Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học bách khoa hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.74 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ HỌC




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA HÀ NỘI HIỆN NAY


SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HƯỜNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S. PHÙNG QUỐC HIẾU
LỚP : VHH3A



Hà Nội - 2015


1
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CNH:
Công nghiệp hóa
CLB:


Câu lạc bộ
ĐHBK:
Đại học Bách khoa
HĐH:
Hiện đại hóa




2
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ KHÁI QUÁT
VỀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 9
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ 9
1.1.1. Các khái niệm cơ bản 9
1.1.1.1. Khái niệm “văn hóa” 9
1.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của văn hóa ứng xử trong nhà trường 21
1.1.3. Biểu hiện của văn hóa ứng xửtrong nhà trường 22
1.2. TỔNG QUAN VỀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 23
1.2.1. Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Bách khoa Hà Nội 23
1.2.2. Giới thiệu tổng quan về sinh viên trường Đại học Bách khoaHà Nội 25
1.2.3. Vai trò của văn hóa ứng xử với sinh viên nhà trường 27
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 31
2.1. NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA HÀ NỘI 31
2.1.1. Hành vi ứng xử 31
2.1.2. Thái độ ứng xử 47

2.1.3. Cử chỉ ứng xử 50
2.1.4. Ngôn ngữ ứng xử 51
2.2. ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ
NỘI 54
2.2.1. Những mặt tích cực 54
2.2.2. Những mặt hạn chế 59


3
Chương 3: NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG
CAO VĂN HÓA ỨNG XỬCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 63
3.1. NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ
NỘI 63
3.1.1. Những nguyên nhân chủ quan 63
3.1.2. Những nguyên nhân khách quan 64
3.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 68
3.2.1. Định hướng, chủ trương của trường Đại học Bách khoa về xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh
viên 68
3.2.2. Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội 71
KẾT LUẬN 77
MỤC LỤC PHỤ LỤC 81






4
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng
phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp. Xã hội
càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử
một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ
nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống,
trong công việc và học tập. Và trong đó, văn hóa ứng xử của sinh viên đã
đang là vấn đề còn nhiều bất cập. Văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng có
nhiều thay đổi và xuất hiện những yếu tố ứng xử mới. Xã hội ngày càng phát
triển thì các khuôn mẫu, chuẩn mực cũng dần mai một và biến đổi theo cơ chế
mới của thời kỳ đất nước hội nhập. Mỗi sinh viên có cách ứng xử riêng của
mình, sinh viên - độ tuổi đẹp nhất , tràn đầy nhựa sống với bao nhiêu hoài
bão, niềm đam mê muốn theo đuổi, suy nghĩ hành động nghiêng nhiều theo
cái tôi cá nhân thể hiện lối sống của chính bản thân. Nó thể hiện tầm nhìn,
trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy
nghĩ, hành vi của mỗi sinh viên. Văn hóa ứng xử là một môi trường rất quan
trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục đạo đức của mỗi sinh viên.
Vì thế vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử được coi là trọng tâm và quan
trọng trong mỗi nhà trường. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa ứng xử
thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị, những tri thức quý
báu và rèn luyện tu dưỡng đạo đức cho mỗi sinh viên được. Vì vậy, mà văn
hóa ứng xử có tầm ý nghĩa vô cùng quan trọng, rất gần gũi nhưng có tầm ảnh
hưởng sâu rộng. Nó là mục tiêu phát triển rèn luyện của nhà trường. Văn hóa
ứng xử là một bộ phận quan trọng của văn hóa giáo dục trong nhà trường.
Nhà trường bên cạnh việc đề cao chất lượng giảng dạy song song là việc đưa
ra các biện pháp để nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên. Văn hóa ứng xử


5
thể hiện một phần nào đó giá trị, bộ mặt của nhà trường. Đó là yếu tố đầu tiên

cơ bản của cả các thầy cô giảng viên và của mỗi cá nhân sinh viên.Đặc biệt
hơn thủ đô Hà Nội với nghìn năm văn hiến, là trung tâm của quốc gia, trung
tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước, lưu giữ những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc và cả những giá trị ứng xử chuẩn mực. Là nơi tập
trung nhiều trường đại học của nước ta, là nơi học tập để có hành trang tri
thức cũng như tu dưỡng đạo đức nhân cách, rèn luyện những thế hệ sinh viên
thành những công dân có ích cho xã hội. Trong đó, trường Đại học Bách khoa
Hà Nội là một trong những ngôi trường điển hình, tiêu biểu của thủ đô Hà Nội
cũng như của đất nước Việt Nam. Vì vậy, tôi đi vào nghiên cứu tìm hiểu về
đề tài: “Văn hóa ứng xử của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay”
để tìm hiểu những biểu hiện cũng như những nguyên nhân tác động đến văn
hóa ứng xử của sinh viên ĐHBK Hà Nội hiện nay.Đồng thời đưa ra những
đánh giá cũng như các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên
ĐHBK Hà Nội. Giáo dục, xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường tìm ra
những đặc tính cần phát huy, giữ vững và loại trừ, lên án, phê phán những
hành vi, thái độ ứng xử không văn hóa, không đúng chuẩn mực. Khẳng định
nêu cao được giá trị cũng như vai trò to lớn của văn hóa ứng xử với mỗi cá
nhân sinh viên.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đã có những sách và tài liệu tìm hiểu viết về văn hóa ứng xử như :
Nguyễn Thanh Tuấn (2008) – “Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay”, Lê Thị
Bừng (1997) – “Tâm lý học ứng xử”, Phạm Minh Thảo (2000) – “Nghệ thuật
ứng xử của ngườiViệt”…
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa ứng xử như:


6
- Công trình luận án nghiên cứu về đề tài văn hóa ứng xử như;Luận văn
thạc sĩ Khoa Văn hóa học, Hà Nội: “ Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc
xây dựng con người mới hiện nay” Cao Hải Yến (2001); Luận văn văn hóa

ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- GS, Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục:Trong cuốn sách này, tác giả đã không trình bày khái niệm văn hóa ứng
xử, nhưng đã xác định những nội hàm của khái niệm này. Tác giả cho rằng
các cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường:
môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các quốc
gia láng giềng). Với mỗi loại môi trường, đều có cách thức xử thế phù hợp là
tận dụng và ứng phó.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Nghiên cứu những biểu hiện và những nguyên nhân tác động đến văn
hóa ứng xử của sinh viên ĐHBK Hà Nội hiện nay.
Đưa ra đánh giá và một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử
của sinh viên ĐHBK Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu trên các cơ sở lý luận khoa học để hiểu rõ về văn hóa
ứng xử.
- Khảo sát thực tế qua điều tra xã hội học để biết được những biểu
hiện về văn hóa ứng xử của sinh viên Đại học Bách khoaHà Nội hiện nay.
- Từ đó đưa ra những đánh giá về mặt tích cực và mặt còn hạn chế
về văn hóa ứng xử của sinh viên. Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên ĐHBK Hà Nội hiện nay.




7
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: văn hóa ứng xử của sinh viên

ĐHBK Hà Nội hiện nay, những biểu hiện về văn hóa ứng xử: hành vi ứng xử,
ngôn ngữ ứng xử, cử chỉ ứng xử và thái độ ứng xử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh
viên ĐHBK Hà Nội hiện nay. Thông qua khảo sát tại:
+ Trường Đại Học Bách khoa, địa chỉ: Số1 Đại Cồ Việt,
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài khóa luận được vận dụng tổng hợp các phương pháp sau :
- Nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận
khoa học, các khái niệm về văn hóa ứng xử.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: áp dụng trong phân tích làm rõ
các biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên ĐHBK Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp thống kê so sánh, thu thập thông tin: đề tài sử dụng
các số liệu thống kê để hệ thống hóa, khái quát hóa để đưa ra được những
biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên.
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu: là phương pháp trên
cơ sở nghiên cứu thực tế phát bảng hỏi sinh viên ĐHBK Hà Nội để nắm bắt
được những biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên, là cơ sở để xây dựng và
nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn, quan sát.




8
6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài Mở đầu (05 trang), Kết luận (02 trang), Tài liệu tham khảo, Phụ
lục (01 trang), nội dung chính của Luận văn được chia làm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về văn hóa ứng xử và khát

quát về sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội
Chương 2: Những biểu hiện và đánh giá về văn hóa ứng xử của sinh
viên Đại học Bách khoa Hà Nội
Chương 3:Nguyên nhân tác động và một số định hướng giải pháp nâng
cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội


















79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội
4. Nguyễn Huy Cẩn, Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp.

5. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Văn hóa Thông tin.
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Văn hóa và giáo dục, giáo dục và văn
hóa, Nxb Giáo dục Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp, Nguyễn Hữu Nghĩa (biên dịch) (1987),
Tâm lý học thanh niên, Nxb Trẻ.
8. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, từ góc
nhìn giá trị học, Nxb Văn hóa-Thông tin.
9. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh, sinh viên với sự
nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia.
10. Thanh Lê (2000), Văn hóa và lối sống, Nxb Thanh niên.
11. Phạm Minh Thảo (2000), Nghệ thuật ứng xử của người Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
12. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP.Hồ
Chí Minh.
13. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, Nxb Từ
điển Bách khoa và Viện văn hóa.
14. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.


80
15. Cao Thị Hải Yến (2001), Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc xây
dựngcon người mới hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa Văn hóa học, Hà
Nội.
16. Viện Văn hóa (1986), Khái niệm và quan niệm về văn hóa, Hà Nội.
17. Từ điển triết học (2002), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

















×