Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Văn hóa ứng xử của học sinh trường trung học phổ thông lam kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.74 KB, 33 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn hóa ứng xử là một đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con
người, là điều kiện cơ bản trong sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân
cách của cá nhân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội ngày càng văn
minh thì nhu cầu về giao tiếp, ứng xử cũng đòi hỏi ngày càng cao. Có thể nói
ứng xử một cách có văn hóa thông minh, khôn khéo, tế nhị, có hiệu quả được
coi là kĩ năng dẫn đến thành công. Nhận định về văn hóa ứng xử học đường nhà
tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam
đang ở vào cấp độ báo động đỏ”. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường
bên cạnh phần đông các em học sinh có kiến thức sâu rộng, nhanh nhạy trong
nắm bắt thông tin, có tinh thần cầu thị trong học tập, biết quý trọng thầy cô,
đoàn kết với bạn bè, sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn lên trong
học tập và trong cuộc sống. Đâu đó vẫn có một bộ phận không nhỏ các em đang
ứng xử thiếu văn hoá. Hiện tượng học sinh đánh nhau hay hệ lụy của việc yêu
đương quá sớm không còn xa lạ với lứa tuổi học sinh. Tình trạng chia rẽ lập ra
các hội chơi để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không
cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.
Tại trường PTTH Lam Kinh, bên cạnh các nam thanh, nữ tú rất thanh lịch
và có ý thức vẫn còn tồn tại một số học sinh nói tục, chửi bậy và có các hành vi
ứng xử thiếu văn hoá. Một số học sinh có quan niệm nói tục, chửi bậy là phương
pháp giảm căng thẳng. Thậm chí có học sinh cho rằng dám nói tức là dám thể
hiện “cá tính” của bản thân. Một bộ phận học sinh còn bị ảnh hưởng bởi các
thần tượng nổi tiếng với các phát ngôn gây sốc khiến các bạn lầm tưởng rằng đó
là cách gây được sự chú ý và áp dụng ngay vào bản thân. Một số bạn nữ còn tô
son đánh phấn, một số bạn nam có các kiểu tóc, cách ăn mặc gây phản cảm…
Ngoài ra còn có số ít học sinh thích thể hiện cá tính không kiểm soát được hành
vi và rất dễ bị kích động .
Thấy được thực tế đó, trường THPT Lam Kinh đặc biệt quan tâm đến việc
trang bị văn hóa ứng xử cho học sinh, là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong
giáo dục đạo đức. Việc trang bị văn hoá ứng xử cho học sinh được thực hiện ở


nhiều khâu, nhiều phía và có sự kết hợp của nhiều ban ngành như Ban giám
hiệu, hội phụ huynh, Đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm...Ngoài ra
văn hoá ứng xử còn được lồng ghép trong giảng dạy ở nhiều môn học như văn
học, lịch sử, địa lý, tiếng anh, GDCD.... Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Văn hóa
ứng xử của học sinh trung học phổ thông Lam Kinh” để tìm hiểu những thực
trạng, biểu hiện cũng như nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của học
sinh trong nhà trường. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa
ứng xử cho các em. Hy vọng được góp phần mình giúp các em có thêm kĩ năng,
ứng xử có văn hoá trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng
thời đóng góp phần mình trong việc thực hiện nét đẹp ứng xử theo truyền thống
“Tiên học lễ - hậu học văn” của nhà trường.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:

1


- Nghiên cứu về văn hóa ứng xử của học sinh trường trung học phổ thông Lam
Kinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát:
- Đối tượng: Học sinh trường THPT Lam Kinh.
- Thực hiện bằng phiếu với câu hỏi trắc nghiệm nhằm đánh giá thực trạng văn
hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường.
2.2.3. Phương pháp quan sát:
-Thực hiện quan sát từ các hoạt động học tập,vui chơi trong đời sống hàng ngày.
2.2.4. Phương pháp thống kê:
- Thống kê kết quả khảo sát dựa trên việc thu thập phiếu khảo sát từ phía học
sinh.

- Thống kê, đánh giá việc thực hiện các hành vi “chuẩn” và “lệch chuẩn” của các
em trong văn hoá ứng xử.
2.2.5. Phương pháp tìm kiếm thông tin trên nguồn internet.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Mục tiêu:
- Thực hiện được việc điều tra, khảo sát thực trạng và tìm ra nguyên nhân của
văn hoá ứng xử ở học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các hành vi “lệch chuẩn” của một
bộ phận chưa thực hiện tốt văn hoá ứng xử trong các mối quan hệ của cá nhân.
- Một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức của các bạn về văn hoá ứng xử.
3.2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về văn hóa ứng xử của học sinh trường trung học phổ
thông Lam Kinh .
- Đánh giá về thực trạng văn hoá ứng xử của học sinh trường trung học phổ
thông Lam Kinh. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi ứng xử lệch
chuẩn của các em.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các hành vi sai lệch trong văn hóa
ứng xử của học sinh và rút ra ý nghĩa của đề tài.
4. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC:
- Góp phần trang bị kĩ năng sống cho chính cá nhân.
- Nâng cao ý thức tự giác trong văn hoá ứng xử của chính bản thân.
- Nâng cao chất lượng văn hoá ứng xử cho các em học sinh trong toàn trường.
- Góp phần tạo thêm nét đẹp trong đạo đức, nhân cách của học sinh toàn trường.
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Văn hoá ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của giao tiếp có
văn hoá. Nó góp phần thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách của cá nhân
trong xã hội. Văn hoá ứng xử mang trong nó những giá trị đạo đức, thẩm mĩ phù
hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Là sự kết tinh giữa văn hóa truyền thống và
văn hóa hiện đại, giữa văn hóa dân tộc và quốc tế. Ở mỗi cá nhân, văn hoá ứng

xử chính là cái đẹp, là giá trị, cốt cách của cá nhân. Không những thế, nó còn thể
2


hiện thái độ, khuôn mẫu, kĩ năng ứng xử của cá nhân dựa trên những chuẩn mực
của xã hội nhằm hướng tới chân – thiện – mĩ.
Trường trung học phổ thông Lam Kinh đóng trên địa bàn của khu công
nghiệp Lam sơn – Sao vàng, dân cư đến từ khắp các vùng miền trên nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Vì vậy văn hóa ứng xử của các em cũng thể hiện nhiều bản
sắc phong phú. Nhiều học sinh thích ứng nhanh những nét đẹp ứng xử mà các
em được tiếp cận trong đời sống hàng ngày. Cách nói năng nhỏ nhẹ, xưng hô
thân thiện, chào hỏi lịch sự, xử lí tình huống khéo léo, tế nhị…được các em học
hỏi một cách tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một số em bị lôi kéo vào lối sống
thực dụng, đua đòi. Tự đánh mất dần những nét đẹp trong nhân cách, lối sống,
xa rời các chuẩn mực trong ứng xử. Thực tế, nếu các hành vi này không uốn nắn
kịp thời thì nhà trường không thể thực hiện tốt chức năng truyền tải những giá
trị, những tri thức quí báu và cũng không rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho học
sinh được. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa ứng xử được coi là việc làm cần thiết
khắc phục sự lệch chuẩn ngay từ khi mới bắt đầu để không lan truyền, nhân rộng
trong môi trường học tập.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trước các cơ sở mà tôi đã trình bày ở trên thì việc giáo dục, định hướng
văn hoá ứng xử cho các em học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ rất quan
trọng. Để thực sự nắm bắt được thực trạng văn hóa ứng xử trong trường tôi đã
tiến hành khảo sát 1050 học sinh toàn trường về các hành vi ứng xử ở các
phương diện sau:
2.1. Văn hóa ứng xử qua cách xưng hô:
Chúng ta được biết xưng hô là từ dùng để tự xưng mình và gọi tên người
đối diện. Tại trường THPT Lam Kinh học sinh thường sử dụng văn hoá xưng hô
rất phong phú, đa dạng. Phần lớn các em có cách xưng hô đúng yêu cầu, chuẩn

mực. Một số bạn có cách xưng hô với mọi người tùy theo tâm trạng, sự hứng thú
của bản thân. Thực tế cho thấy cách xưng hô đúng chuẩn mực bao giờ cũng sẽ
tạo ra sự gần gũi, thân thiện giúp cho mọi người dễ dàng cảm thông, thấu hiểu.
Nếu để cách xưng hô lệch chuẩn được học sinh thường xuyên sử dụng dù chỉ là
một bộ phận không nhiều thì sớm muộn nó cũng sẽ nhân rộng và làm mất dần
các giá trị đạo đức của bản thân và ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội.
Để nắm được một cách khái quát thực trạng văn hóa xưng hô của học sinh
trường THPT Lam Kinh, tôi đã thực hiện thăm dò bằng cách phát phiếu cho học
sinh trả lời các câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 1). Kết quả cho thấy số
học sinh thường xuyên xưng hô đúng mực chiếm 65.42%; Số học sinh xưng hô
đúng mực chưa thường xuyên chiếm 33.7%, số học sinh chưa bao giờ xưng hô
đúng mực chiếm 0,88%.
2.2. Văn hóa ứng xử qua cách chào hỏi:
Người Việt ta thường có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Bởi vậy, chào
hỏi rất được coi trọng, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau đồng thời thể hiện phẩm
chất, cốt cách và ý thức của cá nhân. Tại trường THPT Lam Kinh phần lớn học
sinh khi gặp giáo viên hoặc cán bộ nhân viên trong nhà trường đều chào hỏi một

3


cách lịch sự, đúng chuẩn mực. Tuy nhiên, có một số bạn còn ngại ngùng khi
chào hỏi hoặc chỉ chào hỏi một cách qua loa chiếu lệ.
Để nắm được tình hình này, tôi đã phát phiếu điều tra bằng cách cho các em
trả lời các câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 2). Kết quả cho thấy 75.80% số
học sinh thường xuyên sử dụng cách chào hỏi lễ phép; 23,99% các em chào hỏi
lễ phép nhưng chưa thường xuyên; Số học sinh chưa chào hỏi lễ phép vẫn còn
tồn tại 0,21%.
2.3. Văn hóa ứng xử qua cách khen chê:
Chúng ta biết rằng “khen và chê” là những biểu hiện của văn hóa ứng xử.

Nếu biết cách khen chê tế nhị, đúng thời điểm, đúng sự việc sẽ giúp người đó
thấy được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để họ khắc phục và tự vươn lên,
hoàn thiện mình.
Để nắm bắt được quan điểm, hành vi của các em học sinh trong văn hóa
khen chê, tôi đã thực hiện việc khảo sát (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 3).
Kết quả khảo sát về hành vi này khá tích cực, có tới 77.9% các em thường xuyên
khen chê thích hợp; 21.8% đã biết khen chê nhưng chưa thường xuyên; còn tồn
tại 0,3% các em chưa tỏ rõ thái độ khen chê thích hợp.
2.4. Văn hóa ứng xử qua lời “Cảm ơn và Xin lỗi”
Cảm ơn và xin lỗi là những nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Nếu chúng ta
biết bày tỏ thái độ cảm ơn trước sự giúp đỡ của ai đó, thái độ hối lỗi và nói xin
lỗi khi làm sai việc gì đó thì chúng ta đã biết sống có văn hóa và giàu lòng tự
trọng. Cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc sẽ giúp các
mối quan hệ thêm gắn bó, khăng khít, thấu hiểu và cảm thông hơn trong mọi
việc.
Tại trường THPT Lam Kinh ,văn hoá nói lời cảm ơn và xin lỗi được đánh
giá khá cao. Phần đa số các em đã biết bộc lộ cảm xúc qua lời cảm ơn và xin lỗi.
Để nắm rõ hơn, tôi thực hiện khảo sát bằng một số câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu
khảo sát số 4). Qua khảo sát cho thấy 75.14% học sinh thường xuyên biết nói lời
cảm ơn và xin lỗi đúng việc, đúng người; 24.65% các em chưa thường xuyên
nói lời cảm ơn và xin lỗi; tồn tại 0.21% chưa nói lời cảm ơn và xin lỗi trước các
tình huống diễn ra trong đời sống.
2.5. Văn hóa ứng xử qua cách lắng nghe:
Chúng ta biết im lặng lắng nghe người khác nói cũng là thể hiện nét đẹp
cá nhân trong văn hóa ứng xử. Mặt khác, nó còn thể hiện được giá trị nhân cách
mỗi con người trong thực tế đời sống.
Tại trường THPT Lam Kinh, văn hoá lắng nghe chưa được học sinh chú
trọng đúng mực. Trong các giờ sinh hoạt tập thể sự chú ý lắng nghe của các em
chưa nhiều. Có lúc nhiều học sinh cùng nhao nhao đề xuất ý kiến mà không để ý
đến hiệu quả. Để hiểu được nét văn hóa này tôi cũng tiến hành thăm dò ý kiến

của các em (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 5). Chỉ có 56.47% các em biết lắng
nghe lời nói của người đối diện; 42.75% các em lắng nghe những vấn đề mà các
em quan tâm, những vấn đề khác gần như các em chỉ lắng nghe một cách qua

4


loa chiếu lệ; 0,78% các em không quan tâm lắng nghe sự truyền tải thông tin từ
người khác mặc dù những thông tin đó rất hữu ích đối với các em.
2.6. Văn hóa ứng xử qua thái độ đúng giờ:
Đúng giờ cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa ứng xử của con
người, bởi nó bộc lộ lên giá trị nhân cách mỗi cá nhân. Thực hiện văn hóa đúng
giờ là biểu hiện của việc tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người xung quanh.
Nếu chúng ta thường xuyên đi muộn sẽ thể hiện lối sống ích kỉ, thiếu kỉ luật, coi
thường người khác.
Việc thực hiện nề nếp trong học tập, đi học đúng giờ luôn được đề cao. Tuy
nhiên vẫn có nhiều biểu hiện về “giờ cao su”, “giờ lệch chuẩn”... Để hiểu rõ, tôi
đã thực hiện khảo sát (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 6). Kết quả cho thấy 65.9%
các em thường xuyên thực hiện kỉ luật đúng giờ, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi đến
trường, đến lớp để thực hiện các công việc; 32,56% các em đã thực hiện việc
đúng giờ nhưng chưa thường xuyên; 1.14% chưa quan tâm đến việc đúng giờ,
đúng hẹn.
2.7. Văn hóa ứng xử trong kĩ năng xử lí tình huống:
Kĩ năng xử lí tình huống thể hiện độ nhạy bén trong văn hóa ứng xử của
mỗi con người. Em ứng xử tình huống đã phù hợp chưa? Em có hay được các
bạn khác tham khảo ý kiến trong các tình huống thường gặp phải không? Điều
đó thể hiện sự tiếp nhận các kĩ năng ứng xử của bản thân.
Văn hóa xử lí tình huống của học sinh thể hiện rất đa dạng. Tôi đã tiến
hành khảo sát quan điểm các em bằng cách phát phiếu trả lời một số câu hỏi
(Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 7). Có 51.33% học sinh có kĩ năng ứng xử tốt

trong mọi tình huống; 46.66% các em đã biết ứng xử nhưng con nhiều thiếu xót,
cần được rèn luyện uốn nắn nhiều hơn; 2.01% học sinh chưa có kĩ năng xử lí,
các em còn quá nóng nảy hoặc xử lí quá hời hợt chưa đúng với lứa tuổi.
2.8. Văn hóa ứng xử qua việc nói tục, chửi thề:
Văn hóa nói tục - chửi thề là biểu hiện sai lệch trong văn hóa ứng xử. Nếu
chúng ta mới gặp ai đó, trước khi nói chuyện, nếu họ nói tục - chửi thề thì chúng
ta sẽ không có thiện cảm với người đó.
Tại trường THPT Lam Kinh, văn hóa nói tục chửi thề vẫn còn tồn tại. Một
số bạn coi việc nói tục – chửi thề như là một thói quen cửa miệng khi có tâm
trạng không vui. Để hiểu rõ hơn về quan niệm của các em, tôi cũng thực hiện
khảo sát học sinh bằng một số câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 8). Có
54.3% các em không bao giờ sử dụng cách nói tục, chửi thề; 42,66% các em có
sử dụng nhưng không thường xuyên; 3,04% các em coi nói tục, chửi thề là câu
cửa miệng, là thói quen khó chữa.
*Tổng hợp kết quả điều tra:
Tổng hợp kết quả điều tra theo khối lớp:

Stt

Tên khối lớp

Hành vi ứng xử đúng Hành vi ứng xử chưa đúng

5


1
2
3


KHỐI 10
KHỐI 11
KHỐI 12

Số HS được
điều tra

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

360
370
320

237
251
228

65.8
67.8
71.25

123
119
92


34.2
32.2
28.75

(Nguồn điều tra thực tế)
Tổng hợp kết quả điều tra theo khối lớp thông qua biểu đồ hình tròn:

Tổng hợp kết quả điều tra theo hành vi:
T
T

1
2
3
4
5
6
7
8

Mức độ
Hành vi thực hiện
Văn hoá ứng xử qua cách
xưng hô đúng mực.
Văn hoá ứng xử qua cách
chào hỏi lễ phép.
Văn hoá ứng xử qua cách
khen chê thích hợp.
Văn hoá ứng xử qua cách

nói lời “Cảm ơn – xin lỗi”
Văn hoá ứng xử qua cách
lắng nghe
Văn hoá ứng xử qua thái
độ đúng giờ
Văn hoá ứng xử qua cách
xử lí tình huống một cách
phù hợp.
Văn hoá ứng xử qua cách
nói tục, chửi thề.

Thường
xuyên
SL
%

Thỉnh
thoảng
SL
%

687

65.42

282

796

75.80


818

Hiếm khi

Không bao
giờ
SL
%

SL

%

26.85

72

6.85

9

0.88

226

21.52

26


2.47

2

0,21

77.9

207

19.71

22

2.09

3

0.3

789

75.14

227

21.61

32


3.04

2

0.21

593

56.47

325

30.95

124

11.8

8

0.78

692

65.90

265

25.23


81

7.33

12

1.14

539

51.33

318

30.28

172

16.38

21

2.01

32

3,04

152


14.47

296

28.19 570

54.3

(Nguồn điều tra thực tế)

6


Tổng hợp kết quả điều tra theo hành vi thông qua biểu đồ hình cột:
Tỷ lệ

Hành vi

Như vậy, sau khi tiến hành khảo sát, thu nhận các phiếu điều tra trên, tôi
nhận thấy phần lớn các em thực hiện khá tốt về văn hóa chào hỏi, văn hóa cảm
ơn - xin lỗi và văn hóa khen chê, thực hiện văn hóa xưng hô, văn hóa đúng giờ ở
mức trung bình. Đồng thời, văn hóa lắng nghe, văn hóa xử lí tình huống và quan
niệm về nói tục chửi thề còn nhiều báo động. Biểu hiện như trong giờ sinh hoạt
tập thể, các em mới chỉ chú trọng lắng nghe những nội dung văn nghệ hay
những tin nóng mang tính thời sự. Những tin tức khác chưa được chú ý, quan
tâm nhiều. Việc xử lí tình huống xung đột của học sinh cần được quan tâm và
chỉnh đốn. Chỉ cần bị bạn “nhìn đểu” hay “đụng chạm” trên Facebook thì sẽ bị
“xử đẹp” bằng việc đánh nhau hay dằn mặt. Một số bạn học sinh còn coi việc
“nói tục chửi thề” như là một cách giảm căng thẳng, stress hay thể hiện cá tính
bản thân. Trước thực trạng trên, để văn hóa ứng xử đi vào thói quen trong hành

vi của học sinh, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể, hợp lí để
tạo được môi trường văn hóa ứng xử văn minh.
3. NGUYÊN NHÂN:
3.1. Nguyên nhân chủ quan:
- Bản thân các em có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức kém, còn lơ là, đối phó.
- Chưa đề cao chú trọng việc trang bị các kĩ năng sống tích cực cho bản thân.
- Có tư tưởng chây lười, ỉ lại. Chưa thực sự trau dồi các hành vi trong văn hóa
ứng xử.
- Một số bạn do có thói quen sinh hoạt từ nhỏ không được uốn nắn kịp thời.
3.2. Nguyên nhân khách quan:
- Do các em còn thiếu sự quan tâm của gia đình. Một số gia đình bố mẹ quá bận
rộn để mưu sinh chưa quan tâm con cái đúng mực, chưa uốn nắn kịp thời những
hành vi sai lệch của con cái.
7


- Học chương trình THPT tương ứng với lượng nội dung kiến thức nhiều, sâu,
rộng hơn. Vì vậy, trong các trường học việc truyền thụ kiến thức theo yêu cầu
của chuyên môn được chú trọng. Từ đó việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống
chưa được quan tâm thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
- Một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng bởi lối sống lệch lạc của một số thanh niên
hư hỏng bên ngoài. Các em muốn cố gắng chứng tỏ cho “bằng chị, bằng anh”
nên còn tồn tại những hành vi sai lệch.
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc
giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ
trẻ, đặc biệt là học sinh. Từ đó, xây dựng một thế hệ trẻ có sức
khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và
đạo đức cách mạng, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo,
uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra, trong cuộc sống luôn chấp

hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn
bổn phận của người công dân. Do đó tôi thấy cần có một số giải
pháp như sau:
4.1. Tìm hiểu chung về văn hóa và văn hóa ứng xử.
4.1.1. Khái niệm văn hóa là gì?
Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình lao động và hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển của xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất
định
4.1.2.Văn hóa ứng xử là gì?
Ứng xử là gì? “Ứng xử” là từ gồm có “ứng” và “xử”. Trong đó, “ứng” là
ứng phó; “xử” là xử sự, xử lí. Vậy ứng xử là phản ứng của con người trước sự
tác động của người khác đến bản thân trong một tình huống cụ thể nhất định.
Văn hóa ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử,
nghĩa là ứng xử có văn hóa. Hành vi này bao gồm hệ thống thái độ, khuôn mẫu,
kĩ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi
trường xung quanh dựa trên những chuẩn mực của xã hội hướng tới chân – thiện
– mĩ.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con
người, được thể hiện ở lối sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người với môi
trường xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hành vi ứng xử văn
hóa của cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn
luyện và trưởng thành của cá nhân trong xã hội.
4.1.3.Yêu cầu của văn hóa ứng xử trong nhà trường THPT Lam Kinh
Tại trường THPT Lam Kinh, nhà trường luôn coi công tác giáo dục đạo
đức là yếu tố cốt lõi trong công tác giáo dục. Đặc biệt trong văn hóa ứng xử của

8



học sinh toàn trường việc đặt ra những yêu cầu nhất định để giữ gìn và phát huy
truyền thống của nhà trường được thể hiện khá rõ nét. Cụ thể:
4.1.3.1.Đối với giáo viên, nhân viên nhà trường, khách đến thăm hoặc làm
việc với nhà trường:
-Khi giao tiếp phải đảm bảo sự kính trọng, lễ phép. Thái độ khi giao tiếp phải
lịch sự, nhã nhặn.
- Khi được hỏi hoặc trả lời phải rõ ràng, đảm bảo trật tự trên – dưới.
-Câu hỏi và câu trả lời phải ngắn gọn, có thưa gửi, cảm ơn.
4.1.3.2.Đối với bạn bè:
-Trong xưng hô phải thân mật, cởi mở, trong sáng.
-Trong quan hệ bạn bè phải đảm bảo tôn trọng, thân thiện.
-Không nên phân biệt đối xử, không nên kì thị với bạn.
4.1.3.3.Đối với môi trường xung quanh:
-Ứng xử khi tham gia sinh hoạt chung phải đúng giờ, tuân thủ các nội quy, quy
tắc chung của trường, lớp.
-Ứng xử ở nơi công cộng phải đảm bảo cử chỉ đúng mực, hành động thích hợp.
-Ứng xử khi nghe giảng bài trong lớp phải đảm bảo tư thế, tác phong nghiêm
túc, trật tự, tôn trọng thầy cô và bạn bè.
Như vậy, trong bất cứ mối quan hệ nào học sinh biết mình nên ứng xử
đúng mực, suy nghĩ kĩ trước mọi hành vi ứng xử và ngôn ngữ ứng xử. Lối sống
chuẩn mực, được rèn luyện dần dần và thực hiện trong đời sống hàng ngày để
trở thành thói quen của cá nhân.
4.2.Định hướng về văn hoá ứng xử cho học sinh thông qua các hoạt động
chung của các tổ chức, đoàn thể.
4.2.1. Về phía nhà trường:
- Nhận thức rõ sự cần thiết của văn hoá ứng xử trong nhà trường, coi mục tiêu
giáo dục đầu tiên của nhà trường là “Tiên học lễ, hậu học văn”.
- Thực hiện tốt qui chế chuyên môn trong việc lồng ghép nội dung văn hoá ứng

xử trong các môn học.
- Thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học
sinh toàn trường.
- Quản lí chặt chẽ việc thực hiện nề nếp, kỉ cương của học sinh.
- Xây dựng các qui tắc, chuẩn mực hành vi về văn hoá ứng xử cho học sinh
trong toàn trường. Coi việc thực hiện văn hoá ứng xử là tiêu chí đánh giá, xếp
loại thi đua của lớp. Cũng là tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh.
(Phụ lục 2 – Mẫu A).
- Hàng tháng, học kì biểu dương các em có kết quả rèn luyện tốt và phê bình các
em chậm tiến cũng mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động thi đua.
4.2.2.Về phía Đoàn thanh niên:
- Xây dựng nội dung văn hoá ứng xử và đưa vào các chủ điểm sinh hoạt của
từng tháng, từng kỳ. (Phụ lục 2 – Mẫu B).

9


- Tổ chức các diễn đàn, các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ sinh hoạt để trau
dồi kiến thức về văn hoá ứng xử cho học sinh.
- Lồng ghép văn hoá ứng xử trong các cuộc thi, các diễn đàn văn nghệ, các giờ
sinh hoạt tập thể…để bộc lộ văn hoá ứng xử của các em.
- Thành lập ban tư vấn học đường giải đáp những thắc mắc của học sinh về văn
hoá ứng xử trong học đường.
4.2.3. Về phía các hoạt động tại địa phương:
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động xây dựng quê hương theo nếp sống văn
hoá. Đặc biệt vào các dịp nghỉ hè như: Dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, các
hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao trong dịp lễ ngày 2 – 9…
- Trong năm học, xây dựng các chủ đề sinh hoạt ở địa phương theo tháng. Duy
trì và tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều phong trào chung như: uống
nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm

lá rách”….
- Các cán bộ thôn, khu nên có các hoạt động tuyên dương, tôn vinh những học
sinh có ý thức tốt trong việc học tập và thực hiện lối sống vì cộng đồng theo nếp
sống văn hoá như trao thưởng cho các em thành tích cao, tham gia các hoạt động
đều đặn và có hiệu quả. Từ đó tạo tiếng vang về đạo đức lối sống để các em luôn
nỗ lực cố gắng.
- Phê phán mạnh các hành vi đi ngược với mục đích, lí tưởng trong nếp sống văn
hoá của địa phương.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ từ gia đình đến nhà trường và xã hội.
4.3. Định hướng về văn hoá ứng xử cho học sinh từ đơn vị lớp học:
4.3.1. Từ phía giáo viên chủ nhiệm:
- Bản thân các giáo viên chủ nhiệm cần phải mẫu mực trong đạo đức, tác phong,
lối sống. Là tấm gương sáng về văn hoá ứng xử cho học sinh noi theo.
- Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm là người nắm bắt cụ thể, sâu sắc nhất hành vi
của học sinh. Vì vậy phải khen chê, phê bình đúng mực, kịp thời để các em điều
chỉnh hành vi.
- Đề ra những biện pháp xử lí nghiêm khắc với những học sinh vi phạm văn hoá
ứng xử với thầy cô giáo và nhân viên trong nhà trường, với bạn bè.
- Khéo léo tuyên truyền để học sinh hiểu được những cái hay, cái đẹp, cái chuẩn
mực, cái chưa chuẩn mực trong thái độ, lời nói, hành vi của lứa tuổi các em.
- Xây dựng các tiêu chí để cá nhân học sinh tự đánh giá, giáo viên chủ nhiệm sẽ
lấy đó làm căn cứ đánh giá, xếp loại học sinh. (Phụ lục 2 – Mẫu C).
4.3.2. Từ phía phụ huynh học sinh:
- Dành thời gian để đôn đốc, kiểm tra, theo dõi sự biến đổi trong giao tiếp, cách
cư xử và hành vi của con.
- Định hướng và giáo dục những giá trị của văn hoá ứng xử phù hợp với con cái.
- Cha mẹ là tấm gương trong văn hoá ứng xử để con cái học tập và làm theo. Vì
vậy cha mẹ nên thể hiện văn hoá ứng xử phù hợp với các mối quan hệ của bản
thân.


10


- Khuyến khích con cái thực hiện văn hoá ứng xử lịch sự, đúng chuẩn mực.
- Thiết lập các chuẩn mực của văn hoá ứng xử trong gia đình phù hợp với chuẩn
mực đạo đức xã hội.
- Phê phán, xử phạt con nếu có hành vi ứng xử không đúng.
4.3.3.Từ phía bản thân học sinh:
- Nâng cao ý thức tự giác rèn luyện về đạo đức, lối sống.
- Xây dựng văn hoá ứng xử theo nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của bản thân.
Khiêm tốn, nhã nhặn
- Phê bình, góp ý và chỉ ra những hành vi sai lệch trong văn hoá ứng xử của bạn
bè, người thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện thói quen trong văn hoá
ứng xử. Nói đi đôi với làm, luôn phấn đấu hoàn thiện bản thân.
- Trung thực trong đánh giá các mặt đạo đức của cá nhân theo tháng, theo kỳ.
(Phụ lục 2 – Mẫu C).
4.4. Lồng ghép văn hoá ứng xử cho học sinh trong các môn học:
Hiện nay trong các môn học đều hướng tới việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh. Vì vậy việc định hướng văn hoá ứng xử trong giảng dạy là thật sự cần
thiết. Cụ thể:
4.4.1. Môn văn:
Văn học là nền tảng của văn hoá ứng xử. Chúng ta đã biết văn học là nhân
học, là “túi khôn” giúp cho mỗi cá nhân trưởng thành và khôn lớn. Học văn giúp
chúng ta nhận thức được cái hay, cái đẹp, cái chuẩn mực trong cuộc sống. Ngoài
việc mở mang nhiều kiến thức về xã hội văn học còn kết tinh những tinh hoa
văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời
đại. Học văn học còn giúp chúng ta cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh
quen thuộc, gần gũi của cuộc sống. Khi chúng ta học được cách quan sát, lắng
nghe chúng ta sẽ mở rộng tâm hồn mình, và đón nhận những món quà bất ngờ.

Văn học còn giúp ta biết về nguồn cuội, gốc rễ. Mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi
tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu sắc. Đó là các bài học về đạo
đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu của ông cha và những người
đi trước. Nó cho chúng ta hiểu rõ rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng
không phải dễ dàng mà có được. Có thể nói, học văn học chính là giúp chúng ta
học cách làm người. Chúng ta nên có thái độ biết ơn những người đi trước và
hãy sống cho thật xứng đáng. Học văn là học cách đồng cảm với người khác.
Trong văn học ẩn chứa trong đó những câu truyện, những cuộc đời hạnh phúc,
khổ đau, hay cùng quẫn. Khi chúng ta học những bài văn như vậy ta sẽ thấy
cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau của họ. Từ đó giúp chúng ta biết trân quý
những điều tốt đẹp và biết căm thù cái ác, cái xấu diễn ra trong cuộc sống. Vì
vậy, học văn học là học văn hoá ứng xử đa chiều trong các mối quan hệ của cá
nhân.
4.4.2. Môn GDCD:
Trong nhà trường trung học phổ thông, nhiệm vụ giáo dục tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh được đề cập ở tất cả các môn học.
11


Nhưng chỉ có môn GDCD mới có thể giáo dục trực tiếp cho học sinh những tri
thức theo một hệ thống xác định, toàn diện về thế giới quan và nhân sinh quan.
Có thể nói, không một môn học nào lại sát với đời sống thực tế như môn GDCD.
Các tri thức môn GDCD bao quát rất rộng ở nhiều phương diện của đời sống xã
hội. Mỗi một lĩnh vực của bộ môn GDCD trong trường phổ thông trung học đều
nhằm vào mục tiêu chung là đào tạo ra những lớp người vừa có trí tuệ, năng lực
vừa có phẩm chất đạo đức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nguồn nhân
lực. Môn GDCD đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách
học sinh. Bởi lẽ, môn GDCD đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo duc đạo đức
cho các em. Hình thành cho các em những tri thức, niềm tin đạo đức, từ đó thể
hiện các hành vi đạo đức, và động cơ đạo đức tương ứng. Chính vì vậy, ngay từ

đầu chúng ta phải hướng các em học sinh đến những quan điểm đạo đức đúng
đắn, phù hợp để có những thói quen đạo đức tốt. Giáo viên trực tiếp là người
uốn nắn những tư tưởng sai lệch của học sinh, chỉ ra cho các em cái gì là đúng,
là phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, điều gì là chưa đúng để các em
kịp thời sửa chữa. Trong cuộc sống biết nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách
quan, bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống, có thái độ cầu thị trong học
tập, rèn luyện, là con đường để hình thành nhân cách con người trong thời đại
mới. Môn GDCD là phương tiện hữu hiệu để giúp học sinh hình thành kỹ năng
sống, kỹ năng vận dụng những kiến thức để giải quyết vấn đề. Nhờ những kỹ
năng được học ở bộ môn này mà học sinh có thể tự tin hơn trong cuộc sống,
sống có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Như vậy, có thể nói môn GDCD giúp cho học sinh có những kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo để ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. Việc
dạy học có hiệu quả môn GDCD sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hội đang
hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. Từ đó, xây dựng môi trường văn hóa
học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa.
4.4.3. Môn lịch sử:
Môn lịch sử là môn học giúp chúng ta nắm vững tiến trình phát triển của
lịch sử dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam. Học lịch sử ta không chỉ có được
những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình mà còn góp phần bồi dưỡng
tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Biết được quá
trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha. Từ đó
biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của
mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Học sinh có hiểu được
lịch sử dân tộc mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn
về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai. Giáo dục lịch sử có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách đạo đức và tinh thần
yêu nước cho thế hệ trẻ. Thứ trưởng bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển từng nói:
“Việc dạy và học Lịch sử của các thế hệ học sinh Việt Nam sẽ làm phát triển ở
các em hứng thú và say mê tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền

thống, đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; hình thành những giá trị

12


sống và năng lực xã hội trên cơ sở những cách tiếp cận lịch sử khoa học, hiện
đại”. Như vậy, học lịch sử giúp chúng ta có cách nhìn sâu sắc hơn về truyền
thống của dân tộc ta về văn hoá ứng xử. Từ đó biết lưu giữ những nét đẹp trong
cách cư xử của người xưa và tạo nét đẹp mới mẻ cho hiện tại. Có thể nói, lịch sử
bồi dưỡng tâm hồn để chúng ta có cách nhìn thấu đáo hơn về văn hoá ứng xử.
4.4.4. Môn tiếng Anh:
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Vì vậy học tiếng
anh là chúng ta được học cách giao tiếp với người khác nói chung và với người
nước ngoài nói riêng. Học tiếng anh giúp chúng ta có thể cải thiện bản thân, cải
thiện cuộc sống và tương lai của chính mình. Mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ
hội trong học tập, giao lưu văn hoá và lựa chọn nghề nghiệp. Mặt khác, học
tiếng Anh thật sự rất quan trọng để các em có thể đi xa và học hỏi. Tiếng Anh
hiện nay đã trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu. Môn tiếng Anh là điều kiện quan
trọng để cá nhân có thể tiếp cận, cập nhật nguồn tri thức, những nét văn hóa từ
khắp nơi trên thế giới. Có tới hơn một tỷ trang Web sử dụng tiếng Anh. Thật
kinh ngạc khi chỉ cần học một ngôn ngữ là có thể khai thác hầu hết kho tri thức
ấy. Những phần mềm thông dụng nhất trên thế giới, những mạng xã hội nổi
tiếng nhất, những cổng thông tin phong phú nhất, những ví điện tử được ưa
chuộng nhất, tất cả đều được viết bằng tiếng Anh. Trước đây, khi rào cản ngôn
ngữ còn là gánh nặng đối với những người có thú vui khám phá, người ta luôn lo
lắng, băn khoăn và ngại ngùng khi đặt chân đến các quốc gia khác. Giờ đây, khi
tiếng Anh đã trở nên thông dụng, các em sẽ có cơ hội được đi nhiều nơi, làm
quen với nhiều bạn bè khắp năm châu bốn bể, nói chuyện và giao tiếp cũng như
tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của nhiều quốc gia khác nhau. Đồng

thời quảng bá được nền văn hoá của nước ta với ban bè quốc tế. Từ đó có thể
hiểu mình, hiểu người để thể hiện văn hoá ứng xử phù hợp. Cảm giác thật hài
lòng khi chúng ta biết sử dụng thành thạo tiếng Anh.
Như vậy, mỗi bộ môn khoa học mà đặc biệt là khoa học xã hội cung cấp
cho ta những hiểu biết rất cụ thể, sâu sắc về nét đẹp của văn hoá nói chung, của
văn hoá ứng xử nói riêng. Vì lẽ đó chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi để trang
bị cho mình những chuẩn mực phù hợp về văn hoá ứng xử.
4.5. Triển khai, ứng dụng văn hoá ứng xử trong các mối quan hệ ở thực tế
đời sống của học sinh trong nhà trường:
4.5.1. Văn hoá ứng xử trong mối quan hệ gia đình:
4.5.1.1. Đối với ông bà, cha mẹ
- Biết kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ bằng những thói quen hàng ngày
như: “Khi đi phải hỏi, khi về phải chào”, biết thể hiện lòng biết ơn khi được giúp
đỡ, hối lỗi nếu có thái độ, hành vi sai…
- Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ bằng những việc làm thiết thực.

13


- Biết lắng nghe trước sự góp ý, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ dù ở bất kì công
việc nào. Coi đó là kênh tham khảo đầu tiên và không thể thiếu khi quyết định
mọi công việc.
- Biết phân biệt đúng, sai trong việc thể hiện hành vi. Không vì vô ý mà làm tổn
thương đến ông bà, cha mẹ. Lên án các hành vi trái với chuẩn mực của văn hoá
ứng xử.
4.5.1.2. Đối với anh chị em
- Biết thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ anh chị em trong gia đình theo phương
châm: “Anh em như thể tay chân”.
-Thể hiện văn hoá ứng xử đúng chuẩn mực có trên có dưới, không mày – tao –
mi – tớ…

- Biết tôn trọng các mối quan hệ chung – riêng của anh chị em trong gia đình.
- Phê phán hành vi sai lệch trong quan hệ ứng xử với anh chị em.
4.5.2. Văn hoá ứng xử trong mối quan hệ nhà trường
4.5.2.1. Đối với cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường
-Biết kính trọng, lễ phép đối với cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà
trường. Thể hiện theo nguyên tắc: “tôn sư trọng đạo” trong mối quan hệ với cán
bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.
-Thể hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong ứng xử văn hoá.
- Phê phán, lên án những hành vi vi phạm đạo đức cá nhân với cán bộ giáo viên,
công nhân viên trong nhà trường.
4.5.2.2. Đối với bạn bè
- Sống chan hoà, cởi mở, gần gũi, thân thiện.
- Quan tâm, chia sẻ, động viên, an ủi bạn trong những lúc khó khăn.
- Sống giản dị, không phức tạp hoá vấn đề, không tự cao tự đại. Có tinh thần học
hỏi những ưu điểm của bạn.
- Động viên, khích lệ để bạn có những thói quen tốt trong thể hiện văn hoá ứng
xử.
- Tin tưởng, đồng cảm, bảo vệ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
- Phê phán, lên án những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức của học sinh trong
văn hoá ứng xử với bạn bè.
4.5.3.Văn hoá ứng xử trong mối quan hệ xã hội
4.5.3.1. Đối với người trên
- Biết kính trọng, lễ phép với người trên. Thể hiện sự tôn trọng trong văn hoá
ứng xử.
- Biết thể hiện sự yêu thương, chia sẻ, động viên với người trên.
- Biết lắng nghe, tin tưởng sự góp ý của người trên.
- Biết phê phán và lên án những hành vi đi ngược với văn hoá ứng xử.
4.5.3.2. Đối với người cùng tuổi
- Sống chan hoà, cởi mở, gần gũi, thân thiện.
- Biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống.


14


- Động viên, thuyết phục và nhân rộng những tấm gương ứng xử đẹp trong đời
sống. Từ đó các em sẽ tự học hỏi lẫn nhau.
- Phê phán, lên án những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức của học sinh trong
văn hoá ứng xử.
-Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, của cộng đồng để tạo thói quen tốt
trong văn hoá ứng xử.
- Luôn cố gắng thực hiện lời hứa để tạo dựng niềm tin.
4.5.3. Đối với người dưới
- Biết yêu thương đùm bọc các em nhỏ.
- Biết sống bao dung, độ lượng trước các hành vi hiếu động hoặc chưa chuẩn
mực của các em.
- Khéo léo chỉ ra những cái đúng, cái sai, cái chuẩn và cái chưa chuẩn trong
hành vi của các em. Có thái độ uốn nắn những hành vi sai và chưa chuẩn của các
em.
- Là tấm gương tốt trong văn hoá ứng xử để các em học tập.
Trên đây tôi đã đề xuất một số giải pháp thực hiện văn hoá ứng xử của
bản thân tôi. Trong các giải pháp đó có thể là không mới, không khó đối với học
sinh trung học phổ thông. Bởi lẽ ngay từ khi lọt lòng mẹ chúng ta đã được dạy
cách chào hỏi, lối xưng hô, nói lời cảm ơn – xin lỗi…Lớn hơn chúng ta được
tiếp cận các kĩ năng tiếp theo. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành và thực
hiện bị nhiều yếu tố chi phối, cám dỗ…Nhiều em học sinh đã thể hiện những
hành vi ứng xử sai lệch. Vì vậy những giải pháp trên giúp chúng ta được tiếp cận
một cách thường xuyên, liên tục về văn hoá ứng xử. Như là lời nhắc nhở chúng
ta luôn chú trọng uốn nắn hành vi của bản thân để nó trở thành thói quen trong
sinh hoạt hàng ngày.
5. HIỆU QUẢ

Bản thân tôi vừa là giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD, vừa là một giáo
viên chủ nhiệm nên việc kiểm nghiệm những giải pháp trên rất thuận lợi. Việc
định hướng, triển khai, ứng dụng văn hóa ứng xử cho học sinh các khối lớp vừa
là yêu cầu của chuyên môn, vừa là những hoạt động tích cực trong công tác chủ
nhiệm. Cụ thể:
-Trong các giờ học môn GDCD học sinh đã có những hứng thú tích cực. Các em
tự bộc lộ những kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết của bản thân trong cách ứng xử
trong các tình huống mà bài học đặt ra.
-Trong các hoạt động ngoại khóa các em đã tự đề xuất với Đoàn thanh niên các
chủ đề sinh hoạt về văn hóa ứng xử để tìm hiểu cũng như thể hiện văn hóa ứng
xử thông qua các trò chơi, cách giải quyết tình huống thực tiễn…
-Trong các hoạt động cộng đồng các em đã thể hiện được tình cảm trong sáng,
lành mạnh, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau với tinh thần tương thân, tương ái
như: “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Chung tay xây dựng các
công trình văn hóa tại các địa phương”, “thanh niên tình nguyện”, “hiến máu
nhân đạo”… Một số học sinh còn tự quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học
tập cùng với sinh viên đến Mường lát, Bát mọt làm công tác thiện nguyện. Năm

15


học 2015 – 2016 các em đã cùng với nhà trường lập được sổ tiết kiệm trị giá 18
triệu đồng cho bạn Nguyễn Thị Cẩm Linh là học sinh mồ côi để bạn có cơ hội
tiếp tục học đại học….
-Các cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đều có những phản hồi
tích cực về cách cư xử và thái độ lễ phép của học sinh. Một số đoàn khách đến
trường làm việc hoặc tư vấn hướng nghiệp đều hài lòng với cách ứng xử và thái
độ hợp tác của các em. Phụ huynh khá hài lòng và yên tâm khi gửi gắm con em
trong môi trường giáo dục của nhà trường.
-Tại cuộc thi “Khi tôi 18” tổ chức tại Thọ xuân học sinh nhà trường cũng giành

được nhiều tình cảm yêu mến của các trường bạn. Mặc dù không đạt giải cao
nhưng khi được phỏng vấn một số bạn đã vui vẻ trả lời: Các bạn ấy đã đạt giải
ấn tượng trong lòng chúng em vì luôn thể hiện sự vui vẻ, cởi mở và rất thân
thiện.
*Kết quả cụ thể trong các năm học gần đây của nhà trường:

Lớp

Sĩ số

TỔNG CỘNG
Khối 10
Khối 11
Khối 12

1022
333
355
334

BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP HẠNH KIỂM
Năm học 2015 - 2016
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
T.bình
SL
TL
SL
TL

SL
TL
837 81.90% 150
14.68%
32
3.13%
265 79.58%
51
15.32%
14
4.20%
275 77.46%
63
17.75%
17
4.79%
297 88.92%
36
10.78%
1
0.30%

Yếu
SL
TL
3
0.29%
3
0.90%
0

0.00%
0
0.00%

(Nguồn Vnedu.vn)

Lớp
TỔNG CỘNG
Khối 10
Khối 11
Khối 12

BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Năm học 2016 - 2017
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
T.bình
Sĩ số
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1056 877
83.05% 134 12.69%
37
3.50%
376 285

75.80%
67
17.82%
19
5.05%
325 273
84.00%
39
12.00%
10
3.08%
355 319
89.86%
28
7.89%
8
2.25%

Yếu
SL
TL
4
0.38%
3
0.80%
1
0.31%
0
0.00%


(Nguồn Vnedu.vn)

Lớp
TỔNG CỘNG
Khối 10
Khối 11
Khối 12

BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Năm học 2017 - 2018
Hạnh kiểm
Sĩ số
Tốt
Khá
T.bình
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1053 860
81.67%
141
13.39%
45
4.27%
367 257
70.03%
83

22.62%
22
5.99%
364 309
84.89%
35
9.62%
18
4.95%
322 294
91.30%
23
7.14%
5
1.55%

SL
4
4
0
0

Yếu
TL
0.38%
1.09%
0.00%
0.00%

(Nguồn Vnedu.vn)


16


C. PHẦN KẾT LUẬN
1.NHỮNG BÀI HỌC NGHIỆM
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã rút
ra một số bài học kinh nghiệm quí giá:
- Trong các bài học định hướng về văn hóa ứng xử nên thể hiện bằng những câu
chuyện gần gũi với đời sống, đặc biệt những câu chuyện đời thường mà các em
có thể nhìn thấy ngoài thực tiễn đời sống.
- Với các hành vi sai lệch của học sinh giáo viên nên nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng
kiên quyết tránh gay gắt dẫn đến suy nghĩ dạy đời khó chịu, tránh dễ dãi dẫn đến
thái độ chống chế, bỏ qua không chiụ lắng nghe.
- Nhiều tình huống thực tiễn các em xử lí còn vụng về, đôi khi chưa phù hợp,
giáo viên nên cụ thể cách giải quyết với thái độ nhẹ nhàng đôi khi hài hước các
em sẽ tiếp nhận vui vẻ, tích cực.
- Trong việc đánh giá, xếp loại cần phải minh bạch, công tâm.
2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Trong bất kì thời điểm nào, văn hoá ứng xử là một nội dung quan trọng
trong công tác giáo dục đạo đức của nhà trường. Vì vậy, đề tài này thực sự cần
thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Các em sẽ được trang bị những kĩ năng,
những chuẩn mực, những thói quen cơ bản trong việc thể hiện hành vi của cá
nhân. Từ đó có tư tưởng đạo đức, lối sống có trách nhiệm, biết tôn trọng mình,
tôn trọng người khác trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Đây
thực sự là bài học quí giá để hình thành những thói quen, phẩm chất đạo đức của
học sinh.
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bản thân các em có thể tự đánh giá
về những hành vi và việc làm của mình để tự hoàn thiện về nhân cách, lối sống;
Đồng thời, biết tự giác rèn luyện, phấn đấu, tự kiềm chế bản thân, vượt qua

những cám dỗ và tiêu cực xã hội, tự tin vào chính mình để làm chủ bản thân. Có
như vậy thì nhà trường mới thực sự là môi trường văn hóa lành mạnh để các thế
hệ học sinh tin yêu, phụ huynh yên tâm gửi gắm. Trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài tôi hi vọng các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm,
hội cha me học sinh xác định đúng tầm quan trọng của văn hoá ứng xử trong
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Từ đó có kế hoạch cụ thể, quan tâm
đúng mực để việc thể hiện văn hoá ứng xử của các em ngày càng được bổ sung
và hoàn thiện.
3. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
- Các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ
và có tính thống nhất cao trong việc đề ra những tiêu chí cụ thể trong việc giám
sát, điều chỉnh hành vi của học sinh.
- Nhà trường, đoàn thanh niên nên tổ chức nhiều sân chơi để học sinh có nhiều
môi trường thể hiện văn hoá ứng xử như: Các giờ học ngoại khóa, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi xử lí tình huống thực tiễn, các câu lạc bộ học tập,
văn nghệ…

17


- Khuyến khích để nhiều học sinh tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm học tập
trong lĩnh vực văn hóa ứng xử. Bản thân các em sẽ thấy được giá trị và cách
thức để tự hình thành thói quen ứng xử thích hợp.
- Đoàn trường có ban tư vấn học đường giải đáp những thắc mắc của các em
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về văn hoá ứng xử trong học đường.
- Các giáo viên chủ nhiệm và ban nề nếp thực hiện định hướng và giám sát phải
đồng bộ, xuyên suốt theo thời gian và theo kế hoạch.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Mai Thị Hảo

18


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm – Lê Văn Hồng - NXB Hà nội
năm 1995.
2. Văn hoá và văn hoá học đường – Nguyễn Khắc Hùng - NXB thanh niên năm
2011.
3. Văn hoá giao tiếp trong nhà trường – Nguyễn Thị Kim Ngân - NXB Đại học
sư phạm TP. Hồ Chí Minh năm 2011.
4. Người việt – Phẩm chất và thói hư tật xấu – Nguyễn Hương Thuỷ - NXB
Thanh niên năm 2010.
5. Xây dựng văn hoá học đường, vấn đề cấp bách hiện nay – Cao Thanh Phước
– Báo liên hiệp hội khoa học kĩ thuật Việt Nam số ra ngày 5/11/1013.
6. Văn hoá ứng xử học đường – Trúc Nhạ - Báo An giang số ra ngày chủ nhật
23/10/2016.
7. Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học Cần Thơ trong tình bạn - Đề tài nghiên
cứu khoa học của Nguyễn Thị Kim Thoa.
8. Ngoài ra tôi còn tìm các thông tin trên mạng internet.

19


PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1.

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1
(Dùng để khảo sát học sinh)

Mong các em hãy vui lòng giúp cô hoàn thành phiếu khảo sát sau:
Câu 1: Em thường sử dụng cách xưng hô như thế nào với bạn cùng tuổi?
Cặp từ xưng hô
Thường xuyên
Ít khi
Không bao giờ
-Bạn – Mình
-Cậu – Tớ
-Mày –Tao
-Ông(bà) –Tôi
-Đằng ấy – Tớ
-Vợ – chồng
Câu 2: Em thường sử dụng cách xưng hô như thế nào với người khác tuổi?
Cặp từ xưng hô
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
-Tao –mày
-Đằng này – đằng ấy
-Em –Anh (chị)
-Người ta – Ấy
-Cháu – Cô (dì,chú,bác)
Câu 3: Khi nói về người mà em không thích bạn gọi người đó là:
Đồng ý
Không đồng ý
- Bạn ấy,cậu ấy
- Con đó ,thằng đó

- Nó
- Khác
Câu 4: Khi nói về một giáo viên mà em không thích,em gọi giáo viên đó là:
Đồng ý
Không đồng ý
- Cô ấy, thầy ấy
- Ông ấy, bà ấy
- Lão ấy, mụ ấy
- Khác

20


PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2
(Dùng để khảo sát học sinh)

Mong các em hãy vui lòng giúp cô hoàn thành phiếu khảo sát sau:
Câu 1: Khi thấy một bạn đứng ngay ngắn, cúi đầu chào một giáo viên, nhân
viên nhà trường em cảm thấy :
Đồng ý
Không đồng ý
-Họ đang diễn trò
-Buồn cười
-Thấy bình thường
-Thấy lịch sự
-Khác
Câu 2: Khi thấy cán bộ giáo viên ,nhân viên nhà trường,em thường :
Đồng ý
Không đồng ý
-Đứng ngay ngắn, cúi đầu chào

-Gật đầu chào
-Thích thì chào, không thì thôi
-Tùy giáo viên đó có dạy mình hay
không
-Không cần thiết phải chào
Câu 3: Nếu em có việc cần gặp nhân viên nhà trường mà khi đó có giáo viên
đứng cạnh họ thì việc em làm là :
Đồng ý
Không đồng ý
-Đến chỗ người cần gặp và nói về vấn
đề của mình
-Đến chỗ người cần gặp, chào hỏi cả
giáo viên và người đó rồi mới nói vấn
đề của mình
-Quay đi, đợi giáo viên đi rồi quay lại
vì ngại giáo viên
- Khác

21


PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 3
(Dùng để khảo sát học sinh)

Mong các em hãy vui lòng giúp cô hoàn thành phiếu khảo sát sau:
Câu 1: Em có ngại khi khen chê trực tiếp bạn bè không ?
Đồng ý
- Có
- Không
- Phân vân

Câu 2: Nếu lớp có một bạn đạt điểm cao ,em sẽ :
Đồng ý
-Vỗ tay tỏ ý khen ngợi
-Trực tiếp khen bạn
-Im lặng
-Khác

Không đồng ý

Không đồng ý

Câu 3 : Khi em làm tốt một việc nào đó em có thích được người khác khen
trực tiếp mình không ?
Đồng ý

Không đồng ý

-Rất thích
-Không thích
-Khác

22


PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 4
(Dùng để khảo sát học sinh)

Mong các em hãy vui lòng giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát sau:
Câu 1: Khi bạn giúp đỡ em làm một việc gì đó, em có thường nói lời cảm ơn
không ?

Mức độ
Đồng ý
Không đồng ý
-Luôn luôn
-Thỉnh thoảng
-Ít khi
-Khác
Câu 2: Khi mượn sách trong thư viện ,nhân viên đưa sách cho em, em sẽ:
Đồng ý
Không đồng ý
-Nhận sách rồi ra về
-Cảm ơn rồi nhận sách và ra về
-Khác
Câu 3: Em có cảm thấy ngại khi nói lời xin lỗi không ?
Đồng ý
-Có
-Không
-Tuỳ từng trường hợp

Không đồng ý

Câu 4: Khi làm sai một việc gì đó gây tổn hại đến người khác, em có xin lỗi hay
không?
Đồng ý
Không đồng ý
-Có
-Không
-Tùy mức độ có nghiêm trọng hay
không


23


PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 5
(Dùng để khảo sát học sinh)

Mong các em hãy vui lòng giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát sau:
Câu 1: Khi ban cán sự lớp hoặc GVCN triển khai công việc trước lớp, em
thường:
Đồng ý
Không đồng ý
-Ngồi trật tự nghe, giơ tay phát biểu nếu có
ý kiến
-Nếu có ý kiến thì nói ngay mà không giơ
tay
-Kệ các bạn nói và làm việc riêng
Câu 2: Khi giáo viên giảng bài, em có chăm chú lắng nghe không ?
Đồng ý
Không đồng ý
-Có
-Không
-Tuỳ từng trường hợp
Câu3: Trong các giờ sinh hoạt tập thể, em thường có thái độ như thế nào trong
các thái độ sau :
Đồng ý
Không đồng ý
-Ngồi trật tự lắng nghe để nắm bắt thông tin
thực hiện.
-Không nghe, lấy vở của môn học trong
buổi học để tránh lãng phí thời gian.

-Ngồi chia sẻ, tâm sự với bạn của mình.
-Tuỳ từng trường hợp

24


PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 6
(Dùng để khảo sát học sinh)

Mong các em hãy vui lòng giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát sau:
Câu 1: Em có thường xuyên đi học muộn không ?
Mức độ
Đồng ý
-Thường xuyên
-Ít khi
-Không bao giờ

Không đồng ý

Câu 2: Trong các buổi sinh hoạt của trường, lớp em thường:
Mức độ
Đồng ý
Không đồng ý
-Đến sớm hơn
-Đến đúng giờ quy định
-Đến chậm hơn giờ quy định
-Khác

Câu3: Nếu không may bị hư xe trên đường đến trường vào buổi sinh
hoạt tập thể bị muộn, em sẽ:

Mức độ
-Trình bày với bảo vệ và mong muốn
xin được vào dự buổi sinh hoạt.
-Bỏ luôn tiết sinh hoạt hôm đó
-Cứ đến vào được thì vào, không vào
được thì thôi
-Khác

Đồng ý

Không đồng ý

25


×