Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài chiếc lá cuối cùng ngữ văn 8 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2017 - 2018 ngành Giáo dục Quan Sơn thực hiện nghị quyết số
08-NQ/HU ngày 20/9/2017 của ban thường vụ Huyện ủy về “Đổi mới, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn đến năm 2020”. Năm học tiếp
tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các
trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh
thần Nghị quyết 29 - NQ/TW của Bộ giáo dục và đào tạo về “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo” và đề án“ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo miền núi Thanh Hóa, giai đoạn 2013- 2020”.
Nghị quyết đã quán triệt cần tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học, chuyển từ phương pháp
dạy học chủ yếu truyền đạt nội dung tri thức một chiều và kiểm tra, đánh giá khả
năng tái hiện tri thức, sang cách dạy và vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng, hình
thành năng lực người học, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào tình
huống thực tiễn cuộc sống. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, nhân cách,
truyền thống văn hóa dân tộc. Thực hiện mục tiêu đào tạo phát triển toàn diện;
sản phẩm đào tạo là những công dân có đạo đức, trách nhiệm, tôn trọng pháp
luật, có ý chí, khát vọng vươn lên, có kỹ năng, khả năng thích ứng với cuộc
sống.
Với môn Ngữ văn, trong chương trình giáo dục phổ thông là một môn học
thuộc nhóm khoa học xã hội, luôn hướng đến giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình
cảm cho học sinh. Khi học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học
tập các môn khác và ngược lại. Từ đó giúp học sinh có được sự hiểu biết tổng
quát cũng như khả năng vận dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Để thực
hiện điều này yêu cầu người giáo viên phải linh hoạt trong tổ chức dạy học theo
hướng “tích hợp, liên môn” một cách khéo léo để kiến thức môn Ngữ văn khi
kết hợp với các môn học khác không trở nên thô kệch, nhàm chán mà giúp các
em luôn thấy được cái “chân - thiện – mĩ” để hoàn thiện mình hơn. Đây chính là
lý do chọn đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài Chiếc lá cuối
cùng (Ngữ văn 8, tập 1), để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng


dạy của bản thân tôi.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy Chiếc lá cuối cùng (Ngữ văn 8,
tập 1) là nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập và phát
triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào học môn Ngữ Văn của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy Chiếc lá cuối cùng (Ngữ
văn 8, tập 1) tổng kết quá trình tự học, tự bồi dưỡng của bản thân về dạy học
tích hợp trong môn Ngữ văn lớp 8 ở trường PTDT Bán trú THCS Sơn Điện
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp cận học sinh; tiếp cận tác phẩm.
1


- Nghiên cứu tài liệu; thực nghiệm.
- Phân tích; đối chiếu; tổng hợp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, tăng cường sự vận dụng kiến thức giữa các môn học
khác nhau vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Vì vậy tích hợp kiến thức liên
môn trong dạy học Văn, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy –
học Văn thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách
chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của
mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? Làm thế nào để
học sinh có thể thấy được trong Văn có văn hóa, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc và hội
họa; có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống,
mãi lung linh tỏa sáng, thấm nhuần vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không
chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo
viên dạy Ngữ văn.

2.2. Thực trạng của vấn đề.
Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là
câu chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến và được giáo viên thực hiện lâu
nay. Nhưng vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học
sinh cùng hưởng ứng, cùng làm. Nhưng chúng ta cần chọn lựa nội dung, chủ đề
tích hợp giữa các môn học sao cho phù hợp, tránh sự sai lệch sẽ làm mất đi giá
trị của môn học.
Đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài Chiếc lá cuối cùng
(Ngữ văn 8, tập 1) là một trong những kinh nghiệm mà bản tôi đã đúc kết trong
quá trình giảng dạy của mình, và là một vấn đề hữu dụng trong công tác dạy học mới. Bởi vấn đề đặt ra trong văn bản này là giáo dục học sinh cần sống có
trách nhiệm với bản thân và có tinh thần tương thân, tương ái, tình yêu thương
con người, tình bạn trong sáng và cách chia sẻ, đối xử với những người có cuộc
sống bất hạnh trong xã hội.
2.3. Biện pháp và cách tổ chức thực hiện:
2.3.1. Biện pháp tiến hành:
- Hình thức:
+ Thực nghiệm SKKN trên lớp 8A, trường PTDT Bán trú THCS Sơn
Điện.
+ Dạy theo phương pháp chung ở lớp 8B, trường PTDT Bán trú THCS
Sơn Điện để đối chiếu.
- Bài dạy: Tiết 33+34: Văn bản: Chiếc lá cuối cùng.
2.3.2. Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch thiết kế bài học, tư liệu liên quan,
thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả.

2


Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức
các môn học Địa lí, Âm nhạc, Giáo dục công dân, Mĩ thuật… báo cáo kết quả

(có thể sưu tầm cá nhân, trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm).
Bước 3: Thực nghiệm (thực hiện tiết dạy trên lớp 8A)
Bước 4: Trao đổi, thảo luận. góp ý thông qua sinh hoạt chuyên môn của
nhóm Văn, tổ Khoa học xã hội.
Bước 5: Rút kinh nghiệm.
2.3.3. Minh hoạ bài dạy:
Tiết 33+34: Văn bản: Chiếc lá cuối cùng.
1. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Giúp học sinh khám phá những nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của
nhà văn Mỹ O - Hen - ri; rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của
tác giả đối với những nỗi bất hạnh của con người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, cách kể chuyện hấp dẫn từ việc tạo tình
huống truyện.
- Tích hợp bộ môn Địa lí, Giáo dục công dân, Âm Nhạc, Mĩ thuật.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự qua thể loại truyện ngắn và diễn
biến tâm lý nhân vật.
* Tư tưởng:
Qua bài học, giáo dục học sinh cần sống có trách nhiệm với bản thân và
có tinh thần tương thân, tương ái, tình yêu thương con người, tình bạn trong
sáng những người có cuộc sống bất hạnh trong xã hội.
*Phát triển năng lực học sinh:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực
thưởng thức văn học.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tài liệu, giáo án.
- Máy chiếu, máy tính, loa.
- Hình ảnh tuyên truyền về tình yêu thương, tinh thần tương thân, tương ái.


3


3. Hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp.
Giới thiệu bài bài mới.
Bằng kiến thức đã học ở môn Địa lí 7 và kết hợp các hình ảnh trên máy
chiếu em hãy giới thiệu một vài nét về đất nước Mỹ.

Bản đồ nước Mĩ

Thủ đô Washington

Thành phố NewYork với tượng
Đảo Key West- Florida
nữ thần tự do
Giáo viên: Mỹ là một quốc gia rộng lớn, giàu có với nhiều phong cảnh
đẹp nên thơ như: Công viên Washington hoa lệ, thành phố NewYork với tượng
nữ thần tự do, vẻ đẹp thơ mộng ở đảo Key West- Florida....Vì thế khi nhắc đến
nước Mỹ chắc hẳn không ai không một lần mơ ước được đặt chân đến chốn
thiên đường này. Nhưng có ai biết được bên cạnh công viên hoa lệ kia vẫn còn
có những cảnh đời bất hạnh của những con người nghèo khổ. Điều này đã được
nhà văn Ohen- ri tái hiện lại trong tác phẩm truyện Chiếc lá cuối cùng. Và hôm
nay cô trò ta sẽ tìm hiểu những cảnh đời đó qua: Văn bản Chiếc lá cuối cùng.
4


Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:

I. Giới thiệu tác giả - tác
? Theo dõi phần chú thích SGK kết hợp với phẩm.
hiểu biết của mình em hãy trình bày vài nét về Chú thích (SGK)
nhà văn Ohen-ri.

Chân dung nhà văn Ohen-ri
- Yêu cầu đọc : Chú ý phân biệt lời kể, tả của II. Đọc - tóm tắt văn bản.
tác giả với những câu đặt trong dấu ngoặc kép. 1. Đọc - hiểu từ khó.
+ Lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơmen
đọc giọng rưng rưng cảm động nghẹn ngào.
- Lưu ý chú thích 1, 2, 3, 4, 6, 7.

Hình ảnh cây thường xuân
- Gọi HS Tóm tắt nội dung đoạn trích.
2. Tóm tắt văn bản.
Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi là những họa sĩ
nghèo, sống ở trong một khu phố tồi tàn phía
5


tây Oashinhtơn. Mùa Đông lạnh giá Giôn- xi
mắc bệnh viêm phổi, cô tin chắc rằng khi
chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cô
sẽ lìa đời. Xiu nói điều này với cụ Bơ-men và
hai người rất lo lắng. Mặc cho Xiu hết lòng
chăm sóc, Giôn-xi vẫn bướng bỉnh giữ ý nghĩ
kì quặc ấy. Nhưng lạ thay, sau một đêm mưa
gió dữ dội, ngày sau nữa, chiếc lá vẫncòn đó.
Điều này khiến Giôn- xi thoát khỏi ý nghĩ về
cái chết. Xiu cho Giôn- xi biết chiếc lá cuối

cùng là bức tranh do cụ Bơ- men đã bí mật vẽ
trongmột đêm mưa gió để cứu Giôn- xi, trong
khi đó chính cụ chết vì bị bệnh viêm phổi.
Hoạt động 2:
? Truyện gồm những nhân vật nào? Ai là nhân
vật chính?
- HS trả lời:
- GV chốt: Truyện gồm các nhân vật Xiu,
Giôn-xi, cụ Bơ-men. Xiu và Giôn-xi được
nhắc đến suốt trong truyện, cụ Bơ-men chỉ
được nói đến ở giữa truyện, nhưng là nhân vật
quyết định giá trị của tác phẩm.
? Hoàn cảnh của nhân vật Giôn-xi được giới
thiệu như thế nào? (công việc, nơi ở, tình trạng
sức khỏe của cô...)
- HS trả lời:
- GV chốt: Giôn-xi là một họa sĩ nghèo, còn
trẻ. Sống trong một căn hộ nhỏ thuê ở cạnh
công viên Oa-sinh-tơn cùng với người bạn là
Xiu. Cô bị bệnh sưng phổi.
?Tại sao Giôn –xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn
tấm mành và thều thào ra lệnh : “kéo nó lên”?
- HS trả lời:
- GV chốt: Do tình trạng sức khỏe của cô yếu
ớt, gần như đã cạn kiệt, cô gắn cuộc đời mình
giống như chiếc lá cuối cùng kia. Vì thế cô
muốn chị Xiu giúp mình để nhìn xem chiếc lá
cuối cùng bên cửa sổ đã rụng hay chưa.
? Câu nói : “Đó là chiếc lá cuối cùng…hôm
nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ

chết”. Em hiểu gì về tình trạng tinh thần của
Giôn - xi qua câu nói trên?
-HS trả lời:

III. Phân tích văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng của
Giôn – xi

- Nghề nghiệp: Là họa sĩ
nghèo, còn trẻ.
- Sống trong một căn hộ nhỏ
thuê ở cạnh công viên Oasinh-tơn.
- Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi,
tình trạng sức khỏe yếu ớt, gần
như cạn kiệt

-> tuyệt vọng và không muốn
sống.

6


-GV chốt: Cô tuyệt vọng và không muốn sống
? Điều này có đáng trách không? Tại sao?
- HS trả lời:
- GV chốt: Đáng trách vì cô không biết vươn
lên; nhưng cũng đáng thông cảm vì hoàn cảnh
cô quá nghèo.
Tích hợp giáo dục Kĩ năng sống cho HS:
? Trong hoàn cảnh đó em cần phải làm gì?

- HS trả lời.
- GV chốt - Giáo dục học sinh KNS: Chúng ta
cần phải có nghị lực, vượt lên hoàn cảnh khó
khăn để chiến thắng bản thân mình.
GV: Trình chiếu một số hình ảnh minh họa về
nghị lực sống ở Việt Nam và trên thế giới.

Hình minh họa nghị lực sống

Niềm hạnh phúc gia đình Nick
7


? Nguyên nhân nào quyết định trạng thái hồi
sinh của Giôn – xi?
- HS trả lời:
- GV chốt: Từ chỗ chỉ mong đến cái chết,
không muốn ăn đến chỗ muốn xin tí cháo, chút
sữa pha ít rượu đỏ và muốn ngắm lại mình
trong gương, mơ ước vẽ được vịnh Na-plơ vì
sau một đêm mưa gió phủ phàng, chiếc lá cuối
cùng vẫn gan góc chống lại thiên nhiên khắc
nghiệt bám trụ trên cành; điều này trái ngược
hoàn toàn với nghị lực yếu đuối của cô.
+ Giôn - xi vượt qua cái chết nhờ chiếc lá
mong manh chứa đựng một sức sống bền bỉ,
mãnh liệt.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tác giả sử
dụng trong đoạn này?
- HS trả lời:

- GV chốt:
Hết tiết 33 => chuyển tiết 34
Chuyển ý:
? Mỗi lần phải đối diện với cây thường xuân,
tâm trạng của Xiu như thế nào? Vì sao Xiu lại
có tâm trạng như thế?
- HS trả lời:
- GV chốt: Xiu lo sợ vì nếu chiếc lá thường
xuân rụng thì cũng có nghĩa là Giôn-xi, người
bạn thân thiết của cô cũng sẽ chết.
? Trong đoạn truyện, tình thương yêu của Xiu
đối với Giôn – xi được thể hiện như thế nào?
- HS trả lời: Thể hiện qua lời nói, cô gọi Giônxi “ em thân yêu, thân yêu”; qua cử chỉ: nấu
cháo gà đút cho Giôn- xi ăn.
- GV nhận xét, chốt ý.
? Vì sao Xiu lại có khuôn mặt hốc hác, tiều tụy
như vậy?
- HS trả lời: Phần vì phải thường xuyên thức
đêm để chăm sóc cho Giôn xi; phần lại lo lắng
cho Giôn-xi.
? Qua những việc làm của Xiu chứng tỏ cô là
người như thế nào?
- HS trả lời:
- GV chốt ý: Xiu có trái tim nhân hậu, giàu
yêu thương và một tình bạn thủy chung, cao

-> Thay đổi: Sáng hôm sau, cô
vẫn thấy chiếc lá thường xuân
trên cành--> nghị lực sống của
cô hồi sinh.


=> Diễn biến tâm trạng nhân
vật thay đổi; tình huống truyện
bất ngờ -> Chủ đề đoạn trích
rõ ràng hơn.
Hết tiết 33 => chuyển tiết 34
2. Tình thương của Xiu

- Xiu có trái tim nhân hậu,
giàu yêu thương và một tình
8


đẹp.
Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân:
? Bằng kiến thức môn GDCD ở lớp 7, Bài 5:
Yêu thương con người; lớp 8, bài 15: Xây
dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. Em có
suy nghĩ gì về sự quan tâm và tình thương yêu
giữa người với người trong cuộc sống?
- HS trả lời:
- GV chốt ý: Điều đó rất cần trong cuộc sống
của chúng ta.
GV liên hệ, giáo dục Kĩ năng sống cho HS:
? Em đã từng sống, đối xử như thế nào với bạn
bè của mình? Nêu suy nghĩ của em về một tình
bạn đẹp?
- HS trả lời:
- GV nhận xét chốt ý.
Tích hợp dọc kiến thức môn Ngữ văn.

? Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về
tình thương yêu giữa người với người?
- HS trả lời:
- Thương người như thể thương thân.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- GV chốt ý => Chuyển ý.
? Đọc văn bản, em hiểu sự hồi sinh của Giônxi là do đâu?
- HS trả lời: Do chiếc lá cụ Bơ-men vẽ giống
như thật.
? Hoàn cảnh cụ Bơ-men được tác giả giới
thiệu như thế nào?
- HS trả lời:
- GV chốt: Bơmen là một hoạ sĩ già đã ngoài
60, râu xồm, kiếm ăn bằng nghề ngồi làm mẫu
cho các hoạ sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ được một
kiệt tác nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa
thực hiện được, có lẽ vì vậy mà cụ uống rượu
nặng…
? Qua các chi tiết trên, em có nhận xét gì về cụ
Bơ-men?
-HS trả lời - GV chốt.
? Sau khi nghe Xiu kể về bệnh tình của Giônxi, cụ Bơ-men đã có hành động gì?

bạn thủy chung, cao đẹp.

3. Cụ Bơ-men và kiệt tác
Chiếc lá.
* Cụ Bơ-men.


- Tuổi: Ngoài 60
- Nghề: Họa sĩ nhưng chỉ
chuyên làm mẫu vẽ cho các
họa sĩ khác.
- Mơ ước: Vẽ được một kiệt
tác
-> Là người họa sĩ chân chính,
có ước mơ cao đẹp.

9


-HS trả lời: Sợ sệt ngó ra cửa sổ, nhìn cây
thường xuân, không nói năng gì.
? Vì sao cụ lại có hành động như thế? Hành
động đó nói lên điều gì?
-HS trả lời: Nói lên lòng yêu thương, lo lắng
cho Giôn-xi. Có lẽ trong thâm tâm cụ đang
nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu
sống Giôn-xi.
? Qua đó, em thấy cụ Bơ-men là người như thế - Là người cao thượng, giàu
nào? Có đức tính gì đáng quý?
đức hi sinh.
- HS trả lời:
- GV chốt: Qua các chi tiết này cho ta thấy cụ
thật cao thượng, quên mình vì người khác, cứ
lẳng lặng mà làm, không hề cho Xiu biết ý
định của mình.
? Theo em việc chiếc lá thường xuân còn đó

và cái chết của cụ Bơ-men có liên quan với
nhau không? Chi tiết nào cho thấy điều đó?
Kết cục sự việc ra sao?
- HS trả lời:
- GV chốt: Các sự việc liên quan với nhau.
Chi tiết: Giày và áo cụ ướt sũng. Một chiếc
đèn bão vẫn còn thắp sáng có màu xanh và
màu vàng trộn lẫn vài chiếc bút lông rơi rụng
với một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để
của nó. Cụ chết vì bị nhiễm lạnh, sưng phổi.
- GV: Trình chiếu tranh minh họa.

Tranh minh họa cụ Bơ-men vẽ chiếc lá
trong đêm mưa tuyết
10


? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ
vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết mà
đợi đến cuối đoạn trích Xiu mới kể cho Giônxi?
- HS trả lời: Nhằm tạo tình huống bất ngờ cho
Giôn –xi và người đọc.
- GV chốt => Chuyển ý.
- GV trình chiếu tranh minh họa.

Tranh minh họa chiếc lá cuối cùng
? Vì sao có thể nói Chiếc lá là một kiệt tác?
- HS thảo luận nhóm (3 phút)
- Đại diện HS trả lời.
- Gv nhận xét, chốt: Tấm lòng vị tha là động

lực giúp nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm có giá
trị. Giá trị của nghệ thuật chân chính đôi khi
phải đánh đổi bằng cả tính mạng của người
nghệ sĩ. Bức tranh chiếc lá đó trả lại cho đời
sự sống của một họa sĩ trẻ.
? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể
của Xiu mà không để Giôn-xi có phản ứng gì
thêm?
- HS.
-GV: Như vậy truyện sẽ có dư âm để lại trong
lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán.
Truyện sẽ kém hấp dẫn nếu nhà văn cho chúng
ta biết cụ thể Giôn-xi đang nghĩ gì khi nghe
Xiu kể lại cái chết và việc làm cao cả của cụ
Bơ-men.
? Nếu em là Giôn-xi, em sẽ có tâm trạng như
thế nào?
- HS tự bộc lộ.

* Kiệt tác Chiếc lá cuối cùng:
- Chiếc lá vẽ giống như thật->
là một kiệt tác.
+ Chiếc lá được vẽ trong điều
kiện khắc nghiệt.
+ Chiếc lá được vẽ bằng tình
yêu thương và đức hi sinh cao
cả của cụ Bơ-men.
+ Nó đem lại sự sống cho
Giôn – xi.
-> Giá trị nhân sinh cao cả.


11


- GV chốt => Chuyển ý.
? Theo em giá trị nghệ thuật đặc sắc trong
đoạn trích truyện là gì?
- HS trả lời: Nghệ thuật đảo ngược tình huống.
? Em hãy chứng minh điều đó?
HS trả lời:
- TH1: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng, tuyệt
vọng muốn chết -> đã thoát khỏi cái chết, khỏe
mạnh, yêu đời.
- TH2: Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh -> bị sưng
phổi và chết.
GV giáo dục KNS cho HS
? Đọc văn bản em hiểu những điều sâu sắc nào
về tình cảm con người? Vai trò của nghệ thuật
chân chính?
- HS trả lời.
- GV chốt: + Tình cảm yêu thương cao cả,
lòng nhân ái, sự bao dung, giàu đức hi sinh
biết sống vì người khác.
+ Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình
yêu thương, vì sự sống của con người.
? Vậy giá trị nội dung của truyện là gì?
- HS trả lời.
- GV chốt: Ca ngợi tình yêu thương cao cả
giữa những con người nghèo khổ.
Hoạt động 3: Củng cố.

GV liên hệ, giáo dục tư tưởng cho HS:
Trong cuộc sống của chúng ta cũng có rất
nhiều tấm lòng yêu thương, giúp đỡ con
người.

III.Tổng kết
1.Nghệ thuật:
Đảo ngược tình huống gây
bất ngờ, hứng thú cho người
đọc.

2.Nội dung.
Ca ngợi tình yêu thương cao
cả giữa những con người
nghèo khổ.

12


Tích hợp môn Âm nhạc.
GV cho HS nghe bài hát Để gió cuốn đi của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
IV. Hướng dẫn học ở nhà
- Tích hợp kiến thức Mĩ thuật.
Bằng kiến thức mĩ thuật em hãy vẽ lại bức
tranh Giôn-xi lúc hồi sinh nằm trên giường
nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng qua
khung cửa sổ.

13



Tranh minh họa Giôn-xi lúc hồi sinh
- Học và chuẩn bị bài Chương trình địa
phương.
Trên đây là một tiết dạy minh hoạ mà tôi rút ra được trong quá trình
nghiên cứu và giảng dạy, tuy chưa được triệt để nhưng phần nào đã đáp ứng
được mục tiêu của đề tài. Bởi với môn Ngữ Văn nói chung, phần văn học nước
ngoài nói riêng, các kiến thức về Văn hóa, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc,
Mĩ thuật luôn xuất hiện đan xen trong từng khía cạnh, từng phần của mỗi văn
bản. Do đó, dạy học Văn buộc phải có hiểu biết về tư tưởng, thẩm mĩ phù hợp
với từng thời đại, đồng thời phải am hiểu về lịch sử, địa lí, văn hóa vùng miền,
phong tục tập quán, ý thức hệ xã hội.
2.4. Hiêu quả và bài học kinh nghiệm:
Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài Chiếc lá cuối cùng (Ngữ Văn
8, tập 1) tạo được sự hứng thú, chủ động cho học sinh, giúp các em có thói quen
và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có
để giải quyết một vấn đề mới. Vì vậy mà tiết học cũng trở nên sinh động không
bị nhàm chán. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng muốn hướng tới.
2.4.1. Kết quả thực hiện:
Năm học 2017 – 2018 với 2 lớp dạy. Tôi đã thu được những kết quả khác
nhau. Đặc biệt ở lớp 8A có sự chuyển biến rõ nét.
- Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu.
- Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu,
vận dụng, tích hợp kiến thức.
- Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài hiểu biết kiến thức cũng được
nâng lên.
- Sau đây là bảng tiêu chí đánh giá kết quả thông qua khảo sát độ tin cậy,
nắm vững kiến thức.


14


+ Đánh giá theo tiêu chí hứng thú tích cực:
Đánh giá

Lớp

Tổng số
HS

Hứng thú

Có hứng thú

Chưa hứng thú

8A

28

20

8

0

8B

29


15

11

3

+ Kết quả nắm vững kiến thức:
Lớp

Tổng số HS

8A
8B

28

Giỏi
4

Khá
14

21

1

10

Xếp loại

TB
10
18

Yếu
0

Kém
0

0

0

2.4.2. Bài học kinh nghiệm:
Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài Chiếc lá cuối cùng (Ngữ văn 8,
tập 1) giúp cho học sinh có hứng thú trong học tập, tăng cường vận dụng kiến
thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức
một cách máy móc. Để làm được điều này, ban đầu giáo viên có thể có chút khó
khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác
(Văn hóa, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật,...) Tuy nhiên khó khăn
này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng. Bởi trong quá trình dạy học
môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có
liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức
liên môn đó. Đồng thời với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò
của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức,
kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì
vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối
hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học tích hợp kiến thức liên môn
không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong

môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng
sư phạm cho giáo viên.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Nhìn chung SKKN đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình, đạt quả
trong cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp do ngành tổ chức. Đã góp phần
không nhỏ trong công tác tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân tôi. Điều này giúp
học sinh tích cực, chủ động bước đầu sáng tạo và có thói quen học tập chủ động.
Hơn nữa SKKN tạo cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm thế nào để nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung, giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn
học. Đơn giản hóa được khâu thiết kế bài giảng, chủ động trong chọn phương

15


pháp, phương tiện dạy học. Và quan trọng nhất là làm cho các tác phẩm văn học
nước ngoài trở lên gần gũi, hấp dẫn hơn với học sinh.
3.2. Kiến nghị:
- Với phòng giáo dục: Những SKKN đạt kết quả cần được áp dụng vào
thực tế giảng dạy nhiều hơn.
- Với nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu, động lực của mỗi
giáo viên, học sinh và cần có sự khích lệ đối với những đề tài đã đạt hiệu quả từ
cấp huyện trở lên.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Sơn Điện, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN là do bản thân
tự nghiên cứu, đúc rút từ kinh nghiệm và
đã được thực dạy trên lớp, không sao chép

của người khác. Nếu sai, Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Thơm

16


Tài liệu Tham khảo:
- SGK Địa lí lớp 7. Nxb Giáo dục Việt Nam.
- SGK GDCD lớp 7. Nxb Giáo dục Việt Nam.
- SGK GDCD lớp 8. Nxb Giáo dục Việt Nam.
- SGK, sách hướng dẫn, thiết kế bài giảng Ngữ Văn lớp 8, tập 1. NXb Giáo dục
Việt Nam.
- Tài liệu về giáo dục kĩ năng sống.
- Tranh ảnh, vi deo bài hát.

17


Mục lục:
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Biện pháp tiến hành và cách tổ chức thực hiện:
2.3.1. Biện pháp tiến hành
2.3.2. Cách tổ chức thực hiện
2.3.3. Minh hoạ bài dạy
2.4. Hiệu quả và bài học kinh nghiệm
2.4.1. Kết quả thực hiện
2.4.2. Bài học kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
14
14
15
15
15
16
17

18




×