Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.29 KB, 8 trang )


[Bài Văn] PHÂN TÍCH "TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU (NSLschool)

Thông điệp
Tiêu đề: [Bài Văn] PHÂN TÍCH "TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU (NSLschool) Sat Mar 29, 2008 7:27 pm
[Bài Văn] PHÂN TÍCH "TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU
Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là hai tác phẩm na
ná như nhau. Hiện tượng ấy không phải là không gây phiền toái, nhất là với Nguyễn Du. Nếu
không vượt được tác phẩm xuất hiện từ trước, nó chỉ còn là sự mô phỏng. Khá hơn chút nữa, giá
trị cũng chỉ còn là sự trau chuốt, gia công, cho dù ở đây có sự chuyển đổi ngôn ngữ và thể loại.
Cảm giác "nhuận sắc" này dễ có ở nơi người đọc đã đành mà tác giả Truyện Kiều phải đối mặt với
không ít khó khăn. Có lẽ, do ý thức được khó khăn này - cái khó là tránh cho người đọc hiểu rằng
đây chỉ là một sự chuyển dịch ngôn ngữ đơn thuần - mà tác phẩm của Nguyễn Du như một sự chỉ
dẫn để không mang một cái tên đơn. Truyện Kiều là tên thường gọi căn cứ vào hình tượng của
nhân vật trung tâm ; còn ý đồ sáng tạo của Nguyễn Du có lẽ gửi vào cái tên chính, tên gốc là
Đoạn trường tân thanh. "Đoạn trường" (đứt ruột) là nguyên nghĩa của Kim Vân Kiều truyện. Còn
"tân thanh" (tiếng kêu mới) là sự nâng cấp thăng hoa. Dấu vết của "cổ thư" vì vậy không phải là
không có, nhưng nó chỉ còn là dáng dấp, một thứ hồi ức xa xăm, nó thuộc về quá khứ.
Thay thế cho những ấn tượng mờ nhoè dễ lẫn ấy là một hệ thống cốt truyện mà Nguyễn Du có
thêm bớt với nền của bức tranh bằng độ đậm nhạt, sáng tối khác đi để từ đó một thế giới nhân
vật hiện lên vừa đa dạng, vừa rõ nét, mới mẻ đến ngạc nhiên. Thành công đột xuất này phải nhờ
vào tài năng khắc họa, vào nghệ thuật dẫn truyện, vào sự tinh tế của ngôn ngữ văn chương của
nghệ sĩ thiên tài - nghĩa là một bản lĩnh. Bản lĩnh ấy truyền cho tác phẩm một linh hồn, một thông
điệp nghệ thuật và tư tưởng với những hàm nghĩa nhiều tầng, chủ yếu là trên các khía cạnh sau
đây.
1.Một tiếng kêu thương
2.Một tiếng thét phẫn nộ
3."Truyện Kiều" - một giấc mơ
4.Phân tích Nghệ thuật của Truyện Kiều
_________________


Tiêu đề: Re: [Bài Văn] PHÂN TÍCH "TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU (NSLschool) Sat Mar 29, 2008 7:27 pm
1. "Truyện Kiều" - một tiếng kêu thương
Truyện Kiều trước hết và chủ yếu là một tiếng kêu thương, tiếng kêu đứt ruột cho một mà cũng là cho
mọi số kiếp bị đọa đày. Chủ đề "hồng nhan bạc mệnh" ta đã từng gặp và đã quen gặp không chỉ trong
văn học trung đại nước ta mà cả ở văn học phương Đông, đặc biệt là văn học Trung Quốc. Vậy thì có gì
mới ở nội dung của tiếng kêu thương ? Thật ra, ngay từ Văn tế thập loại chúng sinh, khi khóc thương cho
bao nhiêu cuộc đời bất hạnh, tuy không thể dừng lâu trước một hệ thống nạn nhân, nhà thơ đã lưu ý
người đọc về một hạng người - hạng người "buôn nguyệt bán hoa". Cũng như với các hạng người khác,
Nguyễn Du có tiếng khóc riêng ; nhưng tiếng khóc về hạng người "nhỡ nhàng một kiếp" trong sự xót tủi
có cái cay đắng đến ngỡ ngàng.
Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết là cậy ai ?
Về hạng người này, một lần nữa Nguyễn Du đã tái hiện trong Truyện Kiều khi nói về nấm mộ của một
nàng ca kĩ : Đạm Tiên. Oan hồn của hạng người ấy cứ trở đi trở lại bao lần với một câu hỏi không có lời
giải đáp. Dự cảm xót xa ấy không loại trừ một ai, kể cả Thuý Kiều trước cả khi nàng gặp nấm mồ vô chủ.
Điều ấy gửi vào cung đàn có tên là "Bạc mệnh". Lần đầu tiên nghe tiếng đàn ấy, Kim Trọng không hiểu :
"Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!". Mười năm sau, Kiều đã giải thích cho
chàng, nhưng cách giải thích thưc chất cũng mơ hồ như một cảm nhận chủ quan, khi : "Nàng rằng : vì
chút nghề chơi. Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu". Hình như, có một sợi dây xuyên suốt nối liền
các cuộc đời hồng nhan sau trước. Vậy thì tại sao như thế, vì sao lại "Đau đớn thay phận đàn bà. Kiếp
sinh ra thế biết là tại đâu?". Có thể nói, Nguyễn Du đã không giải thích được điều oan nghiệt này( "Cổ
kim hận sự thiên nan vấn" - Độc Tiểu Thanh kí), nhưng về trực giác, ông đã nhận ra quy luật phũ phàng
đã và còn đang tác động lên từng con người cụ thể. Con người ấy là nàng Kiều. Kiều đại diện cho cái đẹp
toàn vẹn, cái đẹp tối đa, trước hết là nhan sắc. Để khắc hoạ chân dung này, dù là với bút pháp ước lệ chứ
chưa phải là tả thực, nhà thơ đã để lại nhiều ấn tượng sâu đằm trong tâm trí chúng ta. Một phương diện
khắc hoạ này là nhà thơ đã đưa Thuý Vân ra làm đối sánh. Nhan sắc của Vân nếu đẹp thì cũng chỉ ở mức
"khả ái" đáng yêu, còn ở Thuý Kiều dứt khoát là hơn Vân một bậc. Liễu phải hờn giận, hoa phải ghen
ghét, cái đẹp "tót vời" tạo ra bao nhiêu đố kị. Có nhan sắc đã quý, thêm tài năng, nhan sắc càng lộng lẫy,
kiêu sa. Sắc và tài ấy chung quy cũng là cái tình. Sự "sắc sảo mặn mà" của Kiều là cái tình đời luôn dào
dạt, thiết tha, luôn quan tâm đến mọi buồn vui của con người và cuộc sống. Trước một nấm mồ vô chủ,

mọi người đi qua nhưng Kiều dừng lại. Không chỉ hỏi han, nàng còn nhỏ lệ. Khóc người mà thương mình,
thương người như thương mình, sự chân thành ấy đã động thấu đến người nằm dưới mộ. Đạm Tiên dù
sao cũng là một người xa lạ, mà tình cảm của Kiều còn thế nói gì đến cha và em. Nếu chỉ vì hiếu, nghĩa,
Kiều chưa hẳn đã bán mình. Sức mạnh khiến nàng kiên quyết và chủ động "Dẽ cho để thiếp bán mình
chuộc cha" phải là một tình thương. Tình thương ấy lên tới đỉnh cao : thương người hơn thương mình mới
dám hành động như thế. Rồi sau đó, trong mười lăm năm lưu lạc, bao nhiêu lần Kiều nhớ nhà là bấy
nhiêu lần nỗi nhớ đi liền với niềm thương cứ trào lên khiến người đọc chúng ta không dễ cầm nước mắt.
Nhưng rốt cuộc,tài và tình ấy, bông hoa vô giá của cuộc đời ấy lại chính là nguyên nhân tiền định dẫn đến
nỗi "kì oan" là có tên trong sổ đoạn trường. Sở dĩ Thuý Kiều bị đày đoạ, theo nhà sư Tam Hợp thì :
Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Hoá ra tài sắc là vô duyên, tình là tội lỗi. Xã hội cũ đã không chấp nhận sự thái quá, sự hoàn chỉnh trong
cá tính con người, nhất là con người có ý thức và tự nhận thức được bản thân. Kiều phải nhận lấy biết bao
oan ức xót xa cũng vì lẽ đó : tình yêu tưởng như đã cầm nắm được trong tay bỗng nhiên bị cướp mất;
muốn được sống trong trinh bạch nhưng phải tiếp khách làng chơi ; vế với Thúc Sinh thì bị Hoạn Thư
hành hạ ; gắn bó với Từ Hải thì bị Hồ Tôn Hiến đánh lừa. Có đến hai lần Kiều muốn quyên sinh nhưng lại
không sao chết được, đau đớn như phận con kiến bò trong chảo nóng, muốn thoát ra mà không có cách
nào thoát được. Kiều bị hành hạ bởi nỗi đau gặm nhấm suốt đoạn đời lưu lạc. Kiều đã không còn là mình.
Nói cho thật đúng thì cũng có lúc Kiều được đối diện với chính mình nhưng thật hiếm hoi và cũng thật
thấm thía. Ví dụ ở chốn lầu xanh lần thứ nhất :
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Sau mười lăm năm, khi đã sum họp với gia đình, đoàn tụ với chàng Kim, mỗi khi phải nhắc đến , nàng
không khỏi "giật mình" mà "xót xa" cho thân phận không chỉ một lần. Đó cũng là một cách tổng kết cuộc
đời thông qua chiêm nghiệm bản thân. Đó là một cách tổng kết sâu sắc nhất, thuyết phục nhất.
_________________
Tiêu đề: Re: [Bài Văn] PHÂN TÍCH "TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU (NSLschool) Sat Mar 29, 2008 7:27
pm

. Truyện Kiều - một tiếng thét phẫn nộ
Về phương diện nhật thức lí tính hoặc tư duy lí luận, Nguyễn Du có thể còn mơ hồ khi hướng
nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của con người trần thế vào một lực lượng huyền bí, siêu nhiên,
nhưng trái tim nhà thơ có một cách "giải mã" riêng nhờ vào trực giác và vốn sống. Khả năng này ở
nhà thơ khá mạnh. Do vậy, những thế lực chà đạp con người, nhất là những con người tài hoa,
nhà thơ có thể chỉ trán gọi tên. Và trên phương diện miêu tả nhân vật, đặc biệt là nhân vật phản
diện, ngòi bút Nguyễn Du như có thần, không một tác phẩm văn chương đương thời nào sánh nổi.
Bọn chúng dù không có quan hệ cụ thể với nhau nhưng lại tồn tại như một hệ thống, những mắt
xích của một sợi dây chuyền để tạo ra một thứ thiên la địa võng. Trong số ấy có quân buôn thịt
bán người, bọn đầu trâu mặt ngựa, lũ sai nha bắng nhắng, kẻ mũ cao áo dài đại diện cho công lý
kĩ cương. Cách miêu tả của nhà thơ không phải là "vơ đũa cả nắm". Bởi thực ra trong đó vẫn còn
những con người không hẳn đã xấu xa. Đó là những lương tâm ít nhiều còn trong sạch, như ả Mã
Kiều trong nhà chứa, mụ quản gia của Hoạn Thư, viên quan xử án vụ Thúc Sinh vượt quyền cha
lấy vợ lẽ, một vãi Giác Duyên tuy tu hành thoát tục nhưng vẫn biết cưu mang, cứu vớt những số
phận oan khổ , trầm luân. Còn lại số đông rất đáng hỏi tội, như nàng Kiều đã có lần nhờ vào
thanh gươm của Từ mà hỏi tội. Bản chất con buôn, biến người thành một thứ hàng thì không một
ai đóng vai đạt như tên giám sinh họ Mã. Hắn bẻm mép và trai lơ nhưng lại tự lột mặt nạ bằng
hành vi giao tiếp "trước thầy sau tớ" hỗn độn kiểu "cá đối bằng đầu", nhất là ti tiện "Cò kè bớt
một thêm hai" để mua rẻ một thứ hàng vô giá chắc mẩm là có lãi mười mươi. Nhân vật bẩn thỉu
này lẽ ra không đáng có mặt trong đời Kiều. Nhưng vì có tiền , hắn lại có thể múa may nhảy nhót
"Ghế trên ngồi tót sỗ sàng" để phán quyết. Tú Bà bày mưu bắt Kiều tiếp khách đã nhờ đến sự lì
lợm, tráo trở của Sở Khanh. Bọn này mất hết cả nhân tính lẫn nhân hình. Sở Khanh phải đeo mặt
nạ giả, còn nếu không, như bộ mặt thật của Tú Bà, không ai nhìn được. Thuý Kiều lần đầu nhìn
thấy đã không khỏi ngạc nhiên vì sự phì nộn, nhất là vì cái màu da như da người chết của mụ. Cái
đắc chí của mụ là cái đắc chí hèn mọn của kẻ tiểu nhân. Khi bắt được Kiều bỏ trốn , y thật lòng hả
dạ :
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra
Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời.
Chứng kiến một bông hoa non nớt và trinh bạch là nàng Kiều lần đầu tiên phải chịu cảnh "Uốn
lưng thịt đổ dập đầu máu sa", mụ đâu có một chút mủi lòng. Nếu không có sự cầu xin của Kiều,

nhất là câu "Phận tôi đã vậy vốn người để đâu" thì Tú Bà đâu có sực tỉnh để dễ bề buông tha.
Nhưng buông tha roi vọt để làm cái việc còn đớn đau hơn roi vọt là tiếp khách làng chơi, mụ đã
đạt được cái đích cuối cùng. Nhưng người đàn bà trong buổi báo oán sau này xếp hàng thứ nhất
không phải là Tú Bà, mà là vợ cả của Thúc Sinh, họ Hoạn. Điều này không phải ngẫu nhiên. Đối
với Tú Bà, Kiều biết người đó là ai (và đã một lần đánh được vào tâm lý). Còn Hoạn Thư có mưu
chước khác vì con người y cũng khác. Trước con người này, Kiều bất lực trong sự đối phó. Chẳng
hạn như khi bắt Kiều hầu rượu :
Chước đâu có chước lạ đời
Người đâu mà lại có người tinh ma.
Kiều không kịp đề phòng, kể cả sau đó việc hàn huyên tâm sự với Thúc Sinh, Hoạn Thư tạo tình
huống để lừa bắt quả tang. Lần thứ hai, Thuý Kiều thua cuộc. Nàng không khỏi thở dài mà kinh
hãi "Người đâu sâu sắc nước đời". Kiều đã nghĩ đúng, nghĩ đúng mà hoảng hồn về cái nơi "miệng
hùm nọc rắn". Thoát khỏi hai cạm bẫy là lầu xanh và nhà Hoạn Thư, đến được với Từ Hải, Kiều
như một người leo núi cần đến sự nghỉ ngơi. Trai anh hùng gái thuyền quyên đã là một mô hình lý
tưởng. Không dễ mấy ai hiểu và yêu Kiều - một cô gái lầu xanh - như Từ Hải. Còn với nàng Kiều,
có bao giờ hạnh phúc hiếm hoi lại đưọc che chở bằng một thanh gươm?
Nhưng sự tráo trở của một thứ Sở Khanh được diễn lại. Tài thao lược kinh luân của viên tổng đốc
Hồ Tôn Hiến chẳng qua cũng chỉ là sự lọc lừa được nâng cấp, nó đánh vào lòng tin của một người
cả tin. Người cả tin ấy là nàng Kiều sau khi đã trải qua bao "gió dập sóng va", một kẻ lưu lạc xa
nhà với một quê hương đêm ngày tưởng nhớ. Nó lại nhân danh một quyền lực tối cao để mà hứa
hẹn. Mũi tên của Hồ Tôn Hiến đã nhằm vào trúng đích. Đó là Kiều, một con người tưởng như đã
từng trải, dạn dày, nhưng vẫn còn một góc khuất ảo tưởng, ngây thơ. Bị trúng kế mà khuyên Từ
Hải ra hàng, nàng biết đâu đã đốt cháy không chỉ sự nghiệp của Từ mà đốt luôn những gì còn sót
lại - chút hi vọng của mình được nhen nhóm lên sau hàng chục năm trời lưu lạc. Vì vậy, có lẽ chưa
có cái đau đớn nào như lần này. Cũng vẫn là tiếng đàn, lần này gẩy lên không chỉ "như khóc như
than" mà đã là "bốn dây rỏ máu", bởi nó không còn là xót xa mà đã căm giận, oán hờn. Vì ảo
tưởng và ngây thơ mà Kiều đã giết Từ Hải và vô hình chung cũng là tự giết mình. Vì ảo tưởng
ngây thơ mà nàng đã đặt tất cả niềm tin vào kẻ chức trọng quyền cao nhưng lòng lang dạ sói,
nham hiểm khôn lường. Sa sẩy lần này, Kiều không còn có cách nào để có thể đứng lên được nữa.
Vì vậy mà cái đợi chờ nàng phía trước là "nấm mồ hồng nhan", là con sông Tiền Đường mà Đạm

Tiên đã hẹn hò từ mười lăm năm trước.
_________________


Tiêu
3. "Truyện Kiều" - một giấc mơ
Cảm hứng nhân văn bao trùm lên tư tưởng Truyện Kiều không chỉ thể hiện trên hai bình diện
trong đời thực là tiếng kêu thương hay tiếng thét phẫn nộ ; nó còn ấp ủ những giấc mơ. Đây chính
là mặt sáng, nguồn ấm của cuộc đời, nhất là cuộc đời tăm tối. Trước hết là giấc mơ tình yêu.
Thực ra trong khu vực truyện Nôm của một thế kỉ truyện Nôm, vấn đề này đã được đặt ra khá táo
bạo. Cùng với những Phan Trần, Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một
sự nhập cuộc vào dòng chảy chung của một thời đại văn chương. Nhưng đồng thời, tác phẩm của
Nguyễn Du còn là sự nâng cấp, vươn tới một đỉnh cao, ít có tác phẩm đương thời nào so sánh
được. Không chỉ dừng lại ở một tình cảm nhất thời bồng bột, sự vượt lên của Truyện Kiều là ở sức
đi xa. Nó không chỉ diễn ra với độ dài suốt mười lăm năm lưu lạc mà còn là sự khơi trong gạn đục
tri âm. Tình yêu vững bền bởi nó vị tha hơn là vị kỉ. Chẳng hạn, Kiều khi gặp lại Kim Trọng sau
này, nàng đã nói " Thiếp từ ngộ biến đến giờ. Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa" ;nhưng với chàng
Kim, nàng vẫn là trong sạch, bởi một người biết quyền biến " lấy hiếu làm trinh" thì sự trong sạch
ấy giống như bông sen "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Ý nghĩa của câu "Hoa tàn mà lại
thêm tươi" là sự nhìn nhận trên khía cạnh tinh thần ấy. Đây là cái nhìn nhân văn, một cái nhìn vừa
đúng, vừa sâu trong một xã hội khắt khe nhiều định kiến. Trước đó, trong mười lăm năm lưu lạc,
bao nhiêu lần nhớ tới cố hương là bấy nhiêu lần Kiều không quên được cố nhân. "Dẫu lìa ngó ý còn
vương tơ lòng", câu thơ hiện thực hoá, hình tượng hoá một nỗi niềm mảnh mai mà bền chắc. Còn
với Kim Trọng, dù đã đỗ đạt và yên bề gia thất nhưng khoảng thiếu hụt của đời chàng và lòng
chàng vẫn là hình bóng người xưa. Vì vậy mà Kim Trọng không lúc nào nguôi yên, chỉ muốn "Rắp
mong treo ấn từ quan. Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua" để đi tìm một thứ "bóng chim tăm
cá". Mối tình ấy sở dĩ luôn mãi xanh tươi vì nó bước qua cái vòng cấm khắt khe lễ giáo, vì nó là
mối tình đầu. Ngay từ buổi đầu gặp gỡ trong hội Đạp Thanh, một tình yêu đã chớm nở. Để nói hộ
cái tâm trạng xốn xang hồi hộp của "tình trong như đã" dù hai người vẫn còn ý tứ, rụt rè, Nguyễn
Du đã dùng một phác thảo thiên nhiên nói hộ. Vẫn là nhịp cầu nho nhỏ như lúc gặp Đạm Tiên

nhưng nó như đã có hồn. Chỉ thêm một chút bóng chiều với dịu dàng tơ liễu, người và người đã
man mác vấn vương. Sau này có lần Kiều chủ động đến với Kim Trọng. Cuộc gặp lần ấy, với Kim
Trọng, nó giống như một giấc chiêm bao và đẹp như trong mộng. Rất giống với cuộc gặp ở Phan
Trần : "Lan mừng huệ, huệ mùng lan. Ngọc quan khấp khởi, từ nhan ngập ngừng", nhưng cô gái
trong Phan Trần chưa thể làm cái việc như Kiều đã làm "Xăm xăm băng lối vườn khuya một
mình". Phải nói tình yêu Kiều - Kim như một thứ rượu say người, có sức quyến rũ tất cả những ai
một lần đọc nó. Chẳng phải người xưa vì đứng trên lập trường của bức tường lễ giáo, từng răn
đe :
Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều
Cùng với hạnh phúc lứa đôi là khát vọng công lý, khát vọng tự do. Trong bối cảnh cuộc đời cũ, bao
nhiêu bất công, oan khuất đè nặng lên bao kiếp người, nhất là những người lương thiện, những kẻ
tài hoa. Nếu chấp nhận nó bằng cách khoanh tay bất lực hay tự an ủi bằng mọi thứ bùa mê thì
cuộc sống đầy nghịch lý ấy đâu phải cuộc sống đích thực của con người. Chính vì vậy mà thanh
gươm của Từ Hải phải vung lên để bênh vực những thân phận "con sâu cái kiến". Cuộc sống ấy
cần đến thanh gươm ấy. Thanh gươm của Từ như một thứ tuyên ngôn về lẽ phải "Anh hùng tiếng
đã gọi rằng. Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha". Vì vậy còn gì vui hơn cuộc gặp gỡ trùng
phùng giữa Kiều và Từ Hải sau bao ngày xa cách. Ấy thế mà chỉ nghe qua nỗi oan khuất của Kiều
" Khi Vô Tích khi Lâm Tri", cơn giận của Từ đã không sao kìm giữ nổi. Là hiện thân của công lý, Từ
không dừng lại ở sự cảm thông. Cần đến hành động để can thiệp,Từ đã "nghiêm quân tuyển
tướng" ra tay lập tức. Vượt lên quan hệ cá nhân, việc làm ấy có tính xã hội. Buổi xử án diễn ra
giữa thanh thiên bạch nhật, đặc biệt là trước khi báo oán, Kiều đã dõng dạc :
Nàng rằng: Lồng lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta.
Việc làm ấy của Kiều không chỉ được Từ Hải và ba quân ủng hộ mà mãi về sau nó còn được ngợi
khen trong dư luận. Kẻ lại già họ Đô trong phủ đường của Kim Trọng kể lại cái việc xảy ra đã hơn
mười năm này và không quên thêm lời bình luận "Đã nên có nghĩa có nhân". Tuy nhiên, công lý ấy
xét đến cùng không phải mục đích. Nó chỉ là một thứ phương tiện để con người đi tới tự do. Bởi
hạnh phúc thực sự của con người bao giờ cũng gắn với điều kiện tự do. Trong Truyện Kiều, Từ Hải
đã nghĩ đến tự do của "muôn người" trước khi nghĩ đến tự do của "một người". Không thế thì vì

sao "Nửa năm hương lửa đương nồng" với người tri kỷ,"Từ đã động lòng bốn phương"? Dường như
cánh chim đại bàng ấy luôn bầu bạn với trời xanh. Một mình một ngựa giữa mênh mông trời bể,
không có địa chỉ rõ ràng, không người thân vì "Theo càng thêm bận biết là đi đâu", Từ Hải đến với

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×