SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG
QUA BÀI 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.
Người thực hiện: Lê Thị Ninh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa Lí
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………..1
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI………………………………………………… 1
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………..2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI…………………………2
2. NỘI DUNG..
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. 1 Khái niệm về năng lực ……………………………………………...3
2.1.2. Đổi mới PPDH theo định hướng PTNL……………………………5
2.1.3. Đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL,…………………………..6
2.2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PTNL
2.2.1. Xây dựng chủ đề ……………………………………………………7
2.2.2. Xác định năng lực và phẩm chất…………………………………...7
2.2.3. Xây dựng bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập ……………………7
2.2.4. Biên soạn câu hỏi/bài tập…………………………………………..8
2.2.5. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập (BT) đánh giá năng lực
họcsinh………………………………………………………………….......8
2.2.6. Tổ chức thực hiện…………………………………………………..10
2.2.7. Phân tích giờ dạy…………………………………………………..10
2.3. QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐỐI VỚI BÀI 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ( LỚP
12)………………………………..................................................................10
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN...........................................................17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ,…………………………………………18
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… ………. 19
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
– Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới
việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua
việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học,
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất,
đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ
sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng
kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để
có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trước bối cảnh đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sau
năm 2015, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng
lực của người học là cần thiết.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công
việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những
thành công bước đầu. Đầu là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới
việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực
của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự
giờ đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều.
Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan
tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác(chủ yếu tái
hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất
cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình
huống trong thực tiễn.
Là một người giáo viên dạy môn địa lý ở trường phổ thông hiện nay, tôi
nhận thấy chất lượng dạy và học địa lý ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn
chế, một phần do chương trình sách giáo khoa còn nghèo nàn, chậm đổi mới, song
quan trọng hơn là việc thiếu trầm trọng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học cả
phương tiện truyền thống cũng như hiện đại như các loại bản đồ, biểu đồ, số liệu,
bảng thống kê, băng hình, máy vi tính, các phòng địa lý, vườn địa lý. Đặc biệt là
cách dạy học - kiểm tra đánh giá chưa phù hợp vơi thực tiển dạy và học hiên nay.
Chính vì vậy làm cho chất lượng giảng dạy môn địa lý ở trường phổ thông (nhất là
lớp 12) giảm thấp và ít tạo được hứng thú cho học sinh.
Trước thực trạng đó, tôi đã tìm hiểu và khắc phục những hạn chế đó để đưa
chất lượng giờ giảng lên , cùng với việc đổi mới phương pháp dạy, tôi đã áp dụng “
Dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh để dạy bài
1
33: Vấn đề chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng” trong
chương trình địa lý 12 ở trường trung học phổ thông để đạt được một kết quả tốt.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong việc giảng dạy môn địa lý nói chung và và địa lý lớp 12 ở trường
trung học phổ thông nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nhận
thức của học sinh về địa lý kinh tế – xã hội ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng
sông Hồng nói riêng và còn quan trọng hơn đối với việc thi tốt nghiệp và thi vào
các trường đại học, cao đẳng của học sinh lớp 12. Do vậy đề tài này nhằm mục
đích phát huy tối đa nhận thức của học sinh về đồng bằng sông Hồng, số lượng các
tỉnh thành, mật độ dân cư, năng suất lúa trung bình của toàn vùng và của từng tỉnh
trong vùng… Từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức, có thể tái tạo lại đồng bằng
sông Hồng một cách dễ dàng.
Bên cạnh dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy bài
đồng bằng sông Hồng ở lớp 12 còn giúp cho học sinh nắm được một cách hệ thống
kiến thức cơ bản của vùng về vấn đề dân số và năng suất lúa của vùng, từ đó rèn
luyện cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo so sánh với các vùng khác trong cả nước, từ đó
đánh giá được vai trò, vị trí của đồng bằng sông Hồng trong việc xuất khẩu gạo và
phát triển kinh tế của cả nứơc.
Đề tài còn giúp cho người giáo viên đổi mới được phương pháp theo hướng
lấy người học làm chủ thể của sự nhận thức, phát huy tối đa tính độc lập, sáng tạo
của tư duy học sinh và hạn chế được phương pháp dạy học truyền thống theo
hướng đọc – chép trước kia.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài phải đảm bảo chuẩn KT,KN (theo định hướng tiếp cận NL) từng môn
học, HĐGD, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về KT,KN,thái độ (theo định hướng
tiếp cận NL) của HS của cấp học.
- Đề tài phải phối hợp giữa ĐG thường xuyên và ĐG định kì, giữa ĐG của GV
và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng
đồng.
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung
thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy
và học.
Đề tài phải có tính khái quát cao làm nhiệm vụ trực quan cho công tác dạy
học địa lý ở lớp 12, nhất là việc đánh giá đúng cách học , lĩnh hội của học sinh và
cách kiểm tra đánh giá trong dạy và học hiện nay.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết dựa trên nghiên cứu sách giáo khoa và tài
liệu tham khảo
- Trao đổi kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- PP thống kê, xử lý số liệu.
3
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về năng lực
- NL là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và
hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa
dạng của cuộc sống
- NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho
mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. NL chung
được hình thành và phát triển do nhiều môn học.
- NL chuyên biệt là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các
năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt. NL chuyên biệt sẽ được
hình thành và phát triển trong môn học/hoạt động giáo dục.
NL
CHUYÊN
MÔN
NL
XÃ HỘI
NL
HÀNH
ĐỘNG
NL
PHƯƠNG
PHÁP
NL
CÁ NHÂN
Một số năng lực chung
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân
+ Năng lực tự học;
+ NL giải quyết vấn đề
+ Năng lực tư duy
+ Năng lực tự quản lý
- Nhóm năng lực về quan hệ xã hội
+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác
- Nhóm năng lực công cụ
+ NL sử dụng CNTT và Truyền thông
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
4
Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở
các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt
động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt
động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học,
Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…
Một số NL chuyên biệt môn Địa lý
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực học tập tại thực địa
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê
- Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình...
2.1.2. Đổi mới PPDH theo định hướng PTNL
* Yêu cầu cơ bản về ĐMPPDH của GV
1) DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động HT, từ đó giúp HS tự khám phá
những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt
sẵn.
=> GV là người tổ chức và hướng dẫn - HS tiến hành các hoạt động học tập
như: nhớ lại KT cũ, phát hiện KT mới, vận dụng sáng tạo KT đã biết vào các tình
huống học tập hoặc thực tiễn,…
(2) Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc
hiểu SGK, tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những KT đã có, biết cách suy luận
để tìm tòi và phát hiện KT mới,...
=> Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá,
khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… => Từng bước phát triển năng lực vận
dụng sáng tạo của HS.
(3) Tăng cường phối hợp học cá thể với học hợp tác theo phương châm “tạo ĐK
cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”.
=> Mỗi HS vừa cố gắng tự lực học một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với
nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới.
=> Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy–trò và trò–trò nhằm vận dụng
sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các
nhiệm vụ học tập chung.
* Một số biện pháp
1) Cải tiến các PPDH truyền thống
2) Kết hợp đa dạng các PPDH
3) Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
4) Vận dụng dạy học theo tình huống
5) Vận dụng dạy học định hướng hành động
6) Tăng cường sử dụng PTDH và CNTT
7) Sử dụng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo
5
8) Tăng cường các PPDH học đặc thù bộ môn
9) Bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS
10) Dạy học phân hóa;
11) Đổi mới hình thức dạy học;
2.1.3. Đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL
Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối
cảnh có ý nghĩa. Tức là phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình
huống có tính thực tiễn.
Đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức
đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực
cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng
dụng khác nhau.
(Đổi mới PPDH địa lí ở THPT của Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen)
* Định hướng chung
- Dựa vào cứ vào chuẩn KT,KN (theo định hướng tiếp cận NL) từng môn học,
HĐGD, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về KT,KN,thái độ (theo định hướng tiếp
cận NL) của HS của cấp học.
- Phối hợp giữa ĐG thường xuyên và ĐG định kì, giữa ĐG của GV và tự đánh
giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung
thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy
và học.
* So sánh ĐGNL và ĐG KT,KN
Tiêu chí
Đánh giá năng lực
Đánh giá kiến thức, kỹ năng
Mục
đích
- Đánh giá khả năng học sinh vận
dụng các kiến thức, kỹ năng đã học
vào giải quyết vấn đề thực tiễn của
cuộc sống.
- Vì sự tiến bộ của người học so
với chính họ.
- Xác định việc đạt kiến thức, kỹ
năng theo mục tiêu của chương
trình giáo dục.
- Đánh giá, xếp hạng giữa những
người học với nhau.
Ngữ
cảnh
đánh giá
- Gắn với ngữ cảnh học tập và thực - Gắn với nội dung học tập
tiễn cuộc sống của học sinh.
(những kiến thức, kỹ năng, thái
độ) được học trong nhà trường.
Nội dung - Những KT, KN, TĐ ở nhiều môn - Những kiến thức, kỹ năng, thái
đánh giá học, nhiều HĐGD và những trải độ ở một môn học.
6
nghiệm của bản thân HS trong - Quy chuẩn theo việc người học
cuộc sống xã hội (tập trung vào có đạt được hay không một nội
năng lực thực hiện)
dung đã được học.
- Quy chuẩn theo các mức độ phát
triển NL của người học
Công cụ - Nhiệm vụ, bài tập trong tình - Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong
đánh giá huống, bối cảnh thực.
tình huống hàn lâm hoặc tình
huống thực.
Thời
điểm
đánh giá
- Đánh giá mọi thời điểm của quá - Thường diễn ra ở những thời
trình dạy học, chú trọng đến đánh điểm nhất định trong quá trình
giá trong khi học.
dạy học, đặc biệt là trước và sau
khi dạy.
Kết quả - Năng lực người học phụ thuộc
đánh giá vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài
tập đã hoàn thành.
- Thực hiện được nhiệm vụ càng
khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi
là có năng lực cao hơn
- Năng lực người học phụ thuộc
vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ
hay bài tập đã hoàn thành.
- Càng đạt được nhiều đơn vị
kiến thức, kỹ năng thì càng được
coi là có năng lực cao hơn.
* Một số yêu cầu đối với KTĐG
- Phải đánh giá được các năng lực khác nhau;
- Đảm bảo tính khách quan;
- Đảm bảo sự công bằng;
- Đảm bảo tính toàn diện;
- Đảm bảo tính công khai;
- Đảm bảo tính giáo dục;
- Đảm bảo tính phát triển.
2.2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PTNL
2.2.1. Xây dựng chủ đề
- Căn cứ vào CT và SGK hiện hành, lựa chọn ND (xác định KT, KN, TĐ) để
xây dựng CĐ dạy học phù hợp với PPDH tích cực.
2.2.2. Xác định năng lực và phẩm chất
- Căn cứ vào chuẩn KT, KN, TĐ theo CT hiện hành, xác định các năng lực có
thể hình thành và phát triển cho học sinh.
2.2.3. Xây dựng bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập
7
- Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề lựa chọn, xếp vào ô của ma trận sao cho
tương ứng với mức độ nhận thức; xác định các NL được hình thành.
Nội dung
Mức độ
Biết
Hiểu
VD thấp
VD cao
Lưu ý:
+ Xếp đúng các chuẩn vào các mức độ nhận thức tương ứng.
+ Một chuẩn có thể được biểu hiện ở nhiều mức độ nhận thức khác nhau, đối
với các chuẩn phức tạp này cần phải biết bóc tách các mức độ nhận thức để đưa
vào ô ma trận cho chính xác.
+ Xác định mức độ cụ thể của năng lực sao cho phù hợp với trình độ HS tại
địa phương.
+ Mô tả theo các mức độ phải tường minh và đo lường được, thường thể hiện
qua các động từ hành động
2.2.4. Biên soạn câu hỏi/bài tập
+ Biên soạn các câu hỏi và bài tập ở các mức độ khác nhau theo bảng mô tả để
sử dụng trong dạy học và kiểm tra, đánh giá;
+ Với mỗi mức độ cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập; các câu hỏi và bài tập
ở cùng một mức độ được xếp vào 1 file;
+ Câu hỏi tường minh, rõ ràng, đúng quy cách.
+ Xây dựng hướng dẫn chấm.
2.2.5. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập (BT) đánh giá năng lực học sinh
* Tiếp cận BT theo định hướng năng lực
- Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là
sự vận dụng có phối hợp để giải quyết một vấn đề mới đối với người học.
- Không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn mang tính tình
huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
- Hệ thống BT định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập
nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên kiểm tra, đánh giá năng lực
của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
* Phân loại (BT) theo định hướng năng lực
- Theo hình thức: Các BT có nhiều hình thức khác nhau, có thể là BT làm
miệng, BT viết, BT ngắn hạn hay dài hạn, BT theo nhóm hay cá nhân, BT trắc
nghiệm hay tự luận. BT có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị,
một yêu cầu hay một câu hỏi
- Theo chức năng: BT bao gồm: BT học và BTđánh giá (thi, kiểm tra):
8
+ BThọc: Bao gồm các BT dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới,
chẳng hạn các BT về một tình hướng mới, giải quyết BT này để rút ra tri thức mới,
hoặc các BT để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học.
+ BT đánh giá: Là các bài kiểm tra ở lớp do giáo viên ra đề hay các đề tập
trung như kiểm tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển.
- Theo dạng câu trả lời: BT “mở” ; BT “đóng”
+ BT đóng: Là các BT có một hay một số câu trả lời cố định. Như vậy trong
loại bài tập này, GV đã biết câu trả lời.
+ BT mở: Là những BT không có lời giải cố định đối với cả GV và HS; có
nghĩa là kết quả bài tập là “mở”. Chẳng hạn giáo viên đưa ra một chủ đề, một vấn
đề hoặc một tài liệu, học sinh cần tự bình luận, thảo luận về đề tài đó. BT mở được
đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có một lời giải cố định, cho
phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự tự quyết định của
người học. Tính độc lập và sáng tạo của HS được chú trọng trong việc làm dạng
BT này. Trong việc đánh giá BT mở, chú trọng việc người làm bài biết lập luận
thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.
- Theo trình độ nhận thức:
+ Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái
hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực.
+ Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình
huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ
năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.
+ Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng
hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn
đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
* Khung đánh giá cấp độ tư duy
Mức độ
Mô tả
Biết
HS có thể nhận ra, nhớ lại, xác định được, tái hiện được các dữ liệu,
sự kiện, khái niệm, định lý, quy tắc, tính chất, … đã được học.
Hiểu
HS biết được kiến thức đã học và ý nghĩa của nó, có thể sử dụng kiến
thức đó nhưng chưa có sự liên kết cần thiết với các kiến thức khác
hoặc chưa thấy được các ứng dụng đầy đủ của nó. Ở mức độ này, HS
có thể dùng ngôn ngữ của mình để giải thích được, minh họa được,
chứng minh được các dữ liệu, sự kiện, khái niệm, định lý, quy tắc,
tính chất,… đã học.
Vận dụng HS có thể sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể để
giải quyết những vấn đề, bài toán trong tình huống quen thuộc hoặc
tương tự như những tình huống đã biết (vận dụng bậc thấp) và tình
huống mới không quen thuộc (vận dụng bậc cao).
9
2.2.6. Tổ chức thực hiện
- Phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích giờ dạy tập trung
vào phân tích hoạt động học của học sinh thông qua thực hiện các nhiệm vụ học
tập
- Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, các nhiệm vụ học tập có
thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế nên trong một tiết học có thể
chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật
dạy học được sử dụng. Khi phân tích một giờ dạy phải đặt nó trong toàn bộ tiến
trình dạy học của chủ đề đã thiết kế.
2.2.7. Phân tích giờ dạy
* Kế hoạch và tài liệu dạy học
- Mức độ phù hợp của các hoạt động học với MT, ND và PPDH được sử dụng;
- Mức độ rõ ràng của MT, ND, KT tổ chức và SP của mỗi nhiệm vụ học tập;
- Mức độ phù hợp của TBDH và HLđược sử dụng;
- Mức độ hợp lí của phương án KTĐG trong quá trình tổ chức HĐ học.
* Tổ chức hoạt động học cho HS
- Mức độ sinh động, hấp dẫn của PP và HT chuyển giao nhiệm vụ học tập;
- Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những KK của từng học sinh;
- Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và KK hợp tác, giúp đỡ
nhau;
- Mức độ chính xác của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá KQ hoạt
động và quá trình thảo luận của học sinh.
* Hoạt động của học sinh
- Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ HT của tất cả HS;
- Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS thực hiện các NV;
- Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận;
- Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các KQ nhiệm vụ học tập của HS.
2.3. QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐỐI VỚI BÀI 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ( LỚP
12)
2.3. 1. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá theo định
hướng năng lực.
Chủ
Vận dụng
Vận dụng
đề/Nội
Nhận biết
Thông hiểu
thấp
cao
dung
Vấn đề - Xác định vị trí - Trình bày được - Phân tích - Giải thích sự
10
chuyển
dịch cơ
cấu kinh
tế theo
ngành ở
Đồng
bằng
sông
Hồng
của vùng Đồng
bằng sông Hồng.
- Điền và ghi
đúng trên lược đồ
Việt Nam : Hà
Nội, Hải Dương,
Hải Phòng, Nam
Định, Thái Bình.
tình hình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
và các định hướng
chính.
- Nhận xét sự phân
bố của một số ngành
sản xuất đặc trưng
của vùng Đồng bằng
sông Hồng
được tác động
của các thế
mạnh và hạn
chế của vị trí
địa lí, điều kiện
tự nhiên, dân
cư, cơ sở vật
chất - kĩ thuật
tới sự phát triển
kinh tế ; những
vấn đề cần giải
quyết
trong
phát triển kinh
tế - xã hội.
phân bố của
một số ngành
sản xuất đặc
trưng
của
vùng
Đồng
bằng
sông
Hồng.
Những năng lực có thể hướng tới:
(1) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
(2) Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng tranh
ảnh, video, phân tích biểu đồ, sơ đồ….
2.3. 2. Biên soạn câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến thức kĩ
năng và năng lực
* Câu hỏi ở mức độ nhận biết
Câu 1. Dựa vào hình 33.3 và Átlát Địa lý VN: Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí
của vùng ĐBSH. Vị trí đó có thuận lợi gì với phát triển KT – XH của
vùng?
11
GỢI Ý TRẢ LỜI
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc -> tạo động lực phát triển vùng và
các vùng khác.
- Giáp các vùng: TDMNBB, Bắc Trung Bộ -> Thuận lợi giao lưu với các vùng kinh
tế trong nước, là nơi cung cấp TNTN, lao động (nhất là vùng TDMNBB có nhiều
thế mạnh về khoáng sản, thuỷ điện, cây CN) … và là thị trường tiêu thụ lớn của
ĐBSH.
- Giáp Biển Đông -> Thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
Câu 2. Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam hãy kể tên các tỉnh –TP (tương
đương cấp tỉnh) thuộc vùng ĐB Sông Hồng.
12
GỢI Ý TRẢ LỜI
- Bao gồm : 10 tỉnh, T.Phố: ( Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình )
* Câu hỏi ở mức độ thông hiểu :
Câu 1. Dựa vào hình 33.2, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
ngành ở ĐBSH. Nêu những định hướng trong tương lai?
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH
GỢI Ý TRẢ LỜI
13
a) Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực nhưng còn chậm.
- Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III (dẫn chứng).
- Trước 1986, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (dẫn chứng). Năm 2005, khu vực
III chiếm tỷ trọng cao nhất (dẫn chứng).
b) Định hướng:
- Tiếp tuc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng
khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề XH và môi
trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
+ Trong khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
và thuỷ sản. Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực
phẩm và cây ăn quả.
+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa
vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT-TP, dệt may, da
giày, cơ khí, điện tử…
+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo,…
* Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Dựa vào sơ đồ 33.1 sgk: Hãy Phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH.
GỢI Ý TRẢ LỜI
* Thuận lợi:
*) Vị trí địa lý:
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các
vùng khác.
- Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.
- Gần các vùng giàu tài nguyên.
*) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng:
- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu
mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT
vùng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa
dạng.
- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển
nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
14
*) Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư đông nên có lợi thế:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và
truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.
+ Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi,
các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền
thống…với 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.
* Hạn chế:
- Dân cư đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.
- Sự suy thoái tài nguyên, môi trường.
* Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
Câu 1. Tại sao lại phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng
bằng sông Hồng?
GỢI Ý TRẢ LỜI
- Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội: Là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta và là vùng phát triển công nghiệp dịch vụ
quan trọng của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều hạn chế không phù hợp với tình hình phát
triển hiện nay. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng, công
nghiệp tập trung ở các đô thị lớn, dịch vụ chậm phát triển.
- Số dân đông, mật độ cao, việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng yêu
cầu sản xuất và đời sống.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn
có, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 2: Quan sát hình 33.3 sgk: Nhận xét và giải thích sự phân bố của một số
ngành sản xuất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng.
15
GỢI Ý TRẢ LỜI
- Khu vực I: Lương thực, chăn nuôi lợn và gia cầm, rau quả, nuôi trồng thủy sản…
Vì nơi đây có nhiều điều kiên thuận lợi về mặt tự nhiên – KTXH…
- Khu vực II: Cơ khí- điện tử, sản xuất ô tô, đóng tàu, hóa chất, chế biến LTTP…
Vì vùng có điều kiện tốt về: dân cư lao động, thị trường, cơ sở ha tầng, VCKT tốt,
truyền thống sản xuất…
- Khu vực III: Phát triển du lịch, thương mại, tài chính- ngân hàng, giáo dục đào
tạo… Vì vùng có nhiều kiều kiện thuận lợi về tự nhiên ( giáp biển, nguồn nước
nóng, nước khoáng… ), kinh tế xã hội ( có lịch sử khai thác lâu đời, cơ sở hạ
tầng…)
2.3.3. Gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học:
16
Mức độ
nhận
thức
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
thấp
Vận
dụng
cao
Kiến thức, kĩ năng
- Xác định vị trí của đồng bằng sông
Hồng.
- Điền và ghi đúng trên lược đồ Việt
Nam : Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Nam Định, Thái Bình.
- Trình bày được tình hình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và các định
hướng chính.
- Nhận xét sự phân bố của một số
ngành sản xuất đặc trưng của vùng
Đồng bằng sông Hồng.
- Phân tích được tác động của các
thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí,
điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật
chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh
tế ; những vấn đề cần giải quyết
trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Giải thích sự phân bố của một số
ngành sản xuất đặc trưng của vùng
Đồng bằng sông Hồng.
- Giải thích vì sao Đồng bằng sông
Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo ngành.
PP/KT dạy học
Hình thức
dạy học
Đàm thoại vấn Cá nhân –
đáp
cả lớp
Cá nhân –
Sử dụng lược đồ
cả lớp
trống
Sử dụng biểu đồ
Cá
nhân/Cặp
đôi
Đàm thoại gợi
mở, bản đồ
Thảo luận
Sử dụng sơ đồ
nhóm
Động não
Đàm thoại gợi Cá nhân mở, bản đồ
cả lớp
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
- Nhìn chung học sinh có ý thức học tập tốt, có hứng thú khi làm bài tập.
-Kĩ năng xử lí ,phân tích đề bài tốt khi gặp các dạng câu hỏi, bài tập.
-Học sinh có thể vận dụng để giải quyết các dạng bài tập nâng cao và đề thi THPT
Quốc Gia.
-Đây củng chính là một tài liệu tham khảo tốt cho học sinh và giáo viên kho ôn thi
THPT Quốc Gia.
-Để có được sự đánh giá khách quan hơn tôi đã chọn ra 2 lớp 12, một lớp để làm
đối chứng và một lớp để thực nghiệm. Lớp đối chứng vẫn được tiến hành dạy học
theo phương pháp truyền thống còn lớp thực nghiệm được“ Dạy học và đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” . Sau đó cả hai lớp được làm
một bài kiểm tra trong thời gian một tiết, hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách
17
quan nội dung bài kiểm tra có đầy đủ các dạng câu hỏi, bài tập liên quan đến nội
dung bài 33 – SGK địa lí lớp 12. Sau đây là kết quả thu được:
Phân phối kết quả kiểm tra trước khi áp dụng
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
kém
bình
12A1(TN)
45
10
20
10
4
1
12A2(ĐC) 45
8
15
17
4
1
Sau khi áp dụng
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
kém
bình
12A1(TN)
45
18
22
5
0
0
12A2(ĐC) 45
8
15
17
4
1
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của
học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó thể hiện
ở các điểm chính : Số học sinh khá, giỏi tăng lên nhiều, học sinh trung bình giảm
không còn học sinh yếu kém.
Như vậy có thể khẳng định rằng kinh nghiệm trên có tác dụng tới việc nâng
cao chất lượng học tập của học sinh.
Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là kết quả bước đầu còn khiêm tốn và hạn chế.
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 . Một số kết luận
Như vậy với nội dung phương pháp lý luận và thực tiễn đẫ trình bày ở trên
được tôi đúc kết qua nhiều năm giảng dạy bộ môn địa lý ở trường trung học nói
chung và chương trình địa lý lớp 12 nói riêng. Trong quá trình vận dụng vào thực
tiễn đề tài này cùng với kiến thức chuyên môn vốn có của mình, tôi thấy rằng bản
thân đã có được một số kinh nghiệm quý báu về môn địa lý, biết vận dụng các quy
trình xây dựng một bài dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Nhờ
đó mà chất lượng, hiệu quả của mỗi giờ dạy học địa lý được nâng cao hơn.
3.2 Một số định hướng
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh
trong trường phổ thông đang là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Để
dạy học môn địa lí trong nhà trường phổ thông có hiện quả tôi đề nghị một số vấn
đề sau:
- Nhận thức đầy đủ vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục: Là biện pháp chủ
yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, có vai trò quan trọng trong
việc cải thiện kết quả học tập của HS.
- Đánh giá cần phải dựa theo chuẩn KT, KN từng môn học, hoạt động giáo dục
từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về KT, KN, thái độ (năng lực) của HS của cấp
học.
- Phải phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; đánh giá quá trình
và đánh giá kết quả; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS;đánh giá của nhà
trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng TNKQ và tự luận.
- Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung
thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy - học.
- Đối với Sở GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo
cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những
sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học
tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được
nâng lên.
Với thực trạng học địa lí và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể
coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học
môn địa lí trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các
thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn
đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
19
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam kết SKKN trên do tôi viết,
không copy của người khác
Tác giả
Lê Thị Ninh
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh cấp THPT 2014.
2. Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở THPT của Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị
Sen.
3. Sách giáo khoa địa lí 12
4. Sách giáo viên địa lí 12
21
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Ninh
Chức vụ và đơn vị công tác:Trường THPT Thạch Thành I .
TT
1.
Tên đề tài SKKN
PPDH theo các bước trong
Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Cấp Tỉnh
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)
C
Năm học
đánh giá
xếp loại
2012-2013
bài thực hành tìm hiểu về dân
cư Ô-xtrây-li-a
22