
Vật gì nho nhỏ
Tròn tròn xinh xinh
Đi biển đi rừng
Đều cần có nó!

+ Đáp: Đó là cái La Bàn.
* Ví dụ 3: Đố vui để học tốt:
Hiệu số điện thế, ai tìm. Để đo hai cực, hai đầu bạn ơi?
Người nhanh miệng kẻ học tài.
Mau đáp khen giỏi, pháo tay thưởng liền.
+ Đáp: Đó là nhà vật lý Alexandro Volte (người Ý), và để ghi công ông, người ta gọi dụng
cụ này là Vôn kế.
4/. Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm:

12
~12~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều phương án để lựa chọn để trả lời do đó có thể đo được những
mức khả năng khác nhau về giá trị nội dung và độ tin cậy cao vì số câu hỏi nhiều hơn trong cùng
một thời gian làm bài tập trong 1 tiết dạy chương III “Quang học” của học sinh.
Rèn luyện kĩ năng phối hợp Phương pháp học tập và làm bài trắc nghiệm mang tính khách
quan nâng mức biết, mức hiểu, mức sử dụng, mức phân tích, mức tổng hợp, mức thẩm định lên
cao hơn. Rèn luyện cho học sinh có thói quen đọc nhanh, làm nhanh. Câu hỏi bài tập tuy ngắn
nhưng số lượng câu hỏi lại nhiều thường hỏi đều khắp chương trình nên phải học hết, học kĩ,
không thể học tủ, đoán mò…

• Ví dụ minh hoạ:
Câu 1: Một tia sáng chiếu từ không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng với góc tới bằng
450 thì cho tia phản xạ hợp với tia khúc xạ một góc 1050. Góc khúc xạ bằng:
A. 450.

B. 600.


C. 300.

D. 900.

Câu 2: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng
A. cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. cùng chiều với vật.

C. ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

D. ngược chiều với vật.

Câu 3: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
A. chúng cùng chiều với vật.

B. chúng ngược chiều với vật.

C. chúng lớn hơn vật.

D. chúng nhỏ hơn vật.

Câu 4: Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ
vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là:
A. 2m.

B. 7,2m.

C. 8m.


D. 9m.

Câu 5: Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt lão nằm ở
A. trước màng lưới.

B. trên màng lưới.

C. sau màng lưới.

D. trên thể thủy tinh.

Câu 6: kính lúp có độ bội giác G = 5, tiêu cự f của kính lúp đó là
A. 5cm. `

B. 10cm.

C. 20cm.

D. 30cm.

5. Phối hợp Phương pháp giải bài toán vật lí:
- Bài tập Vật lí 9 trong chương III. “Quang học”, có nhiều dạng bài tập khác nhau trong
mỗi dạng thì thường có 2 đến 3 phương pháp để hướng dẫn học sinh giải bài tập. Sau đây tôi xin
trình bày. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh khối 9 làm bài tập Vật lí trong chương III
“Quang học”
* Các bước cơ bản:
a)

Viết tóm tắt các dữ kiện:


Đọc đề bài hai đến ba lần (khác với thuộc đề bài), tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ, có
thể phát biểu tóm tắt ngắn gọn, chính xác.

13
~13~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Dùng ký hiệu tóm tắt đề bài cho gì, hỏi gì? Dùng hình vẽ để mô tả lại tình huống, minh hoạ
(nếu cần).
b) Phân tích nội dung làm sáng tỏ bản chất vật lí, xác lập mối quan hệ của các dữ kiện xuất
phát và rút ra cái cần tìm, xác định phương hướng và vạch ra kế hoạch giải.
c) Chọn công thức thích hợp, kế hoạch giải: Lập các phương trình (nếu cần) với chú ý có
bao nhiêu ẩn số thì có bấy nhiêu phương trình.
d) Lựa chọn cách giải cho phù hợp.
e) Kiểm tra, xác nhận kết quả và biện luận.
- Phần trên tôi đã trình bày các tiến trình (bước giải) cơ bản của một bài toán Vật lí nhưng
tuỳ theo từng bài tập mà ta có thể đơn giản hoá các bước giải đó đi và đưa ra nhiều phương pháp
để hướng dẫn học sinh giải bài tập trong chương Quang học.
* Thấu kính hội tụ (TKHT):
- Bài toán về tính chiều cao và khoảng cách của ảnh đến thấu kính thì có 2 trường hợp:
+ Vật AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính
+ Vật AB nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính
- Đối với các bài toán loại này tôi đưa ra 3 phương pháp để hướng dẫn học sinh được cụ
thể hoá các phương pháp giải thông qua các bài tập sau.
Một số phương pháp giải khác nhau nhưng kết quả như nhau cho một bài toán về
thấu kính
Ví dụ minh hoạ: (vật AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ):

Vật AB = 8cm đặt vuông góc với trục chính của TKHT tại A và cách TK một đoạn d =
20cm. Biết TK có tiêu cự f = 12 cm. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Phương pháp1: Vẽ tia tới qua quang tâm O và tia tới song song với trục chính
Vẽ hình: Ta sử dụng 2 tia đặc biệt:
+ Tia tới quang tâm O.
+ Tia tới song song với trục chính
B

A

I



F

F’



O

A’

B’

Giải:

14
~14~



MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO




A'B' A'F'
A'B' A'O- OF'
A'O A'O- OF'

ta cã:
=

=
(1)  ⇒
=
(3)
OI
OF'
AB
OF'
AO
OF'

A'B' A'O

•∆A'B'O ∼ ∆ABO
ta cã:
=

(2) 
AB
AO

A'O A'O-12
Thay AO =20 cm; OF' =12 cmvµo (3)ta ®î c:
=
⇔ 12 A'O =20A'O- 240
20
12
⇒ 8A'O =240 ⇒ A'O =30(cm)
•∆A'B'F' ∼ ∆OIF'

Thay A'O =30 cm vµo (1) ta ®î c:

A'B' 30 − 12
=
⇒ A'B' =12 (cm)
8
12

Phương pháp2: Vẽ tia tới qua tiêu điểm F và tia tới song song với trục chính
Vẽ hình: Ta sử dụng 2 tia đặc biệt:

B

+ Tia tới qua tiêu điểm F.
+ Tia tới song song với trục chính.

A


I



F

F'



O

A’

K

Giải:

B’

OK OF
A'B'
OF
=

=
(1)(v×OK =A'B')
AB AF
AB AO- OF

A'B'
12
Thay AO =20 cm; OF =12 cm; AB =8 cmvµo (1) ta ®î c:
=
⇒ A'B' =12 (cm)
8
20-12
A'B' A'F'
A'B' A'O - OF'
•∆A'B'F' ∼ ∆OIF'
ta cã:
=

=
(2) (v×OI =AB)
OI
OF'
OI
OF'
12 A'O − 12
Thay A'B' =12 cm; AB =8 cm; OF =12 cmvµo (2) ta ®î c: =
8
12
⇔ 18 = A'O-12 ⇒ A'O =30(cm)
•∆ABF ∼ ∆OKF

ta cã:

Phương pháp 3: Vẽ tia tới qua quang tâm O và tia tới qua tiêu điểm F
Vẽ hình: Ta sử dụng 2 tia đặc biệt.

+ Tia tới quang tâm O
+Tia tới qua tiêu điểm F

B

A

F



O

K

Giải:

15
~15~



F’

A’

B’


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO


OK OF
A'B'
OF
=

=
(1) ( v×OK =A'B')
AB AF
AB AO- OF
A'B'
12
Thay AO =20 cm; OF =12 cm; AB =8cmvµo (1) ta ®î c:
=
⇒ A'B' =12(cm)
8
20-12
A'B' A'O
•∆A'B'O ∼ ∆ABO
ta cã:
=
(2)
AB AO
12 A'O
Thay A'B' =12 cm; AB =8 cm; AO =20 cmvµo (2) ta ®î c: =
⇒ A'O =30(cm)
8
20
•∆ABF ∼ ∆OKF


ta cã:

Một bài toán trên ta có 3 phương pháp giải (3 cách giải) mỗi phương pháp có ưu điểm
và có hạn chế nhất định, tuỳ thuộc vào mỗi HS lựa chọn cho mình cách giải nào phù hợp và
dễ hiểu nhất để phát triển tiềm năng của mình.
- 3 cách giải này đều cho Ba kết quả bằng nhau, chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh
đến thấu kính: Tức là. A’B’ = 12 (cm); A’O = 30 (cm)
Từ cách phân tích 5 bước để giải bài tập vật lí và thí dụ minh hoạ, ta có thể tóm tắt các bước
giải bài toán vật lí theo sơ đồ sau:

Chuyên đề: Xác định cách dựng ảnh của vật. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều
cao của ảnh.
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm. Điểm
A nằm trên chính.
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB

16
~16~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

B


A

F

O


F’

b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Cho biết vật AB có chiều cao h = 1 cm.
Giải:
a) Vẽ hình:



B

I

A’
A

F

O

F’

B’

' '
b) Xét ∆OAB ~ ∆O B có:

AB OA
=
(1)

A' B ' OA'
'
' ' '
Xét ∆ OIF ~ ∆A B F có:
OI
OF ′
AB
OI
=
(2) maø
=
A′B′ A′F ′
A′B′ A′B′

Từ (1) và (2) suy ra:
OA OF ′
OA′ OA′ − OF ′
=

=
OA′ A′F ′
OA
OF ′
d
f

⇔ =
⇔ dd′ − df = df
d′ d′ − f


(*)

Chia cả hai vế của (*) cho ddf′ , ta được:
1 1 1
− =
f d′ d
df
36.15
⇒ d′ =
=
= 25,7(cm)
d − f 36− 15

Thấu kính phân kì (TKPK):

17
~17~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Thông qua các dạng toán khác về TKPK tôi đưa ra các phương pháp RLKN hướng dẫn HS
giải bài tập một cách hiệu quả
Dạng 1: Biết vị trí của vật (OA = d) và vị trí của ảnh (OA = d'). Tính tiêu cự của TKPK?
Phương pháp giải:

•∆A'B'O ∼ ∆ABO
A'B' A'O
ta cã:
=

= d' (1)
d
AB
AO
•∆ABF' ∼ ∆OIF'
Vẽ hình: Sử dụng hai tia (Tia tới quang tâm O, tia tới có
đường kéo dài đi qua tiêu điểm F')

OI
OF'
A'B'
OF'
=

=
(2) (v×OI =A'B')
AB AF'
AB
OF' +OA
OF
Thay AO =d; A'B' = d' vµo (2) ta ®î c: d' =
⇒ OF= d.d'
AB
d
d OF +d
d - d'
ta cã:

B
Bài tập áp dụng: Đặt vật AB vuông góc với trục chính và cách thấu kính

phân kỳ 12 cm, quan sát

thấy ảnh ảo A’B cách thấu kính phân kỳ 4 cm. Tính tiêu cự của thấu kính phân kỳ?
Tóm tắt: Cho TKPK OA=12cm; OA’=4cm. Tính OF=?
Giải:

A



F

I

B’
O

A’

Vẽ hình: Sử dụng hai tia (Tia tới quang tâm O, tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F')

•∆A'B'O ∼ ∆ABO
A'B' A'O
4
ta cã:
=
=
(1)
AB
AO

12
•∆ABF' ∼ ∆OIF'

B
I

A

18
~18~



F

B’

A’

O


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

OI OF'
A'B'
OF'
=

=

(2) (v ×OI =A'B')
AB AF'
AB OF' +OA
4
Thay AO =12; A'B' = vµo (2)
AB 12
4
OF
Ta ®î c: =
⇒ OF=12.4 = 6cm
12-4
12 OF +12
ta cã:

Dạng 2: Biết chiều cao của vật (AB = h), vị trí của vật (AO = d), tiêu cự của thấu kính (f). Tìm
chiều cao và vị trí của ảnh tạo bởi TKPK?
Phương pháp giải:

19
~19~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

B
I

20
~20~


A



F

B’

A’

O


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Vẽ hình: Sử dụng hai tia (Tia tới quang tâm O, tia tới có đường kéo dài qua F')

•∆A'B'O ∼ ∆ABO

ta cã:

A'B' A'O
=
(2)
AB AO

Thay A'B' =h f ; AB =h ; AO =d vµo (2) ta ®î c: A'O = d.f
f +d
f +d
Bài tập áp dụng: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có độ cao 6 cm,

cách thấu kính 10 cm, tiêu cự của thấu kính 8 cm. Tìm chiều cao và vị trí của ảnh tạo bởi TKPK?
Tóm tắt: Cho TKPK; AB=6cm; OA=10cm; OF=8cm; Tính A’B’=? OA’=?
Giải:
Vẽ hình: Sử dụng hai tia (Tia tới quang tâm O, tia tới có đường kéo dài qua F')

21
~21~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

B
I

22
~22~

A



F

B’

A’

O



MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

OI OF''

OIF'' ABF''ta cã:
AB AF''
A'B'
OF''

(1) v×
( OI = A'B')
AB OF''+OA
8
A'B'
A'B'=2,67 cm
Thay AO=10 ; OF''=8 ; AB=6 vµo (1) ta ®îc: 
8+10
6
Ta có
A' B ' OA'
=
rAOB ~rA’OB’ nên AB OA (2)

Thế A’B’= 2,67cm vào (2) ta được A’O tương đương 4,5cm

A'B'
=k
Dạng 3: Biết tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật AB
, tiêu cự của TKPK (f).
Tìm vị trí của vật?

Phương pháp giải:

23
~23~


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

B
I

24

A
~24~



F

B’

A’

O



F’



MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC VẬT LÝ 9 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Vẽ hình: Sử dụng hai tia (Tia tới quang tâm O, tia tới có đường kéo dài qua F')
•∆ABF'' ∼ ∆OIF''

ta cã :

OI

=

AB


A'B'
AB

=

OF''

OF''
AF''

(1) ( v ×OI = A'B')

OF'' +OA

Thay OF'' = f ;


A'B'
= k vµo (1) ta ®î c : k =
AB

f

⇒ AO =

(1-k)f
k

f +AO
Bài tập áp dụng: Một vật AB đặt trước TKPK có tỉ số chiều cao của ảnh và chiều cao của vật

A'B' 1
=
AB 3 , tiêu cự của TKPK là 6 cm. Tìm vị trí của vật.
A'B' 1
=
Tóm tắt: Cho TKPK, AB 3 ; OF=6cm; Tìm OA=?
Giải:
Vẽ hình: Sử dụng hai tia (Tia tới quang tâm O, tia tới có đường kéo dài qua F')

25
~25~


×