Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy bài công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiết 1 giáo dục công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.55 KB, 22 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI.
1. cơ sở lí luận
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục
đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều
lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực và kỹ năng
sống cho học sinh.
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành
phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng
thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở những quan niệm tích cực
về quá trình học và quá trình dạy, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo
dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và
làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và
thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể
tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Dạy học tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao
thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các
môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có
liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo
dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là
một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử
riêng rẽ thành cái toàn thể.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng
tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của
học sinh.
Dạy học tích hợp liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ,
liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận
tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó
mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.


2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các
cuộc thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực
tiễn dành cho học sinh” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho
giáo viên trung học”. Nhằm mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học
khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận
dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm " học đi
đôi với hành" đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình,
cộng đồng vào công tác giáo dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm
1


có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy
học..
Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn Giáo dục công dân lớp 10
nói riêng, mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng
dạy, song hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có
thái độ coi thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên
trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn Giáo dục công
dân. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều
lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức
đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về
phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường
cho rằng Giáo dục công dân là môn phụ, không có tác dụng nhiều trong việc

học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ
số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em
thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối
với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy
tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kỹ năng sống và giải
quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy môn
Giáo dục công dân khẳng định được vị trí của môn học, mà còn thay đổi được
cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này.
Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này
được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học, trong đó có môn
Giáo dục công dân - một môn quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy
nhiên từ trước đến nay việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả
thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo
quan niệm cũ (Giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù
hợp. Bởi lẽ, môn Giáo dục công dân giáo dục cho người học những phẩm
chất, kỹ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao,
trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng nề truyền thụ lý thuyết,
mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn.
Nhận thức được vấn đề này, nhiều giáo viên dạy môn Giáo dục công
dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu dạy học hiện
đại là hướng học sinh vào trung tâm. Kết quả đổi mới bước đầu đã mang lại
một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, góp phần hình thành và
phát triển các năng lực và kỹ năng sống cho học sinh. Tôi lựa chọn đề tài
"Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy Bài 14: Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tiết 1 - Giáo dục công dân lớp 10”
Hiện nay, khi mà tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đang

được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì ở nước ta nguyên tắc này còn
2


quá xa lạ và mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên còn không biết đến khái niệm,
bản chất của dạy học tích hợp là gì? Vì vậy, để làm rõ hơn tích tích cực và
khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục
công dân. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin giới thiệu những kiến thức liên
môn cần tích hợp trong một tiết học cụ thể : Bài 14 Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc- Tiết 1(Giáo dục công dân lớp 10).
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài nghiên cứu giúp cho giáo viên có thêm kinh nghiện, minh họa
rõ nét và cụ thể trong việc dạy học tích hợp liên môn có hiệu quả.
Đề tài nghiên cứu là một tài liệu khoa học trả lời cho câu hỏi: Vận
dụng kiến thức liên môn như thế nào để dạy học đạt hiệu quả.
Đề tài góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn giáo dục
công dân bằng việc tìm hiểu, sưu tầm và vận dụng kiến thức liên môn vào
bài học một cách hợp lí, tạo cho các em sự đam mê, yêu thích môn Giáo dục
công dân.
Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn
đề nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và hiệu quả giảng dạy môn Giáo
dục công dân.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu
và các vấn đề liên quan đến đề tài
2 . Phương pháp khảo sát, quan sát: Quan sát thăm dò thực trạng để
nắm bắt được suy nghĩ của học sinh trong học tập “Bài 14: Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với những phương pháp, cách thức dạy
học khác nhau.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tổ chức dạy thực nghiệm và

đối chứng tại một số lớp học cụ thể để xem xét tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp. Kết quả thực nghiệm sư phạm được xử lí bằng các phương
pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
4. Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu thu được sau quá
trình thực nghiệm sư phạm.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Vai trò và chức năng người giáo viên.
- Sự hợp tác, tích cực chủ động học tập của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả
cao trong học tập môn Giáo dục công dân.
- Các hình thức vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Giáo dục
công dân nâng cao kết quả học tập môn hoc.
- Đồng thời nghiên cứu một số nội dung kiến thức của các môn học khác
như: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
- Làm rõ cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Đa đạng hóa nội dung liên môn được vận dụng trong dạy học
- Rút ra những kinh nghiệm, bài học cụ thể trong quá trình vận dụng đề tài
vào thực tiễn
- Cần phải coi trọng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Giáo
3


dục công dân và nâng cao kết quả học tập cho học sinh

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cùng với việc đổi mới nội
dung, đổi mới phương pháp dạy học trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng
cao chất lượng giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn,

thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà
còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội. Chương trình sách
giáo khoa cũng được xây dựng trên quan điểm: “ Lấy quan điểm tích hợp
làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo
khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc tích hợp liên môn
trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục.
Do mục tiêu của bộ môn: Đối với môn Giáo dục công dân, mục tiêu
giáo dục con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Với đặc thù là
môn học mà tri thức vừa mang tính trừu tượng, vừa gắn với thực tiễn, gắn
liền với mối quan hệ ứng xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại, vì
vậy cũng là môn học hình thành chủ yếu kỹ năng sống cho học sinh. Kiến
thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức nhiều môn học, vì vậy một
trong những phương pháp dạy học hiệu quả là tích hợp liên môn trong quá
trình dạy học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI TÍCH HỢP KIẾN
THỨC LIÊN MÔN.
1. Đặc điểm, tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên môn trong
môn Giáodục công dân
a. Thuận lợi:
Trường THPT DTNT Tỉnh là trường học đặc thù. Đây là trường học
của con, em các dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Thổ,
Mông, Giao. Phần đa số các em học sinh nội trú tại trường, nên rất thuận lợi
về quỹ thời gian, hơn nữa các em là những học sinh có năng khiếu, được
chọn từ các trường Trung học cơ sở ở địa bàn 11 huyện miền núi của Tỉnh
thanh Hóa, Nhìn chung các em chăm ngoan và có ý thức tự giác học tập.
Cơ sở vật chất của Nhà trường đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của
học sinh với khuôn viên dãy nhà 2 tầng 18 phòng học. Có các phòng học vi
tính, phòng dạy học thiết bị hiện đại.
Thư viện nhà trường đạt danh hiệu “ Thư viện tiên tiến” và đạt chuẩn,

là nơi cung cấp nhiều sách và tài liệu học tập cho giáo viên và học sinh.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của các
cấp có thẩm quyền.
Toàn trường có 62 cán bộ, giáo viên và nhân viên giàu kinh nghiệm
và rất tâm huyết với nghề.
Về học sinh: Năm học 2017-2018 toàn trường có 540 học sinh gồm 3
khối, được biên chế ở 18 lớp. Đa số các em chăm ngoan, có ý thức vươn lên
trong học tập. Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự
4


đổi mới của giáo dục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phần lớn các
em, học sinh rất hào hứng và nhiệt tình tham gia các cuộc thi do Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Sở giáo dục phát động
b. Khó khăn
Trường THPT DTNT là trường dạy con, em dân tộc thiểu số, điều
kiện gia đình của học sinh còn nghèo, nên việc học tập của con cái chưa thực
sự được quan tâm, hơn nữa vì các em học sinh sống xa nhà nên điều kiện
phục vụ học cho học sinh gặp những khó khăn nhất định, cụ thể như: Khi
các em cần truy cập các thông tin phục vụ cho việc học thì không có các
phương tiện tra cứu kịp thời. Trong khi đó xu thế của xã hôi thì phát triển
không ngừng. Điện thoại thông minh thì các em không được phép dùng.
Về cơ sở vật chất còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng nhu cầu dạy và
học. Vì cả trường chỉ có hai phòng máy vi tính nên một số học sinh có nhu
cầu sử dụng máy tính để tìm tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin thì lại
không có, nhất là tham gia trang Trường học kết nối và đưa bài vào webside
của trường còn gặp khó khăn.
2. Thực trạng việc dạy tích hợp liên môn trong môn Giáo dục công dân.
Tiến hành khảo sát thực tiễn.
Trong năm học 2016- 2017, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối

10 khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 14
Công dân với sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc (Giáo dục công dân
10). với những nội dung khảo sát
- Thế nào là lòng yêu nước, nguồn gốc của lòng yêu nước.
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Nêu các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
- Bài học thực tiễn
3. Số liệu điều tra
Bảng khảo sát khi sử dụng đề tài (không tích hợp kiến thức liên môn)
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Giỏi %
Khá %
TB
%
Yếu
%
10A 29
5
17,2 10
34,4 14
56,0 0
0
10B 29
6
20,0 11
37,93 12
41,3 0
0

10C 34
8
23,5 12
35,2 14
41,1 0
0
Từ kết quả khảo sát trên, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của
mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học
sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học
sinh.Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ,
nhiều câu hỏi mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp
mà chưa có câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra.
Thứ hai: Về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan
trọng của bộ môn. Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng"
Trung bình chủ nghĩa" là an toàn.
Thứ ba: Về phía phụ huynh học sinh, họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn
vai trò, ý nghĩa của bộ môn. Mục đích chính của họ là làm sao con em
5


mình học tốt được các môn như Toán, Lí, Hóa còn các môn còn lại, kể cả
môn Giáo dục công dân cùng chung số phận đó là chỉ cần biết là đủ, không
cần giỏi.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
"Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy Bài 14: Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tiết 1- Giáo dục công dân lớp 10”
1. Các nguyên tắc tích hợp:
Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ
năng phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên

hết đó là tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến
thức, kĩ năng vững chắc
Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh
đúng bản chất của sự vật, hiện tượng; Có những nét tương đồng về nội dung,
phương pháp của những môn học được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng
hỗ trợ cho nhau, giúp người học thuận lợi trong học tập và vận dụng vào
cuộc sống
Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được
kiến thức, kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn
việc học tập
Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức
của các môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính.
Nội dung và các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu
phát triển các năng lực của người học.
2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp.
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần
thực hiện các bước sau:
a. Khái quát bố cục của bài học
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện
Phần 2: Nội dung bài học: Chia làm 4 đơn vị kiến thức:
Thứ nhất: Lòng yêu nước, nguồn gốc của lòng yêu nước
Thứ hai: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt nam
Thứ ba: Biểu hiện của lòng yêu nước
Thứ tư: Bài học liên hệ bản thân.
Phần 3: Luyện tập
b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần
của bài học
* Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện
- Kiến thức môn Ngữ Văn:

+ Đọc và tóm tắt truyện Thánh Gióng:
+ Sưu tầm: Đoạn thơ trong bài Sao chiến thắng của nhà thơ Chế Lan Viên:
+ Sưu tầm: Ca dao tục ngữ
- Kiến thức Âm nhạc.
Bài hát Quê hương của nhà thơ Giáp Văn Thạch.
Bài hát: “Việt nam quê hương tôi” của Đỗ Nhuận
6


- Kiến thức môn Lịch sử:
+ Sưu tầm: các cuộc Kháng chiến chống quân Tống; Kháng chiến chống quân
Nguyên Mông; Kháng chiến chống quân Thanh.; Chiến thắng Điện Biên Phủ;
Chiến thắng tại Dinh Độc lập.
* Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học
- Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn:
+ “ Truyện Thánh Gióng” để thực hiện hoạt động khởi động. Nhằm mục đích
tạo tâm thế cho học sinh, giúp cho học sinh ý thực được nhiệm vụ học tập,
hứng thú học bài. Từ đó giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết.
Giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình sắp tìm hiểu.
+ Đoạn thơ trong bài “ Sao chiến thắng” của nhà thơ Chế Lan Viên: Nhằm tìm
hiểu khái niệm lòng yêu nước.
- Tích hợp kiến thức Âm nhạc.
Bài hát Quê hương của nhà thơ Giáp Văn Thạch. Nhằm tìm hiểu nguồn
gốc của lòng yêu nước
- Tích hợp kiến thức môn Lịch sử:
+ Kháng chiến chống quân Tống chống Nguyên, mông, chống quân Thanh,
chống pháp, chống Mỹ. Nhằm tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc
Việt Nam.
- Tích hợp kiến thức Ngữ văn
“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Mục đích làm rõ các biểu hiện của lòng yêu nước.
- Tích hợp kiến thức Âm nhạc.
Bài hát: “Việt nam quê hương tôi” của Đỗ Nhuận
Mục đích làm rõ các biểu hiện của lòng yêu nước.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên
môn để giảng dạy .
Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi
học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học
đã giảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi
thực hiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài
mức độ tốt ( Giỏi)
+ Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá
+ Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài.
- Thực hiện kiểm tra ở cả ba lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết quả:
91 % số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt
Bảng khảo sát sau khi sử dụng đề tài(Có tích hợp kiến thức liên môn)

Lớp
10D
10E

Sĩ số
32
34

Giỏi

14
14

%
43,75
41,1

Tỉ lệ
%
TB
46,87 3
47,0
3

Khá
15
16
7

%
9,37
8,82

Yếu
0
0

%
0
0



10G

25

9

36,0

14

56,0

2

8,0

0

0

2. Giáo án minh họa.
Bài 14
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt:
1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam.
- Nêu được các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với
khả năng của bản thân.
3. Về thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về tuyền thống yêu nước của dân tộc.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
quê hương, đát nước.
II. Các năng lực hướng tới cho học sinh.
- Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
hợp tác, kỹ năng phê phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học.
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề ( Xử lý tình huống)
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp liên hệ thực tiễn.
IV. Phương tiện và đồ dùng dạy học.
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, Sách giáo viên Giáo dục công dân 10,
Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông
- Chuẩn bị tư liệu Video, hình ảnh, bài hát, truyện
- Chuẩn bị phương tiện dạy học hiện đại như laptop, máy chiếu , phông chiếu,
bảng phụ.
V. Tổ chức dạy học.
1 Kiểm tra bài cũ: :(3 phút)
GV nêu vấn đề: Khi Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng, Bác đã
cùng ăn ở, sinh hoạt với nhân dân nên rất nhiều người yêu mến gọi Bác là ông
“ Ké”. Bác đi đến đâu cũng được đồng bào yêu quý, che chở.
- Ví dụ trên muốn nói đến quy tắc xử sự nào của cá nhân trong cộng đồng?

- Cho biết ý nghĩa của quy tắc xử sự trên?
Gọi 01 học sinh lên bảng kiểm tra
Cho học sinh khác nhận xét
Gợi ý:
- Ví dụ trên muốn nói đến quy tắc xử sự sống hòa nhập với cộng đồng của
mỗi cá nhân.
8


- Ý nghĩa: Sống hòa nhập chúng ta có thêm nhiều bạn bè, tự tin, thêm nhiều
niềm vui trong cuộc sống, được nhiều người yêu mến….Nếu không sống hòa
nhập cuộc sống sẽ buồn tẻ và đơn độc…
2: Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(5 phút)
Tích hợp kiến thức Ngữ Văn:
- GV yêu cầu HS kể lại một cách tóm tắt truyện
Thánh Gióng.
HS Tóm tắt truyện Thánh Gióng:
Sử dung phương pháp trực quan, chiếu nội
dung tóm tắt truyện Thánh Gióng:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở
làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm
chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi
không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm
chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười
hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô.
Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng
biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé
bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu
lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không
no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp
cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai
thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt,
cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng
bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan
quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một
ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời.
Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để
tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà
vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh
của Gióng năm xưa.
GV: Sứ giả của nhà vua đã thông báo điều gì?
HStrả lời:
GV: Điều gì đã khiến cho đứa trẻ lên ba chưa
biets nói bỗng dưng cất tiếng nói?
HStrả lời:
GV:Sức mạnh nào giúp cho một đứa trẻ lên ba
9


( chưa hề biết đi) vùng dạy vươn vai trở thành
một tráng sĩ anh hùng?
HStrả lời:
GV: Từ hành động của cậu bé Gióng, em có
suy nghĩ gì?
HStrả lời:

GVbổ sung: Khi Tổ quốc đứng trước họa xâm
lăng thì mọi người dân không thể nghoảnh mặt
làm ngơ, tư những đưa trẻ lên ba cho đến cụ già
đều sẵn sàng đứng dậy đáp lời hồn thiêng sông
núi.
Lịch sử dân tộc Việt nam đã chứng minh
rằng chính sức mạnh của lòng yêu nước, trách
nhiệm và nghĩa vụ trước Tổ quốc, quê hương
đã khiến lớp lớp những người con đất Việt rất
dỗi bình thường vươn vai vùng dạy trở thành
những con người phi thường. Hình tượng
Thánh Gióng đã, đang và mãi mãi là tấm
gương, là tượng đài bất tử của tinh thần yêu
nước việt nam. Những tình cảm thiêng liêng ấy
vẫn đang tiếp tục cuộn chảy trong huyết quản,
trái tim của mỗi chúng ta, vẫn là nguồn sức
mạnh được nối tiếp trao truyền đến các thế hệ
mai sau.
Lòng yêu nước là gì mà có sức mạnh lớn
lao đến vậy? Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
biểu hiện như thế nào? Mỗi công dân Việt Nam
yêu nước cần phải làm gì để nối tiếp và phát
huy truyền thống ấy? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả
lời trong bài 14: Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ghi bài mới lên bảng
- Nhấn mạnh và giải thích cho học sinh
hiểu hai từ: Sự nghiệp: lâu dài, gian khổ và của
toàn Đảng, toàn dân…

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC. (27 phút)
1. Lòng yêu nước.
a.Thế nào là lòng yêu nước?
- Tích hợp kiến thức Ngữ Văn:
* Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm lòng yêu
nước:
* Cách tiến hành: Cho học sinh đọc đoạn thơ
trong bài Sao chiến thắng của nhà thơ Chế Lan
10

1. Lòng yêu nước.
a. Thế nào là lòng yêu
nước?
Lòng yêu nước là tình yêu
quê hương đất nước và
tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình để
phục vụ lợi ích của TQ


Viên:
HS: Đọc đoạn thơ
“ Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ Quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”
GV hỏi: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ
thuật nào để nói lên tình yêu đối với Tổ
Quốc?

Dự kiến trả lời:
- So sánh
GV hỏi: Những hình ảnh được tác giả so
sánh có gì đặc biệt?
Dự kiến trả lời:
- Hình ảnh tượng trưng với thực tế
GV hỏi: Tình cảm yêu nước được thể hiện
bằng hành động cụ thể nào?
Dự kiến trả lời:
- Nếu cần ta chết
GV: Nhận xét, bổ sung
- T/Y tổ quốc của nhà thơ rất mãnh liệt
- Nhà thơ coi tình yêu tổ quốc rất cao cả, thiêng
liêng
Tình yêu đó biến thành động lực để nhà thơ
săn sàng hy sinh phục vụ quê hương đất nước.
Từ tình cảm - Hành động
GV hỏi: Vậy Lòng yêu nước là gì?
HS trả lời :
GV kết luận Chốt kiến thức:
* Nguồn gốc của lòng yêu nước.
- Tích hợp kiến thức Âm nhạc, Ngữ văn
GV cho học sinh nghe Bài hát Quê hương của
nhà thơ Giáp Văn Thạch
“Quê hương là chùm khế ngọt
..............................................
Sẽ không lớn nổi thành người”
GV: Tác giả đã so sánh Quê hương với
những hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về
những hình ảnh ấy?

(GV cho HS liệt kê, ghi bảng)
Dự kiến HS trả lời :
- Chùm khế ngọt, con đò, đường đi học, diều
biếc, hoa cau, đêm trăng,… và người mẹ. Hình
ảnh rất gần gũi, thân quen.
GV:Em nhận xét gì về những hình ảnh trên?
11

* Nguồn gốc của lòng yêu
nước.
Lòng yêu nước bắt nguồn
từ những tình cảm bình dị
và gần gũi nhất.


Dự kiến HS trả lời:
- Gần gũi, quen thuộc, thân thương
GVbổ sung: Lòng yêu nước không phải là cái
gì xa xôi mà nó bắt nguồn từ những kỷ niệm
gần gũi, thân qen bình dị nhất.
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhó cà dầm tương”.
Bình dị, mộc mạc nhưng rất thân thương, không
bao giờ quên . Đó chính là cội nguồn của lòng
yêu nước:
GV: Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu?
HS trả lời :
GV kết luận Chốt kiến thức:
HSghi bài: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những
tình cảm bình dị và gần gũi nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống yêu
nước của dân tộc Việt Nam.
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam
- Tích hợp kiến thức môn lịch sử:
* Mục tiêu: HS biết được truyền thống yêu
nước của dân tộc ta.
* Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp nêu
vấn đề và giải quyết vấn đề .
GV: Vì sao VN luôn bị các nước thực dân đế
quốc xâm lược?
HS trả lời
GV bổ sung: Lịch sử cách mạng VN đã phải
dấu tranh với nhiều kẻ thù xâm lược.
Sử dung phương pháp trực quan, chiếu hình
ảnh các cuộc chiến tranh.
+ Kháng chiến chống quân Tống

b. Truyền thống yêu nước
của dân tộc Việt Nam
- Yêu nước là truyền thống
đạo đức cao quý và thiêng
liêng nhất của dân tộc VN
- Là cội nguồn của hàng
loạt giá trị truyền thống
- khác
Thế kỷ XI: Nhà Lý 10 vạn đối phó với 30 vạn
quân Tống
+ Kháng chiến chống quân Nguyên Mông.


12


- Thế kỷ XIII, Nhà Trần 20 -> 30 vạn đối phó
50 -> 60 vạn quân Mông Nguyên;
+ Kháng chiến chống quân Thanh.

.
- Thế kỷ XVIII, Quang Trung 10 vạn đối phó
29 vạn quân Thanh.
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ

+ Chiến thắng tại Dinh Độc lập.

Thế kỷ XX, Pháp , Mỹ là những đế quốc có
tiềm lực quân sự, kinh tế lớn hàng đầu thế
giới…) Nhưng chúng ta đều chiến thắng.
Sau khi cho học sinh quan hình ảnh giáo viên
nêu vấn đề
GV: Làm thế nào để nhân dân Việt Nam chiến
thắng?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung: Vì nhân dân ta có lòng
yêu nước , tinh thần đoàn kết toàn dân, sự lãnh
đạo tài giỏi của các vị anh hùng dân tộc… với
sự đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất
của nhân dân ta. Tinh thần ấy đã trở thành
truyền thống vô cùng quí báu của dân tộc ta.
13



- Những người có công với nước được nhân
dân nhớ ơn, kính trọng, lập đền thờ, Tổ Quốc
ghi công…
GV Chốt kiến thức:
- Yêu nước là truyền thống đạo đức cao quý và
thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.
- Là cội nguồn của hàng loạt giá trị truyền
thống khác
* Biểu hiện của lòng yêu nước.
GV: Tình cảm yêu nước của dân tộc thể hiện
như thế nào?
Sử dung phương pháp trực quan, chiếu sơ đồ
về lòng yêu nước gồm có : Tình cảm và hành
động

Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
Nhóm 1+2: Tìm hiểu những nội dung thể hiện
tình cảm yêu nước của nhân dân ta. Cho ví du?
Nhóm 3+4: Tìm hiểu những hành động chứng
tỏ lòng yêu nước của nhân dân ta? Cho ví dụ?
HS thảo luận 3 phút
Tình cảm
- Cho nhóm 1,2 phát biểu
- GV ghi lên bảng phụ
- Cho HS bổ sung
- Sử dung phương pháp trực quan Chiếu sơ đồ
* Biểu hiện của lòng yêu
tư duy.
nước.

- Tình cảm gắn bó với quê
hương, đất nước.
- Tình yêu thương đối với
đồng bào, giống nòi, dân
tộc
- Lòng tự hào dân tộc
chính đáng
- Đoàn kết, bất khuất
Tích hợp kiến thức Ngữ văn:
chống giặc ngoại xâm
* Tình cảm thể hiện lòng yêu nước
- Cần cù, sáng tạo trong
- Gắn bó với quê hương đất nước
lao động
14


“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhó cà dầm tương”
GV: Khi đi xa chúng ta hay nhớ những gì ở
quê hương?
GV bổ sung: Nhớ nhà (cha mẹ những người
thân, làng xóm )
GV hỏi: Tết tại sao đường phố Hà nội vắng?
(về quê ăn tết) - đi xa vẫn nhớ quê hương,
người sống ở nước ngoài nhớ về Tổ Quốc.
“Dù ai đi ngược về xuôi…
Nhớ ngày giỗ tổ mồng Mười tháng Ba”
- Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi,
dân tộc

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng ”
- Quyên góp ủng hộ, chia sẻ đồng bào bão lụt,
người khó khăn. Những ngày qua quyên góp
ủng hộ cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân bám
biển bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng
( Chính đáng khác ko chính đáng)
GV Chiếu sơ đồ tư duy về hành động thể hiện
truyền thống yêu nước
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Non sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam
cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần…bao đời gây nền
độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên
hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào
kiệt đời nào cũng có…”
Tích hợp kiến thức âm nhạc:
(Cho học sinh nghe bài hát Việt nam quê
hương tôi)
“Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
.....................................................
Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời”
* Hành động thể hiện lòng yêu nước.
- Nhóm 3+ 4 thảo luận
- GV liệt kê ghi bảng
- Cho HS bổ sung

- Sử dung phương pháp trực quan .Chiếu sơ đồ
tư duy
15


Tích hợp kiến thức lịch sử:
- Đoàn kết, bất khuất chống giặc ngoại xâm
KL: Các nhà chính trị đã nhận định: “Trung
Quốc khoan phải núi lửa phun trào đó là lòng
yêu nước, chứng minh chân lí của Hồ Chí Minh
- Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước…”
- Cần cù, sáng tạo trong lao động
Thế giới cũng phải thán phục nhân dân
VN anh hùng trong chiến đấu và cũng cần cù
lao động. Đất nước VN mỗi ngày một tươi đẹp
hơn, nhiều nhà máy, công trình thể hiện sự sáng
tạo trong bàn tay, khối óc của người Việt.
Sử dung phương pháp trực quan. Chiếu sơ đồ tư
duy tổng hợp biểu hiện về truyền thống yêu
nước.

GV: Là công dân trẻ tuổi các em cần phải
làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống
yêu nước của dân tộc, góp phần xây dựng và
bảo vệ quê hương, đất nước?
HS thảo luận điền vào phiếu học tập
Nhóm 1,2: Thanh niên học sinh nên làm gì?
Nhóm 3,4: Không nên làm gì?
Thảo luận 2 phút
HS trình bày

GV ghi bảng phụ
Chiếu slide sơ đồ nên, không nên
16


Em hiểu như thế nào về lời dạy của một thầy
giáo dưới đề kiểm tra sau?
Cố gắng học hành đàng hoàng sau này thi
bách khoa, chế tạo máy bay, tên lửa hành trình.
Thi bác sĩ chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội,
thi giáo viên để đào tạo nhân tài cho đất nước,
thi ngoại thương, ngân hàng để kiếm nhiều
ngoại tệ cho quốc gia, thi nông lâm ngư để
tăng năng suất cây trồng, đánh bắt thủy hải
sản. Như vậy là góp phần bảo vệ tổ quốc, bảo
vệ biển đảo. Chứ không phải lười nhác, suốt
ngày lướt "phây" chém gió để chứng tỏ ta đây
hiểu biết, chứng tỏ ta đây lòng yêu nước
GV: Qua tiết học em rút ra được bài học gì
cho bản thân
HS trả lời
GV nhận xét bổ sung, chốt kiến thức
Bài học.
- Nâng cao hiểu biết, phát huy truyền thống yêu
nước của dân tộc.
- Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học
tập, lao động và trong cuộc sống.
- Biết tôn trọng truyền thống, tôn trọng giá trị
đạo đức cao quý của dân tộc
Tóm tắt lại toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ tư

duy

Bài học.
- Nâng cao hiểu biết, phát
huy truyền thống yêu nước
của dân tộc.
- Thể hiện lòng yêu nước
của mình trong học tập,
lao động và trong cuộc
sống.
- Biết tôn trọng truyền
thống, tôn trọng giá trị
đạo đức cao quý của dân
tộc

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5 phút)
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, rèn luyện các năng lực của học sinh.
* Cách tiến hành:
GV sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
HS trả lời và đối chiếu kết quả.
17


GV trình chiếu câu hỏi:
Câu 1: Tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của ông, cha ta được thể
hiện trong câu chuyện nào sau đây?
A. Tiên Dung và Chữ Đồng Tử.
B. Trọng Thủy, Mỵ Châu.
C. Thánh Gióng.
D. Mai An Tiêm.

Câu 2: Câu chuyện nào sau đây nhắc chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh
giác để bảo vệ đất nước trước những âm mưu đen tối của kẻ thù?
A. Sơn tinh, Thủy Tinh.
B. Trọng Thủy, Mỵ Châu.
C. lạc Long Quân, Âu Cơ.
D. Tiên Dung và Chữ Đồng Tử.
Câu 3: Bác Hồ đã nói với các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong “ Các Vua
Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” ở đâu
và vào thời gian nào dưới đây?
A. Đền Hùng, ngày 19/9/1954.
B. Đền Hùng, ngày 19/9/1946.
C. Hà Nội, ngày 19/12/1946.
D. Hà Nội, ngày 19/12/1945.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. (4 phút)
* Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống.
- Rèn luyện các năng lực tự nhận thức, tự rèn luyện của bản thân.
* Cách tiến hành:
1 GV yêu cầu:
a) Tự liên hệ bản thân:
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã thực hiện đúng những việc làm thể hiện
lòng yêu nước chưa?
- Nêu những việc làm tốt, việc làm chưa tốt. Vì sao? Nêu cách khắc phục
những việc làm chưa tốt?
b) nhận diện xung quanh:
- Nêu nhận xét của em về việc thực hiện những việc làm thể hiện lòng yêu
nước trong giai đoạn hiện nay.
c) GV định hướng cho học sinh:
- Công dân có trách nhiệm gì đối với các hành vi đi ngược lại với lợi ích Tổ
quốc? GV cho học sinh làm bài tập 1( trang 101. SGK).

5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG. (1 phút)
- GV cung cấp địachỉ và hướng dẫn các em tìm hiểu kiến thứ liên quan đến
nội dung bài học: kiến thức Ngữ Văn, lịch sử, âm nhạc trên Internet. Trang
web...
- Tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam qua các cuộc chiến
tranh chống quan xâm lược.
V. HIỆU QUẢ CỦA SKKN.
1. Đối tượng thực nghiệm.
- Học sinh 6 lớp 10 trường THPT DTN Tỉnh
2. Phương pháp thực nghiệm
- Học sinh 6 lớp 10 trường THPT DTN Tỉnh
3. Kết quả thực nghiệm
18


Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài
( Không sử dụng tích hợp kiến thức liên môn)

Lớp
10A
10B
10C

Sĩ số
29
29
34

Tỉ lệ
Giỏi

%
Khá
%
TB
%
5
17,2 10
34,4 14
56,0
6
20,0 11
37,93 12
41,3
8
23,5 12
35,2 14
41,1
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài

Yếu
0
0
0

%
0
0
0

Yếu

0
0
0

%
0
0
0

( Có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn)

Lớp
10D
10E
10G

Sĩ số
32
34
25

Giỏi
13
14
9

%
40,6
41,1
36,0


Tỉ lệ
%
TB
56,2
1
55,9
1
56,0
2

Khá
18
19
18

%
3,1
2.9
8,0

Qua bảng so sánh kết quả của 3 lớp trước khi áp dụng đề tài và 3 lớp
sau khi áp dụng đề tài, tôi nhận thấy việc sử dụng tích hợp kiến thức liên môn
trong bài dạy đã có kết quả khả quan đối với việc dạy và học. Học sinh rất
hứng thú tìm hiểu bài. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực tiễn có ảnh
hưởng trực tiếp đến các vấn đề diễn ra trong cuộc sống, đã khơi dậy ở học
sinh sự say mê tìm tòi và sáng tạo. Các em hiểu bài nhanh hơn. Số học sinh
hiểu và nắm được bài ngay tại lớp ngày càng tốt hơn. Các em say mê môn học
hơn, số học sinh giỏi và khá tăng lên, học sinh yếu giảm.Vai trò của bộ môn vì
thế cũng được tăng lên.

Đây quả là điều đáng mừng và chứng tỏ rằng nếu biết khai thác và tích
hớp kiế thức liên môn trong dạy học thì hiệu quả giờ dạy sẽ được nâng cao
hơn,. học sinh sẽ say mê, hứng thú học hơn. Môn Giáo dục công dân sẽ trở
nên sinh động và hấp dẫn hơn, không khô khan, nhàm chán.

C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. Ý nghĩa của sáng kiến.
Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các
lĩnh vực, các môn học có liên quan, nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và
làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc
dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách
liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã
hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản
mạn trong kiến thức của học sinh..
II. Kết luận
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất
định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu
bài và hứng thú hơn với bộ môn Giáo dục công dân. Nếu các giờ dạy học môn
Giáo dục công dân đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ
học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học
trò.
III. Kiến nghị và đề xuất.
19


* Đối với nhà trường:
- Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần
được sử dụng rộng rãi hơn nữa.
- Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử
dụng ứng dụng trong dạy học.

- Cần bổ sung thêm sách tham khảo và các tài liệu tham khảo của bộ môn.
Đặc biệt là Sách giáo khoa Giáo dục công dân phải cập nhật mua mới theo
từng năm học, vì có những nội dung mang tính thời sự, theo chủ trương,
đường lối của Đảng
* Đối Tổ chuyên môn:
- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa tổ chức theo quý để giáo
viên có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm.
* Đối với giáo viên:
- Cần trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm để sử dụng các phương pháp
dạy hiệu quả nhất.
- Tiếp tục thiết kế các bài giảng theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn
để triển khai áp dụng trong môn giáo dục công dân ở trường THPT.
Những vấn đề trình bày trong đề tài này chỉ mang tính chất chủ quan.
Trong thực tế giảng dạy, tùy theo mục tiêu cụ thể của từng bài, tùy vào năng
lực, trìn độ của học sinh, điều kiện hoàn cảnh cụ thể,mà giáo viên có sự lựa
chon các môn học tích hợp sao cho phù hợp , tương ứng nhằm kích thích tư
duy, kahr năng sáng tạo và tinh thần chủ động, tích cực của học sinh. Vì vậy
khi thực hiện khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự tham gia đóng
góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để đề tài
được hoàn thiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng
dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05/ 5 /2018.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
của tôi, không sao chép nội dung
của người khác.
Tác giả


Nguyễn Thị Hiếu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Nguồn Internet về dạy học tích hợp kiến thức liên môn.
2. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ giáo
dục và Đào tạo- Ban hành Điều lệ Trường Trung học.
3. Sách giáo khoa GDCD 10.
4. Sách giáo viên GDCD 10
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn
Giáo dục công dân 10 NXB Giáo dục năm 2007.
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa lớp 10 thí
điểm - Viện nghiên cứu sư phạm - Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005.
7. Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học
NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999.
8. Công văn số 388/PGDĐT-THCS về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi
Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2014-2015
9. Công văn số 1107/SGDĐT-GDTRH về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi
vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc
thi Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2016-2017.

DANH MỤC CAC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
21


TT
1.

2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN
Vận dụng phương
pháp dạy học nêu vấn
đề trong một bài cụ thể
Một số ý kiến về
phương pháp vận dụng
tri thứ liên môn để dạy
môn GDCD trong
trường THPT
Lồng ghép giáo dục
sức khỏe sinh sản vị
thành niên trong
chương trình GDCD
Trung học phổ thông
Vận dung phương
pháp liên hệ thực tiễn
thông qua câu chuyện
pháp luật trong một số
bài dạy GDCD 12.

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,

hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD& ĐT
Thanh Hóa

C

2000 - 2001

Sở GD& ĐT
Thanh Hóa

C

2003 - 2004

Sở GD& ĐT
Thanh Hóa

B

2006 -2007

Sở GD& ĐT
Thanh Hóa


B

2009- 2010

Cấp đánh giá xếp
loại (Phòng, Sở,
Tỉnh...)

22



×